B.3 C.4 D.5 4 Các biện pháp xử phạt bổ sung đối với vi phạm hành chính gồm.

Một phần của tài liệu bài tập pháp luật đại cương (Trang 34 - 53)

4. Các biện pháp xử phạt bổ sung đối với vi phạm hành chính gồm.

A. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất.

B.Kỷ luật, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

C.Tịch thu tang, phương tiện tạm giữ, tạm giam, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được sử dụng để vi phạm hành chính

D. Cả A, B, C

5. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khôi phục pháp luật nào sau đây:

A.Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

B.Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.

C.Cả A và B đều đúng D.Cả A và B đều sai

6. Nguyên tắc áp dụng hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong pháp luật hình sự và pháp luật hành chính là:

A.Có thể áp dụng một lúc nhiều hình phạt chính và nhiều hình phạt bổ sung

hình phạt bổ sung

C.Chỉ có thể áp dụng được một hình phạt chính và một hình phạt bổ sung

D.Chỉ có thể áp dụng được một hình phạt chính, và áp dụng được nhiều hình phạt bổ sung

7. Thời hiệu để xử lý vi phạm hành chính là

A. 2 năm B.24 tháng C. 1 năm D. 3 năm 8. Trục xuất là hình thức xử phạt áp dụng với

A. Công dân Việt Nam phạm tội chống phá chính quyền B. Người không quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam

C. Người nước ngoài có hành vi VPHC trên lãnh thổ VN D.Luật XLVPHC không có hình thức xử phạt trục xuất.

9. Hình thức nào vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung.

A. Cảnh cáo B. Phạt tiền C. Trục xuất D. Đưa vào cơ sở chữa bệnh. 10.Theo luật XLVPHC mức phạt tiền được áp dụng với cá nhân là

A.Từ 100.000 – 50.000.000 B. Từ 50.000 – 1.000.000.000 C. Từ 50.000- 10.000.000 D.Từ 100.000 – 2.000.000.000

11.Theo luật XLVPHC mức phạt tiền được áp dụng với tổ chức là A.Từ 100.000 – 50.000.000

B. Từ 50.000 – 1.000.000.000 C. Từ 50.000- 10.000.000 D.Từ 100.000 – 2.000.000.000

12.Theo luật XLVPHC mức phạt tiền được áp dụng trong lĩnh vực hôn nhân-gia đình là A. 50.000.000 B.20.000.000 C. 30.000.000 D.100.000.000

13.Theo luật XLVPHC mức phạt tiền được áp dụng trong lĩnh vực an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội… là

A. 50.000.000 B.40.000.000 C. 30.000.000 D.100.000.000

14.Theo luật XLVPHC mức phạt tiền được áp dụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh, quảng cáo, mỹ phẩm… là

A. 50.000.000 B.20.000.000 C. 30.000.000 D.100.000.00015 Theo luật XLVPHC tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính là: 15 Theo luật XLVPHC tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính là: A. Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm

B. Vi phạm hành chính với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

C. Sau khi vi phạm có hành vi trốn tránh, che giấu hành vi vi phạm D. Cả A, B,C

16 Theo luật XLVPHC tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính là:

A. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

C. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình D. D. Cả A, B,C

17. Thời hiệu để xử lý VPHC là

A. Thời hạn xử lý VPHC do pháp luật quy định

B.Thời hạn người có hành vi vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật

C.Thời hạn do pháp luật quy định mà khi hết thời hạn đó người có hành vi vi phạm hành chính không phải chịu trách niệm hành chính về hành vi vi phạm của mình D. Thời hạn do pháp luật quy định mà khi hết thời hạn đó người có hành vi vi phạm hành chính phải chịu trách niệm hành chính về hành vi vi phạm của mình

Câu 89: Điền vào chỗ trống ……

1. Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực với số tiền phạt là……….

2. Chủ tịch UBND huyện có thẩm quyền phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực với số tiền phạt là……….

3. . Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực với số tiền phạt là……….

4. Trưởng công an xã có thẩm quyền phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực với số tiền phạt là……….

5. Trưởng công an huyện có thẩm quyền phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực với số tiền phạt là……….

6. Giám đốc công an tỉnh có thẩm quyền phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực với số tiền phạt là……….

7. Chánh thanh tra tỉnh có thẩm quyền phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực với số tiền phạt là……….

8. Chánh thanh tra sở có thẩm quyền phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực với số tiền phạt là……….

Câu 90 : Xác định đúng sai, giải thích?

1. Tố cáo là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Khiếu nại là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

3. Cá nhân, tổ chức đều có thể thực hiện việc tố cáo.

4. Đối tượng của tố cáo là các quyết định hành chính, hành vi hành chính và các quyết định kỷ luật cán bộ công chức

5. Người khiếu nại chỉ có thể gửi khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Câu 91 : Thẩm quyền và Trình tự ,thời gian giải quyết khiếu nại; tố cáo ? Câu 92: Xác định phương án đúng:

1. Theo quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có quyền khiếu nại?

A) Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân;

B) Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

C) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện quyết định hoặc hành vi hành chính trái pháp luật; D) Tất cả các đáp án trên đều đúng.

2. Theo quy định tại Luật Tố cáo năm 2011, công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của những người nào sau đây?

A) Của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

B) Của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực;

C) Của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức;

D) Tất cả các phương án trên đều đúng

3. Theo quy định tại Luật Tố cáo năm 2011, thời hạn giải quyết tố cáo là bao nhiêu ngày?

A) 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày.

B) Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

C) Không quá 100 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết. D) Cả A và B là phương án đúng.

4. Theo quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là bao nhiêu ngày? A) Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

B) Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

C) Không quá 45 ngày trong mọi trường hợp. D) Cả A và B là phương án đúng.

5. Pháp luật quy định khiếu nại là gì?

A. “Khiếu nại” là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

B. “Khiếu nại” là việc công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. “Khiếu nại” là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc có liên quan.

D. “Khiếu nại” là việc công dân, cơ quan, xí nghiệp, các ban ngành, các tổ chức trong và ngoài nước hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

6. Pháp luật quy định Tố cáo là gì?

A. “Tố cáo” là việc công dân tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

B. “Tố cáo” là việc công dân tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân đó.

C. “Tố cáo” là việc công dân theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

D. “Tố cáo” là việc công dân theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Chương 6: Luật dân sự

6.1 Nội dung chủ yếu:

6.1.1 Khái quát chung về luật dân sự

- Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh - Nguồn của luật dân sự

6.1.2 Một số chế định cơ bản của Luật dân sự - Tài sản; Quyền sở hữu

- Hợp đồng dân sự; Thừa kế 6.2 Yêu cầu

- Sinh viên nắm kỹ nội dung của chương và từng phần theo nội dung chủ yếu. - Trình bày các câu hỏi theo đúng yêu cầu của đề bài.

6. 3 Nội dung bài tập

Nội dung 1: Khái quát về luật dân sự

Câu 93: Cho các nhận định sau đây hãy xác định đúng; sai; giải thích

1. Những quan hệ hợp đồng mua bán tài sản không phải là đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự.

2. Mệnh lệnh là phương pháp chủ yếu mà ngành luật dân sự sử dụng để điều chỉnh các QHPL dân sự

3. Phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 là các QHDS bao gồm 4 nhóm: quan hệ dân sự (nghĩa hẹp); quan hệ lao động; quan hệ kinh doanh, thương mại; quan hệ hôn nhân gia đình.

4. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự gồm 2 nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

5. Bình đẳng, thỏa thuận là phương pháp chủ yếu mà ngành luật dân sự sử dụng để điều chỉnh các QHPL dân sự..

Câu 94: Xác định câu trả lời đúng trong các câu sau?

1. Trong các quan hệ dân sự:

A.Các bên có sự bình đẳng về địa vị pháp lý

B.Các bên không có sự bình đẳng về địa vị pháp lý

C.Tùy từng trường hợp mà các bên có thể bình đẳng hoặc không bình đẳng về địa vị pháp lý

D.Cả A, B và C đều sai

2. Tính chất của phương pháp bình đẳng thỏa thuận trong ngành luật dân sự:

A.Hoạt động quản lý, hoạt động chấp hành - điều hành mang bản chất là tính quyền uy. B.Các bên tham gia quan hệ có địa vị không bình đẳng với nhau về ý chí: một bên đưa ra lệnh, bên kia phải phục tùng.

C.Bảo đảm sự bình đẳng, quyền tự định đoạt về mặt pháp lý giữa các chủ thể. Truy cứu trách nhiệm tài sản của những người có hành vi gây thiệt hại cho người

D.Cả A, B và C đều đúng

3. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với………về một giá trị nhân thân của cá nhân hay tổ chức:

A. Với người B. Với tổ chức C. Với tài sản D. Với pháp nhân 4.. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự bao gồm yếu tố nào sau đây: A. Quan hệ vật chất

B. Quan hệ không mang tính vật chất C. Quan hệ tài sản và nhân thân D. Tất cả các quan hệ trong xã hội

Câu 95: Xác đinh phương án trả lời đúng trong các câu sau

1. Xét về độ tuổi, người có NLHV dân sự chưa đầy đủ, khi: A.Dưới 18 tuổi

B.Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi C.Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi D.Dưới 21 tuổi

A.Cá nhân

B.Cá nhân, pháp nhân

C.Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác

D.Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình 3. Điều kiện để một tổ chức được coi là pháp nhân: A.Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

B.Có tài sản độc lập với tài sản của tổ chức, cá nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia vào các QHPL một cách độc lập

C.Cả A và B đều đúng D.Cả A và B đều sai

Một phần của tài liệu bài tập pháp luật đại cương (Trang 34 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w