Trường: Đại học Sư phạm Huế Sinh viên: Nguyễn Quang Hoàng Vũ Lớp: Sinh 4 GVHD: TS. Trịnh Đông Thư GIÁO ÁN BÀI 29: NGUYÊN PHÂN I-Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: - Hiểu và trình bày được những diễn biến cơ bản của quá trình nguyên phân và thấy được sự khác nhau trong phân chia tế bào ở thực vật và động vật. - Nêu được ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của nguyên phân. - Vận dụng thực tế, giải thích cơ sở khoa học của các phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô tròn trong ống nghiệm. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích tranh minh họa. - Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp kiến thức, so sánh vấn đề. - Rèn luyện kỹ năng tư duy, khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm 3. Thái độ - Hình thành quan điểm đúng đắn cho HS về sự sống. - Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức các cơ chế sinh học diễn ra ở cấp độ tế bào. - Có ý thức vận dụng kiến thức nguyên phân vào thực tiễn, đời sống sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt. II - Phương pháp dạy học - Phương pháp quan sát, phân tích sơ đồ. - Phương pháp diễn giải, nêu vấn đề. - Phương pháp hỏi đáp. - Phương pháp giải thích, minh họa. III - Phương tiện dạy học - Tranh ảnh về quá trình nguyên phân - Tranh ảnh minh họa ứng dụng thực tiễn của quá trình nguyên phân. IV - Tiến trình tổ chức dạy học 1.Ổn định lớp : 1 phút 2.Kiểm tra bài cũ: 4 phút Chu kì tế bào là gì ? Diễn biến cơ bản của các pha ở kỳ trung gian. Ở sinh vật có các hình thức phân bào nào ? 3. Tổ chức hoạt động dạy học (35 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung + GV: Sau kì trung gian tế bào có sự biến đổi như thế nào về NST, trung thể. Sau pha G 2 tế bào chuyển sang giai đoạn gì ? + GV: Quan sát hình 29.1, dựa vào những thông tin ở mục 1 SGK hãy cho biết và hoàn thành bảng 29: Những diễn biến cơ bản của các kỳ trong nguyên phân để thấy được sự thay đổi của tế bào trong nguyên phân về các đặc điểm wNST wNhân con và màng nhân wThoi phân bào Các kỳ Những diễn biến cơ bản của các kỳ Kỳ đầu Kỳ giữa Kỳ sau Kỳ cuối + HS: Kết thúc kì trung gian tế bào có sự thay đổi: wSao chép AND và nhân đôi NST, NST tồn tại ở dạng kép, co xoắn lại. wNhân đôi trung tử. wTổng hợp Protein. + HS: Sau pha G 2 tế bào bước vào pha M (quá trình nguyên phân). + HS: Thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập theo mẫu bảng 29: Những diễn biến cơ bản ở các kỳ trong nguyên phân ở trang 97 SGK. + HS trả lời: Kỳ giữa, bởi Hoạt động 1: Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của quá trình nguyên phân. (37 phút) I. Quá trình nguyên phân (25 phút) 1. Sự phân chia nhân: gồm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. Kỳ đầu: Thoi phân bào được hình thành, các NST kép đóng xoắn, co ngắn và đính vào thoi phân bào ở tâm động. Kỳ giữa: Màng nhân và nhân con biến mất, các NST kép co ngắn đóng xoắn cực đại tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kỳ sau: Từng NST kép (2 cromatid) tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Kỳ cuối: Thoi phân bào dần dần biến mất, màng nhân và nhân con hình thành trở lại, NST tháo xoắn dần về dạng sợi mảnh. + GV đặt câu hỏi: NST quan sát rõ nhất ở kỳ nào ? + GV cung cấp thông tin mới: Sự phân bào có sao và phân bào không sao Ở tế bào ĐV xung quanh trung tử có cấu trúc bao gồm các sợi tỏa ra gọi là sao phân bào → Phân bào có sao Ở tế bào TV, không có cấu trúc như trên (không có trung thể) → Phân bào không sao. + GV đặt câu hỏi: Do đâu nguyên phân lại tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ ? + GV yêu cầu HS quan sát hình 29.2. Sự phân chia tế bào chất và trả lời các câu hỏi sau + GV đặt câu hỏi: Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào ĐV và TV là gì ? + GV đặt câu hỏi: Tại sao tế bào thực vật không hình thành vách ngăn giống như ở tế bào động vật ? vì khi đó NST co xoắn cực đại. + HS lắng nghe, theo dõi, ghi chép thông tin mới. + HS trả lời: Tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ là do NST được nhân đôi(ở kỳ trung gian) và sau đó được phân chia đồng đều. + HS trả lời: Khác nhau cơ bản giữa tế bào động vật và tế bào thực vật đó là sự xuất hiện màng ngăn. + HS trả lời: Do cấu tạo của tế bào thực vật có thành cellulose ở phía ngoài → không vận động được như ở tế bào động vật. Các kỳ Những diễn biến cơ bản của các kỳ Kỳ đầu Thoi phân bào được hình thành, các NST kép đóng xoắn, co ngắn và đính vào thoi phân bào ở tâm động. Kỳ giữa Màng nhân và nhân con biến mất, các NST kép co ngắn đóng xoắn cực đại tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kỳ sau Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Kỳ cuối Thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện, NST có dạng sợi mảnh. 2. Sự phân chia tế bào chất Sự phân chia nhân xảy ra ở kỳ cuối của quá trình nguyên phân. Ở tế bào thực vật: Xuất hiện vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo, phát triển từ trong ra ngoài. + HS thu nhận, ghi chép kiến thức vào vở. + HS vận dụng kiến thức đã biết để nêu một số ứng dụng thực tiễn của quá trình nguyên phân. Ở tế bào động vật: Hình thành eo thắt ở giữa tế bào, chia 2 tế bào mẹ thành 2 tế bào con. 3. Kết quả ( 2 phút) 1 TB mẹ 2n sau 1 lần nguyên phân sẽ tạo ra 2 TB con 2n giống tế bào mẹ. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa sinh học & thực tiễn của quá trình nguyên phân (8 phút) 1. Ý nghĩa sinh học: (4 phút) - Là phương thức sinh sản của tế bào và ở những sinh vật đơn bào nhân thực (Sinh sản vô tính của sinh vật). - NP giúp cho các cơ thể đa bào lớn lên (sinh trưởng) & thay thế cho các tế bào già chết. - NP đảm bảo bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ. 2. Ý nghĩa thực tiễn: (4 phút) - Các phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép), nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở của nguyên phân. - Thành tựu: Nhân nhanh giống tốt, sản xuất giống cây sạch bệnh, ghép cây, ghép tạng, 4. Củng cố: Bằng các câu hỏi và bài tập ở cuối bài/sgk trang 99 cho học sinh suy nghĩ và trả lời. (3 phút). 5. Dặn dò: Học bài cũ. Xem tiếp bài mới. Xem lại kiến thức đã học về giảm phân đã học ở lớp 9. (1 phút) . Trịnh Đông Thư GIÁO ÁN BÀI 29: NGUYÊN PHÂN I-Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: - Hiểu và trình bày được những diễn biến cơ bản của quá trình nguyên phân và thấy được sự khác nhau trong phân chia. những diễn biến cơ bản của quá trình nguyên phân. (37 phút) I. Quá trình nguyên phân (25 phút) 1. Sự phân chia nhân: gồm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. Kỳ đầu: Thoi phân bào được hình thành, các. 29: Những diễn biến cơ bản của các kỳ trong nguyên phân để thấy được sự thay đổi của tế bào trong nguyên phân về các đặc điểm wNST wNhân con và màng nhân wThoi phân bào Các kỳ Những diễn biến cơ bản