Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bồ trong bất kỳ công trình khoa học nào
Tác giả
Trang 2Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Mai Văn Hưng, người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn
Tôi xin được chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Giải phẫu — Sinh lý người và động vật, Khoa Sinh - KTNN, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thực hiện luận văn
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trạm Y tế, các thầy cô giáo, bác sỹ, y sỹ, các học viên cao học và các em sinh viên Trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội 2 về sự thông cảm sâu sắc, tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi thực nghiệm trong quá trình làm luận văn
Hà Nội, ngày § tháng 9 năm 2009 Tác giả
Trang 3Mục lục -
Các chữ viết tắt dùng trong luận văn
Danh mục các bảng trong luận văn -. - << <<<< <2 Danh mục các hình vẽ, đồ thị trong luận văn
Chương 1 TÔNG QUAN TÀI LIỆU 222 SE S SE SE cc2
1.1 Các nghiên cứu về chỉ số sinh học
1.1.1 Nghiên cứu chỉ số sinh học trên thế giới - .l13
1.1.2 Nghiên cứu các chỉ số sinh học ở Việt Nam 14
1.2 Các nghiên cứu về trí tuỆ - 2211 11v seg 21 1.2.1 Những quan niệm về trí tuệ
1.2.2 Nghiên cứu các phương pháp đánh giá năng lực tí tuệ 27
1.2.3 Các kết quả nghiên cứu về trí tuệ - + cccsccsscsc2sS2 30 Chương 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu "
2.2 Phương pháp nghiên cứu - << << + << sex
Chương 3 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU -c⁄ 2222225555225
3.1 Một số chỉ số sinh học của sinh viên " 3.1.1 Các chỉ số về hình thái — thể lực .-scccccceseree
3.1.2 Một số chỉ số về chức năng của hệ tuần hoàn - 51
3.2 Một số chỉ số trí tuệ của sinh viên ‹ ++s- 54
3.2.1 Chỉ số IQ trung bình và mức trí tuệ của sinh viên 34
3.2.2 Khả năng chú ý của sinh viên - .Ó] 3.2.3 Trí nhớ của sinh viÊn - -ccscSss*s++ .607 3.3 Mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu -. ‹s << s s5 74 3.3.1 Mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu trong ngành Toán 74 3.3.2 Mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu trong ngành Lý 78 3.3.3 Mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu trong ngành Sinh 8
Chương 4 BÀN LUẬN cc 222272 222222222121 111111 1111111111 xex
4.1 Về một số chỉ số sinh học của sinh viên c5 <5: 4.2 Về trí tuệ của sinh viÊn ckcc 2211 2211k xe vê
4.3 Về tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu " 4200079 1n - d KIÊN NGHỊ c1 01221112 1112111111 11111 11 11H 1k He
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DH Dai Hoc GDTC Giáo dục thể chất HSSH Hằng số sinh học IQ Chỉ số thông minh (Intelligent Quotient) Nxb Nhà xuất bản TDTT Thẻ dục thé thao tr Trang
VNTB Vong nguc trung binh
WAIS Wechsler Adult Intelligence Scale
WHO Tổ chức Y tế thế giới (World health organization)
WISC Wechsler Intelligence Scale for Children
Trang 510 11 12 13 14 15 giới tính và ngành học -c sàn S se 34
Bang 2.2 Phan bé mirc trí tuệ theo chỉ số IQ -. - 38
Bảng 3.1 Chiều cao đứng của sinh viên theo lớp tuổi 4I Bảng 3.2 Chiều cao đứng của sinh viên theo giới tính và
theo ngành học .- << Sen s Set 42 Bang 3.3 Khối lượng cơ thể của sinh viên theo tuổi va theo giới tính 43 Bảng 3.4 Khối lượng cơ thể của sinh viên theo tuôi,
theo giới tính và theo ngành học - «<< <++ 44
Bảng 3.5 Vòng ngực trung bình của sinh viên theo tuôi và giới tính .45 Bảng 3.6 Vòng ngực trung bình của sinh viên theo tuổi,
theo giới tính và theo ngành học .- - 47
Bang 3.7 Chi sé Pignet của sinh viên theo tuổi, theo giới tính
và theo ngành học - cv và sen 48
Bảng 3.8 Chỉ số BMI của sinh viên theo lớp tuổi, theo giới tính
và theo ngành hỌc -c ccSn S Sky 50 Bang 3.9 Tần số tim của sinh viên theo lớp tuôi và theo giới tính 51 Bang 3.10 Tan s6 tim của sinh viên theo tuổi, theo giới tính và theo ngành học - cv vn 52 Bảng 3.11 Huyết áp động mạch của sinh viên theo lớp tuổi và theo gIới tÍnh «cọ HH HH HH nh nh 53 Bang 3.12 Diém IQ trung binh cua sinh viên theo lớp tuổi và theo gIới tính c ch kh x 55 Bang 3.13 Diém IQ trung binh cua sinh vién theo gidi tinh
Trang 619 20 21 22 23 24 25 26 21 28 29 30 31 Bang 3.17 Téc dé chú ý của sinh viên theo lớp tuổi và theo gIới tÍnh .-.- cọ nh HH ni ni Hy nh nh nh nh ng 61 Bảng 3.18 Tốc độ chú ý của sinh viên theo giới tính và theo ngành học - << s2 nnn hey 62 Bảng 3.19 Độ tập trung chú ý của sinh viên theo giới tính và theo lớp tuổi .-.cccc c2 22221221211 1111111 1111111111111 x42 63 Bảng 3.20 Độ tập trung chú ý của sinh viên theo giới tính và theo ngành học cv ve 64 Bảng 3.21 Độ chính xác chú ý của sinh viên theo lớp tuối va theo gIới tÍnh . - cc cọ SS SH HS HH KÝ kh kg 65 Bảng 3.22 Độ chính xác chú ý của sinh viên theo giới tính và theo ngành học ‹ -c- cà St xxn 66
Bảng 3.23 Điểm trí nhớ thị giác của sinh viên theo tuôi
và theo giới tính c sc SS SE Y Sky ren 67 Bảng 3.24 Trí nhớ thị giác của sinh viên theo giới tính,
theo tuổi và theo ngành học - - ¿+ + ccccccSS 2223232252511 xe 69 Bảng 2.25 Điểm trí nhớ thính giác của sinh viên
theo giới tính và theo lớp tuổi 2S cc S1 1121222222222 se 70
Bảng 3.26 Trí nhớ thính giác của sinh viên
theo giới tính và theo ngành học - - << «<< «<5 71 Bảng 3.27 Trí nhớ thị giác và thính giác của sinh viên theo lớp tuôi 73 Bảng 3.28 Mối tương quan giữa khả năng chú ý và trí nhớ
Trang 733 34 35 36 37 38
Bang 4.1 Chiéu cao đứng của thanh niên Việt Nam ở các lớp tuổi
(18 - 20) theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau ((X +SD) 105 Bang 4.2 Cân nặng của thanh viên Việt Nam ở các lớp tuổi
(18-20) theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau (X +SD) 105 Bảng 4.3 Vòng ngực trung bình của thanh niên Việt Namlớp tuổi
18 — 20 theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau (X +S$D) 106 Bang 4.4 Chi số Pignet của thanh niên Việt Nam lớp tuổi 18-20
theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau (X+SD) 106 Bang 4.5 Chỉ số BMI của thanh niên Việt Nam lớp tuổi 18-20
theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau (X +SD) 107 Báng 4.6 Huyết áp động mạch củ thanh niên Việt Nam lớp tuổi
Trang 81 Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của sinh viên
theo tuổi và giới tính +2 2111111111 v vs yên 4I 2 Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của sinh viên
theo giới tính và ngành học - << << << *sss+ 43 3 Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn khối lượng cơ thể của sinh viên
theo tuổi và theo giới tính +2 1S S 1111111111111 25 se2 44
4 Hình 3.4 Khối lượng cơ thê của sinh viên theo tuổi và theo giới tính 45 5 Hình 3.5 Vòng ngực trung bình của sinh viên theo tuổi
va theo gidi tinh 0 cece cece eee eee ee eee eea ee ee ease ease eneeeeeeeaeaes 46 6 Hinh 3.6 Vong nguc trung binh cua sinh vién
theo lớp tuổi, theo giới tính và theo ngành học - - 47
7 Hình 3.7 Chỉ số Pignet của sinh viên theo giới tính và
theo ngành học -. - ‹- s2 Sàn 49 § Hình 3.8 Chỉ số BMI của sinh viên theo giới tính
và theo ngành hỌc - -c c- nọ SSY nỲ kh ky 50 9 Hình 3.9 Tần số tim của sinh viên theo tuôi và theo giới tính 51
10 Hình 3.10 Huyết áp tâm thu của sinh viên theo tuôi
và theo giới tính . c ch kh nh kh nen 53
11 Hình 3.11 Huyết áp tâm trương của sinh viên theo tuéi
và theo gIới tÍnh cọ nọ SH BH ni nh nh nhà tư kề 54
12 Hình 3.12 Chỉ số IQ trung bình của sinh viên theo tuôi
Trang 915 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29
Hình 3.15 Phân bố sinh viên theo mức trí tuệ của các ngành hoc 59
Hình 3.16 Tốc độ chú ý của sinh vién theo lép tudi va theo gidi tinh 61 Hình 3.17 Tốc độ chú ý của sinh viên theo giới tính và theo ngành hỌc -c sccS S2 nh xxx 62 Hình 3.18 Độ tập trung chú ý của sinh viên theo ti và theo gIới tÍnh -c co SE BS nh kh xế 63 Hình 3.19 Độ tập trung chú ý của sinh viên theo giới tính và theo ngành hỌc -. - c cnS Sn* Sen 65 Hình 3.20 Độ chính xác chú ý của sinh viên theo tuổi va theo gIới tÍnh -c ch kh ky 66 Hình 3.21 Độ chính xác chú ý theo giới tính và theo ngành hoc 67 Hình 3.22 Trí nhớ thị giác của sinh viên theo tuổi và theo giới tính 68 Hình 3.23 Trí nhớ thị giác của sinh theo giới tính và theo ngành học 69 Hình 3.24 Trí nhớ thính giác của sinh viên theo tuôi và giới tinh 70 Hình 3.25 Trí nhớ thính giác của sinh viên theo giới tính
và theo ngành hỌc -. c ch nh ky nhe 72 Hình 3.26 Trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của sinh viên
theo tuổi và theo giới tính . SS Snnnn SE 22 252x332 e 73
Hình 3.27 Biểu đồ tương quan giữa chỉ số IQ trung bình và
độ tập trung chú ý của sinh viên ngành Toán - 76 Hình 3.28 Biểu đồ tương quan giữa chỉ số IQ trung bình và
độ chính xác chú ý của sinh viên ngành Toán 76 Hình 3.29 Biểu đồ tương quan giữa chỉ số IQ trung bình
Trang 1032 33 34 35 36 37 38
của sinh viên ngành Lý -~c << Sa 79
Hình 3.32 Mối tương quan giữa chỉ số IQ với độ chính xác chú ý của
sinh viên ngành Lý c sen Sa 79 Hình 3.33 Mối tương quan giữa chỉ số IQ trí nhớ thị giác của
sinh viên ngành Lý - sec Sa 80 Hình 3.34 Mối tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thính giác của
sinh viên ngành Lý - sec Sa 80
Hình 3.35 Mối tương quan giữa chỉ số IQ_ và độ tập trung chú ý của
sinh viên ngành Sinh -. -cccscSS s12 82 Hình 3.36 Mối tương quan giữa chỉ số IQ và độ chính xác chú ý của
sinh viên ngành Sinh -. c cv si 82
Hình 3.37 Mỗi tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác
của sinh viên ngành Sinh -. -c-c<sssssss++ 83 Hình 3.38 Mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thính giác
Trang 11MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Khi nói đến sự phát triển của mỗi con người là nói đến sự phát triển đồng thời cả hai yếu tố thể chất và trí tuệ Do vậy, một người muốn phát triển tốt thì cần đồng thời quan tâm đến việc bồi đưỡng cá thé chat và trí tuệ Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, chúng ta không chỉ cần những người tài giỏi mà còn rất cần những người khoẻ và đẹp Chính vì vậy, việc nghiên
cứu các chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh sinh viên là rất cấp thiết cho việc hoạch định chiến lược về con người và lựa chọn phương pháp giáo dục
đạt hiệu quả cao nhằm phát triển thế hệ tương lai một cách tốt nhất
Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học và trí tuệ ở cả trong nước và ngoài nước Gần đây các nhà nghiên cứu của Pháp là M Sempe, G pédron và MP Rogpernot đã công bồ tác phẩm “Tăng trưởng - phương pháp và sự nối tiếp” trong đó tác giả đề cập đến nghiên cứu thê lực và phát triển thể lực Đây là một trong những công trình hoàn chỉnh và thời sự nhất trong lĩnh vực nhân trắc học
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh
học và trí tuệ của người Việt Nam ở các lứa tuổi khác nhau Năm 1975 cuốn
“Hằng số sinh học người Việt Nam” [84] do giáo sư Nguyễn Tắn Gi Trọng
làm chủ biên đã đưa ra các chỉ số sinh học của người Việt Nam ở các lứa tudi
Tiếp đó có rất nhiều công trình khác nghiên cứu về chỉ số sinh học và trí tuệ được công bố, đó là các công trình của Đỗ Công Huỳnh [37], Tạ Thuý Lan và
cs [45], [46], [47], [48], Mai Van Hung [39]
Tuy nhiên những công trình này chỉ thực hiện trên những đối tượng
nhất định Năm 2003 nhà xuất bản Y học xuất bản cuốn “Các giá trị sinh học của người Việt Nam bình thường thập niên 90 — Thế kỷ XX” [66] Cuốn sách
Trang 12Việt Nam nhưng chỉ giới hạn trong thập niên 90- thế ky XX
Nhìn chung, các công trình đều cho thấy thê lực và trí tuệ của người Việt Nam ngày càng tốt hơn nhưng đề có những kết luận sát thực nhất về thể lực và trí tuệ thì cần thiết phải thường xuyên nghiên cứu trên tất cả các đối tượng Tuy nhiên, các nghiên cứu về trí tuệ và các chỉ số sinh học trên đối tượng sinh viên (lực lượng chính trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học và công nghệ để góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hố — hiện đại hoá đất nước) còn chưa được qua tâm đích đáng, đặc biệt là giữa các ngành học với nhau Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2 gồm phần lớn các sinh viên đến từ các
tỉnh thành phía bắc, trong đó không ít sinh viên đến từ các tỉnh miền núi phía
bắc, việc nghiên cứu vé thé lực và trí tuệ còn ít được quan tâm Vì những lý
do trên chúng tôi đã thực hiện đề tài “Wghiên cứu một số chí số sinh học và
trí tuệ của sinh viên K34 thuộc một số ngành học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”
2 Mục tiêu của đề tài
- Xác định được thực trạng hình thái - thể lực, chức năng một SỐ CƠ quan và khả năng hoạt động trí ruệ của sinh viên một sỐ ngành học thuộc Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2
- Bước đầu nghiên cứu mối liên quan giữa hình thai — thé luc, khả năng chú ý, khả năng ghi nhớ với năng lực trí tuệ của sinh viên
3 Nhiệm vụ cụ thể
- Nghiên cứu các chỉ số hình thái thể lực của sinh viên các ngành Lý,
Trang 13- Nghiên cứu một số chỉ số chức năng của hệ tuần hoàn gồm: huyết áp
động mạch và tần số tim
- Nghiên cứu một số chỉ số trí tuệ (chỉ số IQ, mức trí tuệ, khả năng chú ý,
và khả năng ghi nhớ)
4 Những điểm mới
1 Đã cho thấy được những khác biệt về một số chỉ số sinh học và trí tuệ
của sinh viên các ngành học khác nhau thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
2 Cho thấy mối liên hệ giữa trí tuệ với khả năng chú ý và trí nhớ của sinh
Trang 14Chương 1
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VẺ CHỈ SỐ SINH HỌC 1.1.1 Nghiên cứu chỉ số sinh học trên thế giới
Sinh học cơ thê là môn khoa học cổ điển ra đời từ rất sớm trong lịch sử
hình thành xã hội loài người và đang ngày càng phát triển [29] Nghiên cứu
hình thái thể lực của con người được xem như một phần của sinh học cơ thể,
nó cũng có lịch sử tồn tại và phát triển hết sức phong phú thể hiện trên nhiều lĩnh vực như sự tăng trưởng, phát triển (theo[39]), đặc trưng theo chủng tộc,
giới tính
Một trong số các vấn đề được nhiều người quan tâm khi nghiên cứu con người là hình thái Từ thế ký XIII Teron đã coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá thé luc (theo [56]) Rudolf Martin, người đặt nền
móng cho nhân trắc học hiện đại qua 2 tác phẩm nổi tiếng: “Giáo trình về
nhân trắc học” và “Kim chỉ nam đo đặc cơ thể và xử lý thống kê” Trong các công trình này ông đã đề xuất một số phương pháp và dụng cụ đo đạc các kích thước của cơ thể, cho đến nay vẫn được sử dụng [34], [71]
Một hướng khác đi sâu nghiên cứu sự tăng trưởng về mặt hình thái, đó là nghiên cứu sự tăng trưởng của cơ thể và các đại lượng có thể đo lường
được bằng kỹ thuật nhân trắc [82] Công trình đầu tiên trên thế giới cho thấy,
sự tăng trưởng một cách hoàn chỉnh ở các lớp tuổi tử 1 đến 25 là luận án tiến si cua Christian Fridrich Jumpert nguoi Duc vao nam 1754 Công trình này được nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang là phương pháp được dùng phổ
biến do có ưu điểm là rẻ tiền, nhanh và thực hiện được nhiều đối tượng cùng
một lúc Cũng trong khoảng thời gian này Phillibert Guéneau de Montbeilard
Trang 15phương pháp rất tốt đã được ứng dụng cho đến ngày nay Sau đó còn có rất
nhiều công trình khác của Edwin Chadwick ở Anh, Carlschule ở Đức, H.P
Bowditch ở Mỹ, Paul Godin ở Pháp Năm 1977 Hiệp hội các nhà tăng trưởng học đã được thành lập (theo [82]) đánh dấu một bước phát triển của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới
Chi số sinh học khác cũng được quan tâm là tần số tim, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy , tần số tim thay đối theo tuổi và theo trạng thái chức năng của cơ thể Những thay đổi này có liên quan đến sự giảm hoạt động của nút xoang và giảm ảnh hưởng của dây thần kinh ngoài tim [53]
Chỉ tiêu tiếp theo được nhiều người quan tâm là huyết áp động mạch
Huyết áp động mạch đã được nghiên cứu từ thế kỷ XIX do nhiều tác giả tiến hành [5], [36], [56], [64] Huyết áp đã được Korotkov xác định bằng phương
pháp đo gián tiếp, phương pháp này hiện vẫn được dùng phổ biến (theo[56]) Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, huyết áp của nam và của nữ từ 5 tuổi trở lên có sự khác biệt rõ, trong đó huyết áp của nam thường cao hơn của nữ và huyết áp còn chịu ảnh hưởng của môi trường con người đang sinh
sống [74]
1.1.2 Nghiên cứu các chí số sinh học ở Việt Nam 1.1.2.1 Các chỉ số về hình thái — thể lực
Hình thái thể lực con người Việt Nam lần đầu tiên được nghiên cứu vào
năm 1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em (theo [39]) Tác phẩm “Những đặc điểm nhân chủng và sinh học của người Đông Dương” của P Huard, A Bigot và “Hình thái học Người và giải phẫu thâm mỹ học của P Huard và Đỗ Xuân Hợp (theo [12]) được xem là những công trình đầu tiên nghiên cứu về hình thái người Việt Nam Tuy số lượng chưa nhiều nhưng các tác phẩm này
Trang 16Từ năm 1954 đến nay, việc nghiên cứu hình thái học đã được đây mạnh
và chuyên môn hoá, thể hiện qua việc thành lập bộ môn hình thái học ở một
số trường đại học và viện nghiên cứu Công trình “Hằng số sinh học người Việt Nam” nim 1975 do GS Nguyén Tan Gi Trọng chủ biên [84] là công trình đầu tiên nêu ra khá đầy đủ các thông số về thể lực người Việt Nam ở
mọi lứa tuổi, trong đó có thanh niên từ 18 đến 20 Đây mới chỉ là các chỉ số
sinh học của người miền Bắc , song nó thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy cho
các nghiên cứu sau này trên người Việt Nam Sau này cũng có một số công
trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thể con người Việt Nam [4], [9], [11], [16]
Đáng nói nhất là công trình “Các giá trị sinh học của người Việt Nam bình
thường thập niên 90 - Thế kỷ XX” năm 2003 cảu Lê Trọng Ngọc, Lê Nam
Trà và cs [66] Đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ với khoảng 150 thông số về chỉ số sinh học, sinh lý, sinh hoá của các hệ thống cơ quan của người Việt Nam từ 0 đến trên 80 tuổi
Chiều cao là một đặc điểm nhân chủng quan trọng, mỗi dân tộc thường có một khung chiều cao nhất định, nó được xác định trong quá trình hình
thành các đặc điểm sinh thể của dân tộc [3] Ở Việt Nam, chiều cao đứng của
người trưởng thành lớp tuổi 18 đến 20 của nam đạt 163,45cm và của nữ là 152,77cm [66] Như vậy chiều cao của nam lớn hơn của nữ Tuy nhiên, không
chỉ có sự khác biệt về chiều cao giữa nam và nữ mà giữa dân cư thuộc các miền khác nhau cũng có sự khác biệt Phải chăng, đây chính là ảnh hưởng của
môi trường như nhiều tác giả đã nhận định [56], [59], [63], [75]
Nhiều công trình ngiên cứu về hình thái thể lực cũng cho thấy, khối
lượng cơ thê cũng thay đổi theo quy luật giống như tăng trưởng chiều cao
Cân nặng tăng dần theo tuối, đạt đỉnh, sau đó lại giảm dần ở các lớp tuổi cao
Dân cư thuộc các miền khác nhau cũng có sự khác biệt về khối lượng trung
Trang 17Vòng ngực trung bình cũng là một chỉ số được nghiên cứu nhiều Đặc điểm chung của các đối tượng là kích thước vòng ngực trung bình đạt cao
nhất ở độ tuổi 16 — 25 đối với nữ và 26 — 40 đối với nam Ở các lớp tudi cao,
kích thước vòng ngực giảm dần [69]
Pignet và BMI là 2 chỉ số được xác định dựa vào chiều cao đứng, cân
nặng và vòng ngực trung bình, đây cũng là những chỉ số quan trọng trong nghiên cứu hình thái — thể lực của con người Theo “Các giá trị sinh học của
người Việt Nam bình thường thập niên 90 - thế ki XX” [66] thì chỉ số pignet
của nam ở 19 tuổi là 35,06+ 7,26 và của nữ là 31,86+8,28; chỉ số BMI của lớp tuổi 19 ở nam là 19,01+ 1,47 và nữ là 19,18+ 1,55
“Các chỉ tiêu nhân trắc hình thái — thể lực người miền Bắc Việt Nam
trưởng thành trong thập niên 90” do Trịnh Văn Minh và cs [62] thực hiện cho thấy, ở lớp tuổi thanh niên sau tuổi dậy thì, các kích thước vẫn tiếp tục phát triển và đạt đỉnh cao vào lúc 20 — 21 (ở nữ) và 22 tuổi (ở nam) Nam giới có
chiều cao, cân nặng và các kích thước liên quan tới thể lực, cụ thê là với hoạt
động cơ bắp luôn cao hơn nữ giới Trong khi đó, các chỉ số khác có liên quan tới đinh dưỡng, khối mỡ, chỉ số Pignet thì của nữ lại cao hơn so với của nam
Lê Nam Tra va cs [79], [80], [81] [82] cho thấy, trong giai đoạn từ 18 đến 25 tuổi, cơ thể con người vẫn tiếp tục tăng trưởng Tuy nhiên, mức độ thay déi không nhiều như ở các lớp tuổi trước đó Đến tuổi 25 cả hai giới đều có các chỉ số thê lực ôn định như ở tuôi trưởng thành
Năm 1979, Nguyễn Thị Đoàn Hương và cs [38] tiến hành nghiên cứu
thể lực của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy, có sự khác biệt về một số chỉ số thể lực giữa sinh viên miền
Nam so với “Hằng số sinh học năm 1975” (thanh niên miền Bắc) Các số liệu cũng cho thấy có sự tăng trưởng vượt trội vào giai đoạn 18 lên 19 tuổi của
Trang 18Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lực và cs [57] về tầm vóc, thê lực của
sinh viên Đại học khu vực Thái Nguyên, chỉ số thể lực của các đối tượng
nghiên cứu tốt hơn so với thanh niên cùng lứa tuổi thuộc các khu vực khác
Năm 1992, Trần Thiết Sơn và cs [71] chọn ngẫu nhiên 165 sinh viên
năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội để nghiên cứu đặc điểm hình thái và thê lực
Kết quả cho thấy, thể lực của sinh viên Đại học Y Hà Nội thuộc loại trung
bình và có chiều cao trung bình (nam là 162,9em và nữ là 155,5cm) cao hơn so với thanh niên Việt Nam cùng lứa tuổi
Năm 1993, Bùi Văn Đăng và cs [20] tiến hành nghiên cứu thể lực của
1221 sinh viên Đại học Y Thái Bình (thuộc 8 tính đồng bằng Bắc bộ) Kết quả cho thấy, các chỉ số thê lực của sinh viên Y Thái Bình tương đương so với số
liệu trong Hằng số sinh học người Việt Nam năm 1975
Nghiên cứu của Nguyễn Thế Hùng và cs [36] trên sinh viên Đại học Y Hải Phòng cho thấy, thé lực của sinh viên nam từ 18 đến 25 tuôi phát triển mạnh hơn của sinh viên nữ cùng lứa tuổi
Năm 1998, Nguyễn Kỳ Anh và cs [2] sau khi đối chiếu, so sánh các kết
quả nghiên cứu của mình với của một số tác giả khác đã đưa ra nhận xét rằng,
thanh niên Việt Nam lớp tuổi 14— 18 ở nữ và 16 — 18 ở nam lớn chậm hơn so
với các lớp tuổi trước đó
Theo Nguyễn Hữu Chỉnh và cs [7], ở sinh viên lớp tuổi 18 — 25 khu vực Kiến An, Hải Phòng vẫn có sự tăng trướng Song sự khác biệt theo các chỉ số nghiên cứu giữa các lớp tuổi kế tiếp nhau không có ý nghĩa thống kê Cũng theo Nguyễn Hữu Chỉnh và cs [6] đân cư ở khu vực Kiến An Hải Phòng có các chỉ số nhân trắc tốt hơn so với “Hằng số sinh học, 1975” So sánh nam và nữ tác giả cho rằng, từ 10 đến 11 tuổi nữ phát triển nhanh hơn nam nhưng
Trang 19chiều cao không tăng nữa, cân nặng tăng đến 30 — 39 tuổi sau đó 6n định rồi suy giảm, trong đó nam giảm chậm hơn nữ
Năm 2003, Mai Văn Hưng [39] nghiên cứu các chỉ số sinh học và trí
tuệ của 3653 sinh viên thuộc ba trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm
Hà Nội 2 và ĐH Hồng Đức ở độ tuổi 18 đến 25 cho thấy, trong giai đoạn từ 18 đến 25 tuổi ở sinh viên vẫn có sự tăng trưởng về hình thái Tuy nhiên, sự tăng trưởng này có thể chia thành hai thời kỳ: Thời kỳ tăng rõ từ 18 lên 19
tuổi và sau giai đoạn này các chỉ số về hình thái thay đổi không đáng kẻ
Trong ba trường đại học nghiên cứu thì sinh viên ĐH sư phạm Hà Nội 2 có chiều cao và khối lượng cơ thê trung bình cao nhất, tiếp đến là ĐH Sư phạm
Hà Nội, thấp nhất là sinh viên ĐH Hồng Đức
Nhìn chung, các nghiên cứu gần đây về hình thái - thể lực của thanh niên và sinh viên Việt Nam đều cho thấy có sự tăng lên đáng kể so với số liệu
nghiên cứu nhiều năm trước Đặc biệt từ sau năm 1975 đến nay khi kinh tế,
văn hoá, xã hội nước ta có nhiều thay đôi chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến tầm vóc, sức khoẻ con người Việt Nam Các yếu tố về mặt chủng tộc, điều kiện môi trường, chất lượng cuộc sống và quá trình rèn luyện thân thể cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến thẻ lực của sinh viên và thanh niên [63]
1.1.2.2 Nghiên cứu về các chỉ số chức năng sinh lý - Tần số tim và huyết áp động mạch
Tần số co bóp của tim còn gọi là nhịp tim có liên quan chặt chẽ với huyết áp
Trang 20đây là công trình “Các Giá trị sinh học của người Việt Nam bình thường thập niên 90 — thế kỷ XX” [66] cho thấy tần số tim của nam trưởng thành trung bình là 76 +7 và của nữ là 77+ 6 nhịp/phút
Các kết quả nghiên cứu của Trịnh Binh Dy trình bày trong cuốn “Về những thông số sinh học người Việt Nam” cho thấy, huyết áp của người Việt
Nam không những thấp mà còn chậm theo tuổi [15] Trong “Hằng số sinh học
năm 1975” [85] huyết áp tâm thu ở người trưởng thành dao động từ 90 — 140mmHg và huyết áp tâm trương từ 50 - 90mmHg Còn theo cuốn “Các giá trị sinh học của người Việt Nam bình thường thập niên 90 — thé ky XX” [66] thì huyết áp tâm thu ở người trưởng thành có trị số 112+ 10 mmHg và huyết áp tâm trương là 71 + 7mmHg
Theo tác giả Phạm Thị Minh Đức [23], huyết áp tâm thu bình thường có trị số là 90 — 110mmHg, nếu trên 140mmHg được coi là tăng huyết áp Huyết áp tâm trương bình thường có trị số từ 50 - 70 mmHg Nếu trên
90mmHg được coi là tăng huyết áp và đười 50mmHg là hạ huyết áp
Nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh [83] cũng cho thấy, các chỉ số huyết áp động mạch nằm trong giới hạn kể trên, huyết áp tâm thu trung bình cho cả nam và nữ là 120,06+ 16,25 mmHg và huyết áp tâm trương là 75,28+ 10,74 mmHg
Các nghiên cứu trên học sinh phổ thông [52] cho thấy, huyết áp động
mạch tăng dần theo lớp tuối Nghiên cứu trên những người trưởng thành khác nhau về chủng tộc [56], [31] cũng cho thấy, huyết áp động mạch của nữ người
Êđê cao hơn của nữ người Kinh
Năm 1993, Đoàn Yên và cs [S8] dựa và kết quả nghiên cứu tần số tim
Trang 2125 va 6n dinh đến tuổi 69 So với người Âu, Mỹ huyết áp của người Việt Nam thường thấp hơn
Nghiêm Xuân Thăng [74] khi nghiên cứu thể lực của người Nghệ Tĩnh
lớp tuổi 18 — 25 đã nhận thấy, tần số tim, huyết áp động mạch chịu sự tác động của môi trường sống, đặc biệt là tác động của khí hậu trong khu vực
Tần số tim tăng khi nhiệt độ môi trường tăng Nó biến đối theo ngày, mùa và
phụ thuộc vào mức độ bức xạ, tần số co bóp của tim về mùa hè cao hơn về
mùa đơng Ngồi ra, chỉ số này còn chịu sự chỉ phối của các yếu tố khác như lao động, trạng thái tâm lý v.v
Năm 1996 Trần Đỗ Trinh [83] nghiên cứu trên 7 vùng địa lý khác nhau
cho thấy, chỉ số huyết áp trung bình của người Việt Nam là 120/75mmHg
Theo tác giả, huyết áp tăng theo tuổi, ở lớp tuéi 18 — 25 mức tăng chậm lại sau đó ổn định ở tuổi trung niên, về già huyết áp lại tăng lên Huyết áp của nam thường cao hơn của nữ
Qua nghiên cứu huyết áp của người dân tộc Tây Nguyên [56] Đào Mai
Luyễn nhận thấy, dân tộc Êđê, Bana, Giarai có tần số tim và huyết áp động
mạch khác nhau, song các chỉ số này vẫn trong giới hạn sinh lý bình thường Trong các dân tộc này thì dân tộc Êđê có các chỉ số huyết áp tốt hơn cả Cũng
giống như người Kinh, huyết áp của cả 3 dân tộc đều tăng theo tudi
Nghiên cứu của Trần Thị Loan [53] cho thấy, ở lớp tuổi học sinh phổ thông tần số tim giảm dẫn theo lớp tuổi, sự biến đổi nhịp tim của nam và của nữ khác nhau
Khi nghiên cứu về tác dụng của GDTC và thể thao với sức khoẻ của
Trang 22Năm 2002, Nguyễn Văn Mùi và cs [64] đã nghiên cứu tần số tìm và
huyết áp động mạch trên 182 van động viên một số môn thể thao ở Hải
Phòng Các kết quả cho thấy, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của các vận động viên của cả nam và nữ đều thấp hơn so với người bình thường
cùng lứa tuổi trong giới hạn bình thường Trong số này nhóm vận động viên bơi lội có huyết áp thấp hơn cả Tần số co bóp của tim của các vận động viên
đều thấp hơn so với của thanh niên cùng lứa tuổi, và nhóm vận động viên bắn súng có tần số thấp nhất Điều này cho thấy, việc rèn luyện thể chất có ý nghĩa rất lớn đối với chức năng của hệ tim - mạch
Năm 2003, Mai Văn Hưng [39] nghiên cứu trên sinh viên ở độ tuổi 18
— 25 của ba trường đại học khác nhau Các kết quả cho thấy, các chỉ số về chức năng của hệ tuần hoàn của sinh viên thuộc các trường đại học khác nhau
không đáng kể Trong giai đoạn từ 18 đến 25 tuổi huyết áp tâm thu và huyết
áp tâm trương tăng khoảng 4mmHg và 3mmHg 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRÍ TUỆ
Trí tuệ là một hoạt động tâm sinh lý phức tạp bao gồm khả năng nhận thức, ngôn ngữ và khả năng thích ứng với xã hội [10] Nó là một trong những đặc tinh tâm sinh lý và tư duy mà chỉ con người mới có [30] Sự phát triển trí tuệ là tổng hợp của sự phát triển và chín muỗi của hệ thần kinh trung ương với sự phát triển chung của cơ thê và tác động của các yếu tô xã hội
1.2.1 Những quan niệm về trí tuệ
Để có phương pháp đo IQ một cách khoa học, ta cần tìm hiểu định nghĩa thuật ngữ “trí thông minh” Bởi đây là một khái niệm quan trọng làm cơ
sở lý luận cho việc đo lường Năm 1921, một tạp chí nghiên cứu hỏi 14 nhà
Trang 23nhận được 14 định nghĩa, trong số đó các chuyên gia nhắn mạnh đến “khả năng học tập từ kinh nghiệm” và “khả năng đáp ứng với môi trường” Năm 1986, những nhà nghiên cứu lập lại câu hỏi định nghĩa trí thông minh với 25 chuyên gia Kết quả thu được là nhiều định nghĩa khác nhau, liên quan đến: (1) Khả năng đáp ứng tổng quát với một vấn đề mới trong cuộc sống; (2) Năng lực để tham gia vào việc tư duy trừu tượng, sự điều chỉnh đối với môi trường; (3) Khả năng về tri thức và sở hữu tri thức; (4) Khả năng tổng quát về tính độc lập, tinh sáng tạo và hiệu quả trong khi suy nghĩ; (5) Khả năng để thu nhận được khả năng; (6) Sự nắm bắt các mối quan hệ có liên quan; (7) Khả năng để đoán xét, để hiểu được ý nghĩa và đề lập luận; (8) Suy diễn các mối
quan hệ; (9) Năng lực nhận thức chung, bẩm sinh
Định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu đề nghị là coi trí thông minh như một nhóm khả năng được biểu hiện và đánh giá qua điểm số mà những trắc nghiệm trí tuệ đo được Định nghĩa này thuận lợi cho việc nghiên cứu có liên quan đến một thuật ngữ rất trừu tượng là “trí thông minh”, mở ra hướng đo đạc, lượng hóa các khả năng trí tuệ Bên cạnh các trắc nghiệm phi ngôn ngữ có thể dùng chung cho nhiều quốc gia, nhiều dân tộc khác nhau, những trắc nghiệm có sử dụng ngôn ngữ đều chịu ảnh hưởng khá mạnh vào một nền văn hóa Mặt khác, khi xây dựng trắc nghiệm thường người ta phải hướng đến mục đích của việc đo lường, nghĩa là phải phân tích lý luận về cái cấu thành trí thông minh Về điểm này thường có các quan niệm khác nhau:
Nhà tâm lý học người Pháp, A.Binet cho rằng trong cấu trúc trí tuệ có những năng lực như: chú ý, tưởng tượng, phán đoán và suy ly Nha bác học
người Anh, C Spearman (1863 — 1945) qua nghiên cứu nhiều trắc nghiệm
dựa trên phương pháp toán học đã kết luận, có một nhân tố chung ảnh hưởng đến tất cả các trắc nghiệm được nghiên cứu Bên cạnh đó ông còn chỉ ra
Trang 24Spearman đã được đưa vào trong tâm lý học, như là thuyết hai nhân tố
(factors) của trí thông minh, đó là nhân tố G (general) và S (special) Nhà tâm ly hoc người Mỹ, L.L.Thursfone (1887 — 1955) đưa ra phương pháp phân tích đa nhân tố (1947) Ông cho rằng trí thông minh gồm 7 nhân tố
V - sự lĩnh hội ngôn từ (vebal comprehension) W - hoạt bát ngôn ngữ (word fluency)
N - kha nang van dụng tài liệu chữ số (Number) S - nang lực không gian (space)
M - tri nhé (memory) P - tri giac (perceptual)
R - kha nang suy luan (reasoning)
J.P Guilfor coi tri tué gồm 120 năng lực chia làm 3 mặt: tiến trình, chất liệu
và kết quả
Gần đây, qua kết quả nghiên cứu, các nhà tâm lý học Trung Quốc cho rằng, trí thông minh bao gồm khả năng quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sáng tạo
Qua phân tích hệ thống các trắc nghiệm trí tuệ đang được sử dụng, có
thể thấy những thành phần thường được nhắc đến như: kiến thức tổng quát,
suy luận ngôn ngữ, suy luận trừu tượng, tính toán số học, hình học, tri giác
không gian, trí nhớ ngắn hạn, từ vựng, logic, tốc độ tính toán v.v
Còn nhiều nhà khoa học khác nữa, với những quan điểm và giải thích
khác nhau về vấn đề trí thông minh, nhưng cuối cùng đều có chung một nhận định:Trí thông minh không phải là một năng lực đơn độc, nó là sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực Trí thông minh chính là sự phối hợp tốt các
năng lực đó để làm thành một kết cấu hữu hiệu Các nhóm năng lực này cần
Trang 25Nếu một thành phần không được phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của
cả hệ thống
Trí tuệ từ lâu đã được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh lý học, tâm lý học, toán học và các ngành khoa học khác nghiên cứu
Song cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau khi nhìn nhận vấn
đề trí tuệ Nhưng tựu chung lại có ba quan điểm chính Quan điểm thứ nhất coi trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực học tập của cá nhân Theo Huarte J
thì trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội, phán xét đánh giá và sáng tạo Trí
tuệ là một hệ thống tri thức có tổ chức tốt mà trong nhận thức những tri thức
đó được điều chỉnh và làm phong phú thêm, được thể hiện không phái chỉ trong những biểu tượng cụ thể về những sự vật hoặc sự kiện riêng biệt mà còn được khái quát thành khái niệm Năng lực trí tuệ trước hết phải là các phâm
chất trí tuệ, biểu hiện năng lực nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn của con người Hệ thống những thuộc tính trí tuệ là năng lực chung đảm bảo cho
sự lĩnh hội trí thức một cách dễ dàng và có hiệu quả (theo[77])
Quan điểm thứ hai coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng Người đại diện cho quan điểm này là X.L Rubinstein, L Terman [67] Theo quan điểm
này, chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái niệm Hạt nhân của
trí tuệ là các thao tác tư duy như phân tích, tống hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá
Quan điểm thứ ba coi trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân đối với
Trang 26kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống Còn Tean, Piaget (Thuy Sỹ) lại cho
rằng, bản chất trí tuệ được bộc lộ trong mối liên hệ giữa môi trường với cơ thể Sự thật thì sự tác động qua lại với môi trường cần được xem xét như là sự
thích ứng tích cực chứ không phải sự thích ứng đơn giản Sự tồn tại nhiều
cách hiểu khác nhau về trí tuệ và mỗi khái niệm chỉ nêu được một số mặt của
trí tuệ, chứng tỏ trí tuệ là một hoạt động phức tạp của con người
Cả ba quan niệm về trí tuệ nêu trên có nhiều điểm khác nhau nhưng
không loại trừ nhau Sự khác nhau ở đây là mỗi quan niệm đều xuất phát từ
một đấu hiệu nào đó được cho là quan trọng nhất của trí tuệ Vì thế trong các
quan điểm trên chưa định nghĩa nào chứa đựng được hết bản chất của hiện tượng tâm lý phức tạp của trí tuệ
Bên cạnh những quan điểm nêu trên, quan điểm “ba chiều” của J.P Guiford (Mỹ) cũng được nhiều người ủng hộ Theo ông cấu trúc của trí tuệ là một mô hình được sắp xếp theo ba chiều không gian, ứng ba nhóm nội dung
Nội dung thứ nhất gồm có nhận thức cám tính, trí nhớ, tư duy sâu, tư
duy rộng và đánh giá Nội dung thứ hai gồm hình ảnh, ký hiệu, ngữ nghĩa,
hành vi Nội dung thứ ba gồm các nhóm quan hệ, hệ thống, dự báo, dự đoán
kết quả
Năm 1979, dựa vào sự phân tích về các mặt lý luận và phương pháp
luận của việc nghiên cứu trí tuệ, BM.Blaykhơ và L.P Buzlachuc cùng dựa trên
sự phân tích lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu trí tuệ đã đưa ra
một định nghĩa về trí tuệ được nhiều người thừa nhận Theo họ trí tuệ là một cấu trúc động tương đối độc lập của các thuộc tính của nhân cách được hình
thành và thể hiện trong hoạt động do những điều kiện văn hoá — lịch sử quy
Trang 27nghia nay da nhan manh dén hoat động của trí tuệ và hiểu nó như là một năng
lực của con người
Mặt khác, khi nghiên cứu vấn đề trí tuệ cũng cần phải đề cập đến một số khái niệm có liên quan đến nó như trí khôn, trí lực, trí thông minh
Trí khôn theo Chưaparede và Stern là sự thích nghi của tinh thần đối với các hoàn cảnh mới Buhler cho rằng trí khôn chỉ xuất hiện với những hành
vi nắm hiểu đột ngột Còn D Wechsler lại coi trí khôn là một tong thể của nhiều chức năng trí tuệ, gắn chặt với các điều kiện văn hoá — xã hội nơi con
người sinh ra và lớn lên [47]
Trí lực là năng lực hoạt động từ não của cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định Tuy nhiên, khi xem xét trí lực cần tính đến các yếu tố nhân cách của cá nhân
Trí thông minh là một phẩm chất tổng hợp của trí tuệ Cốt lõi của trí
thông minh là phẩm chất tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, linh hoạt trước
những vấn đề lý luận và thực tiễn và sự liên quan chặt chẽ của nó với trình độ
văn hoá của mỗi người
Như vậy, trí tuệ, trí khôn, trí lực, trí thông minh là những khái niệm có
nhiều điểm giống nhau nhưng không đồng nhất Trong đó trí khôn, trí lực, trí
thông minh là các phạm trù hẹp hơn nằm trong nội hàm trí tuệ [44]
Có thể nói trí tuệ là năng lực hoạt động trí óc của con người Các nhà
khoa học đã dùng thuật ngữ “Năng lực trí tuệ” để biểu hiện cho khả năng hợp
thức hoá hoạt động này Trong biểu hiện của năng lực trí tuệ không chỉ có sự
thông minh, tháo vát trong công việc mà còn chứa đựng óc sáng tạo, tìm tòi, kiên nhẫn được hình thành trong các mối liên hệ của quá trình nhận thức Năng lực trí tuệ bộc lộ ở cả hai mặt nhận thức và hoạt động Theo quan điểm
Trang 28hội của môi trường vận động và phát triển Còn theo quan niệm hoạt động,
năng lực trí tuệ là khả năng thực hiện mau lẹ, hợp lý, đúng đắn chính xác các
nhiệm vụ bằng những công cụ, phương tiện tối ưu trong điều kiện cho phép, nhằm đạt kết quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất
1.2.2 Nghiên cứu các phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ
Chức năng trí tuệ chỉ có ở loài người, nghiên cứu chức năng trí tuệ bao gồm nhiều vấn đề như tư duy, trí thức, ý thức, học tập [18] Đánh giá năng lực trí tuệ của con người là một vấn đề rất phức tạp Để nghiên cứu và chân đoán trí tuệ ngày nay có nhiều phương pháp khác nhau như quan sát, điều tra, thực nghiệm, trắc nghiệm, tìm hiểu sự biến đổi điện — hoá trong hệ thần kinh và cơ thê khi tiến hành các thao tác trí tuệ khác nhau (theo [39]) Tuy nhiên, phương pháp được sử đụng phổ biến hơn cả trên thế giới và trong nước là dựa vào trắc nghiệm tâm lý Trong đó trắc nghiệm về khả năng trí tuệ được dùng khá phổ biến, chúng gồm có ba nhóm chính: trắc nghiệm thông minh, trắc
nghiệm năng khiếu và trắc nghiệm thành tích
Trang 29học, cho phép đánh giá mức tri tué hay tudi tri tué Tudi tri tué (mental age)
thé hién những đặc trưng kha năng trí tuệ của một đứa trẻ ở một lứa tuổi thực
(actual age) Néu tudi tri tué thấp hơn tuối thực thì đứa trẻ được xem là kém thông minh và ngược lại Như vậy, trắc nghiệm này có tác dụng phân biệt trẻ
học kém bình thường và trẻ học kém do trí tuệ chậm phát triển
Trắc nghiệm của Binet — Simson được sửa lại vài lần (vào năm 1908 và 1911) cho phù hợp hơn nữa, sau đó nó đã được phô biến ở nhiều nước trên thé
giới nhờ Henry Goldard (1908) ở Hoa Kỳ Đồng thời thang điểm của Binet
cũng được Lewis Terman (theo[39]) và các tác giả khác cải tiến thành thang
diém Stanford — Binet cho phù hợp với trẻ Mỹ và nó đã trở nên nổi tiếng khắp
thế giới
Trắc nghiém Stanford — Binet được coi là tiêu chuẩn để đánh giá độ
đúng đắn của các trắc nghiệm sau này [33] Qua thời gian, các trắc nghiệm này được cập nhật hoá từng giai đoạn (vào các nam 1937, 1960, 1986) cho đến nay nó vẫn là một trong những trắc nghiệm được sử dụng rộng rãi nhất
trên thế giới Mặc dù trắc nghiệm Stanford — Binet vẫn có những nhược điểm
như quá chú trọng đến ngôn ngữ, phải có thiết bị đặc biệt và chuyên viên thư
viện, chỉ cho biết năng lực trí tuệ chung và đặc biệt không áp dụng được cho người lớn
Bên cạnh đó, các trắc nghiệm phổ biến hiện nay phải kể đến test Danver [33] là công trình của William K Franken Burg, Josiahb Dodds và Anma W Frandal dùng đánh giá sự phát triển của trẻ em Test Gille nhằm
đánh giá trình độ trí lực và kiến thức, đồng thời tìm hiểu các thao tác so sánh,
phân loại nhận thức về số lượng, khối lượng, kích thước, không gian, thời
gian, khả năng tri giác vật thể Trắc nghiệm Wechsler (theo [39]) gồm có ba trắc nghiệm khác nhau (WISC dùng cho trẻ 6 — 12 tuổi; WAIS dùng cho
Trang 30Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn (test Raven) được J.C Raven xây dựng năm 1936 Đây là loại trắc nghiệm phi ngôn ngữ về trí thông minh Hiện nay nó là một trong những trắc nghiệm phổ biến nhất được dùng để đo năng
lực tư duy trên bình diện rộng nhất như năng lực hệ thơng hố, năng lực tư duy logic và năng lực vạch ra những mối liên hệ tồn tại giữa các sự vật và hiện tượng Trắc nghiệm Raven được xây dựng trên cơ sở hai thuyết: tri giác
hình thể của Ghetstan và thuyết “tân phát sinh” của Spearman
Thuyết tri giác hình thể nhấn mạnh đến tính chỉnh thể, thống nhất của
các sự vật, hiện tượng, được hợp thành bởi các yếu tố có liên hệ qua lại với nhau Dựa trên quan điểm trên mà Raven đã xây dựng những bài tập trắc
nghiệm Trong đó, mỗi bài tập thoạt đầu được đánh giá là một chỉnh thể trọn
vẹn, hoàn chỉnh, sau đó là sự phân tích được hiện thực phù hợp với nguyên
tắc khi xây dựng bài tập Cuối cùng, các yếu tổ tách ra được đưa vào thành một hình ảnh hoàn chỉnh, điều này góp phần phát hiện những chỉ tiết còn thiếu của hình vẽ
Thuyết tân phát sinh gồm có ba pha Pha thứ nhất là sự nắm bắt toàn
bộ, hồn chỉnh khn hình Pha thứ hai là sự phân tích để tìm ra mối liên
quan giữa các yếu tố Pha cuối cùng là trên cơ sở mối liên hệ giữa các yếu tố
này mà cấu trúc hoàn chỉnh được thiết lập theo một logic nhất định Khi thực
hiện các bài trắc nghiệm này, các quá trình tâm lý cơ bản được thể hiện là chú ý, tri giác và tư duy
Trang 31sự kết hợp với các phương pháp khác Mặt khác, trắc nghiệm này đòi hỏi tư
duy cao, nên khi sử dụng cho các đối tượng có tư duy kém sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu
1.2.3 Các kết quả nghiên cứu về trí tuệ
Trí tuệ là một trong những lĩnh vực được đề cập từ rất sớm Tuy nhiên, theo J Piaget moi giải thích tâm lý học sớm hay muộn cuối cùng cũng dựa vào sinh học hay lôgic học [67] Chính vì vậy, nghiên cứu về trí tuệ đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc về cơ sơ sinh lý học của nó Đồng thời, phải
kết hợp với nhiều ngành khoa học khác Từ lâu, trên thế giới và sau đó là ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu trí tuệ và sinh lý học trí tuệ Tuy
nhiên, cho tới nay việc nghiên cứu sinh lý học tư duy trên thế giới còn chưa
hoàn tất [17]
Trí tuệ là một phẩm chất rat quan trong trong hoạt động của con người,
nó có liên quan đến cá thê chất va tinh thần [70] Do vậy, từ lâu đã được nhiều
nhà khoa học trên thế giới quan tâm Mở đầu cho những nghiên cứu đầy đủ và khoa học về trí tuệ là những nghiên cứu về tiếp cận liên tưởng vấn đề tư duy
trí tuệ Đại biểu của thuyết liên tưởng là các nhà triết hoc Anh D Ghatli, D.S
Miler, H.Spencer Thuyết liên tưởng sau này dựa vào học thuyết của I P Pavlov về phản xạ làm cơ sơ sinh lí thần kinh của các mối liên tưởng tâm lý
[65] Những năm đầu thế ki 20 có một số công trình nỗi bật của các nhà tâm lí
và sinh lí học về bản chất trí thông minh của con người
Trang 32D Wechsler lai cho rang, trí thông minh là năng lực chung của nhân
cách, được thể hiện trong hoạt động có mục đích và thích ngh với môi trường
Theo Piaget thi ban chat trí thông minh bộc lộ trong việc cấu tạo những mỗi quan hệ giữa môi trường và co thé
Trong khí đó, nha sinh ly hoc Nga P.K Anokhin cho rang, một loạt các
quy luật sinh lý thần kinh khách quan bảo đảm cho chức năng cao cấp của trí tuệ (tổng hợp hướng tâm, đề ra mục đích đi đến quyết định và đánh giá kết
qua thu được, dự kiến và hướng tâm ngược) [44]
Nghiên cứu về trí tuệ ở nước ta cũng bắt đầu từ việc đi tim lời giải đáp
cho thuật ngữ “trí thông minh” là gì? Từ Điễn Tiếng Việt [68] cho rang, tri
thông minh biểu hiện ở mặt nhận thức ít nhiều thụ động như “sáng dạ, mau biết, mau hiểu và mau nhớ” Nguyễn Kế Hao [28] dua ra khái niệm trí thông minh là một phẩm chất tổng hợp của trí tuệ và là một phẩm chất nhân cách nói chung, cốt lõi của trí thông minh chính là phẩm chất tư duy tích cực, độc
lập, linh hoạt, sáng tạo trước những vấn đề thực tiễn, lí luận Phạm Hoàng Gia
[25] lai cho rằng, trí thông minh xét trong bản chất của nó là một phẩm chất
cao của tư duy sáng tạo đưa đến sự giải quyết vấn đề một cách mau lẹ và thích hợp trong tình huống mới, cho nên nó không chỉ thể hiện ở sự nhận thức
mà biểu hiện ở cả trong hành động thực tiễn Nguyễn Như An coi người
thông minh là người có trí tuệ phát triển, biết tư duy, biết phương pháp xử lý
thông tin với tốc độ nhanh, với khối lượng và chất lượng tốt Đặng Phương
Kiệt xem cơ sở sinh lí học của trí tuệ thể hiện qua các hoạt động tâm ly [41]
Việc nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam còn khá mới mẻ Trước năm 1975 việc nghiên cứu trí tuệ chỉ mới hạn chế trong ngành y tế do các cán bộ ngành
y thực hiện nhằm mục đích chẵn đoán bệnh tâm thần ở một số bệnh viện [77]
Trước những năm 80, ở miền Bắc việc dung test rất ít được phố biến, việc sử
Trang 33đáng chú ý nhất là nghiên cứu của Vũ Thị Chín và cs (theo [1]) thực hiện trong những năm 1972 đến 1975 theo thang Brunet — Lezin Day là công trình Việt Nam hoá test đầu tiên ở miền Bắc từ thập kỉ 80 đến nay các công trình nghiên cứu về trí tuệ ngày càng nhiều Tiêu biểu là các nghiên cứu của Trần Trọng Thuy [77], [78], Ta Thuy Lan va cs [46], [47], [48] Nguyễn Thạc [71],
Bui Van Hué [35], Tran Thi Loan [53], [54]
Tran Trong Thuy [77] tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của học sinh quận Hoàn Kiếm Hà Nội bằng test Raven, đã đưa ra nhận xét rằng sự phát triển trí tuệ của học sinh phổ thông cơ sở diễn ra theo chiều hướng chung, giữa các
lửa tuổi, các khối lớp, riêng trình độ “rất tốt” giảm theo lứa tuổi Điểm test trung binh tang theo lứa tuổi So với học sinh nước ngoài trình độ phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam không thua kém
Nghiên cứu về quá trình hình thành tư duy của Trịnh Binh Dy [17] đã coi năng lực trí tuệ là một chức năng sinh lý chỉ có ở loài người, nhờ có chức năng này con người làm chủ mn lồi, cải tạo thiên nhiên vì lợi ích cua con người Nghiên cứu năng lực trí tuệ bao gồm nghiên cứu nhiều vấn đề như tư
duy, trí thức, ý thức, học tập
Tìm hiểu về vai trò của yếu tố di truyền đối với trí tuệ, Trịnh Văn Bảo
và cs [4], [6] cho thấy chỉ số thông minh (IQ) và nhận thức trong quá trình
học tập của học sinh phù hợp với kết quả học tập
Nhóm nghiên cứu dưới sự chủ trì của GS TSKH Tạ Thuý Lan [45]
[46] tại Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1990 đến nay đã nghiên cứu trí tuệ của nhiều đối tượng Các kết quả nghiên cứu tương đối đa dạng phong phú trong đó đáng chú ý là quy luật tăng dần năng lực trí tuệ của học sinh theo lứa
Trang 34và hình ảnh điện não đồ để đánh giá và phân loại khả năng hoạt động trí tuệ
của trẻ Giữa năng lực trí tuệ và học lực có mối tương quan thuận khá chặt
chẽ ở cả học sinh và sinh viên [16], [39], [72], [76] Môi trường tự nhiên và
xã hội có ảnh hưởng nhất định đến năng lực trí tuệ của học sinh, sinh viên [12], [74], [ 75]
Anh hưởng của môi trường sống nên khả năng hoạt động trí tuệ còn được Nghiêm Xuân Thăng [74] nghiên cứu Ông cho rằng, khả năng ghi nhớ
của học sinh sinh viên Nghệ Tĩnh từ 10 đến 20 tuổi biến đối theo sự biến
động của nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, đối lưu không khí của môi trường sống
Trần Thị Loan [45] nghiên của sự phát triển của học sinh từ 6 đến 17 tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình phát triển trí tuệ của học sinh
diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và không có sự khác biệt theo giới tính
Trí tuệ và học lực của học sinh có mối tương quan thuận nhưng không chặt
chẽ
Năm 2003, Mai văn Hưng [39] nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí
tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam đã cho thấy, các chỉ số thể lực của sinh viên có mối tương quan thuận với năng lực trí tuệ,
Trang 35Chuong 2
DOI TUQNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm thứ nhất thuộc ba ngành học là
Lý, Toán và Sinh của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có độ tuổi từ 18 đến
20 Tất cả các đối tượng đều khoẻ mạnh, không có các di tat bẩm sinh hoặc bệnh mãn tính
Tổng số sinh viên nghiên cứu là 763 trong đó có 277 nam và 486 nữ Các đối tượng nghiên cứu được phân bố như sau
- Ngành Toán gồm 282 sinh viên trong đó có 93 nam và 189 nữ
- Nganh Lý gồm 239 sinh viên trong đó có 95 nam và 144 nữ -_ Ngành Sinh gồm 242 sinh viên trong đó có 89 nam và 153 nữ
Sự phân bố cắc đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính được trình bay trén bang 2.1 Bang 2.1 Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo giới tính và ngành học tới tính ` Nam Nữ Chung Tuôi 18 125 229 354 19 85 157 242 20 67 100 167 Chung 277 486 763
2.2 PHUONG PHAP NGHIEN CUU 2.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên Từ § ngành học trong trường chọn ngẫu nhiên ra ba ngành học, sau đó tiến hành nghiên cứu trên các
Trang 362.2.2 Các chỉ số được nghiên cứu
- Các chỉ số về hình thái — thể lực gồm chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số Pignet, chỉ số BMI
- Các chỉ số đánh giá chức năng hệ tuần hoàn có tần số co bóp của tim, huyết áp động mạch
- Các chỉ số về năng lực trí tuệ bao gồm chỉ số IQ, mức trí tuệ, tốc độ chú ý
(R), số chữ đánh dấu đúng, số chữ đánh dấu sai, số chữ đánh dấu sót, trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác - Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với khả năng chú ý, chỉ số IQ với khả năng ghi nhớ 2.2.3 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số * Các chí số về hình thái - thé lực
Các chỉ số về hình thái — thê lực được xác định theo phương pháp được dùng phổ biến trong nghiên cứu y sinh học(theo [39]) gồm có:
- Chiều cao đứng có đơn vị là cm, dụng cụ là thước treo chia độ có độ chính xác đến Imm Theo phương pháp đo cô điển của Martin (bốn điểm nhô ra nhất về phía sau là châm, lưng, mông, gót; đầu đề thẳng sao cho đuôi mắt và điểm giữa bờ trên lỗ tai ngồi ngang vng góc với trục cơ thé) [82] Người được đo ở tư thế đứng thăng trên nền phẳng, hai gót chân sát nhau sao
cho 4 điểm chấm, lưng, mông, gót chạm thước đo
- _ Cân nặng có đơn vị là kg, được xác định bằng cân bàn Nhật Bản có độ chính xác đến 0,1kg Cân được đặt trên nền phẳng, các đối tượng đo mặc
quần áo mỏng, đứng thăng sao cho trọng tâm của cơ thể sao cho điểm giữa
của cân, đo xa bữa ăn
Trang 37dây quanh ngực vuông góc với cột sống và đi qua xương bả vai ở phía sau, và mũi ức ở phía trước Đo ở hai thì hít vào và thở ra hết sức, sau đó lấy trung bình cộng
- Chis6 Pignet duoc tinh theo công thức
Pignet = Chiéu cao đứng(cm) — [Can nang (kg) + VNTB (cm)] Đánh giá chỉ số pignet theo Nguyén Quang Quyén (theo[39])
Pignet = 27,5 — 33,9: trung binh
Pignet = 0 + 20,8 - cường tráng Pignet = 34 + 37,2 - yếu
Pignet = 20,9 + 24,1 - rat khoẻ Pignet = 37,3 + 40,5 - rất yếu Pignet = 24,2 + 27,4 - khoẻ Pignet > 40,6 - yếu kém
-_ Chỉ số BMI: được tính theo công thức
BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao đứng(m)]? Đánh giá chỉ số BMI theo FAO (theo [39])
BMI = 18,5 - 24,99 : Bình thường
BMI =25 + 29,99 - Quá cân độ I BMI = 17 + 18,49 - CED độ I BMI = 30 + 39,99 - Quá cân độ II BMI = 16 + 16,99 - CED độ II BMI = 40 - Qua cân độ III BMI <16 - CED 46 III
* Một số chỉ số về chức năng hệ tuần hoàn
- Tan số co bóp của tìm (tấn số tim) được xác định bằng cách nghe nhịp
tìm bằng ống nghe và đếm số nhịp đập của tim trong vòng 1 phút Đặt ống nghe ở chỗ mỏm tim, trên đường giữa xương đòn trái vào khoảng gian sườn 4
—5
-_ Huyết áp động mạch có đơn vị là mmHg, được xác định bằng phương pháp của Korotkov, dụng cụ đo là huyết áp kế đồng hồ
Trang 38phải, đặt ống nghe trên động mạch cánh tay ngay sát bên dưới bao cao su để nghe mạch đập và đặt đồng hồ của huyết áp kế trước mặt
Cách đo: Vặn chặt ốc ở bóp cao su rồi từ từ bơm cho đến khi kim đồng hồ chỉ 150 — 160mmHg Sau đó mở nhẹ ốc cho hơi thoát ra từ từ, đồng thời lắng nghe Trị số trên đồng hồ lúc nghe tiếng đập đầu tiên là chỉ số huyết áp tâm thu và tiếng cuối cùng là chỉ số huyết áp tâm trương Trong trường hợp bất thường cần phải đo lại Đo ba lần và lấy trị số trung bình của ba lần đo
* Các chí số đánh giá năng lực trí tuệ - Xác định chỉ số IQ
Năng lực trí tuệ được xác định bằng cách sử dụng trắc nghiệm khuôn hình và tiếp diễn chuẩn (test Raven) của J C Raven Test Raven gồm 60 khuôn hình được chia là 5 bộ (A, B, C, D, E), có cấu trúc theo nguyên tắc độ
khó tăng dần từ khuôn hình thứ nhất đến thứ 12 trong mỗi bộ và từ bộ A đến
bộ E Mỗi bộ có nội dung riêng, cụ thể là:
Bộ A Thể hiện tính toàn vẹn và liên tục của cấu trúc;
Bộ B Thế hiện sự giống nhau giữa các cặp hình;
Bộ C Thể hiện những thay đối tiếp diễn trong các cấu trúc;
Bộ D Thẻ hiện sự thay đối vị trí của các hình;
Bộ E Thể hiện sự phân giải các hình thành các bộ phận cấu thành
Mỗi đối tượng thực hiện được phát một quyền test Raven và một phiếu
trả lời, sau khi nghe hướng dẫn sẽ làm bài độc lập với thời gian không hạn chế (trên thực tế không đối tượng nào làm bài quá 60 phút) Mỗi nhóm đối tượng không quá 30 sinh viên, được thực hiện trên giảng đường yên tĩnh
Theo khoá chấm điểm của Raven mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm, tối đa là 60 điểm cho tất cả các bài Cộng thô tông số điểm làm được trong
Trang 39thực trừ đi điểm kỳ vọng phải < 6 Sau khi có điểm test Raven, tinh chỉ số IQ
theo công thức:
X-X
1Q = ——15+100 8 SD
Trong đó X: Điểm test Raven
X: Điểm tes Raven trung bình SD: độ lệch chuẩn
- Mức trí tuệ được xác định căn cử vào chỉ số IQ đối chiếu với thang
phân loại trí tuệ theo bảng phân loại hệ số thông minh của D Wechsler (theo [39]) trong bang 2.2 Bang 2.2 Phân bố mức trí tuệ theo chỉ số IQ STT Mức trí tuệ Chỉ số IQ Loại trí tuệ 1 I >130 Rất xuất sắc 2 II 120-129 Xuất sắc 3 Ill 110-119 Théng minh 4 IV 90 — 109 Trung bình 5 Vv 80 — 89 Tần thường 6 VI 70 — 79 Kém 7 VI <70 Ngu độn * Một số chỉ số xác định khả năng chú ý
Khả năng chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon Phiếu trắc nghiệm Bourdon là một bảng chữ cái được sắp xếp theo một quy
tắc nhất định (xem phụ lục 2) Mỗi đối tượng thực nghiệm được phát một
Trang 40Đánh giá khả năng chú ý bằng các chỉ số
-_ Tốc độ chú ý là tông số chữ cái rà soát được trong 5 phút - _ Độ tập trung chú ý là số chữ gạch đúng trung bình trong 1 phút
- _ Độ chính xác của chú ý được xác định theo công thức — TT T+S Trong đó A: độ chính xác của chú ý T: Số chữ gạch đúng trung bình trong 1 phút S: Số chữ bỏ sót trung bình trong I phút * Chỉ số đánh giá khả năng ghỉ nhớ
Khả năng ghi nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu hai loại trí nhớ ở sinh viên là trí nhớ ngắn hạn thị
giác và trí nhớ ngắn hạn thích giác
- Nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác bằng cách sử đụng một bảng số
30em trên đó viết 12 số có 2 chữ số Chúng tôi sử dụng các số: 12, 35, 86, 72, 43, 51, 64, 27, 98, 23, 56, 49 (phụ lục 3) Phố biến cho sinh viên cách làm sau
đó cho sinh viên quan sát bảng số trong 30 giây để họ cố gắng ghi nhớ và
không được ghi chép lại Sau 30 giây, điều tra viên cất bảng số đi và đối
tượng thực nghiệm có 30 giây đề ghi lại những số nhớ được không cần theo
thứ tự Quá trình thực hiện hoàn toàn độc lập, không nhìn ngó, quay cóp
Đánh giá kết quả dựa vào số chữ nhớ đúng (ghi đúng) trong thời gian 30 giây
đó