1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tích cực hóa hoạt động quan sát của học sinh trong giảng dạy chương I sách giáo khoa Sinh học 11 chương trình chuẩn

61 551 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 12,58 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2 KHOA SINH - KTNN

TRAN THI VAN

TICH CUC HOA HOAT DONG QUAN SAT CUA HOC SINH TRONG DAY HOC CHUONG I - SGK SINH HOC 11 -

CTC

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

CHUYEN NGANH: PHUONG PHAP DAY HOC

Trang 2

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA SINH - KTNN

=====%) RR

TRAN THI VAN

TICH CUC HOA HOAT DONG QUAN SAT CUA HOC SINH TRONG DAY HOC CHUONG I - SGK SINH HOC 11 -

CTC

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

CHUYEN NGANH: PHUONG PHAP DAY HOC

Người hướng dẫn khoa học

THS NGUYEN DINH TUAN

Ha NOi-2011

Trang 3

LOI CAM ON

Em xin bày tỏ lòng biết on sâu sắc tới thầy giáo - ThS Nguyễn Đình

Tuần đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện để tài này Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo bộ môn sinh học trường THPT Tân Lập - Đan Phượng - Hà Nội và các thầy cô giáo trong tô phương pháp giảng dạy khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định Trong quá trình xây dựng dé tài, với sự cô gắng của bản thân nhưng chắc chắn dé tài sẽ còn nhiều thiếu sót và chưa được hoàn hảo Chính vì vậy em mong các thầy cô giáo sửa chữa và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 10 tháng 05 năm 2011

Người thực hiện

Trần Thị Vân

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả thu được trong khóa luận này là trung thực, chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào

Người thực hiện

Trần Thị Vân

Trang 5

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Trang 6

MUC LUC

PHAN I: MỞ ĐẦU - 2< cc©ccceesdeerttrrrrdrtitrrrrrdrrrirrrrrree 8 1 Lí do chọn đề tài - - c ee ST TH ng HH re 8

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - << << << 9 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿+ + ccscsScsc S222 2xe 10 4 Phương pháp nghiên cứu -. c cv vxy 10

PHAN II: NỘI DUNG VÀ KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU 12

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU 12

1 Lược sử vấn đề nghiên cứu - - - + 113 S S9 SS S23 331521211111 1111 x£2 12

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới - ¿+22 2222 3s cssxxe2 12

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước « ««- 13 2 Tính tích cực học tẬp - cm tr 14 2.1 Bản chất của tính tích cực học 0 14 2.2 Biểu hiện của tính tích cực học 2 15 2.3 Các cấp độ của tính tích cực học tập -. . -< 16 3 Nâng cao chất lượng câu hỏi - một biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh .ccc c2 11g 2g SH SH SH vn vn ng n rxy 16

3.1 Khái niệm câu hỏi -. . -<<<<<<<<5< 16

3.2 Ý nghĩa của câu hỏi 11 1111111112122 3555515555111 16

3.3 Cac dang Cau hO1 0 cece ce cece cence eeeeeeeeeeeeeeneeenenenenes 17 4 Phương tiện trực quan cv ven 18 4.1 Vai trò của phương tiện trực quan -. ‹-« 18 4.2 Các loại phương tiện trực quan - -« << «« 19 4.3 Vai trò của việc sử dụng tranh hình, sơ “2 cccccceeeeeeeeeeeeeee 18 4.4 Nguyên tắc xây dựng câu hỏi nhằm tích cực hóa hoạt động quan sát của học sinh cc c2 222 222g ng vn vs, 19

Trang 7

4.5 Quy trình xây dựng câu hỏi theo hướng tích cực hóa hoạt động quan sát của học sinh cv se 19

CHUONG 2: PHAN TICH NOI DUNG CHUONG I - SINH HQC 11- (CTTÍC 5< 5° 9S H HH ch ch nh Họ 0.00 0300 e 20

so 20

2 Nội dung - cọ HH HS HH TH nh tk nh ve 22

CHUONG 3: HE THONG CAU HOI NHAM TICH CUC HOA HOẠT

DONG QUAN SAT CUA HQC SINH TRONG DAY HỌC CHƯƠNG I — SGK SINH HỌC 11 — CTC <5 55333 533313355353 2seesrsee 23

CHƯƠNG 4: THIẾT KÉ BÀI HỌC SỬ DỤNG CÂU HỎI TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT CỦA HỌC SINH 27 le 005cm 27

Bài §: Quang hợp ở thực vật ccàSnSsnsskhe 27 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM 33 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật cv 38 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) ¿+ cccccccs S22 43

Bài 17: Hô hấp ở động vật - ceeseeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeees 46 2 Nhận xét đánh giá của giáo viên phổ thông - ¿222 +2++z+se2 5]

PIN 0ï1ối (v0.6 1 51 P2 (00:02:01 51

Trang 8

PHAN I: MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Đề thoát khỏi tinh trạng kém phát triển, phấn đấu hoàn thành mục tiêu

trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, Đảng ta đã khẳng định:

“Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đâu” và xây dựng chiến lược phát triển

giáo dục giai đoạn 2006 - 2010 với mục tiêu quan trọng là: “Đối mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục” Mục tiêu đó đã được thê chế hóa trong điều 24.2 Luật giao duc: “Phuong phap gido duc pho thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,

phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng khả năng tự

học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú học tập của học sinh”

Như vậy, đối mới phương pháp dạy học là yêu cầu tất yếu khách quan của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thực hiện nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục trong những năm qua đã chủ động tích cực đổi mới mục tiêu, nội dung và PPDH Từ năm 2000, chương trình SGK đã được xây dựng, biên soạn lại từ bậc tiểu học đến THPT Năm 2007, SGK sinh học I1 mới đã được thực hiện trong cả nước với 2 chương trình cơ bản và nâng cao Nội dung của SGK sinh học II - CTC được đổi mới hoàn toàn về nội dung và cách trình bày Nội dung của SGK sinh học II bao gồm những kiến thức cơ bản, hiện đại về các quá trình sinh lí: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật Sách được thiết kế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức hoạt động độc lập quan

sát của HS với hệ thống hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu chính xác và sinh động

Tuy nhiên, trong thực tế dạy học ở các trường THPT hiện nay, việc khai thác kênh hình chưa được quan tâm đúng mức do ảnh hưởng của PPDH

Trang 9

thuyết trình - thông báo Mặt khác, do HS chưa quen với cách học chủ động, tích cực, còn thụ động, chờ đợi GV cung cấp kiến thức có sẵn Với cách dạy và cách học như vậy đã hạn chế tác dụng của SGK, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, không phù hợp với đặc thù của môn học

Sinh học là khoa học thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu đặc thù của sinh học là quan sát và thí nghiệm Hầu hết các kiến thức sinh học được đúc kết từ kết quả quan sát trong tự nhiên và thực nghiệm Vì vậy, trong dạy học sinh học nói chung va sinh học I1 nói riêng, rèn luyện kỹ năng quan sat là một trong những nhiệm vụ quan trọng Kỹ năng quan sát vừa là mục tiêu

của quá trình dạy học đồng thời là điều kiện để HS lĩnh hội kiến thức Tích

cực hóa hoạt động quan sát của HS là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, giúp HS tự lực tìm tòi khám phá đối tượng nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, rèn luyện kỹ năng quan sát, phát triển các thao tác tư duy, có được niềm vui và hứng thú trong học tập

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn được tập dượt nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học nói chung và sinh học 11 nói riêng, tôi quyết định chọn đề tài : “TÍCH

CUC HOA HOAT DONG QUAN SAT CUA HOC SINH TRONG DAY HOC CHUONG I - SGK SINH HỌC I1- CTC” làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng và sử dụng câu hỏi hướng dẫn HS quan sát tranh hình trong SGK Tổ chức các hoạt động học tập của HS theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong chương I - SGK Sinh hoc 11 - CTC

Trang 10

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận của hoạt động quan sát trong dạy học sinh học, các biện pháp phát huy tính tích cực học tập của HS

Phân tích chương I: Chuyến hóa vật chất và năng lượng (phần sinh học cơ thể)

Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS quan sát tranh hình trong

SGK

Thiết kế bài học theo hướng pháy huy tính tích cực học tập của HS Đánh giá tính khả thi của đề tài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chương trinh sinh hoc THPT, SGK sinh hoc 11 - CTC Hoc sinh lop 11 - THPT

Biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh 3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Chương I: Chuyên hóa vật chất và năng lượng - SGK Sinh học 11 -

CTC

Biện pháp tô chức hoạt động quan sát của học sinh

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

Nghiên cứu quan điểm của Đảng về đôi mới giáo dục và đào

tạo

Cơ sở lí luận của dạy học tích cực

Nhiệm vụ, nội dung của chương trình sinh hoc 11

Phương pháp nghiên cứu đặc thù của sinh học

Trang 11

Phương pháp điều tra cơ bản: Thu thập tư liệu về tình hình giáng dạy sinh học ở THPT, việc đổi mới PPDH và sử dụng PTTQ trong dạy học sinh hoc 11

Phương pháp quan sát sư phạm: Dự giờ một số giáo viên dạy sinh học ở trường THPT Tân Lập - Đan Phượng - Hà Nội

Phương pháp chuyên gia

Trang 12

PHAN II: NOI DUNG VA KET QUA NGHIEN CUU

CHUONG 1: TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU

1 Lược sử vấn đề nghiên cứu

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã giải thích bản chất nhận thức của con người là một quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan theo quy luật: 7? ứrực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan Tư đuy trừu tượng nếu không bắt nguồn từ trực quan cảm tính thì trở nên trống rỗng Ngược lại trực quan cảm tính mà không có tư duy trừu tượng thì chỉ còn là những cảm tính rời rạc, những tri thức giản đơn, sự

suy nghĩ khi trực quan làm cho các cảm giác của con người trở nên tỉnh tế,

nhạy bén hơn

Cômenxki là người đầu tiên xem nguyên tắc trực quan trong dạy học

là một nguyên tắc vàng Ông đã là người tổng kết những kinh nghiệm về

trực quan trong nhận thức và đưa nó vào áp dụng trong quá trình dạy học Cùng với thời gian, nguyên tắc trực quan đã được phát triển và điều chỉnh

Usinxki thì cho rằng: Thầy giáo không chỉ dựa vào những hiện tượng cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học mà còn cần phải sử dụng cả những biểu tượng đã có từ trước của HS Trực quan cung cấp tài liệu cho hoạt động trí tuệ, làm cho quá trình lĩnh hội tri thức của HS được dễ dàng, tự giác, tích cực và vững chắc hơn, do đó nó cũng là phương tiện đề phát triển tư duy

Vào những năm 1920, lần đầu tiên PPDH tích cực đã xuất hiện ở Anh

với sự hình thành nhà trường kiêu mới Trong đó chú ý tới sự phát triển trí

tuệ của HS, khuyến khích các hoạt động độc lập, tự quản của HS Sau gần 50 năm thì phát triển mở rộng ở hầu hết các nước: Anh, Pháp, Đức, Mỹ và Liên Xô

Trang 13

Năm 1945, xuất hiện ở Pháp với hoạt động của lớp học tùy thuộc vào

sáng kiến và hứng thú học tập của HS Đến những năm 1970 - 1980 thì đã áp

dụng đại trà PPDH tích cực từ tiêu học đến trung học

Năm 1970, ở Mỹ cũng đã thí điểm ở hơn 200 trường PPDH mới, trong đó GV tô chức các hoạt động độc lập của HS bằng các phiếu học tập

Ở Liên Xô (cũ), Đức, Ba Lan: ngay từ những năm 1950 - 1960, họ đã

chú ý đến tính tích cực hoạt động của HS Ở Liên Xô, nghiêm cấm GV đọc và cung cấp những định nghĩa, khái niệm cho HS, yêu cầu GV phải là người

hướng dẫn đề HS tự khái quát khái niệm, phát biểu được nội dung khái niệm sau đó GV tổng kết lại

Hiện nay xu thế của thế giới là cải tiến PPDH nhằm đào tạo con người

năng động sáng tạo, có phương pháp tự học tự nghiên cứu 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Năm 1960, với khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự

đào tạo”, xuất phát từ trường Đại học sư phạm Hà Nội sau đó lan ra nhiều trường khác

Năm 1965 - 1975, chiến tranh đã ảnh hưởng đến giáo dục làm cho giáo dục vẫn nằm trong khuôn khô truyền thống

Năm 1970, GS Trần Bá Hoành đã phân tích cụ thể các biểu hiện đặc

trưng, cơ sở khoa học, cách thiết kế bài học sinh học theo PPDH tích cực và kĩ thuật thực hiện các PPDH tích cực như: Kĩ thuật xác định mục tiêu bài

học, sử dụng câu hỏi, phiếu học tập, kĩ thuật đánh giá Với đề tài: “Rèn

luyện trí thông minh của học sinh thông qua chương di truyền - biến dị”

Năm 1971, công trình của Nguyễn Sỹ Tỳ: Cải tiến PPDH nhằm phát

triển trí thông minh cho HS

Năm 1974, công trình của Lê Nhân: Kiểm tra kiến thức bằng phiếu kiểm tra đánh giá

Trang 14

Năm 1980 trở đi thi có nhiều công trình khác nhau:

GS Đinh Quang Báo và PGS Nguyễn Đức Thành: Phân tích các phương pháp hình thành các kiến thức khái niệm, quá trình, quy luật sinh học theo PPDH tích cực

PGS Nguyễn Quang Vinh và Bùi Văn Sâm: Nghiên cứu về cải tiến và

áp dụng các thí nghiệm đề nâng cao hiệu quả dạy học sinh học

TS Vũ Đức Lưu và Lê Đình Trung: Nghiên cứu thành công phương pháp sử dụng bài toán nhận thức nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS khi dạy học phần cơ sở di truyền học

Tháng 12 - 1995: Tổ chức hội thảo quốc gia về đối mới PPDH theo

hướng hoạt động hóa người học Hội thảo khẳng định: Chúng ta phải đổi

mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học bằng cách tổ chức các hoạt động của HS Để đối mới dạy học thì phải đối mới toàn diện, cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp, chúng ta bắt đầu bắt tay vào xây dựng lại chương trình của các bậc học

Năm 2000 đến nay luôn đề cập tới PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm

trong các đợt tập huấn GV và thay SGK 2 Tính tích cực học tập

2.1 Bán chất cúa tính tích cực học tập

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã giải thích một cách biện chứng rằng: Nhận thức là một quá trình phức tạp của hoạt động trí tuệ tích cực và sáng tạo, nó hoàn tồn khơng phải là một hành động nhất thời, máy móc, thụ động

Thuyết tâm lí học hoạt động khẳng định: Trong quá trình khám phá lại kiến thức của nhân loại, HS chỉ thực sự nắm vững cái mà chính các em đã giành được bằng hoạt động của chính bản thân Muốn đạt tới tri thức thì cần

Trang 15

phải tích cực lĩnh hội, đòi hỏi các em có khát vọng học tap, cố gắng trí tuệ, nghị lực cao

Theo Rebrova: Tính tích cực học tập của HS là một hiện tượng sư phạm thể hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt trong học tập

Theo GS Trần Bá Hoành: Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng ở khát vọng học tập và sự cố gắng trí tuệ, nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức

2.2 Biểu hiện của tính tích cực học tập 2.2.1 Biểu hiện về hành động

HS khao khát và tự nguyện trả lời các câu hỏi của GV hoặc bố sung câu trả lời của bạn

HS hay nêu thắc mắc và đòi hỏi được giải thích

HS chủ động linh hoạt vận dụng những kiến thức - kỹ năng vào những vấn đề mới ngoài nội dung bài học

HS mong muốn được đóng góp với thầy, bạn những thông tin mới

ngoài nội dung bài học

2.2.2 Biểu hiện về cảm xúc

Hào hứng, phần khởi trong học tập

Tâm trạng ngạc nhiên trước những thông tin, hiện tượng mới lạ Băn khoăn, day dứt trước bài toán khó

Trang 16

2.3 Các cấp độ cúa tinh tích cực học tập

2.3.1 Sao chép, bắt chước

HS chăm chú quan sát và kiên trì làm theo các động tác của GV, tích cực luyện tập đưới sự hướng dẫn của thầy, bạn

2.3.2 Từm tòi, thực hiện

HS không bắt chước làm theo cách giải quyết vấn đề, giải bài tập của

thầy mà thích tự tìm tòi cách giải mới hợp lí và ngắn gọn hơn

2.3.3 Sáng tạo

HS có thể để xuất ý tưởng mới, cách giải quyết vấn đề một cách độc đáo, tự tạo ra các tình huống, các bài tập có tính sáng tạo, tự thay đổi các yếu

tố thí nghiệm, dé xuất các thí nghiệm mới để chứng minh cho nội dung bai

học

3 Nâng cao chất lượng câu hói - một biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh

3.1 Khái niệm câu hỏi

Câu hỏi là mệnh đề chứa đựng cái đã biết và cái chưa biết Khi chủ thể

giải quyết tốt mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết trong câu hỏi thì lúc đó câu hỏi mới trở thành sản phẩm của quá trình nhận thức

3.2 Ý nghĩa của câu hỏi

Từ trước Công nguyên, nhà triết học Hi Lạp Xôcrat đã đề ra phương

pháp vấn đáp gợi mở, trong đó GV đặt câu hỏi và khéo léo dẫn dắt HS rút ra

những tri thức mới Chính Xôcrat đã sử dụng phương pháp này để giảng dạy triết học Ông gọi đây là “thuật đỡ đẻ” vì những câu hỏi ông kích thích

người đối thoại tự tìm ra câu trả lời, phát hiện chân lí Ở đầu thé ki nay, John Dewey(1933) cũng đã biết: “ Biết đặt ra câu hỏi tốt là điều kiện rất cốt lõi để dạy tốt”

3.3 Các dạng câu hỏi

Trang 17

Căn cứ vào mức độ tư duy thì có thể chia làm 2 loại câu hỏi:

e_ Câu hỏi tái hiện thông báo: câu hỏi chỉ đòi hỏi tái hiện các kiến thức, sự kiện, nhớ và trình bày một cách có hệ thống, có chọn lọc

e_ Câu hỏi phát hiện: là phương pháp đang cần được phát triển rộng rãi để đối mới PPDH theo mục tiêu đảo tạo những con người tích cực, năng động, sáng tạo

Căn cứ vào mục đích sử dụng và tính tích cực chủ động của HS thì có thê phân thành 5 loại câu hỏi:

e_ Câu hỏi kích thích sự quan sát, chú ý e_ Câu hởi yêu cầu phân tích, so sánh

e Câu hỏi yêu cầu tông hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa

e_ Câu hỏi liên hệ thực tiễn

e_ Câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo

4 Phương tiện trực quan

4.1 Vai trò của phương tiện trực quan

PTTQ là công cụ (phương tiện) mà GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học, giúp người học chủ động, tích cực khám phá tri thức, hình thành kĩ năng hoạt động trí tuệ, phát triển tư duy

Sinh học là một khoa học thực nghiệm, trong quá trình dạy học sinh học, việc sử dụng các hoạt động quan sát giữ vai trò quan trọng, cần được áp dụng rộng rãi Bởi lẽ, xung quanh HS là cả một thế giới sinh vật phong phú, đa dạng mà các em có thể quan sát, tiếp xúc trực tiếp với chúng Hơn nữa, từ khi SGK trung học phố thông được cải cách, bố sung thêm nhiều hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ thuận lợi cho quá trình quan sát của HS, cho phép HS theo dõi dễ dàng bài giảng Hình thức này rất phô biến trong dạy học Tranh hình, bang biéu dugc str dung dé bé sung lời giảng của GV trong các phương pháp

Trang 18

dùng lời làm nguồn phát thông tin dạy học, nó còn được sử dụng làm

phương tiện thông tin chủ yếu đề qua đó HS tự lĩnh hội tri thức mới

4.2 Các loại phương tiện trực quan

Trong dạy học sinh học có thể sử dụng các nhóm PTTQ sau: e_ Các vật tự nhiên: mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu tiêu bản, mẫu nhồi

e_ Các vật tượng hình: mô hình, tranh vẽ, ảnh chụp, sơ đồ, biểu đồ

e Cac thi nghiém

4.3 Vai trò của việc sử dụng tranh hình, sơ đề

Thế giới sinh vật của chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú, nhưng trong thực tế không phải bao giờ cũng có sẵn các vật sống Việc sử dụng

hình ảnh, sơ đồ trong SGK cho phép diễn tả được nhiều loại kiến thức: cấu

tạo hình thái, cơ chế, quá trình sinh học Tranh hình, sơ đồ cho phép mô tả sự vật - hiện tượng sống ở những mức độ phức tạp khác nhau, phù hợp với trình độ HS, với yêu cầu của từng cấp, từng lớp học Để làm việc này, tranh hình, sơ đồ chỉ làm nỗi bật những nội dung chính, còn những chỉ tiết thứ yếu

có thể lược bỏ bớt

Sử dụng tranh hình, sơ đồ trong SGK còn có ưu thế là nó có sẵn, không mất thời gian kiếm tìm và bảo quản sản phẩm, có thể xem bắt cứ lúc nào, thuận tiện cho khâu học bài mới cũng như kiểm tra kiến thức cũ

Hình vẽ trên bảng của GV cũng là một hình thức trực quan, có giá trị dạy học cao vì nó cho phép HS theo dõi dễ dàng bài giảng Hình thức này rất phô biến trong dạy học, GV vừa nói vừa vẽ dần dần một cấu trúc, một sơ đồ về các mối quan hệ, các cơ chế sinh lí, sinh hóa, các quá trình sinh học

Thông qua quan sát tranh hình, sơ đồ, HS phân tích, so sánh, rút ra sự giống và khác nhau, những kết luận khái quát, qua đó giúp HS tìm ra các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng sinh lí của chúng

Trang 19

4.4 Nguyên tắc xây dựng câu hồi nhằm tích cực hóa hoạt động quan sát của học sinh

Câu hỏi phải chứa đựng điều đã biết và điều chưa biết, nội dung câu

hỏi phải đảm bảo tính chính xác khoa học

Câu hỏi phải phù hợp với trình độ người học Câu hỏi phải phát huy tính tích cực học tập của HS

Câu hỏi phải phản ánh được tính logic, hệ thống của nội dung dạy học Câu hỏi phải thể hiện được tính khái quát cao

4.5 Quy trình xây dựng câu hỏi theo hướng tích cực hóa hoạt động quan sát của học sinh

Thuận lợi cơ bản khi dạy chương này là trong mỗi bài, số lượng tranh

hình và sơ đồ tương đối nhiều HS cũng đã có những kiến thức đơn giản về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật, đang cần có sự cố gắng trong học tập dé lĩnh hội các kiến thức mới, mở rộng và nâng cao hơn về quá trình chuyên hóa, trao đổi chất ở động, thực vật Đó

chính là điều kiện thuận lợi để GV khai thác, tạo tình huống học tập

Khó khăn chính là kĩ năng quan sát, trình độ hoạt động trí tuệ, khả năng diễn đạt ngôn ngữ của HS còn nhiều hạn chế và thời gian học tập trên lớp ít

Từ những đặc điểm đó, đề tài đề xuất qui trình xây dựng câu hỏi hướng dẫn HS quan sát gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu quan sát: làm cho HS có nhu cầu quan sát và ý thức được một cách khái quát nhiệm vụ quan sát

Bước 2: Phân tích nội dung kiến thức qua dấu hiệu ở tranh hình, sơ đồ

Bước 3: Tìm các khả năng có thể xây dựng câu hỏi dẫn dắt

Bước 4: Xác định câu hỏi dẫn dắt

Bước 5: Diễn đạt câu hỏi và phát triển kiến thức

Trang 20

CHUONG 2: PHAN TiCH NOI DUNG CHUONG I - SGK SINH HỌC 11-CTC

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài đưa ra cấu trúc và mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của chương I - SGK sinh hoc 11 - CTC

1 Cấu trúc

Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng là chương mở rộng kiến thức về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng từ cấp tế bào lên cấp cơ thể, đây cũng là chương quan trọng, phản ánh đặc trưng cơ bản nhất quá trình sinh học cơ bản ở thực vật và động vật

Đây là chương có khối lượng kiến thức lớn, chiếm gần 1/2 nội dung

SGK sinh hoc 11

Được cấu trúc theo kiểu đồng tâm mở rộng và theo mạch nội dung Tiếp tục mạch nội dung sinh học cơ thê nhưng đi sâu vào quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, động vật

CHƯƠNG I : CHUYÊN HÓA VẬT CHÁT VÀ NĂNG LƯỢNG

được chia làm 2 phan:

Phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (Gồm

11 bài lí thuyết và 3 bài thực hành)

Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (Gồm 7

bài lí thuyết và 1 bài thực hành)

2 Nội dung

2.1 Chuẩn kiến thức

Phân A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật a Trao đối nước ở thực vật

Phân biệt trao đôi chất giữa cơ thê và môi trường với chuyển hóa năng lượng trong tế bảo

Trang 21

Trình bày được vai trò của nước, cơ chế trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình: hấp thụ nước, vận chuyên nước và thoát hơi nước

Phân tích được ý nghĩa của thoát hơi nước

Nêu được sự cân bằng nước và cơ sở của tưới tiêu hợp lí

Trình bày được sự ảnh hưởng của môi trường đối với trao đổi nước của thực vật và ứng dụng vào thực tiễn trồng trọt

b Trao đổi chất khoáng Niơ ở thực vật

Nêu được vai trò của nguyên tố khoáng, phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng

Phân biệt được 2 cơ chế trao đối ion khoáng thụ động và chủ động Nêu được 3 con đường hap thụ nguyên tơ khống

Trình bày được vai trò của Ni-tơ và sự đồng hóa Ni-tơ Giải thích được cơ sở khoa học của bón phân hợp lí c Quang hợp Trình bày được vai trò của quang hợp, đặc điểm thích nghỉ của lá với chức năng quang hợp Trình bày được cơ chế của pha sáng và pha tối, đặc điểm quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp

Giải thích được vai trò quyết định năng suất cây trồng của quá trình quang hợp, phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế

d Hô hấp ở thực vật

Trình bày được ý nghĩa của hô hấp, vai trò của tỉ thể

Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

Nhận biết được hô hấp sáng, các yếu tố ảnh hưởng đến hô hắp

Phân B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

Trang 22

Học sinh phân biệt được trao đồi chất và năng lượng giữa cơ thể và môi trường với chuyên hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và chuyên hóa nội bào

Nêu được sự thích nghi về cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa., hô hấp ở cắc nhóm động vật trong các điều kiện sống khác nhau

Nêu được sự thích nghỉ của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật Trình bày được hoạt động của tim và hệ mạch

Nêu được ý nghĩa của cân bằng nội môi, cơ chế duy trì cân bằng nội

Trình bày được vai trò của gan, thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu

Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi

2.2 Chuẩn kĩ năng

Phân A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

Biết cách xác định cường độ thoát hơi nước

Biết bố trí một thí nghiệm về phân bón

Làm được thí nghiệm phân tích sắc tố chính Làm được thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật Phân B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

Làm được thí nghiệm đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người: Đếm nhip tim,

đo huyết áp, đo nhiệt độ cơ thé

Trang 23

CHUONG 3: HỆ THÓNG CÂU HỎI NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOAT ĐỘNG QUAN SÁT CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

CHUONG I - SGK SINH HỌC 11 - CTC

Sau khi phân tích nội dung chương I, dựa vào tình hình thực tiễn và

mục tiêu của đề tài, tôi lựa chọn các bài: 8, 9, 15, 16, 17 để xây dựng hệ

thống câu hỏi hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong SGK theo hướng tích cực hóa hoạt động quan sát của HS

BÀI 8: QUANG HOP O THỰC VẬT Hinh 8.1:

Câu 1: Quan sat hinh 8.1 va nêu nhận xét:

- Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây?

- _ Nguyên liệu, nguồn năng lượng và sản phẩm của quang hợp? - _ Sự chuyên hóa vật chất trong quang hợp?

Câu 2: Hãy phát biểu khái niệm quang hợp?

Hình 8.2: Quan sát hình §.2 và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Hãy chứng minh đặc điểm hình thái, giải phẫu bên ngoài của lá

thích nghi với chức năng quang hợp?

Câu 2: Em có nhận xét gì về sự phân bố và sắp xếp của TB chứa diệp lục? Sự phân bố và sắp xếp như vậy có tác dụng gì với quang hợp?

Câu 3: Đặc điểm của gân lá? Từ đó hãy cho biết đặc điểm đó có vai trò gì với quang hợp?

BÀI 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

Hình 9.1: Quan sát hình 9.1 và nêu nhận xét:

Câu 1: Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở bộ phận nào của lục lạp? Nguyên liệu, điều kiện, sản phâm của pha sáng?

Câu 2: Nơi điễn ra pha tối, nguyên liệu, sản phẩm của pha tối? Câu 3: Sản phẩm của pha sáng chuyền cho pha tối?

Trang 24

Hình 9.2: Quan sát hình 9.2, chú ý đến các mốc phân chia các giai đoạn Câu 1: Pha tối gồm may giai doan, dién biến của từng giai đoạn? Câu 2: Sản phẩm của pha sáng đi vào pha tối ở giai đoạn nào?

Câu 3: Hãy nêu chất nhận CO; đầu tiên? Sản phẩm ổn định đầu tiên?

Câu 4: Con đường C3 (chu trình Canvin) là con đường cố định CO; của các loài thực vật nào? Tại sao người ta gọi là thực vật C3?

Hình 9.3: Quan sát hình 9.3, chú ý những điểm khác biệt giữa con đường C4 và con đường C3

Câu 1: Hay nêu chất nhận CO; đầu tiên trong con đường C4, sản

phẩm ồn định đầu tiên?

Câu 2: Quá trình cố định CO; diễn ra ở những loại TB nào? Nêu các

giai đoạn của con đường C4?

Câu 3: Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa con đường có định CO; của thực vật C3 và C42

Hình 9.4: Quan sát hình 9.4 và nêu nhận xét:

Câu 1: Những điểm giống nhau giữa con đường C4 và thực vật CAM? Câu 2: Em có nhận xét gì về chất nhận CO; đầu tiên, sản phẩm én dinh dau tién, cdc giai đoạn của con đường cố định CO; ở thực vật CAM?

Câu 3: Điểm khác biệt cơ bản giữa thực vật C4 và thực vật CAM? Câu 4: Hãy so sánh quang hợp của thực vật C4 và thực vật CAM?

BÀI 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VAT

Hình 15.1: Quan sát hình 15.1 và hoàn thành các yêu cầu sau:

Câu 1: Tóm tắt quá trình tiêu hóa nội bao 6 tring dé giày bằng sơ đồ?

Câu 2: Nêu đặc điểm tiêu hóa ở động vật đơn bào? Câu 3: Trình bày khái niệm tiêu hóa nội bào? Hình 15.2: Quan sát hình 15.2, trả lời các câu hỏi sau:

Câu I: Nêu các đại diện của nhóm động vật có túi tiêu hóa?

Trang 25

Câu 2: Cấu tạo của túi tiêu hóa?

Câu 3: Mô tả diễn biến quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa?

Câu 4: Đặc điểm tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa?

Hình 15.3 > 15.6: Quan sát các hình 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 và nêu nhận xét: Câu 1: Đặc điểm chung của cơ quan tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa?

Câu 2: Ống tiêu hóa của một số động vật: giun đất, côn trùng, chim có

bộ phận nào khác với ống tiêu hóa của người?

Câu 3: Đặc điểm tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa?

Câu 4: Nêu hướng tiến hóa của cấu tạo cơ quan tiêu hóa và quá trình tiêu hóa ở động vật?

BAI 16: TIEU HOA O DONG VAT (TIEP THEO)

Hinh 16.1: Quan sat hinh 16.1 va néu nhan xét: Câu 1: Su thich nghi cua b6 rang 6 thu an thit? Câu 2: Sự thích nghi của dạ dày, ruột ở thú ăn thịt? Hình 16.2: Quan sát hình 16.2 hoàn thành các yêu cầu sau:

Câu l1: So sánh răng của thú ăn thực vật và thú ăn thịt? Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau?

Câu 2: Nêu nhận xét đặc điểm cấu tạo của dạ dày và ruột của động vật ăn thực vật?

Câu 3: Đặc điểm tiêu hóa của động vật nhai lại?

Câu 4: Phân tích tính ưu việt của dạ dày 4 ngăn và manh tràng ở động vật ăn thực vật?

BAI 17: HO HAP O DONG VAT

Hinh 17.1: Quan sat hinh 17.1 va néu nhan xét:

Câu 1: Cấu tạo cơ quan hô hấp, bề mặt trao đổi khí của giun đất? Câu 2: Cơ chế trao đổi khí của hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thé?

Trang 26

Câu 3: Hiệu quá trao đối khí của hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thé?

Câu 4: Giải thích tại sao sau khi trời mưa, giun hay ngoi lên trên mặt

đất?

Hình 17.2: Quan sát hình 17.2 và hoàn thành các yêu cầu sau: Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo hệ thống ống khí ở côn trùng? Câu 2: Mô tả quá trình trao đối khí ở côn trùng?

Câu 3: So sánh bề mặt trao đối khí của giun đất và côn trùng?

Hình 17.3: Quan sát hình 17.3, L7.4 và trả lời các câu hỏi sau:

Câu I: Cấu tạo của mang cá thích nghi với việc lấy O; trong nước

được thể hiện như thế nào?

Câu 2: Đối chiếu 4 đặc điểm để đảm bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí

giải tại sao trao đối khí của mang cá xương lại đạt hiệu qua cao? Hình 17.5: Quan sát hình 17.5, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Trình bày sự thích nghỉ của cơ quan trao đổi khí ở động vật sống trên cạn?

Câu 2: Trình bày hoạt động trao đổi khí ở phối?

Câu 3: Vì sao phối được xác định là cơ quan trao đối khí hiệu quả nhất?

Trang 27

CHƯƠNG 4: THIẾT KÉ BÀI HỌC SỬ DỤNG CÂU HỎI TÍCH CUC HOA HOAT DONG QUAN SAT CUA HOC SINH

1 Cac thiét ké bai hoc

Đề tai thiét ké 5 bai li thuyét trong chuong I : Chuyên hóa vật chất và nang luong - SGK Sinh hoc 11 - CTC ( Bai 8, 9, 15, 16, 17)

BAI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VAT

I Mục tiêu 1 Kiến thức

Sau khi học xong bài này HS phải:

- _ Phát biểu được khái niệm quang hợp, trình bày được vai trò của quang hợp ở thực vật - Phân tích được đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp - Trinh bay được vai trò hấp thụ và chuyển hóa năng lượng của các sắc tố quang hợp 2 Kĩ năng

- _ Rèn luyện kỹ năng quan sát

-_ Phát triển thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, biện pháp tư duy so sánh

3 Thái độ

-_ Nâng cao nhận thức về vai trò của quang hợp, sự thích nghi của cơ quan quang hợp

- _ Hình thành ý thức tự giác tích cực tham gia trồng và bảo vệ cây xanh H Phương tiện, phương pháp dạy học

1 Phương tiện dạy học

-_ Hình vẽ SGK

Trang 28

- Tranh phu luc: Hình §.a: Cấu tạo của lá Hình 8.b: Cấu tạo của lục lạp - _ Phiếu học tập 8.1: Tìm hiểu hệ sắc tổ quang hợp IH Hoạt động dạy - học

1 Kiểm tra bài cũ

GV kiểm tra báo cáo thực hành của các nhóm 2 Bài mới ĐVP: Rừng là lá phổi xanh của trái đất, dựa vào đâu mà người ta có thé nói như vậy? 3 Tiến trình HOAT DONG CUA GV - HS NOI DUNG Hoat dong 1: Hinh thanh khai niệm quang hop

- GV: Yéu cau HS quan sat hinh 8.1 trong SGK va cho biét: Quang hop diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây? Nguyên liệu, nguồn năng lượng, sản phẩm của quang hợp?

+ HS: Quan sát, thảo luận, trả lời

- GV hoi: Tw hinh 8.1 va phuong trình

tổng quát của quang hợp, hãy nhận xét về sự chuyên hóa vật chất và sử dụng năng lượng?

+ HS: Tra lời

+ GV: Nhan xét, bd sung kiến thức

I Khái quát về quang hợp ở thực vật

1 Quang hợp là gì?

Quang hợp diễn ra chủ yếu ở diệp lục

chứa trong TB của lá

- Nguyên liệu: CO; và HO

- Nguồn năng lượng: ánh sáng mặt trời

- Sản phẩm: C¿H;;O,, tỉnh bột, giải

phong Oxi

> *Khái niệm quang hợp:

Quang hợp ở cây xanh là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục trong lá hấp thụ để tạo ra Cacbohidrat và O; từ khí CO; và H;O

Trang 29

Yêu cầu HS phát biêu khái niệm quang hợp Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của quang hợp

GV hỏi: Dựa vào phương trình tổng

quát của quang hợp hãy cho biết sản phẩm của quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống trên trái đất nói chung và con người nói riêng? HS: Trả lời

GV nêu vấn để Năng lượng duy trì

hoạt động sống của sinh giới có nguồn gốc từ đâu? Sinh vật nào đóng vai trò chuyên hóa quang năng thành hóa năng trong chất hữu cơ?

HS: Thảo luận, trả lời

ŒW nêu câu hỏi: Tại sao nói rừng là lá

phối xanh của trái đất?

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm

thích nghỉ của cơ quan quang họp - ƠV treo tranh phụ lục: Hình 8.q:

* Phương trình:

6CO; + 12H;O > C¿H¡;O, + 6CO; +

6H;O

* Bản chất của quá trình quang hợp: là quá trình năng lượng ánh sáng được điệp lục a hấp thụ để tống hợp Cacbohidrat và giải phóng oxi từ CO; và HO của môi trường

2 Vai trò của quang hợp

- Toàn bộ sự sống trên hành tinh cua chúng ta phụ thuộc vào quang hợp

+ Sản phẩm của quang hợp là nguồn

thức ăn cho mọi sinh vật

+ Cung cấp nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới

+ Điều hòa không khí

H Lá là cơ quan quang hợp

1 Hình thái, giải phẫu của lá thích

nghỉ với chức năng quang hợp

Trang 30

Cầu tạo của lá , hướng dẫn HS quan sát + HS: Quan sát tranh và hình vẽ SGK + GV néu câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự phân bố và sắp xếp của TB chứa nhiều diệp lục?

HS: Trả lời

GV hỏi: Sự sắp xếp như vậy có tác dụng gì đối với quang hợp?

GV mở rộng: Ngoài lá xanh, các phần

có màu xanh của cây như vỏ thân, đài

hoa, quả xanh cũng thực hiện quang hợp * Đặc điểm giải phẫu hình thái bên ngoài - Diện tích bề mặt lá lớn: hấp thụ ánh sáng tốt - Phiến lá mỏng: khí khuếch tán vào va ra dé dang

- Trong lớp biểu bì của mặt lá: có khí không, giúp CO; khuếch tán vào

trong lá đến lục lạp

* Đặc điểm giải phẫu hình thái bên trong

- TB mô giậu:

+ Chứa nhiều diệp lục

+ Phân bố ngay bên dưới biểu bì ở mặt trên của lá > Tac dung: hap thụ trực tiếp các tia sáng chiếu lên mặt lá - TB mô xốp: + Chứa ít diệp lục hơn so với TB mô giậu

Trang 31

GV treo tranh phu luc Hinh 8.b: Cấu tạo của lục lạp và hướng dẫn HS quan sát

+ HS: Quan sát tranh vẽ và hình vẽ

SGK

+ GV hoi: Hay nêu đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp?

HS: Quan sát, trả lời

GV: Chính xác hóa kiến thức

GV phat PHT cho HS, yéu cau HS hoan thanh phiéu hoc tap: Tim hiéu

mô của lá

> Tac dung: vận chuyén nước, ion khoáng để quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá

2 Lục lạp là bào quan quang hợp Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp được thể hiện ở: - Hình dạng: hình bầu dục, có thể xoay bề mặt đề tiếp xúc với ánh sáng - Màng: gồm 2 lớp màng, có chức năng bảo vệ - Hệ thống màng quang hợp (mang tilacoit) + Bao gồm một tập hợp màng có chứa sắc tố quang hợp

+ Grana: tập hợp tilacoit, như các chồng đĩa xếp chồng lên nhau tạo nên cấu trúc dạng hạt

+ Xoang tilacoit: nơi xảy ra phản ứng

quang phân li nước va tong hop ATP - Chat nén stroma: co dang lỏng,

không chứa sắc tố, nơi điễn ra

Trang 32

hệ sắc tổ quang hợp

+ HS: Trao đổi, thảo luận, điền vào

phiếu Đại điện báo cáo kết quả

+ GƑ: Nhận xét, kết luận: Các loại sắc

tố quang hợp Vai trò của từng loại sắc tổ quang hợp

- GV treo hinh 8.b va 8.c, hoi dé cing

cố bài: Vì sao lá cây có màu xanh lục? Tại sao một số quả có màu đỏ, vàng? HS: Suy nghĩ, trả lời - Diệp lục: có 2 loại + Diệp lục a (Chlorophin a) + Diệp lục b (Chlorophin b) - Sắc tố phụ: Carotenoit va Phitobilin * Vai trò, chức nang: - Diệp lục a: Trực tiếp hấp thụ, chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP, NADPH

- Diệp lục b: Truyền năng lượng ánh

sáng đến diệp lục a

Diệp lục không hấp thụ các tia sáng màu lục và phản chiếu vào mắt ta > lá cây có màu xanh

IV Củng có

GV yêu cầu HS:

- Trả lời câu hỏi 5, 6 trong SGK

- Trả lời một số câu hỏi:

1 Hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu trong lục lạp? A Chất nền lục lạp

C Mang tilacoit

Trang 33

- Hoc bai

- Chuan bi cho bai 9

BAI 9: QUANG HOP O CAC NHOM THUC VAT C3, C4 VA CAM

I Muc tiéu

1 Kién thire

Sau khi hoc xong bai nay HS phai:

- Phan biét duoc pha sang va pha téi ở các nội dung: sản phẩm, nguyên liệu, nơi xảy ra

-_ Phân biệt được các con đường cố định CO; trong pha tối ở các nhóm

thực vật C3, C4 và CAM

2 Kĩ năng

- _ Rèn luyện kỹ năng quan sát

- _ Phát triển các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh

3 Thái độ

- Bồi dưỡng quan điểm duy vật về quang hợp ở các nhóm thực vật, sự thích nghi của các loài thực vật sống trong điều kiện khô hạn

-_ Giải thích một số hiện tượng trong thực tế II Phương tiện, phương pháp dạy học

1 Phương tiện

- Hình vẽ SGK

Trang 34

Câu hỏi: Em hãy cho biết quang hợp là gì? Viết phương trình quang

hợp và nêu vai trò của quang hợp với đời sống sinh vật? 2 Bài mới

ĐVPD: Thực vật được phân loại theo nghành, lớp, bộ, họ, chi, loài Vậy tại sao lại chia thành các nhóm thuc vat C3, C4 va CAM? Dua vào đâu người ta gọi tên các nhóm thực vật như vậy? 3 Tiến trình HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG

GY giới thiệu: Quá trình quang hợp ở thực vật đều gồm 2 pha: pha sáng và

pha tối và đều giống nhau ở pha sáng,

chỉ khác nhau chủ yếu trong pha tối Hoạt động I: Tìm hiểu quang hợp ở thực vật C3 ŒV treo hình phụ lục hình 9.a: Quá trình quang hợp ở thực vật C3 GV hướng dẫn HS: - Quan sát hình trên bảng - Quan sát hình 9.1 trong SGK - Nghiên cứu thông tin trong mục 1 Trả lời các câu hỏi:

- _ Pha sáng của quang hợp diễn ra ở bộ phận nào của lục lạp? - Nguyên liệu, nguồn năng

lượng, sản phâm của pha sáng? + HS: Quan sát, nghiên cứu và trả lời

+ GV: Nhan xét, khái quát kiến thức

I Thực vật C3

1 Pha sáng

Pha sáng (phản ứng sáng): xảy ra ở Grana, trén mang tilacoit

- Nguyên liệu: CO; từ môi trường, nước do rễ hút lên - Điều kiện: có ánh sáng - Sản phẩm: ATP, NADPH, giải phóng CO; > Khái niệm:

Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH

- Trong pha sáng diễn ra quá trình

Trang 35

- GV yéu cẩu HS tiếp tục quan sát tranh hình trên bảng, quan sát hình 9.2 trong SGK và nghiên cứu thông tin mục 2, trả lời một số câu hỏi:

+ Pha tối gồm mấy giai đoạn? Diễn biến của từng giai đoạn? + Sản phẩm của pha sáng đi vào

pha tối ở giai đoạn nào?

+ Hãy nêu chất nhận CO; đầu tiên? Sản phẩm ổn định đầu tiên?

+ Con đường C3 là con đường cô định CO; của loài thực vật nào? Tại sao gọi là thực vật C3? HS: Độc lập quan sát, thảo luận và trả

lời câu hỏi

Hoạt động 2: Tìm hiểu quang hợp ở thực vật C4 GV hướng dẫn HS quan sát hình 9.2 SGK, yêu cầu chú ý điểm khác biệt giữa thực vật C3 và thực vật C4? HS: Déc lập quan sát ŒV nêu câu hỏi thảo luận: Hãy nêu nhận xét: quang phân li nước HO >4H” +4e +O2 2 Pha tối

° Pha tối gồm 3 giai đoạn:

* Giai đoạn cố định CO;

- Chất nhận CO2 đầu tiên: hợp chất có 5C (Ribulozo- 1,5- diP: RDP)

- San pham 6n dinh dau tiên: hợp chất có 3C (Axit photpho glixeric: AIPG) * Giai đoạn khử CO; ATP APG ————> AIPG NADPH Một phần AIPG tách ra tạo CạH;z;O, > hình thành tinh bột và đường * Giai đoạn tái sinh chất nhận

Phần lớn AIPG qua nhiều phản ứng,

cần cung cấp ATP để tái tạo RDP, khép kín chu trình

II Thực vật C4

1 Con đường cố định CO; ớ thực vật

C4

Con đường có định CO; ở thực vat C4

bao gồm 2 giai đoạn:

° Giai đoạn 1: Chu trinh C4

- Nơi thực hiện: tại lục lạp của TB mô giậu

Trang 36

- Chât nhận CO; đâu tiên, sản phâm én định đầu tiên của con đường cố định CO; ở thực vật C4? - Quá trình cỗ định CO; điễn ra ở những loại TB nào? - Các giai đoạn của quá trình cố định CO; của thực vật C42 - Điểm giống và khác nhau của con đường C3 và C4? HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi GƑV: Nhận xét, chính xác hóa kiến thức, kết luận GV hỏi: Thực vật C4 có đặc điểm gì về hình thái cấu tạo khác biệt với thực vật C3?

HS: Nghién cứu, trả lời

GV nêu vấn đề Tại sao lại gọi là thực vật C4? +HS: Vận dụng hiểu biết ở phan I dé trả lời GV hỏi: Thực vật C4 có đặc điểm gì về hình thái cấu tạo khác biệt với thực vật C3? - Chât nhận CO; đâu tiên: PEP - Sản phẩm ổn định đầu tiên; hợp chất 4C (AOA)

+ AOA đi chuyển vào TB bao quanh bó mạch và bị phân hủy đề giải phóng CO; cung cấp cho chu trình C3 và hình

thành Axit piruvic (hợp chất 3C)

+ Axit piruvic quay lại TB thịt lá và

biến đồi thành PEP, khép kín chu trình

° Giai đoạn 2: Chu trình C3 (chu trình Canvin) - Nơi thực hiện: trong lục lạp của TB bao quanh bó mạch - CO; đo C4 có định được chuyên cho C3 để khử thành các chất hữu cơ khác nhau cho cây 2 Đặc điểm cúa thực vật C4 * Đặc điểm cấu tạo

- Có 2 loại TB nhu mô: TB nhu mô thịt lá và TB nhu mô bao bó mạch

- Có 2 loại lục lạp

* Đặc điểm sinh lí

-Thích nghi với cường độ ánh sáng

mạnh

Cường độ quang hợp cao

- Nhu cầu nước thấp, thoát hơi nước ít

Trang 37

+ HS: Nghiên cứu và trả lời

+GV: Nhận xét, hoàn thiện kiến thức

Hoạt động 3: Tìm hiểu quang hợp ở thực vật CAM GV hướng dẫn HS quan sát hình 9.4, yêu cầu hoàn thành bảng so sánh: Con đường có định CO: ở thực vật C4 và thực vật CAM HS Độc lập quan sát, hoàn thành bảng so sánh

GŸ gợi ý nội dung so sánh:

- Chất nhận CO; đầu tiên?

- Sản phâm ốn định đầu tiên?

- Các giai đoạn? - Nơi diễn ra?

GV gọi HS báo cáo kết quả, bổ sung

hoàn thiện bảng so sánh

GŒŸ giảng giải:

- Con đường CAM là con đường thích nghi với điều kiện khô hạn của các thực vật mọng nước Nhờ đó mà khả năng chịu hạn của chúng cao hơn hắn các thực vật chịu hạn khác - Cường độ quang hợp thấp - Năng suất sinh học thấp - Sinh trưởng chậm

GV hoi: Giai thích tên gọi TV CAM?

Ill Thue vat CAM

1 Quang hợp ở thực vật CAM

Sự giống và khác nhau của thực vật C4

và CAM:

* Giống nhau:

- Chất nhận CO; đầu tiên là PEP

- Sản phẩm ốn định đầu tiên: AOA - Đều gồm 2 giai đoạn (giai đoạn 1: Cố định CO;; giai đoạn 2: Tái cố định CO; theo chu trình Canvin)

* Khác nhau:

Ở thực vật C4 cả 2 giai đoạn diễn ra vào ban ngày, còn ở thực vật CAM: - Giai đoạn 1: Có định CO; diễn ra vào

ban đêm khi khí không mở

- Giai đoạn 2: Tái cố định CO; diễn ra

vòa ban ngày, khi khí không đóng Quá trình cố định CO; diễn ra ở một loại TB đó là TB nhu mô

Trang 38

IV Củng cố GV yêu cầu HS:

- Đọc kết luận cuối SGK

- Trả lời một số câu hỏi:

1 Chuỗi phản ứng sáng của quang hợp cần:

A Ánh sáng và nước B Ánh sáng và khí CO;

C Ánh sáng, nước, CO; D Ánh sang, glucozo 2 Chuỗi phản ứng sáng của quang hợp tạo ra O; và:

A ADP + NADP” B ADP + NADPH

C ATP + NADP” D ATP + NADPH 3 Chuỗi phản ứng tối của quang hợp cần:

A Ánh sáng, nước B ATP và CO;

C ATP, NADPH, CO, D ADP, NADP*

- Hoan thanh phiéu bài tập: Phân biệt 3 nhóm thực vật: C3, C4 va

CAM V Dan dò

- Làm bài tập trắc nghiệm cuối SGK

- Học bài

- Chuẩn bị bài mới

BÀI 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VAT

I Muc tiêu

1 Kiến thức

Sau khi học xong bài này HS phải:

- _ Phát biểu được khái niệm tiêu hóa ở động vật

- Trinh bay dugc su tién hoa vé hệ tiêu hóa ở động vật, từ tiêu hóa nội bào đến túi tiêu hóa và ống tiêu hóa

Trang 39

- _ Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào

- Trinh bày được quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa trong túi tiêu hóa và trong ống tiêu hóa

2 Kĩ năng

- _ Rèn luyện kỹ năng quan sat

- _ Phát triển thao tác tư duy: phân tích, so sánh, biện pháp tư duy logic

3 Thái độ

-_ Bồi dưỡng thế giới quan khoa học thông qua nhận thức và giải thích duy vật sự tiến hóa của cơ quan tiêu hóa ở động vật

- _ Hình thành ý thức vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn II Phương tiện, phương pháp dạy học

1 Phương tiện

- Hình vẽ SGK

- Hình phụ lục: Hình 15.a: Hệ tiêu hóa ở người

- Phiếu học tập: Bang tm tat tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa - Phiếu bài tập: Từn hiểu về quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật

2 Phương pháp

Vấn đáp - phát hiện, biểu điễn PTTQ

HH Hoạt động day - học 1 Kiểm tra bài cũ

GV kiểm tra báo cáo thực hành của các nhóm

2 Bài mới

ĐVP: GV yêu cầu HS mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn ở người >

Vậy tiêu hóa ở động vật thì thế nào? Trong quá trình tiến hóa, sự tiêu hóa ở

Trang 40

Hoạt động 1: Tim hiéu khái niệm tiêu hóa GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, lựa chọn câu trả lời đúng nhất

+ HS: Nghiên cứu + trả lời

+GV: Nhận xét, hoàn thiện kiến thức

Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu hóa ở

động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

GV néu van dé: Tiêu hóa ở các nhóm

động vật khác nhau và tiến hóa như thế nào?

GV hướng dẫn HS quan sát hình 15.1,

yêu cầu HS tóm tắt quá trình tiêu hóa

nội bào bằng sơ đồ

+ HS: Độc lập quan sát, sơ đồ hóa kiến thức GV hỏi: Nêu nhận xét về sự hấp thụ thức ăn và hình thức tiêu hóa? + HS: Nêu nhận xét GV nhắn mạnh: Tiêu hóa ở động vật

đơn bào là tiêu hóa nội bào Vậy thế

nào là tiêu hóa nội bào?

Hoạt động 3: Tìm hiểu tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa

GV hướng dẫn HS quan sát hình 15.2, yêu cầu HS hoàn thành PHT: Bảng

tóm tắt tiêu hóa ở động vật có túi tiêu

1 Tiêu hóa là gì?

Khái niệm: Tiêu hóa là quá trình biến

đổi các chất đinh dưỡng có trong thức

ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể

hấp thụ được

H Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

- Sơ đồ: Thức ăn > Không bào tiêu

hoa > Lizoxom gắn vào không bao

tiêu hóa => Tiét enzim vao khéng bao tigu hoa > Chất dinh dưỡng đơn gián > TB chit

- Thức ăn được hấp thụ trực tiếp qua

màng TB bằng hình thức thực bào hoặc

am bao

- Chất dinh dưỡng đơn giản thắm qua màng không bào tiêu hóa vào TB chất cua TB

- Hình thức tiêu hóa: tiêu hóa nội bào (là quá trình tiêu hóa bên trong TB) II Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa

1 Các đại diện

- Ruột khoang: thủy tức, sứa - Giun đẹp: sán lông, sán lá, sán dây

Ngày đăng: 30/10/2014, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w