Tác giả xin cam đoan luận văn "Hoàn thiện kế toán chi phí, doanhthu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển" là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn trung thực Cácsố liệu có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưatừng công bố trong các công trình nghiên cứu trước đây.
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hương Giang
Trang 2Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn tận tình của TS Lê Kim Ngọc trong suốt quá trình viết và hoàn
thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoahọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Việnđào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiệnvà giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm
Học viên
Nguyễn Thị Hương Giang
Trang 3LỜI CẢM ƠNMỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂUTÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đếnđề tài nghiên cứu 3
1.3 Mục đích nghiên cứu 5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 5
1.5 Phạm vi nghiên cứu 6
1.6 Phương pháp nghiên cứu 6
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 6
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀKẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINHDOANH THƯƠNG MẠI 8
2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại và vai trò của thông tinkế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệpkinh doanh thương mại 8
2.1.1 Đặc điểm doanh nghiệp kinh doanh thương mại 8
2.1.2 Bản chất chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệpkinh doanh thương mại 10
2.1.3 Vai trò của thông tin chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh với hạchtoán kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại 13
2.2 Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanhnghiệp kinh doanh thương mại trên góc độ kế toán tài chính 15
2.2.1 Kế toán các khoản chi phí 15
Trang 42.3 Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh
nghiệp kinh doanh thương mại dưới góc độ kế toán quản trị 25
2.3.1 Kế toán chi phí dưới góc độ kế toán quản trị 25
2.3.2 Kế toán doanh thu dưới góc độ kế toán quản trị 26
2.4 Kinh nghiệm một số nước về kế toán chi phí, doanh thu và kết quảkinh doanh 27
2.4.1 Theo kế toán Mỹ 27
2.4.2 Theo kế toán Pháp 30
2.4.3 Bài học đối với doanh nghiệp Việt Nam 32
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾTQUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN 33
3.1 Khái quát về Công ty TNHH Phát Triển 33
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Phát Triển 33
3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 34
3.1.3 Đặc điểm tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty 39
3.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty 42
3.2 Thực trạng kế toán chi phí tại Công ty TNHH Phát Triển 47
3.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty TNHH Phát Triển 47
3.2.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Phát Triển 50
3.2.3 Kế toán chi phí tài chính 53
3.2.4 Kế toán chi phí bán hàng tại Công ty TNHH Phát Triển 55
3.3 Thực trạng kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH Phát Triển 57
3.3.1 Thực trạng kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công tyTNHH Phát Triển 57
3.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty TNHH Phát Triển 63
3.3.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính tại Công ty TNHH Phát Triển 64
3.3.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển 66
Trang 53.4.1 Những ưu điểm về công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH Phát Triển 67
3.4.2 Những hạn chế về công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH Phát Triển 68
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANHTHU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH PHÁTTRIỂN 71
4.1 Định hướng phát triển và sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chiphí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển 71
4.1.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Phát Triển 71
4.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH Phát Triển 72
4.2 Yêu cầu cơ bản của hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển 73
4.3 Nội dung hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH Phát Triển 75
4.3.1 Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH Phát Triển dưới góc độ kế toán tài chính 75
4.3.2 Giải pháp tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tạiCông ty TNHH Phát Triển dưới góc độ kế toán quản trị 77
4.4 Đóng góp của đề tài nghiên cứu (về mặt lý luận và thực tiễn) 87
4.5 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanhthu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển 88
4.5.1 Điều kiện vi mô (về phía Công ty) 88
4.5.2 Điều kiện vĩ mô (về phía Nhà nước) 90
4.6 Kết luận đề tài nghiên cứu 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
Trang 6Chữ viết tắtNghĩa đầy đủChữ viết tắtNghĩa đầy đủ
SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn CBCNV Cán bộ công nhân viên
Trang 7Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH Phát Triển trong một số năm gần đây 36
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu bảng cân đối kế toán từ năm 2008 đến 2010 củaCông ty TNHH Phát Triển 37
Bảng 3.3 Giá vốn hàng bán năm 2010 của Công ty TNHH Phát Triển 47
Bảng 3.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 của Công ty TNHH Phát Triển 51
Bảng 3.5 Chi phí tài chính năm 2010 của Công ty TNHH Phát Triển 53
Bảng 3.6 Chi phí bán hàng năm 2010 của Công ty TNHH Phát Triển 55
Bảng 3.7 Tình hình doanh thu theo loại hình hoạt động của Công ty TNHHPhát Triển 58
Bảng 3.8 Bảng chi tiết doanh thu bán hàng hoá Surgical năm 2010 của Côngty TNHH Phát Triển 59
Bảng 3.9 Bảng doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 của Công ty TNHHPhát Triển 65
Bảng 3.10 Tình hình doanh thu theo địa bàn hoạt động của Công tyTNHH Phát Triển 65
SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Phát Triển 40
Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Phát Triển 44
Sơ đồ 3.3 Kế toán theo hình thức Nhật ký chung 45
Sơ đồ 4.1 Bộ máy kế toán quản trị tại Công ty TNHH Phát Triển 78
Sơ đồ 4.2 Hệ thống tài khoản chi tiết kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH Phát Triển 84
Trang 8CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Các thông tin kế toán về doanh thu và chi phí giúp các nhà quản trị có một cáinhìn chính xác về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyếtđịnh quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Mục đích chính của đề tài này là tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong hệthống kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH PhátTriển và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiêncứu
Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh đã được đề cập đến trongnhiều giáo trình của các trường Đại học, là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoahọc, đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, luận văn của học viên và sinh viên nhiềutrường đại học Các luận văn này hầu như mới chỉ dừng lại ở việc mô tả khái quátquy trình kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại đơn vị nghiên cứu màchưa đi sâu vào những thủ tục, quy trình của một số nghiệp vụ điển hình.
- Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chiphí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Bản chất chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệpthương mại là gì?
Trang 9- Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệpkinh doanh thương mại gồm những nội dung gì?
- Thực tế công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh củaCông ty TNHH Phát Triển ra sao?
- Cần áp dụng những giải pháp nào để hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thuvà kết quả kinh doanh tại Công ty cùng điều kiện thực hiện các giải pháp đó?
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh, người ta sửdụng các phương pháp sau : Phương pháp so sánh, phương pháp thu thập thông tinsố liệu thứ cấp, phương pháp phân tích.
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trên phương diện lý luận : Luận văn bước đầu khái quát một số đặc điểm cơbản của kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh nhằm góp phần hoàn thiệnkế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanhthương mại Trên phương diện thực tiễn : Đề tài góp phần gợi mở một số vấn đềgiúp các nhà quản lý doanh nghiệp có cái nhìn khái quát nhất về vai trò và tầm quantrọng của công tác hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh đốivới doanh nghiệp.
Trang 10CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ,DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại và vai trò của thông tinkế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp kinhdoanh thương mại
Đưa ra khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh thương mại Từ đókhẳng định quản lý chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệpcó ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp.Với nhiệm vụ ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển hàng hoávề mặt giá trị hiện vật, tính toán phản ánh đúng đắn giá trị vốn hàng hoá tiêu thụtrong kỳ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch vềmua hàng và bán hàng, xác định đúng đắn kết quả kinh doanh hàng hoá đồng thờichấp hành đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách.
Nêu lên khái niệm, bản chất chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trongdoanh nghiệp kinh doanh thương mại và nguyên tắc ghi nhận chi phí, doanh thu.Đưa ra nhận xét kế toán kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, nó cho biếtdoanh nghiệp thương mại hoạt động thực sự có hiệu quả không Thông tin về kếtquả kinh doanh do kế toán cung cấp sẽ giúp cho các nhà quản lý có những biện pháphữu hiệu, để đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp.
Giúp cho các nhà quản lý trong các doanh nghiệp thương mại làm căn cứ đểnhận biết tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh; các nhà đầu tư tínhtoán, biết được khả năng sinh lời của vốn đầu tư; Nhà nước nắm được tình hình vềchi phí, lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Trang 112.2 Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanhnghiệp kinh doanh thương mại trên góc độ kế toán tài chính
Kế toán chi phí bao gồm : kế toán giá vốn hàng bán (TK 632), kế toán chi phítài chính (TK 635), kế toán chi phí bán hàng (TK 641) và kế toán chi phí quản lýdoanh nghiệp (TK 642).
Kế toán doanh thu bao gồm : kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụTK 511); kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (TK 531,532, 521) và kế toán doanhthu hoạt động tài chính (TK 515).
Nội dung xác định kết quả kinh doanh, chứng từ và sổ kế toán phản ánh, tàikhoản sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kết cấu của tài khoản.
2.3 Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanhnghiệp kinh doanh thương mại dưới góc độ kế toán quản trị
Kế toán quản trị chi phí là việc thực hiện ghi chép, đo lường, tính toán, thuthập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế về chi phí.
Doanh thu dưới góc độ kế toán quản trị thường được so sánh, đánh giá, phântích trong mối liên hệ so sánh với các chỉ tiêu khác.
2.4 Kinh nghiệm một số nước về kế toán chi phí, doanh thu và kết quảkinh doanh
Theo mô hình kế toán Mỹ là cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, kiểm soátchi phí phục vụ cho việc lập các báo cáo Nhận xét ưu, nhược điểm.
Với mô hình kế toán thuế nên kế toán được xem là một trong các công cụ đểNhà nước kiểm soát thuế Nhận xétưu, nhược điểm về mô hình kế toán Pháp.
Bài học đối với doanh nghiệp Việt Nam : Phương pháp xác định và ghi nhận doanhthu phải phù hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận, đáp ứng tốt các yêucầu của chuẩn mực kế toán về doanh thu đồng thời có sự hài hoà với kế toán của cácnước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Trang 12CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANHTHU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
PHÁT TRIỂN3.1 Khái quát về Công ty TNHH Phát Triển
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Phát Triển
Công ty TNHH Phát Triển được thành lập vào năm 1998, với xuất phát điểmlà một công ty nhỏ chuyên kinh doanh các sản phẩm y tế Dưới sự lãnh đạo tài tìnhcủa ban giám đốc cùng sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên công ty, sauhơn 10 năm Công ty TNHH Phát Triển đã trở thành đối tác vàng của đa số các bệnhviện lớn trong cả nước.
Công ty TNHH Phát Triển là nhà phân phối các sản phẩm như: Các hệ thốngmáy phẫu thuật Phaco, Lasik, thuỷ tinh thể nhân tạo của hãng hàng đầu thế giớiALCON (USA), các hệ thống khám, chẩn đoán, sinh hiển vi phẫu thuật…của hãngTopcon (Japan)
3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu :
- Phân phối các sản phẩm như : Các hệ thống máy phẫu thuật Phaco, Lasik, thuỷ tinh thể nhân tạo của hãng hàng đầu thế giới ALCON (USA), các hệ thống khám, chẩn đoán, sinh hiển vi phẫu thuật…của hãng Topcon (Japan).
- Cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh nhãn khoa, tư vấn, bảo trì sản phẩm.Ngoài ra, Công ty cũng tham gia trực tiếp vào các dự án đầu tư bệnhviện/phòng khám nhãn khoa.
3.1.3 Đặc điểm tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Phát Triển được tổ chức theo Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty TNHH Phát Triển.
Trang 133.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty
Công tác kế toán tại Công ty vẫn tổ chức theo hình thức kế toán tập trung.Tức là chứng từ gốc hay hoá đơn mua bán phát sinh tại các chi nhánh đến cuối nămđều được tập hợp về phòng kế toán Công ty để kiểm tra Đặc điểm tổ chức công táckế toán tại Công ty bao gồm : các chính sách kế toán chung tại Công ty ; chứng từsử dụng, kỳ kế toán và báo cáo tài chính.
3.2 Thực trạng kế toán chi phí tại Công ty TNHH Phát Triển
Khi nhập hàng, kế toán hạch toán riêng giá mua vào TK 1561 Khi xuất hàng,theo phương pháp tính giá hàng xuất kho là giá đích danh, công ty xác định giá muacủa hàng tiêu thụ trong kỳ từ TK 1561 vào TK giá vốn hàng bán 632.
Do Công ty TNHH Phát Triển đã áp dụng phần mềm kế toán nên giá vốnhàng bán được tự động cập nhật và in ra trên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn khohàng hoá hàng tháng và được theo dõi trên sổ chi tiết TK 632
Chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những khoản chi phí quan trọngcủa doanh nghiệp, đều được các doanh nghiệp kế toán và theo dõi chi tiết theo từngyếu tố chi phí; được ghi nhận khi kế toán nhận được hoá đơn, chứng từ và được kếtoán chi tiết vào sổ chi tiết TK 642.
Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí, tất cả đều làchi phí lãi vay ngân hàng Chi phí tài chính được kế toán vào tài khoản 635 Căn cứvào sao kê chi tiết của ngân hàng, kế toán chi tiết vào sổ chi tiết TK 635 Từ đó, máytính tự cập nhật và chuyển số liệu sang các sổ nhật ký có liên quan khác.
Chi phí bán hàng được kế toán theo dõi chi tiết vào tài khoản 641; được ghinhận khi kế toán nhận hoá đơn, chứng từ và hạch toán vào TK 641 và được tổnghợp vào sổ TK 641 (chi tiết theo từng khoản mục).
3.3 Thực trạng kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH Phát Triển
Doanh thu bán hàng hoá Surgical chiếm tỷ trọng lớn nhất 96,9%.
Trang 14Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng hoá Surgical tại Công ty hiện nay làsố tiền ghi trên hoá đơn GTGT không bao gồm thuế GTGT.
Các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty bao gồm : hàng bán bị trả lại vàchiết khấu thương mại.
Khi khách hàng báo về việc trả lại một số lô hàng do kém chất lượng hoặc domột nguyên nhân nào đó, kế toán công ty yêu cầu khách hàng phải giữ lại đủ cácchứng từ như : biên bản trả lại hàng, biên bản huỷ hoá đơn Đối với mỗi một mặthàng bán ra, Công ty đều có chính sách chiết khấu riêng Đến cuối tháng, kế toáncông ty tổng kết tổng doanh thu và tổng số lượng của từng loại hàng hoá mà kháchhàng đã tiêu thụ
Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty TNHH Phát Triển là số tiền thuđược từ lãi tiền gửi ngân hàng Lãi ngân hàng do kế toán ngân hàng theo dõi và kếtoán theo sổ phụ ngân hàng định kỳ cuối tháng
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm kết quả hoạt động kinhdoanh và kết quả hoạt động tài chính Kết quả kinh doanh được Công ty kết chuyểnvà hạch toán vào cuối kỳ kế toán, dùng hình thức ghi sổ nhật ký chung
3.4 Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển
Công ty đã có được một chế độ kế toán thích hợp với chế độ kế toán do BộTài chính ban hành đồng thời phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh thươngmại của Công ty; Công ty đã mở sổ chi tiết theo dõi chi phí, doanh thu và kết quảkinh doanh theo từng loại hình hoạt động hoặc theo từng đơn vị trực thuộc
Số lượng nhân viên trong phòng kế toán lại hạn chế mà khối lượng công việcrất lớn, dẫn đến không tránh khỏi việc nhầm lẫn, sai sót trong quá trình hạch toán vàlưu trữ chứng từ dễ bị thất lạc; luân chuyển chứng từ chậm trễ gây dồn công việcvào cuối kỳ; công ty áp dụng theo hình thức nhật ký chung nhưng chưa lập sổ cáikhiến việc tổng hợp từng khoản chi phí hay doanh thu của mỗi tài khoản mất rấtnhiều thời gian, gây khó khăn cho kế toán.
Trang 15CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ,DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
Những thông tin về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh khôngchỉ cần thiết, quan trọng cho việc lập báo cáo tài chính, nhằm công bố ra bên ngoàiCông ty mà còn rất cần thiết cho các nhà quản trị nội bộ trong Công ty nắm được.
4.2 Yêu cầu cơ bản của hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển
Hệ thống hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh phải đượclập theo pháp luật Thông tin tài chính kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinhdoanh của Công ty phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệpvụ kinh tế phát sinh.
Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của Công ty cầnphải dựa vào thực tế môi trường kinh doanh và đặc điểm hạch toán kế toán tronghoạt động kinh doanh phân phối Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quảkinh doanh tại công ty phải phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế ViệtNam nói chung và phù hợp với môi trường kinh doanh phân phối, đặc điểm phânphối các sản phẩm nhãn khoa tại Việt Nam.
4.3 Nội dung hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH Phát Triển
4.3.1 Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại
Trang 16Công ty TNHH Phát Triển dưới góc độ kế toán tài chính
- Giải pháp về phân công lao động kế toán của công ty.
- Bộ phận kế toán của Công ty cần gửi các công văn tới khách hàng, thôngbáo về việc trả lại hàng.
- Giải pháp quy định về luân chuyển chứng từ, thời hạn…- Giải pháp về lập sổ cái tài khoản theo mẫu sổ đề xuất.
- Nghiên cứu xây dựng quy chế các khoản chiết khấu thanh toán và chiết
khấu thương mại
4.3.2.Giải pháp tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanhtại Công ty TNHH Phát Triển dưới góc độ kế toán quản trị
Hiện nay, Công ty TNHH Phát Triển mới chỉ vận dụng các nội dung của kếtoán tài chính mà chưa quan tâm đến kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quảkinh doanh Do vậy, cần tổ chức kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cho cácnhà quản lý.
Xây dựng bộ máy hay bố trí nhân viên làm công tác kế toán quản trị chi phí,doanh thu và kết quả kinh doanh.
Xây dựng mô hình quản lý kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển.
Thực hiện kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH Phát Triển theo các nội dung: lập dự toán, xây dựng hệ thống tài khoản chitiết, xây dựng hệ thống sổ kế toán chi tiết phục vụ kế toán quản trị và xây dựng hệthống báo cáo kế toán quản trị.
4.4 Đóng góp của đề tài nghiên cứu (về mặt lý luận và thực tiễn)
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH Phát Triển” có một ý nghĩa rất lớn đối với Công ty,
đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của hệ thống kế toán ngày một hoàn thiệnhơn nữa
4.5 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanhthu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển
Trang 174.5.1 Điều kiện vi mô (về phía Công ty)
- Công ty TNHH Phát Triển cần nhận thức được vai trò của hệ thống thôngtin kế toán trong hoạt động kinh doanh của Công ty
- Cần sớm hoàn thiện bộ máy quản lý trong đó bộ máy kế toán phù hợp theophương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán
- Cần chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhânviên kế toán
- Cần tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ
- Cần đầu tư cơ sở vật chất đúng mức cho hệ thống kế toán
4.5.2 Điều kiện vĩ mô (về phía Nhà nước)
Bằng công cụ quản lý vĩ mô và lực lượng vật chất của mình, Nhà nước vừatổ chức, vừa điều tiết thị trường Trong khuôn khổ cam kết quốc tế, Nhà nước tạođiều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển đủ sức cạnh tranh và hợptác với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm nhãnkhoa, phát triển hệ thống phân phối trên thị trường một cách hài hoà về quy mô, loạihình là tiền đề phát triển thị trường trong nước bền vững, đúng hướng và lànhmạnh
4.6 Kết luận đề tài nghiên cứu
Việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quảtiêu thụ là một nhiệm vụ cấp thiết đối với hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nóichung cũng như đối với Công ty TNHH Phát Triển nói riêng Hoàn thiện quá trìnhnày giúp cho Công ty tổ chức hoạt động hạch toán chi phí, tiêu thụ hàng hoá củamình có hiệu quả hơn, đảm bảo doanh thu bù đắp đủ cho chi phí và có lãi, đồng thờithực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước.
Với khả năng nghiên cứu cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn củaem không tránh khỏi những sai sót, yếu kém, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sungđể luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.
Trang 18Để quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp cũngnhư trong nền kinh tế quốc dân nói chung, các nhà quản lý đều phải sử dụng đồngthời nhiều công cụ quản lý khác nhau Trong đó kế toán được coi là một trongnhững công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu quan trọng là quản lý hiệu quảsản xuất kinh doanh Vấn đề đó được cụ thể hoá trên cơ sở hạch toán một cáchchính xác tình hình tập hợp các loại chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinhdoanh Đó là một trong các yếu tố cơ bản giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn địnhvà bền vững trong điều kiện hiện nay
Công ty TNHH Phát Triển là nhà phân phối các thiết bị nhãn khoa của cáchãng hàng đầu thế giới và độc quyền của Hãng Alcon tại Việt Nam Hoạt độngtrong lĩnh vực phân phối và chuyển giao công nghệ trong ngành mắt, hiện tại Côngty TNHH Phát Triển được đánh giá là đối tác hàng đầu của các Bệnh viện và trungtâm nhãn khoa lớn trên cả nước Được thành lập năm 1998, với xuất phát điểm làmột công ty nhỏ chuyên kinh doanh các sản phẩm y tế, trải qua hơn 12 năm Công tyđã trở thành đối tác vàng của đa số các bệnh viện lớn trong cả nước.
Mục tiêu cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng tốt nhất với chiphí hợp lý nhất, Công ty TNHH Phát Triển luôn phải cạnh tranh với các Nhà phânphối giá rẻ khác đang nổi lên trên thị trường trong thời kỳ bão giá hiện nay Sự cạnhtranh trong việc phân phối các sản phẩm nhãn khoa ngày càng trở nên quyết liệt,
Trang 19nhất là trong giai đoạn có nhiều bệnh viện lớn, trung tâm lớn về mắt ra đời để phụcvụ bệnh nhân Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ khó khăn này, Công ty buộcphải tìm mọi cách đứng vững trong thị trường, nâng cao kết quả sản xuất kinhdoanh, đảm bảo cho Công ty đạt được lợi nhuận cao nhất, giúp cho doanh nghiệpngày càng phát triển để đóng góp cho nền kinh tế đất nước Việc hoàn thiện kếtoán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty chính là điều cần thiết.Do đó vấn đề nâng cao hiệu quả công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinhdoanh được đặt ra Đó là yêu cầu của thực tế khách quan Hệ thống kế toán chiphí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển trong nhữngnăm qua đã đạt được một số yêu cầu nhất định Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đềbất cập như : Công ty chưa có hệ thống sổ tổng hợp của từng tài khoản mà chỉ có sổchi tiết của từng tài khoản, điều đó dẫn đến việc kiểm tra, đối chiếu số liệu có độchính xác không cao; việc hạch toán xuất kho hàng bán và hạch toán công nợ,doanh thu vào phần mềm do một kế toán đảm nhiệm dẫn đến mất tính khách quancho công việc… Ngoài ra, vấn đề kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanhtại Công ty TNHH Phát Triển chưa được xem xét để hoàn thiện trong xu hướngbiến đổi hiện nay Công tác kế toán mới chỉ nặng về kế toán tài chính, công tác kếtoán quản trị chưa được quan tâm đúng mức Chính những điều đó đặt ra yêu cầuchủ quan của doanh nghiệp cần phải hoàn thiện hơn nữa kế toán doanh thu, chi phí,kết quả kinh doanh của Công ty, nhằm giải quyết thật tốt vấn đề quan trọng nêutrên Đó chính là tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Với tư cách là công cụ quản lý, hạch toán kế toán gắn liền với hoạt độngkinh tế xã hội, hạch toán kế toán đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin mộtcách chính xác và hữu ích giúp cho các nhà quản trị, nhà đầu tư ra quyết địnhkinh doanh hợp lý Các thông tin kế toán về doanh thu và chi phí giúp các nhàquản trị có một cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động của các doanh nghiệptừ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.
Trang 20Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc hoàn thiện kế toán chiphí, doanh thu và kết quả kinh doanh, thực tế khách quan áp dụng tại Công ty
TNHH Phát Triển nên đề tài : “ Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho
bản luận văn này Mục đích chính của đề tài này là tìm ra nguyên nhân những hạnchế trong hệ thống kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH Phát Triển và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện Giải quyết tốt đề tài trêncũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, thúcđẩy Công ty ngày càng phát triển hơn nữa trên thị trường nhãn khoa, đem lại sự tintưởng cho người tiêu dùng
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Đề tài hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là một đềtài không mới và đã có nhiều tác giả nghiên cứu Có rất nhiều luận văn, luận án lấyđề tài này làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình:
- Đề tài luận văn thạc sỹ “ Hoàn thiện tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí vàxác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam” của NguyễnHữu Đồng (2006), người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Đặng Thị Loan – ĐHKTQD Luận văn này đã khái quát hoá được những vấn đề lý luận về tổ chức hạchtoán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp dulịch; tìm hiểu thực tế tình hình hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh tại một số các doanh nghiệp du lịch Việt Nam Tuy nhiên, luận văn mới chỉtrình bày giới hạn trong đơn vị tác giả lấy số liệu.
- Đề tài luận văn thạc sỹ “ Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đôthị” của Trần Vân Anh (2006), người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Quang –ĐH KTQD Luận văn đã khái quát được những vấn đề cơ bản về hạch toán doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp; tìm hiểu thực trạng hạchtoán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước mộtthành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị; từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp
Trang 21hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHHNhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị Tuy nhiên luận văn mới chỉtrình bày giới hạn trong đơn vị tác giả lấy số liệu là Công ty TNHH Nhà nước mộtthành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị nhưng chưa đề cập đến kế toán quản trị, mớitập trung vào kế toán tài chính.
- Đề tài luận văn thạc sỹ “ Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quảkinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội” củaNguyễn Thị Hồng Lê (2009), người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Thị BíchChi – ĐH KTQD Luận văn đã hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản về chi phí,doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Luậnvăn đã làm sáng tỏ bản chất, nội dung và phương pháp kế toán chi phí, doanh thu vàxác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bànHà Nội Ngoài ra, luận văn tập trung phản ánh thực trạng kế toán chi phí, doanh thuvà kết quả kinh doanh tại 03 doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội,cụ thể : Hgtravel, Diethelm và Thăng Long Qua đó, luận văn rút ra những thànhcông và hạn chế của công tác kế toán tại các đơn vị này nói riêng cũng như các đơnvị trên địa bàn Hà Nội nói chung Các nội dung hoàn thiện đi theo hai hướng cả kếtoán tài chính và kế toán quản trị.
Như vậy, các đề tài nêu trên hầu hết đã đi sâu nghiên cứu, đưa ra được cơ sởlý luận chung về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh, gắn với thực tiễncủa một số doanh nghiệp tại Việt Nam Đồng thời đánh giá được thực trạng kế toánchi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại chính các doanh nghiệp Từ đó các tácgiả đã nêu được các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinhdoanh một cách tương đối Mặc dù vậy, điều kiện thực hiện các giải pháp còn chưađạt mức hoàn chỉnh, chỉ mang tính tham khảo Những điều này thực sự là một vấnđề cần quan tâm bổ sung hơn nữa.
Việc nghiên cứu hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanhtại Công ty TNHH Phát Triển – một công ty hoạt động trong lĩnh vực nhãn khoaViệt Nam đến nay chưa có tác giả nào thực hiện do đó có thể khẳng định đề tài
Trang 22mang tính độc lập và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây Việcnghiên cứu đề tài này thực sự có ý nghĩa đối với thực tiễn hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, đóng góp sâu hơn để hoàn thiện kế toán chi phí, tăng doanh thu đểnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, thu được lợi nhuận cao nhất,giảm chi phí tối đa Đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu hoàn thiện kế toán chi phí, doanhthu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về kế toán chi phí, doanh thu và kếtquả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển, luận văn hướng đến những mục đíchcụ thể như sau :
- Thứ nhất, khái quát được các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí,doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.Từ đó làm căn cứ luận giải, phân tích kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH Phát Triển.
- Thứ hai, tái hiện được thực tế công tác kế toán chi phí, doanh thu và kếtquả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển để đưa ra nhận xét, đánh giánhững ưu, nhược điểm và xác định nguyên nhân của thực trạng trên tại Công tyTNHH Phát Triển.
- Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chiphí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHHPhát Triển chủ yếu nhằm mục đích giải đáp các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Bản chất chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệpthương mại là gì?
- Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệpkinh doanh thương mại gồm những nội dung gì?
- Thực tế công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh củaCông ty TNHH Phát Triển ra sao?
- Cần áp dụng những giải pháp nào để hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu
Trang 23và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển cùng điều kiện thực hiện cácgiải pháp đó?
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh, tasử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp so sánh : là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động vàxác định mức biến động của chỉ tiêu chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh Nộidung so sánh gồm :
+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xuhướng thay đổi về các chỉ tiêu chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh của Công ty.Đánh giá sự tăng trưởng hay giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức phấn đấu của Công ty.- Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp : luận văn sử dụng nguồn dữliệu thu thập từ các tài liệu, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, cácsơ đồ, thông tin nội bộ tại Công ty TNHH Phát Triển : Phòng kế toán, Phòng kho…Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chú chitiết trong phần tài liệu tham khảo.
- Phương pháp phân tích : đề tài sử dụng các phương pháp so sánh, tổng hợp, sơđồ, bảng biểu, biểu mẫu… để tiến hành phân tích, xử lý thông tin đã thu thập được.
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trên phương diện lý luận : tác giả luận văn đưa ra cơ sở lý luận về kế toánchi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh thương
Trang 24mại Luận văn bước đầu khái quát một số đặc điểm cơ bản của kế toán chi phí,doanh thu và kết quả kinh doanh nhằm góp phần hoàn thiện kế toán chi phí, doanhthu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh thương mại Tác giảmong muốn đề tài nghiên cứu là tài liệu thực sự hữu ích đối với những nhà quản trị,những nhà kế toán và những người quan tâm đến công tác hoàn thiện kế toán chiphí, doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên phương diện thực tiễn : tác giả luận văn phân tích và đánh giá thựctrạng công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHHPhát Triển và đề xuất một số giải pháp cụ thể có tính khả thi, góp phần vào việchoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH PhátTriển Đề tài góp phần gợi mở một số vấn đề giúp các nhà quản lý doanh nghiệp cócái nhìn khái quát nhất về vai trò và tầm quan trọng của công tác hoàn thiện kế toánchi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Nếu đề tài nghiên cứu thành công có thể được sử dụng nhằm hoàn thiện hơncông tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp Kếtquả của luận văn có thể sử dụng như một chìa khoá về hoàn thiện kế toán chi phí,doanh thu và kết quả kinh doanh cho các nhà quản trị và người quan tâm đến việchoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn được chia thành 4 chương :Chương 1 Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Chương 2 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trongcác doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Chương 3 Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH Phát Triển.
Chương 4 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanhtại Công ty TNHH Phát Triển.
Trang 25CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THUVÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại và vai trò của thông tinkế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp kinhdoanh thương mại
2.1.1 Đặc điểm doanh nghiệp kinh doanh thương mại
“Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông, phân phối hànghoá trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc giavới nhau”[1]. Hoạt động thương mại là thực hiện quá trình đưa hàng hoá từ nơi sảnxuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua bán, trong đó mua hàng là khâu đầu tiên củaquá trình lưu thông hàng hoá và bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình đó, haynói cách khác; kinh doanh thương mại là ngành thương mại thực hiện chức năng nốiliền giữa sản xuất và tiêu dùng.
Kinh doanh thương mại có những đặc điểm riêng của mình đó là :
- Đối tượng của hoạt động kinh doanh thương mại hàng hoá là những sảnphẩm lao động được các doanh nghiệp thương mại mua về để bán ra nhằm đáp ứngnhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu Hàng hoá trong kinh doanh thương mạithường được phân theo các ngành hàng như : Hàng vật tư, thiết bị, hàng công nghệphẩm tiêu dùng, hàng lương thực, thực phẩm.
- Đối tượng phục vụ của ngành kinh doanh thương mại là người tiêu dùng,bao gồm các cá nhân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác và các cơ quan, tổ chứcxã hội…
- Kết thúc một quá trình kinh doanh thương mại thì vốn của doanh nghiệpđược chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá và từ hình thái hànghoá sang hình thái tiền tệ.
Trang 26- Trong kinh doanh thương mại khối lượng hàng hoá lưu chuyển chủ yếu làmua ngoài, các trường hợp nhập khác là không đặc trưng và rất ít Hàng mua ngoàichủ yếu là từ nơi sản xuất, đơn vị nhập khẩu hoặc từ các đơn vị bán buôn.
* Quá trình lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm haigiai đoạn, đó là giai đoạn mua hàng và giai đoạn bán hàng mà không qua khâu chếbiến làm thay đổi hình thái vật chất của hàng hoá, trong đó :
- Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, thôngqua mua hàng quan hệ trao đổi và quan hệ thanh toán tiền hàng giữa người mua vàngười bán về giá trị hàng hoá được thực hiện Trong các doanh nghiệp thương mại,hàng hoá chỉ được coi là hàng mua khi thoả mãn đồng thời 3 điều kiện : phải thôngqua một phương thức mua – bán – thanh toán tiền hàng nhất định, doanh nghiệp đãnắm được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền hay một loại hànghoá khác và hàng mua về được nhằm mục đích để bán hoặc qua sản xuất gia côngđể bán.
- Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp thương mại Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hànghoá được thực hiện; vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hàng hoá sanghình thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra bù đắp được chi phívà có nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh Quá trình bán hàng thường được thựchiện qua hai phương thức là bán buôn và bán lẻ Đặc trưng của bán buôn là khi kếtthúc quá trình mua bán, hàng hoá vẫn trong quá trình lưu thông; còn đặc trưng củabán lẻ là khi kết thúc quá trình mua bán, hàng đã vào lĩnh vực tiêu dùng.
“Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn hàng hoá là vốn chủ yếu nhất vànghiệp vụ kinh doanh hàng hoá là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên”[2], chiếm mộtkhối lượng công việc rất lớn và quản lý hàng hoá là một trong những nội dung quảnlý quan trọng nhất trong các doanh nghiệp thương mại.
Các phần hành kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh làcác phần hành kế toán cơ bản nhất trong kế toán hoạt động kinh doanh cũng nhưtrong nội dung quản lý hàng hoá của doanh nghiệp Vì vậy quản lý chi phí, doanh
Trang 27thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đốivới toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp Với nhiệm vụ ghi chép phản ánhđầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển hàng hoá về mặt giá trị hiện vật, tính toánphản ánh đúng đắn giá trị vốn hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, kiểm tra, giám sát chặtchẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua hàng và bán hàng, xác địnhđúng đắn kết quả kinh doanh hàng hoá đồng thời chấp hành đúng các chế độ tàichính về chứng từ, sổ sách khi phản ánh chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh;kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh sẽ giúp đáng kể cho nhàquản trị trong việc ra quyết định, chiến lược kinh doanh.
2.1.2 Bản chất chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanhnghiệp kinh doanh thương mại
2.1.2.1 Bản chất chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và laođộng vật hoá cần thiết cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo rathu nhập và sẽ được bù đắp thu nhập do nó tạo ra Do đó, khi phát sinh chi phí màthường là biểu hiện bằng sự tiêu hao nguồn lực cho hoạt động kinh doanh, kế toánchưa ghi giảm nguồn vốn chủ sở hữu mà thay vào đó ghi tăng chi phí Bản chất kinhtế này giúp các nhà quản trị phân biệt được chi phí với chi tiêu, chi phí với vốn màdoanh nghiệp thương mại phải chi ra trong một kỳ kinh doanh.
“Trong các doanh nghiệp thương mại, chi phí bao gồm các khoản chi phí sảnxuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp và chi phí khác”[3].
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp như : Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay và những chi phí liên quan đến hoạt độngcho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền… Những chi phínày phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấuhao máy móc thiết bị.
Trang 28Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phátsinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như : chiphí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do viphạm hợp đồng…
Kế toán chi phí ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của các thông tin trênbáo cáo tài chính, cũng như tính đúng đắn của các quyết định trong quản trị doanhnghiệp Trong các doanh nghiệp thương mại, quản lý tốt chi phí không những tạođiều kiện tăng lợi nhuận, trên cơ sở đó còn nâng cao chất lượng các dịch vụ cungcấp cho khách hàng.
Nguyên tắc ghi nhận chi phí :
Thứ nhất : Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trongBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinhtế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chiphí này phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Thứ hai : Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Thứ ba : Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liênquan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chiphí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sởphân bổ theo hệ thống hoặc tỷ lệ.
Thứ tư : Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.2.1.2.2 Bản chất doanh thu trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại
Đối với các doanh nghiệp thương mại, doanh thu bao gồm nhiều loại khácnhau, phát sinh từ các hoạt động khác nhau bao gồm : Doanh thu từ hoạt động bánhàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác Trong đó, doanh thu từ hoạtđộng bán hàng là bộ phận doanh thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanhthu của doanh nghiệp thương mại Khoản thu này phát sinh từ các giao dịch thuộchoạt động bán hàng Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch doanh thu và thu nhập khác
Trang 29được áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch Trong một số trường hợp, các tiêuchuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịchđơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cònđược áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặtthương mại cần phải được xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 : “Doanh thu là tổng giá trị các lợiích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt độngsản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp làm góp phần làm tăng vốnchủ sở hữu”[4] Điều đó có nghĩa là bản chất của doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trịcủa các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bênthứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu Các khoản góp vốn của cổ đông hoặcchủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuận giữa doanhnghiệp với bên mua, bên sử dụng dịch vụ hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xácđịnh bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ cáckhoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trịhàng bán bị trả lại.
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thuđược trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãisuất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giátrị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai Khi các hàng hoá dịch vụ được trao đổitương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịchtạo ra doanh thu Khi các hàng hoá dịch vụ được trao đổi không tương tự thì việctrao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trường hợp nàydoanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá dịch vụ nhận về sau khiđiều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi khôngxác định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá dịch vụ sử dụng thì doanh thu được xác
Trang 30định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá dịch vụ đem trao đổi sau khi điều chỉnh cáckhoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu :
Thứ nhất : Phải phân biệt được chi phí, doanh thu và kết quả thuộc từng hoạtđộng kinh doanh.
Thứ hai : Phải xác định được chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu.Thứ ba : Phải nắm vững cách thức xác định doanh thu.
Thứ tư : Phải nắm vững nội dung và cách xác định các chỉ tiêu liên quan đếnchi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh.
2.1.2.3 Bản chất kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh thương mạiKết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại là kết quả của hoạtđộng bán hàng và cung cấp các dịch vụ và kết quả hoạt động tài chính Kết quả đóđược xác định bằng cách so sánh giữa doanh thu thuần về bán hàng với giá vốnhàng bán và các chi phí liên quan đến việc bán hàng Kết quả kinh doanh được biểuhiện bằng chỉ tiêu lãi hoặc lỗ Thông thường vào cuối kỳ kinh doanh, kế toán xácđịnh kết quả kinh doanh trong kỳ.
Bản chất của kết quả kinh doanh chính là kết quả lãi hoặc lỗ trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, nó cho biết doanh nghiệpthương mại hoạt động thực sự có hiệu quả không Thông tin về kết quả kinh doanhdo kế toán cung cấp sẽ giúp cho các nhà quản lý có những biện pháp hữu hiệu, đểđem lại lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận của hoạt động SXKD = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán +Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN
2.1.3 Vai trò của thông tin chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh vớihạch toán kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại
Từ bản chất của chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh đã nêu trên, ta thấyvai trò của những thông tin này do kế toán cung cấp có tác dụng đến doanh nghiệpkinh doanh thương mại.
Trang 31Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, để có thể sống còn,các doanh nghiệp phải nhận thức và đánh giá đúng về vai trò của hệ thống thông tin.Hệ thống các thông tin sử dụng giúp các chủ thể ra quyết định quản lý được thu từnhiều nguồn khác nhau, nhưng thông tin kế toán thường chiếm một vị trí quan trọngđặc biệt là chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh.
Hệ thống thông tin chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh sẽ cung cấpthông tin cho các chủ thể trong doanh nghiệp biết tình hình doanh thu đạt đượctrong kỳ, chi phí bỏ ra và kết quả kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng và cầnthiết cho cả các chủ thể quản lý cũng như các đối tác có lợi ích liên quan bên ngoài.Hệ thống thông tin kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là hệ thốngthông tin bao gồm hai phân hệ đó là : hệ thống thông tin chi phí, doanh thu, kết quảkinh doanh thuộc phân hệ hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tinchi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh thuộc phân hệ hệ thống thông tin kế toánquản trị
Hệ thống thông tin chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanhnghiệp thương mại có đặc điểm sau :
- Thông tin kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là những thôngtin về sự vận động của hàng hoá từ trong quá trình lưu thông từ nơi sản xuất đến nơitiêu dùng.
- Thông tin kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là những thôngtin thu được qua kết quả của một quá trình có tính hai mặt : thông tin và kiểm tra.Do đó thông tin chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh cũng mang tính hai mặtthông tin và kiểm tra Mặt thông tin sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho người sửdụng nhằm thực hiện các kế hoạch của mình, mặt kiểm tra giúp cho người sử dụngthông tin đánh giá thực hiện hoạt động kinh tế…
- Thông tin chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất lớn đối vớiviệc đo lường, kiểm soát các hoạt động và quan hệ tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy thông tin chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh giữ vị trí quantrọng trong hệ thống thông tin kế toán nói riêng và hệ thống thông tin quản lý nói
Trang 32chung, nó giúp cho các chủ thể có thể bao quát được tình hình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp để ra quyết định Cụ thể :
+ Thông tin chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh giúp cho các nhà quản lýtrong các doanh nghiệp thương mại làm căn cứ để nhận biết tình hình và kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà ra các kế hoạch, quyết định xem có nêntiếp tục đầu tư vào các mặt hàng đó hay nên chuyển hướng sang các mặt hàng khác.
+ Thông tin chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh giúp cho các nhà đầu tưtính toán, biết được khả năng sinh lời của vốn đầu tư để từ đó quyết định là có đầutư vào doanh nghiệp đó không.
+ Thông tin chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh giúp cho Nhà nước nắmđược tình hình về chi phí, lợi nhuận của các doanh nghiệp; từ đó hoạch định chínhsách, soạn thảo luật lệ về thuế vụ, đầu tư.
2.2 Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanhnghiệp kinh doanh thương mại trên góc độ kế toán tài chính
2.2.1 Kế toán các khoản chi phí
Trong trường hợp này vận dụng nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.Nguyên tắc này yêu cầu khi tính chi phí được coi là chi phí hoạt động trong kỳ phảitrên cơ sở những chi phí nào tạo nên doanh thu được hưởng trong kỳ.
Khi đó kế toán sử dụng TK1562 – chi phí thu mua hàng hóa để tập hợp chi phíthu mua phát sinh đến cuối kỳ tiến hành phân bổ theo số hàng bán ra sẽ làm giá vốnhàng bán đều nhau hơn giữa các kỳ kế toán.
Các chứng từ được sử dụng trong kế toán giá vốn hàng bán gồm : Phiếu
xuất kho, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, các bảng kê bán hàng.
Trang 33Kế toán sử dụng tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán” phản ánh trị giá vốn
hàng bán của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, bất động sản đầu tư… Tài khoảncó kết cấu:
Bên Nợ :
+ Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ;+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồithường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không đượctính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phònggiảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưasử dụng hết).
2.2.1.2 Kế toán chi phí tài chính
“Chi phí tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động đầu tư tàichính”[6], chi phí đi vay, cho vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh Chi phí nàyngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tại các doanh nghiệp trong giai đoạnhiện nay Vì vậy các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nóiriêng cần quan tâm nhiều hơn đến kiểm soát thông tin của chi phí tài chính.
Các chứng từ và sổ kế toán được sử dụng trong kế toán chi phí tài chính gồm : sổ
phụ ngân hàng, chứng từ vay ngân hàng, sổ chi tiết phản ánh chi phí tài chính.
Trang 34Kế toán sử dụng TK 635 “ Chi phí tài chính”
Kết cấu TK 635 :
Bên Nợ :
- Chi phí lãi vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính;- Lỗ bán ngoại tệ;
- Chiết khấu thanh toán cho người mua;
- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;- Lỗ tỷ giá hối đoái trong kỳ của hoạt động kinh doanh;
- Khoản lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm các khoản mục tiền tệ cógốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh;
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;
- Kết chuyển hoặc phân bổ số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạtđộng đầu tư xây dựng cơ bản (lỗ tỷ giá) (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thànhđầu tư vào chi phí tài chính;
- Các khoản khác.
Bên Có :
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phátsinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Phương pháp kế toán được thể hiện qua Sơ đồ 2.2 : Kế toán chi phí tàichính (Phụ lục 02).
2.2.1.3 Kế toán chi phí bán hàng
“Chi phí bán hàng là các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong kỳ”[7] như chi phí nhân viên bán hàng, chiphí quảng cáo, chi phí khuyến mại, khấu hao tài sản cố định…
Các chứng từ và sổ kế toán được sử dụng trong kế toán chi phí bán hàng bao
gồm : Các bảng lương nhân viên bán hàng, bảng tính phân bổ khấu hao, các bảng kêchi phí bán hàng… Sổ tổng hợp và chi tiết phản ánh chi phí bán hàng phát sinhtrong kỳ.
Trang 35Để phản ánh chi phí bán hàng, kế toán sử dụng tài khoản 641 “ Chi phí bán
hàng” Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh liên quan đếnquá trình bán sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hànhsản phẩm hàng hoá, chi phí bảo quản, đóng gói vận chuyển… Tài khoản này đượcmở chi tiết theo từng nội dung chi phí như : chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụngcụ, đồ dùng, khấu hao tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…tuỳ theo đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý từng ngành.
Kết cấu TK 641 :
Bên Nợ : Các chi phí liên quan đến quá trình bán sản phẩm hàng hoá.
Bên Có : Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 “Xác định kết quả
kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
TK 641 “ Chi phí bán hàng” không có số dư cuối kỳ.
TK 641 được mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí với các tài khoản cấp II nhưsau :
TK 6411 – Chi phí nhân viên bán hàng.TK 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì.TK 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng.TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ.TK 6415 – Chi phí bảo hành.
TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.TK 6418 – Chi phí khác bằng tiền.
Phương pháp kế toán được thể hiện qua Sơ đồ 2.3 : Kế toán chi phí bánhàng (Phụ lục 03).
2.2.1.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
“Chi phí quản lý doanh nghiệp trong doanh nghiệp thương mại là nhữngkhoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanhnghiệp”[8] mà không tách riêng ra cho bất kỳ hoạt động nào Chi phí quản lý doanhnghiệp gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chínhvà chi phí chung khác.
Trang 36Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí quản lý doanh
nghiệp bao gồm : Các bảng lương nhân viên quản lý, bảng tính khấu hao tài sản cốđịnh dùng cho quản lý, các bảng kê, bảng tổng hợp chi phí Sổ tổng hợp và chi tiếtphản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
Kế toán sử dụng tài khoản 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” Tài khoản
này dùng để phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí vềlương nhân viên cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ laođộng, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuếmôn bài, khoản lập dự phòng phải thu khó đòi, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiềnkhác Tuỳ theo yêu cầu quản lý, TK 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chiphí.
Kết cấu TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” :
Bên Nợ :
+ Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh;+ Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả;+ Dự phòng mất việc làm.
Bên Có :
+ Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả;
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang tài khoản 911 “ Xác địnhkết quả kinh doanh”.
TK 642 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán được thể hiện qua Sơ đồ 2.4 : Kế toán chi phí quảnlý doanh nghiệp (Phụ lục 04).
2.2.2 Kế toán các khoản doanh thu
2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nội dung doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
“Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trongmột kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh”[9] từ các giao dịch và các nghiệp
Trang 37vụ như : bán hàng (bán hàng hoá mua vào và bất động sản đầu tư), cung cấp dịch vụ(thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kếtoán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức chothuê hoạt động…).
Chứng từ và sổ kế toán phản ánh doanh thu bán hàng: Hoá đơn GTGT
(mẫu số 01 GTKT – 3LL); Hoá đơn bán hàng thông thường (mẫu số 2 GTTT –3LL); Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (mẫu số 01 – BH); Thẻ quầy hàng (mẫu02 – BH); Sổ chi tiết bán hàng (mẫu số S35 – DN); Sổ doanh thu.
Kế toán sử dụng tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Tài khoản này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đãthực hiện trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu, từ đó tính ra doanh thu thuầnvề tiêu thụ trong kỳ Tổng doanh thu được ghi nhận có thể là tổng giá thanh toán(với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng như các đốitượng không chịu thuế GTGT) hoặc giá bán không có thuế GTGT (với các doanhnghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) và các tài khoản liên quan.
Kết cấu tài khoản 511 như sau :
+ Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ.
Bên Có : Tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh
trong kỳ.
TK 511 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết tài khoản cấp II.TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm.TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ.TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
Trang 38TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
Ngoài ra, kế toán doanh thu còn sử dụng các tài khoản liên quan sau :
TK 512 “Doanh thu nội bộ” dùng để phản ánh giá bán của hàng hoá đượccung cấp cho nhau giữa các đơn vị cùng tổng công ty hoặc giữa các đơn vị cấp dướivới đơn vị cấp trên TK 512 không có số dư cuối kỳ.
2.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu
Hàng bán bị trả lại : dùng để phản ánh giá trị của số hàng hoá bị khách hàngtrả lại do các nguyên nhân : vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bịkém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách Giá trị hàng bán bị trả lạiphản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực hiện trong kỳkinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá đã bán ra trong kỳ.
Giảm giá hàng bán : phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh vàviệc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán Giảm giá hàng bán là khoảngiảm trừ cho người mua do hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cáchtheo quy định trong hợp đồng kinh tế Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoảngiảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã ban hành và phát hành hóa đơn dohàng bán kém, mất phẩm chất…
Chiết khấu thương mại : phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanhnghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng đã mua hàng hoá, dịchvụ với khối lượng lớn và theo thoả thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoảnchiết khấu thương mại (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua,bán hàng) Chỉ phản ánh khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đãthực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đãquy định
Chứng từ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Hàng bán bị trả lại gồm : giấy đề nghị trả lại hàng, biên bản hàng bán bị trảlại, biên bản sản phẩm kém chất lượng, hoá đơn photo liên 2 đã giao cho kháchhàng, hoá đơn xuất trả lại.
Trang 39Giảm giá hàng bán gồm : giấy đề nghị giảm giá hàng bán, biên bản giảm giáhàng bán (ghi rõ giảm giá trước thuế hay sau thuế), hoá đơn liên 2 photo kèm theo.
Chiết khấu thương mại gồm : bảng thanh toán chiết khấu bán hàng, giấy đềnghị thanh toán.
Tài khoản kế toán
TK 531 “Hàng bán bị trả lại” dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoáđã tiêu thụ bị khách hàng trả lại TK 531 không có số dư cuối kỳ.
TK 532 “Giảm giá hàng bán” dùng để phản ánh khoản giảm giá cho kháchhàng tính trên giá bán thoả thuận TK 532 không có số dư cuối kỳ.
TK 521 “Chiết khấu thương mại” dùng để phản ánh khoản chiết khấu thươngmại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việcngười mua hàng đã mua hàng hoá với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấuthương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng hoá.
TK 521 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán được thể hiện qua Sơ đồ 2.5 : Kế toán doanh thubán hàng (Phụ lục 05).
2.2.2.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Nội dung doanh thu hoạt động tài chính bao gồm :
+ Tiền lãi : Lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trảgóp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua bánhàng hoá.
+ Cổ tức, lợi nhuận được chia.
+ Thu nhập về hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.+ Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tưvào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác.
+ Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác.+ Lãi tỷ giá hối đoái.
+ Chênh lệch do bán ngoại tệ.
+ Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn.
Trang 40+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, doanh thu từ tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp thương mại được ghi nhậnkhi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau : Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từgiao dịch đó; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghinhận trên cơ sở : tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từngkỳ; tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng; cổ tứcvà lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặcbên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
Lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trongtương lai, trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản, về giá trị ghi nhận banđầu tại thời điểm chuyển giao cho bên sử dụng Doanh thu tiền lãi bao gồm số phânbổ, các khoản chiết khấu, phụ trội, các khoản lãi nhận trước hoặc khoản chênh lệchgiữa giá trị sổ ban đầu của công cụ nợ và giá trị của nó khi đáo hạn.
Khi tiền lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi doanhnghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì khi thu được tiền lãi từ các khoản đầu tư, doanhnghiệp phải phân bổ vào cả các kỳ trước khi nó được mua Chỉ có phần tiền lãi củacác kỳ sau khi khoản đầu tư được mua mới được ghi nhận là doanh thu của doanhnghiệp, phần tiền lãi của các kỳ trước khi khoản đầu tư được mua, được hạch toángiảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.
Tiền bản quyền được dồn tích căn cứ vào điều khoản của hợp đồng hoặc tínhtrên cơ sở hợp đồng từng lần.
Doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp được lợi ích từ giaodịch Khi không thể thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu, thìkhoản có khả năng không thu hồi được hoặc không chắc chắn thu hồi được đó, phảihạch toán vào chi phí phát sinh trong kỳ, không ghi giảm doanh thu.
Chứng từ kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Thông báo của ngân hàng về lãi được hưởng, thông báo về lợi nhuận và cổ