Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu cảnh quan NCCQ, đánh giá cảnh quan ĐGCQ là cơ sở khoa học và làhướng nghiên cứu quan trọng cho sử dụng hợp lí SDHL tài nguyên, bố trí hợp lí khônggi
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu cảnh quan (NCCQ), đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) là cơ sở khoa học và làhướng nghiên cứu quan trọng cho sử dụng hợp lí (SDHL) tài nguyên, bố trí hợp lí khônggian lãnh thổ, bảo vệ môi trường (BVMT) hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (PTBV).Đối với Quảng Ngãi, hướng nghiên cứu này có ưu thế lớn, giải quyết nhiều vấn đề tồn tạitrong sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) hiện nay của tỉnh
Quảng Ngãi là tỉnh có tiềm năng lớn cho phát triển một nền kinh tế toàn diện Song,hiện trạng phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có Khai thác tài nguyên tuy
đã quy hoạch, nhưng chưa được đánh giá chi tiết, chưa chú trọng đến tái tạo tài nguyên, đểlại nhiều hậu quả: đất đai bạc màu, thoái hoá, sa mạc hóa, ô nhiễm môi trường, bồi lấp cửasông, sạt lở bờ biển Bằng cách nào để khai thác, SDHL tài nguyên phục vụ sản xuất?Bằng cách nào để tăng năng suất và hiệu quả các ngành kinh tế? Và bằng cách nào đánh giáđược đơn vị cảnh quan (CQ) thích hợp nhất để tiếp tục mở rộng diện tích cây cao su, khảnăng mở rộng diện tích bao nhiêu?
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi” nhằm góp phần giải
quyết những vấn đề bất cập trong khai thác, sử dụng tài nguyên, BVMT của tỉnh và một sốđịnh hướng phát triển cây cao su, nhằm phục vụ mục tiêu lâu dài là PTBV ở Quảng Ngãi
2 Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1 Mục tiêu: Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan Quảng Ngãi, làm sáng tỏ tiềm năng
tự nhiên (TN) và thực trạng khai thác tài nguyên của tỉnh, nhằm xác lập cơ sở khoa học chokhai thác và SDHL tài nguyên, bảo vệ môi trường hướng đến PTBV
2.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Tổng quan tài liệu liên quan đến nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục
vụ SDHL tài nguyên, bảo vệ môi trường và các tài liệu liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu đểxây dựng cơ sở lí luận vận dụng cho đề tài
Nhiệm vụ 2: Phân tích các nhân tố thành tạo CQ, thành lập bản đồ CQ Quảng Ngãi tỉ
lệ 1: 100.000, bản đồ CQ huyện Bình Sơn tỉ lệ 1: 50.000; phân tích cấu trúc CQ nhằm làmsáng tỏ quy luật phân hóa TN lãnh thổ nghiên cứu
Nhiệm vụ 3: ĐGCQ và phân hạng mức độ thích hợp từng loại CQ phục vụ phát triển
các ngành kinh tế cho tỉnh; phát triển cây cao su (ở huyện Bình Sơn) và kiến nghị địnhhướng sử dụng hợp lí (SDHL) tài nguyên, BVMT tỉnh Quảng Ngãi
Trang 23 Phạm vi nghiên cứu
3.1.Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi tỉnh QuảngNgãi, tập trung nghiên cứu phần đất liền, không xét phần biển và hải đảo của tỉnh
3.2 Phạm vi khoa học: Luận án tập trung NCCQ tỉnh Quảng Ngãi (bản đồ tỉ lệ 1:
100.000) và ĐGCQ toàn tỉnh ở cấp loại cho phát triển 3 ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và
du lịch ĐGCQ huyện Bình Sơn ở cấp dạng cho phát triển cây cao su (bản đồ tỉ lệ 1:
50.000) Luận án chú trọng xem xét tài nguyên khí hậu, đất, nước mặt và tài nguyên rừng.Những biện pháp SDHL các đơn vị CQ và BVMT được đề xuất dựa trên kết quả ĐGCQ vàtính bất hợp lí trong hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên của tỉnh
4 Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Tiếp cận địa lí tổng hợp, tiếp cận cảnh quan học (CQH) vào nghiên cứu
lãnh thổ Quảng Ngãi làm sáng tỏ sự phân hóa đa dạng, nhưng có quy luật của TN, được thểhiện qua đặc trưng phân hóa là 1 hệ CQ, 1 phụ hệ, 1 kiểu CQ, 3 lớp, 7 phụ lớp, 16 hạng CQ
và 139 loại CQ cũng như khả năng và giá trị ứng dụng thực tiễn cho phát triển của tỉnh
Luận điểm 2: Phân tích, ĐGCQ lãnh thổ nghiên cứu là cơ sở khoa học và thực tiễn
nhằm xác định các định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp,lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Ngãi (bản đồ tỉ lệ 1: 100.000) và không gian phân bố, khảnăng mở rộng diện tích cây cao su ở huyện Bình Sơn (bản đồ tỉ lệ 1: 50.000)
5 Những điểm mới của đề tài
Đã xây dựng bản đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000 cho tỉnh Quảng Ngãi và bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000 cho huyện Bình Sơn
Đã xác định được mức độ thuận lợi và thứ tự ưu tiên các loại CQ cho phát triển nôngnghiệp, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Ngãi; xác định được khả năng mở rộng diện tích
và phạm vi phân bố cây cao su ở huyện Bình Sơn theo các dạng CQ
Trên quan điểm tiếp cận Địa lí tổng hợp và ĐGCQ đã đề xuất được định hướng SDHLtài nguyên, phát triển các ngành sản xuất, BVMT tỉnh Quảng Ngãi theo hướng bền vững
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện phương pháp luận, phương pháp nghiên
cứu, đánh giá tiềm năng TN theo hướng địa lí tự nhiên tổng hợp ứng dụng cho lãnh thổ cụ thể
6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần định hướng SDHL tài nguyên, bố trí hợp lí không
gian sản xuất theo các đơn vị CQ Hỗ trợ người làm công tác quy hoạch, xây dựng chiến lượcphát triển KT-XH theo hướng bền vững cho tỉnh Quảng Ngãi
Trang 37 Cơ sở tài liệu của luận án Luận án được thực hiện dựa trên khối lượng tài liệu
phong phú, gồm các công trình khoa học, đề tài các cấp, các chương trình, các dự án… cónội dung NCCQ, ĐGCQ trên toàn quốc, vùng Duyên hải Nam Trung bộ và ở Quảng Ngãi;Các công trình, bài báo của tác giả đã thực hiện trong quá trình học nghiên cứu sinh (NCS),các tài liệu thu được từ thực địa…
8 Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày trong 148 trang, trong đó có 24 hình, 29 bảng Ngoài phần
mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các mục đích ứng
dụng thực tiễn
Chương 2: Đặc điểm cảnh quan tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Ngãi và một số định hướng sử dụng
Nội dung chi tiết được khái quát qua hình 1 và bảng 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO
CÁC MỤC ĐÍCH ỨNG DỤNG THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1 Trên Thế giới: NCCQ trên Thế giới được tiến hành từ rất sớm, nội dung nghiên cứu
ngày càng đa dạng và chuyên sâu Kết quả nghiên cứu và đánh giá cảnh quan ngày càngphục vụ nhiều mục đích khác nhau
1.1.2 Ở Việt Nam: Nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp ở Việt Nam khá sớm, nhưng CQH
phát triển muộn hơn Lí luận CQH nước ta về cơ bản theo trường phái Nga (Xô Viết cũ) Cácnhà CQH Việt Nam vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn nước ta Mỗi giai đoạn pháttriển, các công trình có tên gọi khác nhau NCCQ trên các quy mô lãnh thổ khác nhau nhưngcác công trình đều hướng đến mục đích khai thác, SDHL tài nguyên, không gian lãnh thổphục vụ phát triển KT-XH và BVMT
1.1.3 Ở Quảng Ngãi: NCCQ ở Duyên hải miền Trung trong đó có Quảng Ngãi được
thực hiện khá nhiều, nhưng NCCQ riêng cho tỉnh Quảng Ngãi còn hạn chế Các công trìnhnghiên cứu về Quảng Ngãi tập trung theo ba hướng chính: Nghiên cứu từng hợp phần TN;Nghiên cứu tổng hợp điều kiện TN, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phòng tránh thiêntai; Nghiên cứu hoạt động KT-XH, mô hình sản xuất và ảnh hưởng của hoạt động nhân tác
đến CQ tự nhiên
1.1.4 Nhận xét chung: Hướng lựa chọn nghiên cứu của luận án cho tỉnh Quảng Ngãi là rấtcần thiết Muốn khai thác và SDHL nguồn tài nguyên thiên nhiên cần đánh giá tiềm năng và thếmạnh của vùng - nghiên cứu tổng hợp trên quan điểm CQ
Trang 4Hình 1: Sơ đồ cấu trúc, nội dung chi tiết, phương pháp thực hiện và kết quả luận án
Đặc điểm các nhân tố
thành tạo CQ
Quảng Ngãi
Đa dạng CQ Quảng Ngãi
- Bản đồ các hợp phần thành tạo CQ
- Bản đồ CQ Quảng Ngãi
- Bản đồ CQ Bình Sơn
Khảo sát thực địa không gian bằng GIS Bản đồ, phân tích
Tổng hợp,
phân tích hệ thống
Chương 2
- Phân cấp mức độ thuận lợi từng loại CQ cho phát triển các ngành kinh tế tỉnh Quảng Ngãi;
- Phân cấp mức độ thuận lợi từng dạng CQ cho cây cao su huyện Bình Sơn.
- Các bản đồ ĐGCQ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch Quảng Ngãi;
cây cao su huyện Bình Sơn.
- Bản đồ định hướng không gian ưu tiên phát triển các ngành kinh tế.
- Bản đồ định hướng phân
bố cây cao su.
- Kiến nghị SDHL tài nguyên và không gian ưu tiên phát triển các ngành sản xuất trên toàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Kiến nghị BVMT
- Kiến nghị phát triển, mở rộng diện tích cây cao su huyện Bình Sơn.
Chương 3
Bản đồ, phân tích không gian bằng GIS
- Ý kiến chuyên gia
- ĐGCQ
- Tổng hợp, phân tích hệ thống
- Khảo sát thực địa
- Tình hình NCCQ, ĐGCQ
- Những nội dụng liên quan đến đề tài
- Phương pháp luận NCCQ, ĐGCQ vận dụng cho lãnh thổ nghiên cứu
Tổng hợp, phân tích hệ thống Chương 1
Phương pháp Nội dung
Kết quả
Trang 5Bảng 1 Nội dung nghiên cứu và kết quả từng chương của luận án
Chương Vấn đề tồn tại
(cần nghiên cứu) Mục tiêu
Câu hỏi cần giải quyết (giả thuyết)
Tài liệu và phương
1
- Địa phương chưa có
nghiên cứu, đánh giá
Vận dụng NCCQ, ĐGCQ vào nghiên cứu ở Quảng Ngãi như thế nào để đưa ra được những định hướng sử dụng tổng hợp theo các đơn vị cảnh quan của tỉnh?
- Các tài liệu tham khảo về lí luận NCCQ, ĐGCQ trên thế giới và Việt Nam.
NCCQ và ĐGCQ đã giải quyết được những tồn tại cho tỉnh, là hướng nghiên cứu rất cần thiết cho Quảng Ngãi.
- Để hiểu vai trò từng nhân
tố thành tạo CQ, đặc điểm phân hóa CQ toàn tỉnh ở bản
đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000; và phân hóa CQ cấp huyện ở bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000
- CQ tự nhiên lãnh thổ phân hóa theo quy luật địa
lí nào?
- Những nhân tố nào hình thành và tác động đến sự phân hóa CQ Quảng Ngãi?
- Đặc điểm CQ Quảng Ngãi thể hiện như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu (bản đồ số), bản đồ giấy.
- CQ Quảng Ngãi thuộc 1 kiểu CQ, gồm 3 lớp, 7 phụ lớp, 16 hạng và có
139 loại Riêng huyện Bình Sơn có 48 loại và 107 dạng CQ.
CQ Quảng Ngãi phân hóa đa dạng, phức tạp, nhưng vẫn thể hiện quy luật chung và chi phối hình thức khai thác, sử dụng
- Quy luật biến đổi CQ và kiến nghị định hướng SDHL tài nguyên, BVMT lãnh thổ sản xuất.
- Làm thế nào để phát huy hết những lợi thế của điều kiện TN cho phát triển KT-XH ở Quảng Ngãi?
- Khả năng mở rộng diện tích cao su là bao nhiêu và phân bố ở đâu là hợp lí?
- Quy hoạch, kế hoạch, chỉ tiêu phát triển KT-
- Quảng Ngãi có thế mạnh phát triển nông nghiệp, tiềm năng phát triển lâm nghiệp, lợi thế cho phát triển du lịch biển và khả năng lớn cho phát triển và
mở rộng diện tích cây cao su
Định hướng đưa
ra phù hợp với tình hình thực tiễn
ở Quảng Ngãi.
Trang 61.2 Những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
Ngoài những vấn đề chính là khái niệm CQ, NCCQ, ĐGCQ, luận án còn đề cậpđến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môitrường trong NCCQ và ĐGCQ
1.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Các quan điểm nghiên cứu: Quá trình thực hiện luận án, NCS dựa trên
các quan điểm: Quan điểm hệ thống - tổng hợp; Quan điểm lãnh thổ; Quan điểm lịch
sử; Quan điểm PTBV Trong đó, quan điểm hệ thống – tổng hợp là quan điểm chủ đạo.
1.3.2 Hệ phương pháp nghiên cứu: NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu
truyền thống và hiện đại của Địa lí học, cả phương pháp định tính và bán định lượng:
Phương pháp tổng hợp, phân tích hệ thống; khảo sát thực địa; Phương pháp bản đồ, phân tích không gian bằng công cụ GIS; Phương pháp chuyên gia và đánh giá nhanh nông thôn; Phương pháp ĐGCQ.
1.3.3 Các bước tiến hành nghiên cứu luận án: Quy trình thực hiện luận án
được thể hiện ở hình 2 Gồm 3 giai đoạn chính: 1 – Công tác chuẩn bị (xác định mụctiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu; xử lí tài liệu, dữ liệu) 2 – Tiến hành nghiêncứu và ĐGCQ (phân tích nhân tố thành tạo CQ, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại,thành lập bản đồ CQ; ĐGCQ cho phát triển các ngành sản xuất và phát triển cây caosu) 3 – Đề xuất các định hướng (SDHL tài nguyên và không gian sản xuất theo các đơn
vị CQ, BVMT và định hướng mở rộng diện tích cây cao su ở huyện Bình Sơn)
1.4 Phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan Quá trình NCCQ cần phải xác định
mục đích, đối tượng, nguyên tắc vận dụng; xây dựng hệ thống phân loại, xây dựng bản
đồ CQ và nội dung nghiên cứu cho lãnh thổ đã lựa chọn
1.4.1 Mục đích, đối tượng nghiên cứu cảnh quan
- Mục đích NCCQ: làm sáng tỏ tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng CQ; tìm
ra quy luật phân hóa CQ và một số loại tài nguyên theo các đơn vị CQ
- Đối tượng NCCQ: là các đơn vị CQ Đối tượng nghiên cứu ở bản đồ CQ tỉ lệ 1:100.000 là các loại CQ, ở bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 là các dạng CQ.
1.4.2 Hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan
Hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu gồm 8 cấp Thứ tự các
cấp và chỉ tiêu chuẩn đoán của từng cấp được thể hiện ở bảng 2 Ở bản đồ tỉ lệ 1:
100.000 luận án chọn đơn vị cơ sở là loại CQ, ở bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 đơn vị cơ sở là
dạng CQ
Trang 7Hình 2: Sơ đồ quy trình các bước thực hiện luận án (quy trình tiếp cận hệ thống)
- Thực trạng phát triển KT-XH và khai thác tài nguyên ở địa phương
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; định hướng phát triển các ngành NHU CẦU THỰC TIỄN
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
ĐGCQ cho phát triển cây cao su
ĐGCQ cho
du lịch
ĐGCQ cho lâm nghiệp nông nghiệpĐGCQ cho
Kết quả ĐGCQ cho phát triển cây cao su Phân tích tổng hợp phát triển các ngành kinh tế
Bản đồ ĐGCQ phát triển du lịch Bản đồ ĐGCQ phát triển lâm nghiệp Bản đồ ĐGCQ phát triển nông nghiệp phát triển cao suBản đồ ĐGCQ
Hệ thống phân loại và chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp phân
vị cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu
Phân tích yếu tố thành tạo cảnh quan
Các hợp phần tự nhiên
và các quá trình
tự nhiên Các hoạt động KT-XH
và khai thác tài nguyên
Thành lập bản đồ cảnh quan
BĐCQ tỉnh Quảng Ngãi BĐCQ huyệnBình Sơn
Phân tích cảnh quan
Phân tích cấu trúc Phân tích chức năng Phân tích động lực
Bản đồ định hướng không gian ưu tiên phát triển các ngành sản xuất tỉnh Quảng Ngãi
Định hướng sử dụng một số loại tài nguyên theo các đơn vị cảnh quan và bố trí hợp lí không gian phát triển các ngành sản xuất
Một số định hướng bảo vệ môi trường
Bản đồ kiến nghị không gian
ưu tiên phát triển cây cao su huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)
Định hướng phân bố và mở rộng diện tích cây cao su huyện Bình Sơn
2 Nghiên cứu cảnh quan và đánh giá cảnh quan
3 Kết quả nghiên cứu
Trang 8Bảng 2: Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ Quảng Ngãi
St
t
Cấp phân
1 Hệ CQ với hệ thống hoàn lưu cỡ châu lục.Nền bức xạ, năng lượng bức xạ Mặt trời quyết định chế độ nhiệt - ẩm theo đới, kết hợp
2 Phụ hệ CQ Tương tác giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa, phân bố lại chế độ nhiệt - ẩm của lãnh thổ.
3 Kiểu CQ Kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh.
4 Lớp CQ Đặc điểm phát sinh hình thái đại địa hình, thể hiện quy luật phân hoá phi địa đới của TN.
5 Phụ lớp CQ thể hiện qua sự phân hoá đai cao.Được phân chia trong phạm vi cấp lớp, dựa vào đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình,
6 Hạng CQ Các kiểu địa hình phát sinh với các đặc trưng động lực hiện đại.
7 Loại CQ Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa nhóm quần xã thực vật hiện tại và loại đất.
8 Dạng CQ Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa quần xã thực vật hiện tại với tổ hợp đất.
Quy trình thành lập bản đồ CQ lãnh thổ nghiên cứu được tiến hành như hình 3:
Hình 3: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu
1.4.3 Nội dung nghiên cứu cảnh quan: NCCQ là nghiên cứu sự thành tạo CQ
và phân tích CQ (phân tích cấu trúc, chức năng và động lực CQ)
Vận dụng lí luận NCCQ, luận án chứng minh tính phân hóa đa dạng CQ ở QuảngNgãi Sự phân hóa theo đai cao, nhịp điệu mùa là đặc trưng bao trùm thiên nhiên toàn tỉnh
1.5 Phương pháp luận đánh giá cảnh quan
1.5.1 Đối tượng đánh giá cảnh quan: là đơn vị CQ ở các cấp khác nhau, phụ
thuộc mục đích đánh giá ĐGCQ cho phát triển các ngành sản xuất toàn tỉnh (bản đồ CQ
tỉ lệ 1: 100.000), đối tượng là các loại CQ Còn ĐGCQ cho cây cao su ở Bình Sơn (bản
đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000), đối tượng là các dạng CQ.
1.5.2 Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc đánh giá cảnh quan
Bản đồ phân loại cảnh quan
tỉ lệ 1: 100.000
phân loại khí hậu
Độ cao
Địa hình Đất Số liệu khí hậu thuỷ vănSố liệu Hiện trạng thảm thực vật
Kiểu địa hình Loại đất
Tài nguyên nước Lớp phủ thực vật
Độ dốc
Độ dày tầng đất
Bản đồ phân loại cảnh quan
tỉ lệ 1: 50.000
Thành phần
cơ giới
Trang 9Mục đích: Xác định mức độ thuận lợi từng loại CQ toàn tỉnh cho phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và xác định mức độ thuận lợi từng dạng CQ huyện Bình Sơn
cho phát triển và mở rộng diện tích cây cao su
Nhiệm vụ: ĐGCQ toàn tỉnh và xác định ngành sản xuất phù hợp nhất với từng loại
CQ Trường hợp ĐGCQ cho cây cao su: cần tìm ra vị trí phân bố thích hợp nhất với loạicây này ở Bình Sơn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
Nguyên tắc: Luận án áp dụng nguyên tắc tổng hợp, khách quan, thích nghi tương đối.
1.5.3 Nội dung và các bước tiến hành đánh giá cảnh quan
* Nội dung đánh giá CQ Theo Phạm Hoàng Hải, nội dung ĐGCQ được tóm tắt
như sau (hình 4):
Hình 4: Sơ đồ khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp
* Các bước tiến hành đánh giá CQ: Lựa chọn, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá;
Xây dựng thang điểm, bậc trọng số cho chỉ tiêu; Lựa chọn phương pháp đánh giá
Để tính điểm đánh giá cho các CQ, luận án vận dụng công thức trung bình cộng
(I)
Trong đó: Xa: Điểm đánh giá chung của CQ a
ki: Trọng số của yếu tố thứ iXi: Điểm đánh giá yếu tố thứ ii: yếu tố đánh giá, i = 1,2,3…n
Trước khi đánh giá, luận án xác định các CQ chứa đựng yếu tố giới hạn đối với
từng ngành (xếp vào nhóm CQ không thích hợp) Đánh giá các CQ còn lại và phân chia
theo 3 mức độ Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích hợp tính theo công thức sau:
M
D D
D max min
(II), Trong đó: Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất
Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất M: số cấp đánh giá (M = 3)
Đặc trưng của các đơn vị tổng hợp tự nhiên
Đặc điểm sinh thái công trình, đặc trưng kĩ thuật – công nghiệp của
Trang 10Đánh giá các dạng CQ cho phát triển cây cao su huyện Bình Sơn, luận án thựchiện theo các bước sau (hình 5).
Hình 5: Nội dung và quy trình đánh giá mức độ thích hợp các dạng CQ đối với
cây cao su ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu lịch sử hình thành, các hướng phát triển của Khoa học CQ, cáctrường phái NCCQ trên Thế giới và những đóng góp của KHCQ trong giai đoạn hiệnnay, luận án đã là làm sáng tỏ: NCCQ trên Thế giới được tiến hành sớm, phát triển mạnh
từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai NCCQ chuyển từ nghiên cứu hình thái cấu trúc sangnghiên cứu chức năng, động lực CQ Khoa học CQ được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực ỞViệt Nam, NCCQ có những bước tiến đáng kể, đóng góp to lớn vào phát triển KT-XH,SDHL tài nguyên, BVMT, quy hoạch lãnh thổ NCCQ nước ta ngày càng có nhiều ngườitham gia, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, từ chương trình lớn của đất nước, đến nghiêncứu lãnh thổ nhỏ NCCQ được tiến hành rộng trên toàn đất nước
Kết quả tổng quan lí luận NCCQ, ĐGCQ là cơ sở khoa học cho NCS vận dụng líluận vào nghiên cứu ở Quảng Ngãi: xây dựng hệ thống phân loại CQ, các bước tiến hànhNCCQ và xác định phương pháp tính điểm trong đánh giá các loại CQ cho phát triểnngành nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch; đánh giá các dạng CQ nhằm tìm ra đơn vịlãnh thổ thích hợp nhất cho phát triển, mở rộng cây cao su; đề xuất định hướng SDHLmột số loại tài nguyên theo các đơn vị CQ và BVMT cho tỉnh Quảng Ngãi
Đối tượng đánh giá Khách thể đánh giá: các dạng CQ Chủ thể đánh giá: cây cao su Đặc tính các dạng CQ Nhu cầu sinh thái cây cao su
Chỉ tiêu lựa chọn đánh giá
Đánh giá riêng đối với từng
dạng CQ Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu bằng phương pháp trung bình cộng Phân cấp mức độ thích hợp các dạng CQ Kiểm tra kết quả phân cấp mức độ thích hợp các dạng CQ với cây cao su và so sánh với thực tế Bảng chuẩn đánh
giá riêng
Trang 11Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG NGÃI
Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích là: 5.152,67 km² (bằng 1,7% diện tích cả nước), gồm
14 đơn vị hành chính Quảng Ngãi nằm ở nơi chuyển tiếp từ Đông Trường Sơn xuống biểnĐông CQ phân hoá phức tạp, là kết quả tác động của các hợp phần thành tạo CQ
2.1 Đặc điểm, vai trò các nhân tố thành tạo cảnh quan Quảng Ngãi
2.1.1 Vị trí địa lí: Quảng Ngãi là tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, kéo dài từ
14º34’20”B đến 15º25’00”B từ: 108º06’00” Đ đến 109º04’35”Đ Phía Đông giáp biểnĐông, đường bờ biển dài 130 km và có 6 cửa biển chính Vị trí địa lí trên quyết định
thiên nhiên Quảng Ngãi là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
2.1.2 Các nhân tố tự nhiên
2.1.2.1 Địa chất: Cấu trúc địa chất Quảng Ngãi khá phức tạp, thành phần thạch
học đa dạng (thành tạo biến chất, đá xâm nhập, đá phun trào, trầm tích), macma xâmnhập mạnh (ở Bình Sơn), nhiều đứt gãy lớn tác động tích cực đến địa hình, làm phânhóa địa hình, phân hóa các lớp và phụ lớp CQ Tính chất phức tạp của thành phần thạchhọc tạo nên nhiều đơn vị địa mạo – thổ nhưỡng, góp phần hình thành nhiều đơn vị CQcho tỉnh Hoạt động địa chất khá bình ổn nên CQ tự nhiên ít bị biến động
2.1.2.2 Địa hình, địa mạo: Địa hình Quảng Ngãi thấp dần từ tây sang đông Đồi
núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ Nhóm kiểu địa hình núi (> 300 m, ở phía tây) gồm núi trung bình, núi thấp, thung lũng và trũng giữa núi; đồi (30m - 300m) gồm đồi cao và đồi thấp); đồng bằng (< 30m, giáp biển) và nhóm kiểu địa hình bờ biển Vùng núi thấp
chiếm diện tích lớn, nên CQ Quảng Ngãi là CQ nhiệt đới Do độ cao, độ dốc lớn (vùngnúi Sơn Tây, Trà Bồng), các quá trình sườn thống trị, vận chuyển vật chất xuống lớp CQđồng bằng Đồng bằng Quảng Ngãi khá thấp, ven biển lại bị chắn bởi dải cồn cát, mùamưa thường bị ngập lụt, ảnh hưởng lớn đến CQ tự nhiên và phát triển KT-XH
2.1.2.3 Khí hậu: Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình (không có
mùa đông lạnh), mưa nhiều vào thu – đông (tháng 9 - 12) Ttb năm khá cao (> 25ºC), ít
biến động P ~ 2000mm/năm, tăng dần từ nam ra bắc, từ đồng bằng lên miền núi Mùa
mưa 5 - 6 tháng, chiếm > 80% lượng mưa năm, tháng 5 và 6 có mưa Tiểu mãn Khí hậu
Quảng Ngãi được chia thành 6 loại Chế độ nhiệt - ẩm ở Quảng Ngãi quyết định hình
thành một kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh, trên toàn tỉnh là một kiểu CQ.Nhịp điệu mùa của khí hậu thúc đẩy sự biến đổi CQ thông qua các quá trình TN nhưtrượt lở, ngập lụt, sạt lở bờ, xâm nhập mặn
2.1.2.4 Thủy văn: Quảng Ngãi có 4 lưu vực chính: Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ
và Trà Câu (bảng 3) Chế độ thủy văn có hai mùa Mùa lũ khoảng 3 tháng (tháng 10, 11,12), có 5- 6 cơn lũ/năm, chiếm 70% lượng dòng chảy năm
Trang 12Khác với các tỉnh Duyên hải miền Trung, ở Quảng Ngãi, sông Trà Khúc và sông
Vệ có chung cửa sông, do các cồn cát ở phía ngoài làm cho cửa sông thu hẹp, bồi lấp vàluôn bị di chuyển, gây khó khăn cho tiêu thoát lũ vào mùa mưa Các sông đều bắt nguồn
từ vùng núi phía tây chảy sang phía đông, vận chuyển vật chất từ lớp CQ núi xuống lớp
CQ đồng bằng Mùa kiệt, lượng dòng chảy giảm, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng
Bảng 3 Đặc trưng thủy văn một số sông chính của tỉnh Quảng Ngãi
Sông Chiều dài sông
(km) lưu vực (km) Chiều dài lưu vực (km) Chiều rộng lưu vực (km²) Diện tích
2.1.2.5 Thổ nhưỡng: Quảng Ngãi có 9 nhóm đất, 17 loại đất Các nhóm đất chính:
nhóm đất cát biển (C), nhóm đất phù sa (P), nhóm đất mặn (M), nhóm đất dốc tụ (D),nhóm đất xói mòn trơ xỏi đá (E), nhóm đất đỏ vàng (đất feralit- F), nhóm đất mùn đỏ vàngtrên núi (H), nhóm đất xám (X) và nhóm đất đen (R) Sự phân hóa thành nhiều loại đất,góp phần làm đa dạng CQ cho Quảng Ngãi Đồng thời, chi phối phương thức khai thác,
sử dụng tài nguyên đất của tỉnh
2.1.2.6 Sinh vật: “Ở Quảng Ngãi đã từng tồn tại một thảm thực vật rừng mưa mùa nhiệt đới thường xanh, chiếm khoảng 3/4 diện tích TN” Thảm thực vật TN gồm:
rừng TN ít bị tác động; rừng thứ sinh; rừng ngập mặn; trảng cỏ cây bụi; Thảm thực vật
nhân tác gồm rừng trồng; cây trồng Lớp phủ thực vật bảo vệ đất, hạn chế quá trình xói
mòn rửa trôi đất, trượt lở đất trên địa hình dốc Trạng thái nguyên sinh của thực vật xác
định toàn tỉnh Quảng Ngãi thuộc một kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa.
2.1.2.7 Các quá trình tự nhiên và tai biến thiên nhiên Quảng Ngãi thường chịu
ảnh hưởng mạnh của thiên tai (bão, mưa lớn, trượt lở đất, sạt lở bờ sông, lũ lụt, hạnhán…) Những trận lụt lịch sử gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ô nhiễm môitrường sau lũ và biến đổi CQ tự nhiên Ngược lại, vào mùa khô, hiện tượng hoang mạchóa gia tăng Nước mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông, đồng bằng ven biển Thiệt hại
về môi trường đến nay chưa đánh giá được Các tai biến thiên nhiên là minh chứng chomối quan hệ chặt chẽ giữa các hợp phần thành tạo CQ ở Quảng Ngãi Các yếu tố thànhtạo CQ chi phối lẫn nhau, quyết định đặc điểm, cấu trúc, chức năng và động lực biến đổi
CQ theo quy luật TN, nếu không có sự tác động của con người