NGUYEN THI HUONG
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC KHÁI NIỆM SÓ TỰ NHIÊN CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NỌI 2
LUAN VAN THAC Si GIAO DUC HOC
Trang 2Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - PGS TS Vũ Quốc Chung, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, khoa Giáo dục Tiểu học và Trung tâm Tin học và Thiết bị kĩ thuật - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở các trường tiêu học khu vực thị xã Phúc Yên và các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập thông tin về thực trạng dạy học, góp phần hồn thiện luận văn
Mặc dù em đã cố gắng để hoàn thành song nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và sự góp ý của các bạn quan tâm
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2010 Tác giả
Trang 3Tôi xin cam đoan nội dung luận văn “Rèn luyện kĩ nang day hoc khai niệm số tự nhiên cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2” là công trình nghiên cứu của riêng tơi, khơng có sự sao chép từ
bât kì tài liệu nghiên cứu nào, của tác giả nào
Tác giả
Trang 4Loi cam on 2
Lời cam đoan 3
Mục lục 4
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn 7
Danh mục các bảng số liệu 8
Danh mục các biểu đồ 9
MỞ ĐẦU 10
1 Lí do chọn dé tai 10
2 Mục đích nghiên cứu 12
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 12
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
5 Phương pháp nghiên cứu 13
6 Giá thuyết khoa học 13
NOI DUNG 14
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 14
1.1 Cơ sở lí luận 14
1.1.1 Kĩ năng dạy học 14
1.1.2 Kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên ở tiểu học 20 1.2 Cơ sở thực tiễn
Trang 51.2.2 Đối tượng điều tra
1.2.3 Nội dung điều tra
1.2.4 Phương pháp điều tra 1.2.5 Kết quả điều tra
Chương 2: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
2.1 Biện pháp rèn luyện kĩ năng phân tích nội dung chương trình dạy
học khái niệm số tự nhiên 2.1.1 Hệ thống các thao tác
2.1.2 Quy trình tổ chức thực hành 2.1.3 Ví dụ minh họa
2.1.4 Đánh giá kết quả rèn luyện
2.2 Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học đặc biệt là các phương tiện có sự ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
2.2.1 Hệ thống các thao tác 2.2.2 Quy trình tơ chức thực hành 2.2.3 Ví du minh họa
2.2.4 Đánh giá kết quả rèn luyện
Trang 62.4 Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của 46 hoc sinh
2.4.1 Hệ thống các thao tac 76
2.4.2 Quy trình tổ chức thực hành 71
2.4.3 Ví dụ minh họa 80
2.4.4 Đánh giá kết qua rèn luyện 82
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 84
3.1 Mục đích thực nghiệm 84
3.2 Quy mô thực nghiệm 84
3.3 Nội dung thực nghiệm 84
3.4 Tổ chức thực nghiệm 85
3.5 Phân tích kết quả thực nghiệm 88
3.6 Kết luận thực nghiệm sư phạm 95
KÉT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHU LUC 104
Trang 72 SV Sinh vién 3 GV Giang vién
4 GVTH Giáo viên tiêu học
5 SGK Sách giáo khoa
6 SGV Sách giáo viên
7 KNDH Kĩ năng dạy học
Trang 8
1 | Bang 1.1: Bang danh giá mức độ nhận thức của SV vê các KNDH 43 2 | Bang 3.1: Bang tiêu chí đánh giá nội dung (2) và (3) 87
3 | Bang 3.2 : Kếtquả kiêmtranội dung (1),(2),(), (4) trước thực nghiệm 88
4 | Bang 3.3: Kết quả kiêm tra nội dung (2), (3) trước thực nghiệm 89 5| Bảng 3.4: Kêt quả kiêm tra nội dung (1),(2), (3), (4) trước thực nghiệm 90 6_ | Bảng 3.5: Kết quả kiêm tra nội dung (2), (3) sau thực nghiệm 91 7 Bảng 3.6: Kết quả kiêm tra nội dung (1), (2), (3), (4) trước và sau thử nghiệm của 9
lớp đôi chứng
8 Bang 3.7: Kêt quả kiêm tra nội dung (2), (3) trước va sau thử nghiệm của lớp 93 đôi chứng
ọ Bang 3.8: Kết quả kiếm tra nội dung (1), (2), (3), (4) trước và sau thứ nghiệm của 93 lớp tực nghiệm
10 Bảng 3.9: Kết quả kiểm thực nghiệm tra nội dung (2), (3) trước và sau thử nghiệm của lớp 94
Trang 9
STT Tên biểu đồ Trang
1 | Hình 1.1: Biêu đồ biêu thị mức độ nhận thức vê các KNDH của SV 44 2 | Hình3.1 : Biểu đồ đánh giá mức độ đạt các nội dung (1), (2),G), (4) trước thực nghiệm | 89 3| Hình3.2: Biểu đồ đánh giá mức độ đạt các nội dung (1), (2), (3), (4) sau thực nghiệm 90 4 Hinh 3.3: Biéu do đánh giá các nội dung (1), (2), (3), (4) trước và sau 92
thực nghiệm của lớp đôi chứng
5 Hình 3.4: Biêu đơ so sanh két qua kiém tra ndi dung (1), (2), (3), (4) của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm 94
Trang 10
1 Lido chon dé tai
Chúng ta đang sống trong những thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI, thé ki của khoa học kĩ thuật và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thơng tin Để có thé thích nghi, tồn tại và phát triển được trong môi trường xã hội đang có những biến đổi nhanh chóng từng ngày, từng giờ như vậy, con người khơng có cách nào khác là phải tự trang bị cho bản thân mình những kiến thức, kĩ năng cơ bản và cần thiết nhất Điều này chỉ có được khi chúng ta được học tập trong một môi trường giáo đục tốt đẹp
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo đục, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bỗi dưỡng nhân tài” [L, điều 9] và “phát triển giáo dục phải gắn với nhu cau phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ” [1, điều 9]
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế hội nhập hợp tác và phát triển như
hiện nay, giáo đục phải đổi mới, đào tạo phải đáp ứng nhu cầu của xã hội Trước
yêu câu phải đổi mới, Đảng và Nhà nước ta xác định: đổi mới phải được thực
hiện một cách đồng bộ ở tất cả các khâu, các cấp học, trong đó có giáo dục đại
học
Với mục tiêu “đào tạo trình độ đại học, giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên mơn và có kĩ năng thực hành thành thạo, có kĩ năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo” [1, điều 39], giáo dục đại học nói chung và giáo dục đại học sư phạm nói riêng đang có những đóng góp vơ cùng to lớn trong sự nghiệp đào tạo giáo viên ở các cấp học, đội ngũ quyết định đến chất lượng giáo dục trước mắt và lâu dài của nước nhà
Trang 11khác, sinh viên ra trường chỉ việc dạy một môn học thuộc chuyên ngành được đào tạo như Văn, Toán, Lý, ; sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học khi ra trường phải dạy học nhiều môn cơ bản, trong đó có mơn tốn ở tiểu học
Mơn toán ở tiểu học là một trong những môn học quan trọng góp phần hình thành kiến thức, kĩ năng thực hành, rèn luyện tư duy toán học cho học sinh tiểu học Nội dung chương trình mơn tốn ở tiểu học gồm nhiều vấn đề trong đó
van dé về Số học và cụ thé là việc dạy học hệ thống số, khái niệm ban đầu về số
tự nhiên là quan trọng nhất, đóng vai trò cốt lõi, nền tảng để học sinh tham gia học tập những nội dung toán học khác
Để có được những bài giảng toán hay, hấp dẫn; những hoạt động dạy học
về số tự nhiên có hiệu quả thì người giáo viên tiểu học phải có những kiến thức
và kĩ năng chuyên môn cơ bản, cần thiết Những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp này có được qua thực tế giảng đạy ở các trường tiêu học, qua nhiều năm tích lũy
kinh nghiệm của bản thân, qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp Và hơn hết cả đó là
quãng thời gian học tập, tự trang bị kiến thức và kĩ năng trong bốn năm học ngồi trên ghế giảng đường đại học
Tuy nhiên thực tế sau khi ra trường, nhiều sinh viên tỏ ra lúng túng, thiếu
tự tin khi đứng trước học sinh; thậm chí có sinh viên còn mắc phải những lỗi hết
Trang 12cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” [L, khoản 2, điều 40]
Điều đó đặt ra trước mắt chúng ta, giáo dục đại học một yêu cầu cấp thiết hiện nay: bồi đưỡng nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện các kĩ năng đạy học cho sinh viên phải trở thành vấn đề quyết định chất lượng giáo dục đại học
Chính vì những lí do trên, với mong muốn được đóng góp một phần những suy nghĩ nhỏ bé của mình vào việc rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sự phạm Hà Nội 2”
2 Mục đích nghiên cứu
Rèn luyện các kĩ năng dạy khái niệm số tự nhiên cho sinh viên sư phạm ngành Giáo dục Tiêu học, giúp sinh viên có kiến thức về kĩ năng và có khá năng thực hành các kĩ năng một cách thành thạo khi dạy học nội dung này
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nội dung chương trình mơn tốn ở tiểu học, đặc biệt là nội dung dạy học khái niệm về số tự nhiên
- Tìm hiểu các kĩ năng dạy học khái niệm về số tự nhiên
- Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện các kĩ năng dạy học khái niệm về số tự nhiên của sinh viên sư phạm ngành Giáo dục Tiểu học - Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trang 13- Tién hanh thực nghiệm sư phạm, đánh giá khả năng thực hiện cua các
biện pháp đã đề xuất
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các kĩ năng dạy học khái niệm về số tự nhiên trong chương trình mơn tốn ở tiêu học
- Phạm vi nghiên cứu: tập thể K33 Giáo dục Tiểu học - Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê số liệu - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6 Giá thuyết khoa học
Nếu sinh viên rèn luyện tốt các kĩ năng dạy học khái nệm về số tự nhiên theo các biện pháp đã đề xuất thì sẽ có kĩ năng dạy học tốt các nội dung còn lại của chương trình mơn tốn ở tiểu học và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học sư phạm
Trang 14Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Kĩ năng dạy học: * Kĩ năng:
Để dạy tốt các môn học ở tiểu học trong đó có mơn tốn thì người GVTH, bên cạnh kiến thức thì cần phải có các kĩ năng dạy học Đó là những kĩ năng đám bảo cho hoạt động dạy học của người GV đem lại kết quả cao
- Các khái niệm về “Kĩ năng”:
Kĩ năng là một khái niệm khá phức tạp Xung quanh khái niệm này đã có nhiều định nghĩa khác nhau:
Có tác giả quan niệm: Kĩ năng là sự biểu hiện kết quả thực hiện hành động trên cơ sở kiến thức đã có K7 năng là tri thức trong hành động
Lại có người cho rằng #7 năng là vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp) để giải quyết một nhiệm vụ mới
Về mặt chiết tự, theo từ điển Tiếng Việt [5]:
+ Kĩ: sự khéo léo (kĩ nghệ, kĩ thuật, ) + Năng: khả năng, sự có thé
Nên có thể hiểu: Af nding là khả năng khéo léo khi vận dụng kiến thức, lý
thuyết nào đó vào trong hoạt động thực hành
Trang 15Nhu vay, kf nang bao gid cing gin lién véi viéc thực hiện có kết quả một
thao tác, một hành động nào đó, trên cơ sở những tri thức đã có Do đó có thê thấy:
+ Kĩ năng là khả năng vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn
+ Kĩ năng là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách linh hoạt, thành thạo, phù hợp với mục tiêu trong các điều kiện khác nhau
+ Kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn, trong đó
khả năng được hiểu là: sức đã có (về mặt nào đó) dé thực hiện một việc gì
+ Kĩ năng là khả năng của con người thực hiện có hiệu quả một công việc để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách
thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định
Tìm hiểu khái niệm này trong tâm lý học, ta thấy: thao tac —> hành động — thói quen kĩ năng —> kĩ xảo
Như vậy, #7 năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động nao đó theo một mục đích trong những điều kiện xác định Nếu tạm thời tách tri thức và kĩ năng để xem xét riêng thì các tri thức thuộc phạm vi nhận thức, thuộc về khả nang “biét”, còn kĩ năng thuộc phạm vi hành động, thuộc vé kha nang “biét lam” Các nhà giáo dục học cho rằng: “Mọi kiến thức bao gồm một phân là thông tin kiến thức thuần túy và một phân là kĩ nang”
Kĩ năng là một nghệ thuật, là khả năng vận dụng những hiểu biết ở mỗi người để đạt được mục đích Kĩ năng cịn có thể được đặc trưng như một thói quen nhất định và cuối cùng kĩ năng là khả năng làm việc có phương pháp
Trang 16Có thể thấy kĩ năng bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến thức; kĩ năng là kiến thức trong hành động
- Các yếu tô của kĩ năng:
+ Tri thức về hành động
+ Mục đích của hành động + Thao tác của hành động - Các loại kĩ năng:
+ Kĩ năng nguyên sinh + Kĩ năng thứ sinh
+ Kĩ năng kĩ thuật - công nghệ + Kĩ năng lao động chung: / Kĩ năng lập kế hoạch / Kĩ năng tổ chức lao động
/ Kĩ năng kiểm tra và điều chỉnh hoạt động lao động
Trong thời đại phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin như hiện nay, kĩ năng càng trở nên quan trọng Có thể kể ra một số kĩ năng quan trọng như sau: Kĩ năng thông tin, giao tiếp, lập kế hoạch và tổ chức triển khai công việc, hợp tác, sử dụng toán học, giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ
- Đặc điểm của kĩ năng:
Từ những khái niệm về kĩ năng trình bày ở trên, ta thấy nó chứa đựng
những đặc điểm sau:
+ Bất kì kĩ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lí thuyết, đó là kiến thức Bởi vì cấu trúc của kĩ năng là:
— Hiểu mục đích
Trang 17— Hiểu những điều kiện để triển khai cách thức đó
+ Kiến thức là cơ sở của kĩ năng, khi kiến thức đó phán ánh đầy đủ các thuộc tính bản chất của đối tượng, được thử nghiệm trong thực tiễn và ton tại trong ý thức với tư cách là công cụ của hành động Cùng với vai trò cơ sở của tri thức, cần thấy rõ tầm quan trọng của kĩ năng Kĩ năng chỉ có thể được hình thành và phát triển trong hoạt động Vì vậy phải hướng mạnh vào việc vận dụng những tri thức và rèn luyện kĩ năng
Kĩ năng được hình thành dần trong quá trình học tập và làm việc - Các cấp độ của kĩ năng:
Theo B S Bloom, kĩ năng có thê phân chia thành 5 cấp độ:
+ Bắt chước: lập lại hành động theo quan sát, có hướng dẫn trực tiếp + Làm được: biết thực hiện các thao tác đúng trình tự hành động đã được
hướng dẫn trước đó
+ Chính xác hóa: hành động hợp lý, biết loại bỏ những thao tác dư thừa,
biết tự điều chỉnh hành động
+ Biến hóa: phân chia hành động thành các thao tác hợp lý, đúng trình tự + Tự động - kĩ xảo: chuyên tiếp linh hoạt các động tác, hành động; giảm thiểu sự tham gia của ý thức
Năm cấp độ này là cơ sở để xác định quy luật hình thành kĩ năng Từ đó, có kế hoạch rèn luyện các kĩ năng dạy học mơn tốn nói chung và kĩ năng dạy
học khái niệm số tự nhiên nói riêng theo đúng quy luật
Trang 18Đối với nghề sư phạm, dựa vào những đặc điểm kĩ năng trên chúng ta có khái niệm kĩ năng sư phạm
- Quan niệm: Kĩ năng sư phạm là năng lực vận dụng những tri thức và kinh nghiệm sư phạm trong quá trình học tập và rèn luyện trong những điều kiện khác nhau để thực hiện có hiệu quả hoạt động sư phạm
- Phân loại:
Kĩ năng sư phạm cũng là một hệ thống các thao tác, hành động phức hợp, kĩ năng thành phần Chúng có quan hệ mật thiết, đan xen, hỗ trợ và làm tiền đề cho nhau
Tuy nhiên nếu phân loại theo chức năng của người giáo viên thì kĩ năng sư phạm bao gồm:
+ Kĩ năng tô chức các hoạt động dạy học + Kĩ năng tô chức các hoạt động giáo duc
Trong đó kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học (kĩ năng dạy học, kĩ năng giảng dạy) là quan trọng vì nó thê hiện chức năng cơ bản của người giáo viên là dạy học
* Ki nang day hoc
Kĩ năng đạy học là một trong số các kĩ năng sư phạm của người GV tiểu
học Có thê nói đây là kĩ năng quan trọng nhất Bởi lẽ, đã là GV, đã đi dạy học
thì cần phải có kĩ năng dạy học Tuy nhiên trong thực tế nhiều GV còn hạn chế về kĩ năng này
Cũng như trên ta có:
Trang 19+ Ki nang day hoc là hệ thống các thao tác, hành động phức hợp vận dụng kiến thức và kinh nghiệm sư phạm trong những điều kiện khác nhau nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học
+ Kĩ năng dạy học là khả năng của người dạy thực hiện có kết quả cơng việc của mình để đạt được mục đích dạy học đã xác định bằng cách lựa chọn và sử dụng những cách thức hành động phù hợp với người học, điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định
+ Kĩ năng dạy học là những kĩ năng đảm bảo cho hoạt động dạy học của người GV đem lại kết quả cao
- Đặc trưng của kĩ năng dạy học:
+ Tổ hợp các hành động giảng dạy đã được người dạy nắm vững + Có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập
+ Là một hệ thống bao hàm những kỹ năng dạy học chuyên biệt - Phân loại:
Đề tổ chức việc dạy học thành công hay nói cách khác là hoàn thành chức
năng nghề nghiệp của mình, người giáo viên phải có các kĩ năng dạy học cơ bản và cần thiết như:
+ Kĩ năng phân tích nội dung chương trình mơn học
+ Kĩ năng thiết kế kế hoạch bài học (soạn giáo án)
+ Kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, có sự ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
+ Kỹ năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học theo định hướng
đổi mới
Trang 20+ Kỹ năng tô chức các hoạt động ngoại khóa
+ Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học toán của HS + Kỹ năng tổng kết kinh nghiệm đạy học bộ môn
Các kỹ năng này có quan hệ mật thiết với nhau, khi GV thực hiện thành thạo các hoạt động này thì có thể nói GV đó đã hình thành được kỹ năng dạy học
Kỹ năng dạy học được hình thành trên cơ sở mục tiêu, nội dung, chương trình, PPDH của từng môn học và thông qua q trình luyện tập có hệ thống của SV được đào tạo trong hệ thống các trường sư phạm
1.1.2 Kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên ở tiểu học * Kĩ năng dạy học mơn tốn ở tiểu học
Trong từng môn học, để dạy tốt, giáo viên vừa phải có các kĩ năng chung, vừa phải có các kĩ năng riêng, đặc trưng của việc dạy học môn học đó Chúng ta cũng có thể phân loại: kĩ năng dạy học toán ở tiểu học, kĩ năng dạy học tiếng Việt ở tiểu học Và với mỗi một nội dung của môn học, chúng ta cũng có thé có những kĩ năng tương ứng đề day hoc tốt nội dung đó Vì vậy, ở đây, ta tìm hiểu về các kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên trong chương trình dạy học tốn ở tiểu học
Để hiểu được hệ thống những kĩ năng đạy học này, chúng ta tìm hiểu nội
dung dạy học khái niệm số tự nhiên ở tiểu học
* Kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên ở tiểu học
a Nội dung dạy học toán ở tiểu học: Gồm bốn mạch kiến thức chính: + Số học
Trang 21+ Giải tốn có lời văn
Trong đó, nội dung Số học là trọng tâm, cốt lõi mà việc dạy học các mạch kiến thức còn lại hỗ trợ cho việc dạy học nội dung này
- Nội dung Số học bao gồm:
+ Hình thành khái niệm ban đầu về các hệ thống sỐ (số tự nhiên, phân SỐ, số thập phân)
+ So sánh, sắp thứ tự các số
+ Hình thành khái niệm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
+ Tính chất các phép tính
Trong đó, nội dung đóng vai trò cơ bản, cốt lõi là các kiến thức về số tự nhiên
- Mục đích yêu cầu của dạy học 86 tu nhién 6 tiéu hoc:
Day hoc số tự nhiên ở tiêu học nhằm giới thiệu cho học sinh khái niệm về
số tự nhiên và mười kí hiệu (tức là chữ số) để viết số, về các đơn vị đếm của hệ
thập phân, về sự sắp thứ tự và so sánh các số tự nhiên
Dạy học số tự nhiên nhằm giúp học sinh tiêu học nhận biết được quy tắc thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và quan hệ giữa các phép tính đó, biết vận dụng các bảng tính và các tính chất của các phép tính để tính nhằm, tính
nhanh và tính đúng, biết thử lại các phép tính khi cần thiết, biết giải các bài tốn
có lời văn và trình bày bài giải
- Nội dung dạy học số tự nhiên ở tiểu học gồm các vẫn đề:
+ Dạy khái niệm ban đầu về các số tự nhiên (hình thành biểu tượng số tự nhiên; đọc, viết; phân tích cấu tạo thập phân (hàng, lớp) của các số tự nhiên)
+ So sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên có nhiều chữ số
Trang 22+ Tính chất các phép tính trên sé tự nhiên
+ Tính chất của dãy số tự nhiên (chẵn, lẻ, chia hét, )
ai Nội dung dạy học hình thành khái niệm (biểu tượng) ban đâu về số tự nhiên ở tiểu học
Việc hình thành khái niệm ban đầu (biểu tượng) về các số tự nhiên được tiến hành theo các vòng số (các tập con của tập số tự nhiên) và được biên soạn ở từng lớp như sau: LỚP 1 * Các số đến 10: - Các 86 1, 2,3, 4, 5 - Số 6, 7, 8, 9 - Số 0 - Số 10 * Các số trong phạm vi 100: - Một chục
- Mười một, mười hai, mười ba, mười bốn, mười lăm, mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín
Trang 23- Don vi, chuc, tram, nghin
- Các số tròn chục từ 110 đến 200 - Các số từ 101 dén 110
- Các số từ 111 đến 200
- Các số có ba chữ số
- Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị - Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 LỚP 3 * Ôn tập và bồ sung: - Đọc, viết các số có ba chữ số * Các số đến 10 000: - Các số có bốn chữ số (3 tiết) - Số 10 000 * Các số đến 100 000: - Các số có năm chữ số (2 tiết) - Số 100 000
* Ôn tập cuối năm:
- Ôn tập các số đến 100 000 (2 tiết) LỚP 4:
* On tap va bé sung:
- On tap cac sé dén 100 000 (3 tiét)
* Các số có nhiều chữ số: - Các số có sáu chữ số - Hàng và lớp
Trang 24- Day số tự nhiên
a N6i dung dạy học so sảnh, sắp thứ tự các số tự nhiên
LỚP 1:
Trang 25- Số hạng - Tổng - Phép cộng có tổng bằng 10 - 26 +4, 36 + 24 - 9 cộng với một số: 9 + 5 -29+5 - 49 +25 - 8 cộng với một số: 8 + 5 -28+5 -38+25 - 7 cộng với một SỐ: 7 + 5 -47+5 - 47 +25 - 6 cộng với một SỐ: 6 + 5 -26+5 - 36 + l5 - Bảng cộng - Phép cộng có tổng bằng 100 - Tổng của nhiều số - Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 LỚP 3; - Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) - Phép cộng có nhớ trong phạm vi I0 000 LỚP 4:
Trang 26LOP 1: - Phép trừ trong phạm vi 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 - Số 0 trong phép trừ - Bảng trừ trong phạm vị 10 - Phép trừ dạng 17 - 3 - Phép trừ dạng l7 - 7 - Trừ các số tròn chục
Trang 27- Cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ) - Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần) - Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 - Phép trừ các số trong phạm vi 100 000 LỚP 4: - Ôn tập về phép toán trừ * Phép toán nhân LỚP 2: - Phép nhân - Thừa số - Tích - Bảng nhân 2, 3, 4, 5 LỚP 3: - Bảng nhân ó6, 7, 8, 9
- Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
- Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số (khơng nhớ, có nhớ một lần)
- Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ 86 (khơng nhớ, có nhớ một
lần, có nhớ hai lần khơng liên tiếp)
- Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số số (khơng nhớ, có nhớ một
lần, có nhớ hai lần không liên tiếp) LỚP 4:
- Nhân với số có một chữ số (khơng nhớ, có nhớ hai lần trở lên và liên
tiếp)
Trang 28- Gidi thiéu nhan nham sé cé hai chit s6 v6i 11
- Nhân với số có ba chữ số (có chữ số 0 ở giữa một thừa số) * Phép toán chia
LỚP 2:
- Phép chia
- Bảng chia 2, 3, 4, 5
- Số bị chia, số chia, thương
LỚP 3:
- Bảng chia 6, 7, 8, 9
- Phép chia hết và phép chia có dư
- Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư)
- Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số - Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số - Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số
LỚP 4:
- Chia cho số có một chữ số
- Chia hai số có tận cùng là chữ số 0
- Chia cho số có hai chữ số - Thương có chữ số 0 - Chia cho số có ba chữ số
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3
a„ Nội dung dạy học hình thành tính chất của các phép toán * Phép toán cộng
LỚP 1, 2, 3:
Trang 29- Thông qua các bài tập ngầm hình thành tính chất giao hốn, kết hợp
LỚP 4:
- Tính chất giao hoán của phép cộng - Tính chất kết hợp của phép cộng * Phép toán trừ:
LỚP 1, 2, 3:
- Số 0 trong phép trừ * Phép toán nhân, chia:
LỚP 2, 3:
- Số 0 trong phép nhân và phép chia - Số 1 trong phép nhân và phép chia
- Thông qua hệ thống các bài tập mà ân tàng hình thành tính chất giao
hốn, kết hợp, LỚP 4:
- Tính chất giao hoán của phép nhân
- Nhân với 10, 100, 1000, Chia cho 10, 100, 1000, - Tinh chất kết hợp của phép nhân
- Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 - Nhân một số với một tổng
- Nhân một số với một hiệu
Trang 30đo đại lượng, các yếu tố hình học Các mạch kiến thức hỗ trợ nhau khiến cho các kiến thức số học trở nên có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc hơn
b Hệ thống các kĩ năng dạy học khái niệm SỐ tự nhiên ở tiểu học
Cũng giống như việc dạy học bất kì một mơn học, một nội dung nảo, để dạy học khái niệm về số tự nhiên trong chương trình mơn tốn ở tiểu học, người GV phải trang bị cho mình một hệ thống các kĩ năng cơ ban và cần thiết Cụ thể là:
bị KĨ năng phân tích nội dung dạy học khái niệm số tự nhiên
Đây là kĩ năng rất quan trọng, bởi muốn thực hiện được mục tiêu dạy học
khái niệm số tự nhiên, SV cần phải biết mục tiêu đó được thê hiện thơng qua nội
dung như thế nào Với kĩ năng này, trước một chương, một lớp hay một bài học trong SGK tốn tiêu học, SV có khả năng phân tích đặc điểm cấu trúc, những
yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng của HS khi học toán ở thời điểm đạy học
những bài đó Quan trọng hơn nữa là: SV biết xác định mục tiêu, cấu trúc một bài lên lớp dé dam bao dạy học đúng mục tiêu, nội dung đầy đủ, chính xác, vừa sức, không dạy quá nội dung yêu cầu
Ví dụ: Để dạy HS có biểu tượng về những số mới đặc biệt là các số lớn (các số trong phạm vi 10 000 trở đi), SGK thường có từ 2 tới 3 tiết dạy Phân tích ra, SV sẽ thấy: mục tiêu của 3 tiết học này hoàn toàn khác nhau:
Tiết I: Giúp HS biết đọc, viết số có nhiều chữ số (trường hợp các chữ số ở
các hàng đều khác 0)
Trang 31Tiết 3: Giúp HS nắm được cấu tạo thập phân của các số có nhiều chữ số thông qua việc viết các số có nhiều chữ số thành tông giá trị các hàng và ngược lại
Đây là những mục tiêu cụ thể khi đạy học hình thành khái niệm số mới có
nhiều chữ số cho HS, nhưng nếu đặt cả ba mục tiêu này trong một bài thì nội dung bài học quá dài, không phù hợp với thời lượng học tập của HS tiêu học và cũng quá khá năng nhận thức của các em Như vậy việc biên soạn thành 3 tiết học là hoàn toàn phù hợp với khả năng nhận thức của HS
b> Ki nang xây dựng ké hoach bai hoc
Kĩ năng này còn gọi là kĩ năng soạn giáo án, một kĩ năng quan trọng Nhờ có kĩ năng này mà SV có thể hình dung bước đầu kế hoạch đạy một bài lên lớp như thế nào Kĩ năng này bao gồm việc xác định mục đích, yêu cầu bài học (về
kiến thức, kĩ năng và thái độ); xác định các đồ dùng, phương tiện phục vụ dạy
học; xác định kiểu bài lên lớp và nội dung bài học để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp; thiết kế các hoạt động học tập để hình thành các đơn vị kiến thức, rèn luyện các kĩ năng tương ứng cho HS,
b; Kĩ năng thiết kế hệ thống câu hỏi gợi mở
Đây là kĩ năng liên quan đến hoạt động lựa chọn, sử dụng hệ thống những câu hỏi có tính chất gợi mở, dẫn dắt HS thông qua việc trả lời đúng mà tìm ra nội dung bài học mới Kĩ năng này yêu cầu người dạy phải có khả năng tư duy đặc
biệt là phép suy diễn và tư duy légic
bạ Kĩ năng xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập
Để hình thành được kiến thức bài học mới cho HS, GV phải tổ chức các
Trang 32Phương tiện để tổ chức các hoạt động này là hệ thống các bài tập luyện tập Để lựa chọn được những bài tập phù hợp mục tiêu, tính chất nội dung bài học, vừa sức với HS, phát huy nhận thức, hoạt động tư duy và hoạt động thực hành của HS thì GV phải có kĩ năng lựa chọn, sử dụng và khai thác hệ thống bài tập có hiệu quả
bạ.KT năng lựa chọn, sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện có sự ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Đây là kĩ năng lựa chọn, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong quá trình dạy học
Vị dụ: băng hình dạy học, phần mềm dạy học toán, phần mềm Soạn giao
án điện tử hay những thiết bị trình chiếu
bạ Kĩ năng lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học và
hình thức tổ chức dạy học theo định hướng đổi mới
Đây là kĩ năng lựa chọn và sử dụng phối hợp hợp lí các phương pháp và hình thức tơ chức dạy học dé tạo nên một phương pháp học tập tối ưu trong bai dạy Phương pháp tối ưu đó là phương pháp mà GV chỉ có vai trị định hướng, tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập nhưng lại phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS
b; Kĩ năng giao tiếp, ứng xử tình huống sư phạm
Trang 33bạ Kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đây là kĩ năng GV tiến hành tổ chức các hoạt động kiểm tra, làm thi sau mỗi giai đoạn học tập của HS Phân tích các kết quả của bài kiểm tra giúp SV năm bắt được tình hình học tập của HS, những cái được và chưa được; nhận được những thông tin phản hồi từ phía người học về quá trình dạy và học đề có
những điều chỉnh phủ hợp
by KĨ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa
Bên cạnh những hoạt động chính khóa thì việc dạy học khái niệm số tự nhiên cho HS tiểu học còn được tiễn hành qua những hoạt động ngoại khóa Các hoạt động ngoại khóa về tốn được giáo viên tổ chức trong lớp học hoặc cũng có thể đo Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức trong phạm vi nhà trường, có thể ở những cấp cao hơn như thị xã, thành phó, tỉnh do Phòng Giáo dục và Đào tạo hay Sở Giáo đục và đào tạo tổ chức Thông qua những hoạt động ngoại khóa này, HS tiếp xúc với toán học theo những hình thức khác nhau: kê chuyện về
các nhà toán học, kế chuyện về các số tự nhiên, các cuộc thi về toán mà nội dung
khái niệm số tự nhiên là cốt lõi Do vậy, GV phải có kĩ năng tổ chức các hoạt
động ngoại khóa về tốn
bio Ki nang tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động học tập của HS, GV phải có khả năng thực hiện các thao tác: thông báo một cách rõ ràng những yêu cầu của tiết học, lựa chọn phương pháp và hình thức phù hợp, sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập; Do đó, GV phải có kĩ năng dạy học này
Có một cách tiếp cận khác khi nói về các kĩ năng đạy học khái niệm số tự
Trang 34- Kĩ năng hình thành khái niệm, biểu tượng ban đầu về số tự nhiên
- Kĩ năng dạy học so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên - Kĩ năng dạy học các phép tính với số tự nhiên - Kĩ năng dạy học tính chất các phép tinh
- Kĩ năng day hoc giải tốn có nội dung liên quan tới số tự nhiên
Trong mỗi kĩ năng này, ta lại có thể căn cứ vào các nội dung hành động, hoạt động mà chia thành các kĩ năng thành phần:
- Kĩ năng dạy học hình thành kiến thức mới - Kĩ năng dạy học luyện tập thực hành, vận dụng
- Kĩ năng dạy học ôn tập, kiêm tra đánh giá kết quả học tập của HS
Cứ như vậy khi chia nhỏ các kĩ năng này ra, ta lại có thể căn cứ vào các thao tác, hành động mà lại chia thành các kĩ năng thành phần
1.2 Cơ sở thực tiễn:
(Thực trạng việc tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)
Trang 35Khoa Giáo dục Tiểu học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được thành lập năm 1997 Tuy tuổi đời còn khá non trẻ song khoa đã sớm gặt hái được nhiều thành tích đáng kể trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo Hiện nay, khoa Giáo dục Tiểu học có 12 cán bộ giảng viên trong đó có I1 Phó Giáo sư - Tiến sĩ, 2
nghiên cứu sinh, 8 thạc sĩ Từ năm 2006 (bắt đầu từ Khóa 33), khoa đào tạo 2
ngành sư phạm (hệ chính quy) là: Giáo dục Tiểu học và Giáo dục Mầm non Cho đến nay, cả khoa có 12 lớp hệ chính quy với tông số sinh viên lên đến 600 em
Bên cạnh hệ chính quy, nhà trường mở nhiều lớp hệ vừa làm vừa học tại hầu hết các tỉnh thuộc miền Bắc nhằm chuẩn hóa, nâng cao trình độ GVTH
1.2.1 Mục đích điều tra
Bước đầu tìm hiểu thực trạng rèn luyện các kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên của sinh viên K33 ngành Giáo dục Tiểu học - Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Từ đó đưa ra một số biện pháp rèn luyện các kĩ năng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVTH
1.2.2 Đối tượng điều tra
Sinh viên K33 ngành Giáo dục Tiểu học (hệ chính quy) - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
1.2.3 Nội dung điều tra
- Tìm hiểu cơng tác tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học toán tiểu học nói chung và dạy học về khái niệm số tự nhiên nói riêng cho sinh viên của khoa Giáo
dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Tìm hiểu những yếu tố ánh hưởng tới việc rèn luyện kĩ năng dạy học
Trang 36- Phân tích, đánh giá thực trạng rèn luyện kĩ năng day học tốn tiểu học nói chung và dạy học về khái niệm số tự nhiên nói riêng của SV
1.2.4 Phương pháp điều tra
- Điều tra: thiết kế phiếu điều tra (phiếu thăm dò ý kiến) gửi trực tiếp cho
SV và GVTH
- Đàm thoại: Trao đổi với các giáo viên giảng dạy ở trường sư phạm, giáo viên tiêu học để có thêm thơng tin về vấn đề rèn luyện kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên cho SV ngành giáo dục tiểu học Trao đối với SV để nắm được tâm tư nguyện vọng của người học về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
- Quan sát: dự giờ, thăm lớp, quan sát, tìm hiểu quá trình dạy học
- Nghiên cứu lí luận: tìm hiểu, nghiên cứu Chương trình đào tạo hệ cử nhân khoa học ngành Giáo đục Tiểu học (hệ chính quy) của khoa Giáo đục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
1.2.5 Kết quá điều tra
1.2.5.1 Kết quả từ nghiên cứu lý luận chương trình đào tạo và tổng kết thực tiễn học tập của sinh viên ngành Giáo đục tiểu học
Ta thấy thực trạng rèn luyện các kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên
diễn ra như sau:
Trang 37* Rèn luyện kỹ năng dạy học thông qua việc dạy học các môn học trên lớp Đây là hoạt động cơ bản trong quá trình đào tạo, rèn luyện tay nghề, hình thành kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho sinh viên Đặc biệt thông qua các nội dung môn học Phương pháp dạy học toán tiêu học I và 2 không chỉ trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức lý luận cơ bản của nghề sư phạm mà còn rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng đạy học, giáo dục tổ chức các hoạt động tập thẻ,
giúp sinh viên biết cách thực hiện một số nội dung, thao tác khi nội dung bài học
có liên quan đến kỹ năng đạy học nào đó
học
Cụ thể:
e Học phần: Phương pháp dạy học toán 1 Tổng số tiết: 45 tiết, trong đó: Lý thuyết: 30 tiết
Thực hành: 15 tiết, gồm các nội dung: + Thực hành tìm hiểu các mạch kiến thức trong chương trình
+ Thực hành và xem băng minh họa các phương pháp dạy học toán ở tiểu + Thực hành các phương pháp và xem trích đoạn
+ Thực hành và xem băng tông hợp sự vận dụng phương pháp
+ Thực hành và xem băng tìm hiểu một số hình thức tổ chức dạy học đang được ứng dụng trong trường tiêu học
học
+ Giới thiệu một số đồ dùng dạy học và thực hành thiết kế đồ dùng dạy
+ Thực hành phân tích một số kế hoạch bài giảng
+ Thực hành phân tích một số đề kiêm tra đánh giá môn toán ở tiêu học
Trang 38Thực hành: 30 tiét, gdm cdc ndi dung:
+ Thực hành soạn - giảng, xem băng dạy học nội dung phan số ở tiểu học + Thực hành soạn - giáng, xem băng đạy học nội dung số thập phân ở tiểu học
+ Thực hành đo và ước lượng các đại lượng hình học
+ Thực hành soạn và trình bày bài soạn các bài có nội dung hình học + Thực hành soạn và trình bày bài soạn về các đại lượng cơ bản + Thực hành soạn và trình bày bài soạn về các yếu tô thống kê mô tả + Thực hành giải toán điển hình trong chương trình tốn tiêu học
Qua tìm hiểu nội dung chương trình, ta thấy khi dạy học tốn ở tiểu học,
chương trình có dành thời gian cho các hoạt động thực hành Tuy nhiên, với riêng nội dung dạy học khái niệm số tự nhiên thì khơng có hoạt động cụ thể, có hay chăng chỉ là do GV hoặc SV tự lựa chọn một số nội dung để tập soạn và giảng
* Rèn luyện kĩ năng dạy học thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực hành sư phạm
Gồm 2 hoạt động chính:
- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên: là hoạt động diễn ra trong từng kì học, liên tục trong 4 năm đào tạo, nhất là từ kì 5 trở đi khi sinh viên bước vào năm học chuyên ngành, bao gồm: tìm hiểu nội dung chương trình mơn tốn
ở tiểu học đặc biệt là nội dung Số học về hình thành khái niệm số tự nhiên; tìm
Trang 39Nội dung này gọi vắn tắt là “Hướng dẫn rèn nghề (nội dung toán tiểu học)”, được phân bổ trong chương trình đào tạo theo từng học kỳ như sau:
+ Học kỳ 3: tập luyện những kỹ năng có tính cơng cụ của người giáo viên dạy toán ở tiểu học (các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết; sử dụng các đồ dùng dạy học: êke, compa, thước kẻ ; sử dụng tia số trong dạy học về số tự nhiên; trình bày nội dung ghi bảng ; kĩ năng xử lý một số tình huống nảy sinh trong quá trình đạy học tốn) Thời gian: 2 tuần
+ Học kỳ 6: tiến hành soạn và tập giảng các nội dung Thời gian: 4 tuần + Học kỳ 7: soạn và tập giảng Thời gian: 6 tuần
- Rèn luyện nghiệp vụ sư pham tập trung: tô chức các đợt thực hành sư phạm, kiến tập, thực tập sư phạm tại các trường tiểu học
+ Học kỳ 2: Kiến tập tại trường Tiểu học Xuân Hòa (Xuân Hòa A), Xuân
Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Thời gian: 2 tuần
+ Học kỳ 4: Kiến tập tại trường Tiểu học Đồng Xuân (Xuân Hòa B), Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Thời gian: 4 tuần
+ Học kỳ 5: Kiến tập tại trường Tiểu học Đồng Xuân (Xuân Hòa B), Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Thời gian: 4 tuần
+ Học kỳ 7: Thực tập sư phạm lần 1 tai các trường tiểu học Thời gian: 2 tuần
/ Tiêu học Xuân Hòa (Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc) / Tiêu học Đồng Xuân (Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc) / Tiểu học Ngô Quyền (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc)
/ Tiểu học Liên Minh (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc)
/ Tiểu học Đống Đa (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc)
Trang 40/ Tiểu học Trưng Nhị (Phúc Yên, Vĩnh Phúc)
/ Tiểu học Sóc Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội)
/ Tiểu học Phủ Lỗ A (Sóc Sơn, Hà Nội)
+ Học kỳ 8: thực tập sư phạm lần 2 tại các trường tiểu học trên Thời gian: § tuần
Sinh viên được rèn luyện kĩ năng dạy học một cách toàn diện: tiếp XÚc với học sinh, phụ huynh, giáo viên, làm công tác giáo viên chủ nhiệm và dạy học
Như vậy, nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có ý nghĩa quan trọng tới việc rèn luyện các kĩ năng dạy học cho SV Thơng qua hình thức rèn luyện thường xuyên, SV có thời gian tập dượt các kĩ năng dạy hoc cơ bản Còn ở hình thức rèn luyện tập trung, SV được thực tế rèn luyện các kĩ năng Qua đó, SV hiểu sâu hơn những nội dung lí luận đã được học
* Việc rèn luyện còn được tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động ngoại khóa
+ Thi lam dé ding day hoc: “Em khéo tay, em hay làm” Thời gian tô chức: tháng 10 hàng năm
+ Thi viết chữ, trình bay bang dep: “Thi nét chữ, nết người ” Thời gian tô
chức: tháng II hàng năm
+ Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm (dành cho các SV cuối khoá) ở các cấp: lớp, khoa, trường
Gồm hai phần thi:
/ Phần thi nội dung dạy học: tổ chức thi giảng các môn học ở tiểu học: Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Khoa học