1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy môn khoa học lớp 4

64 4,4K 19
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 9,52 MB

Nội dung

Trang 1

MUC LUC

Phần 1:Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu 2 3 4 5 Phạm vi nghiên cứu

6 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 7 Giả thuyết khoa học

8 Phương pháp nghiên cứu 9 Cấu trúc đề tài Phần 2: Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 1 Cơ sở lí luận 1.1 Định hướng đôi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học 1.2 Phương pháp thí nghiệm

1.3 Môn Khoa học Lớp 4 và vấn đề sử dụng phương pháp thí nghiệm 1.4 Vai trò của phương pháp thí nghiệm trong việc vận dụng dé dạy môn Khoa học lớp 4

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Nhận thức của giáo viên về phương pháp thí nghiệm

2.2 Mức độ và hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp, hình thức tô chức đạy học môn Khoa học lớp 4

2.3 Mức độ và hiệu quả của việc dạy học môn Khoa học bằng phương pháp thí nghiệm

Trang 2

2.5 Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp thí nghiệm

trong dạy môn Khoa học 4 »

Chương 2: Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn 27 Khoa học lớp 4

1 Các nguyên tắc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy môn 27 Khoa học lớp 4

1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 27

1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính an toàn thí nghiệm 27

1.3 Nguyên tắc đám bảo tính trực quan 27

1.4 Nguyên tắc thống nhất giữa vai trò tự giác tích cực của học sinh 28 và vai trò chủ đạo của giáo viên

1.5 Nguyên tắc đâm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và 20 vừa sức riêng 2 Đề xuất qui trình sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy môn 20 Khoa học Lớp 4 3 Một số bài trong môn Khoa học Lớp 4 sử dụng phương pháp thí 31 nghiệm 4 Thiết kế một số bài trong môn Khoa học lớp 4 sử dụng phương 34 pháp thí nghiệm

4.1 Kế hoạch bài học: Nước có những tính chất gì? 34

4.2 Kế hoạch bài học: Bóng tối 42

4.3 Kế hoạch bài học :Âm thanh 50

Phần 3: Kết luận 58

Trang 3

LOI CAM ON

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học Su pham Hà Nội 2, các thay cô giáo trong khoa Giáo duc Ti iéu hoc da tao điều kiện trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S.Phạm Quang Tiệp, người đã hướng dẫn, động viên, tận tình giúp đỡ tôi hồn thành khố luận này

Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cdc thay cô giáo, các em học sinh trường Tiểu học Liên Minh, Tiểu học Sóc Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thục tế

Do thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế chắc chắn đề tài của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thay cô giáo và các bạn để khoá luận này hồn thiện hơn

Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình Những số liệu và kết quả trong khoá luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác

Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên

Trang 5

PHU LUC 1 Phiéu diéu tra

Xin thay( cô) cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: Câu 1: Thầy ( cô) hiểu thế nào về phương pháp thí nghiệm?

L1 Phương pháp thí nghiệm là phương pháp mà học sinh và giáo viên cùng sử dụng dụng cụ thí nghiệm để tái tạo lại những hiện tượng trong thực tế

L1 Phương pháp thí nghiệm là phương pháp tái tạo lại những hiện tượng xảy ra trong thực té dé học sinh tiếp thu những khái niệm khoa học

L] Phương pháp thí nghiệm là phương pháp giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng cụ tái tạo các hiện tượng đã xảy ra trong thực tế để tìm hiểu và rút ra những kết luận khoa học

Câu 2: Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học sau vào dạy môn Khoa học lớp 4 không?

STT Thường | Thỉnh T _ | Chua bao

Cac phuong phap day hoc Hiém khi -

xuyên | thoảng giờ I | Thuyết trình Thảo luận nhóm Dạy học theo dự án Dạy học nêu vân đê Phương pháp thí nghiệm Nw tị weld Cac phuong phap day hoc khác (vui lòng ghi rõ)

Câu 3.Trong dạy học môn khoa học lớp 4 thây(cô) thường sử dụng phương

pháp thí nghiệm ở mức độ như thế nào?

L1 Thường xuyên L] Thỉnh thoảng

Trang 6

L] Chưa bao giờ

Trang 7

MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc về văn hóa và công nghệ, có trình độ chuyên môn

cao, tự chủ và sáng tạo Vì thế đào tạo nhân lực và bồi đưỡng nhân tài là việc

mà mỗi quốc gia đều quan tâm chú ý Đất nước ta đang trong quá trình tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, nguồn lực con người và vai trò to lớn của giáo dục đã được ghi rõ trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII: “ Muốn

tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo

dục- đào tạo, phát huy nguồn lực con người”

Giáo dục là mối quan tâm của toàn xã hội đặc biệt là giáo đục Tiểu học, vì đây là bậc học nền tảng hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và kỹ năng, đặt nền móng vững chắc cho các bậc học trên Muốn làm được điều này chúng ta phải tiến hành đồng bộ những vấn đề của bậc Tiểu học, phải có nội dung và phương pháp thích hợp, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một xu thé tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay Đồi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập phát huy sự tự chủ, sáng tạo của học sinh

Thực tiễn trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, nền giáo dục nước ta van ton tai những hạn chế nhất định Thực trạng dạy học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục của nước nhà, dẫn đến chất lượng dạy học còn thấp Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là chất lượng việc sử dụng, vận dụng phương pháp dạy học chưa tốt, chưa thực sự hiệu quả Vì thế việc sử đụng các phương pháp dạy học như thế nào để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là một vấn đề đáng quan tâm

Trang 8

Môn Khoa học cung cấp cho các em những kiến thức đó Đó là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực đạo đức của con người Đáp ứng mục tiêu của hệ thống giáo dục và giáo dục Tiểu học chương trình môn Khoa học đề ra mục tiêu môn học phải khơi dậy tính tích cực trong hoạt động của học sinh Người giáo viên phải hình thành ở học sinh tri thức môn học đồng thời cũng phải hình thành niềm tin khoa học cho các em Trên cơ sở đó đòi hỏi hoạt động tô chức, hướng dẫn của giáo viên phải hướng tới hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng học tập của học sinh Học sinh phải được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát triển tối đa thông qua hoạt động học tập Khi tổ chức học sinh học tập phải sử đụng phối hợp linh hoạt các phương pháp có tác dụng phát huy tính tích cực của người học như phương pháp nhóm, phương pháp nêu van đề v.v

Đặc biệt, dạy học môn Khoa học với nhiều chủ đề đa dạng luôn đòi hỏi tính đầy đủ và chính xác của những tri thức khoa học và người giáo viên phải lam thé nao dé hình thành niềm tin khoa học sâu sắc ở học sinh Có nhiều biện pháp và con đường như phương pháp quan sát, phương pháp nêu vấn đề nhưng phương pháp tỏ ra hiệu quá và gây ấn tượng sâu sắc ở học sinh là phương pháp thí nghệm Đây là phương pháp dạy học đặc trưng phù hợp với những nội dung khoa học Nhưng sử dụng phương pháp thí nghiệm như thế nào để không còn tình trạng giáo viên độc diễn và phát huy được tính tích cực của học sinh là điều đáng quan tâm Vì thế tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy môn Khoa học lớp 4” để tìm hiểu và nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Trang 9

3.Đối tượng nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4 bằng phương pháp thí nghiệm theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh

4 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4 5 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 6 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu định hướng đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học hiện nay

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp thí nghiệm, thực trạng sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4

- Đề xuất quy trình dạy học môn Khoa học lớp 4 bằng phương pháp thí nghiệm theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh

7 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy môn Khoa học lớp 4 theo quy trình đề xuất sẽ góp phần nâng cao việc dạy và học môn Khoa học lớp 4

8 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận - Phương pháp điều tra nghiên cứu số liệu - Phương pháp quan sat

- Phương pháp trò chuyện 9 Cấu trúc của đề tài

Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Nội dung

Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Trang 10

NOI DUNG

CHUONG 1: CO SO Li LUAN VA THUC TIEN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học

1.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học

Hêghen quan niệm: “ Phương pháp là cách thức làm việc của chủ thể, cách thức này phụ thuộc vào nội dung vì phương pháp là sự vận động bên ngoài của noi dung”

Thuật ngữ phương pháp dạy học bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Method có nghĩa là con đường để đạt được mục đích dạy học Theo đó phương pháp dạy học là con đường để đạt được mục đích dạy học

Phương pháp dạy học là hình thức, cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục đích dạy học

Phương pháp dạy học đặc trưng bởi tính chất hai mặt gồm hoạt động của thầy và trò Hai hoạt động này tồn tại tiến hành trong mối quan hệ biện chứng, trong đó hoạt động của thầy giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của trò chủ

động (tự tổ chức, tự điều khiến hoạt động)

1.1.2.Sự cần thiết phải đỗi mới phương pháp dạy học ở Tiếu học

Trang 11

1.1.2.1.Cơ sở lý luận đỗi mới phương pháp dạy học

Cơ sở lý luận của đối mới phương pháp day học chủ yếu dựa vào những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực khoa học giáo dục, dưới đây là một số nét chính

Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu đối tượng như một hệ thống và toàn

vẹn, phát triển sinh động, tự hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết

mâu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố tạo ra Mối

quan hệ thầy trò, phương tiện điều kiện dạy học, mục đích, nội dung và

phương pháp dạy học với quá trình kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học có quan hệ phụ thuộc với nhau Toàn bộ quá trình dạy học chịu ảnh hưởng

của môi trường kinh tế, xã hội

Quá trình dạy học tiếp cận nhân cách: Thầy và trò là chủ thể của mối quan hệ trong quá trình dạy học Quá trình dạy học muốn phát triển nhân cách phải qua sự thống nhất ba mặt đó là tính riêng biệt, độc đáo của cá nhân, hoà đồng các mối quan hệ liên nhân cách, ảnh hưởng của nhân cách tới xã hội, cộng động Đối với phương pháp dạy học theo cách này là phát triển 3 mặt nêu trên của nhân cách

Quá trình dạy học theo cách tiếp cận hoạt động: Quá trình dạy học phải coi hoạt động là bản chất của mình, tức là giáo viên tổ chức cho học sinh

được hoạt động và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đồng thời hình thành

nhân cách cho học sinh

Công nghệ dạy học: Tư tưởng công nghệ dạy học được thể hiện ở 3 điểm sau: Chuyển hoá vào thực tiễn dạy học thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tố chức thông qua xử lý về mặt sư phạm sử dụng tối đa, tối ưu phương tiện kỹ thuật hiện

đại, đa kênh, đa hình vào dạy học Thiết kế được kế hoạch đạy học mới vận

Trang 12

Thuyết dạy học cộng tác: Theo thuyết này dạy có chức năng thiết kế, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra quá trình đạy học Hai hoạt động này thống nhất với nhau nhờ sự cộng tác Đây là yếu tố cơ bản duy trì, phát triển sự thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học là yếu tố dẫn đến chất lượng cao của dạy tốt và học tốt

1.1.2.2 Cơ sở thực tiễn của đỗi mới phương pháp dạy học

Dân tộc ta đang trên biến lớn của sự hội nhập toàn cầu, bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đôi (sự phát triển nhảy vọt của khoa học cơng nghệ, xu thế tồn cầu hóa mạnh mẽ, đường lối đổi mới và sự chuyền dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế của đất nước thời kỳ hội nhập) Vì vậy bên cạnh việc học tập, kế thừa thành quả khoa học của nhân loại, chúng ta cần đi trước đón đầu, cần phải đổi mới tư duy, đối mới phương pháp làm việc hoc tập

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc cho việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học Việc sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ sẽ làm thay đối hiệu quả quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học

Một vấn đề quan trọng nữa là sự đối mới của chương trình Tiểu học và bậc Tiểu học là bậc học nền tảng nên sự đôi mới càng cần thiết và quan trọng

Chính vì vậy đã từ nhiều năm nay giáo dục Tiểu học đã có những thay đổi

mạnh mẽ

Trang 13

Về nội dung: Nội dung chương trình được soạn thảo hiện đại, tỉnh

giản, thiết thực và cập nhật sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế xã hội, tăng cường thực hành vận dụng, gắn bó với thực tiễn Việt Nam, tiến kịp trình độ phát triển chung của số đông học sinh tạo điều kiện học tập, phát triển năng lực của từng đối tượng học sinh Coi trọng đúng mức các kỹ năng

sống trong cộng đồng, thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày Hình

thành và phát triển các phâm chất của con người lao động Việt Nam cần củ, cần thận, có trách nhiệm, có lòng yêu thương nhân ái

Về phương pháp: Trước thực tiễn đối mới về mục tiêu, nội dung chương trình Tiểu học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, phương pháp đạy học cũng buộc phải đổi mới theo Đối mới phương pháp đạy học là nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Tiểu học

1.1.3.Một số định hướng đối mới phương pháp dạy học ở Tiểu học

Đảng và Nhà nước ta đã xác định “ đầu tư cho giáo dục là Quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng đào tạo nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá-

hiện đại hoá” Giáo dục góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp

cho học sinh đặc biệt là giáo dục Tiêu học Đây là bậc học nền tảng để các em học tiếp bậc học cao hơn Do vậy Đảng và Nhà nước ta đã nêu rõ ở Nghị quyết Trung ương II là: “ Nâng cao chất lượng toàn diện ở Tiểu học” Bộ Giáo dục đã đề ra yêu cầu của việc dạy học hiện đại là tăng cường hoạt động

tích cực độc lập sáng tạo của học sinh Đổi mới về phương pháp dạy học ở tat

cả các môn học thông qua việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 Đó là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ở trong tình hình hiện nay

Trang 14

nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện kĩ năng và thói quen tự học, tính thần hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho học sinh Qua đây học sinh chủ động, tìm tòi, khám phá hiểu biết, năng lực, phẩm chất Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai

Cốt lõi của đổi mới dạy và học hướng tới hoạt động học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động Muốn vậy cần áp dụng phương pháp dạy học tích cực Tuy nhiên, phương pháp dạy học tích cực không có nghĩa là

gạt bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà là kế thừa, phát triển mặt tích

cực của hệ thống phương pháp dạy học truyền thống đồng thời học hỏi, vận

dụng một số phương pháp mới hiện đại Bởi không phải mọi loại kiến thức

học sinh đều có thể chiếm lĩnh bằng các hoạt động tự lực dù có đủ phương tiện học tập và phương pháp dạy học tích cực không phải dễ dàng được vận dụng ở mọi lúc mọi nơi, cũng không phải mọi học sinh đều tự nguyện, tự giác tham gia những hoạt động tích cực và mỗi phương pháp không thể là vạn năng Phương pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó vì thế phải vận dụng phối hợp các phương pháp

Đổi mới phương pháp đạy học, thực hiện dạy và học tích cực cần phải sử dụng các phương pháp dạy học hợp lí nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Các sách lí luận chỉ rõ về mặt hoạt động nhận thức thì phương pháp thực hành là “tích cực” hơn các phương pháp dùng lời Trong nhóm các phương

pháp dùng lời thì lời của thầy trò, lời của sách đóng vai trò là nguồn tri thức

Trang 15

Trong nhóm các phương pháp trực quan thi các phương tiện trưc quan là “ nguồn ” chủ yếu đẫn đến kiến thức mới Trong các phương pháp trực

quan học sinh dùng giác quan tri giác tài liệu do thầy biểu diễn và dùng tư

duy rút ra kiến thức mới

Trong nhóm các phương pháp thực hành học sinh được trực tiếp thao tác trên đối tượng dưới sự hướng dẫn của giáo viên tự lực khám phá tri thức moi

Cần quan tâm đến mặt bên trong của phương pháp dạy học (giải thích, minh hoạ, tìm tòi từng phần, nghiên cứu, quy nạp hay diễn dịch, phân tích hay tổng hợp, ) Việc sử dụng phương tiện trực quan sẽ đem lại những hiệu quả sư phạm khác nhau khi được giáo viên sử dụng theo lối giải thích minh hoạ trong phương pháp dùng lời, hoặc theo lối tìm tòi bộ phận trong phương pháp trực quan hoặc theo lối nghiên cứu trong phương pháp thực hành

Đổi mới phương pháp dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, tăng cường hoạt động học tập cá nhân, thông qua hoạt động cá nhân kích thích động cơ bên trong của người học, làm họ tăng cường tính chủ động, tự tin, phát triển năng lực suy lí tự phát hiện kiến thức Do vậy cần tổ chức hoạt động tự học của học sinh Rèn luyện phương pháp tự học không ngừng nâng cao hiệu quả học tập mà còn là mục tiêu của đổi mới phương pháp day va học Giáo viên cần giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ học tập phải cụ thé, rõ ràng, đúng mức phù hợp với năng lực và điều kiện nhận thức của các em

Giáo viên có thê hướng dẫn học sinh tự học bằng cách đọc tài liệu tham khảo

hay sách giáo khoa trước và sau khi nghe giảng như thế nào, cách giải quyết

các bài tập ra sao Giáo viên có thê sử dụng phương pháp vấn đáp nhưng cần

lấy học sinh làm trung tâm Như vậy vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống vẫn phải coi trọng rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh

Trang 16

chủ động nhận thức của người học Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, động viên khích lệ học sinh Giáo viên cần tìm tòi phương pháp truyền đạt hiệu quá để kích thích tư duy sáng tạo của học sinh Điều đó đòi hỏi giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng việc dạy học trong thời hiện đại Giáo viên thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin, số liệu, tư liệu, sự kiện, có tư liệu giảng dạy gây hứng thú với

học sinh Khuyến khích học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp để có thé hình

dung được những kiến thức khái niệm sẽ tiếp thu và khắc sâu

Như vậy, biết vận dụng những phương pháp dạy học truyền thống một cách tích cực phù hợp với từng môn, từng bài sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiểu học hiện nay Đồng thời với việc khai thác mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống phải kết hợp với những phương pháp hiện đại để đạt được mục tiêu dạy và học Đây là quan niệm đổi mới đúng

đắn phù hợp thực tế

1.2 Phương pháp thí nghiệm

1.2.1 Khái niệm phương pháp thí nghiệm Thí nghiệm

Theo từ điển Tiếng Việt của tác giá Hoàng Phê thì: “ Thí nghiệm là gây

ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để tìm hiểu, kiểm tra hay chứng minh”.[938,8]

Hay “ thí nghiệm có nghĩa là làm thử để rút ra kinh nghiệm”

Theo giáo trình phương pháp thí nghiệm của Nguyễn Thị Lan thì thí nghiệm là những công việc để tạo ra những hiện tượng nhằm phát hiện được đầy đủ bản chất nguyên nhân của hiện tượng đó

Trang 17

các mục đích nhất định Thí nghiệm giúp con người kiếm chứng, làm sáng tỏ

những giá thuyết khoa học

Thí nghiệm là cầu nói giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá

tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo Nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy sáng tạo Thí nghiệm được thục hiện ở tất cả các khâu của quá trình dạy học Thí nghiệm được sử dụng dưới các hình thức:

.Thí nghiệm do giáo viên tự tay biểu diễn trước học sinh gọi là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên

Thí nghiệm do học sinh tự làm gọi là thí nghiệm của học sinh Thí nghiệm ngoại khoá : Thí nghiệm thực hành của học sinh Phuong pháp thí nghiệm

Có một số định nghĩa về phương pháp thí nghiệm:

Theo tác giả Nguyễn Thượng Giao: “ Khi tiến hành các thí nghiệm, giáo viên (hoặc học sinh) sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tái tạo hiện tượng đã xây ra trong thực tế đề tìm hiểu và rút ra các kết luận khoa học”.[ 48, 2]

Hay: “ Phương pháp thí nghiệm là một phương pháp dạy học mà thầy và trò cùng chủ động tái tạo lại hiện tượng cần nghiên cứu trong những điều

kiện nhất định”

Như vậy, phương pháp thí nghiệm có sự hợp tác giữa thầy và trò để thực hiện thành công thí nghiệm, phát hiện ra tri thức của bài học Với phương pháp thí nghiệm làm thay đổi quan niệm cách nhìn nhận của giáo viên và học sinh về vai trò của mình trong quá trình dạy và học Học sinh sẽ là người trực tiếp thực hiện thí nghiệm từ đó phát hiện ra tri thức của bài học

Tóm lại có thê nói: Phương pháp thí nghiệm là phương pháp giáo viên tổ

Trang 18

1.2.2 Ban chat cud phwong phap thi nghiém

Phương pháp thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn Thí nghiệm được sử dụng theo các cách khác nhau nhằm giúp học sinh thu thập và xử lí thông tin qua đó rút ra được các khái niệm, quy luật, tính chất của các sự vật, hiện tượng Bản chất của phương pháp thí nghiệm là lấy học sinh làm trung tâm thông qua đó giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thí nghiệm đơn giản từ đó phát hiện ra tri thức của bài học Học sinh tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động thí nghiệm từ khâu nắm được mục đích của thí nghiệm sau đó lựa chọn thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ, tiễn hành thí nghiệm, quan sát và rút ra kết quả Tất cả các hoạt động học sinh đều tham gia một cách trực tiếp với tư cách là tác giả của những hoạt động đó hay nói cách khác thì học sinh là trung tâm của mọi hoạt động

Qua các thí nghiệm học sinh cũng thể hiện sự hiểu biết của mình Sự hiểu biết ấy được chứng minh thông qua các quá trình học sinh tự lực làm thí nghiệm và các kết quả của quá trình ấy Với phương pháp thí nghiệm khả năng tư duy của học sinh cũng được phát huy một cách tối đa Học sinh có cơ hội tự tìm hiểu khám phá tri thức thông qua các bài tập thực tế và các thí nghiệm thực hành Học sinh bước đầu được làm quen với hình thức nghiên cứu thoả mãn nhu cầu tò mò muốn khám phá tri thức của mình Học sinh mạnh dạn trong các hoạt động và tự tin thể hiện khả năng sáng tạo của mình

Phương tiện thí nghiệm hỗ trợ, thúc đây học sinh muốn được tham gia vào

các hoạt động thí nghiệm điều đó rất có lợi trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của

người học Học sinh được chủ động sử dụng các dụng cụ thí nghiệm và các chất

tham gia vào thí nghiệm dé tim ra kiến thức điều đó cũng rất thuận lợi cho các em

phát triển các giác quan đảm bảo cho sự phát triển toàn điện

Trang 19

Như vậy, với phương pháp thí nghiệm học sinh đã phát huy được sự sáng tạo và khả năng hiểu biết của mình đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn 1.2.3 Vai trò của giáo viên và học sinh trong phương pháp thí nghiệm 1.2.3.1 Vai trò của giáo viên

Để có một giờ học sử dụng phương pháp thí nghiệm đạt hiệu quả thì vai trò của giáo viên là rất quan trọng Mọi công tác chuẩn bị của giáo viên phải thật chu đáo và đảm bảo an toàn thí nghiệm Phải xác định được vị trí của từng thí nghiệm, số lượng thí nghiệm cần sử dụng để áp dụng phù hợp vào các bài cụ thể tiết kiệm thời gian nhưng vẫn hiệu quả, đảm bảo tính trực quan, khoa học

Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học, khả năng của học sinh để xây dựng thí nghiệm và xác định mục đích của thí nghiệm cho phù hợp Giáo

viên đưa hoc sinh vào các tình huống có vẫn đề (dưới dạng câu hỏi) để từ đó

học sinh nây sinh nhu cầu muốn tiến hành thí nghiệm để giải quyết các vẫn đề được nêu ra Giáo viên cần đề ra những phương án gợi ý, hướng dẫn để học sinh thực hiện thành công thí nghiệm

Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học, chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh ghi lại những dự đoán, kết quả, tiến trình thí nghiệm đồng thời giáo viên cũng cần dự đoán các kết quả thí nghiệm của học sinh

Trong khi sử dụng phương pháp thí nghiệm giáo viên giúp học sinh diễn đạt đúng đắn và chính xác nhất những ý tưởng của mình Bước đầu giáo viên chấp nhận ngôn ngữ của học sinh nếu như chỉ gần đúng để khỏi làm hạn chế ý tưởng của học sinh, song cần hướng cho học sinh có ngôn từ chính xác Giáo viên cổ vũ học sinh nêu vấn đề, đưa ra những ý kiến bình luận Tạo điều kiện cho học sinh tự chủ trong mọi hoạt động

Trang 20

1.2.3.2 Vai trò của học sinh

Học sinh là người trực tiếp hoặc cùng với giáo viên thực hiện các thí nghiệm Học sinh tự tay làm các thí nghiệm nên có sự phối hợp giữa hoạt động trí óc với hoạt động tay chân trong hoạt động nhận thức, học sinh tích cực tham gia xây đựng bài, phân tích những dấu hiệu, hiện tượng cụ thé bang kinh nghiệm của chính mình

Học sinh tự nghiên cứu, hoạt động theo cách thức tranh luận và trao đôi với nhau Xây dựng thí nghiệm với tư cách là tác giả của những hoạt động khoa học đó Học sinh cần dự kiến trước thí nghiệm xem mình cần làm gì và làm như thế nào Tập giải thích các hiện tượng trong thí nghiệm để rút ra những kết luận đúng đắn bằng cách đọc trước các tài liệu như sách giáo khoa

1.2.4 Uu điểm, nhược điểm của phương pháp thí nghiệm

1.2.4.1 Uu điểm

Phương pháp thí nghiệm được sử dụng như một nguồn dẫn giúp học sinh tìm ra tri thức mới, học sinh đi sâu, hiểu sâu vào tìm hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng từ đó tạo niềm tin khoa học đồng thời phát triển tư duy khi học sinh được tiếp xúc với các hiện tượng trong thực tế

Làm quen và dần dần hình thành các kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm Rèn luyện cho học sinh năng lực làm việc theo nhóm vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành, có năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp, ứng dụng khoa học công nghệ

Phương pháp thí nghiệm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành (các thao tác và cách thức tiến hành thí nghiệm), hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cân thận, khoa học, kỷ luật

Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế nên nhiều thí nghiệm rất gần gũi, chính vì vậy nó giúp học sinh vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống

Trang 21

1.2.4.2 Nhuoc diém: Có thể xây ra nguy hiểm cho người làm thí nghiệm nếu chuẩn bị dụng cụ, hố chất khơng tốt Cơng kểnh, tốn kém về thời gian cũng như tài chính và phương tiện vật chất Thực hiện thí nghiệm không thành công dễ gây mắt niềm tin khoa học ở học sinh 1.2.5 Sử dụng phương pháp thí nghiệm theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Thí nghiệm là nền tảng của dạy học Thí nghiệm giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại Khi làm thí nghiệm học sinh rút ra được các khái niệm, định luật Thí nghiệm được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn học sinh khai thác, tìm tòi, phát hiện kiến thức, giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực nhận thức, tư duy khoa học Vậy sử dụng phương pháp thí nghiệm như thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh

Qua nghiên cứu và thực nghiệm thì sử dụng phương pháp thí nghiệm theo quan điểm truyền thống chưa phát huy được tối đa hoạt động nhận thức của học sinh Học sinh là phát hiện ra tri thức của bài học nhưng với quan điểm này thì thì nghiệm chỉ mang tính chất minh hoạ cho kiến thức Giáo viên là người miêu tả, lựa chọn các thí nghiệm, hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm, Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên mà chưa có sự sáng tạo

Trang 22

đặt học sinh vào tính huống có vấn đề (dưới dạng một câu hỏi) Từ đó học

sinh nảy sinh nhu cầu muốn tiến hành thí nghiệm để giái quyết vấn đề được nêu ra Điều đặc biệt khác với lối dạy học cũ là áp đặt thí nghiệm thì phương pháp thí nghiệm được sử dụng theo quan điểm hiện đại học sinh được thảo luận để lựa chọn thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ và các chất làm thí nghiệm Học sinh phải chọn ra được một số yếu tố riêng biệt có thê khống chế được để nghiên cứu hoặc tác động lên sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu Điều đó sẽ giúp học sinh đi sâu vào tìm hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng Học

sinh có thế dự đoán những kết quả thí nghiệm trước khi thực hiện thí nghiệm

Học sinh thực hiện theo dõi, quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và tự ghi vào vở kết quả thí nghiệm Học sinh tự thiết lập các mối quan hệ

(nguyên nhân-kết quả) giải thích kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận Điều

này tạo ra hiệu quả cao phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh

Trong quá trình thí nghiệm học sinh tự nghiên cứu, hoạt động theo cách thức tranh luận và trao đổi với nhau Học sinh sẽ xây dựng thí nghiệm với tư cách là tác giả của những hoạt động khoa học ấy Sau khi làm xong thí nghiệm các em được trình bày ý tưởng rồi mới trình bày thí nghiệm Trẻ lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý kiến và kết

luận đó Từ đó trẻ học được cách bảo vệ quan điểm của mình, biết lắng nghe

ý kiến của người khác, biết thừa nhận trên cơ sở lý lẽ, biết làm việc cho mục

đích chung trong khuôn khổ nhất định Nhóm hỏng hay nhóm tốt đều được

Trang 23

năng cụ thể như đặt thí nghiệm, lắp ráp những dụng cụ thí nghiệm, quan sát,

ghi chép diễn biến thí nghiệm

Tính tích cực được đánh giá ở việc học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực hành thí nghiệm, nghiên cứu tìm hiểu thí nghiệm theo hướng nắm được mục đích của thí nghiệm, lựa chọn làm thí nghiệm, quan sát và mô tả để rút ra kết luận một cách nghiêm túc và có hiệu quả Học sinh có năng lực hoạt động nhóm, tự điều khiến hoạt động của mình mang lại kinh nghiệm của bản thân Giáo viên cần cô vũ học sinh nêu vấn đề đưa ra những ý kiến bình luận tạo điều kiện để học sinh tự chủ Như vậy người giáo viên chi là người hướng dẫn gợi mở mà không làm thay học sinh

Tóm lại, với phương pháp thí nghiệm được sử dụng theo quan điểm hiện đại học sinh được phát triển tối đa hoạt động nhận thức Học sinh biết sử dụng kiến thức mình có để vận dụng có hiệu quả vào các hoạt động thực hành, từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống Trên cơ sở đó học sinh phát triển tư duy logíc, năng lực cá nhân và hoàn thành tốt công việc mình được giao

Từ những điều trên ta nên áp đụng phương pháp thí nghiệm theo cách mới để phát huy tối đa khả năng của học sinh

1.3 Môn khoa học lớp 4 và vấn đề sử dụng phương pháp thí nghiệm 1.3.1 Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4

Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 có 3 chủ đề lớn đó là: -Con người và sức khỏe gom 19 bài

Ở chủ đề này học sinh sẽ biết được để duy trì sự sống con người thì cần những yếu tố gì? Một khi thiếu những yếu tố đó con người sẽ không thể tồn tại và trong quá trình tồn tại con người phải có mối quan hệ với môi trường xung quanh và đó là các quá trình trao đối chất

Trang 24

và để có đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn chúng ta cần ăn uống như thế nào? Câu trá lời cũng có trong chủ đề này

Vẫn trong chủ đề này, học sinh biết được một số bệnh do thiếu chất

dinh dưỡng gây nên và một số bệnh lây qua đường tiêu hoá đặc biệt nếu biết được tình trạng như thế nào khi bị bệnh và khi đã bị bệnh thì phải ăn uống ra

sao? Bài học cuối cùng trong chủ đề này cho ta biết được những việc làm để phòng tránh tai nạn đuối nước, có ý thức phòng tránh

- Vật chất và năng lượng gẫm 38 bài

Ở chủ đề này học sinh sẽ biết được nước có tính chất gì? Tôn tại như thế nào? Biết được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, vị trí vai trò của nước trong cuộc sống, những việc làm cần thiết dé báo vệ nguồn nước

Nước và không khí là hai yếu tố quan trọng của sự sống vì vậy trong chủ đề này cung cấp cho học sinh những kiến thức liên quan tới không khí như: Cách nhận ra không khí, không khí có những tính chất gì, có những thành phần nào, vai trò tác dụng của không khí v.v

Ngồi nước và khơng khí âm thanh cũng được đề cập đến trong chủ đề này Biết được sự hình thành của âm thanh, cách phát hiện ra âm thanh, tác dụng của âm thanh, tác hại của âm thanh trong cuộc sông của chúng ta Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu của sự sống trên trái đất vì vậy học sinh cũng

được tìm hiểu trong chủ đề này Ngoài ra học sinh còn biết được nhiều về các

hiện tượng khác như nóng, lạnh, nhiệt độ, vật dẫn nhiệt, vật cách điện v.v Ở chủ đề này học sinh được hình thành khái niệm kiến thức thông qua

phương pháp thí nghiệm chiếm số lượng lớn Phương pháp thí nghiệm phát

huy tối đa vai trò của mình trong việc nghiên cứu bài mới rút ra những kết luận khoa học v.v Ở chủ đề này cần quan tâm đến thí nghiệm thực hành và thí nghiệm tự nghiên cứu của học sinh

- Ở chủ đề thực vật và động vật gầm 14 bài

Trang 25

nhu cầu về nước như thế nào? Nhu cầu về dinh dưỡng ra sao và nhu cầu về không khí như thế nào? Sự trao đôi chất ở thực vật như thế nào có giống với sự trao đổi chất ở động vật không?

1.3.2 Đặc điểm của môn Khoa học lớp 4

Gồm 3 chủ đề lớn: con người và sức khỏe, vật chất và năng lượng, thực vật và động vật.Môn Khoa học lớp 4 chú trọng tới tiếp cận tích hợp Kiến thức được lựa chọn gần gũi thiết thực với học sinh Hình thành và phát triển các kỹ năng học tập khoa học như quan sát, dự đoán, giải thích các hiện tượng tự nhiên đơn giản và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống

Trong mỗi bài thường có những sự vật, hiện tượng, những vấn đề thực tế được trình bày một cách khoa học Học sinh quan sát và trả lời hay liên hệ thực tế và trả lời, có các trò chơi học tập thực hành v.v

Các quan sát thí nghiệm được trình bày trong sách giáo khoa một cách “mo” hon, doi hoi hoc sinh tích cực hoạt động từ đó xác định kiến thức khoa học cũng như hình thành và phát triển kỹ năng học tập khoa học như quan sát, dự đoán, giải thích

1.4 Vai trò của phương pháp thí nghiệm trong việc vận dụng để dạy môn Khoa học lớp 4

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, bản chất của phương pháp thí nghiệm và đặc điểm nội dung của môn Khoa học tôi thấy vận dụng phương pháp thí

nghiệm vào dạy môn Khoa học là rất cần thiết vì nó phù hợp với nội dung

kiến thức của môn học Do Khoa học là một môn học tích hợp kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nên nội dung của nó mang tính thực tiễn cao Những hiểu biết mà học sinh tiếp thu được sẽ ứng dụng được rất nhiều vào trong cuộc sống Học sinh có thê tư duy và tranh luận để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế từ đó tìm ra được kiến thức của bài học, hình thành niềm tin khoa học Phương pháp thí nghiệm đóng vai trò quan trọng giúp các em hiểu chúng và làm sáng tô những giả thuyết khoa học này

Trang 26

thể, trực tiếp Quá trình dạy học bằng phương pháp thí nghiệm lại luôn đặt học sinh vào những hoạt động trực tiếp, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm đưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh thực hành thí nghiệm dựa vào kiến thức kinh

nghiệm sẵn có đề hình thành thí nghiệm Vì vậy việc dạy học bằng phương pháp

này rất phù hợp Bằng các hoạt động tự lực thực hiện thí nghiệm học sinh sẽ nắm bắt kiến thức ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc Phương pháp thí nghiệm còn tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu, khám phá, đánh giá, học hỏi lẫn

nhau thông qua bài tập thực tế và các thí nghiệm thực hành thúc đây, đáp ứng và

mở rộng nhu cầu nhận thức Còn một điều đáng chú ý nữa, với phương pháp thuyết trình khả năng ghi nhớ của học sinh đạt 25%, còn với phương pháp thí nghiệm thì kết quả đạt 75% Như vậy ta thấy được sự cần thiết của việc áp dụng phương pháp này vào dạy học

Phương pháp thí nghiệm còn giúp học sinh hiểu được bản chất vẫn đề một cách nhanh chóng và chính xác Học sinh được đặt vào tình huống có vấn

đề và tự mình lựa chọn thí nghiệm, tự tổ chức thí nghiệm thông qua sự hướng

dẫn của giáo viên Học sinh tự thực hiện thí nghiệm và trình bày trước lớp, dù làm hỏng hay làm tốt, các em đều được trình bày, giải thích kết luận của mình Chính qua những lần thử nghiệm liên tiếp ấy, qua những sai lầm học sinh sẽ rút ra kinh nghiệm và hiểu sâu bản chất vấn đề

Phương pháp thí nghiệm có tác dụng kích thích động cơ học tập của học sinh Khi nhận được các vấn đề học sinh nảy sinh nhu cầu muốn tiến hành thí nghiệm để giải quyết vẫn đề được nêu ra Học sẽ tự nghiên cứu, nêu ra các ý tưởng rồi dần dần chiếm lĩnh tri thức Hơn thế nữa, trong phương pháp thí nghiệm học sinh luôn ở trạng thái vận động, sử dụng mọi giác quan điều này

sẽ giúp học sinh không chỉ lĩnh hội được nhiều thông tin, kiến thức, kĩ năng

mà còn giúp học sinh phát triển về thê chất Đó là mục tiêu phát triển toàn diện mà mục đích của giáo dục nêu ra

Trang 27

cần vận dụng phương pháp thí nghiệm một cách sáng tạo nhằm phát huy tính tính tích cực của học sinh

2 CO SO THUC TIEN

Đề tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học và thực trạng việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 4 tôi đã

tiến hành điều tra ở hai trường Tiểu học

-Trường Tiểu học Liên Minh-Thành phố Vĩnh Yên-Tỉnh Vĩnh phúc

-Trường Tiểu học Thị trần Sóc Sơn- Hà Nội

Theo các nội dung sau:

2.1 Nhận thức của giáo viên về phương pháp thí nghiệm

Đầu tiên, chúng tôi điều tra sự hiểu biết của giáo viên về phương pháp thí nghiệm Để có kết quả chính xác khách quan, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra kết hợp với trao đổi trò chuyện với giáo viên

Nội dung điều tra: câu 1 (phu luc 1)

Kết quả thu được được tổng kết qua biểu đồ sau: 90 + 84 % 80 4 70 + 60 4 50 | 40 30 4 20 4 8% 8% 10 | o+ : : Quan niệm: Quan niệm: Quan niệm 2

Biểu đồ 1: Quan niệm của giáo viên về phương pháp thí nghiệm

Quan sát kết quả ta thấy đại đa sỐ giáo viên Tiểu học đều nhận thức đúng đắn về phương pháp thí nghiệm.Thể hiện đó là 84% giáo viên hiểu rõ phương pháp thí nghiệm Số % giáo viên chưa hiểu rõ về phương pháp thí

Trang 28

Như vậy phần lớn các giáo viên đều có nhận thức đầy đủ về phương pháp thí nghiệm Đây là điều kiện thuận lợi để áp dụng phương pháp thí nghiệm vào dạy học

2.2 Mức độ và hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp và hình thức tô chức dạy môn Khoa học 4

Nội dung phiếu điều tra câu 2 ( phụ lục 1) Kết quả thu được như sau: 90188 80 75% 70 67% 60 50 42% 42% 40 33% 33% 33% 30 25% 25% 25% 20 17% 10 00 00 0 0 0 0 01 r r T r 1 Thuyét trinh Thảo luận Dạy học Dạy học nêu Thí nghiệm nhóm dự án vấn đề

[ ]Rhường xuyên Hiếm khi [[] Thimh thoảng (BR) chua bao gis

Biéu do 2: Mức đô sử dụng các phương pháp day học trong môn Khoa học 4

Nhìn vào biểu đồ ta có nhận xét:

Trang 29

Đa số giáo viên cho rằng phương pháp hiện đại chưa được áp dụng Một số phương pháp hiện dai: Day học theo dự án, dạy học nêu van dé gido viên sử dụng hết sức khiêm tốn thể hiện 75% giáo viên chưa bao giờ sử dụng phương pháp theo dự án, 25% giáo viên hiếm khi sử dụng, 0% giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp này

Phương pháp thí nghiệm với mức độ sử dụng: Thường xuyên (42%),thỉnh

thoảng (33%), hiếm khi là (25%), chưa bao giờ sử dụng chiếm 0%

Từ việc nghiên cứu lí luận và nghiên cứu nội dung môn Khoa học lớp 4 cho thấy nếu vận dung phương pháp thí nghiệm vào dạy học hợp lý và đem lại hiệu quả cao Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp thí nghiệm còn chưa cao (42%)

2.3 Mức độ và hiệu quả của việc dạy học môn Khoa học 4 bằng phương pháp thí nghiệm

Dé tìm hiểu van đề này tôi sử dụng câu hỏi điều tra : Câu 3( phụ luc 1)

Kết quả thu được như sau: 70 s0 58% 50 40 so 25% 16% 20 10 oO oO 1 2 3 4 Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

Biểu đồ 3: Mức đô sử dụng phương pháp phương pháp thí nghiêm trong môn Khoa học 4

Dựa vào nội dung và đặc điểm chương trình môn Khoa học ta thấy việc sử dụng phương pháp thí nghiệm là hiệu quả Tuy nhiên mức độ sử dụng của phương pháp này chưa cao Khi được hỏi giáo viên cho biết sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, phương tiện thí nghiệm

chu đáo và mất nhiều thời gian của tiết học Môi trường lớp học nhiều khi

Trang 30

Đây cũng là một khó khăn trong việc áp dụng phương pháp thí nghiệm để dạy môn Khoa học lớp 4

2.4 Nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4

Nội dung điều tra : câu 4 ( phụ lục 1) Kết quả thu được: 80 75% 70 + 60 + 50 4 40 | 30 + 25% 20 + 10 + 0 số cok 6 Bình thười Rất tốt Tot in tong

Biểu đồ 4: Mức độ nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương

pháp thí nghiệm trong dạy môn Khoa học 4

Trang 31

rằng nên áp dụng phương pháp dạy môn này vào dạy môn Khoa học 4 Đây cũng là điều kiện thuận lợi để áp dụng phương pháp thí nghiệm vào dạy học 2.5 Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy môn Khoa học lớp 4

2.5.1 Thuận lợi

Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ sử đụng các phương pháp dạy học mới mà còn phải kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống trên cơ sở cải

tiến phù hợp và sử dụng đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ nhằm phát huy tính tích

cực của học sinh Trên cơ sở quan niệm này phương pháp dạy học truyền thống vẫn được chú ý khai thác mặt mạnh của nó Thí nghiệm áp dụng trong dạy môn Khoa học được sử dụng thường xuyên, sáng tạo và có hiệu quả

Ưu đếm của phương pháp thí nghiệm là luôn gắn lí thuyết với thực hành

vì vậy nó kích thích học sinh chủ động, sáng tạo và tích cực hơn trong quá trình học tập Phương pháp thí nghiệm cho phép học sinh sử dụng các giác quan một cách tối đa vào quá trình học tập làm cho các em lĩnh hội được

nhiều kiến thức đem lại kinh nghiệm và hiệu quả thực tế Chính những ưu

điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta áp dụng phương pháp thí nghiệm vào quá trình dạy học

Nội dung môn Khoa học lớp 4 tìm hiểu về vật chat, năng lượng, thực vật, động vật gần gũi với học sinh cho nên việc áp dụng phương pháp thí nghiệm là không khó

Phương pháp thí nghiệm học sinh được làm việc theo nhóm học sinh sẽ phát huy được kĩ năng quan sát, sự hợp tác, biết lắng nghe ý kiến và biết tự

mình trình ý kiến

2.5.2 Khó khăn

Trang 32

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của lớp học, của trường chưa đáp ứng yêu cầu của tất cả các thí nghiệm Nhiều thí nghiệm cồng kènh tốn kém và mắt thời gian

- Trong quá trình tổ chức thí nghiệm có nhiều tình huống diễn biến

ngoài dự kiến của giáo viên Vì vậy muốn tiến hành thí nghiệm thành công

trong một giờ học đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ mọi phương tiện và dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm

- Giáo viên còn gặp khó khăn trong việc quản lí và tổ chức học sinh, mat nhiều chi phí cho một giờ học

- Về phía học sinh do vốn sống của các em còn ít, gặp những thí nghiệm phức tạp đòi hỏi phân tích, tổng hợp thì học sinh vẫn còn lúng túng khi đưa ra ý tưởng, hạn chế về ngôn ngữ diễn đạt

Trang 33

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4

1.NGUYÊN TẮC KHI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 4

1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học

Thực hiện thí nghiệm đảm bảo truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản, vững chắc chính xác hơn, khoa học hiện đại gắn chặt với thực tiễn

Thực hiện thí nghiệm đảm bảo sự thành công của thí nghiệm, học sinh và giáo viên phải năm vững kĩ thuật thí nghiệm và đảm bảo an toàn thí nghiệm Thực hiện chính xác từng khâu trong quá trình thí nghiệm

1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính an toàn thí nghiệm

Phải cho học sinh tập làm quen với các thí nghiệm, với dụng cụ đơn gián Hóa chất dùng cho thí nghiệm dễ kiếm, đễ tìm Có như vậy học sinh mới có nhiều cơ hội làm thí nghiệm

Thí nghiệm phải an toàn là một trong những nguyên nhân bắt buộc phải tuân theo khi lựa chọn và tiễn hành thí nghiệm

Chọn các thí nghiệm càng ít độc hại càng tốt 1.3 Những nguyên tắc đảm bảo tính trực quan

Đề thí nghiệm hấp dẫn kích thích hứng thú học tập của hoc sinh thì các thí nghiệm phải dễ quan sát và các hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục và dé thay bang mat thường

Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chính là một hình thức day học theo phương pháp trực quan Vì vậy thí nghiệm phải dễ quan sát và các hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục

Cần chuẩn bị tốt các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm phải thể

Trang 34

Đồng thời lựa chọn thí nghiệm phải hấp dẫn kích thích hứng thú của

người dạy và người học Khi đó kiến thức mà học sinh đạt được sẽ khắc sâu hơn, các em có thái độ yêu thích môn học hơn

1.4 Nguyên tắc thống nhất giữa vai trò tự giác tích cực của học sinh và

vai trò chủ đạo của giáo viên

Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học đòi hỏi phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên Vận dụng phương pháp thí nghiệm đảm bảo nguyên tắc trên

Trong phương pháp thí nghiệm tính tự giác tích cực thê hiện ở chỗ học sinh ý thức được đầy đủ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của thí nghiệm để hình thành khái niệm, kiến thức Học sinh chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ

Tính tích cực được đánh giá ở việc học sinh trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực hành thí nghiệm, nghiên cứu tìm hiểu thí nghiệm theo hướng học sinh nắm được mục đích thí nghiệm, làm thí nghiệm một cách tích cực, nghiêm túc và hiệu quả Chúng xây dựng thí nghiệm với tư cách là tác giả của những hoạt động đó

Tính độc lập nhận thức của học sinh thể hiện từ các tình huống có vấn đề

các em nảy sinh nhu cầu tiến hành thí nghiệm, tìm ra các ý tưởng phục vụ cho các thí nghiệm Các em lập luận bảo vệ ý kiến của mình, biết thừa nhận, làm việc cho mục đích chung Các em có năng lực hoạt động nhóm, tự điều khiển các hoạt động của mình mang lại kinh nghiệm của bản thân

Trang 35

1.5 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng

Dạy học vừa sức nghĩa là những yêu cầu và nhiệm vụ thí nghiệm do giáo viên đề ra học sinh có thể thực hiện được Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên khi vận dụng phương pháp thí nghiệm để dạy môn Khoa học lớp 4 thì nên lựa chọn các thí nghiệm giúp học sinh tiếp thu kiến thức cốt lõi, trọng tâm và phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh đảm bảo các em có thể phát triển tối đa so với năng lực của mình Số lượng thí nghiệm trong một bài không nên quá nhiều, nên lựa chọn thí nghiệm dễ thực hiện tiết kiệm thời gian mà vẫn hiệu quả

2 ĐÈ XUẤT QUY TRÌNH SỨ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

TRONG MƠN KHOA HỌC LỚP 4

Như ta đã biết môn Khoa học là một môn học mang tính đa ngành và mang tính thực tiễn rất cao Môn học này giúp học sinh có những kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người Những kiến thức này đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy nhận thức và tư duy của các em Vì vậy việc dạy môn Khoa học như thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh? Dạy học Khoa học yêu cầu giáo viên sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong đó phương pháp thí nghiệm đóng vai trò chủ đạo giúp học sinh lĩnh hội kiến thức Dưới đây tôi xin đưa ra quy trình sử dụng phương pháp thí nghiệm áp dụng cho việc dạy học môn Khoa học lớp 4

* Bước chuẩn bị:

- Xác định mục đích của thí nghiệm

Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học, khả năng của học sinh để xây đựng thí nghiệm và xác định mục đích của thí nghiệm cho phù hợp

- Chuẩn bị dụng cụ cho thí nghiệm, chất tham gia vào thí nghiệm

Trang 36

Học sinh ghi lại những dự đoán, tiến trình thí nghiệm, kết quả thí nghiệm

vào phiếu

- Dự kiến cách chia nhóm để tiến hành thí nghiệm Tuỳ vào từng thí

nghiệm mà giáo viên có cách chia nhóm hợp lý - Dự kiến các kết quả thí nghiệm của học sinh

(Từ đó giáo viên đề ra những phương pháp, gợi ý, hướng dẫn để học sinh thực hiện thành công thí nghiệm)

* Bước học sinh làm thí nghiệm

- Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề (đưới dạng một câu hỏi), để từ đó

học sinh nảy sinh nhu cầu muốn tiến hành thí nghiệm để giải quyết vẫn đề được nêu ra

- Giáo viên chia nhóm, giới thiệu dụng cụ và các chất tham gia vào thí nghiệm, phổ biến những công việc cần làm trong quá trình thí nghiệm như:

Cách ghi phiếu học tập (vở thực hành) Những phỏng đoán

Những kết quả thảo luận, kết quả thí nghiệm - Học sinh tiến hành thí nghiệm

Thảo luận đề lựa chọn thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ và các chất làm thí nghiệm, cử người lên lấy phương tiện để làm thí nghiệm, ghi vở những dự

đoán, kết quả thảo luận và kết quả thí nghiệm Trong khi đó giáo viên đi tới

các nhóm quan sát, hướng dẫn học sinh

* Bước báo cáo kết quả thí nghiệm và tổng kết

- Từng nhóm trình bày ý tưởng trước rồi mới trình bày thí nghiệm Tắt ca

các nhóm quan sát

- Nhóm hỏng (sai) trình bày trước, nhóm tốt trình bày sau cùng

Trang 37

- Sau khi làm thí nghiệm thành công, học sinh viết lại tiến trình vào vở

thực nghiệm

- Giáo viên tổng kết, củng cố lại kiến thức của học sinh thông qua một trò chơi (giáo viên đưa ra, yêu cầu học sinh nói cách làm, tiến hành làm)

Trên đây là quy trình sử dụng phương pháp thí nghiệm

3 MOT SO BÀI TRONG MÔN KHOA HOC LOP 4 SU DUNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Dưới đây là một số bài trong chương trình môn Khoa học lớp 4 có thể sử dụng phương pháp thí nghiệm để tiến hành các hoạt động dạy học

Bài 20: Nước có những tính chất gì? Mô tả thí nghiệm

Tình huống có vấn đề: Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số

chất không?

Hãy làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi trên

Tổ chức học sinh làm thí nghiệm với các dụng cụ: lọ mực, khăn bông, vải, gié, bong

Các chất tham gia vào thí nghiệm như: muối, đường, cát

Các nhóm thảo luận để lựa chọn thí nghiêm, lựa chọn dụng cụ và các chất tham gia vào thí nghiệm

Yêu cầu học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm, tiến trình rồi ghi vào vở thực hành

Yêu cầu học sinh trình bày ý tưởng sau đó mới trình bày thí nghiệm Báo cáo kết quả và tông kết thí nghiệm

Bài 35: Không khí cần cho sự cháy Mô tả thí nghiệm

Trang 38

- Mục đích của thí nghiệm: Xác định không khí có cần cho sự cháy không? - Dụng cụ thí nghiệm: nến, các lọ thuỷ tinh

Nội dung làm thí nghiệm: Úp các cốc thuỷ tỉnh nhỏ và to lên hai ngọn nến Học sinh sẽ dự đoán kết quả thí nghiệm và làm thí nghiệm chứng minh các điều dự đoán Chứng minh không khí cần cho sự cháy

Bài 41: Âm thanh

Mô tả thí nghiệm

Tình huống: Khi nào vật phát ra âm thanh? Nguồn gốc của âm thanh là từ đâu? Mục đích của thí nghiệm: Xác định khi nào vật phát ra âm thanh và âm thanh là do sự rung động của các vật phát ra

Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm: Trống, đàn, giấy vụn và gạo Yêu cầu học sinh lựa chọn thí nghiệm Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để chứng minh những dự đoán của mình

Bài 42: Sự lan truyền âm thanh Mô tả thí nghiệm

Tình huống: Theo em khi lan truyền ra xa âm thanh sẽ yếu đi hay mạnh lên? Học sinh tra lời theo suy nghĩ của mình Hãy làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi trên

- Giáo viên tổ chức học sinh làm thí nghiệm với các dụng cụ: trống, đàn, ống bo, milông, giấy vụn, điện thoại, còi

- Các nhóm thảo luận để lựa chọn thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ

Yêu cầu học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm, tiến trình thí nghiệm rồi ghi

vào vở thực hành

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày ý tưởng thí nghiệm sau đó mới trình bày thí nghiệm

Trang 39

+ Học sinh cầm điện thoại có chuông đi lại từ trong ra ngoài lớp lắng nghe chuông to lên hay nhỏ đi Tương tự thực hiện với trống và đàn

+ Gõ trống phía trên ống, mặt trống song song với tắm nilông Khi đưa trống ra xa tam nilông rung nhẹ hơn, các mâu giấy chuyền động it hơn

Bài 46: Bóng tối

Mô tả thí nghiệm

Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm để chứng minh bóng của vật thay đổi khi

vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đối

Xác định mục đích của thí nghiệm: Xác định xem bóng của vật đó có thay

đổi không khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đối

Đưa học sinh vào tình huỗng có vấn đề: Theo em hình dạng, kích thước của

bóng tối có thay đối không? Khi nào thì nó thay đổi?

Học sinh dự đoán

Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm đẻn, sách, bìa, vỏ hộp, bút bị, thước kẻ

Học sinh lựa chọn thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm Ghi dự đoán, tiến trình, kết quá thí nghiệm vào vở thực hành

Trang 40

Học sinh thảo luận để lựa chọn thi nghiệm, lựa chọn dụng cụ tham gia vào

thí nghiệm Ghi dự đoán, tiến trình, kết quả thí nghiệm vào vở thực hành Học sinh tiến hành thí nghiệm

Học sinh có thê làm thi nghiệm như sau:

+ Lấy một tờ giấy báo quấn thật chặt vào cốc thứ nhất

+ Lấy tờ báo còn lại và làm nhăn, quấn lỏng vào cốc thứ hai để có nhiều chỗ chứa không khí giữa các lớp giấy

+Dé6 vào hai cốc một lượng nước nóng như nhau + Sau một thời gian đo nhiệt độ ở hai cốc

Sau đó nhận xét cốc nào nóng hơn

Hoặc học sinh có thể thực hiện với các cách khác nhau đề giải quyết vấn đề nêu ra 4 THIET KE MOT SO BAI TRONG MON KHOA HOC LOP 4 SU DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 4.1 Kế hoạch bài học Bài 20: Nước có những tính chất gì? I Mục tiêu 1 Kiến thức

- Học sinh biết tự phát hiện màu, mùi, vị của nước

- Học sinh biết được các tính chất của nước: Không có hình đạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất

- Học sinh tự làm thí nghiệm chứng minh được các tính chất của nước 2 Kĩ năng

Ngày đăng: 27/09/2014, 00:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w