Nghiên cứu văn tự hán nôm trên đồ gốm sứ việt nam từ TK XV đến TK XIX
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI CAM ĐOAN 3 LỜI CẢM ƠN 4 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề 8 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10 3.1. Đối tượng nghiên cứu 10 3.2. Phạm vi nghiên cứu 10 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 11 4.1. Cơ sở lý luận 11 4.2. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Đóng góp mới của đề tài 11 1.1. Các nghiên cứu đã được xuất bản chính thức 13 1.1.1. Công trình xuất bản từ đầu TK XX đến trước năm 1945 13 1.1.2. Công trình xuất bản từ năm 1945 đến năm 1975 16 1.1.3. Công trình xuất bản từ năm 1975 đến nay 19 1.2. Nguồn tư liệu từ các bảo tàng, sưu tầm tư nhân và mạng internet 24 1.2.1.Tư liệu từ các bảo tàng trong nước 24 1.2.2. Tư liệu từ các bảo tàng ở nước ngoài 27 1.2.3. Tư liệu từ bảo tàng tư nhân và bộ sưu tập tư nhân 29 1.2.4. Tư liệu thông qua mạng Internet 30 TIỂU KẾT 30 2.4.2.1. Đặc điểm về bố trí chữ Nôm trên sản phẩm gốm sứ 56 2.4.2.2. Phân loại chữ Nôm và những đặc trưng 56 2.5. Giá trị của các văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ từ TK XV đến TK XIX 63 TIỂU KẾT 65 3.1. Văn tự chỉ niên đại 67 3.1.1. Văn tự chỉ niên đại theo hiệu vua 67 3.1.2. Văn tự chỉ niên đại ghi theo can chi 71 3.1.3. Văn tự chỉ niên đại theo can chi kết hợp với niên hiệu vua 72 3.2. Văn tự chỉ nơi tàng khoản, lạc khoản và thương hiệu 72 3.2.1. Văn tự chỉ nơi tàng khoản 72 3.2.2. Văn tự chỉ lạc khoản 74 3.2.3. Văn tự chỉ thương hiệu 76 3.3. Văn tự đề từ 77 3.3.1. Thơ, văn chữ Nôm 77 3.3.2. Thơ, văn chữ Hán 82 1 3.4. Giá trị nội dung của văn tự Hán Nôm trên gốm sứ TK XV – XIX 104 TIỂU KẾT 108 CHƯƠNG 4 110 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ THỂ THƠ THẦN TRÍ TRÊN ĐỒ GỐM SỨ VIỆT NAM TỪ TK XV ĐẾN TK XIX 110 TIỂU KẾT 142 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 143 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học của tôi được thực hiện dưới sự chỉ bảo của người hướng dẫn khoa học. Các trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đúng quy định. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Chiến 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn Học Viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh và TS Nguyễn Hữu Mùi, cùng các thầy các cô đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các nhà nghiên cứu, bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi hoàn thành luận án này. 4 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT. TP Tác phẩm MS Mã số BT BTLSVN Bảo tàng Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam TK Thế kỷ (theo ký hiệu số La Mã) H TPHCM Nxb Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh Nhà xuất bản 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ TK XV đến TK XIX, các triều đại phong kiến ở Việt Nam thay nhau lên nắm quyền. Mỗi triều đại mới xuất hiện kéo theo sự xuất hiện của các vật dụng gốm sứ mang phong cách riêng của triều đại đó. Vì thế, cổ vật nói chung và gốm sứ cổ nói riêng đã trở thành tấm gương phản chiếu từng giai đoạn lịch sử. Việc minh chứng cho mỗi giai đoạn lịch sử thông qua gốm sứ đòi hỏi chúng ta phải nắm được niên đại của cổ vật đó, có nghĩa cổ vật được minh chứng phải phù hợp với giai đoạn lịch sử được xem xét. Có nhiều cách để chúng ta tìm ra niên đại thực của cổ vật, một trong những cách xác định niên đại được coi là nhanh và chính xác nhất là thông qua văn tự ghi niên đại trên cổ vật đó. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu cổ vật (đặc biệt là nghiên cứu gốm sứ cổ) thường tìm hiểu chất liệu, hoa văn, điển tích; một số ít thông qua văn tự Hán Nôm để lý giải cụ thể hơn những điển tích trên cổ vật mà chưa lấy văn tự Hán Nôm làm chủ thể chính trong công tác nghiên cứu so sánh, cũng như nghiên cứu chuyên sâu, chuyên biệt thông qua gốm sứ. Chất liệu gốm xuất hiện trên thế giới từ rất sớm, ở Việt Nam cũng có niên đại trên 2000 năm. Văn tự trên gốm sứ Việt Nam theo một số nhà nghiên cứu xuất hiện vào năm 149. Bởi vì, các nhà nghiên cứu căn cứ vào bộ sưu tầm của Clément Huet tại bảo tàng Hoàng gia Bỉ về nghệ thuật và lịch sử thấy có một bình gốm tráng men vàng nhạt khắc 11 chữ theo hàng dọc với nội dung như sau: 建和三年闰月廿日李氏作 (Kiến Hòa tam niên nhuận nguyệt trấp nhập Lý thị tác) có nghĩa “Người họ Lý làm vào ngày 20, tháng nhuận, năm Kiến Hòa thứ 3” 1 . Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, văn tự trên 1 Kiến Hòa năm thứ 3: nhà Hậu Hán đời vua Đông Hán Hoàn Đế (năm 149). 6 gốm Việt Nam xuất hiện muộn hơn. Nhưng có thể khẳng định, đến TK thứ X, đồ gốm tráng men ở Việt Nam đã xuất hiện văn tự Hán; thời kỳ này văn tự không phổ biến trên toàn bộ sản phẩm gốm mà chỉ được thể hiện trên một số sản phẩm gốm chuyên biệt. Sang đến TK XV, gốm Việt Nam đã có những bước phát triển khá toàn diện; các dòng gốm tráng men xuất hiện có độ bóng tương đối đều và bền hơn những sản phẩm gốm tráng men thiếu kỹ thuật trước đây, văn tự cũng được thể hiện nhiều và có tính liên tục. Từ TK XV đến TK XIX, văn tự Hán Nôm đã xuất hiện thành hệ thống trên đồ gốm sứ, chính vì lẽ đó, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Trải qua thời gian, cùng những biến động của lịch sử, tự nhiên, xã hội, cổ vật gốm sứ ở Việt Nam ngày bị mai một, nhưng cũng ngày càng khẳng định được giá trị tư liệu lịch sử trong đó. Tuy nhiên, rất ít nhà nghiên cứu lịch sử, cổ vật, Hán Nôm đi vào tập hợp có hệ thống những văn tự Hán Nôm xuất hiện trên gốm sứ Việt Nam TK XV - XIX. Qua đó, xây dựng nên hệ thống mang tính phổ quát nhất những vấn đề về văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ cổ trong mỗi giai đoạn. Văn tự Hán Nôm trên gốm sứ cổ là một trong những tư liệu quan trọng để minh chứng cho một nền văn hoá hay một nền văn minh nào đó. Thông qua văn tự Hán Nôm, chúng ta còn biết về lịch sử các làng nghề, lịch sử về thương mại, ngoại giao, v.v… Nhất là những tác phẩm Hán Nôm tiêu biểu có nhiều dị bản được đề vịnh thì càng có giá trị trong việc tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Ngoài ra, việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ sẽ mở cho chúng ta con đường tiến tới xây dựng và phát triển hệ thống những quan điểm trong nghiên cứu bút tích trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Văn tự trên gốm sứ Việt Nam xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, chúng có sự giao thoa với cách thức chế tác gốm sứ Trung 7 Quốc. Vì vậy, khi phân định gốm sứ, thể thức văn tự, không ít nhà nghiên cứu đã đánh đồng sứ Việt Nam và sứ Trung Quốc, nhất là gốm sứ giữa TK XVIII đến đầu XIX. Vì thế, thông qua văn tự sẽ giúp việc phân định sứ Việt Nam và sứ Trung Quốc rõ ràng hơn. Do nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều văn tự đề vịnh trên đồ gốm sứ cổ có giá trị văn bản học ở Việt Nam đang bị lãng quyên, hoặc chưa được đánh giá đúng mực bằng giá trị vật chất do cổ vật mang lại. Do đó, hiện tượng chảy máu cổ vật diễn ra khá nhiều, đồng nghĩa văn tự Hán Nôm trên cổ vật có giá trị lịch sử, văn học, bút tích học cũng mai một theo. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, cổ vật nói chung, gốm sứ cổ ở Việt Nam nói riêng dần được bảo lưu và gìn giữ. Bên cạnh đó, trong và ngoài nước cũng đã xuất hiện những nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu về văn tự Hán Nôm. Nhưng nhiều cổ vật có văn tự Hán Nôm chưa được nghiên cứu, giải mã một cách hệ thống. Từ những thực tiễn nêu trên, đồng thời để triển khai có hiệu quả mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá trong các chương trình hành động của Đảng và Nhà nước; thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khoá VIII) "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX”. Để làm nổi bật giá trị của văn tự Hán Nôm trên gốm sứ cổ Việt Nam, đòi hỏi chúng ta cần có phương hướng, giải pháp phù hợp, khoa học và cụ thể đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị còn tiềm ẩn thông qua văn tự Hán Nôm trên gốm sứ. Từ đó, xây dựng nên hệ thống văn tự Hán Nôm cốt lõi nhất trên đồ gốm sứ cổ. 2. Lịch sử vấn đề Ngay từ đầu TK XX, công việc nghiên cứu và sưu tầm những đồ gốm sứ Việt Nam có văn tự Hán Nôm đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Cho 8 đến nay, việc nghiên cứu và công bố về đồ gốm sứ Việt Nam có văn tự đã đạt được nhiều thành tựu. Có thể thấy, quá trình nghiên cứu đã trải qua các thời kỳ sau: - Thời kỳ thứ nhất: Từ đầu TK XX đến 1945. - Thời kỳ thứ hai: Từ năm 1945 đến 1975. - Thời kỳ thứ ba: Từ năm 1975 đến nay. Trong mỗi thời kỳ các nhà nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ đã có những đóng góp nhất định. Thời kỳ thứ nhất, các chuyên gia của Viện Viễn đông Bác đã cổ tổ chức nhiều đợt nghiên cứu, sưu tầm, biên khảo về cổ vật Việt Nam; nhưng chưa có công trình nào mang tính tập hợp về văn tự Hán Nôm, văn tự Hán Nôm chỉ được ghi chép lẻ tẻ trong một số công trình biên khảo, giới thiệu về cổ vật nói chung. Thời kỳ thứ 2, các nhà khoa học tại Viện Viễn Đông Bác cổ ở Việt Nam đã hợp tác với chính phủ các quốc gia cũng như với các nhà khoa học bản địa để theo đuổi những công trình ở Đông Nam Á: nghiên cứu về Phật giáo, ngôn ngữ, văn học, dân tộc học, v.v… Thời kỳ này, các học giả trong nước đã có nhiều công trình xuất bản có liên quan đến văn tự Hán Nôm trên gốm sứ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ chưa phát triển một cách xứng tầm như tư liệu vốn có. Thời kỳ thứ ba, các bảo tàng ở Hà Nội và các bảo tàng địa phương, như: Hải Phòng, Nam Định, Mỹ thuật cung đình Huế, v.v… cũng đã từng bước hoàn thiện hồ sơ hiện vật. Những phát hiện cùng kết quả nghiên cứu mới về đồ gốm sứ Việt Nam có văn tự được đăng tải trên nhiều tạp chí chuyên ngành. Trong khoảng thời gian đầu, các công trình thường mang tính điều tra, các đề tài nghiên cứu còn rất hạn hẹp. Sau này, việc nghiên cứu văn 9 tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam được phát triển và hệ thống lại mang tính khoa học hơn rất nhiều. Để hiểu rõ và cụ thể hơn về lịch sử vấn đề, chúng tôi sẽ trình bầy rõ hơn ở Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX và các đối tượng liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đầu tiên, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX về nguồn gốc, đặc trưng đến nội dung được phản ánh qua các nguồn tư liệu tại một số bảo tàng trong và ngoài nước; một số bộ sưu tầm tư nhân uy tín, một số trang web chuyên về cổ vật. Qua đó, khảo tả đặc điểm văn tự, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một số dòng gốm sứ có giá trị thông qua những ghi chép Hán Nôm. Thông qua, nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX, góp phần nhận diện giá trị văn hoá, lịch sử, văn học. Phân loại, giới thiệu, dịch thuật và tiến tới nắm được nội dung và đặc trưng cơ bản của hệ thống văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Qua đó, góp phần vào nghiên cứu làng nghề, phát triển du lịch, giáo dục văn hóa địa phương. Cũng như giúp hiểu rõ hơn đời sống tín ngưỡng của từng giai đoạn lịch sử, từng vùng đất, bổ sung vào hệ thống tư liệu lịch sử thành văn của dân tộc. Bước đầu đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn tự trên đồ gốm sứ cổ Việt Nam. Thông qua văn tự Hán Nôm để phân định đồ gốm sứ cổ và đặc trưng của văn tự trên từng dòng gốm sứ, đây là một khoảng trống cần được bổ 10 [...]... công việc trong nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ thông qua tìm hiểu về đặc trưng hình thức của văn tự Hán Nôm, nội dung văn tự Hán Nôm cùng những vấn đề về tác giả, tác phẩm thông qua gốm sứ và thể thơ thần trí trên gốm sứ từ TK XV đến TK XIX 31 CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ HÌNH THỨC CỦA VĂN TỰ HÁN NÔM TRÊN ĐỒ GỐM SỨ VIỆT NAM TỪ TK XV ĐẾN TK XIX Lịch sử đồ gốm sứ Việt Nam và gốm sứ Trung Quốc có... trên đề tài sẽ được triển khai thành bốn chương chính, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX Chương 2: Những đặc trưng về hình thức của văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX Chương 3: Những đặc trưng về nội dung của văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK. .. đề về văn hóa thông qua hệ thống văn tự Hán Nôm trên gốm sứ, đồng thời đưa ra lý thuyết về cách định danh cho từng loại hình văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX Qua đề tài góp phần nhận diện những giá trị tiềm ẩn của văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lịch sử, văn hóa, văn học, v.v… Giải quyết những vấn đề liên quan đến tác... TK XIX Chương 4: Một số vấn đề về tác giả, tác phẩm và thể thơ Thần trí trên gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN TỰ HÁN NÔM TRÊN ĐỒ GỐM SỨ VIỆT NAM TỪ TK XV ĐẾN TK XIX Việc sưu tầm và nghiên cứu những đồ gốm Việt Nam có văn tự được các nhà nghiên cứu bắt đầu từ những năm đầu TK XX; cho đến nay, công tác nghiên. .. cứu và công bố về đồ gốm sứ Việt Nam có văn tự đã đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng Kế tục những thành tựu đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các khoảng trống liên quan đến văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX trong khả năng và nguồn tư liệu mà chúng tôi sưu tầm, tổng hợp được 1.1 Các nghiên cứu đã được xuất bản chính thức Nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ cổ Việt. .. “Người du khách đến xem có thể biểu tượng đời sống người Việt Còn học trò Việt đến xem khi nhìn các hình vẽ trên đồ sứ có thể hiểu các tích trong văn học Việt Nam 17 Khoảng từ 1950 đến 1975, việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam có bước phát triển hơn trước, nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu liên quan đến văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu, sưu tầm,... tác gốm sứ, tác giả và tác phẩm văn học cũng như một số nội dung còn tranh luận thông qua văn tự Hán Nôm trên gốm sứ, qua đó xây dựng nguồn tư liệu có giá trị xác thực 11 Hệ thống lại nội dung văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ, định danh và khu biệt hóa từng loại hình văn tự trên từng dòng sản phẩm gốm sứ từ TK XV đến TK XIX Giúp phân biệt tính thật, giả của gốm sứ cổ thông qua hệ thống văn tự Hán Nôm. .. đủ, hoặc khái quát đặc điểm văn tự Hán Nôm Thời gian sau, việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam có bước phát triển hơn trước, nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu liên quan đến văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam chỉ được chú ý thông qua các cuộc khai quật khảo cổ Gần đây, văn tự Hán Nôm trên gốm sứ mới được quan tâm nhiều và trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên biệt trong một số... văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam Năm 1977, Brown R.M đã nghiên cứu lại văn tự Hán Nôm trên lọ sứ Topkapi một cách chi tiết, có phương pháp cụ thể và mang tính khoa học hơn nhưng vẫn thiếu về quan điểm lịch sử và tài liệu dẫn chứng Tuy nhiên thời gian này, thế mạnh nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX không còn là của các tác giả nước ngoài, mà các nhà nghiên cứu. .. hình thức văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX Bước đầu xây dựng lý thuyết cho việc nghiên cứu thể thơ Thần trí, nhất là trên đồ gốm sứ Đề tài làm phong phú thêm nguồn tư liệu trong cùng lĩnh vực nghiên cứu gốm sứ cổ, thông qua đó có thể là cuốn cẩm nang cho những người tìm hiểu đồ cổ, nhất là đồ gốm sứ cổ trong việc đối chiếu nội dung, hình thức, đặc điểm của văn tự trên các hiện . hình nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX và. quan tình hình nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX Chương 2: Những đặc trưng về hình thức của văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX Chương. cho từng loại hình văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Qua đề tài góp phần nhận diện những giá trị tiềm ẩn của văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX,