1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành thư viện Tổ chức và khai thác nguồn tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

67 659 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 15,89 MB

Nội dung

Tổ chức và khai thác nguồn tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA CONG NGHE THONG TIN

NGUYEN THI THANH HUYEN

TO CHUC VA KHAI THAC NGUON TAI NGUYEN SO TAI

THU VIEN TINH VINH PHUC

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyén nganh: Thu vién Thong tin

Người hướng dẫn khoa học

TS CHU NGỌC LAM

Trang 2

LOI CAM ON

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng

dẫn: Tiến sĩ Chu Ngọc Lâm - người đã hướng dẫn, tạo điều kiện để em nghiên

cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin -

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng các thầy cô trong bộ môn Thư viện - Thông tin đã tạo điều kiện cho em học tập tận tình chỉ bảo, truyền đạt tri thức, ki

năng, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường

Em xin trân trọng cảm ơn tập thê cán bộ trong Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong trong quá trình thực hiện đề tài này tại Thư viện

Do điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn nhiều hạn chế

nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em mong nhận được sự thông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nói, ngày 05 tháng 05 năm 2013

Tac gia

Nguyén Thi Thanh Huyén

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tên tôi là: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Sinh viên lớp: K35 Thư viện - Thông tin

Khoa: Công nghệ thông tin

Tôi xin cam đoan:

Đề tài “Tổ chức và khai thác nguôn tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh

Phúc” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của thây giáo T.S Chu Ngoc Lam

Khóa luận chưa từng được công bồ trong bất kỳ công trình khoa học nào khác Nêu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nói, ngày 05 tháng 05 năm 2013

Tac gia

Nguyén Thi Thanh Huyén

Trang 4

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Công nghệ thông tin

Cơ sở dữ liệu Machine Radable Cataloguing Tài nguyên số

Thông tín - thư viện Vôn tài liệu

Trang 5

MUC LUC 0057.100055 1

1 Tính cap thiét ctla d6 tai cccccescscscssecscecesesestevecscscseseevevevacacsescevevanes 1

2 Tinh hinh nghién iu 2

3 Mục đích và nhiệm vu nghién CUU cccccccssssssseeseeeecceeeeeesaueaseseseeseees 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cỨU - + se +x+x+eEvExkrkrererererrrrered 4

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - 4

6 Ý nghĩa của khóa luận - -c- = ksxkkxEEkE SE ngưng re 4

Chương 1 THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC VỚI VIỆC TÔ CHỨC VÀ KHAI

THÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN SỐ - 0c re 6

1.1 Khái quát về Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc - 2-2-2 2s £s+£z£z£z£: 6

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của TÌhư VIỆN -ẶSĂ và 9

hN° T1 na 12

1.1.4 Nguôn lực thông tin (vốn tài liệu) của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 13

1.1.5 Một số khái niỆM - tt re 16

1.1.6 Đặc trưng của tài hguyÊP SỐ - «cv grveerkrerrrred 18 1.17 Vai trò của tài nguyên số trong việc phục vụ người dùng tin tại

1.2 Người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 22 1.2.1 Đặc điểm người dùng tiH - «set teEsErrersrrererersei 22

1.2.2 Đặc điểm MAU COU TIN ccccccccccccccccsccscessscsccsccsceseesecsecsessessesacesscseees 23

1.2.3 Tâm quan trọng của việc tô chức và khai thắc tài nguyên số tại

Chương 2 HIỆN TRẠNG VIỆC TÔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUÔN TÀI

Trang 6

2.1.1 Số lượng tài nguyên số tại Thư VIỆN «+ + ccscecereksesesei 28 2.1.2 Cơ cấu nguôn tài HgHVÊN SỐ St tk cestekcererskekcee 30 2.1.3 Khả năng phát triển nguồn tài nguyên sỐ - ccsc<c+esesez 31 2.2 Thực trạng tô chức, khai thác và bảo quản nguồn tài nguyên số 31 2.2.1 T6 chitc, khai thdc nguon tdi NGUYEN SO o.ceeeececcesseeseesseseseseeees 31 2.2.2 Bảo Qudn NUON tdi NGUYEN SO voececceccsccecssecsesssesvesserecssseceseeeaceees 33 2.2.3 Phương thức khai (húC cv nen 34 2.3 Nhận xét và đánh giá về tô chức và khai thác tài nguyên số tại Thư

2.3.1 Đánh giá hiệu quả công tác tổ chức và khai thác tài nguyên số tại

2.3.2 Nhận xét, đánh giá chung về công tác tổ chức và khai thắc tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc -©- + + scsskcekeksesered 42 2.3.3 Nguyên nhân của hiện Írạng tYÊP ào ccĂ Ăn x 43

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIEU QUA TO CHUC VA KHAI THAC NGUON TAI NGUYEN SO TAI

3.4 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện và đào tạo, hướng dẫn người dùng

tin trong THU 410i 00naÝ Ô 48 3.5 Tang kinh phi phat trién tai nguy6n 86 cee esecesecesseeecseeceseeeeveees 51

KET LUAN — AA ÔỎ 54

Trang 7

DANH MUC BANG BIEU

Thống kê vốn tài liệu theo kho và loại hình năm 2012

Thống kê ngôn ngữ tài liệu

Nội dung vốn tài liệu của Thư viện

Đánh giá về mức độ cần thiết của nguồn tài nguyên số

Đánh giá về mức độ đáp ứng về số lượng tài nguyên số

Đánh giá về mức độ đáp ứng về chất lượng tài nguyên số

Số lượng và chất lượng máy tính đáp ứng việc truy cập tài liệu số

Nguyên nhân cản trở việc truy cập và khai thác tài nguyên sô

Trang 8

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của thông tin và kinh tế tri thức Kỷ nguyên ra đời và đang phát triển nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ Trong thế kỷ này, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực

tiếp tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội Khoa học thúc đây nên kinh tế tri thức phát triển làm cho nền sản xuất được hiện đại hóa Trong đó, công nghệ điện tử và viễn thông là ngành khoa học mũi nhọn có ảnh hưởng đến sự tiến bộ xã hội nói chung và hoạt động thông tin - thư viện (TT - TYV) nói

riêng Như vậy, thông tin đã trở thành tài sản và sức mạnh của mỗi quốc gia,

là yếu tổ quyết định sự tiến bộ xã hội

Năm 1970 - Tổ chức giáo dục khoa học, văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đưa ra định nghĩa: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của

nó, là bất cứ bộ sưu tập có tô chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu nào khác, kê cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tô chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí”

Tại Việt Nam, hoạt động TT - TV đã từng bước đạt được những thành

tựu về số hóa và phát triển tài nguyên số (TNS) Việc tổ chức và khai thác

TNS sẽ giúp việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách

nhanh chóng và dễ dàng nhật

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo quyết định của Ủy ban

nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tháng 1 năm 1997 với tên gọi Thư viện Khoa học

tổng hợp tỉnh Ngày 3/ 2/ 2005 trụ sở Thư viện tỉnh được cắt băng khánh

thành và đưa vào hoạt động, Thư viện được đôi tên thành Thư viện tỉnh Vĩnh

Phúc Thư viện hiện nay đã co vi tri, vai tro khang định là một Thư viện có

vốn tài liệu (VTL) tổng hợp thuộc các ngành, các lĩnh vực khoa học khác

Trang 9

nhau: Phục vụ rộng rãi cho mọi đối tượng bạn đọc, mở ra sự tiếp cận tỚI tr1

thức ở địa phương cho mỗi đối tượng nghiên cứu, sáng tạo và hưởng thụ

những giả trị văn hóa Do đó, bên cạnh tài liệu truyền thống, việc tô chức và khai thác TNS là van dé dat ra nham nâng cao hiệu quả cho hoạt động của Thư viện Tổ chức và khai thác TNS tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có ý nghĩa

thiết thực cho định hướng phát triển của Thư viện, giúp người dùng tin có thể

tìm kiếm được nguồn thông tin luôn được cập nhật, bố sung thường xuyên, những thông tin chính xác được chọn lọc trong khối lượng thông tin lớn

Trong những năm qua, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo lập, tô chức và đưa ra

khai thác nguồn TNS của Thư viện

Với mong muốn nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiễn của việc tổ chức

và khai thác TNS trong Thư viện tỉnh, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới, tôi đã chọn vấn đề “Tổ chức và khai thác nguồn tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh

Phúc” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Van đề tô chức và khai thác nguôn TNS từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Trong những năm qua, nhờ nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của nguồn TNS trong hoạt động TT - TV, đã có một

số công trình nghiên cứu về việc tổ chức, khai thác và phát triển TNS hay tài

liệu điện tử, các hội thảo khoa học, các tạp chí chuyên ngành Thư viện, các

diễn đàn và các trang web Thư viện được tô chức và trao đôi vẻ vẫn dé nay:

Luận văn: “Nghiên cứu việc tạo lập, khai thác và bảo quản tài liệu SỐ tại

Thư viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả Vũ Nguyệt Mai, bảo vệ năm 2009

Trang 10

Khóa luận: “Tổ chức và khai thác tài liệu số tại Thư viện Tạ Quang Bửu

- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” của tác giả Trần Thị Thanh Thủy, bảo

vệ năm 2012

Bài viết “Xây dựng Thư viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt

Nam” của tác giả Nguyễn Tiến Đức đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu -

Số 2 năm 2005 Đề cập việc tô chức số hóa tài liệu trong phạm vi mạng lưới

của các tô chức Thông tin Khoa học Công nghệ ở Việt Nam

Một số bài nghiên cứu liên quan đến các hoạt động Thư viện như số hóa

tài liệu, đảm bảo chất lượng TNS như bài “Quy trình tổ chức số hóa tài

liệu, Thư viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả Lê Đức Thang; “Dich vu tra

cứu số” của tác giá Nguyễn Thị Hạnh đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam -

Số 1 (2007)

Tuy nhiên các công trình trên chỉ dừng lại ở mức khái quát hoặc nghiên cứu từng khía cạnh của vẫn đề Do vậy, có thể nói rằng chủ để: “Tổ chức và khai thác nguồn tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc” là để tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với các đề tài trước đây

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.l Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng về TNS của Thư viện

tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả

việc tô chức, khai thác nguồn tài nguyên số tại Thư viện, đáp ứng nhu cầu tin

ngày càng cao của đông đảo người dùng tin

3.2 Nhiệm vụ nghiÊn cứu

Nghiên cứu khái quát về Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về nguồn TNS và đặc điểm nguồn TNS trong Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 11

Nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu người dùng tin của Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc

Khảo sát thực trạng việc tô chức và khai thác TNS tại Thư viện tỉnh

Vĩnh Phúc

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tổ chức và

khai thác TNS tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nguồn tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Công tác tô chức và khai thác nguồn TNS tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005 đến nay

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

3.1 Cơ sở phương pháp luận

Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, dựa trên quan điểm, chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, TT - TV ở nước ta

5.2 Phuong pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với cán bộ và người dùng tin

Phương pháp phân tích, tông hợp tài liệu

6 Y nghĩa của khóa luận

Làm phong phú thêm lý luận chung về nguồn TNS tại Thư viện cấp tỉnh

Trang 12

nhu cầu tin của người dùng tin, góp phần quan trọng trong xây dung va phat

triển Thư viện số tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1 Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc với việc tổ chức và khai thác nguồn tài nguyên số

Chương 2 Hiện trạng việc tô chức và khai thác nguồn tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức và khai thác nguồn tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 13

Chương 1

THU VIEN TINH VINH PHUC VOI VIEC TO CHUC VA KHAI THAC

NGUON TAI NGUYEN SO

1.1 Khái quát về Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

1.1.1 Sơ lược lịch sử

Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập tháng 3 năm

1956 Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Thư viện luôn là một trung

tâm văn hóa giáo dục, tuyên truyền đường lỗi chính sách của Đảng và Nhà

nudc, gop phan nang cao dan tri, dao tao nhan luc, bồi dưỡng nhân tài cho địa

phương, đất nước Nhìn lại những ngày đầu mới thành lập, Thư viện chỉ có

vài nghìn bản sách và một số loại báo tạp chí với cơ sở hạ tầng còn nghèo

nàn, nhưng với lòng nhiệt tình, yêu nghè, cán bộ thư viện đã khắc phục được

mọi khó khăn, thiếu thốn đưa Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đi lên

Thời kỳ thành lập và phát triển của Thư viện được chia thành bốn

giai doan:

Giai doan 1956 - 1968

Đây là thời kỳ hình thành nền móng đầu tiên và cũng là điểm xuất phát

khó khăn nhất của Thư viện, trụ sở ban đầu mới chỉ là 5 gian nhà lá cùng 1.980 bản sách và 2 cán bộ chính trị Từ năm 1956 đến tháng 7 năm 1960 Thư viện đóng trụ sở tại thị xã Phúc Yên, tăng thêm 3 cán bộ, bổ sung tới 100.424

bản sách

Năm 1962 Thư viện cấp 550 thẻ bạn đọc, hàng tháng phục vụ gan 4.000

lượt độc giả với hơn 10.000 bản sách luân chuyển Ngoài ra, hàng năm Thư

Trang 14

soạn thư mục Bên cạnh việc hoạt động tại chỗ, Thư viện tỉnh còn cử cán bộ

kết hợp với cán bộ phòng Văn hóa quân chúng xuống vận động và tổ chức phong trào đọc sách cơ sở

Ngày 22/ 4/ 1966, do sự đánh phá ác liệt của chiến tranh, Thư viện tỉnh

đã sơ tán toàn bộ kho sách về thôn Tiên - xã Minh Tân - huyện Yên Lạc, ở

đây Thư viện được bỗ trí với 2 hầm cất sách Trong năm này, Thư viện đã cấp

được 691 thẻ bạn đọc, phục vụ hơn 30.856 lượt độc giả với 54.927 lượt sách Hàng tháng Thư viện tỉnh có tô chức đi kiểm tra các Thư viện huyện, tủ sách

hợp tác xã nắm tình hình, hướng dẫn nghiệp vụ, giúp đỡ chỉ đạo phong trào

“Đọc và làm theo sách báo” đạt được kết quả bước đầu khá tốt Nhằm đáp

ứng phong trào, Thư viện tỉnh đã kết hợp với các huyện tổ chức 9 lớp huấn

luyện nghiệp vụ cho 731 anh chị em quản lý tủ sách cơ sở, trưởng nhóm đọc

sách báo ở đội sản xuất

Nhìn chung, trong I2 năm đầu xây dựng, Thư viện đã khắc phục được

nhiều khó khăn trở ngại, từng bước xây dựng và phát triển vững chắc, duy trì

và đây mạnh mọi hoạt động, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, sản xuất, đời

sống và chiến đấu Năm 1967, Thư viện tỉnh đã được Bộ Văn hóa thông tin

tặng bằng khen về thành tích “Chuyên biến kịp thời các hoạt động theo thời

chiến, triển khai phục vụ tốt các đơn vị bộ đội và hợp tác xã”

Giai đoạn 1968 - 1996

Đây là thời kì hợp nhất với Thư viện Phú Thọ thành Thư viện Vĩnh Phú Trong 28 năm hợp nhất, sự nghiệp xây dựng và phát triển hệ thống Thư viện công cộng Vĩnh Phú gặp vô vàn khó khăn do chiến tranh phá hoại của Dé

quốc Mỹ, chiến tranh biên giới, do tình hình kinh tế, xã hội sa sút sau chiến

tranh gây ra Toàn ngành đã dựa vào các chủ trương, chính sách, các chỉ thị,

nghị quyết của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sâu sát của Ty (Sở) chủ quản, tranh thủ sự ủng hộ, cộng tác của các cơ

Trang 15

quan, ban, ngành và phát huy nội lực nên đã xây dựng và phát triển từng bước

Thư viện, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, sản xuất, chiến đấu của tỉnh,

góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong 28 năm tôn tại, vẫn tiếp tục những khó khăn, Thư viện đã ba lần xây dựng trụ sở và di chuyển kho tàng Trụ sở đầu tiên hoàn thành vào năm

1972, gồm 2 ngôi nhà lá 5 gian và 1 ngôi nhà gạch ở khu đổi Ba Búa -

phường Gia Cẩm - thành phố Việt Trì với diện tích hơn 500m” Ngày 3/ 2 /

1996, Thư viện được chuyển ra trụ sở chính do nhà nước đầu tư gần 1 ti đồng, với một diện mạo mới khang trang, hiện đại, diện tích sử dụng 1.800mF trong

khuôn viên rộng hơn 5.000m” giữa thành phố Việt Trì Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nhân viên cũng từng bước được bỗ sung và nâng cao về số lượng, chất

lượng, bao gồm 16 căn bộ nhân viên, trong đó 70% cán bộ có trình độ đại

học, 30% cán bộ có trình độ trung cấp và nhân viên hợp đồng Tuy răng số

lượng còn ít nhưng đại đa số còn trẻ, với lòng say mê nghề nghiệp, mặc dù vật

chất còn nhiều khó khăn song mọi người vẫn luôn giữ vững phẩm chất cách

mạng và hoàn thành tốt mọi công việc Điều đó được thê hiện qua các công tác hoạt động của Thư viện như Công tác xây dựng kho sách và phục vụ độc

giả, công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo, công tác địa chí, công tác chỉ

đạo phong trào cơ sở tại 13 Thư viện huyện, thị xã trực thuộc tỉnh

Những cố gắng liên tục cùng nhiều thành tích về nhiều mặt công tác đã giúp cho Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc nhận được bằng khen của

Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng, nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Bộ Văn

hóa Thẻ thao và du lịch, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh

Giai đoạn 1997 - 2001

Thời kỳ tái lập Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc Bắt đầu từ

Trang 16

trang thiết bị từ Thư viện Vĩnh Phú và tập trung về rạp ngoài trời thị xã Vĩnh

Yên Ngày 24/ 1/ 1997, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định số 90/ QÐ - UB

thành lập Thư viện Khoa học tong hợp tỉnh Vĩnh Phúc, quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cấp kinh phí dé kịp thời hoạt động

Ngày 19/ 5/ 1998, chào mừng kỷ niệm lần thứ 107 ngày sinh Chủ tịch

Hồ Chí Minh vĩ đại, Thư viện Khoa học tông hợp Vĩnh Phúc được khai

trương và chính thức đi vào hoạt động đáp ứng yêu cầu của các tầng lớp nhân

dan Chi trong 6 thang cuỗi năm, Thư viện đã cấp được 1.300 thẻ bạn đọc, phục vụ 51.200 lượt người đọc với 183.640 lượt sách

Tháng 2/ 1998, Thư viện chuyên vào ở chung nhà Bảo tàng tỉnh - đây là một công trình kiến trúc khang trang, có cảnh quan đẹp, môi trường yên tĩnh,

rất thuận lợi cho mọi hoạt động của Thư viện Cùng với sự tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng cán bộ Thư viện cũng được bổ sung dần, từ năm

1999 đến năm 2001 tổng số cán bộ nhân viên tăng lên 13 lần

Cùng với nỗ lực của bản thân ngành, Thư viện tỉnh còn luôn được Tỉnh

ủy, Ủy ban nhân dân quan tâm nhiều mặt, Sở văn hóa thông tin chỉ đạo sâu

sát, sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành, hỗ trợ của Vụ thư viện thì Thư viện

tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng có những bước chuyển mạnh và đạt được nhiều thành tựu đáng kế trên tất cả các mặt công tác

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Là giai đoạn có những thay đổi to lớn về cơ câu tổ chức cũng như mọi

hoạt động của Thư viện Thư viện đã đạt được những thành tựu đáng kế và

ngày càng phát triển, đáp ứng hơn nữa nhu cầu người đùng tin

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện

Chức năng của Thư viện

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa -

Thể thao và Du lịch, có chức năng thu thập, bảo quản, tô chức khai thác và sử

Trang 17

dung chung các tài liệu được xuất bản tại địa phương và nói về địa phương,

các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây

dựng và phát triển địa phương vẻ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,

quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thư viện tỉnh chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của

Vụ thư viện

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật Nhiệm vụ và quyên hạn của Thư viện (Theo quy định tại Điễu 3 Quy chế mau tại Quyết định số 16/2005):

Xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngăn hạn

của Thư viện trình Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và tổ chức

thực hiện sau khi được phê duyệt

Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử dụng VTL Thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc

phục vụ ngoài Thư viện phù hợp với nội quy của Thư viện

Phục vụ miễn phí tài liệu Thư viện tại nhà cho người đọc cao tuôi, tàn tật

bằng hình thức gửi qua bưu điện hoặc Thư viện lưu động theo quy định của Pháp lệnh Thư viện

Xây dựng và phát triển VTL phù hợp với đặc điểm tự nhiên - kinh tế -

văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của Thư viện

Thu thập, tàng trữ bảo quản lâu dài các tài liệu xuất bản tại tỉnh và viết

về tỉnh

Nhận các xuất bản phẩm lưu chiếu tỉnh đo Sở Văn hóa - Thể thao và Du

lịch chuyển giao, các bản sao khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học được mở tại tỉnh

Trang 18

Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị, xây dựng bộ

phận tài liệu bằng tiếng dân tộc phù hợp với đặc điểm dân cư trên địa bàn tỉnh

Tăng cường nguôn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông giữa Thư viện với các Thư viện trong nước và ngoài nước bằng hình thức cho

mượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính

Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng rãi

VTL Thư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh; xây dựng phong trào đọc sách, báo

trong nhân dân trên địa bàn tỉnh

Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục, thông tin có chọn

lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của Thư viện

Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động Thư viện ở địa phương, tham gia xây dựng và phát triển mạng TT - TV của hệ thống Thư viện công cộng

Hướng dẫn tư vấn tổ chức Thư viện; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ cho người làm công tác Thư viện; tô chức luân chuyển sách, báo; chủ trì phối hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các Thư viện khắc

của tỉnh

Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

được giao và phù hợp với quy định của pháp luật

Thực hiện bảo cáo định ky thăng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất

về tình hình hoạt động của Thư viện với Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và

Du lịch và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Quản lý tô chức, cán bộ, viên chức, tài chính, tài sản theo phân cấp và

quy định của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

11

Trang 19

1.1.3 Cơ cấu tổ chức

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc là Thư viện cấp 3: cơ cầu tổ chức của Thư viện

bao gồm: Ban Giám đốc và các phòng giúp việc hoạt động của Thư viện như: hành chính và nghiệp vụ

SƠ ĐỎ CƠ CẤU TỎ CHỨC CỦA THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

BAN GIAM DOC

MUC

Qua sơ đồ trên chúng ta thấy bộ máy cơ cấu tổ chức và hoạt động của

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc khá hoàn thiện Ngoài Ban Giám đốc, Thư viện có 5

phòng trực thuộc phụ trách từng lĩnh vực hoạt động như công tác hành chính (kế toán, văn thư, lái xe, bảo vệ ); công tác nghiệp vụ (bố sung, xử lý kỹ

thuật, phục vụ bạn đọc, tuyên truyền, thông tin - thư mục) Sự phân chia này tạo nên một cơ cấu tổ chức hành chính, nghiệp vụ khép kín đảm bảo cho việc vận hành mọi hoạt động của Thư viện trong thời kỳ mới, đáp Ứng tốt các nhiệm vụ kinh tê, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quôc phòng của địa

Trang 20

phương: đồng thời làm thỏa mãn nhu cầu đọc và dùng thông tin của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh

Thư viện có đội ngũ gồm 23 căn bộ: 01 thạc si, 12 cu nhan TT — TV, 02

kỹ sư tin học, 04 Đại học ngành khác, 01 trung cấp Thư viện, 03 lao động

phố thông

1.1.4 Nguôn lực thông tin (vẫn tài liệu) của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

*# Đặc điểm về số lượng

Theo số liệu thống kê năm 2012, VTL (nguồn lực thông tin) của Thư

viện tỉnh Vĩnh Phúc gồm 172.770 bản sách, 1.500 đĩa CD, 60 loại báo — tạp

chí VTL được phân chia thành các kho theo chức năng phục vụ và loại hình tài liệu:

Bảng 1.1: Thống kê vốn tài liệu theo kho và loại hình năm 2012

300 CD dành cho người khiêm thị

13

Trang 21

* Về ngôn ngữ tài liệu:

Vốn tài liệu của Thư viện được xây dựng tương đối đa dạng về ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Hán Nôm Tài liệu bằng Tiếng Việt được phân bố ở tất cả các phòng, riêng tài liệu ngoại văn tập trung chủ yếu ở phòng Địa chí và tra cứu thông tin

Bảng 1.2: Thống kê ngôn ngữ tài liệu

- Để phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế, văn

hóa — xã hội của địa phương, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng cho mình một nguồn lực thông tin (VTL) phong phú, đa dang VTL nay rat da dạng về hình thức và phong phú về nội dung

+ Về hình thức tài liệu:

VTL của Thư viện tỉnh có các tài liệu sau:

+ Sách: 172.770 bản

+ Bao — tap chí: 60 loại

+ Luan van, luan an: 55 ban

+ Bản đồ: 200 bản

+ Vi phim, vi phiếu: 105 tên tài liệu

+ Tranh, ảnh: 1.789 bức

+ CSDL sách: 39.148 biểu ghi

Trang 22

+ CSDL bao — tap chi: 38.977 biéu ghi

+ Biéu ghi thu muc dia chi: hon 9.000 biéu ghi

+ Tài liệu Hán Nôm, tài liệu về chủ tịch Hồ Chí Minh : 1200 đĩa

+ Tài liệu dành cho người khiếm thị: 300 CD

# Về nội dụng:

Để đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, nội dung vốn tài liệu của

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã phản ánh các loại hình khoa học cơ bản Trong đó

tài liệu về văn hóa chiếm tỉ lệ cao nhất: 24,6% Tiếp theo là tài liệu về khoa

học tự nhiên: 20,6%, về khoa học kỹ thuật: 19,6%, khoa học xã hội: 18,6%,

tài liệu đành cho thiếu nhỉ: 16,6%

Cơ cấu nội dung VTL cua Thu vién tỉnh Vĩnh Phúc như vậy là khá toàn điện, hợp lý, phản ảnh được tính chất kho tài liệu của một Thư viện cấp tỉnh

vùng đồng bằng sông Hồng, khá phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin Tuy nhiên, với xu thế phát triển của các tỉnh theo hướng cơ cầu công — nông nghiệp hợp lý, với chủ trương đây mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phong trào xây dựng nông thôn mới, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cường

VTL về khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên cho phù hợp

Bang 1.3: Nội dung vốn tài liệu của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 23

cầu Cùng với sự phát triển đó, xã hội loài người đã phát triển lên một bước

cao hơn, tiếp cận với loại hình kinh tế mới - kinh tế tri thức Trong bối cảnh

kinh tế tri thức, tri thức nổi lên như nguồn lực quan trọng nhất lấn át các nguồn lực truyền thống (lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn ) Các nguồn lực truyền thống quan trọng theo nghĩa nếu không có chúng thì không có sản

phẩm được tạo ra hoặc nếu có thì số lượng giới hạn Tri thức quan trọng theo

nghĩa nhờ có chúng người ta có thể tạo ra số lượng hoặc chất lượng sản phẩm rất cao chỉ với nguồn lực (truyền thống) hạn chế

Cùng với tầm quan trọng của nguồn lực tri thức ngày càng được nâng cao, vai trò của ngành quản lý thông tin và tri thức càng trở nên quan trọng

l6

Trang 24

Khi thông tin tri thức ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phát triển mạnh mẽ theo thời gian, khi nhu cầu của xã hội về thông tin ngày càng trở nên cao cấp hơn, việc lưu trữ, khai thác, phân phối và tổ chức thông tin theo

kiểu truyền thống trở nên không còn phù hợp mà đòi hỏi một cách thức mới

Cùng lúc đó, cách mạng CNTT làm cho khả năng đáp ứng nhu cầu đang tăng

lên chưa từng có về lưu trữ, khai thác, phân phối thông tin trở nên hiện thực TNS ra đời trong bối cảnh trên, thực sự bắt đầu cho một cuộc cách mạng

trong lĩnh vực Thư viện, đã và đang thay đôi hắn cách nhìn về nghề Thư viện trong tương lai

e Tài nguyên số:

Hiện tại vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về TNS Tuy nhiên, TNS được hiều là toàn bộ thông tin do con người tạo ra dưới hình thức số hoá nhằm mục

đích phục vụ cho những lợi ích của con người Nguồn TNS có thể tôn tại đưới

nhiều dạng khác nhau: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh hoặc kết

hợp hai hay ba dạng trên Nguồn TNS cũng có thể tồn tại đưới đạng thư mục hay dạng toàn văn

e_ Tài nguyên thông tin số:

Tài nguyên thông tin số có thể được định nghĩa khái quát là tập hợp có tổ chức những bộ sưu tập thông tin, kiến thức của các đối tượng số (digitized

objects) hoặc đã được số hóa, được lưu trữ theo các công nghệ đặc biệt mà có thê truy cập, chia sẻ, khai thác theo các giao thức và thủ tục tiêu chuẩn xác

định trong môi trường điện tử

e Tài liệu số:

Tài liệu số (Digital document) là những tài liệu được lưu giữ bằng máy

tính Tài liệu số có thể được tạo lập bởi máy tính như việc xử lý các file văn

bản, các bảng biểu hoặc chúng có thể được chuyển đổi sang dạng số từ những tài liệu dang khác (scan, ghi âm )

17

Trang 25

Có thể hiểu tài liệu số là tất cả những tài liệu được trình bay dưới dạng

số mà máy tính có thể đọc được Tài liệu số cũng được đề cập đến như là tài

liệu điện tử

e Tải liệu điện tử-

Tài liệu điện tử (Electronic document) bao gồm các dạng tài liệu như

sách, báo, tạp chí, các bộ phim, bản nhạc, các file multimedia, các trang web,

các cơ sở dữ liệu (CSDL) được bao gói hay được lưu trữ trên các vật mang

tin điện tử, có nghĩa là tất cả những gì có thê đọc được, truy cập được thông

qua máy tính hay mạng máy tính điện tử

e Thông tin số:

Thông tin số là tất cả các thông tin được biểu diễn bằng kỹ thuật số và được truy cập trên máy tính hoặc mạng máy tính Nói cách khác, thông tin số

là những thông tin đã được mã hóa dưới dạng mã nhị phân (tức là chỉ gồm hai

số 0 và 1) Thông tin số được trình bày và lưu trữ trên các vật mang tin điện

tử đó là các băng từ, đĩa từ, đĩa quang Chúng tạo thành nguôn tài liệu số hay tài liệu điện tử

1.1.6 Đặc trưng của tài nguyên số

Đề tổ chức và khai thác nguồn tài nguyên số đảm bảo chất lượng và có hiệu quả trong mỗi cơ quan TT - TV thì việc nắm bắt và tìm hiểu những đặc trưng của tài nguyên số có ý nghĩa rất lớn

TNS có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh và có nội dung rất phong phú

Với sự phát triển của CNTT, đặc biệt là công nghệ nén và lưu trữ thông tin dữ liệu trên các vật mang tin từ tính và quang học, mật độ thông tin rất

cao, do vậy dung lượng lưu trữ trên chúng cũng rất lớn Điều này có ý nghĩa

to lớn đôi với cơ quan TT - TV trong việc lưu trữ thông tin

Trang 26

Khi các nguồn tin được số hoá sẽ giúp người dùng có thể tìm kiếm thông

tin đồng thời theo nhiều dấu hiệu, theo nhiều điểm truy cập khác nhau và truy cập linh hoạt, nhanh chóng Điều này cho phép người dùng tin có thể mở rộng

hay thu hẹp phạm vi tìm kiếm, tạo điều kiện cho cơ quan thông tin trong việc tạo ra nhiều sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao

Nguồn TNS có thể giúp người đọc dễ dàng theo dõi quá trình phát triển của vẫn đề và liên hệ với tác giả qua các kênh thông tin phản hồi

TNS cho phép lưu giữ thông tin từ nhiều đạng nguồn tin khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh trong cùng một dạng lưu trữ, giúp cho thông tin trở nên hấp dẫn hơn, dễ hiểu và dễ truyền đạt ý tưởng của tác giả hơn

Khả năng cập nhật dữ liệu nhanh chóng và thường xuyên:

Với những thông tin có khả năng được cập nhật tự động như thông tin trên mạng internet thì thời gian để cập nhật tin tức mới chỉ còn được tính bằng phút, bằng giây Nội dung các nguồn TNS không chỉ được cập nhật mà còn được thay đôi rất nhanh chóng

Tính linh hoạt và khả năng đáp ứng của TNS cao, cho phép nhiều người

có thể sử dụng cùng một lúc, không phải phụ thuộc vào thời gian va vi tri dia

lý của người dùng Tạo ra môi trường và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, không có khoảng cách tri thức giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các quốc gia với nhau Tạo điều kiện mở rộng

đối tượng, phạm vi phục vụ của Thư viện

Khả năng kiểm soát nguồn tài nguyên lớn vì các thông tin được số hoá,

có thể được quản lý trên hệ thống máy tính, do đó người dùng có thể truy

nhập và truy xuất dễ đàng, có cơ chế sao lưu và chế độ bảo mật an toản lâu

dài Thông tin được số hoá sẽ được bảo tôn lâu dài, nhất là các thông tin quý

hiếm, ngăn chặn những rủi ro huỷ hoại đo thời gian, thiên tai, khí hậu và tần

xuât sử dụng

19

Trang 27

Tổ chức và khai thác nguồn TNS sẽ giúp tiết kiệm được thời gian tìm

kiếm thông tin của người dùng tin

Tuy nhiên, TNS cũng có những nhược điểm như khả năng lưu trữ thông tin thường không đồng nhất, có những thông tin ổn định, tồn tại lâu dài như các thông tin chứa trong các đĩa CD - ROM, DVD - ROM nhưng lại có những thông tin có tính lỗi thời nhanh; tính an toàn thông tin không cao do việc sao chép các nguồn thông tin, TNS rất đễ dàng

1.1.7 Vai trò của tài nguyên số trong việc phục vụ người dùng tín tại Thư vién tinh Vinh Phúc

Su phat triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT đã chi phối hầu hết mọi phương tiện của cuộc sống hiện đại và nó đã ảnh hưởng lớn tới ngành xuất bản và Thư viện Do đó đã tạo cơ hội cho Thư viện trong việc ứng dụng

những tiễn bộ, những giải pháp CNTT trong quá trình hiện đại hoá Thư viện

về các phương diện: quản lí, chuyên môn và phục vụ bạn đọc

Trong xã hội thông tin, số lượng những người làm công tác nghiên cứu khoa học đang tăng lên theo cấp số nhân, sản phẩm của họ tạo ra ngày càng

trở nên phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức Tất cả đã tạo

nên một khối lượng thông tin không lồ và không ngừng phát triển, dẫn đến

hiện trạng “bùng nỗ thông tin” Vậy câu hỏi đặt ra đối với người dùng tin là: Làm thế nào để có được nguồn tin phù hợp trong số vô vàn cdc nguén tin khác nhau? Làm thế nào để tìm kiếm được nguồn tin đáp ứng nhu cầu của người dùng tin nhanh chóng, chính xác, phù hợp và cập nhật nhất

Nhu cầu của người đùng tin về sản phẩm và dịch vụ thông tin ngày một tăng theo chiều hướng phát triển của nguồn lực thông tin Vì thế, bên cạnh sản

phẩm thông tin truyền thống như: Hệ thống mục lục, các bản thư mục Thư

viện phải có kế hoạch xây dựng các sản phẩm thông tin mới như: CSDL, ẫn

phẩm tóm tắt, dịch vụ tra cứu thông tin qua mạng Các sản phẩm và địch vụ

Trang 28

này sẽ giúp người dùng tin tìm và chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của

mình một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng

TNS ra đời đã đáp ứng được những đòi hỏi trên

Tổ chức và khai thác TNS là một trong những nhiệm vụ quan trọng của

hoạt động TT - TV hiện đại, một trong những hoạt động phắt triển tài TNS là

cần số hóa tài liệu Số hóa là quá trình chuyên đổi thông tin từ những đối

tượng thực (văn bản, hình ảnh, bản đồ, băng ghi âm, ghi hình ) sang dạng

điện tử hay còn gọi là dạng số để lưu giữ Việc số hóa tài liệu mang lại rất

nhiều lợi ích như cung cấp dịch vụ thông tin không giới hạn về thời gian và

không gian; cải thiện chất lượng dịch vụ tin cho những người dùng tin; giảm

việc tiếp xúc trực tiếp đến những nguồn tài nguyên quý hiếm Số hóa tài liệu thư viện không chỉ giúp cho việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, phong phú hơn mà còn góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của đân tộc

Hiện nay, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã ứng dung CNTT vào trong hoạt động của mình và cho phép tra cứu bằng máy tính, đặc biệt là tra cứu thông tin qua internet Do đó,TNS được coi là một phương tiện quan trọng hàng đầu giúp người dùng tin có thể tiếp cận đến nguồn tải liệu truyền thống Việc tô chức và khai thác TNS mang lại rất nhiều tiện ích cho người dùng tin Với những thao tác đơn giản trên máy tính, người dùng tin có thể tra cứu thông tin

và tạo một bộ sưu tập cá nhân cho riêng mình Hơn nữa, với nguồn TNS người dùng tin có thé tim kiếm lại những tài liệu mà họ đã tìm trước đó một

cách dễ dàng, nhanh chóng vì những tìm kiếm và truy cập trước đó đã được

ghi lại tự động

Đối với người dùng tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, TNS có ý nghĩa rất

quan trọng Với những người dùng tin là người lãnh đạo, quản lý, họ vừa làm công tác quản lý vừa là những nhà nghiên cứu khoa học, vì vậy, họ không có

nhiều thời gian để tìm kiếm cũng như tham khảo tài liệu trực tiếp tại Thư viện

21

Trang 29

va những thông tin họ cần là những thông tin nhanh, cập nhật, đa đạng và phong phú nên những thông tin mới sẽ khó có thể khai thác nếu không có nguồn TNS

Đối với nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, cán bộ trong các đơn vị hành

chính sự nghiệp - họ thường xuyên phải đi công tác xa và với tính chất đặc thù

của công việc, họ không có thời gian đến Thư viện để đọc tài liệu Do đó,

nguôn TNS là nguồn thông tin rất hữu ích, quý giá mà họ có thể tiếp cận được Đối với người dùng tin là học sinh, sinh viên thì TNS sẽ giúp họ khai

thác, cập nhật thông tin nhanh chóng phục vụ cho việc học tập, tìm kiếm

thông tin, nâng cao trình độ tri thức

Đối với người dùng tin là cán bộ hưu trí, nhân dân lao động TN§ sẽ giúp họ năm bắt được các thông tin nhanh hơn, phục vụ cho nhu cầu giai tri,

tìm hiểu khoa học, đặc biệt là những thông tin mới, thông tin cập nhật liên quan đến kinh nghiệm sống hàng ngày

Như vậy, nguồn TNS có thể giúp Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng tốt hơn nhu câu tiếp cận khai thác thông tin của người dùng tin

1.2 Người ding tin va nhu cau tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.1 Đặc điểm người dùng tin

Người dùng tin là đối tượng phục vụ của bất kỳ một cơ quan TT - TV nào Người dùng tin là người sử dụng thông tin đồng thời là người sáng tạo và làm giàu nguồn tin Thoả mãn nhu cầu tin cho người dùng tin cũng đồng nghĩa với việc phát triển nguồn tin của Thư viện, sử thoả nhu cầu tin cho người dùng tin chính là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động thông tin trong Thư viện

Hiện nay, người dùng tin của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh

cả về số lượng và thành phần, trình độ của người dùng tin có nhiều cấp độ khác nhau Đối tượng người dùng tin mà Thư viện hướng tới là các nhà quản

Trang 30

ly, lanh dao cac cấp, các ngành; công nhân viên; giáo viên; học sinh, sinh viên

ở các trường trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Qua khảo sát thực tế có thể chia đối tượng người dùng tin của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc thành 4 nhóm chính sau:

Nhóm I1: Cán bộ quản lý, lãnh đạo

Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, giảng đạy, cán bộ trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh

Nhóm 3: Nhóm đỗi tượng là học sinh, sinh viên

Nhóm 4: Quan chúng nhân dân

1.2.2 Đặc điểm nhu cau tin

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra một cách mạnh mẽ

trên toàn thế ĐIỚI Nhiều thành tựu khoa học mới ra đời đã tạo nên một hiện tượng “bùng nô thông tin”, lượng thông tin trong xã hội vô cùng đa dạng và phong phú Cũng từ đây thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin của con người ngày càng lớn và trở nên cân thiết hơn bao giờ hết Nhu cầu tin chính là đòi hỏi khách quan của

con người đối với việc tiếp nhận và xử lý thông tin để duy trì và phát triển sự

sống Nhu cầu tin xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người tăng lên cùng với sự gia tăng các mỗi quan hệ trong xã hội và mang tính chất chu kỳ Nếu nhu cầu tin được thoả mãn kịp thời, chính xác thì nhu cầu tin ngày càng được

phát triển Ngược lại nếu nhu cầu tin không được thoả mãn ở mức độ cao bao

nhiêu thì chu kỳ càng được rút ngắn bấy nhiêu

Dưới đây là nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại Thư viện tỉnh

Vĩnh Phúc

Nhu câu tin của cản bộ lãnh đạo quản lý

Đây là nhóm người dùng tin chiếm số lượng ít (7%) trong số người dùng tin của Thư viện nhưng lại là nhóm người ding tin rất quan trọng của Thu

23

Trang 31

viện Đáp ứng nhu cầu tin của họ là việc mà Thư viện hết sức quan tâm bởi lẽ

ho là những người đưa ra quyết định mang tính chiến lược và sách lược ở tầm

vĩ mô hay vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xã hội Họ có

thể là những người xây dựng, phác thảo đường lỗi, chính sách của cán bộ, các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh Ngoài công tác quản lý, một số cán bộ còn trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học Do đặc thù công việc nên nhóm

đối tượng này có nhu cầu rất cao về các loại tài liệu như: tài liệu chính trị - xã

hội, kinh tế - pháp luật, khoa học kỹ thuật, CNTTT Các thông tin này đòi hỏi

tính kịp thời, đầy đủ và chính xác cao, thông tin phải vừa rộng đồng thời phải mang tính chuyên sâu và hệ thống

Nhu cầu tin của cản bộ nghiên cứu giảng dạy, cản bộ các đơn vị hành chính, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh

Nhóm người dùng tin này chiếm tỉ lệ tương đối cao (31%) trong tông số

người dùng tin của Thư viện Họ có nhu cầu tài liệu khá cao Thông tin họ cần

vừa mang tính tổng hợp lại vừa mang tính chuyên sâu Nhóm người dùng tin

này có khả năng sử dụng mọi loại hình tài liệu cả truyền thống lẫn hiện đại, tài liệu họ cần thường là tài liệu quý hiếm, tài liệu xám, các tài liệu chuyên

sâu về một ngành, một lĩnh vực cụ thé mà họ quan tâm

Nhu câu tin của học sinh, sinh viên

Có thể thấy, học sinh, sinh viên là đối tượng người dùng tin chủ yếu của Thư viện (40%) Nhu cầu tin của nhóm đối tượng này rất cao và đa dạng Họ

mong muốn tham khảo tài liệu để mở rộng kiến thức và hỗ trợ cho việc học

tập Do vậy nhóm đỗi tượng này có nhu cầu đọc và dùng tin chính xác từ các

tài liệu như: sách học tập, nâng cao, khảo sát, giáo trình Ngoài việc sử dụng

thường xuyên sách báo ra họ còn có nhu cầu sử dụng và khai thác các thông tin trên mạng internet nhằm thoả mãn nhu cầu về các thông tin phục vụ cho

việc học tập, tham khảo

Trang 32

Nhu vậy từ những đặc điểm và nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin

kế trên, để đáp ứng tốt nhu cầu tin ngày càng phong phú và đa dạng của bạn

đọc đòi hỏi Thư viện phải nắm bắt được nhu cầu, từ đó xây đựng kế hoạch

phát triển nguồn lực thông tín, tạo lập và phát triển các sản phẩm dịch vụ

thông tin hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dùng tin tiếp cận với

thông tin - tri thức

Nhu câu tin của quân chúng nhân dân

Thành phan của nhóm này là quần chúng nhân dân đang sinh sống ở địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc, họ có thể là các cán bộ hưu trí, nhân dân lao động Họ

đến Thư viện với nhiều mục đích khác nhau song mục đích cuối cùng là giải trí, tìm hiểu khoa học và nâng cao trình độ, kiến thức cho mình

Tài liệu họ cần có thể là sách báo liên quan đến kinh nghiệm sống hàng

ngày, các sách liên quan đến lịch sử tỉnh, sách phục vụ cho sản xuất,sách văn học nghệ thuật, sách khoa học Nhóm người dùng tin này chiém khoang

21% tông số người đùng tin của Thư viện

1.2.3 Tâm quan trọng của việc tổ chức và khai thác tài nguyên số tại Thu vién tinh Vinh Phúc

Tổ chức và khai thác TNS có vai trò rất quan trọng đối với hoạt

động của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc:

- Gop phan thực hiện mục tiêu xây dựng Thư viện tỉnh theo hướng hiện

đại, Thư viện điện tử

- Làm phong phú, đa dạng nguồn tài nguyên thông tin của Thư viện tỉnh,

giúp cho Thư viện có đủ năng lực thỏa mãn cao nhu cầu tin của người đọc,

người dùng tín

- Cho phép Thư viện với tới nguồn lực thông tin của toàn cầu thông qua mạng internet

25

Trang 33

- Tạo điều kiện thuận lợi cho Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp kịp thời

những thông tin kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học công nghệ phục vụ đắc lực

cho sự nghiệp công nghiệp hóa — hiện đại hóa của địa phương và đất nước

- Tạo ra được những sản phẩm, dich vu TT — TV mdi, hién đại, chất

lượng cao phục vụ người dùng tin, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn

hóa, xã hội của địa phương

- Góp phần nâng cao vị trí, vai trò của Thư viện tỉnh trong xã hội

- Đáp ứng nhu cầu tiếp cận và khai thác thông tin của người dùng tin: Nhu cầu được tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin có giá trị,

cập nhật là nhu cầu cơ bản của mọi đối tượng người dùng tin Vi vay, TNS rat

cần thiết đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin, đặc biệt trong giai đoạn bùng nỗ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ Trước kia, với nguồn lực thông tin truyền thống, người dùng tin phải đến

Thư viện tra cứu tài liệu một cách thủ công trong những tủ phiếu mục lục, đọc

tài liệu văn bản và ghi chép hay chờ đợi để đăng kí sao chụp tài liệu hoặc đưa

ra yêu câu thu thập, cập nhật thông tin và phải tiếp tục quay lại dé lấy tài liệu sao chụp Hiện nay chỉ với những thao tắc đơn giản trên máy tính và mạng máy tính, người dùng tin có thể nhanh chóng tìm thấy những thông tin họ cần Việc tiếp cận với những phương tiện kĩ thuật hiện đại giúp nâng cao kĩ năng khai thác nguôn TNS của người dùng tin Các yêu cầu tin mới luôn biến đổi buộc người dùng tin phải từng bước nâng cao năng lực tìm kiếm thông tin và

họ sẽ ngày càng thành thạo hơn trong tìm kiếm, cũng như thích nghi nhanh hơn và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nhà cung cấp thông tin

Hỗ trợ tạo lập và phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin mới:

Việc ứng dụng CNÏTTT vào trong hoạt động Thư viện thúc đây Thư viện

tạo ra nhiều sản phẩm thông tin mới nhằm phục vụ tối đa nhu cầu tin của

người dùng tin, đồng thời thu hút được nhiều người dùng tin đến sử dụng Thư

Ngày đăng: 20/09/2014, 14:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w