Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiêncứu cổ vật đặc biệt là nghiên cứu gốm sứ cổ thường tìm hiểu chất liệu, hoa văn, điển tích; một số ít thông qua văn tự Hán Nôm để lý giải cụ thể hơn nhữn
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
4.1 Cơ sở lý luận 4
4.2 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp mới của đề tài 4
6 Bố cục nội dụng 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN TỰ HÁN- NÔM TRÊN GỐM SỨ VIỆT NAM TỪ TK XV ĐẾN TK XIX 4
1.1 Các nghiên cứu đã được xuất bản chính thức 4
1.1.1 Công trình xuất bản đầu thế kỷ XX đến trước năm 1945 5
1.1.2 Công trình xuất bản từ năm 1945 – 1975 5
1.1.3 Công trình xuất bản từ năm 1975 đến nay 5
1.2 Tư liệu từ các bảo tàng, sưu tầm tư nhân và mạng internet 5
1.2.1 Tư liệu từ các bảo tàng trong nước 5
1.2.2 Tư liệu từ các bảo tàng ở nước ngoài 5
1.2.3 Tư liệu từ bảo tàng tư nhân và bộ sưu tập tư nhân 6
1.2.4 Tư liệu thông qua mạng Internet 6
Tiểu kết 6
Chương 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ HÌNH THỨC CỦA VĂN TỰ HÁN NÔM TRÊN GỐM SỨ VIỆT NAM TỪ TK XV ĐẾN TK XIX 6
2.1 Về một số thuật ngữ dùng trên gốm, sứ 6
2.2 Đặc điểm về phương thức viết 6
2.3 Đặc điểm về thể chữ 7
2.4 Đặc điểm về loại hình văn tự (Hán và Nôm) 7
2.4.1 Đặc điểm về bố trí chữ Nôm trên sản phẩm gốm sứ 7
2.4.2 Đặc điểm của văn tự Nôm 8
2.4.2.1 Đặc điểm về bố trí chữ Nôm trên sản phẩm gốm sứ 8
2.4.2.2 Phân loại chữ Nôm và những đặc trưng 8
2.5 Giá trị của các văn tự Hán Nôm trên gốm sứ từ thế kỷ XV – XIX 8
Tiểu kết 9
Chương 3: NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ NỘI DUNG VĂN TỰ HÁN NÔM TRÊN GỐM, SỨ TỪ TK XV ĐẾN TK XIX 9
3.1 Văn tự chỉ niên đại 10
3.1.1 Văn tự chỉ niên đại theo niên hiệu vua 10
3.1.2 Văn tự chỉ niên đại ghi theo can chi 10
3.1.3 Văn tự chỉ niên đại theo can chi kết hợp với niên hiệu vua 10
3.2 Văn tự chỉ nơi tàng khoản, lạc khoản và thương hiệu 10
3.2.1 Văn tự chỉ nơi tàng khoản 10
3.2.2 Văn tự chỉ lạc khoản 10
3.2.3 Văn tự chỉ thương hiệu 10
3.3 Văn tự đề từ 10
3.3.1 Thơ, văn chữ Nôm 10
3.3.2 Thơ, văn chữ Hán 11
3.4 Giá trị nội dung của văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ thế kỷ XV – XIX 11
Tiểu kết 12
4.1 Vấn đề tác giả tạo tác gốm, sứ 12
Trang 24.2 Vấn đề tác giả, tác phẩm qua thơ, văn 14
4.3 Thể thơ thần trí qua gốm, sứ 15
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 16
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến ở Việt Nam thay nhau lên nắmquyền Mỗi triều đại mới xuất hiện kéo theo sự xuất hiện của các vật dụng gốm sứ mang phongcách riêng của triều đại đó Vì thế, cổ vật nói chung và gốm sứ cổ nói riêng tự nhiên trở thànhtấm gương phản chiếu cho từng giai đoạn lịch sử Việc minh chứng cho mỗi giai đoạn lịch sửthông qua gốm sứ đòi hỏi chúng ta phải nắm được niên đại của cổ vật đó, có nghĩa cổ vật đượcminh chứng phải phù hợp với giai đoạn lịch sử được xem xét Có nhiều cách để chúng ta tìm raniên đại thực của cổ vật, một trong những cách xác định niên đại được coi là nhanh và chínhxác nhất là thông qua văn tự ghi niên đại trên cổ vật đó Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiêncứu cổ vật (đặc biệt là nghiên cứu gốm sứ cổ) thường tìm hiểu chất liệu, hoa văn, điển tích; một
số ít thông qua văn tự Hán Nôm để lý giải cụ thể hơn những điển tích trên cổ vật mà chưa lấyvăn tự Hán Nôm làm chủ thể chính trong công tác nghiên cứu so sánh, cũng như nghiên cứuchuyên sâu, chuyên biệt thông qua gốm, sứ
Trải qua thời gian, cùng với những biến động của lịch sử, tự nhiên, xã hội, cổ vật gốm
sứ ở Việt Nam ngày bị mai một, nhưng cũng ngày càng khẳng định được giá trị tư liệu lịch sửtrong đó Tuy nhiên, rất hiếm nhà nghiên cứu lịch sử, cổ vật, Hán Nôm đi vào tập hợp có hệthống những văn tự Hán Nôm xuất hiện trên gốm sứ Việt Nam từ TK XV – XIX Qua đó, xâydựng nên hệ thống mang tính phổ quát nhất những vấn đề về Hán Nôm trên đồ gốm sứ cổ trongmỗi giai đoạn
Văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ cổ là một trong những tư liệu quan trọng để minhchứng cho một nền văn hoá hay một nền văn minh nào đó Thông qua văn tự Hán Nôm, chúng
ta còn biết về lịch sử các làng nghề, lịch sử về thương mại, ngoại giao… Nhất là những tácphẩm Hán Nôm tiêu biểu có nhiều dị bản được đề vịnh thì càng có giá trị trong việc tìm hiểu vềtác giả, tác phẩm Ngoài ra, việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ sẽ mở cho chúng tacon đường tiến tới xây dựng và phát triển hệ thống những quan điểm trong nghiên cứu bút tíchhọc trên gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX
Văn tự trên đồ gốm sứ Việt Nam xuất hiện khá sớm, tuy nhiên trong quá trình phát triển,chúng đã chịu ảnh hưởng từ cách thức chế tác gốm sứ Trung Quốc Vì thế, khi phân định gốm
sứ, thể thức văn tự, không ít nhà nghiên cứu đã có sự nhầm lẫn giữa sứ Việt Nam và sứ TrungQuốc, nhất là gốm sứ giữa thế kỷ XVIII đến đầu XIX Vì thế, việc phân định sứ Việt Nam và
sứ Trung Quốc thông qua văn tự sẽ giúp phân định rõ ràng hơn hai dòng gốm này
Bên cạnh đó, việc phân định các dòng gốm sứ cổ và đặc trưng của văn tự trên từngdòng gốm hiện hay còn nhiều ý kiến trái ngược nhau; nhiều kiến giải chưa đủ cứ liệu khoa họctrong việc nhìn nhận đặc trưng của văn tự Hán Nôm trên gốm sứ xuyên suốt từ TK XV đến TKXIX, đây chính là một khoảng trống cần được bổ khuyết trong thời gian tới Do đó, công việccủa chúng tôi sẽ góp phần sâu chuỗi lại và bước đầu đưa ra những đặc trưng chung nhất củavăn tự Hán Nôm trên các dòng gốm sứ, cũng như đặc trưng riêng biệt của từng kiểu cách đềvịnh, ghi chép văn tự Hán Nôm trên các dòng gốm sứ ấy
Do nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều văn tự đề vịnh trên đồ gốm sứ cổ có giátrị văn bản học ở Việt Nam đang bị lãng quyên, hoặc không được đề cao bằng giá trị vật chất
do cổ vật mang lại Do đó, hiện tượng chảy máu cổ vật diễn ra khá nhiều, đồng nghĩa văn tựHán Nôm trên cổ vật có giá trị lịch sử, văn học, bút tích học cũng mai một theo Tuy nhiên,trong vài năm gần đây, cổ vật nói chung, gốm sứ cổ ở Việt Nam nói riêng dần được bảo lưu vàgìn giữ Bên cạnh đó, trong và ngoài nước cũng đã xuất hiện những nhà nghiên cứu tập trungnghiên cứu chuyên sâu văn tự Hán Nôm Nhưng nhiều hiện vật có chữ Hán - Nôm lại chưađược nghiên cứu, giải nghĩa một cách hệ thống
Từ những thực tiễn nêu trên, đồng thời để triển khai có hiệu quả mục tiêu bảo tồn di sảnvăn hoá trong các chương trình hành động của Đảng và Nhà nước; thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khoá VIII) "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 10 (khoá IX) về tiếp tục thực hiện "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" Đồng thời, thực hiện Hướng dẫn Số: 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cũng như cụ thể hóa Hướng dẫn Số: 5977/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo “V/v: Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo
Trang 4dục địa phương ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông từ năm học 2008-2009” Do
đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Văn tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV –XIX”
Để làm nổi bật giá trị của văn tự Hán Nôm trên gốm sứ cổ Việt Nam, đòi hỏi chúng tacần có phương hướng, giải pháp phù hợp, khoa học và cụ thể đối với việc bảo tồn và phát huynhững giá trị còn tiềm ẩn thông qua văn tự Hán – Nôm trên gốm, sứ Từ đó, xây dựng nên hệthống văn tự Hán - Nôm cốt lõi nhất trên đồ gốm, sứ cổ
2 Lịch sử vấn đề
Công việc nghiên cứu và sưu tầm những đồ gốm, sứ Việt Nam có văn tự Hán Nôm đãđược các nhà nghiên cứu bắt đầu từ rất sớm, ngay từ đầu thế kỷ XX Cho đến nay, việc nghiêncứu và công bố về đồ gốm, sứ Việt Nam có văn tự đã đạt được nhiều thành tựu Có thể thấy,quá trình nghiên cứu đã trải qua các thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Từ đầu thế kỷ XX đến 1945
- Thời kỳ thứ hai: Từ năm 1945 đến 1975
- Thời kỳ thứ ba: Từ năm 1975 đến nay
Trong thời kỳ thứ nhất, các chuyên gia của Viện Viễn đông Bác đã cổ tổ chức nhiều đợtnghiên cứu, sưu tầm, biên khảo cổ vật Việt Nam, nhưng chưa có công trình nào mang tính tậphợp về văn tự Hán Nôm, văn tự Hán Nôm chỉ được ghi chép lẻ tẻ trong một số công trình biênkhảo, giới thiệu về cổ vật nói chung
Điển hình có thể kể đến kết quả sưu tầm, nghiên cứu thuộc phạm vi hoạt động của ViệnViễn đông Bác cổ Pháp, thông qua hai lĩnh vực nghiên cứu xuất bản và sưu tập, thu thập hiện
vật về Bảo tàng Louis Finot Hanoi CÓ thể kể đến các công trình: “Đồ gốm ở Thổ Hà và những chiếc đỉnh hương ở Bát Tràng” của Clement.Huet, “Khái luận về nghệ thuật An Nam”
của L.Bezacier
Các công trình ở nước ngoài có thể kể đến “La question de la céramique en Annam
et les Bleus de Hué” của Louis Chochod; “Le Bulletin des Amis du Vieux Hué” của
L.Cadière…
Tóm lại, thời kỳ đầu nhiều đồ gốm Việt Nam có văn tự đã được Viện Viễn đông Bác cổthu thập và là nguồn tư liệu quý cho ngày hôm nay Tuy nhiên, nhiều nội dung ghi chép, mô tả,phiên âm văn tự có sự sai khác so với nội dung văn tự trên sản phẩm gốm, sứ và các tác giảthường đưa ra những kiến giải mang tính chủ quan
Trong thời kỳ thứ 2: Năm 1945, đánh dấu cho sự mở đầu một giai đoạn mới trongnghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ ở Việt Nam khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa rađời Khi đó, các nhà khoa học tại Viện Viễn Đông Bác cổ ở Việt Nam đã hợp tác với chính phủcác quốc gia mới cũng như với các nhà khoa học bản địa để theo đuổi những công trình ở ĐôngNam Á: nghiên cứu về Phật giáo, ngôn ngữ, văn học, dân tộc học Thời kỳ này, các học giảtrong nước đã có nhiều công trình xuất bản có liên quan đến văn tự Hán Nôm trên gốm sứ, điểnhình có thể kể đến các tác phẩm của Vương Hồng Sển như:
- La chique de bétel et les pots à chaux anciens du Viet-nam (1950)
- Thú chơi cổ ngoạn (1971)
- Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa (1972)
- Cảnh Đức trấn đào lục (1972)
- Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972)
Thời kỳ này, nhiều đồ gốm có văn tự được đăng ký tài sản quốc gia và tổ chức trưngbày Qua đó một phần lớn hiện vật có văn tự đã được công bố qua các bài viết đăng trên tạp chí
Văn hóa nguyệt san và một số công trình xuất bản như “Lịch sử mỹ thuật Việt Nam” của
Nguyễn Phi Hoanh, tác phẩm đã có một chương riêng dành cho đồ gốm Bát Tràng
Thời gian này, do ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khiến việcthu thập và công bố các hiện vật có văn tự Hán Nôm rất khó khăn Từ đó, dẫn đến các nghiêncứu về văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ chưa phát triển một cách xứng tầm như tư liệu vốn có
Trang 5Thời kỳ thứ ba: Ngoài Bảo tàng lịch sử Hà Nội thì các bảo tàng địa phương như: HảiPhòng, Nam Định, Mỹ thuật cung đình Huế… cũng đã từng bước hoàn thiện hồ sơ hiện vật.Những phát hiện cùng kết quả nghiên cứu mới về đồ gốm, sứ Việt Nam có văn tự được đăng tảitrên nhiều tạp chí chuyên ngành như: Khảo cổ học, Mỹ thuật, Hán Nôm, Xưa và Nay, Lịch
sử…Các tập kỷ yếu trong Hội thảo chuyên ngành cũng được in ấn, nhất là “Những phát hiện mới về khảo cổ học”, Thông báo khoa học, Thông báo Hán Nôm học… Các công trình cá nhân xuất bản đáng chú ý có: “Gốm Chu Đậu” của Tăng Bá Hoành, “Cẩm nang đồ gốm Việt Nam
có minh văn thế kỷ XV – XIX” của Nguyễn Đình Chiến, “Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn” của Trần
Đức Anh Sơn và một số tác phẩm về đố sứ Huế của tác giả Trần Đình Sơn và Phạm HyTùng…
Trong khoảng thời gian đầu, các công trình thường mang tính điều tra, các đề tài nghiêncứu còn rất hạn hẹp Sau này, việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ Việt Nam đượcphát triển và hệ thống lại mang tính khoa học hơn rất nhiều
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV – XIX và các đối tượng liênquan
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đầu tiên, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về văn tự Hán Nôm trêngốm, sứ Việt Nam thế kỷ XV - XIX từ nguồn gốc, đặc trưng đến nội dung được phản ánh quacác nguồn tư liệu tại một số Bảo tàng trong và ngoài nước; một số bộ sưu tầm tư nhân uy tín,một số trang web chuyên trang về cổ vật Qua đó, khảo tả đặc điểm văn tự, đặc biệt đi sâunghiên cứu một số dòng gốm sứ có giá trị thông qua những ghi chép Hán Nôm
Thông qua, nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam từ thế kỷ XV - XIXnhằm giúp cho nhận diện giá trị văn hoá, lịch sử, văn học Phân loại, giới thiệu, dịch thuật vàtiến tới nắm được nội dung và đặc trưng cơ bản của hệ thống văn tự Hán Nôm trên gốm sứ ViệtNam thế kỷ XV – XIX Qua đó, góp phần vào nghiên cứu làng nghề, phát triển du lịch, giáodục văn hóa địa phương Cũng như giúp hiểu rõ hơn đời sống tín ngưỡng của từng giai đoạnlịch sử, từng vùng đất, bổ sung vào hệ thống tư liệu lịch sử thành văn của dân tộc Bước đầu đềxuất một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn tự trên đồ gốm sứ cổ Việt Nam
Thông qua văn tự Hán Nôm để phân định đồ gốm sứ cổ và đặc trưng của văn tự trêntừng dòng gốm, sứ, đây là một khoảng trống cần được bổ khuyết Do đó, công việc của chúngtôi sẽ nhằm sâu chuỗi lại hệ thống văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ và bước đầu đưa ra những đặctrưng chung nhất của văn tự Hán Nôm trên các dòng gốm sứ, cũng như đặc trưng riêng biệt củatừng kiểu văn tự Hán Nôm trên các dòng gốm, sứ ấy
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về kế thừa vốn văn hoá truyềnthống, vận dụng đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy vốn di sảnvăn hoá dân tộc
Kế thừa thành tựu các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước
đã được công bố và liên quan đến đề tài
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp điền dã, phân tích, tổng hợp
Phương pháp khảo sát, miêu tả, so sánh, đối chiếu
Phương pháp văn bản học Hán Nôm
Phương pháp liên ngành: Bảo tàng học, Sử học, Văn hóa học
5 Đóng góp mới của đề tài
Kết quả của đề tài sẽ giúp nhận diện những giá trị tiềm ẩn của văn tự Hán Nôm trên gốm
sứ Việt Nam từ thế kỷ XV – XIX, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lịch sử, văn hóa, văn học…
Giúp nhận ra tính thật, giả của gốm, sứ cổ thông qua hệ thống văn tự
Trang 6Đưa ra các tên gọi cho từng loại hình văn tự, khu biệt hóa từng loại hình văn tự trên cácsản phẩm gốm, sứ từ thế kỷ XV-XIX.
Hệ thống hóa các văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam thế kỷ XV – XIX, qua đó xâydựng nguồn tư liệu có giá trị xác thực
Góp phần giáo dục văn hóa địa phương và phát triển du lịch, góp phần bảo tồn, phát huynhững giá trị của văn tự Hán Nôm trong thời đại mới
Góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu trong cùng lĩnh vực và cho việc nghiênnhững chuyên đề liên quan
Đề tài có thể là cuốn cẩm nang cho người chơi đồ cổ, nhất là đồ gốm, sứ trong việc đốichiếu nội dung, hình thức, đặc điểm của văn tự trên các sản cùng loại
1.1 Các nghiên cứu đã được xuất bản chính thức
Từ đầu thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu văn tự Hán - Nôm trên gốm, sứ xuấthiện, mỗi một giai đoạn, các tác giả lại nghiên cứu ở khía cạnh, mức độ khác nhau, nhưng đónggóp của chúng vào hệ thống tư liệu Hán - Nôm trên gốm, sứ Việt Nam rất đáng trân trọng,thậm chí có những tác phẩm bước đầu chỉ mang tính giới thiệu và dịch thuật đơn giản nhưngcũng mang đến một cách nhìn nhận mới cho hệ thống tư liệu Hán - Nôm trên gốm, sứ ViệtNam giai đoạn đó
1.1.1 Công trình xuất bản đầu thế kỷ XX đến trước năm 1945
Điển hình có Louis Chochod với “La question de la céramique en Annam et lesBleus de Hué”; L.Cadière với “Le Bulletin des Amis du Vieux Hué” Những người bạn cố đôHuế; Cl Huet có chuyên khảo về gốm Thổ Hà và Bát Tràng…
Phần lớn, các tư liệu xuất bản từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 1945 thường dừng lại ởviệc khảo sát, giới thiệu lẻ tẻ từng hiện vật có văn tự, chưa có công trình nào đề cập một cáchđầy đủ, hoặc khái quát đặc điểm văn tự Hán - Nôm Qua tham khảo tài liệu, bước đầu chúng tôinhận thấy, nội dung ghi chép, mô tả, phiên âm văn tự có sự sai khác so với nội dung văn tự trênsản phẩm gốm, sứ và các tác giả thường đưa ra những kiến giải mang tính chủ quan
1.1.2 Công trình xuất bản từ năm 1945 – 1975
Điển hình có Vương Hồng Sển với La chique de bétel et les pots à chaux anciens du nam (1950) ; Thú chơi cổ ngoạn (1971); Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972) NguyễnPhi Hoanh với “Lịch sử mỹ thuật Việt Nam” Trương Cam Vinh có “Chơi đồ cổ và chơi cổđồ”…
Viet-Khoảng những năm từ 1945 đến 1975, việc nghiên cứu văn tự Hán – Nôm trên gốm, sứViệt Nam có bước phát triển hơn trước nhưng vẫn chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và dịch thuậtmang tính ước đoán về văn tự Hán - Nôm chứ chưa được hệ thống một cách khoa học Mộtphần lý do có thể do cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khiến việc thu thập tài liệu khókhăn, nên việc sưu tầm, nghiên cứu về văn tự Hán - Nôm trên gốm, sứ cũng chưa được pháttriển một cách xứng tầm
1.1.3 Công trình xuất bản từ năm 1975 đến nay
Đầu tiên có thể kể đến “Chạm khắc cổ Việt Nam qua các bản dập” do Viện Mỹ thuật xuất bản; tiếp đó, Dean F Frasché viết “Southeast Asian Ceramics Ninth through seventeenth centuries”; Vương Hồng Sển công bố: Những đồ sứ do đi sứ mang về, Sổ tay của người chơi
cổ ngoạn, Khảo về đồ sứ từ hậu Lê đến sơ Nguyễn, Những đồ sứ khác quan dụng, ngự dụng,
Trang 7Khảo về đồ sứ men lam Huế; Nguyễn Đình Chiến là: “Cẩm nang đồ gốm Việt Nam có minh văn thế kỷ XV – XIX”; Phan Huy Lê và Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Đình Chiến đã công bố
“Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV-XIX”; Phạm Quốc Quân “2000 năm gốm Việt Nam”…
Nguồn tư liệu xuất bản từ năm 1975 đến nay đã hệ thống lại lịch sử nước nhà thông quagốm, sứ, giới thiệu về lịch sử làng nghề, những hoa văn, kiểu dáng tiêu biểu của gốm, sứ quamỗi thời kỳ Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đóng góp lớn vào việc khai phá văn tự Hán -Nôm trên đồ gốm, sứ Một số nhà nghiên cứu đã công bố những chuyên khảo, chuyên luận vềvăn tự Hán – Nôm trên gốm, sứ Có nhiều tác phẩm đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứuvăn tự Hán - Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV – XIX Tuy nhiên, những tác phẩm,bài viết đều chỉ đề cập đến một số ít các tác phẩm Hán - Nôm tiêu biểu mà chưa có công trìnhnghiên cứu chuyên khảo nào nghiên cứu về đặc điểm văn tự Hán – Nôm trên gốm, sứ
1.2 Tư liệu từ các bảo tàng, sưu tầm tư nhân và mạng internet
1.2.1 Tư liệu từ các bảo tàng trong nước
Ngoài tài liệu in ấn thì việc nghiên cứu các nguồn tư liệu Hán - Nôm trên gốm, sứ ViệtNam từ thế kỷ XV – XIX tại các bảo tàng trong và ngoài nước cũng đáng lưu tâm Đây là côngviệc khó, đòi hỏi công sức và tiền của, vì thế thông qua các cuộc trưng bầy, giới thiệu về cổ vật
và các hồ sơ hiện vật tại bảo tàng để cùng nhau khảo sát Chúng ta có thể thông qua nguồn tưliệu tại các bảo tàng: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹthuật Cung đình Huế, Bảo tàng lịch sử Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hà Nội…
1.2.2 Tư liệu từ các bảo tàng ở nước ngoài
Nguồn tư liệu Hán Nôm tại các bảo tàng nước ngoài khá phong phú, nhờ vào nguồn hiệnvật của các bảo tàng ở nước ngoài mà không ít các nhà nghiên cứu, học giả nước ngoài đã hoànthành những công trình nghiên cứu về gốm, sứ Việt Nam mà không phải đến Việt Nam nghiêncứu Có thể kể đến: Bảo tàng Hoàng gia về nghệ thuật và lịch sử ở Bruxelles, Bỉ; Bảo tàng Guimet ở Paris, Bảo tàng Nghệ thuật Dresden, Bảo tàng Dân tộc học (DTH) Munchen (Đức),Bảo tàng Mỹ thuật Boston tại Boston, Massachusetts; Bảo tàng Mỹ thuật Fukuoka và Bảo tàngGốm, sứ Kyushu, Bảo tàng MAK (Vienne, Áo)…
1.2.3 Tư liệu từ bảo tàng tư nhân và bộ sưu tập tư nhân
Ngoài các bảo tàng quốc gia trong nước và bảo tàng ngoài nước thì những bảo tàng tưnhân và bộ sưu tập tư nhân cũng góp một phần rất quan trọng trong việc lưu giữ những hiện vậtgốm, sứ Việt Nam có văn tự Hán – Nôm Đây là nguồn tư liệu rất phong phú mặc dù chúng bịphân tán lẻ tẻ Đáng kể nhất là các bộ sưu tập của: bộ sưu tập gốm, sứ Việt Nam ở nước ngoàicủa Jochen May, Bảo tàng tư nhân về đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn tại 114 Mai Thúc Loan, thànhphố Huế do nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Trần Đình Sơn đứng ra thành lập, Bảo tàng tư nhânVạn Vân của ông Trần Ngọc Lâm nằm cạnh làng Bát Tràng, Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long(Thanh Hóa) của ông Hoàng Văn Thông, bộ sưu tập của ông Đoàn Anh Tuấn (Hà Nội), Bộ sưutập gốm Bát Tràng của nhà sưu tầm Vũ Tấn (Hà Nội), Bộ sưu tập gốm Chu Đậu trên các contầu đắm của nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Đào Phan Long Một số nhà nghiên cứu có bộ sưutầm lớn về sứ đặt kiểu của vua, chúa Việt Nam có thể kể đến tập hợp đồ sứ của các ông Phạm
Hy Tùng, Nguyễn Văn Quỳnh, Nguyễn Thanh Tuyền
1.2.4 Tư liệu thông qua mạng Internet
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, những người có chung sở thích thườngthành lập phường, hội trên mạng internet, các cá nhân có chuyên môn về một số lĩnh vực viếtblog; thông qua intrenet họ không những chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin, tư liệu màcòn tìm được người đồng cảm, có chung niềm đam mê Hiện nay, trên mạng internet xuất hiệnmột số trang tin mà vào đó chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được tài liệu và hiện vật gốm, sứ
có văn tự Hán – Nôm trong khoảng thời gian mà chúng ta cần nghiên cứu
Trang 8Nhìn chung, nguồn tư liệu Hán – Nôm trên gốm, sứ Việt Nam khá phong phú, nhưngchúng tản mát, không tập trung Vì thế, mỗi nguồn tư liệu lại có những mặt mạnh và hạn chếnhất định Nhưng thông qua đó, chúng đã cung cấp những giá trị cốt lõi nhất cho người làmnghiên cứu.
Tiểu kết
Nhìn chung, nguồn tư liệu Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam khá phong phú, nhưngchúng tản mát, không tập trung Vì thế, mỗi nguồn tư liệu lại có những mặt mạnh và hạn chếnhất định Nhưng thông qua đó, chúng đã cung cấp những giá trị cốt lõi nhất cho người làmnghiên cứu
Gần đây, văn tự Hán Nôm trên gốm sứ mới được quan tâm nhiều và trở thành đối tượngnghiên cứu chuyên biệt trong một số công trình
Chính vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc trong nghiên cứu văn tự Hán Nôm trêngốm sứ thông qua tìm hiểu về đặc trưng hình thức của văn tự Hán Nôm, nội dung văn tự HánNôm cùng những vấn đề về tác giả, tác phẩm thông qua gốm sứ và thể thơ thần trí trên gốm sứ
2.1 Về một số thuật ngữ dùng trên gốm, sứ
Ở Trung Quốc, thuật ngữ văn tự trên gốm, sứ được gọi với một số danh xưng quenthuộc như: “Hoa áp” 花押, “Họa áp” 画押, “Khoản” 款, “Lạc khoản” 落款 và “Khoản chí” 款识” Ở Việt Nam, thuật ngữ về chữ Hán – Nôm viết trên gốm, sứ có nhiều quan điểm và cáchđịnh danh Nhà nghiên cứu cổ vật Vương Hồng Sển gọi là “Thi đề” (詩題) [Verse]; Hà VănTấn, Nguyễn Đình Chiến gọi là “Minh văn” (銘文) [Inscription], Phạm Hy Tùng gọi là “Hiệuđề” (號題) [Marks], Trần Đức Anh Sơn gọi là “Văn tự” (文字) [Script], gồm cả hiệu đề (號題)[marks] và thơ văn (詩文) [prose and verse]; Trần Hùng gọi là “Thư pháp, thư họa” (書法 , 書畫) [Calligraphy, Letter graphics] Về mặt định danh thuật ngữ, chúng tôi có phần thống nhấtvới tác giả Trần Đức Anh Sơn
2.2 Đặc điểm về phương thức viết
Việc thể hiện văn tự Hán - Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIX xéttrên bình diện cách viết (Thể, 體, writing froms), chúng ta có thể thấy hai cách viết chính được
sử dụng là: cách viết giản thể (簡 體) theo kiểu tiếng Hán hiện đại và cách viết phồn thể (繁 體)theo lối viết Hán cổ
Cũng xét theo cách viết, chúng ta còn thấy số chữ viết đơn thể (單體) hay còn gọi là tiểu
tả (小寫), cách viết phức thể (複體) hay còn gọi là đại tả, viết kép (大寫) và cách viết đoản thể(短體) hay còn gọi là đoản tả (短寫)
Tuy nhiên, khi xét đặc điểm văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV XIX, về đặc trưng tạo hình khối chữ; chúng tôi thấy, các nghệ nhân làng gốm sử dụng cácphương thức chủ yếu như:
-Loại thứ nhất, là hình thức dùng bút lông viết chữ chàm lên xương gốm, trước khi phủ
men hoặc sau khi phủ men; cũng có thể dùng dấu nhúng chàm dập lên sản phẩm Hình thứcnày, chúng tôi tạm gọi là “Bình tự” (平字) [Flat Writing], bản thể hiện “chữ phẳng” trên sảnphẩm
Loại thứ hai, là hình thức dùng bút nhọn, hoặc một vật đủ cứng để khắc chữ chìm dưới
xương gốm, loại này có thể để trần hoặc sau đó mới phủ men trước khi nung Hình thức này,chúng tôi tạm gọi là “Ao tự” (凹 字) [Sink writing], bản thể hiện “chữ chìm” trên sản phẩm
Trang 9Loại thứ ba, là hình thức đắp, đúc nổi chữ trên thân sản phẩm gốm, loại này có thể dùng
tay, hoặc khuôn đúc Hình thức này, chúng tôi tạm gọi là “Đột tự” (凸 字) [Embossed writing],bản thể hiện “chữ nổi” trên sản phẩm
Loại thứ tư, là hình thức văn tự được chạm, khắc thủng, dựng và có phần tách bạch
riêng tạo thành một dạng hoa văn trên sản phẩm và làm nổi bật văn tự trên sản phẩm đó Hìnhthức này, chúng tôi tạm gọi là “Trúc tự ” (築 字) [building word], bản thể hiện “chữ dựng” trênsản phẩm
Với mỗi loại hình sẽ cho chúng ta thấy đặc trưng của một vài dòng sản phẩm gốm, sứ từ
Mỗi một thể chữ sẽ mang đến một cái nhìn chung nhất cho văn tự Hán – Nôm trên gốm
sứ giai đoạn từ TK XV – XIX
2.4 Đặc điểm về loại hình văn tự (Hán và Nôm)
Phần lớn văn tự xuất hiện trên gốm, sứ từ thế kỷ XV- XIX là chữ Hán, vì thế sự phongphú của văn tự Hán được thể hiện đa dạng trên các sản phẩm gốm, sứ giai đoạn này là điều hếtsức bình thường Từ dạng thức chữ Hán một chữ, hai chữ, ba chữ… không mang ý nghĩa đầy
đủ một câu thơ, văn mà chủ yếu mang tính hiệu đề, hay dùng với mục đích định danh cho cảnhvật, thì dạng thức chữ Hán thể hiện đầy đủ một bài văn, thơ, phú cũng đồng thời xuất hiện.Trên các sản phẩm gốm, chữ Hán được dùng để ghi chép về tên đất, tên người làm ra hoặccông đức sản phẩm đó; bên cạnh đó, chúng cũng mang đầy đủ các nội dung còn lại Chúng cómột đặc điểm chung là không khuyên tròn ngắt câu như trên giấy Trên một số sản phẩm đồgốm tế tự có xuất hiện kiểu ngắt dòng viết đài cao chữ thể hiện sự tôn kính
Đến nay, chúng tôi chưa thấy chữ Nôm xuất hiện độc lập kiểu chữ lẻ mang tính hiệu đề.Trong giai đoạn này, một số ít sản phẩm gốm có đan cài chữ Nôm trong câu chữ Hán khi chỉtên đất, tên người công đức, hoặc chế tạo ra sản phẩm, điển hình có gốm Bát Tràng, Phù Lãng
TK XVI, XVII
Chữ Nôm từ thế kỷ XV – XIX, ngoài lối phồn thể (theo lối phồn thể của chữ Hán) thìcũng dùng lối viết giản thể, viết tắt hoặc sử dụng những dấu nhắc lại để ghi chữ đã nói ở trên
2.4.1 Đặc điểm về bố trí chữ Nôm trên sản phẩm gốm sứ
Trên các sản phẩm gốm, sứ có văn tự Nôm xuất hiện thường là các hiện vật như đồ thờcúng (lư hương, bát hương…) và đồ gia dụng (lọ lộc bình, bát, đĩa, bộ đồ uống trà…)
Trên lư hương, bát hương, văn tự Nôm xuất hiện lẻ tẻ, đan xen với văn tự Hán dùng để ghitên người hoặc địa danh công đức Các văn tự Nôm này thường được bố trí phía dưới chân đếhoặc hai bên cạnh sản phẩm
Trên các đồ gia dụng, thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm được trình bày độc lập và chủ yếu làthơ, đa số được bố trí ở trong lòng đĩa, một số ít được ghi dưới đáy đĩa
Chữ Nôm trên các lọ lộc bình, bát, chén trà, ấm trà, điếu bát (các đồ này quen gọi là đồđứng) thường được trình bày phía sau sản phẩm
2.4.2 Đặc điểm của văn tự Nôm
Văn tự Nôm khi xuất hiện độc lập trên gốm sứ, chúng đều thể hiện ý nghĩa đầy đủ một câu thơ,hoặc một bài thơ; những câu thơ, bài thơ này dùng để vịnh về phong cảnh được vẽ ở trên sảnphẩm Chữ Nôm trên đồ sứ giai đoạn từ TK XV đến TK XIX tập trung chủ yếu vào hai dòngsản phẩm chính là: Đồ đặt kiểu của triều đình phong kiến và trên đồ gốm Bát Tràng Đến nay,chúng tôi chưa thấy chữ Nôm xuất hiện độc lập kiểu chữ lẻ mang tính thương hiệu
Trang 102.4.2.1 Đặc điểm về bố trí chữ Nôm trên sản phẩm gốm sứ
Trên các sản phẩm gốm sứ có văn tự Nôm xuất hiện thường là các hiện vật như đồ tế tự(lư hương, bát hương…) và đồ gia dụng (lọ lộc bình, bát, đĩa, bộ đồ uống trà…)
Trên lư hương, bát hương, văn tự Nôm xuất hiện lẻ tẻ, đan xen với văn tự Hán dùng đểghi tên người hoặc địa danh công đức Các văn tự Nôm này thường được bố trí phía dưới chân
đế hoặc hai bên cạnh sản phẩm
Trên các đồ gia dụng, TK XVIII - XIX chữ Nôm được trình bày độc lập và chủ yếu làthơ, đa số được bố trí ở trong lòng đĩa, một số ít được ghi dưới đáy đĩa Chữ Nôm trên các lọlộc bình, bát, chén trà, ấm trà, điếu bát (các đồ này quen gọi là đồ đứng) thường được trình bàyphía sau sản phẩm
2.4.2.2 Phân loại chữ Nôm và những đặc trưng
Chữ Nôm trên gốm, sứ không có nhiều đặc điểm trùng khít với chữ Nôm trên giấy, gỗ…Tuy nhiên, khi xét về cấu trúc chữ Nôm, mỗi tác giả dựa vào những tiêu chí riêng, có phương
án chia thành 4 loại, lại có phương án chia làm 24 loại, mỗi phương án có những ưu thế và hạnchế riêng Chữ Nôm trên gốm, sứ không có nhiều đặc điểm trùng khít với chữ Nôm trên giấy,gỗ… Tuy nhiên, khi xét về cấu trúc chữ Nôm, mỗi tác giả dựa vào những tiêu chí riêng, cóphương án chia thành 4 loại, lại có phương án chia làm 24 loại, mỗi phương án có những ưu thế
và hạn chế riêng Trong những phân loại trên chúng tôi chúng tôi thấy phân loại chữ Nôm theohình thức 10 loại phù hợp với chữ Nôm trên chất liệu gốm, sứ hơn
Một đặc điểm thường thấy ở chữ Nôm là một chữ có thể đọc nhiều âm, một từ có nhiềucách viết khác nhau Điều này ta dễ nhận thấy trên các sản phẩm gốm, sứ, nhất là trên đồ sứdân dụng mà dân gian vẫn quen gọi là “đồ phố” Hiện tượng thiếu ổn định xuất hiện khôngnhiều trên các sản phẩm sứ cao cấp, hay còn gọi là sứ đặt kiểu của triều đình phong kiến,nhưng trên các đồ sứ dân dụng thì việc tam sao thất bản tương đối nhiều
- Chữ Nôm trên gốm sứ còn bảo lưu được mã chữ cổ Qua các hiện tượng: Những hiệntượng chữ Nôm ghi âm đầu tiếng Việt cổ, Chữ Nôm ghi vần Việt cổ và Chữ Nôm ghi vần Háncổ
Trên đây là một vài đặc điểm của chữ Nôm trên gốm, sứ mà chúng vừa trình bày, có thểnhững vấn đề chúng tôi đưa ra chưa bao quát hết đặc điểm của chữ Nôm trên gốm, sứ; mộtphần do nguồn tư liệu chúng tôi thu thập được chưa đầy đủ, cũng có thể do kiến giải còn nhiềuchỗ bất cập nên việc cần bổ sung về sau là việc hết sức cần thiết Tuy nhiên, có một điều màchúng tôi tin rằng, vấn đề chữ Nôm trên gốm sứ còn tương đối mới và cũng là một mảnh đấtcòn khá trống Do đó, để có một cái nhìn toàn diện hơn thì chúng ta khó có thể làm trong mộtsớm, một chiều Nhận thức được điều này nên bước đầu chúng tôi xin được dừng lại ở nhữngvấn đề trên
2.5 Giá trị của các văn tự Hán Nôm trên gốm sứ từ thế kỷ XV – XIX.
Việc nghiên cứu các thể chữ Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ thế kỷ XV – XIXkhông những giúp phân loại, định danh và khái quát được những yếu tố đặc biệt nhất của cácthể chữ mà thông qua đặc điểm của từng dạng thức văn tự sẽ giúp cho ta định niên đại cụ thểhơn cũng như định về xuất xứ của cổ vật mà người nghiên cứu, sưu tầm cần xem xét
Giá trị đầu tiên có thể kể đến chính là tính thẩm mỹ và tạo giá trị cho cổ vật gốm, sứ, vìngười xưa rất coi trọng các văn tự chữ Hán và coi đó như một thú chơi, nên có câu truyền khẩu:
“Nhất chữ, nhị tranh, tam sành, tứ sứ” (Thứ nhất chơi chữ, thứ hai chơi tranh, thứ ba chơi đồsành, thứ tư chơi đồ sứ) Bởi vậy, ngay từ khi xuất hiện trên cổ vật, văn tự Hán Nôm đã đượcthể hiện tính đăng đối, thẩm mỹ hơn là làm rõ ngữ nghĩa Trên rất nhiều cổ vật Bát Tràng, văn
tự Hán Nôm đóng vai trò hoa văn trang trí cho sản phẩm, cụ thể là trên một cổ vật chỉ có duynhất văn tự nằm trong các khung hình với nhiều kiểu dáng khác nhau, ngoài ra không còn chitiết phụ khác đi kèm
Một cổ vật được gọi là hoàn mỹ, hội đủ các giá trị về thẩm mỹ và giá trị vật chất thì phải
có “Nhất cổ, nhị kỳ, tam thi, tứ họa” (Thứ nhất phải cổ, thứ hai phải có dáng lạ, thứ ba phải có
đề vịnh thơ, thứ tư phải có tranh vẽ) Đây là một trong những giá trị mà đa số các nhà sưu tầm,nhất là giới buôn đồ cổ nhìn nhận về văn tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ Còn với những nhà
Trang 11nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ thì giá trị của văn tự Hán Nôm còn thể hiện trênnhiều phương diện khác.
Thông qua đặc điểm văn tự Hán Nôm xác định niên đại của cổ vật: Về xác định niên đại
thông qua đặc điểm của văn tự Hán Nôm có thể thấy chúng có độ tin cậy rất cao; vì đặc điểmcủa văn tự trên gốm, sứ không bị ngụy tạo, rất ít khi bị trùng thuyên (khắc lại), một số ít đượckhắc lại sau khi sản phẩm ra lò dùng để đánh dấu, hoặc ghi số lượng Tuy nhiên, đặc điểm vềkiểu chữ này rất dễ nhận ra vì các chữ khắc lại không ăn nhập với bố cục vốn có của sản phẩm,thậm chí khác biệt ngay với văn tự gốc trên sản phẩm đó Ví như, nói đến đặc điểm chữ lệ cóthể đánh giá niên đại cổ vật thuộc nửa cuối thế kỷ XVIII và XIX; hoặc đặc điểm của lối trúc tự
có thể nhận định cổ vật đó thuộc triều Lê Trung hưng…
Nhiều nhà nghiên cứu có quan điểm cho rằng, xét về đặc điểm thể chữ chính là nhìnnhận đặc điểm của thư pháp Hán Nôm trên gốm, sứ Vì thế, tuy nói năm kiểu chính, nhưng bêncạnh đó còn có nhiều kiểu phụ khác Như chữ Thọ, chữ Phúc trên gốm sứ giai đoạn này thìthiên biến, vạn hóa Tuy nhiên, thợ gốm ở Việt Nam nói chung thể hiện nhiều cách viết chứkhông thể hiện nhiều kiểu viết Mỗi một thời gian lại thịnh hành một vài kiểu viết nên thôngqua kiểu viết có thể định niên đại khá chính xác Đơn cử như kiểu triện thư đắp nổi nhiều hơnmột chữ thường thịnh hành vào nửa cuối thế kỷ XIX, nhất là trên đồ gốm Bát Tràng…
Về khu biệt sản phẩm: Việc khu biệt sản phẩm xét trên đặc điểm văn tự rất quan trọng,
tránh cho việc nhầm lẫn các dòng gốm, sứ, từ đó tránh bị nhầm giữa đồ giả cổ và đồ cổ Đơn cửnhư lối đột tự và trúc tự, khi nhắc đến hai đặc điểm của thể này sẽ cho ta nghĩ đến việc khu biệtngay về sản phẩm đồ gốm và một sản phẩm sứ thị đoài như đã đề cập Đồ gốm thì nổi bật có đồBát Tràng, Phù Lãng thế kỷ XVI, XVII và đồ sứ đặt kiểu thế kỷ XVIII…
Chữ triện đơn xuất hiện trên gốm còn chữ lệ thì chỉ xuất hiện trên đồ sứ Trên đồ sứ haithể chữ này có dạng thức câu thơ nên xét về thể chữ cũng giúp cho khu biệt sản phẩm khánhanh và chính xác Hay nhắc đến các chữ triện đơn thì không sản phẩm gốm nào điển hìnhbằng sản phẩm gốm Phù Lãng, Thổ Hà Nhắc đến chữ lệ thì điển hình hơn cả vẫn là những đồ
sứ đặt kiểu của triều đình nhà Nguyễn
Đặc điểm lối bình tự sẽ cho ta khu biệt những sản phẩm đã tráng men kỹ thuật cao Lốitrúc tự cho biết đấy là sản phẩm gốm, cụ thể hơn là gốm Bát Tràng và Phù Lãng
Trên đây là một vài giá trị thông qua đặc điểm của văn tự Hán Nôm, có thể những giá trịcòn nhiều và ẩn chứa sâu bên trong mỗi cổ vật, nhưng trước mắt những giá trị dễ nhận thấythông qua đặc điểm của văn tự Hán Nôm bước đầu chúng tôi xin được khép lại như vừa trìnhbày ở trên
Có thể thấy, từ thế kỷ XV - XIX, văn tự Hán Nôm xuất hiện trên gốm, sứ rất phong phú
từ một chữ đến vài chục chữ (phổ biến) hoặc hàng trăm chữ (hiếm thấy) Phần lớn văn tự đượcthể hiện nhiều bằng chữ Hán, chữ Nôm số lượng xuất hiện ít hơn Tuy nhiên, qua đặc điểm củavăn tự Hán Nôm trên gốm, sứ Việt Nam giai đoạn này, xét về mặt trình bầy và thể thức chúng
ta thấy, văn tự chủ yếu được người viết chú ý đến mặt sắp xếp cân đối chữ hơn là viết rõ nghĩa
Nghiên cứu đặc điểm của văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ giai đoạn từ thế kỷ XV - XIXkhông chỉ nhằm mục đích hệ thống hóa lại các văn tự Hán Nôm vốn phong phú và phức tạp màcòn nhằm giải thích cụ thể hơn nữa từng đặc trưng dưới nhiều phương diện khác nhau của văn
tự Hán Nôm trong từng giai đoạn cụ thể Trước mắt, những gì cần làm chúng tôi cũng đã cốgắng hết sức trong khuôn khổ nguồn tư liệu và khả năng kiến giải Đây mới chỉ là bước đầuchúng tôi giới thiệu một cách khái quát về đặc trưng văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ Việt Nam từthế kỷ XV - XIX Mong rằng, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung và hoàn thiệnhơn nữa trong những công trình sau này