1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng mô hình vườn thực nghiệm, trồng cây trong khuôn viên trường học và giáo dục hướng nghiệp, giáo dục môi trường

48 2K 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Việc trồng cây trong nhà trường không những tạo cảnh quan đẹp, làm môi trường không khí trong lành hơn mà còn giúp học sinh, sinh viên hoàn thành tốt các bài học, bài thực hành các thí n

Trang 1

UY BAN NHAN DAN TINH SON LA

SO KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SƠN LA

cafe

BAO CAO TONG KET DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC

NGHIEN CUU XAY DUNG MO HINH VUON THUC NGHIEM,

TRONG CAY TRONG KHUON VIEN TRUONG HOG „

VA GIAO DUC HUONG NGHIEP, GIAO DUC MOI TRUONG

(Mã số KX - 02 - 2001)

Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG CAO DANG SU PHAM SON LA

Chủ nhiệm đề tai: TIEN SI SINH HOC DOAN DUC LAN

SON LA, 12/2002

Trang 2

Loi cam on

Ban chủ nhiệm đề tài xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, các thầy cô giáo,

can bộ, nhân viên và các em học sinh sinh viên trường Cao đẳng Sưphạm Sơn La; Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn; Sở Giáo dục - Đào tạo: Dự án Lâm nghiệp Xã hội sông Đà; Trung

tâm Khoa học và sản xuất Lâm ngiiệp vùng Tây Bắc, Phán viện kinh tế sinh thái vùng Tây Bắc đã tận tình giúp đỡ để để tài được thực liện thành công

Trang 3

trọng của cây xanh đối với sự sống con người

Các nhà trường luôn là cơ sở quan trọng cho sự nghiệp phát triển giáo dục cộng đồng Việc trồng cây trong nhà trường không những tạo cảnh quan đẹp, làm môi trường không khí trong lành hơn mà còn giúp học sinh, sinh viên hoàn thành tốt các bài học, bài thực hành các thí nghiệm liên quan ở những

môn như: Sinh học, Công nghệ, tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội và đặc biệt là

nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Trang 4

PHAN i

NHUNG THONG TIN CHUNG VE DE TAI

1 Tén dé tai

Nghién cứu xây dựng mô hình vườn thực nghiệm, trồng cây trong

khuôn viên trường học và giáo dục hướng nghiệp, giáo dục môi trường

3 Họ và tên chủ nhiệm đề tài: Đoàn Đức Lân

- Học hàm, học vị, chuyên môn: Tiến sĩ Sinh học - Giảng viên

- Cơ quan: Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La

- Địa chỉ: Khoa Tự nhiên, trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La tiểu khu 3,

xã Chiêng Sinh - thị xã Sơn La

- Điện thoại: 022 874459

© Co quan quan ly dé tài: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Sơn La

Địa chỉ: 19 đường Tô Hiệu, thị xã Sơn La

Điện thoại: 022.852224

Cơ quan chủ trì: Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La

- Địa chỉ: Tiểu khu 3, xã Chiểng Sinh - thị xã Sơn La

- Điện thoại: 022.874298

- Fax: 022.874542

Trang 5

7 Cơ quan phối hợp chính

- Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Sơn La

- Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La

- Phân viện kinh tế sinh thái Tay Bắc

- Trung tam Khoa hoc - Sản xuất Lâm nghiệp Tay Bac

8 Danh sách những người thực hiện chính

Học hàm, học vị

TT Họ và tên chuyên môn Cơ quan

1 Đoàn Đức Lân Tiến sĩ Sinh học Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La

2_|Phạm Hồng Hải Thạc sĩ Sinh học Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La

3_|Vũ Thị Liên Thạc sĩ Sinh học Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La

4 |Phạm Quốc Tuấn Thạc sĩ Lâm học Phân viện kinh tế sinh thái Tây Bắc

5 |Nguyễn Quang Thiên | Thạc sĩ KH Môi trường | Sở KH Công nghệ và Môi irường Sơn La

6 |Đỗ Trọng Thành Thạc sĩ Sinh học Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La

7 |Nguyễn Trung Vệ Kỹ sư Lâm nghiệp _ [ Trung tâm KH - Sản xuất Lâm nghiệp Tay Bac

8 {Vi Van Du Kỹ.sư Nông nghiệp Sở NN và Phát triển nông thôn Sơn La

9 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Việc trồng cây trong trường học gắn liên với sự phát triển của nền giáo

dục cũng như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi nước Đối với các nước tiên tiến, vấn đề trồng cây được quy hoạch ngay khi lập luận chứng xây dựng nhà trường Để thực hiện được điều này các chuyên gia tiến hành quy trình thiết kế quy hoạch như sau:

- Điều tra cơ bản về tình hình đất đai (diện tích, tính chất, độ đốc ), điều tra về-điều kiện khí hậu (nhiệt độ„độ ẩm, nguồn nước, lượng mưa, ánh sáng)

- Xác định số lượng học sinh, sinh viên, số lượng giáo viên giảng dạy từ

đó thiết lập quy hoạch tổng quan cho một cơ sở đào tạo phù hợp với quy mô

Trang 6

đào tạo (khu học đường, khu vui chơi giải trí, khu nghiên cứu thí nghiệm và

- Xác dinh mục tiêu giáo dục phù hợp

~- Lập sơ đồ mô hình

- Lựa chọn kỹ thuật thích hợp để thực hiện việc trồng cây

Việc trồng cây không những cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức và thế giới thực vật mà giúp cho các em hiểu rỡ tầm quan trọng của thực vật đối với con người, trang bị cho các em ý thức trách nhiệm đối với sự

bên vững của môi trường sống “biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi một nền tảng dạo lý vẻ môi trường”

Đối với các nước đang phát triển vấn đề này được quan tâm ở mức độ

khác nhau, tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước Ở các nước này

vấn để xây dựng nhà trường chỉ được thực hiện ở các nội dung: xây: dựng phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, sân vận động và các công trình xây ` dựng cơ bản liên quan khác Việc trồng cây thường được tiến hành sau khi xây

đựng nhà trường song thường thiếu quy hoạch hợp lý Vấn để giáo dục ý thức

bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực này chỉ dừng ở mức độ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản chứ chưa áp dụng các phương pháp hiện đại và hiệu quả

10 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Về vấn đề này, Việt Nam cũng có những nét tương tự các nước dang phát triển Trước đây các nhà trường cũng quan tâm đến việc trồng cây với mục tiêu chính là tạo cảnh quan đẹp và xây dựng vườn thực nghiệm Vườn thực nghiệm mới chỉ được coi là đối tượng học tập, thí nghiệm các môn học

có liên quan

Tuy nhiên nội dung chương trình giảng dạy môn Sinh học trong nhà trường đã có sự thay đổi rất nhiều trong những năm vừa qua do sự phát triển

mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật Đồng thời, giáo dục môi trường trở thành

công việc cấp bách hơn bao giờ hết khi mà các hoạt động của con người đang

huỷ hoại môi trường một cách nghiêm trọng Môi trường sống của con người đang bị đẩy đến bờ vực của hai hiểm hoạ: cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm.

Trang 7

Trong những năm tháng chiến tránh và sau ngày thống nhất đất nước

chúng ta chưa có điều kiện để xây dựng các nhà trường một cách hoàn chỉnh Ngày nay đất nước đang bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta đã

có thé-xay dựng trường ra trường, lớp ra lớp Vấn đề trồng cây trong trường

học đã được Chính phủ quan tâm sâu sắc Ngày 10/4/1991 Thủ tướng Chính

phủ ra chỉ thị số L06/CT về công tác trồng rừng đối với trường học Trong l0 năm, từ 1985 - 1990 các ngành Lâm nghiệp và Giáo dục đã có Chương trình

hợp tác liên ngành để trồng 150 triệu cây sống tươi tốt, đẩy mạnh giáo dục

hướng nghiệp cho học sinh Tháng 6/1995, Bộ Giáo đục và Đào tạo ra Chỉ thị

09/GĐDT vé việc đẩy mạnh trồng cây trong trường học “thẩm xây dựng cảnh quan sư phạm, tạo bóng mắt cho học sinh vui chơi, góp phần phủ xanh dat

nước, giáo dục hướng nghiệp, bảo vệ môi trường" Đề án hợp tác "Chương

trình trồng cây, trồng rừng - hướng nghiệp Nông - Lâm nghiệp hỗ trợ phát

triển giáo dục đào tạo và bảo vệ môi trường "đã được thực hiện với sự phối hợp của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Những cố gắng nói trên đã thu được kết quả tốt đẹp, góp phần đem lại màu

xanh cho Tổ quốc, bảo vệ môi trường, môi sinh “

Chiến lược thực hiện giáo dục môi trường phổ thông Việt Nam đã được

xây dựng trong khuôn khổ Dự án VIE/95/041 ký kết giữa Chính phủ Việt

Nam và Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) Chiến lược này

đã đưa ra các chương trình hoạt động thực tiễn trong đó có chương trình xanh hoá nhà trường Vấn đề trồng cây trong trường học - một chủ đề của chương trình xanh hoá nhà trường đã được coi trọng như một hoạt động thực tiễn của Chiến lược giáo dục môi trường quốc gia

Son La là một tỉnh miễn núi cao có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc gia Sơn La có diện tích đất tự nhiên hơn 1;4 triệu ha, diện tích đất trống đổi núi trọc cần phủ xanh là 28,5 vạn ha Vấn

đề trồng cây trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp được đặt

ra rất cấp thiết để nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc Sơn La, để chống xói mòn đất, bảo toàn sự đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước dành cho sinh hoạt sản xuất và nhà máy thuỷ điện

Trang 8

Việc trồng cây trong trường học sẽ góp phân quan trọng để thực hiện mục tiêu nói trên vì những biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của cây xanh của rừng đối với đời sống con

_— Các nhà trường phổ thông trong tỉnh luôn là những cơ sở quan trọng cho sự nghiệp phát triển giáo dục cộng đồng Vấn đề trồng cây trong nhà trường, nhất là những trường mới xây dựng còn chưa được quan tâm đầu ' tư thoả đáng Tại Hội nghị tổng kết LÔ năm hợp tác liên ngành Lâm nghiệp - Giáo-dục và Đào tạo (14/2/1995), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã phát biểu: "Côn nhiều trường học, ngay cả miền núi và trung du có điều kiện về đất dai vẫn chưa chủ động trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây gây rừng Trường học nào cũng có thể và cần phải trồng cây, trắng hoa ở ngay trong trường học

để tạo khung cảnh sư phạm, bóng mắt Nơi có điều kiện còn trồng cây ăn quả, trồng cây truyền thống của địa phương, trồng cây lấy gỗ quý Các trường học từ phổ thông đến Trung học Chuyên nghiệp - Dạy nghề - Cao đẳng và Dai học xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong những nhiệm vụ của HHỜng”

Nghiên cứu thực hiện đề tài này, có nghĩa là chúng ta sẽ góp phần thực

hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao cho ngành giáo dục, góp phần thực hiện

Chiến lược giáo dục môi trường, và làm cho những mái trường Sơn La thêm

xanh hơn, đẹp hơn

11 Mục tiêu của đề tài

11.1 Xây dựng phương án trồng cây xanh hợp lý, xây dựng mô hình vườn thực nghiệm trong trường CĐSP và các trường trung học cơ sở trong tỉnh

Sơn La, phù hợp với đặc thù của Tây Bắc

11.2 Thông qua việc trồng cây, góp phần xây dựng nhà trường xanh,

sạch, đẹp

11.3 Cung cấp các mẫu vật thí nghiệm và làm ví dụ trực quan cho

nhiều bài học để học sinh thực tập

11.4 Hỗ trợ việc giáo dục cho các em học sinh ý thức lao động, giáo

dục hướng nghiệp và đặc biệt là giáo đục ý thức bảo vệ sự bền vững của môi

trường sống.

Trang 9

PHAN’2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Thu thập, tổng kết các tài liệu liên quan

- Vị trí trường học, điều kiện đất đai, khí hậu

- Cơ sở vật chất của nhà trường, số lượng giáo viên và học sinh

- Tài liệu về các loại cay bản địa đặc trưng

- Tài liệu về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả, lấy gỗ, cây bóng mát:

- Tai liệu về xây dung vườn thực nghiệm, về giáo dục môi trường

2 Tiến hành điều tra, khảo sát tại thục địa

- Xác định thành phần, số lượng, cách bố trí cây trồng trong nhà trường

_ Sơ đồ quy hoạch trường

- Lấy mẫu đất để phân tích các chỉ tiêu: pH, N, P và thành phan co gidi

- Chup ảnh toàn bộ cảnh quan nhà trường khi cần thiết

3 Tổ chức hội thảo khoa học để tập hợp ý kiến của các chuyên gia, cán

bộ, giáo viên về các vấn để chủ yếu: xây dựng phương án trồng cây và các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục môi trường

4 Tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục môi trường liên quan

- Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, phát hành tài liệu

- Biên soạn và giảng dạy tài liệu về giáo dục môi trường

- Phát hành lịch tuyên truyền.

Trang 10

PHAN3 _

NOI DUNG, KET QUA NGHIEN CUU

I KHẢO SÁT VIỆC TRONG CAY TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC; CAO , ĐĂNG SƯ PHẠM Ở MIỄN BẮC

Để xây dựng được phương án trồng cây, mô hình vườn thực nghiệm cho

trường CĐSP Sơn La, việc khảo sát vấn đề này ở các trường đại học, cao đẳng

sư phạm khác là rất cần thiết Trên cơ sở đợt khảo sát này, chúng tôi sẽ rút

kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn việc triển khai đề tài

Từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5/2001, chúng tôi tiến hành khảo sat Lại

các trường: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, CDSP

Thái Bình Hoà Bình, Tuyên Quang Chúng tôi chú trọng tới vấn đề trồng cây một cách tổng thể tại các khu vực chính: vườn thực nghiệm, nhà Hiệu bộ,

phòng học, thư viện, ký túc xá, sân vận động và đường đi trong trường Việc

bố trí trồng cây tại các khu vực này được chúng tôi chụp ảnh ở các góc độ

1 Trường CĐSP Thái Bình

-: Trường được bắt đầu xây dựng mới từ năm 1990 Do quy hoạch làm : đường mới nên hàng rào mặt trước mới hoàn thành Ngoài khu vực hàng rào trồng các cây hoa Sữa, kích thước còn nhỏ Hầu hết các diện tích đất trống được phủ xanh, các cây trồng được chăm sóc chứng tỏ việc trồng cây được

quan tâm, đầu tư nhiều Có thể kể tên các loại cây trồng với số lượng lớn:

Bằng Lãng, hoa Sữa, Bàng, Phượng Vĩ; ngoài ra có thể gặp: Tùng Tháp, Xà

Cừ, Bạch Đàn, hoa Giấy, Ngân, Si, Bach Tan, Bong Gao, Cau Cảnh, Trúc Đào

Sân nhà Hiệu bộ, các cây bóng mát và cây cảnh được bố trí theo hàng

trồng trong các ô xây hình tròn hoặc ô van Đặc biệt phía sau nhà Hiệu bộ là

một dải cây rậm với các cây thân gỗ được trồng với một độ dày như một khu

rừng nhỏ Quanh sân vận động, ký túc xá và nhà đa năng cây còn được trồng ít

và chưa có quy hoạch thống nhất Trường không có vườn thực nghiệm

Trang 11

2 Trường CĐSP Tuyên Quang: 7

Nhà trường mới xây hoàn toàn nên cây bóng mát chủ yếu là một vài cây

xà cừ đã trồng từ lâu năm Sân nhà Hiệu bộ và khu phòng học chỉ cố một số loại cây cảnh nhỏ: Sĩ, Cau cảnh Tùng Tháp Ký túc xá 3 tầng vừa xây dựng xong, diện tích đất phía trước còn chưa được giải toa xong Khu vực nhà ăn

Trường không có vườn thực nghiệm

3 Trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình

Khuôn viên trước nhà Hiệu bộ được thiết kế rất công phu để trồng cây cảnh Chính diện cửa chính vào nhà Hiệu bộ là các cặp cây được trồng đối

xứng: Cây 5i, Bách Tán, Trúc cảnh, Cọ Phía hai bên nhà Hiệu bộ là hai cây

Liễu rủ Bao quanh các ô trồng cây cảnh có các cây bụi nhỏ trồng thành dải,

tạo thành đường Tuy vậy ở khu phòng học 3 tầng trồng toàn cây Tùng Tháp; hầu như không có cây bóng mát Sân trước ký túc xá trồng một số cây: Bàng,

Phượng, Bằng Lãng,.Hoa Sữa Đặc biệt là quanh sân vận động và thư viện

trồng rất nhiều cây Keo Tai Tượng đã đạt 10 năm tuổi tạo thành những khu

vực rất xanh và niất Còn một đãy nhà ký túc xá 2 tầng hầu như không trồng cây

Trường không có vườn thực nghiệm

4 Đại học Sư phạm I Hà Nội:

Phía ngoài hàng rào ở mặt trước trường là hàng cây Phượng và Muỗng (hè đường Xuân Thủy) Khu khuôn viên trước Hiệu bộ được đầu tư rất lớn, đa

dang Roá về chủng loại cây bóng mát và cây ảnh Có thể kể một số cây chủ

yếu: Cau Vua, Cau bụng nhỏ, Cau cảnh, Tùng Tháp, Hoa Ngâu, Bằng Lăng,

Phượng Vĩ, Bách Tán, Liễu rủ, Cọ Bao quanh các ô trồng cây là hàng cây Thanh Táo, việc bố trí các cây này không che khuất mặt tiền của khu nhà Hiệu

bộ, phía sau khu nhà Hiệu bộ là một dải cây xanh, chủ yếu là Bạch đàn, Keo

Trang 12

lồ, Thanh Táo Cây cảnh (Lan ý, Tía tô” ) chiếm tỷ lệ cao Trong nhà lưới

có các bể nuôi dộng vật thủy sinh nhưng không thấy tiến hành thí nghiệm Sân vận động có diện tích lớn, cây được trồng tập trung nhiều ở hàng rào sát đường vào ký túc xá Bên con đường này chủ yếu trồng Nhãn Sân của ký túc

xá cây được trồng với mật độ khá dày với thành phần tương tự như khuôn viên

trước nhà Hiệu bộ

5 Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên ˆ

Trước đây, nhà trường có vườn thực nghiệm nhưng hiện tại không còn

Do đang xây dựng nhiều khu nhà mới nên việc trồng cây chưa chú-trọng,-chủ yếu tập trung ở khu trung tâm, trước giảng đường 5 tầng Mặt trước khu nhà này có hồ nước, ven hồ trồng một số cây: Liễu rủ, hoa ban, Cau cảnh Áp sát giảng đường 5 tầng trồng ! hàng cau Vua Khu ký túc xá rất ít cây bóng mát Chỉ gặp một số cây hoa sữa, phượng vĩ còn nhỏ Khu vực nhà khách, sân vận động trồng khá nhiều cây keo Tai Tượng và keo lá Chàm ở sân vận động có

trồng một số cây bạch đàn nhưng chưa tạo được hàng rào cây khép kín

* Nhận xét chung:

Hầu hết các trường được khảo sát không vườn thực nghiệm Vườn thực nghiệm của khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp ĐHSP I Hà Nội là nơi chủ yếu tiến hành một số thí nghiệm và trồng cây cảnh, chưa đủ mẫu vật cho sinh viên thực tập, có thể đo hạn chế về diện tích

Các cây bóng mát chính được trồng trong các nhà trường là: Phượng Vĩ, Bàng, Bằng Lãng, Hoa Sữa Khu vực được đầu tư trồng cây bóng mát xen kế cây cảnh nhiều nhất là mặt trước nhà Hiệu bộ

Việc trồng cây thường chưa theo một quy hoạch có tính chất tổng thể,

đảm bảo phủ xanh đất trống trong nhà trường Van dé tao vé dep phong canh khi trồng cây sao cho tương xứng với kiến trúc nhà cửa, đường đi lối lại, sân vận động, hàng rào (đặc biệt là nhà cao tầng) cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa thì sẽ có quang cảnh nhà trường đẹp hơn

+

Đồng thời; nên đa dạng hoá các loại cây trồng, sẽ tránh được sự đơn

điệu, tạo nên sự phong phú về không gian và màu sắc

II

Trang 13

#

II MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI

Tinh Son La nằm trên hai lực vực sông Đà và Sông Mã với tổng diện

tích là 1.446.800ha Phần lớn địa hình Sơn La là đồi cao và núi, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các hệ thống sông Các dãy núi đều chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ dốc lớn, mức độ chia

cắt mạnh tạo ra sự hiểm trở và có nhiều vùng tách biệt Địa hình núi cao, phức

tạp ảnh hưởng tới sự phân hoá khí hậu, đất đai trong từng vùng

Đặc điểm khí hậu Sơn La là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông có sương muối và ít mưa; mùa hè có gió Tây khô và nhiều mưa Một hiện tượng đáng chú ý là ở Sơn La thường xuất hiện mưa đá vào cuối mùa lạnh

và đầu mùa nóng Theo các nhà chuyên môn, khí hậu Sơn La có 3 vùng chính: vùng nóng, vùng nóng ẩm vừa, vùng mát lạnh ẩm ướt Thị xã Sơn La và Mai

Sơn thuộc vùng nóng ẩm vừa

Đất đai Sơn La đa đạng và phức tạp, nhiều quá trình hình thành đất khác , nhau đã tạo nên nhiều loại đất có đặc điểm khác biệt: đất feralit (5 loai) dat

phù sa cổ trên các bồn địa và đất dốc tụ giây hoá Với đặc điểm đất đai như

vậy nên có điều kiện phát triển đa đạng hoá cây trồng

Hệ thực vật Sơn La khá dạng với gần L000 loài thuộc 124 họ trong các

nhóm: Hạt trần, Hạt kín và Quyết thực vật Vẻ hệ động vật, theo giáo sư Đào VĂn Tiến (1985), khu hệ thú Sơn La có 27 loài, đáng chú ý là các nhóm Linh trưởng, ăn thịt, ngón chẩn và gặm nhấm Khu hệ chim: 774 loài thuộc 20 bộ

Theo số liệu của ngành giáo dục (2000), tổng số phòng học của các trường phổ thông là 5.756 phòng Trang thiết bị, cơ sở vật chất ngày càng

được tăng cường, tuy nhiên vẫn còn tình trạng thiếu đồ dùng dạy học, nhiều

trường lớp tạm ở dạng trang, tre, nứa, thiếu bãi tập, sân chơi, vườn trường

2 Khu vue Chiéng Sinh (thị xã Sơn La)

Trường CĐSP nằm trên địa bàn của xã Chiểng Sinh, cách trung tâm thị

xã 5 km về phía nam Địa hình của khu vực có độ cao 500 - 800m so với mặt

biển, độ đốc bình quân từ 5 -10 Có 2 loại đất chính là feralit vàng nâu và đất pha cát, tầng đất đầy, phong hod nhanh, giàu định dưỡng thuận lợi cho việc

trồng cấy Đặc diểm khí hậu chính là khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng núi,

mùa đông có sương muối và ít mưa

12

Trang 14

Sương muối thường xuất hiện troñg khoang tir thang 11 dén tháng I

(trung bình: 3 ngày) Mùa hè nóng có gió Tây khô và nhiều mưa Lượng mưa

trong năm phân phốt không đều trung bình là trên dưới I500n+m tập trung

vào các tháng 6 - 8 Cuối mùa lạnh đầu mùa nóng thường xuất hiện mưa đá

Nhiệt độ trung bình năm là 20 - 22ˆC Tháng nóng nhất là các tháng 5,

6 (nhiệt độ trung bình: 36 - 38°C), tháng lạnh nhất có, nhiệt độ trung bình 10 -

4°C) Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Chiéng Sinh là 2070ha, trong đó đất

nông nghiệp chiếm 28,1%, đất lâm nghiệp: 40,9%; còn lại là đất thổ cư và các

loại đất khác Phần lớn đất nương rẫy, thiếu nước canh tác do rừng bị tàn phá

nghiêm trọng Hiện nay độ tàn che của rừng chỉ còn 4 - 5%

HI HIỆN TRẠNG TRỔNG CÂY Ở TRƯỜNG CAO DANG SU PHAM SON LA TRUGC KHI TRIEN KHAI DE TAL

Sau khi chuyển từ thị trấn Hát Lót lên địa điểm hiện tại chúng ta đã bắt đầu quan tâm đến việc trồng cây trong nhà trường Hai đợt trồng cây chủ yếu

Tổng số cây đã được trồng trong địa phận nhà trường là 308 cây (không

kể số cây trong vườn ươm và số cây được cung cấp đợt L9 tháng 5 vừa qua) Sáu loạt cây chủ yếu là: Bằng lãng, Tùng, Hoa sữa, Nhãn, Phượng vĩ, Bàng - với số lượng mỗi loại trên 35 cây trở lên

Ngoài ra còn một số cây cảnh khác và cây móc, hoa ban đỏ, cây vải

(xem bang 1)

Bảng 1: Số liêu về các loại cây được trồng trong địa phận trường

Cao đẳng sư phạm Sơn La

x R Khoảng Chiều cao `

hà Tên cây lượng chiều cao trung bình sinh trường

(m) (m) 1_ [Bằng lăng | 64 0,5 - 2,7 1,52 Bình thường

Trang 15

Các số liệu nói trên cho thấy các loại cây bóng mát chiếm tỷ lệ cao (79,2%) Đa số các cây có chiều cao từ 0,5 mét trở lên

hưởng từ vườn ươimn) nên dễ bị đổ

Một số cây Bằng lăng đã bát đầu ra hoa Một số cây Nhãn đã bất đầu có quả

- Tình hình sâu bệnh:

Trên một số cây hoa Sữa có những nốt sản ở lá Có những thời kỳ mật dưới lá có màu đen, có thể do sự phát triển của một loại nấm

- Tình hình chăm sóc:

Trước đây các cây đã được bón một lượng phân vi sinh nhỏ (200kg/ha)

và huy động học sinh tham gia làm cỏ, tưới nước thường xuyên Nguồn nước tưới là nước sinh hoạt hoặc nước thải từ các hố ga tự hoại Theo ý kiến của cán

bộ chuyên trách việc đùng nước thải từ hố ga tự hoại đem lại kết quả tốt Tuy nhiên, cần xem xét cách tưới cho hợp lý hơn

- Tình hình bảo vệ cây:

Qua đợt khảo sát, xác định được số cây bị bẻ gãy là 17 cây (chiếm 5,5%) Do thiếu sân bãi nên các em học sinh thường chơi các môn thể thao ở gần khu vực trồng cây, có thể làm cây bị gãy Hiện tượng chăn thả trâu bò

trong địa phận trường làm cho một số cây bị hư hại do trâu bò ăn lá hoặc buộc

vào gốc cây còn non Hy vọng rằng với việc xây dựng hàng rào chung, rào cây bảo vệ và tăng cường giáo dục các em học sinh, sinh viên sẽ hạn chế được

những bất lợi trên

* Về cách bố trí cây bên đường nội bộ:

- Hang rao sat đường quốc lộ 6: trồng phượng nhưng xen kẽ với nhãn

- Đường trước nhà T: Bằng lăng - Hoa sữa

-14

Trang 16

- Đường nối nhà T - Nhà hiệu bộ: „ z _ Bằng lăng - Tùng tháp

- Con đường trước nhà Hiệu bộ: 2 hàng: Tùng - Hoa ban

- Nhà A1: Hàng trong là cây Bàng hàng phía ngoài chủ yếu là hoa sữa

- Nhà A2: Khu vực chính trêng 2 cây bàng Phía trái, mặt trước có thêm

một số cây bằng lãng và hoa sữa ,

:: + Nhà khách: Các cây: Móc, Tùng tháp, Ban đỏ, Phượng vĩ mỗi loại 2 cây và 1 cây nhãn

* Các khu vực khác:

- Khu đất cạnh nhà AI, A2 và 2 nhà ký túc xá đang xây dựng: Có gần

20 cây nhãn đã trồng lâu năm, chiều cao từ 5 - 7m

- Khu vườn ươm: Hiện tại đang ươm và chăm sóc các loại cây: Phượng

vĩ, bàng, xà cừ

(Có sơ đồ kèm theo)

* Nhdn xét chung:

- Chúng ta đã quan tam đến việc đầu tư cho trồng cây trong nhà trường,

tuy nhiên chưa có một quy hoạch tổng thể, hợp lý, đảm bảo kiến trúc phong

cảnh và phủ xanh điện tích đất trống còn lại

15

Trang 17

' #

- Vườn thực nghiệm mới chỉ là nơi ươm trồng một số cây bóng mát Cần mở rộng vườn với quy mô lớn, bao gồm nhiều khu vực và đa dạng hoá thành phần loài để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu các môn học

" Việc bảo vệ và chăm sóc cây cần được tiến hành thường xuyên theo

đúng những yêu cầu kỹ thuật Đồng thời tăng cường công tác giáo dục, ý thức

chăm sóc, giữ gìn cây xanh đối với các em học sinh,.sinh viên sao cho các em hiểu sự cần thiết phải gìn giữ một môi trường sống trong lành cho chính bản thân mình và mọi người

IV KHẢO SÁT HIỆN TRANG TRONG CAY Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ THUỘC THỊ XÃ SƠN LA, HUYỆN THUẬN CHAU, MAI SON, BAC YEN, MOC CHAU VA YEN CHAU

Việc khảo sát trồng cây tại các trường sẽ cho những kết quả mang tính

chất tổng thể và là cơ sở để chúng tôi xây dựng phương án chỉ tiết cho một số

trường chọn làm mô hình Đây là một trong những nội dung cơ ban của đề tài ˆ

nghiên cứu Đồng thời, kết quả khảo sát cũng góp phần chứng minh mot van đề: chúng ta đã làm được gì sau nhiều năm phát động phong trào trồng cây?

Công việc được tiến hành vào tháng 2 và tháng 3 năm 2002 Các trường được khảo sát thường nằm ở các trục đường chính, tại thị trấn hoặc do giới

thiệu của các phòng giáo dục - đào tạo huyện thị

Tại mỗi trường, chúng tôi xác định sơ bộ diện tích tổng thể, các loại cây trồng chủ yếu và chụp ảnh tư liệu khi cần thiết

1 Trường trung học cơ sở Bình Thuận (Thuận Châu):

Trường có diện tích khoảng 20.000m2, có quy hoạch xây dựng tương đối hoàn chỉnh và ổn định Trên sân trường trồng nhiều cây phượng đã khép tán, tạo bóng mát rất đẹp Sân vận động khá rộng và bằng phẳng, nhưng xung

quanh còn ít cây cối Phía sau trường có một đổi chè rộng gần 1 ha, trải dài sát

hổ nước Trong khuôn viên của trường còn trồng khá nhiều nhãn và một số

cây khác như đào, mận ‘

16

Trang 18

2 Trường trung học cơ sở Lê Quý Đơn (thị xã Sơn La):

Trường THCS Lê Quý Đơn nằm bên cạnh trường tiểu học Chiêng Lễ (trước đây là một) Diện tích của trường khoảng 8000m2, hiện cịn một khu đất

trước các phịng học chưa san ủi Trường cịn một số cây phượng vi trén 10 năm tuổi, che bĩng mát ở một phần sân Trước khu nhà mới xây chưa cĩ cây Sau các phịng học cĩ một vườn cây khoảng 200 m2, cây mới trồng cịn rất nhỏ Nhưng vườn cây này bị khuất bĩng bởi các phịng học và khu đổi sau

trường

Trường xây dung trén dién tich 15.000 m?, với 2 khu nhà lắp ghép (3

tầng và 2 tầng) Cơ sở xây dựng tương đối khang trang Sân trường được bê tơng hố gần hết, các cây trồng ở sân trường là: nhãn (chủ yếu), bằng lăng,

phượng, hoa sữa, kẹo tai tượng

Trường cĩ 2 khu đất cĩ thể làm vườn thực nghiệm cĩ thể làm vườn thực

nghiệm: khu vực sau khán đàirộng >4øò mử, đã trồng các cây nhãn nhưng

bị tác động bởi các đợt sương muối đầu năm 2000 nên lụi đi, nay đã phát triển

trở lại Một khu vực trước cổng trường, cĩ diện tích là: 850 m’ Nha

trường đã cho các em đào hố và bĩn lĩt phan dé trồng cây ăn quả

4 Trường trung học cơ sở thị trấn Yên Châu

Trường cĩ diện tích tương đối hẹp, khoảng 2000m” Trường cĩ một khu

phịng học 2 tầng và một nhà ! tầng (2 phịng học) Trước nhà hai tầng cĩ một

số cây bàng cịn nhỏ Đằng sau là khu đổi cĩ trồng các loại cây: tếch, xồi,

tre, nhãn xoan, me Trường,cĩ vườn thực nghiệm

Khong

-:5, Trường trung học c sử Vên Hưng, Yên Châu

Trường cĩ hai dãy nhà I tầng, mỗi đấy 4 phịng học Trên sân trường hầu như chưa cĩ cây bĩng mát nào Việc chậm tiến hành trồng cây cĩ lẽ do nhà trường cịn đang quy hoạch xây dựng một khu phịng học mới 2 tầng

6 Trường trung học cơ $ở Phiêng Khồi, Yên Châu:

Ấn tượng đầu tiên là trường cĩ một khu vườn rừng rất đẹp với điện tích 2,8ha, chủ yếu là trồng cây may thộ lộ đã được hơn LŨ năm tuổi Ngồi ra cịn

17

Trang 19

một số khu vực trồng nhãn, vành dai khé déi sau trường trồng thông đuôi

ngựa Trường có tổng điện tích là 3,8 ha, với | nha 2 tầng, 2 đấy phòng học

cấp 4 và một dãy nhà tập thé San trường chủ yếu trồng nhãn, trấu Trước dãy nhà 2 tầng chưa trồng cây gì Phía sau khu tập thể là I hang cay trdu

7 Trường phổ thông đân tộc nội trú Mộc Châu: Bb I a “ * :

Trường được thành lập năm 1970, được xây dựng trên một diện tích là 3000m? Mặc dù diện tích không phải là lớn so với các trường khác nhưng đã được quan tâm đầu tư rất tốt cả về xây dựng cơ bản lần cảnh quan môi trường Mặt trước các khu nhã được trông rất nhiều cây với sự đa đạng về chủng loại

làm chúng tôi có cảm giác như bước vào một công viên Có thể kể một loạt

các loại cây: hoa hồng, hơa lưu ly, hoa ngâu, nhài Nhật, dâm bụt hoa vàng,

dam bụt tây, vạn tuế, tùng, ngũ gia bì, lan ý, thiên tuế, thiết mộc lan, lưỡi hổ,

đa ấn Độ, sỉ, mai đá, loa kèn, cô tông lá đỏ, cọ, lát, bàng, phượng, bách tán,

tre ngà, trúc cần câu, tường vi, lụ, trúc đào vàng, vàng anh, bạch ngọc '

Có những bồn hoa với các cây được trồng viền xung quanh và cắt tỉa

Phía sau các khu nhà là vườn nhãn và rau

Cay cối được chăm sóc cẩn thận, thường xuyên

Việc trồng cây ở đây đã tạo nên một không gian xanh và đẹp, xứng

đáng là một điển hình cần thăm quan, học tập, xứng đang là nhà trường được '

nhận đanh hiệu Anh hùng

8 Trường trung học cơ sở 3-2 (Mộc Châu)

Trường được đầu tư xây dựng cơ bfản một cách quy mô trên diện tích

2000m2, với 1 nhà 1 tầng, 1 nhà 2 tầng và Í dấy phòng học 1 tầng, sân trường

trồng các cây bàng, cây phượng theo hàng và khoảng cách hợp lý, tạo tán rất

đẹp Phía sau trường là vườn mận, vườn chuối Có một đải đất phía sau khu phòng học một tầng còn để trống, chưa có cây

9 Trường trung học cơ sở thị trấn Bắc Yên:

Trường có diện tích 10.000m” với 14 phòng học (nhà 2 tầng) đường vào trường rải bê tông, hai bên là hàng cây đã trưởng thành: xoan, phi lao, bạch

18

Trang 20

đàn Trước đây trường đã có vườn thực nghiệm nhưng đo xây dựng các phòng

học mới nên đã phá bỏ Trong khuôn viên trường trồng các loài cây: long não,

phi lao, nhãn bạch đàn, xoan

"Trước các khu nhà có các bổn hoa nhỏ, xếp gạch nghiêng xung quanh trồng các cây: hoa cúc, rẻ quạt Tuy nhiên các bồn hoa này ít được chăm sóc `

"Trường mới phát động các em học sinh trồng cây„nhưng việc chỉ đạo về kỹ

thuật còn chưa chuẩn: cây trồng dưới tán các cây khác, rào một cách thô sơ

Phía sau trường là một khu đồi đã được phủ xanh bởi các cây trấu,

* Nhan xét chung: ;

Các trường đã quan tâm đến việc trồng cây, đặc biệt ở trường PTDTINNT

Mộc Châu, trường THCS Bình Thuận, trường 3-2 Mộc Châu Tuy nhiên, vấn

dé quy hoạch tổng thể, sự đảm bảo về kỹ thuật trồng, chăm sóc thường xuyên

cũng cần phải lưu ý, xem xét

ˆ Nhiều trường mới xây dựng hoặc đang xây dựng nên việc triển khai phủ

xanh đất trống còn khó khăn

Chúng ta dường như quan tâm đến việc xây dựng cơ bản nhiều hơn Nhưng việc trồng cây cũng cần được tiến hành đồng thời vì tốc độ sinh trưởng của cây không chỉ phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người

Trong khuôn viên nhiều trường, nhất là ở khu vực sân trường có tận

dụng đất để trồng nhãn Nếu để cây nhãn tạo bóng mát thì rất chậm, còn lợi

ích kinh tế thì không đáng kể, lại đễ bị sâu bệnh Vấn đề trồng cây bóng mát loại nào ở sân trường, ở gần các phòng học cần phải có sự lựa chọn hợp lý và

khoa học

V PHƯƠNG ÁN TRÔNG CÂY CHO CÁC TRƯỜNG

1 Quy hoạch xây đựng Trường CĐSP Sơn La

Trường CĐSP Sơn La được xâydựng trên điện tích là 12,6 ha với các công trình quy mô lớn: nhà hiệu bộ, giảng đường chung, ký túc xá, nhà khoa học tự nhiên, phòng thí nghiệm, nhà đa năng Tổng diện tích xây dựng là 4,8

ha Như vậy, còn 7,8ha là đất trống Hiện nay, do điều chỉnh quy mô xây

19

Trang 21

dựng, diện tích đất trống có thé thay đổi Việc phủ xanh một điện tích đất rộng

như vậy cần có sự đầu tư kịp thời theo một quy hoạch có tính chat tổng thể

2 Quy hoạch trồng cây, xây dựng vườn thực nghiệm tại trường CĐSP Sơn La

=a) Tréng cây tập trung

* Khu trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và thực tập

- Vị trí: cạnh sân bóng, phía bên phải từ ngoài vào Diện tích 1500m?

- Trồng cây ăn quả: 1000m2; gồm các loài cây: nhãn, vải thiểu, cạm, chanh, quýt, hồng xiêm, hồng không hạt, trứng gà, mơ, mận, na đai

Mat do: 400K cây/ha, hàng cách hàng 5m, cây cách cây 5m Kích thước

hố trồng: (50 x 50 x 50)cm

- Trồng cây công nghiệp: 200m2, gồm các loài: cà phê, chè, mía

- Diện tích bỏ trống để phục vụ cho thực tập: 300m”

* Khu trồng cây lâm nghiệp, chủ yếu là cây bản địa

- Vị trí: Phía sau sân thể thao Diện tích 3100m2

- Loài cây trồng: Lát, thông, du sam, sa mu, chò chỉ, vối thuốc, giổi,

trầm Trồng theo hàng, tính từ trên xuống theo thứ tự trên

- Mật độ: 125 cây/ha, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2,5m, kích

thước hố trồng (40 x 40 x 40)cm

* Khu trồng hỗn giao các loài cây ở Sơn La

- Vị trí: Bên trái cạnh sân bóng Diện tích 3630m7?

- Loài cây trồng: Trồng theo hàng, thứ tự từ trên xuống gồm: keo tai tượng, keo lá chàm, keo lai, lát, xoan ta, bổ đề, tếch, mỡ, bồi lõi đỏ, hồ đào, hông, muỗng đen, giẻ, tô hạp Điện Biên, de hương, sữa, thành ngạnh, nhội,

móc trai, ban trắng, ban đỏ, trấu

- Mật độ: 1250 cây/ha, bàng cách hàng 3m, cây cách cây 2,5m, kích thước hố (40 x 40 x 40)em

20

Trang 22

£

* Khu trồng cây lâm nghiệp kết hợp trồng cây được liệu:

- VỊ trí: phía sau nhà thí nghiệm (nhà T) Diện tích: 26 15m

- Diện tích trồng cây dược liệu: 300m” Còn lại, trồng các loại cây rừng

tự nhiên (như khu trồng hỗn giao nói trên)

b) Trồng cây phân tán (trồng cây ven đường và xung quanh trường)

* "Trồng cây dọc hai ven đường:

- Đường ngang trước nhà hiệu bộ: dài 60m

Phía ngoài (từ quốc lộ 6 vào): trồng bằng lăng ,

Phía trong: trồng cau vua

- Đường ngang trước nhà ký túc xá: chiều đài 100m

Phía ngoài: trồng bằng lãng Phía trong: trồng cây mỡ

- Đường ngay trước nhà thí nghiệm: dài 100m:

Phía ngoài: trồng bằng lãng Phía trong: trồng xà cừ

- Đường ngay sau giảng đường: dai 210m

Phía ngoài sau giảng đường: trồng tếch

Phía trong (phía sân vận động): trồng nhãn

- Đường doc cạnh ký túc xá: đài 110m |

Ven đường phía ký túc xá: trồng xà cừ Phía đối diện: trồng cây sấu

# Trồng cây xung quanh các nhà:

~- Sau nhà hiệu bộ: đài 65m, trồng ¡ hàng cây nhội

- Sau nhà thí nghiệm: dài, 100m, trồng 2 hàng: keo và bàng

21

Trang 23

- Xung quanh các đãy nhà ký túc xá: trồng các loại cây: phượng, xà cừ,

keo, lát, bàng, bằng lăng, hoa sữa, liễu Đây là các loài cây bóng mát có tốc độ sinh trưởng thích hợp

* Trồng cây ở các lô đất phía trước trường (dọc quốc lộ 6)

- Trước nhà Hiệu bộ: diện tích 1500mỶ, trồng các loài cây phong cảnh,

- Cac 16 dat cdn lai: 8200m2 Trồng các loại cây: bạch đàn cao sản, ñoa sữa Trồng thành hàng Quy cách trồng cây phân tán: cây cách cây 5m, hàng

* Tạo vành đai xung quanh trường:

- Phía tường rào giáp quốc lộ 6: Trồng 1 hàng cây phượng, cây cách cây

Tổng diện tích: 13.630mŸ? Chu vi: 567m

Quy hoạch xây dựng: I nhà 2 tầng và 4 dấy nhà cấp 4 (xem sơ đồ)

Phương án tổng thể:

1 Xung quanh trường: phía sau và hai bên dài 458m Trồng Tô mộc, khoảng cách 0,5m/1 cây hoặc trồng bạch đàn, khoảng cách 2,5m/1 cây hoặc trồng xen Bạch Đàn, Tô mộc

2 Đường vào khu phòng học cấp 4 đài 29,5m Trồng cây Vàng anh,

khoảng cách 0,5m/1 cây Tổng số l 18 cây

Đường vào nhà tầng dài 59,6m Trồng 2 hàng Tếch, khoảng cách 5m/1

cây Tổng số 22 cây

Phía trước nhà tầng, mỗi bên dài 9,2m Trồng 3 cây: Sấu, Nhội, Xà cừ

Phía sau nhà tầng dài 18,4m Trồng 3 hàng cây keo, mỗi hàng 6cây

(3m/ 1 cây)

22

Trang 24

3 Khu đất sát trạm văn hoá - bưu.điện: 950m? Trồng vải, khoảng cách

LOm/1 cây (cây cách cây 10m, hang cach hang 10m)

Khu đất bên trái lối vào 138Om? Trồng nhãn với khoảng cách tương tự

4 Các vấn đề kỹ thuật liên quan

Ngày đăng: 29/08/2014, 17:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w