1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng phần mềm Swishmax vào giảng dạy chương I sách giáo khoa công nghệ hiện hành

64 458 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 14,38 MB

Nội dung

Trang 1

CHUONG 1

TONG QUAN CHUONG 1 SGK CONG NGHE 11 HIEN HANH

1.1 Giới thiệu [1], [2]

Bản vẽ là tiêng nói của kĩ thuật, là phương tiện thông tin dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật và đã trở thành “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật

Bản vẽ là tài liệu kĩ thuật, bao gồm các hình biểu diễn của vật thể và

những số liệu khác cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra vật thé

Bản vẽ ngày nay đã trải qua con đường phát triển lâu dài Sự xuất hiện của bản vẽ liên quan đến công việc xây dựng các công trình, đền đài và thành

phô Buổi đầu, bản vẽ được vẽ ngay trên mặt đất, tại nơi người ta cần xây

dựng công trình Sau đó bản vẽ được vẽ lên các phiến đá, các tắm đất sét và các tắm da Những ý nghĩ của con người về diễn tả các vật thể xung quanh có trước chữ viết

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất đã thúc đây các ngành

công nghiệp phát triển đặc biệt là cơ khí, giao thông vận tải, chế tạo máy các ngành này yêu cầu phải diễn tả chính xác đúng tỉ lệ vật thé cần biểu diễn Đáp ứng nhu cầu đó, cuối thế kỉ 18 một kĩ sư cùng một nhà toán học người Pháp tên là Gas Pard Moge đã công bố phương pháp biểu diễn vật thể bằng phép chiếu thẳng góc trên hai mặt phẳng hình chiếu đó cũng là cơ sở lí luận để xây dựng bản vẽ kĩ thuật cho tới ngày nay

Trang 2

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

Chúng ta thử nghĩ rằng, nếu mỗi người lập bản vẽ riêng theo kiểu của mình không tuân theo những quy tắc thống nhất, thì những bản vẽ như thế người khác nhìn vào sẽ không hiểu được Đề tránh điều đó tháng 4 năm 1962 chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đã quyết định thành lập Viện Đo lường và Tiêu chuẩn thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước, nay là Tông cục

Tiêu chuẩn - Đo lường — Chất lượng thuộc Bộ Khoa học — Công nghệ và Môi

trường đề chỉ đạo công tác tiêu chuẩn hóa của nước ta

Năm 1963, Ủy ban Khoa học Nhà nước đã ban hành các Tiêu chuẩn

Việt Nam về “Bản vẽ cơ khí”, đó cũng là những tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên của nước ta

Hiện nay các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật nói riêng và về tài liệu thiết

kế nói chung được Nhà nước ban hành trong nhóm các tiêu chuẩn: Tài liệu kĩ thuật của sản phẩm

Các Tiêu chuẩn Việt Nam được viết tắt là TCVN là những văn bản kĩ thuật do Ủy ban khoa học kĩ thuật Nhà nước trước đây, nay là Bộ Khoa học

Công nghệ ban hành

Năm 1977 với tư cánh là thành viên chính thức nước ta đã tham gia Tổ chứ Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (Inter national Organization For Standardization)

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế gọi tắt là ISO được thành lập từ năm 1946

Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Quốc tế về bản vẽ kĩ thuật bao

gồm các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ, các hình biểu diễn, các kí hiệu, các

quy ước cần thiết cho việc lập các bản vẽ kĩ thuật

Dưới đây là một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật

Trang 3

.1.2.1 Khổ giấy [1] [41 [3] a Mỗi bản vẽ được thực hiện trên khô giây thích hợp đảm bảo độ chính xác cần thiết TCVN 7285: 2003 (ISO 5457: 1999) quy định khô giấy của các bản vẽ kĩ thuật

TCVN: chữ viết tắt của tiêu chuẩn

7285: số đăng kí của tiêu chuẩn 2003: năm ban hành tiêu chuẩn

(chuyên đổi từ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 5457: 1999) Kí hiệu A0 AI A2 A3 A4 Kích thước | 1189 x 841| 841 x 594 |594 x 420 | 420 x 297 | 297 x 210 Hinh 1.1: Cac khé gidy chinh

Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của bản vẽ khổ

giấy bao gồm khô chính và khô phụ

Trang 4

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

_ 1.2.2 Khung vé va khung tén [1] [4] [3]

Môi bản vẽ phải có khung vẽ và khung tên riêng Nội dung và kích thước của khung vẽ và khung tên của bản vẽ được quy định trong TCVN 3821-83 khung tên

Khung bản vẽ: khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách mép khé gidy 10mm Khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được xẻ cách mép trái của khổ giấy một khoảng bằng 20mm

Khung tên: khung tên có thé dat theo cạnh dài cạnh ngắn của bản vẽ và

đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ

Nhiều bản vẽ có thể vẽ chung trên một tờ giấy xong mỗi bán vẽ phải có khung vẽ và khung tên riêng

Hình 1.2: Khung vẽ và khung tên

Nội dung khung tên của bản vẽ dùng trong học tập

1: Đầu đề bài tập hay tên gọi chỉ tiết, bộ phận máy

Trang 5

§: Ngày kiểm tra

9: Tên trường, khoa, lớp 140 5 20 wie 30 Bi 5 | * S| wewai ve 6) (6) :Ả (1) sl Kiểm tra 25 g Wy @ (8) < > (9) @) (2) 4) e 4 1.2.3 Tỉ lệ [3]

Trên các bản vẽ kĩ thuật, tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của vật thể mà hình vẽ của vật thể được phóng to hay nhỏ theo một tỉ lệ nhất định

Tỉ lệ là tỉ số giữa:

Kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thê trên bản vẽ trên kích thước dài thực tương ứng đo được trên vật thể và bằng a/b

Nếu a>b: ta có tỉ lệ phóng to Nếu a=b: tỉ lệ nguyên hình

Nếu a<b: tỉ lệ thu nhỏ

Tri số kích thước ghi trên hình biểu diễn không phụ thuộc vào tỉ lệ của

hình biểu diễn đó Trị số kích thước chỉ giá trị thực của kích thước vật thể

Tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật TCVN 7286-2003 (ISO 5455-1979) quy

định các tỉ lệ và kí hiệu của tỉ lệ dùng trên bản vẽ kĩ thuật

Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng được quy định trong bảng sau:

Trang 6

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành Tỉ lệ phóng to: 50:1 20:1 10:1 5:1 2:1 Tỉ lệ nguyên hình: 1:1 Tỉ lệ thu nhỏ: 1:2 1:5 1:10 1:20 1:50 1:100 1:200 1:500 1:1000 1:2000 1:5000 1:10000

Chú thích: trong trường hợp cần thiết cho phép dùng tỉ lệ mở rộng bằng cách lây một tỉ lệ quy định ở bảng trên nhân với 10 mũ nguyên Kí hiệu của tỉ lệ dùng trên bản vẽ được ghi trong khung tên của bản vẽ đó Kí hiệu đầy đủ

ghi từ “tỉ lệ” và tỉ số kèm theo

Ví dụ: tỉ lệ 1:1; tỉ lệ X:I1; tỉ lệ 1:X

1.2.4 Nét vẽ [1] [4] [3]

Các hình biểu diễn vật thê được thê hiện bằng các loại nét vẽ Mỗi loại nét vẽ thé hiện một loại đường có tính chất nhất định

Tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật 8-20: 2002 (ISO 128-20: 1996) quy định các loại nét vẽ và ứng dụng của chúng

Trang 8

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành Hình 1.3: Ứng dụng các loại nét vẽ 1.2.4.2 Chiều rộng của nét vẽ

Các loại chiều rộng của nét vẽ sao cho phù hợp với kích thước, loại bản vẽ và lấy trong dãy kích thước sau:

0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4 va 2mm

Trang 9

- Các gạch dài trong nét gạch dài chấm khoảng 24d

- Các nét gạch dai cham va gach dai hai chấm phải được bắt đầu và kết

thúc bằng các gạch và kẻ quá đường bao một đoạn bằng 12d

Hai trục vuông góc của đường tròn được vẽ bằng nét gạch chấm mảnh Trong mọi trường hợp, tâm đường tròn được xác định bằng hai nét gạch

Nếu nét đứt nằm trên đường kéo dài của nét liền thì chỗ nói tiếp để hở,

các trường hợp khác, các đường nét cắt nhau cần vẽ chạm vào nhau

1.2.5 Chữ viết [3] [1] ;

Trên ban vẽ kĩ thuật ngoài hình vẽ ra, còn có những con sô kích thước,

những kí hiệu bằng chữ, những ghi chú bằng lời văn chữ và chữ số đó phải

được viết rõ ràng, thông nhất dễ đọc và không gây ra nhằm lẫn

TCVN 7284-2: 2003 (ISO 3092-2: 2000) quy định bảng chữ cái latinh gồm chữ, số và dấu đùng trên các bản vẽ và tài liệu kĩ thuật

1.2.5.1 khổ chữ

Khổ chữ (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm, có các khổ chữ sau:

1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14 và 20mm

Trang 10

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành Hình 1.4: Kiểu chữ đứng 1.2.6 Ghỉ kích thước [3]

Kích thước ghi trên bản vẽ thể hiện độ lớn của vật thể được biểu diễn

Ghi kích thước trên bán vẽ kĩ thuật là vấn đề rất quan trọng khi lập bản vẽ Kích thước phải được ghi thống nhất, rõ ràng theo các quy định của TCVN

5705: 1993 quy tắc ghỉ kích thước

Tiêu chuẩn này tương ứng với tiêu chuẩn Quốc tế ISO 129-1:2004 và thay thế TCVN 9-85

1.2.6.1 Quy dinh chung

Cơ sơ để xác dịnhđộ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử được biểu diễn là các kích thước, các kích thước đó không phụ thuộc vào tỉ lệ hình biểu

diễn

Trang 11

Dùng mm làm đơn vị đo kích thước dài và sai lệch giới hạn của nó

Trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo

Nếu dùng đơn vị độ dài khác như centimet, mét thì đơn vị đo được

ghi ngay sau chữ số kích thước hoặc ghi trong phần ghi chú của bản vẽ Dùng độ, phút, giây làm đơn vị góc và sai lệch giới hạn của nó

1.2.6.2 Đường kích thước

Đường kích thước xác định phần tử ghi kích thước đường kích thước của phần tử là đoạn thắng được kẻ song song với đoạn thẳng đó A | @ © 17 A Vv 35 Vv Duong kích thước của góc là cung tròn có tâm ở đỉnh góc 0 , 5”

Không dùng bất kì đường nào của hình vẽ thay thế đường kích thước Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mánh, ở đầu mút đường kích

thước có vẽ mũi tên

Trang 13

Độ lớn của mũi tên phụ thuộc vào bề rộng d của nét liền đậm

Trường hợp nếu đường kích thước ngắn quá thì mũi tên được vẽ ở phía ngoài hai đường gióng

Trường hợp nếu các đường kích thước nói tiếp nhau mà không đủ chỗ để vẽ mũi tên, thì dùng dấu chấm hay gạch xiên thay cho mũi tên y 4 v A eA de - TIIL | Hình 1.8: Mũi tên phía ngoài và dùng dấu chấm và gạch xiên thay

Khi có nhiều đường kích thước của đường hay đồng tâm thì kích thước

lớn ở ngoài, kích thước bé ở trong và chữ số của các kích thước đó viết so le

1.2.6.3 Đường gióng kích thước

Đường gióng kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước và vượt quá đường kích thước khoáng 2 đến 4mm

1.2.6.4 Ki hiệu ¢ va R

Trong mọi trường hợp trước chữ số kích thước của đường kính ghi kí hiệu ø Chiều cao của kí hiệu bằng chiều cao chữ số kích thước

Trang 14

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

Hình 1.9: Kí hiệu ø

Trong mọi trường hợp, trước chữ số kích thước của bán kính ghi kí hiệu R Đường kích thước của bán kính kẻ qua tâm cung tròn

Đối với cung tròn có bán kính quá lớn thì cho phép đặt tâm ở gần cung tròn, khi đó đường kích thước được kẻ gấp khúc

Rio

Hinh 1.10: Ki hiéu R

Đối với những cung tròn quá bé không đủ chỗ ghi chữ số kích thước hay không đủ chỗ vẽ mũi tên thì chữ số hay mũi tên được ghi hay vẽ ở ngoài

Trang 15

1.3 Các hình biếu diễn [2], [3], [1] 1.3.1 các phép chiêu Bản vẽ gồm các loại hình biểu diễn sau đây: hình chiếu, hình cắt, mặt cắt Các hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng bằng phép chiếu

Phép chiếu là quá trình vẽ hình biểu diễn của vật thể trên mặt phẳng

Hình biểu diễn nhận được gọi là hình chiếu của vật thể

Phép chiếu gồm các yếu tô sau đây:

- Tâm chiếu là điểm từ đó thực hiện phép chiếu

- Vật chiếu là vật thể được biểu diễn

- Mặt phẳng hình chiếu là mặt phăng trên đó thực hiện phép chiếu - Tia chiếu là đường thẳng tưởng tượng theo đó thực hiện phép chiếu

Kết quả của phép chiếu gọi là hình biểu diễn hay là hình chiếu của vật

thể

Giá sử trong không gian ta lấy một mặt phẳng (P) và một điểm S ở

ngoài mặt phẳng đó Từ một điểm A bất kì trong không gian dựng đường

Trang 16

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

Như vậy ta đã thực hiện một phép chiếu và gọi mặt phẳng (P) là mặt

phẳng hình chiếu, đường thẳng SA là tia chiếu và diém A’ là hình chiếu của

điểm A trên mặt phẳng (P)

Trong phép chiếu trên tất cả các tia chiếu đều đi qua một điểm S cố

định gọi là tâm chiếu thì phép chiếu đó gọi là phép chiếu xuyên tâm, điểm A"

gọi là hình chiếu xuyên tâm của điểm A trên mặt phẳng hình chiếu (P) tâm chiếu §

Nếu tất cả các tia chiếu không đi qua một điểm có định mà song song với một đường thắng có định | goi là phương chiếu thì phép chiếu đó gọi là phép chiếu song song Điểm A' là giao điểm của đường thắng đi qua điểm A và song song với phương chiếu l với mặt phẳng (P) gọi là hình chiếu song

song của điểm A trên mặt phẳng hình chiếu (P), phương chiếu I

Hình 1.12: Hình chiếu song song Ví dụ trong thực tế:

Ánh sáng của một ngọn đèn chiếu vật thé trên mặt đất giỗng như phép

chiếu xuyên tâm, trong đó ngọn đèn là tâm chiếu, mặt đất là mặt phẳng chiếu, bóng đồ vật là trên mặt đất là hình chiếu xuyên tâm của đồ vật đó

Trang 17

Hình 1.13: Ánh sáng của ngọn đèn và phép chiếu xuyên tâm

Ánh sáng của Mặt Trời chiếu đồ vật lên mặt đất giống như phép chiếu song song trong đó tỉa sáng mặt trời là những tia chiếu song song, mặt đất là mặt phẳng hình chiếu và bóng đồ vật trên mặt đất là hình chiếu song song của

đồ vật đó

Hình 1.14: Ánh sảng của mặt trời và phép chiếu song song Trong phép chiếu song song, nếu phương chiếu l không vuông góc

với mặt phẳng hình chiếu (P), đó là phép chiếu xiên góc Nếu phương chiếu | vuông góc với mặt phẳng hình chiếu (P), đó là phép chiếu vuông góc

1.3.2 Hình chiếu vuông góc

Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng của vật thể, chúng được vẽ theo hai phương pháp sau:

Trang 18

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

- Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCGI)

- Phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3) Giả sử ta có mặt phẳng hình chiếu và một vật thẻ

- Nếu vật thê được đặt trước mặt phẳng hình chiếu và người quan sát

dứng trước vật thể, hướng nhìn vuông góc với mặt phẳng hình chiếu (vật thể

được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng hình chiếu), cách chiếu vật thể như thế này người ta gọi là phương pháp chiếu góc thứ nhất

al

Hướng nhìn

- Ngược lại, nếu đặt vật thể sau mặt phẳng hình chiếu người quan sát

vẫn ở vị trí cũ (mặt phẳng hình chiếu đặt giữa người quan sát và vật thể), phương pháp chiếu như thế này người ta gọi là PPCG3

1.3.2.1 Phương pháp chiếu góc thứ nhất

Trong PPCGI, vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt

phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một

Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau vật thê

Trang 19

- Mặt phẳng hình chiếu bằng ở dưới vật thể - Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải vật thể Có 3 hướng chiếu( hướng nhìn):

Hướng chiếu từ trước vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng Hướng chiếu từ trên xuống vuông góc với mặt phăng hình chiếu bằng Hướng chiếu từ trái sang phải vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

cạnh

Từ! trên xuống

Hình 1.15: Phương pháp chiếu góc thứ nhất

Chiếu vật thê lên các mặt phẳng hình chiếu theo các hướng chiếu tương ứng sẽ được các hình chiếu đứng A, chiếu bằng B, chiếu cạnh C

Trang 20

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu, chọn mặt phẳng hình chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ, xoay mặt phẳng hình chiếu bằng xuống dưới 90, xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh sang phải 90°

Trên bản vẽ, các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống theo hình chiếu đứng

như sau:

Hình chiếu bằng B đặt đưới hình chiếu đứng A Hình chiếu cạnh C đặt bên phải hình chiếu đứng A

Hình 1.16: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ(PPCGI)

Trang 21

Trong PPCG3, vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt

phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một

- Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước vật thể - Mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên vat thé - Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái vật thể

Có 3 hướng chiếu( hướng nhìn):

Hướng chiếu từ trước vuông góc với mặt phẳng hình chiêu đứng Hướng chiếu từ trên xuống vuông góc với mặt phẳng hình chiếu bằng Hướng chiếu từ trái sang phải vuông góc với mặt phẳng hình chiếu cạnh

Hướng chiếu

tu tren a

Hinh 1.17: Phương pháp chiếu góc thứ ba

Chiếu vật thể lên các mặt phăng hình chiếu theo các hướng chiếu tương ứng sẽ được các hình chiếu đứng A, chiếu bằng B, chiếu cạnh C

Trang 22

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

Sau khi chiếu vật thê lên các mặt phẳng hình chiếu, chọn mặt phẳng hình chiếu đứng là mặt phẳng bán vẽ, xoay mặt phẳng hình chiếu bằng xuống dưới 90°, xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh sang phải 90°

Trên bản vẽ, các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống theo hình chiếu đứng như sau:

Trang 23

1.3.3 Hình cắt va mặt cắt

Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu dùng nét khuất để thể hiện thì hình vẽ sẽ không được rõ ràng Vì vậy trong bản vẽ kĩ

thuật thường đùng loại hình biểu điễn khác gọi là hình cắt và mặt cắt

1.3.3.1 Khái niệm về hình cắt và mặt cắt

Để biểu diễn hình dạng bên trong của một vật thể, ta giả sử rằng dùng

mặt phẳng tưởng tượng cắt qua phan câu tạo bên trong như lỗ, rãnh của vật

thé và vật thê bị cắt làm hai phần

Sau đó lấy đi phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, rồi chiếu vuông góc phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song

với mặt phẳng cắt, ta sẽ được một hình biểu diễn gọi là hình cắt Nếu chỉ vẽ

các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt mà không vẽ các đường bao của vật thê ở phía sau mặt phẳng cắt thì hình biểu diễn đó gọi là mặt cắt

Mật pháng hình chiều Mat phang cat x x* Ụ wy ` Hình 1.19: Mặt cắt và hình cắt

TCVN 8- 40: 2003 quy định các quy tắc về biểu diễn hình cắt và mặt

cắt dùng cho tất cả các loại bản vẽ kĩ thuật được chuyên đổi từ ISO 128- 40:

2001

Trang 24

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành Như vậy: Hình cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên và nằm sau mặt phẳng cắt Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt

Chú ý: Mặt phẳng cắt chỉ là mặt phẳng tưởng tượng Việc cắt đó chỉ có

tác dụng đối với một hình cắt hay mặt cắt nào đó, còn các hình biểu diễn khác

không bị ảnh hưởng gì đối với việc cắt đó

1.3.3.2 Hình cắt

Mỗi một vật thể có cấu tạo hình dạng phức tạp khác nhau Vì vậy mà

tùy thuộc vào mỗi vật thể mà dùng các loại hình cắt khác nhau - Hình cắt toàn bộ Sử dụng một mặt phẳng cắt và ding dé biéu diễn hình dạng bên trong của vật thể Hình 1.20: Hình cắt toàn bộ - Hình cắt một nửa ( hình cắt kết hợp)

Hình biểu diễn gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu,

đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh Ứng dụng: dùng đề biểu diễn vật thể đối xứng

Trang 25

Thường không vẽ các nét đứt ở phần hình chiếu khi chúng đã được thê hiện trên phần hình cắt nu ©(@o© Hình 1.21: Hình cắt một nửa - Hình cắt cục bộ Hình 1.22: Hình cắt cục bộ Hình biểu diễn một phần vật thê dưới dạng hình cắt, đường giới hạn phần hình cắt được vẽ bằng nét lượn sóng Hình cắt cục bộ có thể đặt ngay ở vị trí tương ứng trên hình chiếu 1.3.3.3 Mặt cắt Mặt phẳng cắt chọn sao cho nó vuông góc với chiều dài của phần vật thể bị cắt ( mặt cắt vuông góc)

Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo phần tử bị căt mà trên

các hình chiếu có thể hiện Thường dùng một trong hai loại mặt cắt sau đây:

Trang 26

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

- Mặt cắt chập

Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu biểu diễn tương ứng, đường

bao của mặt cắt chập được vẽ liền mảnh Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật có hình dạng đơn giản Đường bao của hình chiếu tương ứng tại chỗ đặt mặt cắt được vẽ đầy đủ bằng nét liền đậm - Mặt cắt rời

Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình biểu diễn tương ứng Mặt cắt rời có thể được đặt ở giữa phần vẽ gián đoạn của một hình chiếu nào đó

Đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng nét liền đậm Mặt cắt rời

Trang 27

- Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt

Trên mặt cắt kể cả mặt cắt thuộc hình cắt quy định vẽ kí hiệu vật liệu

theo TCVN 7: 1993, Cách vẽ như sau:

Các đường gạch gạch của mặt cắt phải kẻ song song với nhau và nghiêng 45° so với đường bao hoặc đường trục của hình biểu diễn hoặc so với đường bằng qua bản vẽ

Nếu các đường gạch nghiêng 45” có đường trùng với đường bao hoặc trùng với trục chính của mặt thì đường gạch gạch được phép kẻ nghiêng 30°

hay 60°

Trên mọi hình cắt và mặt cắt ( vẽ theo cùng một tỉ lệ) của một vật thể,

các kí hiệu vật liệu được vẽ giống nhau, nghĩa là phương và khoáng cách giữa các đường gạch gạch giống nhau, khoáng cách đó có thể lấy từ 2mm đến

10mm

Các mặt cắt của các chỉ tiết đặt cạnh nhau thi đường gạch gạch của các mặt cắt đó được kẻ theo phương khác nhau hoặc có khoảng cách khác nhau hoặc kẻ so le nhau

1.4 Hình chiếu trục đo [1], [4], [3]

Trong bản vẽ kĩ thuật thường dùng phương pháp hình chiếu vuông góc

vì nó biểu diễn chính xác hình dạng và kích thước của vật thể Nhưng nhược

điểm của phương pháp này là thiếu tính trực quan làm cho người đọc khó hình dung ra hình dạng của vật Trái lại, phương pháp hình chiếu trục đo có tính

trực quan, trên I hình biểu diễn nó thể hiện 3 chiều của vật thể Vì vậy, trên

bản vẽ biểu diễn các vật thể phức tạp, bên cạnh các hình chiếu vuông góc

người ta vẽ thêm hình chiếu trục đo của vật thể đó

Trang 28

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

1.4.1 Khái niệm về hình chiếu trục do 1.4.1.1 Thế nào là hình chiếu trục đo

Hình chiếu trục đo được xây dựng như sau:

Giả sử 1 vật thể có gắn hệ tọa độ vuông góc OXY”Z với các trục tọa độ đặt theo 3 chiều dài, rộng, cao của vật thé Chiếu vật thé cùng hệ tọa độ vuông

góc lên mặt phẳng hình chiếu ( P”) theo phương chiếu l

Kết quả trên mặt phẳng (P°) nhận được 1 hình chiếu của vật thé và hệ

toa d6 O’X’Y’Z’ Hình biểu diễn đó gọi là hình chiếu trục đo của vật thê

Hình 1.24: Hình chiếu trục đo

Điều kiện của phương chiếu l: - I không song song voi (P’)

x

Hình 1.25: Hình chiếu trục do khi l song song voi (P’)

Nếu phương chiếu 1 song song voi mat phang hinh chiéu (P’) thi ta không thể thu được hình biểu diễn của nó trên mặt phẳng hình chiếu

Trang 29

- Ikhông song song với các trục tọa độ

Hình 126: Hình chiếu trục đo khi Ï song song với trục tọa độ

Nếu phương chiếu ] song song với một trục tọa độ thì trên mặt phẳng

hình chiếu chỉ thu được hình biểu diên hai chiều của vật thé

Vị dụ: trên hình vẽ ta có trường hợp Ï song song với truc OX Như trên chúng ta đã xây dựng hình chiếu trục đo

+ Khái niệm hình chiếu trục đo

Hình chiếu trục đo thể hiện đồng thời trên một hình biểu diễn 3 chiều

của vật thể được xây dựng trên cơ sở của phép chiếu song song 1.4.1.2 Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo

Hình chiếu của 3 trục tọa độ là O°X?; O*Y”; O*Z' gọi là các trục đo

Góc giữa các trục đo: X'Ø'Y'; Y'O'Z'; X'O'Z' gọi là góc trục đo

Tỉ số giữa độ dài hình chiếu của một đoạn thang nằm trên trục tọa độ

với độ dài của đoạn thắng đó gọi là hệ số biến dạng theo trục đo

Ta phải phân biệt rõ giữa tỉ lệ và hệ số biến dạng Vì hệ số biến dạng tự

nhiên xuất hiện trong phép chiếu còn tỉ lệ thì khi mà ta đã có vật thể rồi ta có thê phóng to hay thu nhỏ tùy ý

Trang 30

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

„ = p hệ số biến dạng theo trục O°X”

<= q hé sé bién dang theo truc O’Y’

= =z hệ số biến dạng theo trục OZ’

Góc trục đo và hệ số biến dạng là 2 thông số cơ bản của trục đo

Góc trục đo và hệ số biến dạng thay đổi phụ thuộc vào hướng chiếu, mặt phẳng chiếu, vị trí của vật thể

1.4.1.3 Phân loại hình chiếu trục đo

Căn cứ theo phương chiếu l có:

- Hình chiếu trục đo vuông góc, nếu phương chiếu I vuông góc với mặt

phẳng hình chiếu (P')

- Hình chiếu trục đo xiên góc, nếu phương chiếu l không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

Căn cứ vào hệ số biến dạng có:

- Hình chiếu trục đo đều, nếu 3 hệ số biến dạng bằng nhau (p= q= r) - Hình chiếu trục đo cân,nếu hai trong 3 hệ số biến dạngbằng nhau (p=

q# r; p# q=T; p= r# q)

Hình chiếu trục đo lệch, nếu ba hệ số biến dạng từng đôi một không bằng

nhau (p# q# r)

Trang 31

Loại hình chiếu trục đo vuông góc đều có các trục đo làm với nhau các góc:

X'O'Y' = Y!'O'Z!' = X'O'Z' = 120” và có hệ số biến dạng theo trục O’X;

O’Y’; O’Z’ lap=q=r=0,82

120° Y

Hình 1.27: Góc trục do( Hinh chiéu trục đo vuông góc đều)

Để thực hiện cho việc vẽ, người ta thường dùng hệ số biến đạng quy ước p= q= r= I với hệ số biến dạng quy ước này, hình chiếu trục đo được

xem như phóng to lên 1: 0,82= 1,22 1an so với thực tế

Trong hình chiếu trục đo vuông góc, hình tròn nằm trên mặt phẳng song

Trang 32

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

Hình chiếu trục đo vuông góc đều thường dùng để biểu diễn các vật thể

có các khối tròn

1.4.3 Hình chiếu trục đo xiên góc cân

Hình chiếu trục đo xiên góc cân là loại hình chiếu trục đo xiên (1 không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu) mặt phẳng tọa độ XOZ song song với mặt phẳng hình chiếu (P') và 2 trong 3 hệ số biến dạng bằng nhau (p= r# q)

Góc giữa các trục đo: = -X'O'Y' = Y'0'Z' = 135°; x'0'Z' =90° va các hệ số bién dang p= r= 1; g= 0,5 Nhu vay truc O’Y’ lam với đường nằm ngang 1 goc 45°

Hình 1.29: Góc trục đo( Hình chiếu trục đo xiên góc cân)

Hình chiếu trục đo của các hình tròn nằm trên hay song song với các

mặt phẳng tọa độ YOZ và XOY là các hình elip

Hình chiếu trục đo xiên góc cân của hình tròn nằm trong mặt phẳng XOZ không bị biến dạng Các hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song

với mặt phẳng hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh có hình chiếu trục đo xiên

góc cân là hình elip Nếu lấy hệ số biến dạng như trên, thì trục lớn của elip

bang 1,06d, trục ngắn bằng 0,35d (d là đường kính của hình tròn)

Trang 33

`

Hình 1.30: Hình chiếu trục đo xiên góc cân của tắm đệm 1.4.4 Cách vẽ hình chiễu trục do [3], [1]

Phương pháp tọa độ: Là phương pháp cơ bản thường dùng để dựng hình

chiếu trục đo của vật thê

Muốn dựng hình chiếu hình đo của vật thể, ta phải biết cách dựng hình

chiếu trục đo của một điểm Ví dụ: Nếu một điểm A có các tọa độ Xạ, Ya, Z4

thì ta có:

Trang 37

Hình 1.32: Hình chiếu phối cảnh

Hình chiếu phối cảnh là hình biểu điễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên

tâm

Tâm chiếu: chính là zmắt người quan sát (con gọi là điểm nhìn)

Mặt phẳng hình chiếu (mặt íranh): là một mặt phẳng thắng đứng tưởng

tượng

Mặt phẳng vật thế: Là mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt các vật thé

biểu diễn

Mặt phẳng tầm mắt: Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn

Đường chân trời: Là giao tuyến của mặt phẳng tranh và mặt phẳng tằm

mắt

Trang 38

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

Hình chiếu phối cảnh được thê hiện trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng đề biểu diễn nhà, cầu đường

1.5.3 Các loại hình chiếu phối cảnh

Phân loại theo vị trí của mặt tranh ta có:

Trang 39

Hình 1.34: Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ

- Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ: Khi mặt tranh không song song với mặt nào

của vật thể

Trang 40

Tổng quan về chương 1 sách giáo khoa công nghệ L1 hiện hành

CHƯƠNG 2

CONG CU HO TRO GIANG DAY PHAN VE Ki THUAT CHUONG I SACH GIAO KHOA CONG NGHE 11 HIEN HANH 2.1 Giới thiệu phần mềm SwishMax [7]

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin máy tính ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết trong mọi hoạt động của con người Chúng ta có thê sử dụng các phần mềm thiết kế đồ hoạ trên máy tinh dé hỗ trợ

cho việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các chi tiết, bộ phận hay một hệ

thống nào đó Có rất nhiều phần mềm thiết kế đồ hoạ cho các hoạt cảnh như Macromedia Flash, Flash studio, trong bộ sưu tập các phần mềm thiết kế các hoạt cảnh có phần mềm SwisHmax tương đối dễ sử dụng, vì vậy có thé Iya chọn SwisHmax để mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa dùng nguồn một chiều

SwisHmax là công cụ thiết kế Flash mạnh, một phần mềm thiết kế hiệu

ứng nhanh và đơn giản với thư viện hiệu ứng có sẵn hoặc sử dụng ngôn ngữ lập trình Bên cạnh đó phần mềm này cho phép tích hợp các định dạng âm thanh hình ảnh Đây là một chương trình giúp tạo ra các file ảnh động, .và

xuất ra định dạng *.swf, *.Avi, *.Exe, HTML Dinh dang swf là định dạng được sử dụng rộng rãi vì kích thước nhỏ gọn Hơn nữa, việc sử dụng

SwisHmax lại không quá phức tạp SwisHmax bao gồm nhiều tính năng giúp

bạn tạo định dạng Flash nhanh chóng, đơn giản

Một vài tính năng nỗi bật của Swislimax: Các hiệu ứng

Ngày đăng: 21/09/2014, 23:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN