. MỞ ĐẦULý do chọn đề tàiViệt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với diễn biến của qui luật. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Trong công cuộc cải cách đó, cải cách về thuế luôn được các quốc gia đặc biệt chú trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển và ổn định lâu dài về mọi mặt của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống chính sách thuế của mình, vấn đề kinh tế mà các quốc gia đều gặp phải đó là hiện tượng đánh thuế hai lần (hay còn gọi là đánh thuế trùng). Đánh thuế trùng được hiểu là việc hai hay nhiều quốc gia đánh một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng một kỳ tính thuế. Việc đánh thuế trùng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội chung ở các quốc gia, nó là rào cản đối với dòng luân chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động, cản trở quá trình toàn cầu hóa kinh tế.... Xuất phát từ lợi ích quốc gia mình, với mục tiêu thúc đẩy đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp đa quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại, công nghiệp tài chính, cùng cạnh tranh lành mạnh, thực hiện đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ và luân chuyển lao động mà không bị ảnh hưởng do việc đánh thuế trùng giữa các quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đã tìm cách loại bỏ hiện tượng đánh thuế trùng bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng hiệu quả và khả thi hơn cả là việc kí kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để giải quyết các vấn đề song phương và đa phương về thuế. Việt Nam chúng ta cũng đang bước đi trên con đường phát triển chung của nhân loại và nguyên tắc đánh thuế trùng trong hệ thống pháp luật về thuế luôn là một trong những vấn đề được ưu tiên quan tâm hàng đầu về tính cấp thiết của nó. Cấp thiết không chỉ ở vấn đề ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội mà còn ở việc thực thi các biện pháp bảo đảm nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần trên thực tế hiện nay.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 3
Chương 1: Khái quát chung về đánh thuế hai lần và nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần 3
1.1 Khái quát về đánh thuế hai lần 3
1.1.1 Khái niệm về việc đánh thuế hai lần 3
1.1.2 Nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế hai lần 4
1.1.3 Ảnh hưởng của việc đánh thuế hai lần 5
1.2 Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần 8
Chương 2: Biện pháp bảo đảm thực thi nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam 11
2.1 Ban hành các văn bản pháp luật 11
2.2 Kí kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần 12
2.2.1 Khái niệm Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 12
2.2.2 Bản chất của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 12
2.2.3 Mục tiêu của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 13
2.2.4 Phạm vi áp dụng Hiệp định 14
2.2.5 Nguyên tắc áp dụng Hiệp định 14
2.2.6 Nội dung Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 16
2.2.7 Việc kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới 21
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm thực thi nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam 25
3.1 Thực tiễn việc thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam 25
3.2 Kết quả đạt được và những tồn tại 27
3.2.1 Kết quả 27
3.2.2 Hạn chế 29
3.3 Giải pháp khắc phục và hoàn thiện 30
C KẾT LUẬN 31
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 2A MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thếgiới Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điềuchỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bảnthân mỗi chúng ta Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bảnthân cho phù hợp với diễn biến của qui luật Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tếtrong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một quiluật của loài người tiến bộ Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phảiliên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bênngoài Trong công cuộc cải cách đó, cải cách về thuế luôn được các quốc gia đặcbiệt chú trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển và ổn định lâu dài
về mọi mặt của mỗi quốc gia
Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống chính sách thuế của mình, vấn đề kinh
tế mà các quốc gia đều gặp phải đó là hiện tượng đánh thuế hai lần (hay còn gọi
là đánh thuế trùng) Đánh thuế trùng được hiểu là việc hai hay nhiều quốc giađánh một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùngmột đối tượng nộp thuế trong cùng một kỳ tính thuế Việc đánh thuế trùng ảnhhưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội chung ở các quốc gia, nó là rào cản đốivới dòng luân chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động, cản trở quá trìnhtoàn cầu hóa kinh tế Xuất phát từ lợi ích quốc gia mình, với mục tiêu thúc đẩyđầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp đa quốc giatham gia vào hoạt động thương mại, công nghiệp tài chính, cùng cạnh tranh lànhmạnh, thực hiện đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ và luân chuyển lao động màkhông bị ảnh hưởng do việc đánh thuế trùng giữa các quốc gia Các quốc giatrên thế giới đã tìm cách loại bỏ hiện tượng đánh thuế trùng bằng nhiều biệnpháp khác nhau nhưng hiệu quả và khả thi hơn cả là việc kí kết Hiệp định tránhđánh thuế hai lần để giải quyết các vấn đề song phương và đa phương về thuế
Trang 3Việt Nam chúng ta cũng đang bước đi trên con đường phát triển chung của nhânloại và nguyên tắc đánh thuế trùng trong hệ thống pháp luật về thuế luôn là mộttrong những vấn đề được ưu tiên quan tâm hàng đầu về tính cấp thiết của nó.Cấp thiết không chỉ ở vấn đề ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế -
xã hội mà còn ở việc thực thi các biện pháp bảo đảm nguyên tắc tránh đánh thuếhai lần trên thực tế hiện nay
Là một sinh viên chuyên ngành luật, nên những vấn đề về thuế được tiếp
cận chuyên sâu cho em cũng không nhiều Vì vậy với đề tài “Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần và thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm thực thi nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam” sẽ là cơ hội tốt cho em để
được nghiên cứu sâu hơn về thuế, đặc biệt là nguyên tắc đánh thuế hai lần trongluật thuế đối với thu nhập và tài sản Tuy nhiên do những điều kiện về kháchquan và chủ quan, trong quá trình làm bài cũng không thể tránh được sai sót, em
hi vọng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Hồ Thị Hải cùng các thầy côtrong bộ môn luật tài chính, em sẽ kịp thời sửa chữa những sai sót của mìnhcũng như bổ sung thêm những kiến thức về pháp luật thuế nói chung và luậtthuế thu nhập nói riêng
Trang 4NỘI DUNGChương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
VÀ NGUYÊN TẮC TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
1.1 Khái quát về đánh thuế hai lần
1.1.1 Khái niệm về việc đánh thuế hai lần
Các quốc gia khi tính thuế đều xuất phát từ hai nguyên tắc cơ bản: 1)quyền đối với đối tượng cư trú, 2) quyền đối với thu nhập phát sinh từ quốc gia
đó Việc thực hiện hai đặc quyền này trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia đãdẫn đến tình trạng thu thuế trùng lặp giữa các quốc gia trường hợp khi đối tượng
cư trú ở một nước nhưng có thu nhập từ nước khác
Theo ủy ban về các vấn đề thuế của OECD (Organization for EconomicCo-operation and Development) đưa ra định nghĩa khá hoàn chỉnh về hiện tượngđánh thuế hai lần như sau: “Hiện tượng hai hay nhiều nước cùng áp dụng chồngchéo một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùngmột đối tượng tính thuế trong một kì tính thuế làm cho đối tượng đó phải chịumột gánh nặng thuế lớn, gánh nặng thuế mà đáng lẽ ra họ phải chịu bởi một nhànước Ngoài ra còn có hiện tượng khi có hai đối tượng nộp thuế của hai nhà nướccùng phải nộp thuế tại từng nước đối với cùng một khoản thu nhập chịu thuế”
Hay nói một cách đơn giản hơn thì đánh thuế hai lần được hiểu là việc haihay nhiều quốc gia đánh một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sảnchịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng một kỳ tính thuế
Ví dụ :
Ông Nguyễn Văn A là người mang quốc tịch Việt Nam,thành lập công tykinh doanh cà phê Việt tại Pháp Lợi nhuận thu được trong một năm là 100 tỷđồng Biết rằng:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam là: 25%
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Pháp là: 30%
Trang 5Theo nguyên tắc quyền thu thuế ở cả hai nước Việt Nam và Pháp thì cùngmột khoản thu nhập là lợi nhuận kinh doanh của công ty trong một năm, ông A
sẽ phải nạp thuế ở tại Việt Nam là 25 tỷ đồng và đồng thời ông cũng phải nạp tạinước Pháp một khoản thuế là 30 tỷ đồng, nên tổng số thuế mà công ty của ông Aphải nộp cho lợi nhuận của mình là 55 tỷ đồng Vậy là đã xuất hiện hiện tượngđánh thuế trùng
1.1.2 Nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế hai lần
Việc đánh thuế trùng của các quốc gia xuất phát từ nhiều nguyên nhânkhác nhau, có thể kể ra một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, do xung đột về quyền đánh thuế, mỗi quốc gia đều khẳng định
và áp dụng quyền đánh thuế của mình theo một hoặc hai hoặc cả ba nguyên tắc
là theo quốc tịch, theo cư trú và theo lãnh thổ Chẳng hạn, trường hợp một quốcgia khẳng định quyền đánh thuế với khoản thu nhập có nguồn gốc nước ngoàicủa một đối tượng nộp thuế vì đối tượng nộp thuế đó cư trú ở quốc gia này Cònquốc gia khác lại khẳng định quyền đánh thuế cũng đối với khoản thu nhập nàyphát sinh tại quốc gia mình (xung đột giữa quốc gia nguồn và quốc gia cư trú)
Thứ hai, do pháp luật các nước quy định về cách xác định quốc tịch, nơi
cư trú, nguồn thu nhập cũng khác nhau dẫn tới các trường hợp đánh thuế hai lần.Chẳng hạn, hai hay nhiều quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế đối vớicùng một khoản thu nhập của một đối tượng nộp thuế vì các quốc gia đều chorằng đối tượng nộp thuế cư trú ở nước họ (xung đột giữa hai quốc gia về xácđịnh đối tượng cư trú) Hoặc trường hợp hai hay nhiều quốc gia đều khẳng địnhquyền đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập của một đối tượng đánh thuếbởi họ cho rằng thu nhập phát sinh ở nước họ (xung đột về cách xác định nguồnphát sinh thu nhập)
Ví dụ: (tiếp ví dụ trên)
Ông A mở thêm một công ty con tại Hà Lan, thu nhập hàng năm của công
ty con này là: 50 (tỷ).Về nguyên tắc, cả Hà Lan và Việt Nam đều có quyền đánhthuế đối với khoản thu nhập 50 tỷ này khi:
Trang 6Việt Nam thu thuế theo nguyên tắc cư trú: Vì Ông A là đối tượng cư trútại Việt Nam nên sẽ tiến hành thu thuế trên toàn bộ thu nhập của ông.
Hà Lan thu thuế theo nguyên tắc nguồn : sẽ xác định đây là nguồn thunhập phát sinh từ quốc gia mình và tìm cách đánh thuế
Hoặc khi hai nước có sự kết hợp nguyên tắc nguồn và cư trú trong quátrình đánh thuế cũng sẽ dẫn đến hiện tượng đánh trùng thuế giữa hai quốc gia
Vậy, chính sự khác nhau về chính sách giữa các nước, đặc biệt là về phápluật thuế, cùng với việc các quốc gia đồng thời triển khai đặc quyền thu thuếtrên cơ sở các nguyên tắc trên đã dẫn đến tình trạng thu thuế trùng
Hiện nay, do xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội ngày càng mởrộng, hiện tượng một đối tượng nộp thuế có nhiều quốc tịch, nhiều nơi cư trú,nhiều nguồn thu nhập phát sinh cả trong và ngoài nước là tương đối phổ biếndẫn tới nhiều trường hợp bị đánh thuế hai lần đối với các loại thuế trực thu
1.1.3 Ảnh hưởng của việc đánh thuế hai lần
Việc đánh thuế trùng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội chung ởcác quốc gia, nó là rào cản đối với dòng luân chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ
và lao động, cản trở quá trình toàn cầu hóa kinh tế (ở cả các nước phát triển vàcác nước đang phát triển) Cụ thể như sau:
Đối với các nước phát triển :
Hạn chế sự đầu tư ra nước ngoài:
Ở các nước phát triển thường có sự tích lũy lớn về vốn, khoa học côngnghệ hiện đại, trong khi đó lại có hạn chế về điều kiện đất đai, nguồn nhân lực
về tài nguyên thiên nhiên Còn ở các nước đang phát triển thường có nguồn laođộng dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nhưng lại thiếu vốn để đầu tư sảnxuất kinh doanh, khoa học kỹ thuật lạc hậu
Cho nên xu hướng của các nước phát triển là khuyến khích đầu tư sangcác nước đang phát triển để nhằm khai thác tối đa các lợi thế so sánh.Tuy nhiên,khi có hiện tượng đánh trùng thuế xảy ra trên phần thu nhập mà họ thu được từviệc đầu tư ra nước ngoài có thể dẫn đến lợi nhuận sau thuế còn thấp hơn so với
Trang 7đầu tư ở trong nước Như vậy, rõ ràng họ sẽ hạn chế không muốn đầu tư ra nướcngoài trong khi họ đang thừa vốn và có ý muốn đầu tư.
Không khuyến khích sự nghiên cứu và phát triển công nghệ mới:
Để có được những sản phẩm công nghệ tiên tiến hiện đại, các nước pháttriển phải bỏ ra một lượng vốn khá lớn để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển Saukhi ra đời, nếu các sản phẩm này chỉ được sử dụng trong nước có thể sẽ không
bù đắp được chi phí hoặc không có lợi nhuận Đòi hỏi các nhà đầu tư phải đưasản phẩm ra khai thác tại thị trường bên ngoài nhằm nhanh chóng thu hồi chi phí
và thu lợi nhuận
Trong trường hợp này, nếu nước nhận công nghệ áp dụng một mức thuếsuất quá cao đối với thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ, thì phần thunhập còn lại sẽ không đủ bù đắp chi phí ban đầu, hoặc sẽ không có lợi nhuận
Ví dụ:
Một liên doanh pha chế dầu nhờn tại Việt Nam ký kết hợp đồng với mộtcông ty của Hàn Quốc Trong đó quy định: Công ty này chuyển giao cho liêndoanh Việt Nam công thức pha dầu nhờn của công ty Hàn Quốc trong vòng 20năm.Khi liên doanh Việt Nam trả tiền bản quyền cho công ty Hàn Quốc, theo quyđịnh của luật thuế Việt Nam, Liên doanh phải khấu trừ thuế trên tiền bản quyền(Số thuế đánh trên phần thu nhập từ chuyển giao bản quyền do bên Hàn Quốcchịu) Trong tình huống này, nếu phía nhận chuyển giao là Việt Nam đánh thuếquá cao, có thể khiến cho phía Hàn Quốc không có lợi nhuận từ hoạt động chuyểngiao này khi khoản thu nhập đó tiếp tục bị đánh thuế ở Hàn Quốc Như vậy, hoạtđộng chuyển giao công nghệ đã bị hạn chế, và từ đó việc đầu tư cho nghiên cứu,phát minh công nghệ mới cũng sẽ không được các nhà đầu tư chú trọng
Ngoài ra đối với các nước phát triển, việc đánh trùng thuế còn ảnh hưởngtới sự phân công nguồn lao động:
Do các chuyên gia giỏi, các nhà quản lý có chuyên môn, của các nướcnày sẽ không chấp nhận ra nước ngoài làm việc nếu như phần thu nhập sau thuếcủa họ từ việc lao động ở nước ngoài thấp hơn khi làm việc ở trong nước
Trang 8Ví dụ:
Năm 2008, ông H là đối tượng cư trú của Pháp, làm việc cho chi nhánhngân hàng B tại Việt Nam trong vòng 8 tháng.Toàn bộ tiền lương và thu nhậpkhác của ông H do chi nhánh ngân hàng B tại việt Nam chi trả.Trong trường hợpnày ông H có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập nhậnđược trong thời gian làm việc ở Việt Nam, theo luật thuế thu nhập cá nhân ởViệt Nam Tuy nhiên nếu phần thu nhập đó tiếp tục bị đánh thuế tại Pháp thì cóthể ông sẽ không nhận công việc tại Việt Nam nữa
Đối với các nước đang phát triển:
Các nước đang phát triển đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
để có số vốn và công nghệ bằng cách đơn phương đưa ra các ưu đãi miễn, giảmthuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng để giảm nhẹ gánh nặng thuế cho họ.Các biện pháp mà họ thường sử dụng:
Miễn hoặc thu thuế với mức thuế suất thấp đối với một số loại thu nhậpnhất định
Mở rộng và tăng số chi phí kinh doanh được khấu trừ nhằm thúc đẩyxuất khẩu
Giảm bớt một số loại thu nhập trong hoạt động xuất khẩu
Giảm thuế thu nhập cá nhân
Đẩy nhanh khấu hao tài sản cố định
Các biện pháp này tuy luôn giữ được một vai trò quan trọng nào đó trongviệc khuyến khích việc đầu tư vào các nước tiếp nhận đầu tư, nhưng những lợiích kinh tế mà quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư đã ưu đãi dành cho nhà đầu tư nướcngoài sẽ bị loại trừ do việc bị đánh thuế trùng Bởi vì, việc chuyển lợi nhuận từmột nước khác - nơi phát sinh thu nhập, về nước là nơi người nộp thuế thuộc đốitượng cư trú sẽ bị thu thuế đầy đủ Điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tưtrong khi nước tiếp nhận vốn đầu tư thì rất cố gắng khuyến khích thông quachính sách ưu đãi đầu tư Đây là nguyên nhân có ảnh hưởng nhất định làm cảntrở việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong khi vốn đầu tư nước ngoài đóng vaitrò quan trọng đặc biệt đối với các nước đang phát triển, nơi có nhu cầu cần vốnrất lớn
Trang 91.2 Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần
1.2.1 Cơ sở nguyên tắc
Để tránh những cản trở cho quá trình phát triển chung của toàn cầu nóichung và những bất cập trong luật thuế giữa các quốc gia đưa lại, một trongnhững nguyên tắc cần thiết cần đặt ra trong hệ thống pháp luật về thuế là nguyêntắc tránh đánh thuế hai lần Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần được hiểu là mộtthu nhập hay tài sản chịu thuế của đối tượng nộp thuế chỉ phải nộp thuế một lầntrong một kì tính thuế
1.2.2 Nội dung nguyên tắc
Việc đánh thuế một lần áp dụng cho cả thuế trực thu và thuế gián thu nhưthuế giá trị gia tăng (thuế giá trị gia tăng đầu vào cần được khấu trừ cho từnggiai đoạn của chuỗi giao dịch và chỉ cá nhân người tiêu dùng cuối cùng là ngườichịu thuế giá trị gia tăng)
Đối với thuế trực thu, ở tất cả quốc gia cần phải có một cơ chế hiệu quả và
có hiệu lực để thu nhập của, một cá nhân, một công ty chỉ phải chịu thuế một lần
ở tại một quốc gia Trên thực tế, có nhiều quốc gia không xem xét việc đánhthuế hai lần đối với khoản thu nhập đã bị đánh thuế ở các quốc gia khác Việcnày đã làm gia tăng gánh nặng cho việc kinh doanh đa quốc gia
Thuế gián thu chỉ nên đánh trên người tiêu dùng cuối cùng Tuy nhiên, cónhiều chính phủ thường đặt ra nhiều hạn chế hoặc kéo dài việc hoàn thuế đầuvào Việc này đã tạo ra những chi phí không hợp lý cho doanh nghiệp Nếu việchoàn thuế giá trị gia tăng không được dễ dàng thì việc đánh thuế giá trị gia tăngđối với người tiêu dùng cuối cùng sẽ không công bằng và chỉ tạo ra môi trườngkinh doanh thiếu hiệu quả
1.2.3 Biện pháp bảo đảm thực thi nguyên tắc
Các phương thức tránh đánh trùng thuế:
Phương thức đơn phương : Là phương thức mà mỗi quốc gia tham gia
trong đầu tư tự đưa ra những qui định trong nội luật nhằm giảm bớt sự đánh thuế
trùng Ngày nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều đơn phương đưa ra các
qui định để thực hiện việc đánh thuế trùng Đặc biệt là các quốc gia đang phát
Trang 10triển với mục đích khuyến khích đầu tư nước ngoài đã ban hành nhiều ưu đãi vềthuế cho các nhà đầu tư nước ngoài (VD: biểu thuế TNCN người nước ngoàilớn hơn trong nước, các ưu đãi về đất, về thuế TNDN).
Phương thức đa phương: Là phương thức mà các quốc gia cùng nhau kí kết
các hiệp định chung nhằm hạn chế việc đánh trùng tthuế và phân định quyền, nghĩa
vụ của mỗi bên Các hiệp định thuế song phương được đàm phán trên cơ sở của cácchính sách tiền tệ, tài chính và các chính sách kinh tế khác của mỗi quốc gia
Các biện pháp tránh đánh trùng thuế :
Biện pháp miễn thuế :
Nước cư trú sẽ không đánh thuế đối với thu nhập mà theo qui định củaHiệp định có thể bị đánh tại nước đặt cơ sở thường trú hay nước nguồn
- Miễn thuế toàn phần :Nước cư trú sẽ không tính đến thu nhập đã được
miễn thuế ở nước ngoài trong khi xác định mức thuế suất áp dụng đối với cácphần thu nhập phải chịu thuế còn lại
- Miễn thuế luỹ tiến :Nước cư trú có tính đến khoản thu nhập được miễn ở
nước ngoài trong khi xác định mức thuế suất áp dụng đối với phần thu nhập cònlại phải nộp thuế
Như vậy, trong khuôn khổ của Hiệp định, nếu phương pháp miễn thuếđược các bên tham gia kí kết thừa nhận qui định tại Hiệp định thì sẽ đảm bảođặc quyền thu thuế đối với một số loại thu nhập nhất định sẽ được dành chỉ chomột quốc gia kí kết
Biện pháp khấu trừ thuế:
Nước cư trú sẽ tính số thuế phải thu trên cơ sở tổng thu nhập của đốitượng nộp thuế (kể cả thu nhập ở nước ngoài), sau đó nước cư trú sẽ cho phépđối tượng nộp thuế được khấu trừ số thuế đã nộp vào số thuế phải nộp tại nước
cư trú đó
- Khấu trừ toàn bộ :Quốc gia cư trú cho phép khấu trừ toàn bộ số thuế đã
thanh toán tại nước ngoài đối với số thu nhập có thể bị đánh thuế tại nước cư trú
Trang 11- Khấu trừ phổ thông: Số thuế được khấu trừ tại nước cư trú cho số thuế đã
thanh toán tại nước khác được giới hạn trong tổng số thuế mà nước cư trú (theo nộiluật của mình) có thể thu đựoc trên tổng số thu nhập có nguồn nước ngoài đó
Như vậy, trong khuôn khổ hiệp định tránh đánh thuế hai lần, nếu phươngpháp khấu trừ thuế được các bên tham gia kí kết thừa nhận qui định tại hiệp địnhthì đảm bảo cho cả hai nước kí kết được đồng thời tiến hành đánh thuế
Biện pháp trừ chi phí :
Các nước thực hiện thu thuế với thuế suất toàn phần với thu nhập cónguồn từ nước ngoài của đối tượng cư trú của họ và số thuế đã thanh toán tạinước nguồn trên khoản thu nhập này của đối từợng cư trú chỉ được coi một cáchđơn giản như là khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Nhưvậy, phương pháp này chỉ tạo ra một sự giảm nhẹ rất ít đối với việc đánh thuế
Nó thực sự có tác dụng chỉ khi nước cư trú của nhà đầu tư áp dụng hai hệ thốngthuế suất khác biệt đối với thu nhập có nguồn trong nước và thu nhập có nguồnnước ngoài; trong đó mức thuế suất đối với thu nhập có nguồn nước ngoài rấtthấp so với mức thuế suất có nguồn trong nước
Biện pháp khoán thuế:
Phương pháp này chỉ có thể áp dụng trong điều kiện tồn tại hiệp địnhtránh đánh thuế 2 lần mà không thể áp dụng 1 cách đơn phương được Theophương pháp này, nước cư trú cho phép 1 khoản khấu trừ (nước ngoài) với mứcthuế suất lớn hơn mức thuế suất hiện hành được áp dụng tại nước nguồn Điềunày có nghĩa là nếu không có hiệp định sẽ phải có 1 số thuế thu nhập nhất địnhđược thanh toán nếu không có sự miễn thuế Việc khấu trừ thuế cũng có thểđược thực hiện cả đối với trường hợp thuế được miễn do chính sách thuế củanước tiếp nhận đầu tư
Trang 12Chương 2 BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI NGUYÊN TẮC TRÁNH ĐÁNH
THUẾ HAI LẦN Ở VIỆT NAM
2.1 Ban hành các văn bản pháp luật
Để thi hành tốt các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam vớicác nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, ngày 31 tháng 12 năm 2004 Bộ Tàichính ban hành Thông tư 133/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nội dung cơbản của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu đối với cácloại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lựcthi hành tại Việt Nam
Thông tư 133/2004/TT-BTC có các nội dung sau: Giải thích nội dung một
số điều của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hướng dẫn chi tiết về thuế đốivới các loại thu nhập; Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam; Các quyđịnh về thủ tục thực hiện Hiệp định; Trách nhiệm và quyền hạn của nhà chứctrách có thẩm quyền Bao gồm : - Thủ tục khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoàivào số thuế phải nộp tại Việt Nam đối với các tổ chức, cá nhân là đối tượng cưtrú của Việt Nam; - Thủ tục miễn, giảm thuế phải nộp tại Việt Nam cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài; - Thủ tục xác nhận số thuế đã nộp ở Việt Nam cho tổ chức,
cá nhân là đối tượng cư trú của nước ngoài; - Thủ tục xác nhận đối tượng cư trúcủa Việt Nam
Ngoài ra, Thông tư 133 còn ban hành danh mục các Hiệp định tránh đánhthuế hai lần giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ; Mẫu đơn đề nghị ápdụng hiệp định giữa Việt Nam và nước ký kết áp dụng cho tổ chức, cá nhân làđối tượng cư trú của Việt Nam và mẫu đơn áp dụng cho các tổ chức, cá nhân làđối tượng cư trú nước ngoài; mẫu giấy xác nhận đã nộp thuế thu nhập; mẫu giấychứng nhận cư trú và mẫu bảng kê thu nhập vận tải áp dụng cho trường hợpdoanh nghiệp trực tiếp điều hành phương tiện vận tải và trường hợp hoánđổi/chia chỗ
Trang 132.2 Ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
2.2.1 Khái niệm Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là văn kiện pháp lý song phương trong
đó đưa ra khuôn khổ để các nước phân chia quyền lợi thuế từ đối tượng nộp thuếhoạt động qua biên giới, đồng thời loại bỏ rào cản đối với dòng luân chuyểnhàng hóa, vốn, công nghệ và lao động giữa các quốc gia
Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký với các nướcthông thường có ba mươi điều Ngoài ra, tùy theo từng hiệp định cụ thể có thểcòn có nghị định thư hoặc công hàm trao đổi kèm theo hiệp định để giải thíchnội dung của một số điều khoản trong hiệp định nếu điều khoản đó cần thiết phải
có sự quy định chi tiết hơn
Nghị định thư là một bộ phận của hiệp định có giá trị pháp lý như cácđiều khoản của hiệp định, còn công hàm trao đổi có giá trị pháp lý thấp hơn, nó
có thể được sửa đổi, bổ sung không phải theo các thủ tục như khi sửa đổi, bổsung các điều khoản của Hiệp định
2.2.2 Bản chất của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Trên phương diện pháp lý: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần quy định giớihạn quyền đánh thuế của từng quốc gia trong khuôn khổ pháp lý của Hiệp định
Trên phương diện kinh tế: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là một thỏathuận nhằm phân chia nguồn thu cho Ngân sách của nước đầu tư và nước nhậnđầu tư, chuyển giao công nghệ, phân công lao động Thực chất, Hiệp định tránhđánh thuế hai lần không tạo ra một thứ thuế mới mà, nó là sự hạn chế quyền thuthuế của một trong các quốc gia tham gia Hiệp định Hiệp định thuế là công cụ
để giảm nhẹ nghĩa vụ thuế cho các đối tượng nộp thuế khi có nhiều khoản thunhập hoặc tài sản thuộc đối tượng chịu thuế tại nhiều quốc gia khác nhau trênthế giới
Trên phương diện quản lý: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là biện pháp
mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trên phạm vi quốc tế quaviệc trao đổi thông tin
Trang 14Với việc nhận thức rõ bản chất và vai trò của hiệp định tránh đánh thuếhai lần sẽ giúp chúng ta có những bước đi thích hợp trong xây dựng chính sáchthuế của mình, đặc biệt trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay.
2.2.3 Mục tiêu của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Nói một cách chung nhất, mục tiêu cuối cùng của Hiệp định là thúc đẩyquan hệ thương mại, đầu tư qua biên giới bằng cách loại trừ các rào cản về thuếđối với các hoạt động này Mục tiêu chung này được bổ sung bởi các mục tiêu
cụ thể dưới đây:
Tránh đánh thuế trùng: Đây là mục tiêu cụ thể quan trọng nhất của Hiệp
định Các quy định cơ bản của Hiệp định đưa ra nhằn ngăn chặn đánh thuếtrùng Để đạt mục đích này Hiệp định đã đưa ra hai loại nguyên tắc:
Thứ nhất: đối với các loại thuế thu nhập khác nhau, Hiệp định đưa ra các
nguyên tắc để phân định các quyền đánh thuế giữa các quốc gia nguồn và quốcgia cư trú Trong đó: Quốc gia nguồn là quốc gia thu thuế chủ yếu đối với loạithu nhập từ hoạt động kinh doanh và hoạt động làm công Quốc gia cư trú làquốc gia có quyền thu thuế chủ yếu đối với thu nhập từ đầu tư Thực hiệnnguyên tắc này: quốc gia nguồn chấp nhận thu thuế với các mức thuế suất hạnchế đối với thu nhập từ đầu tư của các đối tượng không cư trú
Thứ hai: Khi đã có các quy định về quốc gia nguồn có quyền đánh thuế
(một cách đầy đủ hay có giới hạn) đối với thu nhập thì quốc gia cư trú có nghĩa
vụ thực hiện các biện pháp nhằm loại trừ đánh thuế trùng
Chống trốn lậu thuế: Đây là mục tiêu cụ thể thứ hai của Hiệp định Mục
tiêu này được coi là mục tiêu đối trọng với mục tiêu thứ nhất Vì một mặt phảingăn chặn đánh thuế thuế trùng, mặt khác phải thực hiện các biện pháp ngănchặn các hành vi lợi dụng để trốn lậu thuế Việc trốn lậu thuế không chỉ baogồm các hành vi gian lận thuế, không đăng kí nộp thuế mà có cả các hành vitránh thuế khác
Đảm bảo không phân biệt đối xử giữa những nguời nộp thuế :Mục tiêu
này nhằm tạo ra sự đối xử bình đẳng về thuế giữa đối tượng cư trú với đối tượngkhông cư trú và người không mang quốc tịch
Trang 15Tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp :Thông qua Hiệp định, các quốc gia
tham gia Hiệp định đã tạo ra một cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh từviệc chấp hành các luật thuế của mỗi bên liên quan với các giao dịch qua biêngiới Cơ chế giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc thỏa thuận song phương
2.2.4 Phạm vi áp dụng
Tại điều 1, điều 2 của các Hiệp định thường có quy định phạm vi áp dụngcủa Hiệp định gồm ba nội dung cụ thể là loại thuế áp dụng, đối tượng áp dụng,phạm vi lãnh thổ được áp dụng
Về loại thuế được áp dụng gồm: Hiệp định thuế được áp dụng đối với các
loại thuế thu nhập (tài sản) được đánh bởi các quốc gia tham gia ký kết Các loạithuế thu nhập thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định bao gồm: thuế đánh trêntổng thu nhập hay một bộ phận của thu nhập, thuế đánh trên tổng tài sản, cácloại thuế đánh trên lợi tức từ hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng tài sản, thuếđánh trên thu nhập từ tiền lương, làm công, cung cấp dịch vụ của những ngườihoạt động tự do Trong một Hiệp định cụ thể sẽ liệt kê các loại thuế thuộc phạm
vi điều chỉnh của Hiệp định và các loại thuế giống hoặc có cùng bản chất tương
tự sẽ được quy định trong tương lai bởi các quốc gia ký kết
Về đối tượng áp dụng gồm: Đối tượng áp thuộc phạm vi điều chỉnh của
Hiệp định thuế là một cá nhân, một tổ chức pháp nhân và bất cứ một bộ phậnnào khác của đối tượng này Chúng là đối tượng chịu thuế của các nước ký kết
do có nhà ở, địa điểm cư trú, thời gian cư trú, trụ sở điều hành, trụ sở đăng kýkinh doanh tại các nước ký kết
Về phạm vi lãnh thổ: Hiệp định thuế có hiệu lực áp dụng trong phạm vi
lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền quốc gia của hai bêntham gia ký kết Đây sẽ là cơ sở cho việc xác định nguồn thu nhập, địa điểm cótài sản theo nguyên tắc nguồn thu nhập
2.2.5 Nguyên tắc áp dụng Hiệp định
Mỗi quốc gia đều có đặc quyền thu thuế thu nhập dựa trên cơ sở mối liên
hệ giữa quốc gia đó với thu nhập Đó là mối liên hệ giữa quốc gia đó với các
Trang 16hoạt động tạo ra thu nhập, hay là mối liên hệ của quốc gia đó với đối tượng (tổchức, cá nhân) có thu nhập; hay kết hợp cả hai sự liên hệ này để thực hiện đặcquyền thu thuế.
Nguyên tắc nguồn : Khi một quốc gia thu thuế căn cứ vào sự liên hệ giữa
quốc gia đó với các hoạt động tạo ra thu nhập, tức là thu thuế đối với thu nhậpphát sinh hay có nguồn phát sinh tại quốc gia đó
Thu thuế thu nhập theo phương thức này trong quan hệ quốc thuế quốc tếđựợc gọi là thu thuế theo nguyên tắc nguồn
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều áp dụng nguyên tắc này trong việcthực hiện đặc quyền thu thuế của mình đối với thu nhập Thực hiện theo nguyêntắc này tránh cho các quốc gia không gặp khó khăn trong việc quản lý nguồn thunhập phát sinh ở nước ngoài của những người cư trú và công dân của họ
Theo nguyên tắc cư trú: Khi một quốc gia thu thuế căn cứ vào mối liên
hệ giữa quốc gia đó với bản thân đối tượng có thu nhập, tức là thu thuế thu nhậpcủa đối tượng cư trú tại quốc gia đó
Thu thuế thu nhập theo phương thức này trong quan hệ thuế quốc tế gọi làthu thuế theo nguyên tắc cư trú
Thu thuế theo nguyên tắc này đảm bảo các quốc gia thực hiện thu thuế đốivới thu nhập phát sinh trên toàn thế giới của đối tượng cư trú của mình Điều này
có nghĩa là một đối tượng cư trú của một quốc gia sẽ cớ nghĩa vụ nộp thuế choquốc gia mình cư trú (nước cư trú) đối với thu nhập phát sinh không chỉ từ bảnthân quốc gia đó mà cả thu nhập phát sinh ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia đó
Nhìn chung, phần lớn các quốc gia trên thế giới áp dụng nguyên tắc cư trúkhi thực hiện đặc quyền thuế thu nhập đối với đối tượng được coi là đối tượng
cư trú của quốc gia đó
Nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú: Khi một quốc gia thu thuế căn cứ
vào hai mối liên hệ nêu trên của quốc gia đó với thu nhập (nguồn và cư trú và /hoặc quốc tịch) có nghĩa là thu thuế do thu nhập đó phát sinh và hoặc có nguồnphát sinh từ quốc gia đó và hoặc do đối tượng có thu nhập cư trú tại và hoặcmang quốc tịch của quốc gia đó
Trang 17Thu thuế thu nhập theo phương thức này trong quan hệ thuế quốc tế đượcgọi là thu thế theo nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú
Thu thuế theo nguyên tắc đảm bảo cho một quốc gia có thể thu thuế đối vớimọi thu nhâp phát sinh tại quốc gia đó , đồng thời cũng đảm bảo quốc gia đó thuthuế đối với thu nhập phát sinh hoặc có nguồn phát sinh từ nước ngoài nếu thunhập đó thuộc về đối tượng cư trú hay người mang quốc tịch của quốc gia đó
2.2.6 Nội dung Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Nội dung của hiệp định tránh đánh thuế hai lần được xây dựng trên cơ sởmẫu Hiệp định thuế đối với thu nhập và tài sản của OECD (tổ chức hợp tác vàphát triển kinh tế) hoặc mẫu hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa các nướcphát triển và đang phát triển của Liên hợp quốc (1980)
Ví dụ:
Mẫu OECD: gồm 7 chương với 31 điều khoản
+ Chương 1 (điều 1- 2): Phạm vi của hiệp định gồm các đối tượng và cácloại thuế áp dụng
+ Chương 2 (điều 3- 5): Các định nghĩa về đối tượng cư trú, cơ sở thườngtrú…
+ Chương 3 (điều 6- 21): Thuế đối với thu nhập từ bất động sản, kinhdoanh, vận tải…
+ Chương 4 (điều 22): Thuế đối với tài sản
+ Chương 5 (điều 23): Biện pháp loại trừ đánh thuế 2 lần gồm phươngpháp miễn thuế và khấu trừ thuế
+ Chương 6 (điều 24- 29): Các điều khoản đặc biệt như không phân biệtđối xử, về thoả thuận song phương, trao đổi thông tin…
+ Chương 7 (điều 30- 31): Các điều khoản cuối cùng về Hiệu lực và chấmdứt hiệp định
Đặc điểm cơ bản của mẫu OECD là tạo thuận lợi, thực chất là ưu đãi chocác nước xuất khẩu vốn, công nghệ và lao động hơn là các nước nhập khẩu cácyếu tố này Điều này được thể hiện qua việc mẫu này thực hiện loại trừ đánh