Nhận định nào sau đây là không đúng: A.Sự xuất hiện của Nhà nước Giéc – manh, Nhà nước Roma, Nhà nước phương Đông cổ đại là do mâu thuẫn giữa các giai cấp gay gắt đến mức không thể điều
Trang 1Chương 1 Khái quát chung về Nhà nước
1.1.Nội dung chủ yếu
1.1.1 Nguồn gốc nhà nước
- Các quan điểm về nguồn gốc nhà nước
- Nguyên nhân và quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm chủ nghĩa MacLênin
1.1.2 Bản chất nhà nước
- Nội dung bản chất nhà nước
- Phân tích bản chất giai cấp và xã hội của nhà nước
1.1.3 Đặc điểm nhà nước
- Nêu và phân tích các đặc điểm của nhà nước làm rõ sự khác biệt của nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, chế độ XHCSNT trước đó
1.1.4 Chức năng nhà nước
- Khái niệm chức năng nhà nước
- Nêu và phân tích các chức năng nhà nước
1.1.5 Hình thức nhà nước
- Khái niệm hình thức nhà nước
- Nêu đặc điểm và cho ví dụ các hình thức nhà nước
1.1.6 Kiểu nhà nước
- Khái niệm kiểu nhà nước
- Phân tích các kiểu nhà nước trong lịch sử
1.2 Yêu cầu
- Sinh viên nắm kỹ nội dung của chương và từng phần theo nội dung chủ yếu
- Trình bày các câu hỏi theo đúng yêu cầu của đề bài
1 3 Nội dung
Bài tập Nội dung 1: Nguồn gốc hình thành nhà nước
Câu 1: Các khẳng định sau là đúng hay sai? Vì sao
1 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì Nhà nước là lực lượng được áp đặt từ bên ngoài, đứng lên trên xã hội để làm nhiệm vụ điều hòa các mâu thuẫn trong xã hội
2 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện nhà nước
là do ý chí của con người trong xã hội
3 Nhà nước xuất hiện và tồn tại là do ý chí của các thành viên trong xã hội với mong muốn thành lập nên nhà nước để bảo vệ lợi ích chung
4 Xã hội CXNT chưa có nhà nước nhưng đã có quyền lực và tổ chức quyền lực
5 Quyền lực và hệ thống tổ chức quyền lực trong xã hội CXNT hòa nhập vào xã hội và phục
vụ lợi ích cho các thành viên trong xã hội
6 Các quan điểm về nguồn gốc Nhà nước giai đoạn trước Mac đã đưa ra những quan điểm duyvật biện chứng về sự ra đời của Nhà nước?
7 Lịch sử xã hội CSNT vào thời kỳ cuối đã trải qua hai lần phân công lao động xã hội
8 Nhà nước theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin là hiện tượng lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong
9 Nhà nước ra đời từ khi xuất hiện loài người
Trang 210 Lịch sử xã hội cộng sản nguyên thủy vào thời kỳ cuối đã trải qua 3 lần phân công lao động
xã hội Lần một, chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt; lần hai, thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp; lần ba, buôn bán phát triển, thương nghiệp xuất hiện
Câu 2: Hãy làm rõ sự ra đời của Nhà nước theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin? Câu 3: Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện dưới mấy loại quyền lực? Nêu tên và làm rõ quyền lực nào giữ vai trò quyết định đảm bảo sự thống trị giai cấp?
Câu 4: Chọn phương án đúng trong các câu trắc nghiệm sau:
1 Nguyên nhân cốt lõi nào để nhà nước ra đời?
A Kết quả của 03 lần phân công lao động trong lịch sử
B Kết quả của nền sản xuất hàng hoá cùng những hoạt động thương nghiệp
C Sự cần thiết phải có một tổ chức để dập tắt xung đột giai cấp
D Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức thay thế thị tộc - bộ lạc
2 Theo thuyết gia trưởng về nguồn gốc nhà nước thì:
A Nhà nước hình thành và phát triển theo ý chí của người đứng đầu gia đình
B Quyền lực của người đứng đầu nhà nước tương đương với quyền lực của người đứng đầu gia đình
C Cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước tương tự cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực trong gia đình
D Nhà nước là một hiện tượng xã hội
3: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện nhà nước là:
A Do có sự phân công lao động trong xã hội
B Do có sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội
C Do con người trong xã hội phải hợp sức lại để đắp đê, chống bão lụt, đào kênh, làm thủy lợi hay chống giặc ngoại xâm
D Do ý chí của con người trong xã hội
4 Sự xuất hiện của nhà nước cổ đại nào sau đây có nguyên nhân là do mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được:
A.Nhà nước Giéc – manh
B.Nhà nước Rôma
C.Nhà nước Aten
D.Các Nhà nước phương Đông
5 Sự tồn tại của nhà nước:
A.Là kết quả tất yếu của xã hội loài người, ở đâu có xã hội ở đó tồn tại nhà nước
B.Là kết quả tất yếu của xã hội có giai cấp
C.Là do ý chí của các thành viên trong xã hội với mong muốn thành lập nên nhà nước để bảo
vệ lợi ích chung
D.Cả A, B và C đều đúng
6 Quyền lực và hệ thống tổ chức quyền lực trong xã hội CXNT:
A.Hòa nhập vào xã hội và phục vụ lợi ích cho các thành viên trong xã hội
B.Đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội và phục vụ lợi ích cho Hội đồng thị tộc, tù trưởng, các thủ
Trang 3lĩnh tôn giáo
C.Đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội và phục vụ lợi ích cho các thành viên trong xã hội
D.Hòa nhập vào xã hội và phục vụ cho lợi ích của Hội đồng thị tộc, tù trưởng, các thủ lĩnh tôn giáo
7 Nhận định nào sau đây là đúng:
A.Xã hội CXNT chưa có nhà nước và do đó không có quyền lực và tổ chức quyền lực
B.Xã hội CXNT đã có nhà nước, có quyền lực và tổ chức quyền lực
C.Xã hội CXNT chưa có nhà nước nhưng đã có quyền lực và tổ chức quyền lực
D.Xã hội CXNT đã có nhà nước nhưng chưa có quyền lực và tổ chức quyền lực
8 Nhận định nào sau đây là không đúng:
A.Sự xuất hiện của Nhà nước Giéc – manh, Nhà nước Roma, Nhà nước phương Đông cổ đại là
do mâu thuẫn giữa các giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được
B.Mâu thuẫn giai cấp không phải là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện Nhà nước Giéc – manh, Nhà nước Rôma, các Nhà nước phương Đông cổ đại
C.Sự xuất hiện của Nhà nước Aten cổ đại là do mâu thuẫn giữa các giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được
D.Sự xuất hiện của các nhà nước cổ đại đều xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp là mâu thuẫn giữa các giai cấp
9 Chế độ cộng sản nguyên thủy là…
A Chế độ không có nhà nước
B Chế độ các quan hệ xã hội, kỷ luật, tổ chức lao dộng duy trì được nhờ sức mạnh của phong tục tập quán, nhờ có sự uy tín, kính trọng với bô lão thị tộc và nhờ hoạt động có uy tín hiệu quảcủa Hội đồng thị tộc
C Chế độ con người trong xã hội phục tùng các bô lão thị tộc, mọi của cải do các bô lão nắm giữ và quyết định phân chia,
D Cả A và B đều đúng
Nội dung 2: Bản chất của Nhà nước
Câu 5: Các khẳng định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
1 Mọi nhà nước đều có tính giai cấp
2 Nhà nước chỉ là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này với giai cấp khác
3 Theo học thuyết Mác – Lênin tính chất giai cấp của nhà nước không đổi nhưng bản chất của
nhà nước thì thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau
4 Chỉ có kiểu nhà nước XHCN mới có tính xã hội
5 Chỉ một vài kiểu nhà nước mới có tính giai cấp và tính xã hội
6 Các kiểu nhà nước trong lịch sử đều duy trì và bảo vệ quyền lợi của mọi giai cấp trong XH
Câu 6: Xác định phương án trả lời đúng trong các câu sau
1 Khi nghiên cứu về bản chất nhà nước thì nhận định nào sau đây là đúng
A Bất cứ nhà nước nào cũng thể hiện bản chất giai cấp rõ nét hơn bản chất xã hội
B Bất cứ nhà nước nào cũng chỉ là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này với giai cấp khác
C Bất cứ nhà nước nào cũng thể hiện bản chất xã hội rõ nét hơn bản chất giai cấp
D Bất cứ nhà nước nào cũng thể hiện bản chất giai cấp và bản chất xã hội
Trang 42 Theo học thuyết Mác – Lênin, nhận định nào sau đây là đúng:
A.Tính chất giai cấp của nhà nước không đổi nhưng bản chất của nhà nước thì thay đổi qua cáckiểu nhà nước khác nhau
B.Tính chất giai cấp và bản chất của nhà nước không thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau
C.Tính chất giai cấp và bản chất của nhà nước luôn luôn thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau
D.Tính chất giai cấp của nhà nước luôn luôn thay đổi, còn bản chất của nhà nước là không đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau
3 Bản chất của nhà nước là:
A.Đảm bảo lợi ích cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
B.Đại diện và bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị
C.Điều hòa lợi ích cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
D.Nhà nước của mọi giai tầng trong xã hội
4 Ngoài tính chất giai cấp, kiểu nhà nước nào sau đây còn có vai trò xã hội:
A.Nhà nước XHCN
B.Nhà nước XHCN; Nhà nước tư sản
C.Nhà nước XHCN; Nhà nước tư sản; Nhà nước phong kiến
D.Nhà nước XHCN; Nhà nước tư sản; Nhà nước phong kiến; Nhà nước chủ nô
5 Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ:
A Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp
B Nhà nước là một bộ máy của giai cấp này thống trị giai cấp khác
C Nhà nước ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp
D Cả a,b,c
Nội dung: Đặc trưng của Nhà nước
Câu 7: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao
1 Đặc trưng của Nhà nước bao gồm: một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có chủ quyền quốc gia; quyền ban hành pháp luật; thực hiện các hoạt động kinh tế
2 Thiết lập trên cơ sở các giai cấp đối kháng trong xã hội là một đặc trưng của Nhà nước
Câu 8: Làm rõ sự khác nhau giữa Nhà nước và chế độ Cộng sản nguyên thủy
Câu 9: Xác định phương án trả lời đúng trong các câu sau:
1 Các đặc trưng, dấu hiệu cơ bản của nhà nước:
A.Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có chủ quyền quốc gia; quyền ban hành pháp luật; thực hiện các hoạt động kinh tế
B.Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; quản lý dân cư theo lãnh thổ; có chủ quyền quốc gia; quyền ban hành pháp luật; quy định các loại thuế; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
C.Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; quản lý dân cư theo lãnh thổ; quyền ban hành pháp luật; quy định các loại thuế; có chủ quyền quốc gia
D.Cả A, B và C đều đúng
2 Chủ quyền quốc gia là:
A Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội
B Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại
C Quyền ban hành văn bản pháp luật
Trang 5D Cả A, B,C.
3 Chủ quyền quốc gia thể hiện
A Khả năng ảnh hưởng của nhà nước lên các mối quan hệ quốc tế
B Vai trò của nhà nước trên trường quốc tế
C Khả năng quyết định của nhà nước lên công dân và lãnh thổ
D Sự độc lập của quốc gia trong các quan hệ đối ngoại
4 Trong những nhận định sau, nhận định nào không phải là đặc trưng của nhà nước:
A Phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo lãnh thổ
B Thiết lập trên cơ sở các giai cấp đối kháng trong xã hội
C Có chủ quyền quốc gia
D Ban hành pháp luật
Nội dung: Chức năng của Nhà nước
Câu 10: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1.Chức năng nhà nước là phương tiện thực hiện nhiệm vụ cơ bản của nhà nước
2 Chức năng của nhà nước chỉ bao gồm những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội
bộ đất nước
3 Chức năng của nhà nước chỉ có sự thay đổi, phát triển trong một kiểu nhà nước nhất định
Câu 11: Xác định câu trả lời đúng trong các câu sau đây?
1 Cùng với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nhà nước, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước:
A.Không bao giờ thay đổi, không bao giờ mất đi cũng không bao giờ phát triển thêm trong mộtkiểu nhà nước nhất định
B.Không bao giờ thay đổi, không bao giờ mất đi cũng không bao giờ phát triển thêm qua các kiểu nhà nước khác nhau
C.Luôn luôn có sự thay đổi, phát triển qua các kiểu nhà nước khác nhau
D.Chỉ có sự thay đổi, phát triển trong một kiểu nhà nước nhất định
2 Khẳng định nào đúng:
A.Bản chất của nhà nước sẽ quyết định chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
B.Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước là cơ sở để xác định số lượng, nội dung, hình thức thực hiện các chức năng của nhà nước
C.Chức năng nhà nước là phương tiện thực hiện nhiệm vụ cơ bản của nhà nước
D.Cả A, B và C
3 Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của nhà nước:
A Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
B Tương trợ tư pháp giữa các quốc gia
C Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao
Trang 6D Cưỡng chế và phục tùng
Nội dung: Hình thức nhà nước
Câu 12: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1.Hình thức nhà nước chỉ là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
2 Hình thức chính thể là sự tổ chức nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ
3 Nhà nước quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến) là nhà nước mà quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể và được hình thành theo phương thức thừa kế
4 Nhà nước quân chủ chuyên chế quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một một cơ quan tập thể và do bầu cử mà ra
5 Nhà nước cộng hòa là nhà nước quyền lực nhà nước tối cao thuộc về người đứng đầu nhà
nước và được hình thành do bầu cử
6 Nhà nước cộng hòa dân chủ là nhà nước quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một tập thể và được bầu cử suốt đời
7 nhà nước liên bang là nhà nước có chủ quyền chung, các bộ phận hợp thành các đơn vị
hành chính lãnh thổ không có chủ quyền riêng; Có một hệ thống CQNN từ trung ương đến địa phương; Có một HTPL thống nhất; Công dân có một quốc tịch
Câu 13: Lập bảng so sánh hình thức nhà nước đơn nhất và liên bang? Hình thức chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa
Câu 14: Xác định câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây?
1 Hình thức chính thể bao gồm:
A Hình thức nhà nước, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị
B Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị
C Chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa
D Quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế
2 Nhà nước nào sau đây có hình thức chính thể cộng hòa tổng thống:
A.Đức B.Ấn Độ C.Nga D.Cả A, B và C đều sai
3 Nhà nước nào sau đây có chính thể cộng hòa đại nghị:
A.Đức B.Bồ Đào Nha C.Hoa Kỳ D.Cả A và B
4 Nhà nước quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến) là nhà nước:
A.Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể và được hình thành theo phương thức thừa kế
B.Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể do bầu cử mà ra
C.Quyền lực nhà nước được phân chia cho người đứng đầu nhà nước theo phương thức thừa kế
và một CQNN khác
D.Quyền lực nhà nước thuộc về một tập thể gồm những người quý tộc và được hình thành do thừa kế
5 Trong nhà nước quân chủ chuyên chế:
A.Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một một cơ quan tập thể và do bầu cử mà ra
B.Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người và được hình thành do bầu cử
C.Quyền lực nhà nước thuộc về một người và được hình thành theo phương thức thừa kế.D.Quyền lực nhà nước thuộc về một tập thể, được hình thành theo phương thức thừa kế
6 Nhà nước quân chủ là nhà nước:
Trang 7A.Quyền lực nhà nước tối cao tập trung vào người đứng đầu nhà nước và được hình thành do bầu cử
B.Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước hay thuộc về một tập thể, và được hình thành do bầu cử
C.Quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ hay một phần chủ yếu vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế
D.Cả A, B và C đều đúng
7 Nước nào sau đây có chính thể cộng hòa:
A.Pháp B.Anh C.Tây Ban Nha D.Hà Lan
8 nước nào sau đây có chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ đại nghị, quân chủ lập hiến):
A.Anh quốc B.Nhật Bản C.Nauy D.Cả A, B và C đều đúng
9 Nhà nước phong kiến Việt Nam giai đoạn 1802 – 1945 (Triều đình Nhà Nguyễn) là nhà nước có hình thức chính thể:
A.Nhà nước cộng hòa
B.Nhà nước quân chủ hạn chế
C.Nhà nước quân chủ tuyệt đối
D.Nhà nước cộng hòa quý tộc
10 Nhà nước cộng hòa là nhà nước:
A.Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một tập thể và được hình thành theo phương thức thừa kế
B.Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước và được hình thành do bầu cử
C.Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể được bầu ra trong thời hạn nhất định
D.Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người do truyền ngôi và một cơ quan tập thể được hình thành do bầu cử trong một thời hạn nhất định
11 Nhà nước cộng hòa quý tộc là nhà nước:
A.Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về giới quý tộc và được hình thành theo phương thức thừa kế
B.Quyền lực nhà nước tối cao vừa được hình thành do bầu cử, vừa được hình thành theo phương thức thừa kế
C.Quyền bầu cử chỉ dành riêng cho giới quý tộc, do pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện D.Cả A, B và C đều đúng
12 Nhà nước cộng hòa dân chủ là nhà nước:
A.Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một tập thể và được bầu cử suốt đời
B.Pháp luật quy định quyền bầu cử cho công dân để thành lập cơ quan quyền lực nhà nước tối cao có nhiệm kỳ trong thời hạn nhất định
C.Quyền lực nhà nước tối cao chỉ thuộc về một cá nhân và được hình thành bằng phương thức bầu cử
D.Cả A và C đều đúng
13 Đâu là đặc điểm của nhà nước đơn nhất:
A.Có chủ quyền chung, các bộ phận hợp thành các đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền riêng
B.Có một hệ thống CQNN từ trung ương đến địa phương
C.Có một HTPL thống nhất; Công dân có một quốc tịch
Trang 8D.Cả A, B và C đều đúng
14 Đâu là đặc điểm của nhà nước liên bang:
A.Có chủ quyền chung đồng thời mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng
B.Có hai hệ thống CQNN; Có hai HTPL
C.Công dân có hai quốc tịch
D.Cả A, B và C đều đúng
15 Khẳng định nào sau đây là đúng:
A.Nhà nước liên bang luôn luôn có hai viện lập pháp
B.Nhà nước đơn nhất chỉ có một viện lập pháp
C.Cả A và B đều đúng
D.Cả A và B đều sai
16 Khẳng định nào sau đây là đúng:
A.Nhà nước liên bang có thể chỉ có một viện lập pháp
B.Nhà nước đơn nhất có thể có hai viện lập pháp
C.Cả A và B đều đúng
D.Cả A và B đều sai
17 Nước nào sau đây có hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất:
A.Nga B.Ấn Độ C.Trung Quốc D.Cả A, B và C
18 Nhà nước Đức có hình thức cấu trúc:
A.Nhà nước liên bang B.Nhà nước đơn nhất C.Nhà nước liên minh D.Cả A, B và C đều sai
19 Nước nào sau đây có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang:
A.Việt Nam B.Pháp C.Ấn Độ D.Cả B và C
20.Nhà nước nào sau đây có hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất:
A.Mêxicô B.Thụy Sĩ C.Séc D.Cả A, B và C
21 Nước nào sau đây có hình thức cấu trúc là nhà nước liên bang:
A.Canada B.Anh C.Pháp D.Trung Quốc
22.Nước nào sau đây có hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất:
A.Đức B.Hoa Kỳ C.Thụy Sĩ D.Thụy Điển
23 Nhà nước CHXHCN Việt Nam có hình thức cấu trúc là:
A.Nhà nước đơn nhất B.Nhà nước liên bang C.Nhà nước liên minh D.Cả A và C đều đúng
Nội dung: Kiểu nhà nước
Câu 15: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1 Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế-xã hội trong lịch sử là một kiểu nhà nước
2 Trong lịch sử loài người đã xuất hiện 5 kiểu nhà nước
3 Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất
4 Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư
5 Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của một kiểu nhà nước nhất định là do tiền đề kinh tế và tiền
đề xã hội
Câu 16: Lập bảng so sánh các kiểu nhà nước?
Câu 17: Xác định các câu trả lời đúng?
Trang 91 Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước
là
A 4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN
B 4 – chủ nô – phong kiến – tư sản – XHCN
C 4 – chủ nô – chiếm hữu nô lệ – tư bản - XHCN
D 4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN
2.Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của một kiểu nhà nước nhất định:
A.Tiền đề kinh tế B.Tiền đề xã hội C.Về tư tưởng và chính trị D.Cả A và B đều đúng
3 Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là:
A.Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất và nô lệ
B.Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất
C.Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư
D.Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
4 Cơ sở xã hội, cơ cấu giai cấp của nhà nước chủ nô,bao gồm:
A.Hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công và những người lao động tự do khác
B.Kết cấu giai cấp phức tạp, địa chủ và nông dân là hai giai cấp chính, ngoài ra còn có thợ thủ công, thương nhân
C.Hai giai cấp chính là tư sản và vô sản, ngoài ra còn có giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu tư sản,trí thức…
D.Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo nhà nước và xã hội, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động
5 Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là:
A.Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất và nô lệ
B.Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất
C.Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư
D.Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
6 Các phương thức ra đời của nhà nước tư sản:
A.Bằng cách mạng tư sản
B.Bằng cách mạng tư sản; bằng thỏa hiệp với giai cấp phong kiến
C.Bằng cách mạng tư sản; bằng thỏa hiệp với giai cấp
phong kiến; bằng sự hình thành các nhà nước tư sản vốn là thuộc địa của các nước châu Âu D.Cả A, B và C đều sai
7 Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là:
A.Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất và nô lệ
B.Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất
C.Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư
D.Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
8 Cơ sở xã hội, cơ cấu giai cấp của nhà nước tư sản,bao gồm:
A.Hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công và những người lao động tự do khác
B.Kết cấu giai cấp phức tạp, địa chủ và nông dân là hai giai cấp chính, ngoài ra còn có thợ thủ
Trang 10công, thương nhân
C.Hai giai cấp chính là tư sản và vô sản, ngoài ra còn có giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu tư sản,trí thức…
D.Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo nhà nước và xã hội, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động
9 Cơ sở xã hội, cơ cấu giai cấp của nhà nước XHCN, bao gồm:
A.Hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công và những người lao động tự do khác
B.Kết cấu giai cấp phức tạp, địa chủ và nông dân là hai giai cấp chính, ngoài ra còn có thợ thủ công, thương nhân
C.Hai giai cấp chính là tư sản và vô sản, ngoài ra còn có giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu tư sản,trí thức…
D.Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo nhà nước và xã hội, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động
10 Cơ quan nào sau đây thực hiện quyền lập hiến và lập pháp:
A.Cơ quan lập pháp B.Quốc hội C.Nghị viện D.Cả A, B và C
11 Trong lịch sử, các kiểu nhà nước nào không có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang:
A.Nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản
B.Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến
C.Nhà nước phong kiến, nhà nước XHCN
D.Nhà nước tư sản, Nhà nước XHCN
12 Phương pháp cai trị phản dân chủ trong chế độ chính trị tồn tại trong:
A.Kiểu nhà nước chủ nô
B.Kiểu nhà nước phong kiến
C.Kiểu nhà nước tư sản
D.Cả A, B và C đều đúng
13 Phương pháp cai trị dân chủ trong chế độ chính trị tồn tại trong:
A.Kiểu nhà nước XHCN; Kiểu nhà nước tư sản
B.Kiểu nhà nước phong kiến
C.Kiểu nhà nước chủ nô
D.Cả A, B và C đều đúng
14 Kiểu nhà nước nào có sử dụng phương pháp thuyết phục để cai trị và quản lý xã hội:
A.Nhà nước XHCN
B.Nhà nước XHCN và nhà nước tư sản
C.Nhà nước XHCN, nhà nước tư sản và nhà nước phong kiến
D.Nhà nước XHCN, nhà nước tư sản, nhà nước phong kiến và nhà nước chủ nô
15 Nhận định nào sau đây là đúng:
A.Chế độ cộng sản chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử
B.Nhà nước XHCN là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử
C.Cả A và B đều đúng
D.Cả A và B đều sai
Trang 1116 Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, tương ứng với mấy kiểu nhà nước:
A.3 kiểu nhà nước B.4 kiểu nhà nước C.5 kiểu nhà nước D.6 kiểu nhà nước
17 Kiểu nhà nước nào tồn tại hai giai đoạn lịch sử phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước là phân quyền cát cứ và trung ương tập quyền:
A.Nhà nước XHCN
B.Nhà nước tư sản
C.Nhà nước phong kiến
D.Nhà nước chủ nô
Chương 2: Khái quát chung về Pháp luật
2.1 Nội dung chủ yếu:
2.1.1 Khái quát về pháp luật
- Nguồn gốc, Bản chất của pháp luật
- Định nghĩa, đặc điểm của pháp luật
2.1.2 Quy phạm pháp luật
- Khái niệm, đặc điểm của QPPL
- Cấu trúc của quy phạm pháp luật
- Phân loại quy phạm pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật
2.1.3 Quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý
- Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật
- Thành phần của quan hệ pháp luật
- Khái niệm, phân loại sự kiện pháp lý
2.1 4 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
- Khái niệm và phân loại Vi phạm pháp luật
- Các dấu hiệu của VPPL
- Khái niệm và các yêu cầu cơ bản của pháp chế
- Vấn đề và biện pháp tăng cường pháp chế XHCN
2.2 Yêu cầu
- Sinh viên nắm kỹ nội dung của chương và từng phần theo nội dung chủ yếu
- Trình bày các câu hỏi theo đúng yêu cầu của đề bài
2 3 Nội dung bài tập
Bài tập
Nội dung 1: Nguồn gốc hình thành pháp luật, bản chất của pháp luật
Câu 18: Các khẳng định sau đây là đúng hay sai ? Tại sao?
1 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện
Trang 12tượng xã hội luôn luôn phát sinh, phát triển và tồn tại cùng với xã hội loài người.
2 Pháp luật xuất hiện trong xã hội cộng sản nguyên thủy
3 Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do quốc hội ban hành
hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện
4.Pháp luật được hình thành trước nhà nước
5 Thừa nhận tập quán pháp, áp dụng tiền lệ pháp và ban hành văn bản QPPL là các hình thức của pháp luật
6 Mọi kiểu pháp luật đều chỉ mang tính giai cấp
Câu 19: Pháp luật là gì? Bản chất của pháp luật như thế nào?
Câu 20: Sự khác nhau cơ bản của pháp luật với tập quán và các tín điều tôn giáo trong xã hội cộng sản nguyên thủy ?
Câu 21: Chọn phương án đúng trong các câu sau khi nói về sự ra đời và bản chất của pháp luật :
1 Đặc điểm của các quy phạm xã hội (tập quán,tín điều tôn giáo) thời kỳ CXNT:
A Thể hiện ý chí chung, phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, thị tộc, bộ lạc; Mang tính manh mún, tản mạn và chỉ có hiệu lực trong phạm vi thị tộc - bộ lạc
B Mang nội dung, tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tính cộng đồng, bình đẳng, nhưng nhiều quy phạm xã hội có nội dung lạc hậu, thể hiện lối sống hoang dã
C Được thực hiện tự nguyện trên cơ sở thói quen, niềm tin tự nhiên, nhiều khi cũng cần sự cưỡng chế, nhưng không do một bộ máy chuyên nghiệp thực hiện mà do toàn thị tộc tự tổ chức thực hiện
D Cả A, B và C đều đúng
2 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội:
A Cùng phát sinh, phát triển, cùng tồn tại và tiêu vong
B Luôn luôn phát sinh, phát triển và tồn tại cùng với xã hội loài người
C Nhà nước có thể bị tiêu vong còn pháp luật thì tồn tại mãi mãi
D Pháp luật có thể bị mất đi còn nhà nước thì cùng tồn tại với xã hội loài người
3 Các con đường hình thành nên pháp luật nói chung:
A.Tập quán pháp B.Tiền lệ pháp C VBQPPL D.Cả A, B và C đều đúng
4 Sự tồn tại của pháp luật:
A.Do nhu cầu quản lý xã hội của nhà nước
B.Là một hiện tượng tất yếu, bất biến trong đời sống xã hội của loài người
C.Là do ý chí chủ quan của giai cấp thống trị
D.Yêu cầu khách quan của một xã hội có giai cấp
5 Trong Tuyên ngôn ĐCS của C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Pháp luật của các ông chỉ
là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định” Đại từ nhân xưng “các ông” trong câu nói trên muốn chỉ ai?:
A.Các nhà làm luật B.Quốc hội, nghị viện
C.Nhà nước, giai cấp thống trị D.Chính phủ
6 Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ
Trang 13A Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
B Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị
C Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp
D Tất cả các ý trên
Câu 22:Khẳng định nào đúng khi nói về các đặc điểm, chức năng của pháp luật
1 Các thuộc tính của pháp luật là:
A.Tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến)
B.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C.Cả A và B đều đúng
D.Cả A và B đều sai
2 Chức năng nào không phải là chức năng của pháp luật:
A.Chức năng điều chỉnh các QHXH
B.Chức năng xây dựng và bảo vệ tổ quốc
C.Chức năng bảo vệ các QHXH
D.Chức năng giáo dục
3 Chức năng của pháp luật:
A.Chức năng lập hiến và lập pháp
B.Chức năng giám sát tối cao
5 Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy kiểu pháp luật:
A 2 kiểu pháp luật B.3 kiểu pháp luật C.4 kiểu pháp luật D.5 kiểu pháp luật
6 Hiến pháp xuất hiện:
A Từ nhà nước chủ nô B Từ nhà nước phong kiến
C Từ nhà nước tư sản D Từ nhà nước XHCN
Câu 23 : Chọn phương án điền nội dung thích hợp vào chỗ trống
1 “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính , do ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”
A Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
B Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
C Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
D Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội
2 Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giaicấp mình lên thành pháp luật Trong lịch sử loài người đã có hình thức pháp luật, đó là
Trang 14A 4 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật
B 3 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
C 2 – tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật
D 1 – văn bản quy phạm pháp luật
Nội dung 2: Quy phạm pháp luật
Câu 24: Quy phạm pháp luật là gì?
Câu 25 : Phân tích các đặc điểm của QPPL?
Câu 26: So sánh quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác?
Câu 27: Các khẳng định sau đây đúng hay sai?Tại sao
1 Phần giả định của QPPL chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định
2 Mỗi một QPPL phải bắt buộc có cả ba bộ phận cấu thành: giả định, quy định, chế tài
3 Phần quy định của QPPL nêu lên đặc điểm, thời gian, chủ thể, tình huống, điều kiện,hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế
4 Chế tài của QPPL là hình phạt nghiêm khắc của nhà nước đối với người có hành vi
vi phạm pháp luật
Câu 28: Xác định các bộ phận của các QPPL sau?
1 Điều 27 Hiến pháp 2013 “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và
đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân Việc thực hiện các quyền này do luật định”
2 Điều 241- Bộ luật Dân sự 2005: “ Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công
an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.”
3 Điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999: “.Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
A Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật
B Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội
C Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội
D Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội
2 Đặc điểm của QPPL khác so với quy phạm xã hội thời kỳ CXNT
A.Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; Nội dung thể hiện quan hệ bất bình đẳng trong
Trang 15xã hội.
B.Có tính bắt buộc chung, tính hệ thống và thống nhất cao
C.Được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước, chủ yếu bởi sự cưỡng chế
D.Cả A, B và C đều đúng
3 Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là thuộc tính (đặc trưng) của:
A.Quy phạm đạo đức B.Quy phạm tập quán C.QPPL D.Quy phạm tôn giáo
4 Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung) là thuộc tính (đặc trưng) của:
A.QP pháp luật B.Quy phạm đạo đức C.Quy phạm tập quán D.Quy phạm tôn giáo
5 QPPL là cách xử sự do nhà nước quy định để:
A Áp dụng cho một lần duy nhất và hết hiệu lực sau lần áp dụng đó
B Áp dụng cho một lần duy nhất và vẫn còn hiệu lực sau lần áp dụng đó
C Áp dụng cho nhiều lần và vẫn còn hiệu lực sau những lần áp dụng đó
D Áp dụng cho nhiều lần và hết hiệu lực sau những lần áp dụng đó
Câu 30 : Xác định phương án trả lời đúng trong các câu sau về cấu trúc QPPL
1 Về mặt cấu trúc, mỗi một QPPL:
A Phải có cả ba bộ phận cấu thành: giả định, quy định, chế tài
B Phải có ít nhất hai bộ phận trong ba bộ phận nêu trên
C Chỉ cần có một trong ba bộ phận nêu trên
C.Nêu lên đặc điểm, thời gian, chủ thể, tình huống, điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế, là môi trường tác động của QPPL
Trang 16thực hiện không đúng quy định của QPPL
C.Biện pháp cưỡng chế nhà nước áp dụng đối với người vi phạm pháp luật
D.Cả A, B và C đều đúng
5 Chế tài có các loại sau:
A Chế tài hình sự và chế tài hành chính
B Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự
C Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự
D Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc
Nội dung: Quan hệ pháp luật
Câu 31: Thế nào là một quan hệ pháp luật?
Câu 32 : Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật?
Câu 33: Các thành phần của quan hệ pháp luật là gì?Phân tích các thành phần? Câu 34: Thế nào là sự kiện pháp lý? Phân loại và cách xác định sự kiện pháp lý Câu 35 : Các khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao
1 Một tổ chức chỉ cần có năng lực pháp luật khi tham gia vào một QHPL cụ thể
2 Các QHPL không thể phát sinh, thay đổi do ý chí của các bên tham gia
3.Một QHPL chỉ bao gồm chủ thể và khách thể
4 Chủ thể của QHPL là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong một nhà nước
5 Cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định mới có tư cách pháp nhân
6 Mọi tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách chủ thể được coi là pháp nhân
7 Năng lực hành vi của chủ thể QHPL là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và mang các nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước thừa nhận
8 Năng lực hành vi xuất hiện ở cá nhân khi cá nhân đó được sinh ra
9 Năng lực chủ thể của cá nhân bắt đầu từ khi cá nhân đó đủ 16 tuổi
10.Chỉ có hành vi pháp lý của chủ thể mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan
hệ pháp luật
11 Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau
Câu 36 : Xác định câu trả lời đúng trong các câu sau đây về chủ thể của QHPL?
1 Chủ thể của QHPL là:
A.Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong một nhà nước
B.Cá nhân, tổ chức được nhà nước công nhận có khả năng tham gia vào các QHPL.C.Cá nhân, tổ chức cụ thể có được những quyền và mang những nghĩa vụ pháp lý nhất định được chỉ ra trong các QHPL cụ thể
D.Cả A, B và C
2 Điều kiện để trở thành chủ thể của QHPL:
A.Có năng lực chủ thể pháp luật B.Có NLPL C.Có NLHV D.Cả A, B và C đều sai
3 Điều kiện để một tổ chức tham gia vào một QHPL cụ thể:
A.Chỉ cần có NLPL
B.Chỉ cần có NLHV
C.Có năng lực chủ thể pháp luật
D.Cả A, B và C đều sai
Trang 17D.Cả Avà B đều sai
5 Năng lực pháp luật của chủ thể là:
A.Khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và mang các nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước thừa nhận
B.Khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận, bằng các hành vi của mình thực hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, tham gia vào các QHPL
C.Cả A và B đều đúng
D.Cả A và B đều sai
6 Năng lực pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân:
A Không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng
A Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người được sinh ra
B Năng lực chủ thể của cá nhân bắt đầu từ khi cá nhân đó đủ 16 tuổi
C Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi
D Không có câu nào sai
9 Điều 33 Hiến pháp Việt Nam 2013, quy định: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” được hiểu là:
A.Quy định về NLPL của công dân
B.Quy định về NLHV của công dân
C.Quy định về NLPL và NLHV của công dân
D Cả A, B và C đều sai
Câu 37 : Xác định câu trả lời đúng trong các câu sau đây về Sự kiện pháp lý?
1 Khẳng định nào sau đây là đúng:
A.SKPL là sự cụ thể hoá phần giả định của QPPL trong thực tiễn
B.SKPL là sự cụ thể hoá phần quy định của QPPL trong thực tiễn
C.SKPL là sự cụ thể hoá phần chế tài của QPPL trong thực tiễn
D.Cả A, B và C đều sai
2 Sự kiện pháp lý có thể:
Trang 18B.Những sự kiện xảy ra phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người.
C.Những sự kiện xảy ra có thể phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người hoặc không phụthuộc vào ý chí con người, tùy theo từng trường hợp cụ thể
D.Cả A, B và C đều sai
Nội dung: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Câu 38: Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích các dấu hiệu cơ bản của VPPL?
Câu 39: So sánh VPPL và các hành vi vi phạm khác?
Câu 40: Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật?Phân tích các yếu tố đó?
Câu 41: Lỗi trong VPPL là gì? Có mấy hình thức lỗi? Nhận biết các hình thức lỗi
đó như thế nào?
Câu 42: VPPL được phân thành các loại như thế nào?
Câu 43: Trách nhiệm pháp lý là gì? Cơ sở để xác định TNPL? Phân loại TNPL? Câu 44: Các khẳng định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
1 Mọi hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật
2 Hành vi trái pháp luật có thể là hành vi vi phạm pháp luật,có thể không phải là hành
vi vi phạm pháp luật
3 Một ý tưởng giết người là hành vi VPPL
4 Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi của chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra
5 Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra
6 Hành vi VPPL xâm hại tới mọi quan hệ tồn tại trong xã hội
7 Hành vi của con người bị coi là hành vi vi phạm pháp luật kể từ khi nó tồn tại trong suy nghĩ của con người
8 Lỗi của vi phạm PL là trạng thái tâm lý của chủ thể thể hiện sự ăn năn, hối hận về hành vi vi phạm PL của mình
9 Mục đích của VPPL là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
10 Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật
11 Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách nhiệm pháplý
12 Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật
13 Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của mỗi người và do cá nhân đó tự quy định
Trang 19Câu 45: Xác định câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây về VPPL?
1 Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm
A Chủ thể, khách thể
B Mặt chủ quan,mặt khách quan
C Chủ thể, khách thể, quyền pháp lý
D Cả A và B
2 Nguyên nhân của vi phạm pháp luật:
A.Hoạt động thù địch của các lực lượng phản động
B.Những thiếu sót trong hoạt động quản lý của nhà nước
C.Tồn tại số ít người bẩm sinh có xu hướng tự do vô tổ chức
A.Mọi hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật
B.Hành vi trái pháp luật có thể là hành vi vi phạm pháp luật,có thể không phải là hành
vi vi phạm pháp luật
C.Cả A và B đều đúng
D.Cả A và B đều sai
5 Trường hợp nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật
A Một người tâm thần thực hiện hành vi giết người
B Một người 14 tuổi điều khiển xe máy không bằng lái
C Một người thuê mướn trẻ em dưới 15 tuổi làm việc
A Vô ý vì quá tự tin B Cố ý gián tiếp C Vô ý vì cẩu thả D Cố ý trực tiếp
8 Chủ thể vi phạm nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được Đó là lỗi?
A Cố ý trực tiếp B Cố ý gián tiếp C Vô ý vì cẩu thả D Vô ý vì quá tự tin
9 Chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có
Trang 20ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra Đó là lỗi?
A Vô ý vì cẩu thả B Cố ý gián tiếp C Cố ý trực tiếp D Vô ý vì quá tự tin
10 Chủ thể vi phạm (do khinh suất, cẩu thả) không nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội
do hành vi của mình gây ra, mặc dù, có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó Đó làlỗi?
A Cố ý gián tiếp B Vô ý vì cẩu thả C Cố ý trực tiếp D Vô ý vì quá tự tin
Câu 46 : Xác định câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây về TNPL?
1 Nội dung của trách nhiệm pháp lý thể hiện ở yếu tố nào?
A Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hình sự
B Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý được PL quy định cụ thể
C Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý được PL quy định cụ thể
D Chủ thể vi phạm pháp luật có nghĩa vụ gánh chịu hậu quả pháp lýbất lợi
2 Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý là:
A Hành vi nguy hiểm cho xã hội và có lỗi
C Trách nhiệm hình sự, Trách nhiệm hành chính và Trách nhiệm dân sự
D Trách nhiệm hình sự, Trách nhiệm hành chính, Trách nhiệm dân sự và Trách nhiệm
kỉ luật
5 Một công ty xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi
trường Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là:
A Trách nhiệm hành chính
B Trách nhiệm hình sự
C Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự
D Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự
Câu 47 : Một thực khách đến quán ăn dùng bữa đã dựng xe trước cửa quán ăn Vị
khách này đã chủ quan không lấy thẻ giữ xe cũng như chất vấn chủ quán về trách nhiệm trông coi xe Xe bị kẽ trộm lấy mất và người chủ quán thoái thác trách nhiệm Trong trường hợp này người chủ quán có lỗi không
Câu 48: Cho tình huống sau: Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe
cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn
Trang 21tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe
đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số Người thợ sửa xe có lỗi hay không? Nếu có
là lỗi gì? ? Phân tích các cấu thành của VPPL này? Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là gì?
Câu 49 : Cho tình huống sau : Một người dùng súng bắn đạn hơi vào rừng săn thú
Trong lúc sơ suất đã bắn nhằm một nhân viên kiểm lâm Xác định mặt chủ quan của vi phạm pháp luật này?
Câu 50: Cho tình huống sau: Một người bán quán lẩu, sử dụng bếp gas để bàn cho
khách sử dụng Do để tiết kiệm chi phí, người chủ quán đã sử dụng bình gas mini không đảm bảo an toàn Hậu quả là bình gas phát nổ, gây bỏng nặng cho thực khách Lỗi ở đây là gì?
Câu 51: Bác sĩ Thành sau khi khám bệnh cho chị Lan, vì quá chủ quan và tự tin về
chuyên môn nên đã kê toa và bốc thuốc nhầm nhưng không hề hay biết.Sau khi uống thuốc nói trên, chị Lan đã tử vong ( cái chết được xác định từ nguyên nhân uống nhầm thuốc).=> Phân tích VPPL trên và trách nhiệm mà bác sĩ Thành phải chịu?
Câu 52: K yêu và tỏ tình với H nhưng bị H từ chối và nên đem lòng thù hận Đêm
ngày 8/3/20001 K đã lén bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà H nhằm đầu độc H Kết quả
là cả gia đình H bị ngộ độc , em trai H qua đời Việc làm của K có được coi là vi phạmpháp luật ko ? Tại sao
Câu 53: Bình là nhân viên công ty taxi Mai Linh Đang trong lúc làm việc anh này rủ
bạn đi uống rượu, sau đó không làm chủ được tay lái, đi quá tốc độ nên đã đâm vào chị Hoa đi ngược chiều gây tai nạn làm chị Hoa bị thương nhe, xe máy hỏng, xe taxi bịxước Bình có hành vi vi phạm gì? Trách nhiệm pháp lý?
Nội dung: Thực hiện pháp luật
Câu 54: Thực hiện pháp luật là gì? Điều kiện của thực hiện PL? Các hình thức thực hiện pháp luât?So sánh giữa các hình thức?
Câu 55: Áp dụng pháp luật là gì? Các trường hợp phải áp dụng pháp luât?
Câu 56: Các khẳng định sau đúng hay sai?Tại sao?
1.Thi hành pháp luật là việc các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật cấm
2 Các chủ thể không thi hành pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý do PL quy định
3 Các chủ thể không sử dụng pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý do PL quy định
4 Mọi chủ thể có năng lực chủ thể đều có thể áp dụng pháp luật
5 Hoạt động áp dụng pháp luật phải do các chủ thể có năng lực pháp luật và năng lực hành vi tiến hành
Câu 57: Xác định phương án trả lời đúng nhất.
1.Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật cấm là hành vi:
A Áp dụng PL B Thi hành PL C Sử dụng PL D.Tuân thủ PL
2 Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng một hành vi nhất
Trang 225 Việc áp dụng pháp luật được thực hiện khi
A Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước hoặc chế tài Pháp luật với chủ thể có hành vi VPPL; khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên trong QHPL mà họ không thể tự giải quyết
B Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước
C Trong một số QHPL mà NN thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát các bên tham gia quan hệ đó hoăc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc
sự kiện thực tế
D Cả A, B, C
6 Đâu không phải là đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật
A Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
B Được ban hành theo một trình tự thủ tục luật định
C Được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội
D.Cả A và B
7 Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:
a Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
b Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
c Tuân thủ pháp luật, thực hiện pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
d Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
8 Tuân thủ pháp luật là?
A Không làm những điều mà pháp luật cấm
B Thực hiện đúng các nghĩa vụ mà pháp luật quy định
C Thực hiện các quyền mà pháp luật quy định
D Cả ba hoạt động trên
9 Chấp hành pháp luật được hiểu là
A Không làm những điều mà pháp luật cấm
B Thực hiện đúng các nghĩa vụ mà pháp luật quy định
C Thực hiện các quyền mà pháp luật quy định
D Cả ba hoạt động trên
10.Đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật là:
A.Là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước
B Là hoạt động mang tính hình thức, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định
Trang 23C Là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với QHPL xác định, đòi hỏi tính sáng tạo
D Cả A, B, C
11 Chủ thể nào có quyền áp dụng pháp luật
A Chỉ có các cơ quan nhà nước
Câu 58: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì? Trình bày những yêu cầu cơ bản và vấn
đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ?
Câu 59: Xác định các câu trả lời đúng trong các câu sau
1 Trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật:
A.Nhà nước ban hành pháp luật nên nhà nước đứng trên pháp luật và pháp luật phải phục tùng nhà nước
B.Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như các viên chức nhà nước đều phải dựa trên cơ sở và tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật
C.Cả A và B đều đúng
D.Cả A và B đều sai
2 Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:
A Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
B Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
C Cả hai câu trên đều đúng
D Cả hai câu trên đều sai
3 Nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là:
A.Cơ quan, công chức nhà nước được làm mọi điều mà pháp luật không cấm; Công dân và các tổ chức khác được làm mọi điều mà pháp luật không cấm
B.Cơ quan, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép; Công dân
và các tổ chức khác được làm mọi điều mà pháp luật không cấm
C.Cơ quan, công chức nhà nước được làm mọi điều mà pháp luật không cấm; Công dân và các tổ chức khác được làm những gì mà pháp luật cho phép
D.Cơ quan, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép; Công dân
và các tổ chức khác được làm những gì mà pháp luật cho phép
4 Các biện pháp tăng cường pháp chế:
A.Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật
B.Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật
C.Tiến hành thường xuyên, kiên trì công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật
D.Cả A, B và C
Chương 3 Hệ thống pháp luật
Trang 243.1.Nội dung chủ yếu
3.1 Khái niệm và đặc điểm của HTPL
3.2 Hệ thống cấu trúc của PLVN
3.3 Hệ thống văn bản QPPL VN
3.4 Các ngành luật trong HTPL VN
1.2 Yêu cầu
- Sinh viên nắm kỹ nội dung của chương và từng phần theo nội dung chủ yếu
- Trình bày các câu hỏi theo đúng yêu cầu của đề bài
1 3 Nội dung
Bài tập Nội dung 1: Khái niệm và đặc điểm, hệ thống cấu trúc của HTPL, Hệ thống văn bản QPPL
Câu 60: Nêu khái niệm và đặc điểm của hệ thống pháp luật?
Câu 61: Các nhận định sau là đúng hay sai? Tại sao?
1 Để phân chia các ngành luật cụ thể thì cơ bản là phải dựa vào phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó
2 Việc phân chia hệ thống pháp luật được thực hiện theo ý muốn chủ quan của các nhà làm luật
3 Hệ thống cấu trúc của pháp luật Việt Nam được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là chế định luật, quy phạm pháp luật, ngành luật
4 Chế định luật Là tổng hợp các QPPL điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội bằng những phương pháp điều chỉnh đặc thù riêng
5 Ngành luật Là tổng hợp các QPPL điều chỉnh một nhóm các quan hệ pháp luật cùng loại, cùng tính chất
Câu 62: Thế nào là một văn bản QPPL? So sánh VBQPPL với các loại văn bản khác? Câu 63: Lập bảng các loại VBQPPL với chủ thể có thẩm quyền ban hành?
Câu 64: Hiệu lực của các VBQPPL được xác định như thế nào?
Câu 65: Xác định các câu trả lời đúng trong các câu sau?
1 Loại nguồn được công nhận trong hệ thống VBPLViệt Nam:
A.VBQPL B.Tập quán pháp C.Tiền lệ pháp D.Cả A, B và C đều đúng
2 Các dấu hiệu của VBQPPL:
A.Có tính bắt buộc chung B.Được áp dụng nhiều lần và lâu dài
C.Cả A và B đều đúng D.CảA và B đều sai
3 Nguyên tắc “không áp dụng hiệu lực hồi tố” của VBPL được hiểu là:
A.VBPL chỉ áp dụng đối với những hành vi xảy ra trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực phápluật
B.VBPL không áp dụng đối với những hành vi xảy ra trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực pháp luật
C.VBPL áp dụng đối với những hành vi xảy ra trước và sau thời điểm văn bản đó có hiệu lực pháp luật
D.Cả A, B và C đều sai
4 Một VBQPPL do CQNN hoặc người có thẩm quyền ban hành hết hiệu lực khi:
Trang 25A.Bị một văn bản được ban hành sau thay thế và văn bản đó đã có hiệu lực
B.Bị CQNN hoặc người có thẩm quyền bãi bỏ hay đình chỉ hiệu lực
C.Được CQNN hoặc người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung
D.Cả A, B và C đều đúng
5 Chủ tịch nước có quyền ban hành những loại VBPL nào:
A.Luật, quyết định B.Luật, lệnh C.Luật, lệnh,quyết định D.Lệnh, quyết định
6 Chính phủ có quyền ban hành những loại VBPL nào:
B.Nghị định, quyết định, thông tư
C.Nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị
D.Quyết định, thông tư, chỉ thị
9 Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong các văn bản sau của hệ thống VBQPPL Việt Nam: A.Bộ Luật B.Pháp lệnh C.Thông tư D.Chỉ thị
10 Chế định “Giao dịch dân sự” thuộc ngành luật nào:
A.Ngành luật kinh tế B.Ngành luật tài chính C.Ngành luật đất đai D.Ngành luật dân sự
11 Chế định “Tài sản và quyền sở hữu” thuộc ngành luật nào:
A.Ngành luật kinh tế
B.Ngành luật hôn nhân và gia đình
C.Ngành luật lao động
D.Ngành luật dân sự
12 Đâu không phải là chế định cơ bản của luật dân sự
A Tài sản và quyền sở hữu
B Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
C Chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản của người khác
D Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
13.Bộ trưởng cần ban hành một văn bản để hướng dẫn thi hành một nghị định của Chính phủ, văn bản đó là:
A Chỉ thị B Thông tư C Quyết định D Nghị quyết
14 Thứ tự sắp xếp tăng dần trong cơ cấu của hệ thống pháp luật Việt Nam là:
A Hệ thống pháp luật- ngành luật- chế định luật- quy phạm pháp luật
B Hệ thống pháp luật - ngành luật- quy phạm pháp luật - chế định luật
C Quy phạm pháp luật - chế định luật - ngành luật - Hệ thống pháp luật
D Quy phạm pháp luật - ngành luật - chế định luật - Hệ thống pháp luật
15 Thứ tự sắp xếp giảm dần trong cơ cấu của hệ thống pháp luật Việt Nam là:
Trang 26A Hệ thống pháp luật- ngành luật- chế định luật- quy phạm pháp luật
B Hệ thống pháp luật - ngành luật- quy phạm pháp luật - chế định luật
C Quy phạm pháp luật - chế định luật - ngành luật - Hệ thống pháp luật
D Quy phạm pháp luật - ngành luật - chế định luật - Hệ thống pháp luật
Chương 4 Ngành luật Hiến pháp
4.1.Nội dung chủ yếu
4.1.1 Khái quát chung về ngành luật Hiến pháp VN
- Khái niệm; Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh; Nguồn của ngành luật Hiến pháp
4.1 2 Một số chế định cơ bản của ngành luật Hiến pháp VN
- Chế độ chính trị; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chế độ kinh
tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường;Tổ chức bộ máy nhà nước
CHXHCN VN
4.2 Yêu cầu
- Sinh viên nắm kỹ nội dung của chương và từng phần theo nội dung chủ yếu
- Trình bày các câu hỏi theo đúng yêu cầu của đề bài
4 3 Nội dung
Bài tập Nội dung 1: Khái quát chung về ngành luật Hiến pháp VN
Câu 66: Nêu khái niệm và đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp?
Câu 67: Ngành luật Hiến pháp sử dụng các phương pháp điều chỉnh như thế nào? Câu 68: Các nhận định sau là đúng hay sai? Tại sao?
1 Những quan hệ về hôn nhân- gia đình, quyền tài sản, quyền nhân thân là đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp
2 Ngành luật Hiến pháp sử dụng duy nhất phương pháp bắt buộc để điều chỉnh các QHXH
3 Phương pháp bắt buộc của Ngành luật Hiến pháp nghiêm cấm chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp thực hiện những hành vi nhất định
4 Xác định nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước là đối tượng điều chỉnh duy nhất của ngành luật Hiến pháp
Nội dung 2: Một số chế định cơ bản của ngành luật Hiến pháp VN
Câu 69: Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
1 Theo Hiến pháp 2013 quyền công dân của người nước ngoài, người không quốc tịch đang sinh sống và làm việc tại VN được công nhận tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
2 Công dân VN chỉ thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ đại diện
3 Theo Hiến pháp 2013 thì quyền lực nhà nước được phân chia cho các cơ quan nhà nước
4 Theo Hiến pháp 2013 chỉ có công dân VN mới có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật cho phép
5 Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội là một bộ phận của bộ máy nhà nước
CHXHCNVN
6 Các quyền con người được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và không thể bị hạn chế theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
Trang 277 Chỉ có công dân Việt Nam mới có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữakhi bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
9 Mọi người đều quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật
10 Mọi cá nhân sinh sống và làm việc trên lãnh thổ VN phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Câu 70: Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
1 Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài
nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản thuộc sở hữu Nhànước
2 Chế độ giáo dục quy định trong Hiến pháp 2013 là ưu tiên phát triển giáo dục ở các đô thị, khu trung tâm, các thành phố lớn để tăng nguồn lực lao động có chất lượng cao
3 Theo Hiến pháp 2013 nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường không theo định hướng xã hộichủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước không cần giữ vai trò chủ đạo
4 Chế độ văn hóa quy định trong Hiến pháp 2013 là chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, thu hẹp các yếu tố dân tộc, mở rộng các yếu tố tinh hoa văn hóa nhân loại
Câu 71: Bộ máy nhà nước là gì?Các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN VN? Câu 72: Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
1 Đảng Cộng sản VN là một cơ quan nhà nước ở trung ương
2 Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội
và đối ngoại do toàn thể nhân dân cả nước bầu ra bằng hình thức phổ thông đầu phiếu
3 Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam thuộc thẩm quyền của Quốc hội nước CHXHCN VN
4 Chính phủ do Quốc hội thành lập chỉ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội
5 Thành viên của UBTVQH có thể đồng thời là thành viên của chính phủ
6 Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên
7 Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm , không thể thể rút ngắn hay kéo dài nhiệm kỳ
Câu 73: Phân tích vị trí chức năng của QH, CP, CTN qua đó làm rõ mối quan hệ giữa
QH với Chính phủ; QH với Chủ tịch nước, QH với TANDTC và VKSNDTC?
Câu 74: Xác định các câu trả lời đúng trong các câu sau?
1 Khẳng định nào đúng:
A.Bộ máy nhà nước là hệ thống các CQNN từ trung ương đến địa phương
B Bộ máy nhà nước là hệ thống các CQNN từ trung ương đến địa phương và các tổ chức chính trị - xã hộiC.Cả A và B đều đúng
D.Cả A và B đều sai
2.Trong bộ máy nhà nước XHCN có sự:
A Phân quyền B Phân công, phân nhiệm C Phân công lao động D Cả A,B, C
3 Tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam, theo nguyên tắc nào:
A.Tập trung dân chủ; Pháp chế XHCN; Đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCS
Trang 28B.Quyền lực nhà nước là thống nhất những có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trongviệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
C.Đảm bảo sự tham gia đông đảo của nhân dân vào tổ chức và hoạt động của nhà nước
D.Cả A, B và C
4 Cơ quan thường trực của Quốc hội là:
A Hội đồng dân tộc B Ủy ban Quốc hội C Ủy ban thường vụ Quốc hội D.Đoàn đại biểu Quốc hội
5 Cơ quan nào là CQNN:
A.Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
B.Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
C.Hội cựu chiến binh Việt Nam
D.Cả A, B và C đều sai
6 Cơ quan nào không phải là cơ quan ngang bộ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:A.Ngân hàng nhà nước B.Thanh tra chính phủ C.Ủy ban thể dục và thể thao D.Văn phòng chính phủ
7 Cơ quan nào là cơ quan ngang bộ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:
A.Thanh tra chính phủ B.Bảo hiểm xã hội Việt Nam C.Ngân hàng nhà nước D.Cả
A và C
8 Các tòa án chuyên trách của hệ thống tòa án nước CHXHCN Việt Nam:
A.Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động
B.Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế
C.Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế, tòa hôn nhân gia đình.D.Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế, hôn nhân gia đình, tòa hiếnpháp
9 Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:
A.Do nhân dân bầu
B.Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước
C.Do Chủ tịch nước giới thiệu
D.Do Chính phủ bầu
10 Theo Hiến pháp Việt Nam 2013 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam có quyền:
A Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng
B Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao
C Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng VKSND tối cao
D Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Bộ trưởng
11 Theo quy định của Hiến pháp VN 2013, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp:A.Chủ tịch nước B.Quốc hội C.Chính phủ D.Tòa án nhân dân và viện kiểm sát ND
12 Nếu không có kỳ họp bất thường, theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 2013, mỗi năm Quốc hội Việt Namn triệu tập mấy kỳ họp:
A.1 kỳ B.2 kỳ C.3 kỳ D Không có quy định phải triệu tập mấy kỳ họp
13 Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 2013, có mấy cấp xét xử:
A.2 cấp B.3 cấp C.4 cấp D.5 cấp
14 Cơ quan hành chính Nhà nước trong bộ máy Nhà nước ta là:
Trang 29A Hội đồng nhân dân B Viện Kiểm sát nhân dân C Toà án nhân dân D Bộ tư pháp
15 Câu nào sau đây không đúng về Quốc hội:
A Là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân
B Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
C Là cơ quan trong hệ thống cơ quan tư pháp
D Là cơ quan giám sát tối cao toàn bộ họat động của nhà nước
16 Hội đồng nhân dân là:
A Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
B Do nhân dân địa phương gián tiếp bầu ra
C Cơ quan chấp hành của Quốc hội
D Cả a và b đều đúng
17 Hệ thống cơ quan xét xử bao gồm:
A Tòa án nhân dân tối cao B Tòa án nhân dân các cấp C Tòa án quân sự các cấp D Cả A,B,C
18 Người có thẩm quyền cho phép gia nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch, tước quốc tịch VN là:
A Chủ tịch nước B.Thủ tướng Chính phủ C Chủ tịch Quốc hội D Chánh án TAND tối cao
19 Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay có bao nhiêu thành phố trực thuộc trung ương?
A 4 B 5 C 6 D 7
20 Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Phó chủ tịch nước CHXHCN VN :
A.Do nhân dân bầu
B.Do Quốc hội bầu ,miễn nhiệm, bãi nhiệm theo sự đề nghị của Chủ tịch nước
C.Do Chủ tịch nước bổ nhiệm
D.Do Chính phủ bầu
21 Khẳng định nào đúng theo Hiến pháp 2013
A Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.Thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước,
B Chủ tịch nước do Nhân dân bầu trong số các đại biểu Quốc hội, Thủ tướng chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm
C Chủ tịch nước do Nhân dân bầu, Thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước
D Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, Thủ tướng chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm
22 Khẳng định nào đúng theo Hiến pháp 2013
A Chỉ có công dân Việt Nam có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
B Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật cho phép
C Công dân Việt Nam có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật cho phép
D Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
23 Đâu không phải là thẩm quyền của Quốc hội theo Hiến pháp 2013
A Quyền lập hiến,lập pháp
Trang 30B Quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
C Quyền giám sát tối cao đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước
D Quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
24 Nhận định nào sau đây sai?
A Đảng lãnh đạo bằng cách đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách
B Đảng lãnh đạo bằng cách ban hành pháp luật
C Đảng lãnh đạo bằng sự gương mẫu của các Đảng viên
D Đảng lãnh đạo bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục không cưỡng chế
25 Đối với công dân Việt Nam thì bảo vệ tổ quốc là:
A Nghĩa vụ B.Quyền C.Quyền và nghĩa vụ D Tất cả đều sai
Chương 5 Luật Hành chính
5.1.Nội dung chủ yếu
5.1.1 Khái quát chung về Luật hành chính
- Khái niệm ngành luật hành chính, Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
- Nguồn của luật hành chính
5 1.2 Một số chế định cơ bản của Luật hành chính
- Quản lý hành chính nhà nước
- Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính
- Pháp luật về khiếu nại tố cáo
5.2 Yêu cầu
- Sinh viên nắm kỹ nội dung của chương và từng phần theo nội dung chủ yếu
- Trình bày các câu hỏi theo đúng yêu cầu của đề bài
5 3 Nội dung
Bài tậpNội dung 1: Khái quát chung về luật hành chính
Câu 75: Cho các nhận định sau đây hãy xác định đúng; sai? Tại sao?
1 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính là các quan hệ xã hội nảy sinh trongquá trình quản lý nhà nước
2 Phương pháp thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính
3 Quan hệ tài sản, nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính?
4 Phương pháp quyền uy là phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
5 Quan hệ phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương với cơ quan
HCNN ở địa phương là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính
6 Quan hệ phát sinh trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định không phải là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính
7.Quan hệ phát sinh giữa cơ quan nhà nước với công dân là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính