1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

24 4,4K 80

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 212 KB

Nội dung

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của đất đai đối với cuộc sống con người, nó có ý nghĩa hàng đầu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của quốc gia. Kể từ năm 1980, khi hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến nay quyền của người sử dụng đất không ngừng được phát triển. Từ chỗ người sử dụng đất chỉ có quyền khai thác các công dụng của đất đai, không có quyền thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai, đến khi có Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 và đặc biệt là khi Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời, thì Nhà nước đã thừa nhận cho người dân có năm quyền sử dụng đất là chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế. Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, Nhà nước thừa nhận người sử dụng đất có mười quyền và trong tương lai các hạn chế về quyền của người sử dụng đất sẽ ngày càng ít đi. Quyền năng của người quản lý, sử dụng đất hợp pháp sẽ được bảo đảm ngày càng tốt hơn, thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể và cũng là để quản lý, khai thác đất đai có hiệu quả hơn. Trong các quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thừa kế tài sản là bất động sản có vị trí hết sức đặc biệt. Do tính chất pháp lý đặc thù của loại tài sản này, nên bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định thừa kế quyền sử dụng đất thành một chương riêng, nhưng bộ luật Dân sự năm 2005 không còn quy định chế độ pháp lý riêng biệt về thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khi xem xét về thừa kế quyền sử dụng đất thì phải vận dụng cả các quy định của Luật Đất đai để việc giải quyết phù hợp với tính chất đặc biệt của loại tài sản này. .......

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đấtnước Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của đất đai đối với cuộcsống con người, nó có ý nghĩa hàng đầu trong đời sống kinh tế, chính trị, xãhội và an ninh quốc phòng của quốc gia

Kể từ năm 1980, khi hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến nay quyền của người sử dụng đất không ngừng được phát triển Từ chỗ người sử dụng đất chỉ có quyền khai thác các công dụng của đất đai, không cóquyền thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai, đến khi có Hiến pháp năm

1992, Luật Đất đai năm 1993 và đặc biệt là khi Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời, thì Nhà nước đã thừa nhận cho người dân có năm quyền sử dụng đất là chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, Nhà nước thừa nhận người sử dụng đất có mười quyền và trong tương lai các hạn chế về quyền của người sử dụng đất sẽ ngày càng ít đi.Quyền năng của người quản lý, sử dụng đất hợp pháp sẽ được bảo đảm ngày càng tốt hơn, thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể và cũng là để quản lý, khai thác đất đai có hiệu quả hơn

Trong các quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thừa kế tài sản

là bất động sản có vị trí hết sức đặc biệt Do tính chất pháp lý đặc thù của loại tài sản này, nên bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định thừa kế quyền sử dụng đất thành một chương riêng, nhưng bộ luật Dân sự năm 2005 không còn quy định chế độ pháp lý riêng biệt về thừa kế quyền sử dụng đất Tuy nhiên, khi xem xét về thừa kế quyền sử dụng đất thì phải vận dụng cả các quy định của Luật Đất đai để việc giải quyết phù hợp với tính chất đặc biệt của loại tài sản này

Trang 2

Được phân công về thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu,tỉnh Nghệ An – địa bàn trong một vài năm trở lại đây tranh chấp quyền sửdụng đất từ thừa kế có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tính chất Vì vậy

em quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” làm chuyên đề viết báo cáo

thực tập của mình Mặc dù thời gian thực tập không dài và trong khuôn khổmột chuyên đề không thể đưa ra phân tích một cách chuyên sâu đối với một

đề tài phức tạp như đề tài này Nhưng qua bài báo cáo này, em hi vọng quaviệc học hỏi, xem xét thực tiễn có thể đưa ra những nhìn nhận, đánh giá vàđóng góp một phần ý kiến của mình về thực trạng các vụ án về tranh chấpquyền sử dụng đất từ chia thừa kế tại địa phương nói riêng cũng như tình hìnhgiải quyết những vụ án về tranh chấp đất đai nói chung của Tòa án nơi thựctập

Do lần đầu tiếp xúc với thực tế, thời gian nghiên cứu hạn hẹp, giới hạntrang viết bị hạn chế, đặc biệt đây là một chuyên đề thực tập đầu tay của tácgiả còn đang là sinh viên nghiên cứu lý luận trong trường đại học nên dù đã

cố gắng rất nhiều song chắc chắn chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếusót, hạn chế Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô vàcác bạn độc giả quan tâm để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn

2 Nội dung nghiên cứu

Do điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau nên bài báo cáo không

đi lại các vấn đề mang tính lý luận mà chỉ đề cập tới một số khái niệm cơ bảnnhư thừa kế, quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất, Báo cáo tậptrung nghiên cứu về thực trạng các tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa

kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, tình hình giải quyết các vụ

án liên quan đến các tranh chấp đó của Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu.Đồng thời, bài viết còn đưa ra một số đánh giá, nhận xét cũng như đề xuấtmột số ý kiến chủ quan nhằm góp phần hoàn thiện phần nào những thiếu sót,hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn

3 Phạm vi nghiên cứu

Trang 3

Chế định thừa kế đất đai là một chế định lâu đời trong pháp luật dân sựnói chung và pháp luật đất đai nói riêng, đây cũng là nguyên nhân của thựctrạng chồng chéo các quy định khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụngđất từ chia thừa kế Như đã đề cập ở trên, nên bài viết chỉ dừng lại ở phạm vinghiên cứu trên địa bàn hẹp là huyện Quỳnh Lưu Các nghiên cứu đang ở mức

độ mang tính chất khái quát, tổng hợp, thống kê chưa thể nghiên cứu, đánhgiá trên phương diện toàn diện Nên rất mong nhận được sự quan tâm củathầy cô và các bạn

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở của phương pháp luận triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, lý luận về nhà nước và pháp luật, bài viết còn sử dụng và kết hợp nhiềuphương pháp khác nhau trong mỗi hoạt động thực tiễn của mình để việcnghiên cứu đạt hiệu quả tốt nhất Cụ thể:

Phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp phân tích khi trực tiếptham dự những hoạt động tố tụng cụ thể của cơ quan thực tập; phương phápthống kê tổng hợp; phương pháp so sánh được dùng trong quá trình xem xét

sổ thụ lý, nghiên cứu các hồ sơ vụ án

5 Giới thiệu chung huyện Quỳnh Lưu,tỉnh Nghệ An và

cơ sở thực tập – Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu

5.1 Khái quát chung về huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Quỳnh Lưu là một huyện nằm phía Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phốVinh 60 km

Vị trí địa lý của huyện: phía Nam giáp với huyện Diễn Châu và huyệnYên Thành, phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn, phía Đông giáp với biển Đông,

có đường bờ biển dài 34 km

Diện tích tự nhiên: 568,4 km2, chiếm 3,58% diện tích của toàn tỉnh, chiềudài từ Bắc đến Nam là 26 km, chiều rộng từ Đông sang Tây 22km, toàn huyện

có 43 xã, thị trấn với dân số khoảng 340.725 người trong đó có 20 xã đồngbào theo đạo, 2 xã dân tộc thiểu số

Trang 4

Địa hình Quỳnh Lưu đa dạng, đất đai điều kiện tự nhiên cấu tạo khácnhau, có thể chia địa hình huyện thành 3 vùng như sau:

- Vùng biển: gồm 16 xã, cơ cấu kinh tế vùng này chủ yếu là nông nghiệp,diêm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, dịch vụ và kinh tế

du lịch biển

- Vùng đồng bằng: gồm 16 xã, cơ cấu kinh tế vùng này chủ yếu là nôngnghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Đây là vùng trung tâmhuyện, có điều kiện thổ nhưỡng để phát triển nông nghiệp chủ yếu là cây lúa

và rau màu các loại, cũng như phát triển chăn nuôi gia cầm, chế biến nôngphẩm và các nghành nghề truyền thống; phát triển thương mại và dịch vụ tổnghợp phục vụ sản xuất và đời sống

- Vùng đồi núi: có 11 xã, đặc thù vùng này có điều kiện đất đai rộng, xuthế phát triển ở đây là nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả, cây côngnghiệp ngắn ngày, cây nguyên liệu, trồng rừng và phát triển kinh tế trang trại

5.2. Đặc điểm, tình hình Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu,

Trong nhiều năm, Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu với quyết tâm hoànthành xuất sắc nhiệm vụ, Thẩm phán, Thư ký đã từng bước khắc phục khókhăn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với chất lượng, hiệu quả cao nhất

Cơ cấu tổ chức hiện nay: Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu với tổng số

18 cán bộ, công chức (trong đó có 06 thẩm phán, 09 thư ký, 01 kế toán và 02cán bộ phục vụ) Đội ngũ cán bộ của đơn vị đều có trình độ chuyên mônnghiệp vụ: (15 người có trình độ cử nhân Luật, 01 người có trình độ cử nhân

kế toán và 01 người có trình độ trung cấp văn thư lưu trữ) Đơn vị đã thànhlập Chi bộ và các đoàn thể quần chúng trong đơn vị (Công đoàn, Chi đoànthanh niên, Hội luật gia) hoạt động sôi nổi, hàng tháng, quý luôn họp bình xéttừng thành viên trong tổ chức, nâng cao hoạt động của tổ chức mình Được

Trang 5

huyện ủy, liên đoàn lao động, huyện Đoàn Quỳnh Lưu công nhận là đơn vịtrong sạch vững mạnh trong nhiều năm liền.

Sau 67 năm xây dựng và trưởng thành, với sự nỗ lực của bao thế hệ cán

bộ đã cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, Tòa án nhân dân huyện huyệnQuỳnh Lưu đã có những thắng lợi quan trọng Những thắng lợi đó góp phầnlàm nên những thành công chung của huyện nhà Về tổng quát, năm 2012 tínhcho đến thời điểm này Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã tiến hành giảiquyết 414 vụ án các loại và đảm bảo được sự công bằng và nghiêm minh củapháp luật tạo niềm tin cho nhân dân Năm 2013, Tòa án nhân dân huyện đãthụ lý 584 vụ án các loại (tăng 55 vụ so với năm 2012), đã giải quyết và xét

xử 579 vụ, đạt tỷ lệ 99,1% Về công tác thi hành án hình sự, đã thụ lý 124/254

bị án, đã ra quyết định đạt tỷ lệ 100% Đã thụ lý 11 đơn thư khiếu nại, đơnkhởi kiện Trong công tác xét xử, tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã mời70/70 vị Hội thẩm tham gia phiên tòa, phần lớn các vị Hội thẩm là cán bộcông chức đang đương nhiệm, có trình độ đại học trên 50%

Trang 6

B NỘI DUNG

Chương 1 THỰC TRẠNG TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

1.1 Một số khái niệm cơ bản

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người khác (là

cá nhân đang còn sống hoặc là pháp nhân còn tồn tại) theo di chúc hoặc theoquy định của pháp luật

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của ngườichết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật vềđất đai (Điều 735, Bộ luật Dân sự năm 2005)

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi đề cập tới khái niệm tranh chấpquyền sử dụng đất Theo quy định của pháp luật về đất đai, Luật Đất đai năm

2003 và hiện nay là Luật Đất đai năm 2013 đều cùng định nghĩa về tranh chấp

đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của

người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” (khoản 26Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).Thuật ngữ “các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất” là một thuậtngữ có nội hàm rất rộng, bao gồm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất và tàisản gắn liền với đất Theo suy luận logic thì tranh chấp về quyền sử dụng đất

sẽ bao gồm ba loại: tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất (thựcchất là tranh chấp quyền sử dụng đất hay cụ thể hơn là kiện đòi đất đang bịngười khác chiếm giữ, tranh chấp mốc giới); tranh chấp hợp đồng chuyển đổi,chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặcbảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; tranh chấp thừa kế quyền sửdụng đất

Trang 7

Việc hiểu và vận dụng thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử dụng đất” theohướng này là hợp lý cả về vấn đề logic ngôn ngữ và thực tiễn Theo đó, tranhchấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụngđất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều

50 của Luật Đất đai năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì doToà án nhân dân giải quyết Riêng đối với các tranh chấp hợp đồng liên quanđến quyền sử dụng đất chưa có “giấy tờ hợp lệ” (thực chất là chưa có quyền

sử dụng đất) Toà án vẫn có thẩm quyền thụ lý giải quyết nhưng chỉ có thẩmquyền giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu chứ không có thẩmquyền quyết định ai là người có quyền sử dụng đất “Tranh chấp về quyền sửdụng đất” chỉ đặt ra khi quyền đó đã được khẳng định bởi các giấy tờ hợp lệrồi mà vẫn phát sinh các tranh chấp liên quan

Một vấn đề nữa cần làm rõ là “tranh chấp về quyền sử dụng đất” có phải là

“tranh chấp đất đai” hay không Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm

1993 không có phần giải thích thuật ngữ Đến Luật Đất đai năm 2003 theokhoản 26 Điều 4 về giải thích từ ngữ thì “Tranh chấp đất đai là tranh chấp vềquyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan

hệ đất đai” Nếu suy luận theo Điều 136 của Luật này, chúng ta thấy có một

sự tương đồng giữa hai thuật ngữ “tranh chấp đất đai” và “tranh chấp vềquyền sử dụng đất” Điều này là cơ sở quan trọng để chúng ta giải quyết vấn

đề hoà giải cơ sở đối với những tranh chấp về đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai là việc các cơ quan có thẩm quyền tìm ramột giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, nhằm giải quyết những bấtđồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức bằng hình thức trả lờibằng văn bản theo qui định của pháp luật, trên cơ sở đó phục hồi cácquyền lợi bị xâm phạm dồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối vớicác trường hợp vi phạm Giải quyết tranh chấp đất đai là một trongnhững công tác quản lý của Nhà nước về đất đai nhằm bảo vệ quyền lợi

Trang 8

cho người sử dụng đất giúp người sử dụng đất yên tâm sản xuất trên mảnhđất của mình.

1.2 Vài nét về thừa kế di sản là đất đai

Theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/ NQ-HĐTP của Hội đông thẩmphán Tòa án nhâXác định quyền sử dụng đất là di sản

Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tàisản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, LuậtĐất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản

Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong cácloại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm

2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, khôngphụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế

Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có mộttrong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại các trường hợp trên nhưng có di sản

là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước,nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trìnhxây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanhnhư nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hayvật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá,cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sửdụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trườnghợp sau: a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp

có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản

là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó b) Trongtrường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩmquyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ

Trang 9

ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không viphạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà

án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương

sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sửdụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quyđịnh của pháp luật về đất đai c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp cóthẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, disản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất

đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó

Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có mộttrong các loại giấy tờ quy định tại các trường hợp trên và cũng không có disản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩmquyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.Luật Đất đai năm 2003 cũng đã quy định theo hướng mở rộng phạm vi giảiquyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân Theo đó, Tòa ánnhân dân không chỉ có thẩm quyền giải quyết chấp về tài sản gắn liền với đất;các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có Giấy chứngnhận quyền sử dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; tòa án nhândân huyện còn có thêm thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sửdụng đất trong trường hợp người sử dụng chưa được nhà nước cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ về sử dụng đấtquy định tại khoản 1,2,5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 Việc mở rộng thẩmquyền giải quyết tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất này của Luật Đất đainăm 2003 đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn quản lý và sử dụng đất đai ởnước ta

1.3 Cơ sở pháp lý

Trang 10

Tại khoản 5 Điều 113 Luật Đất đai năm 2003 có quy định: đối với hộgia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê thì cá nhân có quyền đểthừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật Hộ giađình được nhà nước giao đất, nếu trong hộ có người chết thì quyền sử dụngđất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Còntại điểm đ khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 lại quyđịnh: Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mìnhtheo di chúc hoặc theo pháp luật, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếutrong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được đểthừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc

sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặngcho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xácđịnh;

Ngoài ra còn có các văn bản pháp lý liên quan khác cũng có những hướng dẫn

cụ thể về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế như:

 Nghị định 181/ 2004/ NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thihành Luật đất đai;

 Luật sửa đổi bổ sung, một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo số26/2004 ngày 15/06/2004;

 Nghị định số 53/2005/ NĐ- CP về việc quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành L uật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ngày 19/04/2005 của Chính Phủ;

 Công văn số 116/2004/KH XX ngày 22/07/2004 của Toà án nhândân tối cao về việc thực hiện thẩm quyền của Toà án nhân dân theoquy định của Luật Đất đai 2003

1.4 Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện

Quỳnh Lưu

Trang 11

Theo thống kê của Tòa án nhân dân huyện Quỳnh lưu, trong năm 2012 trên địa bàn toàn huyện có 40 vụ việc về tranh chấp quyền sử dụng đất Trong đó, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là 5 vụ, chiếm 12.5% Số liệu được thống kê cụ thể dưới các bảng sau:

Trang 12

Bảng 1: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự năm 2012

Mới thụ lý

Tổng số

Chuyển

hồ sơ

Đình chỉ

Công nhận thỏa thuận của đương sự

Xét

xử hoặc giải quyết

Tổng số

Tổng số

Quá hạn luật định

Tạm đình chỉ

(Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Quỳnh lưu)

Bảng 2: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân

huyện Quỳnh lưu từ năm 2011 đến năm 1013

Ngày đăng: 01/10/2014, 09:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự năm 2012 - Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
Bảng 1 Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự năm 2012 (Trang 11)
Bảng 3: Tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn - Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
Bảng 3 Tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w