1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống trò chơi giáo dục môi trường cho trẻ trong dạy học bậc mầm non

49 1,7K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 8,02 MB

Nội dung

Trang 1

KHIẾU THỊ LOAN

HỆ THÓNG TRÒ CHƠI

GIAO DUC MOI TRUONG CHO TRE TRONG DAY HOC BAC MAM NON

TOM TAT KHOA LUAN TOT NGHIEP

Trang 2

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Trong xu thế đổi mới của giáo đục mầm non thì việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non không xuất phát từ cách phân chia các bộ môn khoa học như ở trường phổ thông mà xuất phát từ yêu cầu hình thành những năng lực chung, nhằm tới sự phát triển chung để hình thành nền tảng nhân cách ban đầu cho mỗi trẻ em Bởi lẽ đặc điểm sinh lý và tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này còn non yếu, các chức năng của chúng còn chưa phân hóa rõ rệt, nhất là chưa hình thành rõ nét thao tác phân tích của tư duy nên chưa có khả năng lĩnh hội tri thức theo các môn khoa học chuyên biệt mà chỉ có thé tiếp nhận văn hóa theo phương thức tích hợp Nội dung dạy học đối

mới được tiến hành theo quan điểm tích hợp đòi hỏi trẻ phải chủ động linh hoạt trong việc tiếp thu kiến thức Vì vậy mà lối tiếp thu kiến thức một

cách thụ động không còn phù hợp với phương pháp dạy học này

Như ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi Trẻ “học mà chơi, chơi mà học” sẽ giúp cho khả năng tư duy của trẻ tốt hơn, linh hoạt hơn giúp cho trẻ chủ động trong việc tiếp thu kiến thức Chính vì thế cần tổ chức trò chơi cho trẻ mang tính tích hợp Theo xu thế đó, giáo dục môi trường trong trường mầm non phải được lồng ghép, đan xen, hòa quyện vào các lĩnh vực khác trong cuộc sống, trong hoạt động của trẻ đặc biệt là hoạt động vui chơi

Trang 3

xuống cấp của nó, mặt khác phải coi trẻ em như là một lực lượng cùng người lớn đứng ra bảo vệ môi trường và lãnh sứ mạng mang đó trong tương lai: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” nay là những đứa trẻ nhưng mai đây là những người lớn các cháu sẽ kế tục sự nghiệp của cha ông trong đó việc bảo vệ môi trường phải là một trọng trách

Thực tế hiện nay thì việc tổ chức trò chơi giáo dục môi trường cho trẻ trong trường Mam non nói chung và trong lớp học nói riêng còn gặp nhiều khó khăn Là một giáo viên mầm non trong tương lai, với những kiến thức được trang bị trong nhà trường, qua thực tế các kỳ thực tập sư phạm ở trường Mầm non, tôi thấy việc tổ chức trò chơi giáo dục môi trường cho trẻ là rất cần thiết Với mong muốn đạt được hiệu quả về giáo dục môi trường cho trẻ

chúng tôi nghiên cứu đề tài:

“Hệ thống trò chơi giáo dục môi trường cho tré trong dạy học bậc Mầm non”

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một số vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ mầm non để nhằm hệ thống trò chơi giáo dục môi trường cho trẻ trong bậc học mam non

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục môi trường cho trẻ trong dạy hoc bac mam non

- Hệ thống trò chơi giáo đục môi trường cho trẻ trong bậc học mam non - Quy trình tổ chức trò chơi giáo dục môi trường cho trẻ trong dạy học bậc Mam non

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trang 4

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Một số vấn đề về giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

1.1.1 Một số khái niệm

1.L.LL Môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,

sản xuẤt, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo

vệ Môi trường của Việt Nam,2005)

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội

Môi trường theo nghĩa hẹp bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người

Ví dụ: Môi trường của trẻ trong trường mầm non gồm trường học, lớp học với cô giáo, sân chơi, đồ dùng, đồ chơi, vườn trường, bãi cỏ

Như vậy, môi trường rất quan trọng bởi nó là tất cả những gì có xung

quanh chúng ta Nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện cho ta cơ sở để sống

và phát triển đồng thời nó cũng chính là đối tượng để con người nghiên cứu, tìm hiểu Từ đó con người hiểu về nó và tự điều chỉnh hành vi, cách sống, cách ứng xử của mình sao cho hài hòa, thân thiện với môi trường hơn là tìm cách chinh phục nó Mặt khác, con người phải đưa ra những biện pháp để bảo vệ môi trường tránh những tác động xấu làm ảnh hưởng đến môi trường Bởi nguyên nhân làm biến đổi môi trường nhiều nhất vẫn là do hoạt động của con người, dù là hoạt động phá hoại hay bảo vệ môi trường đều xuất phát từ con người Do vậy con người cần được giáo dục môi trường để có ảnh hưởng tốt đẹp tới môi trường

Trang 6

Hội nghị Liên chính phủ lần thứ nhất về giáo dục môi trường do Tổ chức

Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tố chức tại Tbilisi (Grudia) năm 1977 đã đưa ra khái niệm giáo dục môi trường như sau:

“Giáo dục môi trường là quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đối với môi trường và các vấn đề về môi trường, sao

cho mỗi người đều có đủ kiến thức, thái độ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt

động một cách độc lập hoặc phối hop, nhằm tìm ra các giải pháp cho các vấn đề môi trường hiện tại và ngăn chặn những vấn đề môi trường có thê xảy ra trong tương lai.”

Thật vậy, giáo dục môi trường không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho con người những nhận thức, những hiểu biết về môi trường mà còn phải kết hợp với hành động thực tiễn để con người vừa nâng cao vừa khắc sâu thêm những nhận thức về môi trường Từ đó, thúc đây con người hành động vì môi trường trong chính môi trường mà con người đang sống và phát triển Chính vì thế con người cần được tiếp cận với môi trường trên mọi phương diện

1.1.2 Các cách tiếp cận trong giáo dục môi trường

Chương trình Quốc gia của Anh quy định giáo dục môi trường bao gồm 3 yếu tố: Giáo dục về môi trường; giáo đục vì môi trường; giáo đục trong môi trường Ba yếu tố này là 3 cách tiếp cận trong giáo dục môi trường Dé giáo dục môi trường cho trẻ đạt được hiệu quả cần phải kết hợp một cách toàn diện ba cách tiếp cận trên Trước hết phải giáo dục về môi trường cho trẻ bởi mọi hoạt động của con người nói chung và của trẻ em nói riêng đều ảnh hưởng đến môi trường

1.1.2.1 Giáo dục về môi trường

Giáo dục về môi trường là cách tiếp cận giáo dục có liên quan đến việc cung cấp những kiến thức bao gồm cả những kỹ năng cần thiết để lĩnh hội

Trang 7

triển những nhận thức, tri thức, hiểu biết về sự tác động qua lại giữa con người và môi trường Đây là cách tiếp cận thông tin khi môi trường trở thành

chủ đề hoặc đề tài học tập

Việc giáo dục môi trường không chỉ được thực hiện trong nhà trường mà còn diễn ra ở mọi lúc mọi nơi, trong gia đình, ngoài xã hội Người Đức giáo dục về môi trường cho trẻ nhỏ từ khi chúng bắt đầu có những nhận thức về xã hội Thay vì ké cho con những câu chuyện thần tiên, nhiều bậc cha mẹ ở Đức dành thời gian kế cho trẻ con những câu chuyện về thiên nhiên và cách bảo vệ môi trường

Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức về môi trường còn phải tiến hành giáo dục môi trường cho trẻ nhằm thúc đây trẻ đưa ra những hoạt động, những phương án và biện pháp vì môi trường

1.1.2.2 Giáo dục vì môi trường

Giáo dục vì môi trường là lĩnh vực giáo dục coi việc cải thiện chất lượng môi trường như một mục tiêu thực tế của giáo dục, hướng tới việc hình thành hệ thống gia tri, tinh than trách nhiệm cũng như kĩ năng và hành động để bảo VỆ môi trường

Nếu giáo dục về môi trường chủ yếu liên quan đến các môn học tự nhiên, thì giáo dục vì môi trường lại có liên quan nhiều hơn đến các môn xã hội, nghệ thuật

Trang 8

Đối với trẻ mầm non giáo viên có thể tổ chức một cuộc thi vẽ tranh về chủ

đề môi trường, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện ý thức, trách nhiệm của mình đối

VỚI môi trường

Mặt khác, còn phải t6 chức cho trẻ trải nghiệm trong môi trường Bởi giáo dục trong môi trường là cách tốt nhất đề trẻ khắc sâu sự hiểu biết về môi trường

1.1.2.3 Giáo dục trong môi trường

Kinh nghiệm trực tiếp là yếu tố không thể thiếu đối với việc khắc sâu

mối quan hệ của cá nhân trẻ với trường và nhận thức của chúng đối với vấn đề môi trường Điều này có thế bắt đầu tiến hành từ những địa điểm như trong trường học, vườn trường, nơi gần trường đến những địa điểm xa hơn

Như vậy giáo dục trong môi trường là lĩnh vực giáo dục coi trọng kinh nghiệm trực tiếp của trẻ, coi trọng việc trẻ được tiếp xúc trực tiếp với môi trường

Nói tóm lại, giáo dục môi trường cho trẻ cần kết hợp ba cách tiếp cận trên thực hiện giáo dục môi trường theo ba cách tiếp cận đó ta dễ dàng đạt được mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

Trang 9

1.1.3 Mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ mằm non 1.1.3.1 Mục tiêu giáo dục mam non

Diéu 22, Luat gido duc 2005 da xac dinh muc tiéu gido duc mam non nhw sau: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thâm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1”

1.1.3.2 Mục tiêu của môn học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh Chương trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh gồm 3 mục tiêu chính sau đây:

* Thứ nhất: Về kiến thức

- Cung cấp những biểu tượng mới, đồng thời củng có và làm chính xác hóa những biểu tượng cũ

Biểu tượng đã có là cơ sở của những biểu tượng mới vì vậy trước khi

cung cấp những biểu tượng mới cần phải củng cố những biểu tượng cũ Lấy nó làm căn cứ để cung cấp những biểu tượng mới Hơn thế nữa, trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi, khả năng ghi nhớ chưa bền vững nên trẻ nhanh quên, vì vậy cần phải củng có và làm chính xác hóa những biếu tượng cũ

- Mở rộng những hiểu biết cho trẻ về tự nhiên, xã hội, con người và thế

giới đồ vật

Thế giới xung quanh rất đa dạng và phong phú, mn hình mn vẻ Ngồi việc cung cấp những biểu tượng mới, làm chính xác hóa những biểu tượng cũ thì mở rộng sự hiểu biết cho trẻ cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thầy, cô giáo cũng như của người lớn nói chung Muốn mở rộng hiểu biết cho trẻ cần tô chức cho trẻ hoạt động nhận biết những sự vật và hiện tượng mới lạ, đồng thời khám phá những mối quan hệ đơn giản giữa chúng

Trang 10

trẻ gọi tên chính xác sự vật, hiện tượng; nhận biết những dấu hiệu bề ngoải cơ bản có ý nghĩa trong việc xác định đối tượng và mối quan hệ liên quan giữa đối tượng — đối tượng, mối liên quan đối tượng — con người

* Thứ hai: Về kỹ năng

- Phát triển các thao tác tư đuy, các quá trình tâm lý

Khi tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh giáo viên cần cho trẻ biết so sánh Sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng; biết phân nhóm, phân loại sự vật hiện tượng, biết tìm ra các mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật hiện tượng nhằm day tré tiễn hành các thao tác tư duy, rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh và khái quát hóa sự vật hiện tượng xung quanh Trong quá trình đó, cô cần tạo điều kiện để trẻ được hành

động trực tiếp với sự vật, hiện tượng; cần khuyến khích, gợi mở để kích thích

tính tích cực tìm tòi khám phá thế giới xung quanh trẻ Đây chính là điều kiện quan trọng để trí tuệ của trẻ phát triển

Sự nhận biết của trẻ về các sự vật, hiện tượng cần có sự tham gia của các quá trình tâm lý Cảm giác và tri giác là hai quá trình tâm lý quan trọng Không có hai quá trình này sẽ không có sự nhận biết Chính vì thế, giáo viên cần quan tâm, đến việc rèn luyện và phát triển cảm giác, tri giác cho trẻ Trong đó cảm giác phải chính xác, nhanh nhạy

Rèn luyện chú ý và ghi nhớ có chủ định: thường xuyên cho trẻ nhận biết các đối tượng mới lạ, hấp dẫn Giáo viên nên sáng tạo ra nhiều thủ thuật nhằm kích thích hứng thú học tập của trẻ, cần phải có kế hoạch ôn tập và kiểm tra kiến thức mà trẻ đã lĩnh hội được Giáo viên yêu cầu trẻ thực hành những bài tập đơn giản nhằm rèn luyện chú ý và ghi nhớ có chủ định

Trang 11

Mở rộng vốn từ, tích cực hóa vốn từ theo từ loại, hệ thống hóa vốn từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà chương trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh hướng tới Cần mở rộng vốn từ cho trẻ và tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên sử dụng vốn tử của mình

Ngoài ra cần day tré dién dat van dé mach lac, dé hiéu, logic, thai dd dién

đạt tự tin, mạnh dạn, biết nhận xét, biết tỏ thái độ và biết tôn trọng người khác

khi trình bày Tập cho trẻ nói câu đủ thành phần, đủ ý, đúng ngữ pháp và những câu có cảm xúc

- Phát triển các kỹ năng tích hợp khác như: vận động, âm nhạc, tạo hình

* Thứ ba: Về giáo dục

- Dạy trẻ biết yêu quý, gần gũi, có thiện cảm, mong muốn được bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội Tùy từng nội dung và từng lứa tuổi của trẻ nên đặt ra các nhiệm vụ giáo dục đạo đức thật cụ thé Những vấn đề quan trọng nhất là giáo dục cho trẻ cái tâm tốt với môi trường sống: trẻ không tham lam, không ích kỷ, biết sống nhân hậu với con người, động vật và cỏ cây hoa lá; sống hòa đồng, gần gũi và gắn bó với môi trường sống xung quanh

- Hình thành và rèn luyện thói quen và kỹ năng cần thiết, hành vi văn hóa, văn minh như: các thói quen vệ sinh, thói quen lễ phép trong giao tiếp, kỹ năng lao động tự phục vụ, chăm sóc cây cối và các kỹ năng học tập Ngoài ra còn giáo dục dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe giúp hình thành ở trẻ một số khả năng tự phục vụ bản thân

1.1.3.3 Mục tiêu giáo dục môi trường

+ Kiến thức: cung cấp cho cá nhân và cộng đồng những kiến thức và hiểu biết cơ bản về môi trường, các vấn đề môi trường, và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người với môi trường

Trang 12

+ Thái độ: khuyến khích cá nhân và cộng đồng tôn trọng và quan tâm đến môi trường, thúc giục họ tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường

+ Kỹ năng: đào tạo và cung cấp cho cá nhân và cộng đồng các kỹ năng về xác định, dự đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường

+ Sự tham gia: tạo ra các cơ hội cho cá nhân và cộng đồng tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc ứng xử với môi trường

Từ mục tiêu của môn học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh và mục tiêu giáo dục môi trường nói trên, tôi thấy muốn giáo dục môi trường cho trẻ cần căn cứ vào khả năng nhận thức, mức độ tư duy của trẻ để đưa ra những kiến thức giáo dục môi trường vừa sức tiếp thu của trẻ Qua đó rèn luyện những kỹ năng phù hợp với bản thân trẻ dé giáo dục trẻ có hành vi thái độ

đúng đắn với môi trường

1.1.3.4 Mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ mắm non

Để đạt được hiệu quả trong giáo dục môi trường cần phải đặt ra những mục tiêu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ

* Thứ nhất: Về kiễn thức

- Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người - Trẻ có những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân

- Trẻ có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật và con người với môi trường sống để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những con người gần gũi quanh mình, biết cách chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật quanh nơi mình ở

Trang 13

Ngoài những mục tiêu kiến thức về môi trường cần đạt ở trẻ cần phải đề ra những kỹ năng để thực hiện những kiến thức đó

* Thứ hai: Về kỹ năng

- Có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ

- Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường trong trường/ lớp học, gia đình, nơi ở như: tham gia chăm sóc vật nuôi, cây trồng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa ở gia đình, trường/ lớp học với những công việc vừa sức trẻ

- Tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với bạn bè và những người xung quanh - Có phản ứng với hành vi của con người làm bân môi trường và phá hoại môi trường như: vút rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa giẫm lên cỏ, bắn, giết động

vật, làm ồn

Giáo dục môi trường cho trẻ ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng để hoạt động trong môi trường còn phải giáo dục cho trẻ thái độ hành

động và cách ứng xử đúng đắn với môi trường * Thứ ba: Về thái độ - tình cảm

- Yêu thích gần gũi với thiên nhiên

- Tự hào và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những phong cảnh, địa danh nỗi tiếng của quê hương

- Quan tâm đến những vấn đề về môi trường của trường, lớp học, gia đình; tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: vệ sinh thân thể, sắp xếp đề dùng, đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thu gom lá, rác thải ở sân trường

1.1.4 Nội dung giáo dục môi trường cho trẻ mam non

Trang 14

cư xử thân thiện với môi trường Để đạt được mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ ở trường mầm non, nội dung giáo dục môi trường đã được tích hợp vào các chủ đề đạy học, các hoạt động giáo đục và sinh hoạt hàng ngày của trẻ

1.1.4.1 Giáo dục môi trường thông qua các chủ đề

* Chú đề bản thân

Nội dung giáo dục môi trường được tích hợp trong các chủ đề nhánh sau:

+ Chủ đề nhánh 1: “Tôi là ai?” + Chủ đề nhánh 2: “Cơ thể của tôi”

+ Chủ đề nhánh 3: “Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh?”

Giáo dục môi trường được lồng ghép trong chủ đề bản thân với mục đích giúp cho trẻ hiểu rõ về bản thân mình, biết được mình là ai, đứng ở vị trí nào để từ đó có cách ứng xử phù hợp với môi trường Không chỉ giúp trẻ nhận thức rõ về mình mà còn phải giúp trẻ tự ý thức về hành động của mình đối với môi trường xung quanh Giúp trẻ hiểu được trẻ chính là một bộ phận của môi trường mà bắt cứ phần tử nào của môi trường cũng cần được bảo vệ Từ đó trẻ hiểu được cần phải bảo vệ môi trường mà bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ chính bản thân trẻ

Nếu ở chủ đề bản thân trẻ được giáo dục môi trường cho chính bản thân

thì sang đến chủ đề gia đình trẻ được giáo dục mở rộng với quy mô lớn hơn đó là giáo dục môi trường trong gia đình

* Chú đề gia đình

Bao gồm 3 chủ để nhánh:

+ Chu dé nhánh I: “Gia đình tôi”

+ Chủ đề nhánh 2: “Ngôi nhà gia đình ở” + Chủ đề nhánh 3: “Nhu cầu của gia đình”

Trang 15

nhiêu người, những người trong gia đình làm nghề gì? Ngôi nhà gia đình ở đâu (nông thôn, thành thị), cảnh quan của ngôi nhà, cấu trúc và nguyên vật liệu cấu tạo nên ngôi nhà; nhu cầu để gia đình tồn tại và phát triển dé từ đó thúc đây trẻ hành động vì gia đình của mình, giúp trẻ hiểu mọi thứ xung quanh trở nên sinh động, hài hòa khi chúng ta hành động vì chúng Chính vì thế cần giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của gia đình để trẻ điều chỉnh hành vi cách sống, cách ứng xử hài hòa với mọi người trong gia đình, hài hòa với thiên nhiên trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình Không những thế trẻ còn cần được giáo dục môi trường về tất cá những gì tồn tại trong môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội * Chú đề thế giới thực vật Cần giáo dục cho trẻ thông qua 3 chủ đề nhánh: + Chủ đề nhánh 1: “Cây xanh” + Chủ đề nhánh 2: “Một số loại hoa quả” + Chủ đề nhánh 3: “Một số loại rau”

Trong chủ đề này giáo dục môi trường chủ yếu là giáo dục trẻ cách vệ sinh, chăm sóc và bảo vệ thế giới thực vật như thế nào Giúp trẻ hiểu về thế giới thực vật, lợi ích của chúng đối với con người và tất cả những gì ton tai trên trái đất, để từ đó thúc đây trẻ hành động vì môi trường

Không chỉ giáo dục trẻ hiểu về thế giới thực vật mà còn phái giúp trẻ hiểu

và biết yêu quý tất cả sinh vật, động vật gần gũi với trẻ * Chú đề thế giới động vật

Cần cung cấp cho trẻ hiểu về thế giới động vật từ hình dáng, tên gọi, tập tính, nơi sống, nơi ở của động vật thông qua các chủ đề nhánh:

Trang 16

Ngoài ra trẻ cần được giáo dục về cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong chủ để “Nước và một số hiện tượng tự nhiên”

* Chú đề “Nước và một số hiện tượng tự nhiên ”

Trong chủ đề này trẻ cần được giáo dục về cách sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước Cách phòng tránh một số hiện tượng tự nhiên như (mưa, gió, bão, lũ lụt, hạn hán, ) và một số bệnh tật vào các mùa

Điều cần thiết phải giáo dục trẻ là cách bảo vệ nguồn nước cung cấp cho trẻ hiểu được một số thông tin về nguồn nước, hoạt động của con người làm ảnh hưởng đến nguồn nước Nước có ích lợi gì cho đời sống của

con người Từ đó thúc đây trẻ có những hành động và biện pháp để bảo vệ

môi trường

* Chú đề nghề nghiệp

Tất cả các ngành nghề trong xã hội đều phải giáo dục môi trường cho trẻ, từ hoạt động tích cực đến hoạt động tiêu cực của các nghề đối với xã hội để từ đó trẻ ý thức được hành động của mình

Liên hệ trực tiếp với bản thân: trẻ có thể làm gì để bảo vệ môi trường và

giúp đỡ các bác công nhân đỡ vắt vá

Ví dụ: trẻ và mọi người không vứt rác, không phóng uế bừa bãi để người công nhân quét dọn đỡ vat va hơn

* Chủ đề giao thông và luật giao thông

Trong chủ đề này cần giáo dục trẻ ý thức thực hiện khi tham gia giao thông Giúp trẻ hiểu được tham gia đúng luật giao thông cũng là một hoạt

động nhằm bảo vệ môi trường

* Chú đề trường mầm non

Trang 17

môi trường trong trường của mình Trẻ biết được môi trường sạch và môi trường bắn trong trường mầm non để từ đó có kế hoạch bảo vệ môi trường mình hoạt động

* Chú đề quê hương, đất nước, Bác Hồ, trường Tiêu học

Trẻ cần được giáo dục môi trường về các địa danh nơi trẻ sống, quan hệ làng xóm về đất nước Việt Nam, các ngày lễ hội trong năm và các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, về tất cả những gì có trong môi trường tất cả đều góp phần làm đẹp cho đất nước Trẻ cần được học cách giữ gìn và bảo vệ chúng

1.1.4.2 Nội dung giáo dục môi trưởng trong các hoạt động giáo dục * Hoạt động vui chơi

Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ Hoạt động chơi được tô chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục môi trường

* Hoạt động học tập

Hoạt động học tập cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên chính là hoạt động lý tưởng mang ý nghĩa giáo dục, giải trí, tiết kiệm Hoạt động học tập tuy không phải là hoạt động chủ đạo ở trường mầm non nhưng thông qua các môn học: môi trường xung quanh, ngoại ngữ, âm nhạc, thể chất; có nhiều cơ hội để thực hiện việc giáo dục môi trường cho trẻ

* Hoạt động lao động

Trang 18

* Hoạt động lễ hội

Thông qua việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích cực về các địa danh và môi trường Trẻ tự hào về văn hóa dân tộc, biết yêu quý, bảo vệ và duy trì nền văn hóa đân tộc đó Qua các buổi lễ hội trẻ biết hòa nhập với cộng đồng, sống có quy tắc, tổ chức theo yêu cầu của xã hội, biết bảo vệ, giữ gìn môi trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội

* Hoạt động tham quan

Tham quan có thể coi là một hoạt động hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh tích cực Trong thời gian tham quan, trẻ có thể quan sát các sự vật, hiện tượng thiên nhiên, những thay đối diễn ra trong môi trường sống, sự tác động của con người đối với môi trường

Tuy nhiên, việc tổ chức cho trẻ mầm non tham quan là một việc làm còn

gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy giáo viên có thể thu thập những đoạn phim

tư liệu để trình chiếu cho trẻ quan sát

1.1.4.3 Nội dung giáo dục môi trường trong chế độ sinh hoạt hằng ngày Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại trường mầm non được bắt đầu từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ về với bố mẹ Trong từng hoạt động đó, giáo viên luôn có ý thức tích hợp các nội dung giáo dục môi trường một cách hợp lý, tự nhiên

Trang 19

1.2 Một số vần đề về trò chơi trong dạy học bậc mầm non 1.2.1 Khái niệm trò chơi

Trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định và có những quy định mà người tham gia cần tuân thủ Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn sau giờ làm việc, căng thắng mệt mỏi Qua trò chơi, người chơi còn có thể rèn luyện thể lực, trí lực tạo ra cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, tô

Những đặc trưng cơ bản của trò chơi:

- Trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người - Trò chơi có một chủ đề nội dung quy tắc nhất định

- Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi giải trí vừa có ý nghĩa giáo dục tích cực

1.2.2 Vai trò của trò chơi

Trò chơi có vai trò rất quan trọng, trò chơi góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Trò chơi giúp cho sự phát triển của trẻ em được toàn diện cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm lý, sinh lý và hình thành nhân cách

Trang 20

tham gia trò chơi trẻ cảm nhận được cái đẹp ở sự phong phú đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh của đồ vật, đồ chơi đề từ đó nhận ra giá trị của môi trường, khao khát bảo vệ môi trường Những hành động và mối quan hệ giữa những người lớn với nhau cũng được trẻ tái tạo lại Qua đó mà trẻ thu nhận được những biểu tượng về lao động và ý nghĩa xã hội và tính hợp tác của nó

Nhà giáo dục nổi tiếng Mga, Makarenko đã viết: “Trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của đứa trẻ chẳng khác gì sự làm việc, sự phục vụ của người lớn Đứa trẻ thế hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này phần lớn trường hợp nó cũng thể hiện ra như thế trong công việc Do đó việc giáo dục những nhà hoạt động tương lai bắt đầu trước tiên từ trò chơi”

1.2.3 Phân loại trò chơi

Trò chơi của trẻ mẫu giáo rất đa dạng và phong phú về nội dung tính chất cũng như cách thức tô chức chơi Do đó phân loại trò chơi một cách chính xác gặp nhiều khó khăn và đã có nhiều kiểu phân loại

Hai nhà giáo dục học Ph Phreben (Đức) và Montexori (Ý) chia trò chơi thành ba nhóm:

- Nhóm I: Gồm các trò chơi nhằm phát triển và rèn luyện các giác quan cho trẻ - Nhóm II: Gồm các trò chơi vận động nhằm phát triển và tập luyện vận động cho trẻ

- Nhóm III: Gồm các trò chơi học tập nhằm phát triển trì tuệ cho trẻ Tuy nhiên cách phân loại này còn hạn chế là loại bỏ mắt nhóm trò chơi sáng tạo phủ nhận mầm sáng tạo của trẻ ([1] Tr 67)

Trang 21

- Nhóm 1: Gồm các trò chơi luyện tập dành cho trẻ dưới 2 tuổi

- Nhóm 2: Gồm các trò chơi ký hiệu dành cho trẻ 2 — 4 tuổi

- Nhóm 3: Gồm các trò chơi có quy tắc (có luật) dành cho trẻ từ 7 — 12 tuổi Tuy nhiên ở cách phân loại này lại phủ nhận tính bắt buộc của trẻ ([1] Tr 68 — 69)

* Từ những năm 80 trở lại đây trong các trường mầm non ở Việt Nam áp dụng hệ thống phân loại trò chơi của Liên Xô cũ đã chia trò chơi thành 2 nhóm:

+ Nhóm I: Những trò chơi sáng tạo, bao gồm các trò chơi: - Trò chơi đóng vai theo chủ đề - Trò chơi lắp ghép - xây dựng - Trò chơi đóng kịch + Nhóm II: Những trò chơi có luật, bao gồm các trò chơi sau đây: - Trò chơi học tập - Trò chơi vận động

Cách phân loại này đã thừa nhận khả năng sáng tạo của trẻ trong khi chơi, coi chơi là hoạt động tự lập của trẻ.( [1] Tr 70)

1.2.4 Yêu cầu đối với trò chơi

Khi tổ chức trò chơi cho trẻ cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính tự nguyện và hứng thú của trẻ trong việc lựa chọn trò chơi, tham gia vào nhóm chơi, chọn bạn chơi, góc chơi, đồ chơi,

- Giáo viên cung cấp một số hiểu biết, kinh nghiêm cho trẻ gắn với nội dung chủ đề và chủ đề chơi

Trang 22

- Đảm bảo tính phát triển của trò chơi: mở rộng nội dung chơi, hoạt động chơi dựa vào hứng thú và kinh nghiệm của trẻ phù hợp vơi độ tuôi

- Đảm bảo tính linh hoạt và sáng tạo của trẻ: giáo viên có thể gợi ý và cho trẻ tự lựa chọn phương tiện, đồ dùng, đồ chơi, đặt tên trò chơi, khơi gợi những

kinh nghiệm trẻ đã có, đề xuất ý tưởng chơi phù hợp với hứng thú, phù hợp

với điều kiện của nhóm/ lớp Có đồ chơi và nguyên vật liệu hay đồ dùng chưa

hoàn thiện khuyến khích trẻ làm đồ chơi tiếp tục trong quá trình chơi Khi trẻ lựa chọn đồ chơi, nội dung chơi giáo viên phải tôn trọng sự lựa chọn và sáng tạo của trẻ, phát triển nội dung chơi phủ hợp với mục đích giáo dục và chủ dé

Trang 23

CHƯƠNG 2: HỆ THÓNG TRÒ CHƠI

GIAO DUC MOI TRUONG CHO TRE

TRONG DẠY HỌC BAC MAM NON

2.1 Trò chơi giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

2.1.1 Khái niệm

Dựa vào khái niệm trò chơi và khái niệm giáo dục môi trường, tôi xin đưa ra khái niệm trò chơi giáo dục môi trường như sau:

“Trò chơi giáo dục môi trường là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định và có những quy định mà người tham gia cần tuân thủ Trò chơi giáo dục môi trường là một dạng trò chơi nhằm mục đích giáo dục môi trường Qua trò chơi giáo dục môi trường, người chơi tự nhận thức về hành động của chính bản thân, rèn luyện thói quen hành vi, cách ứng xử thân thiện với môi trường Thông qua trò chơi giáo dục môi trường trẻ có cơ hội được bàn bạc hợp tác với nhau xây dựng môi trường và tìm ra giải pháp cho các vấn đề về môi trường hiện tại và tương lai”

2.1.2 Vai trò của trò chơi giáo dục môi trường

Trò chơi giáo dục môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Thông qua trò chơi đã tác động tích cực đến nhận thức của trẻ về môi trường bởi trò chơi giáo dục môi trường tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với thiên nhiên, với cuộc sống xung quanh trẻ

Trang 24

lên ở trẻ lòng ham muốn làm ra cái đẹp từ vẻ đẹp và nguyên vật liệu của thiên nhiên như một bức tranh, nhặt những bông hoa xâu thành vòng xuyến bạc, tết những cọng rơm cọng rạ Những công việc tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy cũng tạo cho trẻ niềm vui sáng tạo Bởi vì làm ra cái đẹp từ vẻ đẹp thiên nhiên

là một việc làm có ý nghĩa đối với trẻ nhỏ - đó là khởi đầu cho hành vi tốt và

Sự sáng tạo sau này

2.1.3 Yêu cầu của trò chơi giáo dục môi trường

- Đảm bảo tính tự nguyện và hứng thú của trẻ trong khi lựa chọn trò chơi tham gia vào nhóm chơi, chọn bạn chơi, góc chơi

- Giáo viên cung cấp một số hiểu biết, kinh nghiệm kiến thức về môi

trường, về hành vi bảo vệ môi trường

- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mang tính gợi mở hợp lý, tận dụng đồ dùng phế liệu để cho trẻ chơi trò chơi

- Đảm bảo tính phát triển của trò chơi giáo đục môi trường: mở rộng nội dung chơi, hoạt động chơi, phù hợp với độ tuổi

- Đảm bảo tính linh hoạt và sáng tạo của trẻ; khuyến khích trẻ linh hoạt trong việc ứng xử với môi trường, đưa ra những hành vi, hoạt động ảnh hưởng tốt đẹp tới môi trường

- Thời gian chơi phải hợp lý với từng độ tuôi

- Đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tổ chức tham gia trò chơi với vật liệu

phế liệu, đồ dùng đồ chơi

- Đảm bảo lượng kiến thức cung cấp cho trẻ là chính xác

- Sau khi trẻ chơi xong giáo viên yêu cầu trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi 2.1.4 Phân loại trò chơi giáo dục môi trường

Trang 25

* Cách 1: Phân loại trò chơi giáo dục môi trường theo các cách tiếp cận trong giáo dục môi trường:

- Nhóm trò chơi giáo dục về môi trường - Nhóm trò chơi giáo dục vì môi trường - Nhóm trò chơi giáo dục trong môi trường

* Cách 2: Phân loại trò chơi giáo dục môi trường theo các chủ đề dạy học, hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ

* Cách 3: Phân loại trò chơi giáo dục môi trường theo hệ thống phân loại trò chơi của Liên Xô cũ là chia trò chơi thành 2 nhóm:

+ Nhóm I: Những trò chơi sáng tạo, bao gồm các trò chơi: - Trò chơi đóng vai theo chủ đề - Trò chơi lắp ghép — xây dựng - Trò chơi đóng kịch + Nhóm 2: Những trò chơi có luật bao gồm các trò chơ sau đây: - Trò chơi học tập - Trò chơi vận động

2.2 Hệ thống trò chơi giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

Để nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục môi trường cho trẻ mầm non cần tích hợp các trò chơi giáo dục môi trường vào các chủ đề Thông qua trò chơi trẻ không chỉ được củng cố kiến thức mà còn hình thành nên những kỹ

năng cần thiết giúp trẻ hiểu rõ thêm vấn đề về môi trường từ đó có những

hành vi ứng xử phù hợp với môi trường

Dựa vào cách phân loại trò chơi giáo dục môi trường tôi đã xây dựng hệ thống trò chơi giáo dục môi trường cho trẻ trong bậc học mầm non như sau:

2.2.1 Trò chơi sưu tam

2.2.1.1 Trò chơi theo cách phân loại thứ nhất

Trang 26

Trò chơi: “Xây dựng công viên cây xanh” + Yêu cầu cần đạt:

- Trẻ biết lựa chọn các “vật liệu để xây dựng các bộ phận của công viên (vườn hoa, hồ nước, cây xanh, khu vui chơi giải trí, hàng rào, cửa ra vào )

- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra mô hình công viên cây xanh

- Trẻ biết bàn bạc về kế hoạch xây dựng và phân công để thực hiện ý tưởng xây công viên, giáo dục trẻ cách bảo vệ giữ gìn công viên

+ Chuẩn bị:

- Đoạn băng tư liệu về công viên trong thành phó, trường học (vườn trường) - Đồ dùng, đồ chơi ở góc xây dựng bao gồm: gạch, hàng rào, khối gỗ, ghép hình, cỏ cây, hoa, một số con vật, đồ chơi, các đồ dùng vật liệu cho xây dựng công viên

- Một câu chuyện hoặc một tình huống để định hướng trẻ tham gia vào trò chơi xây dựng công viên cây xanh

+ Tiến hành:

- Cô cho trẻ quan sát đoạn băng giới thiệu và đàm thoại về các bộ phận của công viên như vườn hoa, cây xanh, ao cá, hàng rào, cửa ra vào, đường đi hoặc cô tổ chức cho trẻ đi đạo công viên trong trường, giới thiệu về bộ phận của công viên

- Cô cùng với trẻ hình thành ý tưởng xây dựng công viên gồm các công trình như: khu vui chơi giải trí, ao cá, hàng rào và phân công công việc cho mỗi trẻ

- Cô xây mẫu cho trẻ quan sát, hướng dẫn trẻ chọn “vật liệu” xây dựng và trình tự xây dựng công viên, góp ý cho trẻ để trẻ bố trí xây dựng cho cân đối

Trang 27

Trò chơi: “Xây dựng trường mẫm non” + Yêu cầu cần đạt:

- Trẻ phải tự xác định được ý tưởng xây dựng trường mam non khi toa đàm với cô và các bạn, hết lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp với “công trình”

- Trẻ biết bàn bạc với nhau về kế hoạch xây dựng và phân công công việc để thực hiện ý tưởng xây dựng trường mầm non

- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để xây dựng tạo ra nhiều mô hình trường mầm non khác nhau

- Trẻ ý thức được bảo vệ và giữ gìn cơ sở vật chất cũng như môi trường trong trường mầm non

+ Chuẩn bị:

- Đỗ chơi, “vật liệu” xây dựng phù hợp với chủ đề xây dựng trường mam non

- Thời gian, địa điểm đề trẻ quan sát trường mầm non - Các câu hỏi đàm thoại về trường mầm non

- Đoạn băng tranh ảnh về một số trường mam non

+ Tiến hành:

- Cho trẻ đi dạo quanh trường, quan sát ngôi trường mầm non của mình, tọa đàm với trẻ về ngôi trường

(Cho trẻ quan sát một số trường mầm non khác qua tranh ảnh, đoạn băng)

- Gợi ý trẻ xác định ý tưởng xây dựng trường mầm non

- Hướng dẫn trẻ tìm “vật liệu” xây dựng, bàn bạc, phân công công việc trong nhóm

- Trẻ chơi, cô quan sát theo dõi và góp ý để bố cục ngôi trường cho hợp

Trang 28

trường mắm non mới với các bộ phận, kiểu dáng, màu sắc đa dạng, bố cục hài hòa hợp lý

+ Kết thúc: cô cho trẻ tự nhận xét đánh giá trò chơi, cô tổng kết và khen trẻ

Chú ý: “Irò chơi xây dựng công viên xanh” và “trò chơi xây dựng trường mầm non” tổ chức chơi ở hoạt động góc, là một trò chơi nhằm nâng cao sự

hiểu biết của trẻ về môi trường, đồng thời kích thích óc quan sát khả năng

sáng tạo Trò chơi không có luật chơi cụ thể mà chủ yếu là sự trao đối bàn bạc về xây dựng kế hoạch và ý tưởng cho trò chơi

* Trò chơi giáo dục vì môi trường Trò chơi: “Bỏ rác vào thùng” + Mục đích:

- Giúp các em có ý thức bảo vệ, vệ sinh môi trường, lớp học, không bỏ rác bừa bãi

- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, hoạt bát, óc quan sát - Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập, rèn luyện + Luật chơi: - Mỗi thùng rác chỉ đựng với số lượng rác là 3 (“thùng rác” cầm 3 thứ rác trên tay) - Khi lệnh kết thúc bạn nào cầm rác trên tay là thua - Bạn nào vứt rác đi là bị phạt - Thùng rác cầm thiếu hoặc thừa cũng bị phạt + Cách chơi:

Trang 29

- Hướng dẫn: cho trẻ xếp thành vòng tròn, trên tay mỗi trẻ cầm một thứ rác, cử một trẻ làm “thùng rác” đứng ở vòng tròn Số “thùng rác” bằng khoảng 1/3 số lượng người chơi

Khi có lệnh chơi trẻ nhanh chóng bỏ rác vào thùng

+ Kết thúc: cô nhận xét về trò chơi và trao đổi với trẻ kiến thức học được qua trò chơi

Chú ý: cho trẻ chơi trong vòng 15 phút, không hạn chế số lần chơi Trò chơi: “Bé phân loại rác”

+ Mục đích:

- Trẻ biết phân loại rác, bỏ rác đúng quy định giữ gìn môi trường sạch sẽ - Có ý thức tự giác trong việc phân loại và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp

+ Chuẩn bị:

- Tranh ảnh trên powerpoint, cho trẻ phân loại rác trên powerpoint - Chia lớp thành hai đội

+ Luật chơi: mỗi bạn một lần lên chỉ được phân loại một thứ rác + Cách chơi:

- Cho trẻ đứng thành hai hàng dọc (hai đội chơi) Thời gian cho mỗi đội là

một bản nhạc Người thứ nhất trong đội chơi sẽ lên ngồi trước màn hình lấy chuột

nhấp vào một loại rác rồi đưa vào thùng rác có chất liệu giống với loại rác đó Ví dụ: trẻ nhấp vào loại rác là “vỏ chai nhựa” sẽ đưa vào thùng rác chứa đồ rác là nhựa

- Sau đó trẻ về đứng cuối hàng, người tiếp theo lên chơi thao tác như người thứ nhất chơi cho đến khi hết nhạc

Trang 30

* Trò chơi giáo dục trong môi trường

Trò chơi: “Bé chăm sóc vườn rau” + Mục đích: - Giáo dục trẻ cách chăm sóc và ý thức bảo vệ vườn rau của trường, của gia đình - Trẻ biết các hoạt động chăm sóc và bảo vệ vườn rau + Luật chơi: - Mỗi trẻ chỉ được mang một con côn trùng hoặc một loại cỏ về đội của mình - Trẻ không làm hỏng rau, không làm nát rau, không dẫm nhảy lên luống rau

- Số lượng trẻ chơi: 2 đội (5 trẻ một đội)

- Thời gian: một bản nhạc dài 3 — 4 phút Chơi trong 15 phút không hạn chế số lần chơi

+ Cách chơi:

- Chuẩn bị: 2 bình tưới nước, 2 ghế băng dài chắc chắn; một số lô tô

những con côn trùng, lô tô về một số loại cỏ; cỏ thật cô cài vào luống rau - Địa điểm: sân gần vườn rau của trường

- Nội dung: chăm sóc vườn rau

- Hướng dẫn: cho trẻ đứng thành 2 đội theo hàng dọc cách ghế băng Im

Khi có hiệu lệnh trẻ đứng đầu sẽ xách bình tưới đi qua cầu (qua ghế băng) đến

vườn rau (cách ghế băng 2m) làm động tác tưới rau và nhặt cỏ hoặc bắt sâu Mỗi lần đi tưới rau trẻ chỉ được mang một con côn trùng hoặc một cây cỏ về đội của mình Khi trẻ thứ nhất mang sản phẩm về cho đội mình trẻ trở về đứng cuối hàng, trẻ thứ hai lên chơi động tác thực hiện như trẻ thứ nhất, lần

lượt chơi cho đến khi bản nhạc kết thúc

Trang 31

Trò chơi: “Cứa hàng bán hoa” + Mục đích:

- Trẻ biết về các loại hoa, cách bán hàng hoa

- Cách mời chào khách hàng, thái độ người bán hàng và người mua hoa - Trẻ biết đặc điểm của các loại hoa mình cần mua

+ Luật chơi:

- Không nói tên hoa mà người mua phải tả lại được nét đặc trưng của loại hoa định mua

+ Cách chơi:

- Chuẩn bị: hoa thật hoặc tranh ảnh một số loại hoa, thược được, cầm

chướng, hoa hồng, lay ơn, đồng tiền, hoa cúc

(Lưu ý: hoa có ở địa phương)

- Hướng dẫn: tô chức thành một quầy bán hoa, chọn một trẻ làm người bán hoa Trẻ khác làm người mua Người mua khi đến mua không nói tên hoa mà phải tả lại nét đặc trưng của loại hoa đó

Ví dụ: người mua nói: “bán cho tôi bông hoa màu hồng, cành có gai và lá có răng cưa”

Người bán hiểu theo lời mô tả và đưa hoa cho người mua (hoa hồng) Nếu người mua chưa rõ thì các bạn khác bổ sung chỉ tiết cho rõ hơn, người bán hàng phái đưa ra đúng hoa thì người mua mới cầm Nếu người bán hàng đưa ra không đúng thì người mua mô tả lại lần hai Nếu người bán vẫn chưa đưa ra không đúng thì đổi vai chơi

Trang 32

2.2.1.2 Trò chơi theo cách phân loại thứ ba * Trò chơi vận động

Trò chơi vận động giúp trẻ biết vận động trong môi trường một cách hợp lý để tăng cường và các tố chất (mạnh mẽ, bền bi, đẻo dai, khéo léo ), với một tỉnh thần sảng khoái, vui tươi Qua việc bắt chước và làm giả động tác của những con vật trong các trò chơi như: “Mèo đổi chuột”; “Thỏ đổi chuồng”; “Đua ngựa” trẻ hiểu được tập tính của các con vật

Trò chơi: “Mèo đuỗi Chuột”

+ Mục đích: giúp trẻ biết về môi trường, tác hại của chuột đối với con người, với nông nghiỆp

+ Chuẩn bị: sân bãi bằng phẳng, rộng rãi

+ Luật chơi: khi Mèo bắt được Chuột ở hang nào thì hai trẻ làm hang đó đổi vai thành Mèo và Chuột, còn hai trẻ làm Mèo, Chuột sẽ nắm tay nhau làm hang

Trang 33

+ Cách chơi:

- Cho trẻ đứng thành hai vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong, vòng tròn lớn bên ngoài Một trẻ làm mèo và một trẻ làm chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn nhỏ

- Một trẻ vòng tròn trong, một trẻ vòng tròn ngoài đứng đối diện nắm hai tay nhau giơ lên cao làm thành hang

- Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ làm chuột chạy trước và trẻ làm mèo đuổi theo Chuột chạy vào hang thì mèo phải chạy vào hang đó Trong khi đó, các trẻ làm hang đồng thanh đọc: Đã là mèo Phái bắt chuột Bắt được chuột Là chén liền Đã là chuột Trông thấy mèo Phải chạy ngay

- Khi mèo bắt được chuột ở hang nào thì hai trẻ làm hang đó đổi

vai thành mèo và chuột, còn hai trẻ làm mèo, chuột sẽ nắm tay nhau làm hang

+ Kết thúc: cô hỏi lại trẻ về trò chơi, nhận xét của trẻ về trò chơi và khen trẻ

Trò chơi: “Thỏ đối chuồng”

- Mục đích: giáo dục trẻ biết nơi ở của vai mình chơi, định hướng trong không gian Giáo dục trẻ về nơi ở, nơi sống, cách tránh những hiện tượng thời

tiết

Trang 34

- Luật chơi: mỗi chuồng chỉ chứa được một con thỏ

- Cách chơi: cho khoảng 1/3 số cháu làm “thỏ”, 2/3 số cháu làm “chuồng” (hai trẻ cầm tay nhau làm chuồng thỏ) Số “thỏ” nhiều hơn số “chuồng”

Các “con thỏ” đi kiếm ăn, vừa đi vừa hát hoặc đọc thơ về con thỏ Khi có hiệu lệnh “trời tối” hoặc “trời mưa” thì các con thỏ phải tìm thật nhanh cho mình một “chuồng” Con thỏ nào chậm chạp sẽ không có chuồng Sau I — 2 lần chơi cho trẻ đối vai cho nhau

- Kết thúc: hỏi trẻ về trò chơi, qua trò chơi trẻ biết được điều gì, nhận xét và khen trẻ

Trò chơi: “Đua ngựa”

- Mục đích: trẻ biết được đặc điểm hoạt động của động vật (ngựa), hiểu

biết về lợi ích và hình dạng của chúng

- Luật chơi: ai không nâng cao đùi khi chạy người đó bị thua cuộc

- Cách chơi: cho trẻ đứng thành 2 — 3 tổ Cô giáo nói: “Các cháu giả làm các con ngựa Bây giờ chúng ta chơi đua ngựa, khi chạy, các cháu nhớ làm động tác như ngựa phi băng cách nâng cao đùi lên Thi xem ai làm giống ngựa phi nhất và nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc” Sau đó cho trẻ chạy khoảng 20m rồi quay lại Mỗi lần ba cháu của ba tổ, thi xem tổ nào có nhiều ngựa phi nhanh

- Kết thúc: cô nhận xét và tuyên dương trẻ * Trò chơi học tập

Trang 35

Trò chơi: “Các con vật thân yêu của bé”

+ Mục đích: trẻ nhận biết được tên goi, tiéng kêu, một số bộ phận, sự vật động của một số con vật quen thuộc

+ Luật chơi: trẻ lắng nghe và nói được tiếng kêu của con gì

+ Cách tiền hành:

- Cô giấu đồ chơi trong một chiếc hộp rồi bắt chước tiếng kêu của chúng và đố trẻ biết đó là tiếng kêu của con gì Nếu trẻ đốn đúng, cơ lấy đồ chơi ra và cho trẻ nói tên con vật (nếu trẻ khơng đốn đúng, cô nói tên con vật và lấy đồ chơi ra cho trẻ quan sát) và đàm thoại với trẻ về một vài đặc điểm nổi bật của con vật đó

Ví dụ: cô bắt chước tiếng gà trống: ò ó o, đố trẻ đoán đó là con gì Sau khi

trẻ trả lời, cô đưa ra con gà và hỏi trẻ: “Con gì đây? Nó kêu như thế nào? Cái gì đây?” cho trẻ vừa chỉ vào bộ phận của con gà vừa trả lời các câu hỏi của cô Nếu trẻ không trả lời được thì cô chỉ ra và nói: “Đây là con gà, đây là cái mào, đây là

cái đuôi, cái chân , gà gáy ò ó o và bắt chước gà trống võ cánh gáy ò ó o!

- Tương tự như vậy cô nói với trẻ về con vịt, con mẻo Trò chơi: “Con gì biễn mat”

+ Mục đích: trẻ nhận ra được con vật bị thiếu (biến mat)

+ Luật chơi: khi cô nói “trời tối” trẻ phải nhắm mắt lại, khi cô nói “trời

sáng trẻ mở mắt ra và nói con gì biến mắt

+ Chuẩn bị: 3 — 4 đồ chơi con vật quen thuộc, có màu sắc khác nhau (gà, vịt, mèo, chó, bò, chim )

+ Cách tiến hành:

- Cô đưa ra từng con vật và khuyến khích trẻ nhận biết từng con vật: Tên gọi, tiếng kêu, hình thù, màu sac

Trang 36

- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi (vừa phổ biến, vừa làm mẫu Ví dụ:

Kề má vào hai bàn tay chắp lại, nhắm mắt, nhủ giả vờ)

- Sau đó cô cùng chơi với trẻ, có thê bắt đầu bằng một bài hát, câu hát

phù hợp với trò chơi Sau đó cô nói “trời tối” trẻ cùng cô nhắm mắt lại, giả vờ ngủ (có tiếng ngáy phát ra từ cô đầu tiên)

- Cô giấu một con vật khi trẻ đang nhằm mắt, giả vờ ngủ

- Sau đó cô nói “trời sáng”, trẻ mở mắt ra và nói con gì biến mất Khi trẻ nói đúng, cô khen trẻ trước cá lớp và đặt con vật về chỗ cũ rồi cho trẻ chơi tiếp Nếu trẻ nói không đúng, cô gợi ý cho trẻ bằng cách nói tên hoặc bắt chước tiếng kêu của con vật đã biến mất, để trẻ nhớ lại và nói tiếp

- Sau nhiều lần chơi cô có thể đảo vị trí các con vật để nâng cao yêu

cầu đối với trẻ trong khi chơi * Trò chơi lắp ghép — xây dựng

Trang 37

+ Tiến hành:

- Gợi ý cho trẻ nói lên ý tưởng, kế hoạch thực hiện và phân công công việc trong nhóm chơi

- Trẻ sử dụng gạch, hộp xây nhà một tầng, hai tầng có hàng rào, vườn

- Trẻ lấy sỏi xếp thành đường đi

- Trẻ đặt tên ngôi nhà, khu nhà và nói được cách làm

- Cho trẻ tham quan các công trình của nhóm bạn và nhận xét công trình của nhóm mình và nhóm bạn

* Trò chơi đóng vai theo chủ đề

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mà khi tham gia trẻ mô phỏng lại một mảng nào đó trong cuộc sống thực bằng cách nhập vào vai của một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ được các cháu nhỏ rất ham thích

Trò chơi: “Bác sĩ”

+ Yêu cầu:

- Các cháu phản ánh được hoạt động, công việc của bác sĩ, y tá, đặc biệt là thái độ của bác sĩ, y tá đối với bệnh nhân phải tuân theo yêu cầu của bác sĩ và y tá

- Trẻ biết phối hợp với nhau trong nhóm, tích cực trò chuyện trong khi chơi + Chuẩn bị:

- Tranh ảnh khám bệnh, đoạn băng bác sĩ đang khám bệnh, y tá đang

phát thuốc cho bệnh nhân

- Đồ chơi: bộ dụng cụ của bác sĩ: ống nghe, xoranh, một vài lọ thuốc, mũ bác sĩ, áo blue, túi cứu thương, tủ thuốc: “bông, cồn”

Trang 38

- Thỏa thuận trước khi chơi: cô hướng dẫn trẻ phân vai, thỏa thuận về cách chơi

- Quá trình chơi: thoạt đầu cô đóng vai bệnh nhân đề cùng chơi với trẻ Sau đó cho trẻ đóng vai làm bệnh nhân, cô tạo nhiều tình huống “có xe cứu thương tới”; “Bác sĩ ơi có bệnh nhân kìa” các cháu thực hiện hoạt động theo vai đã nhận: bệnh nhân tỏ ra đau đớn rên rỉ, bác sĩ nhanh chóng khám bệnh, kê đơn thuốc, tiêm, động viên khuyên nhủ bệnh nhân Bệnh nhân đưa tay chống nạnh để bác sĩ tiêm + Kết thúc chơi: cô động viên khen ngợi cả nhóm * Trò chơi đóng kịch Trò chơi: “Mèo đi câu cá” + Các vai: - Người dẫn chuyện: cô giáo hoặc một cháu đóng - Thỏ: ba cháu đóng

- Mèo anh: một cháu đóng - Mèo em: một cháu đóng + Chuẩn bị:

- Hai cái que làm cần câu

- Hai cái giỏ (nếu không có giỏ thật thì cắt bằng bìa rồi buộc dây để xách)

- Sân khấu: vẽ một vòng tròn nhỏ giả làm ao, một hình to hơn giả làm sông Ở góc quây mấy chiếc ghế giả làm túp lều

Mèo anh, Mèo em, các bạn nhỏ, người dẫn chuyện Mèo anh và Mèo em cùng ra sân khẩu, một tay cầm giỏ, một tay giữ cái cần câu đang đặt trên vai

Người dẫn chuyện:

Anh em Mèo trắng Vac giỏ đi câu

Trang 39

(Mèo em đi về chỗ vòng tròn, Mèo anh đi về phía hình sông Cả hai cùng làm động tác: đặt giỏ xuống, giả vờ móc mỗi rồi ngồi câu)

Người dẫn chuyện:

Hiu hiu gio thối

Mèo anh (đưa tay vờ dụi mắt): Buồn ngủ quá chừng

(Mèo em vẫn ngồi trên ghế câu cá, giả vờ giật giật cần câu hoặc di chuyên chỗ cho sinh động Mèo anh nói xong buông cần câu, ngả người vào ghế, mắt nhắm lại, tay khoanh trước ngực) Người dẫn chuyện: Mèo anh ngả lưng Ngủ luôn một giấc Lòng riêng thầm chắc Đã có em rồi! (Các bạn Thỏ ra sân khấu nắm tay nhau cùng múa hoặc kéo co gần chỗ Mèo em) Người dẫn chuyện: Mèo em đang ngồi Thấy bây Thỏ bạn

Đùa vui múa lượn Vui quá là vui

Trang 40

Mèo em và các bạn nhỏ (cùng hát): La, la, la Vui cùng em Chim hot ca Cây nở hoa

(Các bạn Thỏ hát xong kéo nhau đi, tay vẫy chào Mèo em Mèo em lại đến chỗ ao thu xếp cần câu để trở về túp lều Mèo anh cũng vừa tỉnh ngủ và cũng thu xếp cần câu Trong lúc người dẫn chuyện đọc thơ thì Mèo anh và Mèo em cùng tiến về phía lều)

Người dẫn chuyện:

Lúc ông Mặt Trời Xuống núi đi ngủ Đôi Mèo hớn hở Quay về lều gianh

Ngày đăng: 27/09/2014, 01:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w