Khoa Nyt van ớ #
1 Lí do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam đang trong thời kì hội nhập - nhu cầu vươn tới một nền giáo dục chất lượng cao đào tạo ra những con người có trình độ khoa học, có kiến thức và có khả năng thích nghi được với cuộc sống hiện đại Đó là cái
đích hướng tới của giáo dục nói chung trong đó môn Ngữ văn là môn học đóng vai trò quan trọng nằm trong việc thực hiện mục tiêu chung ấy
Từ trước tới nay, môn Ngữ văn được coi là môn học đặc thù với rất nhiều chức năng: rèn luyện ngôn ngữ, rèn luyện tư duy hình tượng, rèn năng lực cảm thụ cái đẹp Trong đó Văn học sử là một phần kiến thức quan trọng Theo GS.Phan Trọng Luận thì “Văn học sử là phân môn chủ đạo của bộ môn văn học ”[tr.714 — Tuyến tập Phan Trọng Luận] Văn học sử hoàn thiện tri thức văn học cho học sinh ở cấp độ khái quát và hệ thống hóa kiến thức cao Trong chương trình Ngữ văn ở THPT thực hiện từ năm 2007 đã rất chú ý đến tri thức Văn học sử và được dành một vị trí xứng đáng trong chương trình Ngữ văn
Theo điều tra của nhiều nhà giáo có tâm huyết về việc dạy - học Ngữ
văn hiện nay thì số học sinh yêu thích bộ môn này rất đáng báo động Trong
tình hình chung đó thì phân môn Văn học sử đáng báo động hơn cả Nhiều giáo viên và học sinh không hứng thú với phần kiến thức này Hơn nữa, giờ Văn học sử ở trường THPT chưa được thực sự chú ý
Là sinh viên sắp tốt nghiệp, chúng tôi xác định: trong các kiến thức Văn học sử thì kiến thức về tác gia chiếm một vị trí quan trọng Không có tác gia văn học sẽ không có nền văn học với đỉnh cao sáng tạo nghệ thuật Bài học về tác gia giúp học sinh hiểu được cuộc đời, sự nghiệp văn học, tài năng và những đóng góp của họ trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc Làm thế
Trang 2
nào để đạt được mục đích đó trong một tiết học một cách hiệu quả đã thực sự
trở thành câu hỏi lớn đặt ra đối với các nhà sư phạm
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Đọc — hiểu tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn trung học
phố thông đề nghiên cứu với hi vọng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng bài dạy Văn học sử nói chung và bài học về Tức gia Nguyễn Ai
Quốc - Hồ Chí Minh nói riêng ở trường THPT hiện nay 2 Lịch sử vấn đề
Theo tiến trình phát triển lịch sử xã hội, nhu cầu đổi mới toàn diện
trong đó đổi mới sách giáo khoa và chương trình Ngữ văn THPT là một yêu cầu tất yếu Sách giáo khoa Ngữ văn có sự thay đổi không chỉ về nội dung mà
còn thay đổi về phương pháp Cho đến nay phương pháp đọc - hiểu văn bản
nói chung và phương pháp đọc - hiểu Văn học sử nói riêng đã được một số
nhà nghiên cứu đề cập đến
TS Đỗ Ngọc Thống là người đã phân tích về phương pháp đọc - hiểu trong bài viết “Sách giáo khoa Ngữ văn cân giúp học sinh tự đọc - hiểu van bản tác phẩm văn học”” Tác giả đã lí giải cu thé “Với chương trình và Sách giáo khoa Ngữ văn mới, dạy văn thực chất là dạy cho học sinh phương pháp
đọc - hiểu Đọc - hiểu ở đây được hiểu một cách khá toàn diện Đọc hiểu bắt
đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểu nghĩa của từ và sắc thái biểu cảm hiểu ý nghĩa trong quá trrình học, đọc Học sinh sẽ biết cách đọc để tích luy kién thúc, đọc để lí giải, đọc để đánh giá và đọc sáng tạo, phát hiện [18.16]
PGS.TS Lê Nguyên Cần cũng có những đóng góp rất lớn khi ông đi sâu giải thích phân tích về phương pháp đọc - hiểu “Dạy cách đọc - hiểu là
dạy cách tự học để học suốt đời đọc - hiểu chính là cách đọc thẩm mĩ, đọc để khám phá Do đó vai trò của học sinh là chú đạo trong mọi hoạt động kể
cả học trên lớp lẫn tự học ở nhà Hiểu ở đây là một khái niệm triết học bao gồm sự nhận thức, đánh giá bao gôm cả việc đánh giá, sáng tạo [12.37]
Trang 3Khoa Nyt van ớ #
Như vậy có thể thấy PGS.TS Lê Nguyên Cẩn đã giúp người dạy người học có cách nhìn, cách hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về phương pháp đọc - hiểu về tác giả, tác phẩm
Trong chương trình Ngữ văn THPT, Văn học sử là một phần kiến thức quan trọng Phương pháp đọc - hiểu Văn học sử mặc dù vẫn mang những nét chung của phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học song vẫn có những nét riêng biệt SGK Ngữ văn 10 nâng cao tập 2 đã biên soạn tiết học “Luyện tập về đọc - hiểu ”” Trong tiết học này, sách giáo khoa giúp người học nắm được phương pháp đọc - hiểu nói chung cũng như phương pháp đọc - hiểu Văn học Sử nói riêng
Với đề tài Đọc - hiểu tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chi Minh trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông người nghiên cứu từng bước di
sâu tìm hiểu phân tích bản chất của phương pháp đọc - hiểu trong một bài dạy về tác gia văn học trên cơ sở sự kế thừa những tài liệu nghiên cứu đó đồng thời có sự bố sung phát triển và hoàn thiện
Từ cơ sở lí thuyết về phương pháp đọc - hiểu khoá luận đã vận dụng vào việc thiết kế bài học về Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhằm hiện thực hoá lí thuyết và vận dụng vào giảng dạy Ngữ văn THPT
3 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu phương pháp đọc - hiểu trong bài dạy học tác gia văn
học và bài bài dạy Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Đưa ra một số quan điểm mới giúp giáo viên phổ thông có quan điểm tiếp cận và phương pháp giảng dạy tác gia một cách đúng đắn, đạt hiệu
quá cao theo hướng đổi mới bài dạy Tác gia Nguyễn Ấi Quốc - Hồ Chi
Minh
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những phương pháp truyền thống trong dạy học Văn học sử và bước đầu tìm hiểu về phương pháp đọc - hiểu
Trang 4- Những hiểu biết về nhà văn, sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm (Cuộc đời, sự nghiệp văn học, phong cách, quan điểm nghệ thuật )
- Những tri thức về lí luận văn học, về hình thức và thể loại văn học - Vận đụng những kiến thức đó lựa chọn, bé sung và kết hợp phương
pháp đọc - hiểu để thiết kế bài học về Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh
5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tra cứu
- phương pháp lịch đại và đồng đại
- Phương pháp khảo sát phân tích tổng hop
- Phương pháp so sánh - Phương pháp thực nghiệm
6 Phạm vi nghiên cứu * Nội dung
Khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về Tác gia Nguyễn Ái
Quốc - Hà Chí Minh trong SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 và SGK Ngữ văn lớp
12 nâng cao tập 1 * Tư liệu
Khoá luận nghiên cứu tư liệu bằng tiếng Việt và sách dịch, không nghiên cứu sách nước ngoài
7 Đóng góp của khóa luận
Thực hiện đề tài này, người nghiên cứu mong muốn khóa luận sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa việc dạy học Văn học sử nói chung cũng như nâng cao chất lượng dạy bài học về Tác gia Nguyễn Ái Quốc —- Hồ Chí
Minh nói riêng trong chương trình Ngữ văn THPT 8 Bố cục khoá luận
Khoá luận gồm 3 chương :
Trang 5Khoa Nyt van ớ # Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Vận dụng phương pháp đọc - hiểu vào bài dạy tác gia
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Chương 3: Thiết kế giáo án thử nghiệm bài dạy tác gia Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh
Trang 6NỘI DUNG
CHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG
1 Những phương pháp thường dùng trong dạy học Văn học sử ở trường Trung học phố thông
Dạy học Văn học sử Việt Nam là đi tìm hiểu một lịch sử văn học phát triển - tiến bộ Do đó mà trong từng thời kì, từng môi trường giáo dục khác nhau, vị trí, vai trò của thầy và trò đã có sự thay đôi Phương pháp dạy học hiện đại coi trọng việc phát huy tối đa khả năng tiếp thu chủ động sáng tạo của học sinh Trong nhiều năm qua dạy Văn học sử đã được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
1.1 Phương pháp diễn giảng * Định nghĩa
Phương pháp diễn giảng là phương pháp mà trong đó “Giáo viên phân tích, trình bày các tri thức kết hợp với việc ghỉ bảng còn học sinh thì nghe,
hiểu và ghỉ vào vở riêng” [3.247]
Không chỉ với phân môn Văn học sử, nhiều phân môn khác cũng sử dụng phương pháp này như một phương tiện phổ biến đề truyền đạt tri thức
Về bản chất, đây là phương pháp giáo viên dựa vào sách giáo khoa trình bày
lại nội dung hình thức trong sách giáo khoa trên cơ sở giảng giải, cắt nghĩa minh hoa thém đề học sinh hiểu sách giáo khoa Từ đó, học sinh có thể tự
khái quát theo cách hiểu của mình
Trong bài Túc gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có nhiều nội dung kiến thức có thể sử dụng sử dụng phương pháp diễn giảng như ở phần Tiéu sử, đặc biệt là ở phần sự nghiệp văn học có khá nhiều nội dung có thể sử dụng phương pháp này như: quan điểm sáng tác, di sản văn học Đôi với phần phong cách nghệ thuật sử dụng phương pháp này sẽ giúp giáo viên có thể
truyền đạt kiến thức một cách hệ thống hơn
Trang 7Khoa Nyt van ớ #
Tuy nhiên, trên đây là những phương pháp quen thuộc đã sử dụng phổ biến trong dạy học Văn học sử nhưng chưa là những phương pháp tối ưu duy nhất Bởi vì nó có những ưu, nhược sau:
* Uu điểm
Văn học sử với lượng kiến thức lớn lại mang tính khái quát cao, sử dụng phương pháp diễn giảng sẽ tiết kiệm được thời gian mà vẫn truyền tái tri thức cho học sinh đầy đủ hệ thống và lôgic Nếu người giáo viên biết lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu sinh động, hấp dẫn kết hợp với khả năng diễn thuyết phù hợp sẽ tạo ra được hiệu quả cao trong giờ dạy học
* Nhược điểm
Sử dụng phương pháp này người làm việc chính là giáo viên, học sinh
thụ động trong việc tiếp nhận tri thức Học sinh không phát huy được vai trò
chủ động, tích cực của mình dễ nảy sinh thái độ chán nản, không thích học
1.2 Phương pháp đặt câu hỏi
* Định nghĩa
Phương pháp đặt câu hỏi là “phương pháp trong đó thầy giáo tác động đến hoạt động quan sát, tư duy độc lập của học sinh bằng các câu hỏi của mình về bài học và bắt học sinh phân tích, so sánh các hiện tượng, các nhận
định trên cơ sở đó dẫn dắt học sinh đến các kết luận và khái quát cần định hướng ˆ' [3.248]
Khi áp dụng phương pháp đặt câu hỏi, giáo viên phải căn cứ vào nội dung, mức độ khó đễ để đặt câu hỏi hợp lí Phương pháp đặt câu hỏi có thể vận dụng cho cả bài học hoặc một phần của bài học Câu hỏi Văn học sử có thể có các nội dung sau đây: câu hỏi phân tích khái quát Văn học sử, câu hỏi phân tích minh hoạ Văn học sử, câu hỏi so sánh — khái quát đồng đại, câu hỏi liên kết — khái quát lịch đại
* Ưu điểm
Trang 8
Đây là phương pháp phát huy đầy đủ năng lực, trí tuệ của học sinh trong
giờ Văn học sử nhất là khi sử dụng những câu hỏi mang tính phát hiện, khái
quát
Trong bài dạy Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, giáo viên có thể
đưa ra một số tình huống gợi ý có tính chất phát hiện như “Yéu t6 ndo chi phối đến hoạt động văn nghệ của Hồ Chí Minh?” hay “Quan niệm nào đã chỉ phối tạo nên sự nghiệp văn chương phong phú và đa dạng của Người?”, “Ở mỗi thể loại, Người đã có những đóng góp lớn nào?” với mỗi câu hỏi như vậy sẽ khơi gợi khả năng phân tích, tư duy của học sinh giúp các em hiểu sâu bài học
* Nhược điểm
Sử dụng phương pháp này, giáo viên khó làm chủ được kiến thức nếu
thiếu năng lực Sư phạm Nhiều ý kiến của học sinh tản mạn, chệch quỹ đạo kiến thức đã định hướng Hơn nữa, nội dung và thời gian qui định của bài đạy có giới hạn nên có thể xảy ra tình trạng hết thời gian mà nội dung kiến thức chưa truyền tải hết
1.3 Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa * Định nghĩa
Sách giáo khoa là tài liệu chứa đựng đầy đủ, chính xác nhất nội dung chương trình, được sắp xếp một cách có hệ thống, lôgic và khoa học Sach giáo khoa là công cụ, phương tiện đắc lực giúp cho quá trình giảng dạy của
giáo viên và quá trình lĩnh hội của học sinh
Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa là phương pháp trong đó “Học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tự lĩnh hội bài học Giáo viên chỉ có thể hướng dẫn học sinh tự học và kiểm tra kết quả đó trên
lớp” [3.249]
Trang 9Khoa Nyt van ớ #
Ví dụ trong bài dạy Tác gia Nguyễn Ấi Quốc - Hồ Chí Minh, các phần mục đều có thể áp dụng phương pháp này Giáo viên gọi học sinh đọc bài, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh ở nhà, yêu cầu học sinh tóm tắt, nêu những ý chính của kiến thức cần nắm vững, giáo viên sử đụng những câu hỏi mang tính định hướng, gợi mở hay tạo những tình huống co van dé dé hoc sinh được làm việc một cách hiệu quả
* Ưu điểm
Phương pháp này góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện năng lực tự học, tự lĩnh hội trong quá trình tiếp thụ văn bản
* Nhược điểm
Học sinh tự học là việc làm khó khăn Phương pháp này chỉ phù hợp với
học sinh lớp chọn, chuyên, những lớp nhiều học sinh khá Học sinh tự mình tìm ra những nhận định, những nội dung then chốt không phải em nào cũng làm được sẽ dẫn đến tình trạng nhiều em ý nại, lười suy nghĩ
1.4 Phương pháp trần thuật và kế chuyện có nghệ thuật * Định nghĩa
Phương pháp trần thuật và kể chuyện có nghệ thuật là phương pháp trong đó“ Giáo viên hướng dẫn trần thuật theo sách giáo khoa hoặc kể có nghệ thuật về lịch sử thời đại, về cuộc sống nhà văn, về sự ra đời của tác phẩm, về một sự kiện văn hoá có liên quan đến tác phẩm để đi đến những
két ludn van hoc can thiết cho bài giảng ” [3.250]
Phương pháp này dùng vào việc trình bày lôgic về bối cảnh, về tiểu sử tác giả, về kết cầu tác phẩm góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn
Trong bài dạy Tác gia Nguyễn Ái Quốc —- Hồ Chí Minh, phương pháp nay giáo viên có thê kết hợp với phương pháp diễn giảng dé dạy phần tiêu sử tác gia Nguyễn Ái Quốc giúp các em thấy được những nét chính về cuộc đời
Trang 10
lớn”
* Ưu điểm
Trong bài Văn học sử, việc sử dụng phương pháp trần thuật và kế chuyện có nghệ thuật sẽ làm lượng kiến thức mang tính khái quát, trừu tượng trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn Học sinh sẽ tiếp thu bài học một cách dễ dàng và ghi nhớ nội dung bài học một cách sâu sắc
* Nhược điểm
Sử dụng phương pháp này nếu giáo viên không khéo léo dễ dẫn đến kể
lan man, dài dòng làm học sinh phân tán tư tưởng, thiếu tập trung trong việc lĩnh hội tri thức Đồng thời, với lượng thời gian có hạn nên việc đảm bảo truyền thụ hết kiến thức là rất khó
1.5 Phương pháp trực quan
Đây là phương pháp quan trọng trong phân môn Văn học sử Giờ học sẽ trở nên hấp dẫn sinh động khi được đồ dùng trực quan được sử dụng trong giờ học Phương pháp trực quan không dùng độc lập luôn được kết hợp với các phương pháp đã trình bày ở trên Phương pháp trực quan là phương pháp mà trong đó “Người giáo viên vẽ ra bức tranh của xã hội, dựng lại cuộc đời nhà văn sao cho tất cả trở nên sống động, truyền cảm, tạo không khí ấi vào tác
phẩm” [3.250]
Trong bài dạy Văn học sử, phương tiện trực quan là tranh ảnh về lịch sử, con người, Sơ đồ, đường biểu diễn mô tả các giai đoạn lịch sử, văn học, cuộc đời tác giả Hiện nay, với phương tiện kĩ thuât hiện đại băng hình, máy ghi bảng và hình ảnh trong máy tính với chương trình Powerpoint có thê hỗ trợ đắc lực cho giờ Văn học sử
Trong bài dạy Tác gia Nguyễn Ái Quốc —- Hồ Chí Minh, phương pháp trực quan có thê áp dụng ở tất cá các phần Ngay từ phần mở đầu, giáo viên
Trang 11Khoa Nyt van ớ #
có thể cho học sinh nghe một đoạn nhạc hát về Bác để vào bài, đặc biệt trong phần tiểu sử thì việc minh họa bằng những hình ảnh hay đoạn băng tư liệu về những chặng đường hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sẽ giúp cho giờ học trở nên cuốn hút và sinh động hơn
* Uu điểm
Phương pháp trực quan có khả năng tác động trực tiếp tới sự tri giác của
học sinh, khiến học sinh hứng thú tiếp nhận hơn khi phối hợp với lời thuyết
giảng sẽ đạt hiệu quả cao * Nhược điểm
Sử dụng phương pháp trực quan sẽ hạn chế khả năng diễn đạt, khả năng trình bày hệ thống một vấn đề, một yêu cầu cần đạt được Với học sinh mà khả
năng liên tưởng và tiếp thu bài chậm thì phương pháp này áp dụng sẽ không
thành công
* Ý kiến đề xuất
Học văn trước hết phải biết cách đọc văn Văn bản nghệ thuật là một văn bán kí mã bất động Hoạt động đọc - tri giác của người tiếp nhận giúp cho
việc hiểu văn bản như một sự giải mã
Tri thức Văn học sử là loại tri thức mang tính khái quát cao mang sức nặng của độ nén thông tin Đọc làm sao đề hiểu được nội dung tri thức cần tiếp thu và minh hoạ được nó là một điều đáng phải bàn, suy nghĩ Phương pháp đọc - hiểu mới được đề xuất và được biết đến như một “gương mặt lạ trong môi trường doc văn quen thuộc (chữ dùng của GS.Nguyễn Thanh
Hùng) Cụ thể về phương pháp đọc - hiểu như thế nào chúng tôi sẽ trình bày ở
phần tiếp sau
Trang 122 Phương pháp đọc — hiểu trong dạy học Văn học sử ở nhà trường phố thông hiện nay
2.1 Khái niệm đọc - hiểu
Một trong những điểm quan trọng của chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới là đối mới về phương pháp dạy học Xuất phát từ thực té day hoc ma nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng đúng phương pháp trong dạy học trong đó đọc — hiểu được coi là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất ở trường phổ thông hiện nay
Về khái niệm đọc, đã có khá nhiều nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa
hay những quan niệm khác nhau Chẳng hạn đọc là “công việc giải mã những kí hiệu đã được viết ra thành văn bản” (C.C.Walcutt) “là dung nạp và suy nghĩ về một hay những thông tin nào đó”(M.A.Tunker) Một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng “Đọc là một hoạt động văn hóa — một hoạt động đặc trưng của con người Con người thực hiện hoạt động này là một hình thức tiếp nhận thông tin hướng tới thỏa mãn một nhu cầu nào đó trong cuộc sống Và theo GS Nguyễn Thanh Hùng thì “đọc văn chỉ thực sự là một hoạt động khoa học khi người đọc biết kết hợp hoạt động nhận thức nội dung, tư tưởng cua tác phẩm với đánh giá những điều đọc trên lớp, trường cá nhân của kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghệ thuật và thưởng thức thẩm mĩ.” [9.56]
Mục đích chính trực tiếp của việc đọc là hiểu Cũng theo GS Nguyễn Thanh Hùng hiểu trong dạy đọc — hiểu về phương diện nào đó là sự vượt qua khoảng cách mơ hồ, chưa nhận thức ra một cách đầy đủ hoàn chỉnh giữa chủ thê đọc tác phẩm và văn bản nghệ thuật
Theo đó, hiểu còn được xem xét là “một khái niệm triết học bao gốm sự nhận thức, đánh giá, bao gầm cả việc đánh giá sáng tạo, tạo nghĩa mới, cách
hiểu mới ” [8.28]
Trang 13
Biết chữ và biết đọc là có thể đọc mọi văn bản Điều đó đúng nhưng chưa đủ để đọc văn bản văn học Yêu cầu đặt ra là người đọc văn bản văn học phải có tri thức nền tảng về văn và phải có phương pháp đọc - hiểu Khái niệm đọc — hiểu mới chỉ chính thức xuất hiện ở Việt Nam trong may nam gan đây và trong chương trình Ngữ văn THPT thành ra thuật ngữ này vừa quen lại như “một gương mặt lạ” trong họat động học văn, đọc văn từ xưa đến nay Điều đó dẫn tới một thực tế việc đưa ra một khái niệm thống nhất, cố định
duy nhất về khái niệm đọc — hiểu là điều khó khăn, chưa thé thực hiện được
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 đưa ra khái niệm về đọc — hiểu như sau: “Đọc — hiểu là phương thức đọc văn nhằm mục đích hiểu biết chính xác, cặn kẽ tác phẩm văn chương, khám phá những giá trị văn chương (văn hóa,
xã hội) mới mẻ, lớn lao, hữu ích” [20.38]
Theo PGS.TS Nguyễn Thái Hòa thì “một cách khái quát đọc — hiểu dù đơn giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ quan thị giác, thính giác, để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghỉ nhớ nội dung thông tin, cấu trúc văn bản ”[11.264]
Coi đọc — hiểu là một phương pháp, PGS.TS đã trình bày rất kĩ lưỡng những khía cạnh, đặc điểm trong nội dung của phương pháp Còn GS.TS
Nguyễn Thanh Hùng thì cho rằng “đọc — hiểu văn chương là cái chú quan
của người viết bằng cách đồng hóa tâm hôn tình cảm, suy nghĩ của mình vào trang sách Đọc — hiểu không chỉ tái tạo âm thanh từ chữ viết mà còn là quá trình thức tỉnh cảm xúc, quá trình nhuân thấm tin hiệu nghệ thuật chứa mã văn hóa đồng thời với việc huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có của tác phẩm văn chương” [8.15]
Có thể thấy, mỗi người lại có cách phát biểu, định nghĩa hay quan niệm
khác nhau về đọc — hiểu nhưng chung quy lại thì đọc — hiểu là con đường tiếp cận văn bản văn học một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất
Trang 142.2 Các bước đọc — hiểu
2.2.1 Đọc thông — đọc thuộc
Đọc thông là một hoạt động tri giác ngôn ngữ Yêu cầu của nó là đọc rõ ràng, mạch lạc, chính xác đúng chính âm, đúng ngữ điệu Là hoạt động nhằm chuyển đổi ngôn ngữ từ dạng kí hiệu — chữ viết sang tín hiệu âm thanh nhằm tạo ra sự tác động đồng thời của các giác quan vào kí ức vào tưởng tượng và liên tưởng của người đọc Trước hết phái hiểu ngôn ngữ văn bản, có cái nhìn bao quát toàn bộ văn bản, độ dài hình thức tổ chức, lượng thông tin Nó được xem như một hoạt động mở đầu cho quá trình khám phá Hoạt động này khá đơn giản nhưng không thể thiếu trong quá trình tiếp nhận văn bản
Đọc thuộc là ghi nhớ văn bản Văn học sử mà không cần có văn bản in
hoặc viết Để đạt được yêu cầu này người đọc phải chú ý đến các tình tiết,
chỉ tiết tiêu biểu, có khả năng tóm tắt văn bản đó một cách ngắn gọn, đầy đủ
nhất Đây cũng là một bước không thê thiếu trong việc lĩnh hội văn bản Văn
học sử
2.2.2 Đọc kĩ — đọc sâu
Đọc kĩ là đọc lại nhiều lần, chú ý các từ ngữ, chỉ tiết, sự kiện, hình ảnh hoặc những biến có, tình tiết của văn bản Từ đó hiểu văn bán một cách chính xác Đọc kĩ phải gắn liền với hoạt động ghi nhớ
Đọc sâu không chỉ là đọc nhiều lần ghi nhớ về một số thông tin Đọc sâu là đọc để phát hiện ra cấu trúc nội tại của các thông tin chứa đựng trong văn bản Trong dạy học Văn học sử, đọc sâu giúp người đọc ghi nhớ các lôgic của luận điểm, hệ thống các sự kiện, chỉ tiết quan trọng
2.2.3 Đọc hiểu — đọc sáng tạo
Đọc là để tiếp nhận thông tin, tìm hiểu văn bản Muốn hiểu văn bản thì phải khám phá văn bản ấy bằng một hệ thống kiến thức Đọc hiểu vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu để đón nhận lượng thông tin Người đọc phải có kiến thức
về ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá như vậy gọi là đọc — hiểu
Trang 15Khoa Nyt van ớ #
Đọc sáng tạo được áp dụng chủ yếu cho các văn bản nghệ thuật vì tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của tưởng tượng, hư cấu Trong Văn học sử, văn bản vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật nên có thé sử dụng phương pháp đọc sáng tạo Học sinh có thể tưởng tượng, tái tạo lại cuộc đời của nhà văn — chân dung người nghệ sĩ Như vậy đọc sáng tạo là một yêu cầu dành cho các văn bản Ngữ văn trong đó có văn bản Văn học sử (khi đọc bắt buộc người đọc phải tưởng tượng, phải phán đoán suy xét ) Nghĩa của văn bản khơng hồn tồn phụ thuộc vào văn bản mà lệ thuộc vào người đọc 2.2.4 Đọc đánh giá — đọc ứng dụng
Đọc đánh giá bao gồm hai nội dung Thứ nhất người đọc đánh giá khách quan về hình thức tổ chức, về nội dung thông tin của văn bản Ngữ văn Thứ
hai là bày tỏ thái độ cá nhân của người đọc Những thái độ này có thê rất chủ
quan riêng tư Nó phụ thuộc vào thái độ của người đọc đối với văn bản Sự đánh giá góp phần dân chủ hóa quá trình nhận thức làm phong phú thêm các giá trị phù hợp với quy luật Mỗi độc giả là một cá nhân duy nhất
2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy đọc — hiểu tác gia Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Công nghệ thông tin là một trong những khái niệm khá mới trong dạy học đặc biệt đối với giờ dạy văn học Theo nghĩa rộng, công nghệ thông tin có
thể được hiều một cách khái quát nhất là toàn bộ phương tiện kĩ thuật dạy học
hiện dai Theo nghĩa hep thì nó là một trong những thuật ngữ dùng đề chỉ một
số phương tiện kĩ thuật thông tin liên lạc, truyền thông hiện đại có thể ứng
dụng trong dạy học bao gồm: mạng internet (webside, blog, chat ), các loại từ điển điện tử, thư điện tử e-mail
Với những tiện ích hết sức to lớn, ngày nay công nghệ thông tin đã và
đang được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong dạy học mà còn với nhiều
ngành khác Đặc biệt trong dạy học, việc áp dụng công nghệ thông tin đã thể hiện được nhiều tính năng vượt trội như:
Trang 162.3.1 Phần mềm Powerpoint
Phần mềm powerpoint 2007 là một phần mềm “théng minh” do hang Microsoft sản xuất Nhờ có nhiều hỗ trợ đa phương tiện về hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim, các dòng chữ chuyên động theo nhiều kiểu mà làm cho bản trình diễn sinh động, hấp dẫn và có hiệu quả cao nhất
Thao tác tiến hành một bài trình diễn tạo bởi powerpoint như sau: người dung sẽ nhập vào các slide trống nội dung cần trình diễn, sau đó sử dụng các công cụ phong phú của powerpoint để bài trí bài trình điễn sao cho đẹp mắt và hấp dẫn người xem Powerpoint chỉ cung cấp các công cụ còn viêc sử dụng các công cụ đó như thế nào cho hợp lí lại tùy thuộc vào khả năng thâm mĩ của từng người Sau khi soạn thảo xong bản trình điễn sẽ được lưu lại trên đĩa của
máy tính dưới dạng các file và có thể in ra giấy phát cho mọi người Đề trình
diễn các file này cho nhiều người cùng xem cần phải có thêm một máy Projecter nối với máy tính chứa file trình diễn làm nhiệm vụ chiếu nội dung
của file trình diễn lên bảng theo từng slide dưới sự điều khiển của một thuyết
minh viên
Bài dạy về Tác gia Nguyễn Ấi Quốc - Hồ Chí Minh với lượng kiến thức khá lớn tuy nhiên lại rất quen thuộc đối với học sinh Làm thế nảo để các em thấy hứng thú và thực sự nắm được nội dung cơ bản cua bai hoc như quan điểm sáng tác cũng như phong cách nghệ thuật đa dạng thống nhất của tác gia
Nguyễn Ái Quốc là một một việc khó Tuy nhiên nếu giáo viên biết khai thác
tiện ích cũng như tính năng ưu việt của phần mềm powerpoint chắc chắn bài dạy sẽ đạt hiệu quả cao Chang han khi hoc phan I — Vai nét vé tiéu str, giao viên có thể cho học sinh xem một số hình ảnh về những năm tháng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài Đề giúp học sinh hiểu thêm về một số tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Người trong phần II, cần khai thác thêm các hình ảnh hoặc các đoạn băng tư liệu sau đó đặt câu hỏi để dẫn dắt các em vào vấn đề trọng tâm của bài học
Trang 17Khoa Nyt van ớ #
2.3.2 Giáo án điện tử
Giáo án điện tử là giáo án đang được sử dụng rộng rãi trong nhà trường THPT Đây là cách áp dụng công nghệ thông tin thay cho bảng đen, phấn trắng Sử dụng giáo án điện tử thành thạo hiệu quả giờ dạy sẽ cao hơn Giáo
án điện tử được thiết kế và triển khai trong môi trường đa phương tiện nghĩa là các nội dung và hoạt động dạy học đều được Multimedia hóa tức là được chuyên hóa dưới nhiều dạng thức khác nhau như: Text, Picture, Image, Animation, Graphic, Sound, Film, Videoclip
2.3.3 Bài học tác gia Nguyễn Ái Quốc —- Hồ Chí Minh với việc ứng dụng
công nghệ thông tin
Vị trí của bài học tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Bài học Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm hiêu nghiên cứu sau bài Tuyên ngôn độc lập Mục đích của bài học này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về tác gia Nguyễn Ái Quốc — Hé Chí Minh Giúp học sinh hiểu được cuộc đời cách mạng và quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh, nhận thức được một cách khái quát tính chất phong phú, đa dạng của
văn thơ Hồ Chí Minh từ nội dung đến hình thức Từ đó, học sinh nắm được
những đặc điểm chung nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh, làm tiền đề cơ sở để học sinh đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm Lôgic nội dung bài học
Trang 18Trình tự trình bày các nội dung và mức độ kiến thức của bài khi ứng dụng công nghệ theo lôgic trên Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng những
hình ảnh âm thanh liên quan đến nội dung bài học để làm phong phú sinh
động giờ học
Trang 19Khoa Nyt van ớ #
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỌC - HIỂU VÀO BÀI DẠY TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUÓC - HÒ CHÍ MINH
1 Đặc trưng của văn bản Văn học sử
Từ thực tiễn văn học của một đất nước qua các giai đoạn lịch sử, các nhà nghiên cứu khái quát thành những tri thức văn học sử Đề phù hợp với đối tượng học sinh trong nhà trường phô thông, việc tổ chức và phân bố những tri
thức mang tính khoa học ấy phải phù hợp theo lứa tuổi cũng như thời lượng
qui định cho phép Các nhà nghiên cứu khẳng định “Bộ môn văn học trong nhà trường phổ thông có hai đặc trưng kết hợp chặt chẽ với nhau và ẩược quán triệt qua nội dung, phương pháp giảng dạy các phân môn Đó là hai đặc trưng khoa học và đặc trưng nghệ thuat’’ [16.21] Phân môn Văn học sử cũng mang những đặc trưng chung đó
1.1 Đặc trưng khoa học
Bắt kì một dạng văn bản Văn học sử nào cũng chứa đựng trong nó tri thức khoa học Nói đến tri thức và tư duy mang tính khoa học là nói đến “hệ
thống khái niệm và nhận định văn học sử về giai đoạn, về thể loại, về tác gia,
về tác phẩm có khi bao gầm cả tri thức về lịch sử, địa lí, nghệ thuật, xã hội,
văn hoá Đẳng thời cũng nói đến năng lực định nghĩa, phát hiện và phân tích luận điểm, mình họa luận điểm, năng lực khái quát hơn, hệ thống tri thức hóa, đối chiếu trí thức ” [16.12]
Thông thường, trình tự sắp xếp các tri thức về Văn học sử theo tiến trình lịch sử Điều gì xảy ra trước, có trước sẽ phản ánh vào văn học qua các bài học Văn học sử được phân bố theo từng cấp học, lớp học Tri thức Văn học sử đồ sộ, phong phú song không hề chồng chéo, lắn lướt mà chỉ là sự bao hàm, bổ sung tương tác lẫn nhau Tập hợp hệ thống tri thức Văn học sử làm nên bản chất khoa học của môn học
- K32C 19
Trang 20Chương trình Văn học sử ở cấp THPT đã thực sự góp phần hình thành đặc trưng khoa học của bộ môn văn học trên cơ sở tiếp nối và nâng cao các kiến thức văn học phổ thông cơ sở Nó đem đến cho học sinh những tri thức cơ bản về lịch sử của nền văn học dân tộc và những khái niệm Văn học sử như: giai đoạn, tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung kiến thức, trào lưu, phương pháp cũng như những nhận định Văn học sử mang tính khái quát cao
Trong bài học Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh học sinh sẽ
được cung cấp một số tri thức khoa học về quan điểm sáng tác văn học của Người Từ đó hiểu được tính chất phong phú, đa dạng của văn thơ Hồ Chí Minh từ nội dung đến hình thức và nắm được phương pháp tìm hiểu các tác phẩm của Người Những khái niệm và nhận định Văn học sử được lựa chọn một cách cơ bản và được trình bảy sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ Tính hệ thống không chỉ được trình bày có tính lịch đại mà còn được xác lập chặt chẽ trong mối quan hệ giữa tri thức khái quát với tri thức cụ thê trong từng chương, mục, bài học Vì vậy, khi học bài Tác gia Nguyễn Ai Quéc — Hé Chi Minh trước hết cần cho học sinh tìm hiểu phan I (Vai nét về tiểu sử ) để thay được những nét khái quát nhất trong quá trình hoạt động dẫn đến sự nghiệp văn chương của Người Sau đó dẫn dắt học sinh đến việc nắm bắt được những đặc điểm quan trọng trong quan điểm sáng tác văn học: đó là quan điểm hết sức nhất quán và chính nó giải thích vì sao Người đã tạo nên một sự nghiệp văn học phong phú và đa dạng Từ đó, giúp học sinh hiểu được những nét thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Người — một phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng ở mỗi thể loại Qua cấu trúc bài học như vậy học sinh mới có cái nhìn toàn diện về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn học hết sức phong phú của một bậc “đi #rí, đại nhân, đại dũng ” [13.27]
Đặc trưng khoa học của bài học Văn học sử còn được thể hiện ở tính hiện đại của các tri thức Văn học sử, ở sự lựa chọn tác giả, tác phẩm, ở sự
Trang 21Khoa Nyt van ớ #
mạnh dạn khai thác các yếu tố mới về nội dung nhân bản, về thi pháp lịch sử, phong cách nghệ thuật Do đó mà tư duy cũng như nhận thức của học sinh ngày càng được rèn luyện và nâng cao
Đối với bài dạy Tức gia Nguyễn Ấi Quốc - Hồ Chí Minh khi dạy giáo viên cần lưu ý để học sinh hiểu việc lựa chọn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - một vị nguyên thủ quốc gia ở vị trí tác gia văn học lớn của chương trình văn học trong nhà trường là một việc hiếm thấy xưa nay nhưng không
phải vì người là lãnh tụ mà là vì Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một nhà
thơ, nhà văn thực thụ, một tác gia văn học lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định Chính giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật ở các tác phẩm văn chương của Người đã tạo
dựng cho Người vị thế tác gia văn học lớn Không riêng gì ở phổ thông mà
trong các giáo trình văn học Việt Nam từ trước đến nay tác gia Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh cũng có một vị trí đặc biệt như thế Và không phải chỉ ở Việt Nam mà nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động chính trị
thế giới cũng coi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một tác gia văn học lớn
Axtroghindo Perel (Braxin) “Tôi thật ngạc nhiên khi đọc những bài thơ của chủ tịch Hô Chí Minh in trong cuốn Nhật kí trong tù Một con người vừa làm lãnh tụ cách mạng lớn lại vừa làm nhà thơ lớn thì van là một chuyện hiếm thấy xưa nay” Rôger Denuc (Pháp) “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những nhà thơ Việt Nam lớn nhất hiện nay”
1.2 Đặc trưng nghệ thuật
“Nói đến tri thức và tư duy mang tính nghệ thuật là nói đến nghệ thuật mình họa cho văn học sử bằng tác phẩm ” [L7.37] Nghệ thuật minh họa trước
hết đòi hỏi tính toàn diện, cụ thé, tiêu biểu và đặc biệt là thẩm mĩ, có ý nghĩa là phải tạo ra được rung động cho học sinh Những rung động ngắn ngủi như
thé lại tạo cho học sinh khắc sâu các khái niệm, nhận định vào tâm hồn Nó
Trang 22đòi hỏi khả năng của giáo viên biết dồn nén vao trong vài câu bình mà toát lên được cái “¿hân ” của tác phẩm hoặc tập hợp tác phẩm dẫn chứng gây một xúc cảm lắng đọng trong học sinh Khi giới thiệu các khái niệm, phân tích diễn giảng, lí giải các nhận định có thể sử dụng cách điễn đạt hình tượng dựa trên tư đuy hình tượng Điều này thể hiện ở những đoạn văn có sử dụng những từ ngữ, hình ánh bóng bảy, trau chuốt giàu sức gợi hình
Chang han, khi danh gia vé van phong của Hồ Chí Minh, Tố Hữu nhận xét: “Văn phong Hỗ Chí Minh là tiêu biểu rõ ràng nhất của văn chương mới theo phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng Văn Hồ Chủ Tịch bao giờ cũng bình dị và sâu sắc, sáng rõ và gọn gàng, mãnh liệt và đầm ấm thiết thực mà bóng bảy, lắm khi hài hước mà vẫn giữ mức trang nghiêm soi vào trí thắm vào long của nhân dân như ảnh sáng mùa xuân ấm áp Nó kết hợp một cách kì diệu những tư tưởng khoa học với điệu cảm, cách nói của dân lộc.”
[21.437]
Chính những cách diễn đạt kiểu như vậy trong Văn học sử đã gây ấn
tượng sâu đậm, lâu bền trong kí ức học sinh Điều đó cũng đồng nghĩa với
việc học sinh có thể phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng cần thiết trong các giờ Văn học sử
Đề làm rõ nhận định trên giáo viên có thể dẫn ra một số tác phẩm văn chính luận của Bác như: Tuyên ngôn độc lập, Lời than văn của bà Trưng
Trắc, Con Rồng Tre, Vi hành để thấy được tính “dân tộc, khoa học, đại
chúng” đồng thời còn là những áng văn chính luận mẫu mực có giá trị hết sức to lớn của Người
Có thể thấy, một trong những điểm khác biệt của văn bản Văn học sử với các loại văn bản nghệ thuật khác thể hiện ở sức khái quát, trừu tượng của tri thức Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đọc, khám phá, đánh giá để hiểu sâu sắc và trọn vẹn văn bản Văn học sử Muốn làm được điều đó
Trang 23Khoa Nyt van ớ #
đòi hỏi giáo viên phải tìm ra cách truyền đạt có hiệu quả nhất Phương pháp
đọc — hiểu đưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên sẽ giúp học sinh bóc trần
những lớp vỏ đa nghĩa, trừu tượng từ những dẫn chứng cụ thể sẽ soi sáng cho những nhận định, khái niệm mang tính khái quát cao Học sinh sẽ chuyên được những tri thức từ văn bản Văn học sử vào sự tiếp nhận của chính mình 2 Những tri thức cơ bản trong bài học tác gia Nguyễn Ái Quốc —- Hồ Chí Minh
2.1 Tri thức khái quát
Theo Từ điển tiếng Việt của GS Đào Duy Anh thi “Tri thirc khái quát là những hiểu biết có hệ thống mang tính chung nhất cho một loạt sự vật, hiện tượng phải có mối liên hệ nhất định ” [1.56]
Trong Văn học str, theo GS Phan Trong Luan thi “tri thirc khái quát bao gầm chú yếu là các nhận định Văn học sử (giai đoạn, xu hướng, tác giả,
thể loại, tác phẩm) ”[17.32] Đồng tình với cách hiểu trên TS Nguyễn
Trọng Hoàn cũng cho rằng: “7?¡ thức khái quát là những nhận định, nhận xét
đánh giá, kết luận là kết quả khái quát nhất những giá trị văn học Nó nói lên
bản chất của các vấn đề văn học” [6.10]
Như vậy là các tác giả đều có chung một nhận định rằng tri thức khái quát trong các bài Văn học sử chính là những nhận định, nhận xét đánh giá về các sự kiện, hiện tượng văn học Vì nó là kết quả tổng hợp về các sự kiện, hiện tượng văn học nên nó bao hàm một lượng thông tin rất lớn, cô đọng, hàm súc và trừu tượng Nắm được tri thức khái quát tức là đã nắm được chân giá trị của các sự kiện, hiện tượng văn học
Cấp độ khái quát lớn nhất trong bài học tác giả là những nhận định về vai trò, vị trí của tác gia trong giai đoạn tác gia sống và sáng tác cũng như trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc Tri thức khái quát ở cấp độ nhỏ sẽ là những nhận xét, đánh giá về tác phẩm được giới thiệu như một minh chứng
cho sự nghiệp sáng tác của tác gia
Trang 24
Trong bài học về tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có thể xem đây là nhận định khái quát nhất: “Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại một đi sản văn học lớn lao về tầm vóc, tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật ”[13.25]
Nhận định trên đã thâu tóm được vai trò, vị trí không thể thay thế được của Nguyễn Ái Quốc trong lịch sử văn học nước nhà
Không chỉ có những nhận định khái quát như vậy mà bài học về tác gia còn bao gồm những nhận định khái quát ở cấp độ nhỏ về tác phẩm Chẳng hạn, khi đánh giá về Nhật kí rong tù Đặng thai Mai đã nói “Đọc Nhật kí trong tù chúng ta thực sự cảm thấy đứng trước một thì sĩ và một con người cao cả vĩ đại ” hay có nhà phê bình đã từng nhận xét “7hơ Nhật kí trong tù có bài hỗn hậu trong trẻo như thơ dân gian, cũng có bài trang trọng bát ngát như thơ Đường, thơ Tống”, giữ cốt cách Á Đông mà thơ vẫn hiện đại, giản đị phong phú mà vẫn có phong cách riêng Nhật kí trong tù là một tập thơ có
nghệ thuật đặc sắc ” [21.43]
Trong các bài Văn học sử nói chung và bài học tác gia nói riêng thì
dung lượng tri thức khái quát là rất lớn Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn đã xác định đặc điểm bài khái quát giai đoạn văn học là “bao gồm một khối lượng kiến thức đô sộ, khái quát nhiều tằng bậc về những vẫn đề lón lao của nễn văn học đân tộc” [5.320] Bài học về tác gia cling vay, no bao gồm các nhận định, đánh giá về cuộc đời, đặc điểm con người, đặc điểm từng chặng đường sáng tác, những kết luận về vị trí tác gia trong giai đoạn và trong nền văn học
Những nhận định, đánh giá ấy sẽ đề cập đến các khái niệm lí luận, khái niệm
văn học sử như: quan điểm nghệ thuật, phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật cá nhân, nội dung tư tưởng, quan điểm thâm mĩ, các khái niệm về
hình thức và thé loại văn học (thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút ) Bởi vì,
một trong những yêu cầu quan trọng của bài học tác gia là phải hình thành
Trang 25Khoa Nyt van ớ #
khái niệm lí luận văn học cho học sinh Vì vậy, trong các bài học tác gia có
những phần, những đoạn biên soạn về chức năng thì phân biệt được tri thức khái quát và tri thức cụ thể nhưng về bản chất thì đều là tri thức mang tính khái quát
Trong bài học về Tức gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có đoạn viết “Trong cuộc đời cách mạng của mình, khi ở nước ngoài cũng như ở trong nước vì nhằm vào những mục tiêu chính trị cụ thể khác nhau, Hỗ Chí Minh đã sáng tạo nên một sự nghiệp văn học rất phong phú gầm nhiều thể loại và phong cách khác nhau, khi viết bằng tiếng Pháp, khi viết bằng tiêng Hán, tiếng Việt Đáng chú ý nhất là các tác phẩm chính luận, truyện ngắn,
thơ ca và hôi kí” [21.334]
Ở ví dụ trên ta thấy ý đầu là tri thức khái quát nhất Các tri thức cụ thể
diễn giải ngắn gọn, phù hợp nhưng lại là những tri thức khái quát trên bình
diện khác
Vậy mục đích của việc đưa tri thức khái quát với dung lượng lớn vào
bài Văn học sử là gì? Không thể phủ nhận rằng tri thức khái quát có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó nói lên bản chất của sự kiện, hiện tượng văn học Kiến thức trong bài Văn học sử cũng như bài học về tác gia rất lớn nên người đọc không thể ghi nhớ kiến thức nếu chúng ton tại ở dạng cụ thé, chỉ tiết tủn
mủn Do đó, mục đích của tri thức khái quát là tiền đề quan trọng khi khám
phá, đánh giá các sự kiện văn học Vì vậy, để tăng cường những kiến thức vững chắc, có hệ thống về lịch sử văn học và lí luận văn học thì phải tăng cường kiến thức khái quát cho học sinh phổ thông
Đối với giáo viên, tri thức khái quát giúp cho người dạy xác định được trọng tâm bài giảng, các vấn dé bố sung, các khái niệm lí luận có liên quan cần được huy động trong bài giảng khi xác định tri thức khái quát cần truyền đạt thì giáo viên sẽ lựa chọn phương pháp cho phù hợp đề học sinh có thể tiếp nhận một cách nhanh nhất
Trang 262.2 Tri thức cụ thế
“Trị thức cụ thể trong bài văn học sử được hiểu là những trì thức ở dạng tr liệu, dẫn chứng mình họa cho kiến thức khái quát ”[4.11] Theo GS Phan Trọng Luận tri thức cụ thé 1a “tri thitc minh hoa cho những nhận định văn học sử hoặc tri thức về tác giả, tác phẩm có khi là những câu thơ, những đoạn trích” [17.33]
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu tri thức cụ thể là những dẫn chứng minh họa cho những nhận định khái quát và mức độ lí giải phụ thuộc
vào tri thức khái quát mà nó minh họa Khi minh họa tri thức khái quát về giai
đoạn thì tri thức về xu hướng là cụ thể Minh họa cho tri thức tác giả thì trí thức về tác phẩm là cụ thể Tính chất cụ thể, tiêu biểu của tác gia thể hiện qua
việc học khái quát tác phẩm Theo GS Phan Trọng Luận để “cắt nghĩa, đánh
giá một tác gia phải căn cứ vào tác phẩm của họ, để làm sáng tỏ sự thành bại của nhà văn chúng ta cần tìm hiểu mỗi quan hệ giữa tư tưởng lí luận và sáng tac cua tac gia” [17.87]
Đối với tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, cuộc đời của Người
đã trải qua hai thời kì lịch sử, sự nghiệp sáng tác mang tính “chuyén tiếp có tính phát triển ” từ thời kì đất nước bị nô lệ sang thời kì độc lập, tự do được giữ gìn, bảo vệ vô cùng cam go Việc xếp tác gia Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh vào thời kì 1931 — 1945 dù sau cách mạng tháng Tám, Bác vẫn tiếp tục sáng tác là một dụng ý có ý nghĩa, ngoài yêu cầu cần tập trung vào việc minh họa bằng các sáng tác trước 1945 đặc biệt là Nhật kí trong từ còn cần phải thấy rằng văn học như một hình thái ý thức thượng tầng có thê xuất hiện khi cơ sở xã hội của nó chưa đầy đủ Tuyên ngôn độc lập được coi là một trong những áng văn, văn kiện lịch sử tiêu biểu thê hiện quan điểm và tài năng của
Người Hồ Chí Minh quan niệm khi viết một tác phẩm trước hết phải xác
định “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?” sau đó mới xác định “Viết cái gì?” và
Trang 27Khoa Nyt van ớ #
“Viết như thế nào?” Như vậy, theo quan điểm của Người đối tượng và mục
đích quyết định nội dung và hình thức tác phâm Đối tượng và mục đích của
Tuyên ngôn độc lập là gì? Chúng ta thấy rằng ngay ở hai câu đầu, Người viết cho đồng bào cả nước và nhân đân thế giới với mục đích tuyên bố độc lập Nhưng đặt tác phẩm vào trong hoàn cảnh ra đời chúng ta sẽ thấy thêm một hiện thực khác Tuyên ngôn độc lập không chỉ hướng đến nhân dân thế giới chung chung mà đối tượng ở đây là bọn thực dân Pháp và đế quốc Anh, Mĩ
Hơn nữa, Tuyên ngôn độc lập không chỉ nhằm tuyên bố độc lập một cách đơn thuần mà còn nhằm bác bỏ những lí lẽ xảo trá nêu trên của bọn xâm lược, dư luận tiến bộ thế giới Xác định được mục đích, đối tượng như vậy chúng ta
sẽ thấy cả một hệ thống lí lẽ lập luận chặt chẽ đanh thép, chứng cứ xác đáng, thuyết phục hướng về đối tượng và mục đích ấy
Vậy mục đích của việc đưa tri thức cụ thể vào bài Văn học sử là gì? Tri thức cụ thể là cơ sở, nền tảng cho tri thức khái quát Tri thức khái quát không chỉ có thể hiểu một cách tường minh khi có tri thức cụ thể minh họa Học sinh nắm được tri thức khái quát bằng con đường diễn dịch hoặc quy nạp
dựa trên cơ sở hiểu biết về tư liệu tác phẩm, sự kiện hiện tượng văn học một cách chính xác Nếu không có kiến thức cụ thé thì kiến thức khái quát sẽ trở nên trừu tượng, thiếu khoa học Khi có kiến thức cụ thể, học sinh có thể hình dung, tái hiện đời sống văn hóa vào giờ Văn học sử thêm sinh động, có sức thuyết phục cao Chính vì vậy, các nhà phương pháp đặt ra yêu cầu đối với
người giáo viên là không “bê nguyên xi” kiến thức sách giáo khoa mà cần
phải “sinh động hóa” bài giảng của mình bằng những dẫn chứng tư liệu minh họa thật phong phú thì bài giảng mới mang đến sự thành cơng TS.Nguyễn Trọng Hồn khẳng định “Có /hể khắc sâu kiến thức bổ sung chứng làm sáng tỏ nhận định khái quát trong sách giáo khoa về tác gia” [6.331]
Trang 28Như đã nói ở trên, tri thức cụ thể chủ yếu là các tác phẩm văn chương, minh họa cho một giai đoạn văn học, thậm chí nhận định cho một nền văn học cũng có thé bang một tác phẩm hay hẹp hơn là một đoạn văn, câu thơ Thông qua tác phâm học sinh hiểu rõ hơn bản chất kì điệu của văn chương, tài năng sáng tạo của nhà văn và hình thành những năng lực hiểu biết văn học cho chính mình
Thông qua bài học về Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giúp
học sinh hiểu được “mội tâm hỗn lớn, một nhân cách lớn, một tài năng lớn,
một cá tính sáng tạo lón năm được văn phong Hỗ Chí Minh cũng là nắm được một cái chìa khóa để mở ra nhiều cánh cửa trong tòa lâu đài văn
chương của Người” [21.229] Do đó để “mở chìa khóa ” ấy không con đường nảo khác là phải dẫn dắt học sinh tiếp cận, tìm hiểu tác phâm Chẳng hạn như
khi học Nhật kí trong tù học sinh thấy được “bức chân dung tỉnh thần tự họa” của Người trong chốn lao tù đồng thời hiểu được phẩm chất cốt cách của một bậc “đại frí, đại nhân, đại dũng” Hay nói đến văn chính luận của Hồ
Chí Minh không thể không nhắc đến bản Tuyên ngôn độc lập Văn kiện
chính trị này không chỉ mang ý nghĩa lịch sử trọng đại mà còn là áng văn
chính luận tiêu biểu, mẫu mực
3 Chương trình Văn học sứ và thực trạng học sinh THPT khi tiếp nhận văn bản văn học sử
3.1 Chương trình Văn học sử và tâm lí học sinh lứa tuổi THPT
“Học sinh sau khi kết thúc lứa tuổi THCS bước vào tuổi thanh niên Đây được coi là giai đoạn phát triển được tính bắt đâu từ lúc dậy thì và kết
thúc khi bước vào tuổi người lón” [7.65]
Theo tâm lí học lứa tuổi, học sinh ở tuổi thanh niên có sự khác biệt về nội dung và tính chất của hoạt động học Sự khác nhau cơ bản không phải ở chỗ nội dung học tập ngày một sâu hơn, mà là ở chỗ hoạt động học tập của
Trang 29Khoa Nyt van ớ #
thanh niên học sinh đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thì cần phát triển tư duy lí luận
Đối với lứa tuổi này, các em đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực nhưng chưa phải là người lớn, tri thức của học sinh ở lứa tuổi này đã có sự phát triển về tính chủ định, khả năng tri giác có mục đích của các em đã đạt mức cao, các em có thể tự nhìn nhận các vấn dé va rút ra các kết luận cho riêng mình Không những vậy, hoạt động tư duy của các em cũng có sự thay đổi, các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trìu tượng một cách độc lập sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức
Ở bậc THPT, tri thức ở mức độ khái quát cao hơn bậc THCS, đòi hỏi học sinh tính năng động, tính độc lập cộng thêm sự phát triển của tư duy lí luận trong sự lĩnh hội tri thức
Ngoài hoạt động tích cực của học sinh thì vai trò của người giáo viên cũng hết sức quan trọng Người giáo viên ngoài trau dồi kiến thức cho mình còn cần tìm ra những phương pháp dạy học thích hợp, đạt hiệu quả cao
Ở nước ta, phương pháp đọc — hiểu là phương pháp đã và đang được sử dụng phổ biến trong chương trình giảng dạy Và nó thực sự ngày càng phát huy hiệu quả trong hoạt động dạy và học
Ở tiểu học, học sinh được rèn luyện kĩ năng đọc qua yêu cầu hiểu nghĩa của các từ thông thường, năm được ý chính của đoạn, nhận xét về hình ảnh, nhân vật
Đến bậc trung học cơ sở, học sinh hoàn thiện các yêu cầu đọc qua hệ thống câu hỏi đọc -— hiểu, phát triển theo trục chính là đặc trưng thể loại, có tính đặc trưng về đặc điểm lịch sử văn học
Lên bậc trung học phố thông, các em tiếp tục phát triển những yêu cầu về đọc của trung học cơ sở qua hệ thống câu hỏi đọc — hiểu của phần hướng
Trang 30dẫn học bài Ở bậc học này các em được định hướng chú ý nhiều hơn đến đặc điểm lịch sử văn học và thể loại văn học
Như vậy, ở từng bậc học gắn liền với đặc điểm về trình độ của học sinh
mà có những phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo
Phân môn Văn học sử là một phân môn khá quan trọng, trước hết nó gắn liền chặt chẽ với việc lựa chọn các tác giả, tác phẩm Ngoài ra, nó còn là cơ sở cho việc dạy học tập lí luận văn học, tạo điều kiện để gắn dạy văn và tiếng Việt
Việc tìm ra phương pháp mới giảng dạy phân môn này vừa tạo hứng thú cho học sinh vừa đảm báo thời gian và truyền thụ kiến thức của giáo viên là
điều cần thiết
3.2 Thái độ của học sinh THPT khi tiếp nhận Văn học sử
Như trên vừa trình bày, học sinh THPT với sự phát triển, thay đổi về tâm sinh lí cũng như nhận thức Thái độ của học sinh THPT khi tiếp nhận văn học sử như thế nào?
Phân môn Văn học sử cùng với những phân môn tiếng Việt, tập làm văn góp phần hoàn thiện kiến thức không chỉ đối với riêng bộ môn văn mà nó thực sự đã trở thành một môn học công cụ giúp các em có thé sống và tồn tại được Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, thực trạng học sinh không thích học văn nói
chung trong đó có Văn học sử nói riêng hiện nay rất đáng báo động Không
những vậy, thực tế cũng chứng minh rằng phần lớn những kiến thức trong bài Văn học sử khô khan và khó tiếp nhận Hơn nữa, chương trình Ngữ văn mới lại có sự giảm tải về số tiết học Văn học sử song nội dung kiến thức bài học lại đặt ra yêu cầu cao hơn Trong khi đó, thực tế cũng cho thấy nhiều học sinh học văn chưa hoàn toàn yêu văn mà thậm chí nếu có thích học văn lại không phải do những giờ Văn học sử mang lại Đó là một thực tế rất đáng lo ngại
Một điểm nữa cũng rất đáng quan tâm là đa phần học sinh không gắn liền được mối quan hệ giữa tri thức Văn học sử và tác phâm văn học cụ thể
Trang 31Khoa Nyt van ớ #
Sự tách bạch giữa hai loại tri thức này khiến cho các em thiếu đi cái nhìn khái quát và biện chứng đối với một hiện tượng văn học mà các em đang khám phá Hơn nữa, trong quan niệm của các em, Văn học sử như những tiết học đảm bảo đúng theo phân phối chương trình và các em chỉ học và đọc những bài dạy về Văn học sử với tính chất bắt buộc
Khảo sát cũng cho thấy chính những giáo viên khi dạy những tiết học về văn học sử cũng tỏ ra không mấy hứng thú, say mê Cũng do sự hạn định về thời lượng lên lớp nên giáo viên chỉ có thể đưa ra những nhận định, những
luận điểm khái quát nhất, trừu tượng và khó hiểu cho học sinh mà lại ít có thời gian để minh họa, mở rộng thêm đề học sinh hiểu cặn kẽ, tỏ tường
Bài học Văn học sử không thu hút hứng thú của học sinh điều đó khơng
hồn tồn do thầy giáo mà cũng không hắn từ phía học sinh Van dé 6 day là
làm sao tìm ra một phương pháp giảng dạy phân môn này một cách thích hợp nhất vừa đảm bảo thời gian truyền thụ kiến thức mà còn kích thích được sự thích thú, say sưa của học sinh
Trang 32
TÁC GIA NGUYÊN ÁI QUỐC - HÒ CHÍ MINH
1 Cấu trúc bài học tác gia Nguyễn Ái Quốc —- Hồ Chí Minh
Trong chương trình môn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay kiểu bài tác gia không nhiều so với chương trình cũ Tuy nhiên, bài học về tác gia vẫn chiếm một vị trí quan trọng Chương trình đã phân bố số lượng các bài học về
tác gia từ lớp 10 đến lớp 12 gồm có sáu tác gia lớn theo từng giai đoạn Riêng
chương trình lớp 12 các em cần nắm được hai tác gia lớn tiêu biểu cho văn
học Việt Nam giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Tố Hữu Ở bài luận này, đối tượng
nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn ở phần I của bài học Tuyên ngôn độc lập - tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Phần I - tác gia Nguyễn Ái Quốc có cấu trúc như sau: I.Vài nét về tiểu sử II Sự nghiệp văn học 1 Quan điểm sáng tác 2 Di sản văn học 3 Phong cách nghệ thuật IIL Kết luận
Ở mục I, sách giáo khoa Ngữ văn và sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao đã có sự thống nhất về các mặt nội dung: đều nêu lên những nét chính trong tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh như năm sinh, danh tính, quê
quán, quá trình hoạt động của Người Ở mục II - Sự nghiệp văn học - tuy có sự thống nhất về tên gọi song lại có cách phân chia giữa các phần khác nhau để phù hợp với từng đối tượng học sinh Trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, ở phan di sản văn học chương trình đã chia ra thành các mục nhỏ: văn chính
Trang 33Khoa Nyt van ớ #
luận, truyện và kí, thơ ca Ở mỗi mục đều có phần giới thiệu khái quát sau đó là kế tên một vài sáng tác tiêu biểu Với việc phân chia như vậy, học sinh sẽ
tiếp thu bài học một cách dễ dàng
Ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12 nâng cao, đo phân phối chương trình có sự thay đổi, bài học về tác gia được học sau khi các em đã được học về tác phẩm Điều này cũng không khó lí giải bởi đối với học sinh ở lớp chuyên, lớp chọn việc tiếp thu bài học như vậy lại rất phù hợp, giúp cho các em được củng cố sâu hơn về bài học sau khi đã học xong tác phẩm Điều đó cũng có nghĩa sách giáo khoa Ngữ văn 12 đã cụ thể hóa hơn về các đặc điểm nội dung trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh Ngoài ra, ở sách giáo khoa Ngữ văn 12 còn có phần đánh giá vị trí Văn học sử của tác
gia này và có thêm phần kết luận
Trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 nâng cao, do yêu cầu kiến thức cao
hơn nên chương trình không thiên về việc trình bày mà đòi hỏi các em còn phải nghiên cứu tìm hiểu các tác phẩm Từ đó mà học sinh hiểu sâu hơn về tác giả Bài học về tác gia không những góp phần củng cô những hiểu biết về tác giả mà còn cho các em một cái nhìn thấu đáo về tác phẩm Do đó đòi hỏi học sinh không chỉ đọc trong sách giáo khoa mà còn phải tìm hiểu thêm ở bên ngoài đề tích lũy thêm kiến thức của bài học
Với dung lượng kiến thức không nhỏ lại được quy định bởi thời gian dành cho bài dạy là một phần của bài học tác phẩm Tuyên ngôn độc lập (Nguyễn Ái Quốc - tiết 4 — sách giáo khoa Ngữ văn 12); một tiết (tiết 7 — sách giáo khoa Ngữ văn 12 nâng cao) căn cứ vào bố cục chương trình người giáo viên sử dụng phương pháp tối ưu để dạy từng phần của bài học giúp học sinh
chủ động làm việc với sách giáo khoa
2 Thiết kế giáo án thử nghiệm bài dạy tác gia Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh
Trang 34Tiết4: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
PHAN 1: TAC GIA NGUYEN AI QUOC — HO CHÍ MINH
ASS 28 28S a 2 2S aS 2s 2S fe 2 2S 2S fe 2s 2s fe 2s 2s fs 2 2 2s 2s 2s 2s ag 2 2 hg 2 2 2K 2k 2
I Muc tiéu can dat : 1 Kiến thức :
- Nắm được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác
và những đặc điểm cơ bản của văn thơ Hồ Chí Minh
- Hiểu được những đặc điểm chung nhất trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
2 Kĩ năng : Tóm tắt khái quát văn bản thuyết minh
3 Giáo dục: Ý thức trân trọng, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp văn học của
Hồ Chí Minh
H Phương pháp :
- Phuong phap phat van
- Phuong phap thuyét trinh - Phuong phap thao luan
- Phuong phap néu van đề III Phuong tién :
- SGK, SGV, tai liéu tham khảo, thiết kế bài học
- Máy chiếu, băng hình, tư liệu về Hồ Chí Minh
IV Tổ chức dạy học : 1 Ôn định :
2 Kiểm tra bài cũ :
Trình bày cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí 2
3 Bài mới :
Hồ Chí Minh — vị cha già kính yêu của dân tộc — chúng ta không chỉ tự
hào vì Người là một lãnh tụ kiệt suất mà cả dân tộc ta, đất nước ta, mỗi thời ,
mỗi người đều có quyên tự hào vì chúng ta còn có một nhà thơ, nhà văn , nhà chính trị tài ba lỗi lạc Bài học hôm nay SẼ cung cấp cho các em một cải nhìn
Trang 35
khái quát nhất về Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Từ đó, làm cơ sở
giúp các em hiệu sâu sắc hơn về tác phẩm của Người Thời gian 6 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động I: Đọc - hiểu mục I - Vài nét về tiểu sử Việc làm 1: hướng dẫn học sinh đoc - hiểu những nét chính về tiểu sử của Hồ Chí Minh GV: Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời Hồ Chí Minh ? HS: - Hoạt động cá nhân - Đọc, nêu những nét khái quát GV: bé sung
- Nam 1990, nhah dyxp kl niem 100 nam ngay sinh cua HofChs Minh, Tokchl c Giao duu, Khoa hou va~Van hoa Lieh hzp quog (UNESCO) wa{ghi nhap va~suy toh Ngl z+ la~Anh huag giai phong dah tog, danh nhah vap hoa Nội dung cần đạt I.Vài nét về tiểu sử - Nam sinh: 1890 — 1969 - Quê hương: Kim Liên - Nam Đàn — Nghệ An - Gia đình: nhà nho yêu nước - Bản thân: + 6 -1911, ra nước ngoài tìm đường cứu nước
+1918, tham gia Đảng Xã hội Pháp và thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước
+1919, thay mặt những người Việt Namyêu nước ở Pháp gửi tới hội nghị hoà bình ở Véc-xay bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, kí tên
Nguyễn Ái Quốc
+ 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia
đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp
+ 1923-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ
yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan + 3-2-1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Hồng Kông) + 1941, Người về nước thành lập mặt trận Việt Minh
+ 2-9-1945, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Tiếp đó người lãnh đạo hai
Trang 368 phút Việc làm 2: hướng đẫn nhận xét khái quát
GV: Em hãy nhận xét khái quát
cuộc đời của Người ?
HS: suy nghĩ,trả lời GV: kết luận, bô sung
Hoạt động 2: Đọc - hiểu mục II- Sự nghiệp văn học
Việc làm 1: hướng dẫn học sinh
đọc - hiểu quan điểm sáng tác
văn học của Hồ Chí Minh GV: Trình bày những nét chính về quan điểm sáng tác văn học của Hỗ Chí Minh ? HS: - Thảo luận nhóm - Cử đại diện trình bày ý kiến GV: nhận xét, bổ sung
Quan điểm sáng tác của Bác luôn nhất quán.Tuỳ từng trường hợp mà người vận dụng phương châm đó theo những cách khác
nhau Vì thế tác phẩm của Người
chẳng những có tư tưởng sâu sắc,
nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động đa dạng
-> Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu
nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam Người là Anh hùng giải
phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Đóng góp to lớn nhất của Người
đối với đất nước là sự nghiệp cách
mạng Bên cạnh Hồ Chí Minh - nhà
cách mạng, còn có Hồ Chí Minh - nhà van, nhà thơ, nhà văn hoá lớn
II Su nghiép van hoc
1 Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
a Văn chương phải là vũ khí chiến đấu
phụng sự cho sự nghiệp cách mạng:
- Quan điểm này được thể hiện trong
bài “Cẩm tưởng đọc thiên gia thí” :
*Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
-Về sau, Người khẳng định: “Văn hoá
văn nghệ là mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy ”
b Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục
đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định
nội dung, hình thức của tác phẩm Người luôn đặt câu hỏi “Viết cho ai ?”, “Viết để làm gì?”, sau đó mới quyết
định “Viết cái gì”, “Viết như thế nào?”
c Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính
chân thật và tính dân tộc của văn học
* Chân thật:
- Nội dung: phải miêu tả cho hay cho
chân thật, cho hùng hồn những hiện thực phong phú của đời sống và phải
Trang 37
Khoa Nyt van ớ #
9 phút
Việc làm 2: hướng dẫn học sinh đoc- hiểu các sáng tác chính của Hồ Chí Minh GV: Trình bày các thể loại sáng tác của Hỗ Chí Minh, kể tên tác phẩm và những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm ? HS: đọc, cử đại diện trình bày ý kiến
giữ cho tình cảm chân thật
- Nghệ thuật: ngôn từ trong sáng, giản di, dễ hiểu, đảm bảo sự trong sáng của
tiếng Việt; phải thể hiện được tỉnh thần của nhân dân và được nhân dân yêu thích
* Dân tộc:“Nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc”, đông thời đề cao sự
sáng tạo của nghệ sĩ
2 Sáng tác của Hô Chí Minh
- Hồ Chí minh để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong
phú về thể loại và đa dạng phong cách nghệ thuật
a Văn chính luận
- Bản án chế độ thực dân Pháp
(1925): với bằng chứng xác thực, lời văn sắc bén, cuốn sách đã tố cáo tội ác và sự lừa dối của Thực dân Pháp với nhân dân các nước thuộc địa
- Tuyên ngôn độc lập (1945): vạch rõ tính chất tàn bạo của thực dân Pháp, tố
cáo chúng hai lần bán nước ta cho
Nhật; chỉ rõ nhân dân ta giành được
độc lập từ tay Nhật, để tuyên bố cắt đứt
mọi ràng buộc mà thực dân Pháp đã áp
đặt cho Việt Nam; khẳng định dân tộc
Việt Nam có quyền hưởng độc lập tự
do
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
(1946), Không có gì quí hơn độc lập tự đo (1966) Những văn kiện này được viết trong giờ phút thử thách đặc biệt của dân tộc, văn phong vừa hào sảng,
vừa tha thiết
- Di chúc (1969): bản di chúc là lời căn đặn tha thiết chân tình với đồng bào,
đồng chí vừa mang tính chiến lược ,
vừa thấm đượm tình yêu thương con người
Trang 38
GV: Nhận xét chung về văn chính luận của Hồ Chí Minh ? HS: - Hoạt động độc lập - Trình bày ý kiến
GV: Yêu cầu học sinh khác nhận xét, bố sung sau đó kết luận
GV: Nguyễn Ái Quốc viết những truyện ngắn nào? Nội dung cơ bản của những truyện ngắn đó? HS: Dựa vào sách giáo khoa trình bày ý kiến GV: Những tác phẩm kí tiêu biểu và giá tri tư tưởng ? HS: đọc, trả lời GV: Kể tên những tác phẩm thơ của Hồ Chí Minh và giá trị nội dung, nghệ thuật? HS: đọc, phát hiện, trả lời GV bổ sung: hoàn cảnh sáng tác tập Nhật Kí trong tù: HCM đã
sáng tác tập thơ trong thời gian
bị giam giữ tại Quảng Tây dưới chính quyền Quốc dân Đảng
Trung Quốc từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943
- Một số chùm thơ Người làm
* Văn chính luận HCM giàu chất trí tuệ do đó bao giờ cũng ở thế chủ động, mạch văn chính luận sắc sảo, thuyết phục
* Văn chính luận HCM cũng giàu tính luận chiến, liên tục tấn công kẻ thù ,
vạch trần âm mưu của TD Pháp và đế
quốc MI trong hai cuộc chiến tranh xâm lược
b Truyện và kí
- Truyện: Pa-ri (1922), Lời than vấn
của bà Trưng Trắc (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Con người biết mùi hun
khói (1922), Con rùa (1922), Vị hành (1923), Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Cháu (1925)
* Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến, tay sai đối với nhân dân lao động
các nước thuộc địa, đông thời đề cao
tấm gương yêu nước và cách mạng
* Tạo được những tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, sắc sảo
- Ki: Nhật ki chim tau (1931), Vừa di
đường vừa kể chuyện (1963)
c Thơ
- Nhật kí trong tù được Bác viết trong
thời gian bị giam giữ tại Quảng Tây -
Trung Quốc Tập thơ đã ghi lại một cách chân thực, chi tiết bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân Đảng và
một phần XH Trung Quốc; đồng thời
phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp
của người chiến sĩ cách mạng
- Ngoai ra con phải kể đến một số chùm thơ: 7hơ Hỗ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hỗ Chí Minh
Trang 39
Khoa Nyt van ớ # 7 phút ở Việt Bắc từ 1941-1945 và trong kháng chiến chống Pháp hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển và viết bằng chữ Hán Đây là bằng chứng của một tài thơ lớn, một tâm hồn nghệ sĩ phong phú, tính tế trước vẻ đẹp của tạo vật và tình TEƯỜI
Việc làm 3: hướng dẫn học sinh đọc - hiểu phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh GV: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh? HS: - Thảo luận - Cử đại diện trình bày ý kiến GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung HS: nhận xét GV: kết luận, bố sung
Nhìn chung , ở mỗi thể loại văn học HCM đều tạo được những nét phong cách riêng độc đáo hấp dẫn 3 Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh - HCM có phong cách nghệ thuật hết sức phong phú và đa dạng + Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chế, lí lẽ đanh thép, bằng
chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận
chiến và đa dạng về bút pháp Văn
chính luận mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh Giọng văn đa dạng : khi ôn tồn, thấu tình đạt lí; khi đanh
thép, mạnh mẽ, hùng hồn
+ Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện
tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén Tiếng cười trào phúng tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thuý sâu cay
+ Thơ ca:
* Những bài thơ nhằm mục đích tuyên
truyền cách mạng được viết với nhiều hình thức khác nhau: bài ca, bai vé, tho
châm ngôn, tục ngữ, thơ chúc tết Lời
lẽ giản dị, mộc mạc dễ nhớ, mang màu
sắc dân gian hiện đại
* Những bài thơ nghệ thuật : được viết
bằng chữ Hán , mang đặc điểm của thơ cổ phương đông với sự kết hợp hài hoà
giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện
đại
Trang 40
2 phut 3 phút GV: Rút ra nhận xét về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh? HS : suy nghĩ, trả lời GV: nhận xét, bổ sung Hoạt động 3: kết luận Việc làm 4: hướng dẫn học sinh nhận xét , kêt luận GV: Em hãy rút ra nhận xét khái quát nhất vé tac gia Ho Chi Minh? HS: Suy nghĩ, trả lời Hoạt động 4: luyện tập
Câu hỏi I: Bác Hồ đã cùng với
gia đình sống ở Huế trong thời gian nào?
- Đáp án B
Câu hỏi 2: Bác Hồ đã cùng với gia đình sống ở Thùa Thiên Huế ở những địa điểm nào? - Đáp án C Câu hỏi 3: Bác HÀ từ nước ngoài về nước đề hoạt động cách mạng -> Phong cách nghệ thuật HCM vừa phong phú, đa dạng thống nhất Đó là lối viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể
hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc
nhất tư tưởng và tình cảm của người cầm bút
II Kết luân