Trẻ Em Chậm Phát Triển Phương Thức Giáo Dục và Dạy Dỗ Gs. Nguyễn Văn Thành MỤC LỤC Lời mở đường Trẻ chậm phát triển làm được gì ? Chương một Khám phá môi trường và thiết lập quan hệ gắn bó Chương hai Thiết lập quan hệ tiếp xúc và trao đổi qua lại hai chiều Chương ba Diễn tả xúc động và tình cảm. Khẳng quyết bản sắc của mình "Tôi là ai?" Chương bốn Tư duy trừu tượng – Khả năng suy luận Lời nói kết Bầu trời và vầng trăng của trẻ em Tủ sách : Tình Người © Tác giả : Nguyễn Văn Thành Trình bày : Phan Đức Thông - Phạm Hồng Lam Ấn loát : Monastère Notre Dame de Fatima Orsonnens - Fribourg - Suisse ISBN : 2-9700230-5-9 Lausanne - Thụy Sĩ, Hè 2004 Lời Mở Đầu Trẻ chậm phát triển làm được gì? Khi một trẻ em mang nhãn hiệu "Khuyết Tật Tâm Thần" hay là "Chậm Phát triển" xuất hiện trong môi trường gia đình cũng như tại lớp học, người lớn như cha mẹ, thầy và cô tự khắc đặt ra rất nhiều câu hỏi chồng chéo lên nhau: - Khuyết tật hay là chậm phát triển có nghĩa là gì? - Tại sao EM nầy mà không phải các em khác? - Cái gì đã gây ra tình trạng ấy? - Em sẽ ra làm sao sau này ? Tương lai của Em sẽ như thế nào? - Em làm được gì? Em có khả năng học hay không? Không có tham vọng giải đáp mọi thắc mắc chung quanh vấn đề khuyết tật hay là chậm phát triển, tập sách này chỉ nhắm một điều rất cụ thể là : Từ giây phút tôi biết được một trẻ em mắc hội chứng chậm phát triển, với tư cách là cha mẹ hay là người giáo viên của Em, tôi làm được những gì cho đời của Em? Tôi có thể dạy Em những gì? Câu trả lời của cuốn sách nầy thật đơn giản, bao gồm những trọng điểm sau đây: Thứ nhất, dù khuyết tật tâm thần bắt nguồn từ đâu ; dù chậm phát triển ở cấp độ nào… trẻ em ấy là CON NGƯỜI giống như tôi, cần được tôi tôn trọng và yêu thương. Em đã sinh ra làm người. Em có quyền làm người, được cư xử, đãi ngộ như một con người toàn phần "đang thành và sẽ thành". Thứ hai, với trách nhiệm làm cha mẹ và giáo viên, tôi đại diện cộng đồng nhân loại để giáo dục và dạy dỗ Em thành người, với tất cả vốn liếng hay là hành trang Em mang theo trên mình, khi xuất hiện làm người. Thứ ba, giống như tất cả mọi trẻ em khác, hành trang của Em bao gồm bốn nội dung khác nhau, nhưng bổ túc cho nhau: - Khả năng tiếp nhận và thu hóa, bằng các giác quan, những tin tức do môi trường mang đến. Nhờ khả năng đóng và mở nầy, Em sẽ làm quen dần dần với môi trường sinh sống chung quanh và tạo quan hệ gắn bó với những người thân yêu, bắt đầu từ người mẹ của Em. - Khả năng tiếp xúc và trao đổi với những người thuộc gia đình và xã hội. - Khả năng khẳng định bản sắc độc đáo của mình, bằng cách trình bày và diễn tả nhu cầu, nguyện vọng, sở thích…để kẻ khác tôn trọng, lắng nghe và đáp ứng. - Khả năng tác động trên môi trường, bằng cách vận dụng tư duy, để khám phá những qui luật thực tế cần tôn trọng và tuân hành, cũng như những ước mơ cần thực hiện trong cuộc đời. Tất cả vốn liếng nầy không đồng đều, giống nhau cho mọi trẻ em. Cho nên phương pháp giáo dục và dạy dỗ một trẻ em là BƯỚC THEO Em, khởi đầu từ những điều Em đang LÀM được, một cách tự nhiên, dễ dàng và thích thú. Một cách đặc biệt, thay vì áp đặt từ ngoài một chương trình dạy dỗ, do người lớn đề xuất và dự phóng một cách hoàn toàn tùy tiện và lý thuyết, cha mẹ và giáo viên cần lắng nghe, đồng cảm với trẻ em. Với nhiều phương thức như « tác hành , diễn xuất » đời sống xúc động và tình cảm, hay là diễn tả bằng ngôn ngữ, Em trình bày cho người hai bên cạnh, nhu cầu, sở thích và nguyện vọng của mình. Khi khám phá những điều cơ bản nầy và tìm cách đáp ứng, một cách trung thực, thích ứng với hoàn cảnh và thực tế của cuộc sống, chúng ta sẽ làm cho trẻ em VUI THÍCH và SUNG SƯỚNG, TOẠI NGUYỆN và TỰ TIN. Và khi có những động cơ ấy thúc đẩy từ bên trong, trẻ em sẽ có khả năng vượt qua mọi trở ngại, để học tập, phát huy ÝTHỨC về mình, về người và về môi trường sinh sống chung quanh Em. Nhờ đó, mai ngày vào tuổi lớn khôn, ít nhất Em sẽ có một đời sống làm người tương đối TỰ LẬP, với sự hỗ trợ liên tục của toàn thể cộng đồng xã hội và Đất nước. Cơ hồ một ngày nào đó trong quá khứ, họ hàng, bà con xa gần đã góp phần nuôi ăn nuôi mặc cho Thánh Gióng, còn được gọi là Phù Đổng Thiên Vương. Trong chiều hướng dạy dỗ và giáo dục như vậy, tôi sẽ lần lượt trình bày bốn nội dung học tập của một trẻ em chậm phát triển hay còn được gọi là khuyết tật tâm thần, từ lúc Em sinh ra đến ngày khôn lớn : Chương Một: Khám phá môi trường và thiết lập quan hệ gắn bó. Chương Hai: Tiếp xúc và trao đổi qua lại hai chiều. Chương Ba: Diễn tả xúc động và tình cảm cũng như trình bày, nối kết những ý tưởng lại với nhau. Chương Bốn: Phát huy khả năng suy luận để làm chủ tình hình và khắc phục những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Tôi hy vọng tập sách nho nhỏ nầy sẽ là người bạn đồng hành trung tín và đáng tin tưởng cho những ai đang mang trọng trách làm cha mẹ và giáo viên của một trẻ em chậm phát triển… thuộc bất cứ diện nào…nhất là trong những ngày bão táp mây mù che khuất mọi lối đi…Xin họ nhớ cho rằng : trong gần 20 năm, tác giả cũng đã đi qua những chặng đường lầy lội, mà hiện tại họ đang đi qua. Và trong những tình huống éo le như vậy, nếu chúng ta biết nhìn và can đảm nhìn… thì thế nào cũng có một đóa hoa tuyệt đẹp xuất hiện đâu đó, trên những chặng đường chúng ta đang và sẽ đi qua. Chương một Khám phá môi trường và thiết lập quan hệ gắn bó 1- Chia sẻ niềm vui chung : Với những trẻ em chậm phát triển, việc quan trọng đầu tiên cần tổ chức và thực hiện là tìm cách chia sẻ niềm vui thích và sung sướng thực sự với các em, nhất là trong những điều các em đang làm một cách tự nhiên. Khi làm những điều như vậy, chúng ta đang thiết lập quan hệ gắn bó với các em. Lúc ban đầu, thời gian chia sẻ chỉ kéo dài một vài giây đồng hồ. Nhưng ngày qua ngày, thời lượng của niềm vui chung hưởng giữa Mẹ và con cũng như giữa trẻ em và người lớn sẽ kéo dài và dần dần tăng thêm mãi mãi. 2- Mở rộng năm giác quan, để khám phá môi trường. Một cách cụ thể, khi trẻ em thức dậy, chúng ta tùy vào tình trạng của các em lúc ấy, để tìm cách mở rộng những giác quan của các em : như tới gần, di động qua lại, cho các em đưa mắt nhìn và theo dõi. Nói chuyện trầm bổng cho các em lắng nghe và làm quen với giọng nói của chúng ta. Đưa tay vuốt ve êm ái và thoa bóp nhẹ nhàng, cho các em học tập xúc cảm. Đó là những bài học tiếp xúc và trao đổi đầu tiên trong cuộc đời của các em. Sau đó một vài ba ngày, người mẹ sẽ dần dần khám phá những sở thích của đứa con. Dựa vào những điều em thích, bà đánh thức em dậy, giúp em trở nên linh hoạt, mở rộng các giác quan, để khám phá những gì đang có mặt trong môi trường chung quanh. Cũng dựa vào điều em thích, bà mẹ dạy cho em biết tìm lại tình trạng thoải mái, thư giản và bình lặng… nếu em đang khóc la rộn ràng, múa động và căng thẳng. Khả năng tự điều hợp của đứa con bắt nguồn từ cách làm tự nhiên và đơn giản nầy của bà mẹ. Ý thích thay đổi tùy cá tính của mỗi đứa con. Em này thích nghe âm thanh, tiếng động. Em khác thích cử động, đu đưa qua lại. Em thứ ba trở về tình trạng bình lặng, thư thái… nhờ ánh sáng ở mức độ điều hòa hay là bóng nắng rung rinh phản chiếu trên vách tường… 3- Lấy trẻ em làm khởi điểm, làm trung tâm qui chiếu : Chính trẻ em là người gợi ý cho chúng ta phải bắt đầu từ đâu, cần làm những điều nào cho các em. Cho nên, thay vì áp đặt, lèo lái từ ngoài hay là chạy theo ý thích một cách tùy tiện, tùy hứng… chúng ta hãy biết học tập lắng nghe, quan sát, cảm nhận nhu cầu của trẻ em, phát hiện những ý thích hiện tại của các em. ĐI THEO các em. SỐNG giây phút hiện tại với các em, một cách tròn đầy và sung mãn. Thở nhịp thở với các em. Chơi trò chơi của các em. Đừng vọng động tìm cách dạy dỗ, kích thích, uốn nắn… Đừng đuổi bắt những tiêu chuẩn tiến bộ lý thuyết, do sách vở quảng cáo, tuyên truyền và nhồi sọ chúng ta. Chỗ nào trẻ em đang cười vui, thích thú, linh hoạt, sống động… chỗ ấy đang có mầm mống tiến bộ. Chỗ nào trẻ em đang sinh hoạt, hoạt động, theo mức độ hiện thời của các em, ở đó chúng ta thiết lập quan hệ, bằng cách đến với các em. Trân trọng các em như là những chủ thể đang cho và nhận. Đôi khi chỉ cần CÓ MẶT với các em, ngồi bên cạnh, chúng ta đã làm rất nhiều điều cho các em. Đôi khi chỉ ngồi nhìn con với tâm hồn tràn đầy sung sướng, người mẹ đã mang tới cho các em một quà tặng quí giá. Đôi khi chỉ bồng con đi quanh một vòng ra ngoài, cho các em nhìn trời, nhìn đất, nhìn mây, nhìn hoa lá người lớn đã tổ chức một bài học mang lại nhiều thành quả lâu dài. Đôi khi chỉ bi bô, khi trẻ em bập bẹ, đó là tạo quan hệ tiếp xúc và trao đổi. Đôi khi chỉ cầm tay, cầm chân, thoa bóp nhẹ nhàng… chúng ta đã khởi đầu một tiến trình học cầm, học chỉ trỏ với ngón tay, học bước đi của trẻ em. 4- "Nhưng con tôi không làm được gì cả" . Có trẻ em thấy mẹ là ngoảnh mặt đi nơi khác, nhìn xuống…bà mẹ có biết rằng : khi đến cuối góc phòng, em dừng lại nhìn vách tường, nhưng hai lỗ tai em đang mở to, nghe ngóng, chờ đợi… bước chân của mẹ tìm đến với mình ? Và bước chân ấy đã không đi theo, vì buồn, vì không hy vọng một cái gì sẽ đến cho mình từ phía đứa con. Với một trẻ bại não, bà mẹ có cảm tưởng nói chuyện với cỏ cây, gổ đá… nhưng bà có ngờ đâu, sau khi ghi nhận lời nói của bà, con bà đang huy động toàn bộ giác quan, để tìm cách trả lời. Và câu trả lời đang từ từ thành hình trong liếc nhìn kín đáo, trong một cử động rụt rè, sơ phác…Nhưng bà không ghi nhận được, vì bà đã đi nơi khác. Đã làm việc khác. Đã nghĩ đến chuyện khác. Với một trẻ tự bế (ô-ti-xơm), theo cách nói của tác giả G. Bateson, "không tiếp xúc, trao đổi" cũng là một hình thức tiếp xúc và trao đổi « theo kiểu của em » . Có lẽ em chưa hiểu được mẹ nói gì, nhưng em cảm nghiệm được « mẹ buồn, mẹ khổ, mẹ thất vọng », vì sự có mặt của em trong cuộc đời của mẹ. Em đặt tai xuống đất, để nghe đất rùng mình than thở. Em nhìn qua cửa sổ, để nghe tiếng gió ồn ào tranh cãi và khua động. Em sửng sờ nhìn ngắm vài ba hạt bụi ở giữa một khe hở của bàn ghế. Cho nên em đọc được tâm tư kín đáo đang ẩn núp đằng sau cánh cửa của tâm hồn. Loại trẻ em nầy thấy những điều chúng ta không thấy. Nghe những điều chúng ta không nghe. Cảm những điều chúng ta không cảm… cơ hồ một người Mỹ, người Pháp đang ở với chúng ta, đang thăm viếng chúng ta. Không cần hiểu ngôn ngữ của họ, chúng ta vẫn có thể tiếp xúc và trao đổi. Khi mọi phương tiện đang bị bế tắc ở một khâu nào đó, chúng ta chưa tìm ra, chúng ta vẫn nói chuyện được với nhau, bằng tấm lòng… cơ hồ hai cô cậu mới yêu nhau, họ có khả năng ngồi với nhau hằng giờ, không cần nói với nhau một lời, mà vẫn hạnh phúc, sung mãn với nhau. Cũng vậy, với những trẻ em nào đang mang đến cho cha mẹ, thầy cô nhiều thách đố khổng lồ, khó hóa giải, chúng ta hãy trở lui, tìm lại bước đầu tiên là « HẠNH PHÚC VỚI NHAU ». Bắt đầu từ khởi điểm nầy, chúng ta sẽ có khả năng khám phá , sáng tạo một loại ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo, để tiếp xúc và trao đổi. BIẾT TRỞ LUI như vậy, để tìm bàn đạp và điểm tựa vững chắc, rồi từ đó, đi lên lại từng bước, THEO BƯỚC CHÂN của trẻ em, đó là khoa sư phạm tuyệt vời và hữu hiệu nhất cho mọi loại trẻ em. 5. Ba loại vấn đề khó khắc phục: 5.1-Lặp đi lặp lại : Có nhiều trẻ em « bị thúc bách » lặp đi lặp lại suốt ngày một cử chỉ, một câu nói, một điệu bộ như quay cuồng nhiều vòng, nhún tới nhún lui từ trước ra sau, lấy một cọng cây rung qua rung lại trước mắt… Ý nghĩa thứ nhất : Đó là một hình thức tạo an toàn cho chính mình, một cách làm chủ tình thế rất bị hạn chế và thu hẹp. Nhưng thà làm chủ một việc nho nhỏ, còn hơn là bị tràn ngập, mất mát trong một khung cảnh xa lạ, lớn lao, thoát khỏi khả năng kiểm soát và hiểu biết của mình. Thà rằng « bơi lội bì bạch trong ao nhà đã quen », hơn là bị mất hút giữa một bãi bể mênh mông, trên đó mình không còn là gì cả, không nhận ra mình đang ở đâu. Ý nghĩa thứ hai : Về mặt học tập, sở dĩ trẻ em lặp đi lặp lại, vì các em không biết làm gì khác hơn. Không có một động lực nào thúc đẩy, ngoài nhu cầu và ý thích được an toàn. Đây là điểm duy nhất, luôn luôn tồn tại cho mình bám víu, nương tựa, giữa một cuộc sống luôn luôn thay đổi. Ý nghĩa thứ ba : Lặp lại là một cách « tự kích thích », một cách nối dài niềm vui độc nhất vô nhị của em, mặc dù đó là điều hoàn toàn vô nghĩa đối với kẻ khác. Xu thế thông thường của cha mẹ và thầy cô, khi đối đầu với một trẻ em « cố thủ » như vậy, là cấm đoán, cản trở em tiếp tục. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức một cách sáng suốt rằng : đây là niềm vui độc nhất của em ấy. Càng cấm cản, chúng ta càng củng cố và gia trọng hành vi ấy mà thôi. Thêm vào đó, khi đánh mất niềm vui nho nhỏ nầy, em sẽ đánh mất tất cả chính mình. Đánh mất chính sự sống đang có mặt trong em. Thay vì cấm cản, chúng ta sử dụng cách làm ấy như một nhịp cầu trao đổi. Với em, chúng ta bắt chước, cùng làm. Nếu em chấp nhận, em đã bắt đầu chia sẻ và cho phép chúng ta tạo quan hệ với em. Như trong một vũ khúc, chúng ta vừa làm phối nhân ĐI THEO. Vừa làm một thành viên CHỦ ĐỘNG hướng dẫn, bước tới. Trường hợp em từ chối, đó cũng là một cách em đang trả lời : em đóng lại cái vòng tròn mà chúng ta đã mở ra. Ví dụ một trẻ em đang cố thủ với một câu nói lặp đi lặp tới suốt ngày. Chúng ta cũng lặp lại câu nói ấy, với một tốc độ khác, hay là ngân vang câu nói ấy bằng một cung điệu trầm bổng như trong tuồng cải lương… Trong mỗi tác phong của trẻ em, chúng ta cần phân biệt hai thành tố luôn luôn có mặt: Thành tố thứ nhất là phần vụ hay là chức năng của tác phong. Ở bên dưới của mỗi phần vụ, chúng ta sẽ khám phá nhu cầu hay là sở thích của trẻ em. Khi các em chưa có ý thức rõ rệt về mình, đó là một sức ép hay là một sức đẩy bật cưởng bức trẻ em phải làm, phải nói…Thành tố thứ hai là hành vi cụ thể và khách quan bên ngoài. Nếu chúng ta tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ em, chúng ta sẽ dần dần thay đổi toàn bộ tác phong bên ngoài của các em. Năm vừa rồi, em Kh. đã đến gặp các bạn và tôi tại lớp học này. Em thường hay nhìn lên cửa sổ, với một ánh mắt có vẽ sững sờ, bị thôi miên. Và trong tình trạng như vậy, em không còn nghe ai, không còn muốn thấy một vật gì khác. Nếu đây là phòng học và tôi là một giáo viên của em, tôi sẽ suy nghĩ chế tạo ra một tấm màn đen vào chỗ ấy. Khi em Kh. nhìn lên một cách sững sờ, tôi bấm nút kéo màn lại và mở ra. Tôi biến bức màn thành một trò chơi hấp dẫn cho em Kh. Và từ sở thích ấy, tôi sẽ dạy cho em Kh. biết bấm nút mở ra và đóng lại, theo ý muốn của em và bất cứ khi nào em muốn. Chừng nào em làm được điều ấy, em đã trở nên chủ thể, ý thức mình có khả năng tác động trên sự vật, để thay đổi sự vật. 5.2 Tự kích thích Vấn đề thứ hai là kích thích chính mình một cách máy móc và tự động, thậm chí làm hại mình, gây thương tích trên mình hay là đập đầu vào tường. Thông thường, đó là những hành vi nhằm bù trừ tình trạng CHẬM PHẢN ỨNG, vì thiếu liều lượng và cường độ kích thích cần thiết. Ngưỡng sơ khởi của loại trẻ em nầy rất cao. Cho nên các em tạo cho mình những loại kích thích mạnh, vượt ngưỡng sơ khởi. Cơ hồ càng uống rượu, chúng ta càng thích uống và càng nghiện những loại rượu mạnh. Để lập quan hệ với loại trẻ em nầy, chúng ta tìm cách điều hợp nguồn kích thích cho trẻ em và đồng thời dạy em phương cách tự điều hợp, như trong ví dụ về em Kh. trên đây. Mục tiêu chúng ta nhắm thâu đạt với loại trẻ em nầy là tận dụng tối đa quan hệ vui thích và gắn bó tình cảm, để dần dần hướng các em đến một hành vi có ý nghĩa, thuộc khả năng điều hợp và kiểm soát của các em. Người lớn đảm nhiệm vai trò trung gian, tạo nhịp cầu, để cho phép trẻ em bước qua một vùng kích thích mới mẽ và thích hợp hơn, so với cách làm « bị thôi miên và khống chế » trước đây. Ý hướng xem ra rất đơn giản, về mặt lý thuyết. Nhưng trong thực tế, để thành tựu, chúng ta cần đầu tư rất nhiều sinh lực và thời giờ trong công việc chuyển hóa nầy. Họa may, trẻ em mới mở ra, đón nhận những kích thích từ môi trường bên ngoài. Lúc bấy giờ, em mới có khả năng học hành, tiếp thu, ghi nhận… 5.3 Bùng nổ và tràn ngập trong lãnh vực xúc động Khi trẻ em đã có những quan hệ gắn bó với người lớn và khi các em đã biết mở đóng, điều hợp năm giác quan của mình, để tiếp thu, ghi nhận và học hành , chúng ta lại phải đối đầu với những vấn đề « tràn ngập và bùng nổ », trong địa hạt xúc động và tình cảm, nhất là từ tuổi sáu tháng trở lên. Trong khuôn khổ của lớp học đặc biệt, dành cho trẻ em khuyết tật tâm thần, các thầy cô có thể quan sát những hiện tượng sau đây: Một, trẻ em hay tức giận, đánh đập bạn bè, Hai, trẻ em có thái độ lệ thuộc, bị động, thiếu sáng kiến trong những công việc bình thường hằng ngày, Ba, trẻ em có nếp sống xa cách, lạnh lùng, lủi thủi, chỉ chơi đùa một mình, Bốn, trẻ em buồn bã, sợ sệt, hay ghen tương với bạn bè, Năm, trẻ em lăng xăng, hiếu động, không biết dừng lại, khi đã mệt nhoài, thiếu khả năng tự điều hợp. Hóa giải tình cảm và xúc động là một tiến trình học tập lâu dài. Càng khởi sự sớm, chúng ta càng giúp trẻ em thâu lượm những thành quả khả quan, lúc các em lên 9-10 tuổi. Trong cuốn sách bàn về « Giáo dục con cái » , tôi đã trình bày khá nhiều chi tiết liên hệ đến những bước đi lên, những cạm bẫy cần đề phòng. Ở đây, tôi chỉ nhấn mạnh một ít điểm then chốt như sau: - Nói đến tình cảm và xúc động, chúng ta không phân biệt xấu tốt, để rồi sử dụng những biện pháp cấm cản, la rầy, trừng phạt… - Chỉ trong trường hợp trẻ em có hành vi bạo động với chính mình và người khác, chúng ta cần lập tức cô lập trẻ ấy và khẳng quyết một cách rõ ràng qui tắc hành động : "Chơi với bạn. Thương bạn. Cấm nhặt không được bao giờ đánh bạn" . - Có mặt với trẻ em, cho phép em bộc lộ ra ngoài, theo từng cấp độ phát triển: - bằng tác động, tác hành - bằng trò chơi hay là diễn xuất, - bằng ngôn ngữ, gọi tên hay là đặt tên, - bằng hóa giải, chuyển biến… - Sau khi trẻ em trở lại tình trạng bình tỉnh, nhất là với những em có ngôn ngữ, giúp các em khám phá nhu cầu và nguyện vọng của mình. Với trẻ em còn thiếu ngôn ngữ, dùng cử chỉ, trò chơi giả bộ đi kèm theo lời nói. - Nếu trẻ em đã gây thiệt thòi cho kẻ khác, yêu cầu các em tái lập quan hệ và tìm cách hàn gắn, sửa sai, tùy theo cấp độ phát triển và hiểu biết . 6 Những loại trẻ em khác nhau 6.1 Trẻ em nhạy cảm, nhưng khó tập trung tư tưởng Chập chờn, nhảy vọt từ vật nầy qua vật khác, Không lưu tâm, chú ý đến một cái gì, Chạy vòng quanh, lui tới, để tránh mọi tình trạng căng thẳng, tràn ngập. Về mặt nhu cầu, trẻ em loại nầy cần an toàn tình cảm, Các em thích lời nói nhỏ nhẹ, Thích những xúc giác mạnh, Thoải mái khi được vận động, nhào lộn, chạy nhảy. 6.2 Trẻ em nhạy cảm và tránh tiếp xúc. Thích chơi một mình, Thích lặp lui lặp tới một điều, cho đến khi quen thuộc, Không dám nhìn thẳng mặt, sợ tiếp xúc. Với loại trẻ em nầy, cần dùng trò chơi « chận đường », để tạo quan hệ, Dùng lời nói nhẹ nhàng, dịu hiền, Tổ chức những loại sinh hoạt thư giản. 6.3 Trẻ em chậm phản ứng, quá bình lặng và xa vắng. Có thể đứng hằng giờ nhìn qua cửa sổ, Trương lực cơ dưới trung bình, Thường thường trẻ em thuộc diện nầy chậm phản ứng trong một địa hạt, nhưng lại nhạy cảm trong địa hạt khác, Cho nên chúng ta cần nhạy bén, khám phá ý thích của các em, Yêu cầu, khuyến khích các em tìm ra nhiều sáng kiến, trong chiều hướng ý thích của mình. 6.4 Trẻ em chậm phản ứng, nhưng lăng xăng, hiếu động, rời rạc. Chạy lăng xăng khắp nơi, Đưa tay đụng đến mọi đồ vật, Thích bỏ vào miệng đồ quen dùng, Không thích tiếp xúc. Chúng ta cần dùng trò chơi đuổi bắt, trốn tìm, để tạo quan hệ tiếp xúc với các em, Tận dụng sở thích của các em, Dùng những trò chơi đòi hỏi phải làm, phải chủ động như chơi trống, thổi kèn, vũ khúc… Tổ chức nhiều sinh hoạt tâm vận động, với hai hoặc ba giai đoạn và động tác khác nhau, để trẻ em loại nầy có thể hội nhập, ghi nhớ những qui luật, những cách thực hiện đa dạng… Chương hai Thiết lập quan hệ tiếp xúc và trao đổi qua lại hai chiều Diễn Tả Nhu cầu và Ý định Trong giai đoạn Một, mục tiêu của hoạt động giáo dục là tìm cách tạo quan hệ gắn bó và thân mật với trẻ em. Nhờ đó, người lớn như cha mẹ hay giáo viên trở thành một phối nhân tích cực và quan trọng có ý nghĩa đối với các em. Cũng nhờ quan hệ nầy, trẻ em cảm thấy sự có mặt của người lớn là một thiết yếu cho cuộc đời, khả dĩ mang đến cho các em niềm hạnh phúc, sung sướng và hân hoan. Ngoài ra, trong quan hệ gắn bó nầy, hai thành viên không những có mặt với nhau, mà còn có ảnh hưởng trên nhau. Chẳng hạn, con nhìn. Mẹ đáp lại bằng nụ cười. Và khi mẹ nhìn, con đưa tay vuốt tóc của mẹ. Mỗi quan hệ "phát đi và nhận lại" như vậy được gọi là một chu kỳ, một vòng tròn hay là một đơn vị trao đổi có mở và có đóng, có khởi đầu và có kết thúc. 1 Quan hệ hai chiều Qua giai đoạn Hai mang tên là TRAO ĐỔI HAI CHIỀU, đơn vị trao đổi được nhân ra từ một thành hai, và từ hai gia tăng lên mãi về mặt lượng cũng như về mặt phẩm. Hình thức hay là phương tiện, nhằm thể hiện và diễn tả quan hệ trao đổi, lúc khởi đầu, là nét mặt, liếc nhìn… Mỗi khi trẻ em làm một cử chỉ, một điệu bộ, chúng ta lưu tâm, ghi nhận và trả lời với tất cả nét mặt linh động, hoạt bát. Chúng ta còn có thể thêm vào những âm thanh trầm bổng, nhằm thúc giục, khuyến khích và kêu mời trẻ em mở rộng những cánh cửa giác quan được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Trên nguyên tắc, người dẫn khởi là trẻ em. Chúng ta tìm cách trả lời và nới rộng tầm hoạt động của các em, thay vì áp đặt và điều khiển từ trên và từ ngoài. Và như trước đây tôi đã nhấn mạnh, chính lúc trẻ em bít kín mình, từ chối hay là ngoảnh mặt nhìn qua nơi khác, các em cũng đang diễn tả, theo phương thức đặc thù và riêng biệt của em, một tâm tình, một nhu cầu hay là một ý thích. Chính người lớn hãy học tập khám phá cách nhạy bén, một vài dấu hiệu của sự sống đang có mặt và vươn lên, dù đó chỉ là một hơi thở ra, một nhịp tim, một thoáng cử động. Theo lối nhìn của Bác sĩ D. Winnicott, bao lâu trẻ em ở trong tình trạng thức tỉnh, các em đang chủ động, đang làm chủ thể. Nghĩa là đang SỐNG. Thấy được điều cơ bản nầy, chúng ta sẽ hiểu được rằng: TẠO QUAN HỆ, trả lời cho một trẻ em từ 0 đến 6 tháng, bao gồm những điều rất đơn giản nhưng rất thiết yếu: - Thứ nhất là có mặt một cách tích cực, đặt trọng tâm vào trẻ em, sẵn sàng ghi nhận những gì đang xảy ra nơi các em. - Thứ hai là nói chuyện với trẻ em : Mẹ đang thấy, đang nghe, đang cảm nhận những gì bắt nguồn và phát xuất từ nơi con. - Thứ ba là LÀM. Nếu chúng ta khám phá một nhu cầu, làm có nghĩa là đáp ứng nhu cầu ấy, theo điều kiện hiện tại do thực tế cung cấp. Nếu chúng ta ghi nhận những cử điệu, những âm thanh, làm là phản ảnh, diễn tả lại theo cách của chúng ta, những gì trẻ em đang thực hiện. Nhờ mẹ BIẾT LÀM như [...]... ba chọn lựa khác nhau và kiên nhẩn chờ đợi cho đến khi trẻ em làm bất cứ một dấu hiệu gì bày tỏ ý kiến của mình Trước khi trẻ em chạy ra ngoài, chúng ta chận đường hỏi em : Em muốn ra ngoài để làm gì ? Bao lâu người giáo viên chưa ý thức về tầm quan trọng của những điều cần học và cần dạy nầy, họ còn chưa hiểu trẻ chậm phát triển cần học gì, và chúng ta cần dạy gì, dạy thế nào, dạy vì mục đích gì…Một... mang đến cho em một tấm chăn, đắp lên mình em Làm điều ấy, cô giáo hợp thức hóa hay là gọi ra ánh sáng một ý định hay là ý muốn có lẽ chưa rõ ràng, minh bạch, trong đầu óc của em Mang đến tấm chăn, cô giáo đã tạo quan hệ với em, cho phép em làm điều em đã và đang làm Tiếp theo sau, cô giáo có thể bắt đầu chơi với em, bằng cách lấy tấm chăn trùm lên em, và hỏi : - Cô đi tìm em A, cô không biết em A trốn... dần dần phát huy hạt mầm làm người, qua những giai đoạn và cấp độ tăng trưởng, tùy vận tốc riêng biệt của từng em Lời nói cuối Bầu trời và vầng trăng cho trẻ em Để tóm lược tất cả chương trình giáo dục và dạy dỗ, mà tôi đã đề nghị, chúng ta cần ghi nhận những điểm thiết yếu sau đây : * Có mặt với trẻ em, lắng nghe các em, sẵn sàng nâng đỡ, mỗi khi các em cần, tạo mọi điều kiện thuận lợi, để các em dần... việc, đồ vật và những kinh nghiệm thường ngày *** Thương lượng : Trẻ em càng tiến bộ về mặt ngôn ngữ, chúng ta càng tập cho các em biết thương lượng, bằng cách đặt ra những câu hỏi có liên hệ đến ý định và ước mong của các em Trẻ em muốn ra vườn - Tại sao em muốn ra vườn? - Ra vườn để làm gì? - Tại sao em ra bây giờ, mà không đợi ba về và cùng ra với ba Càng biết trả lời, trẻ em càng phát triển ngôn... kẹo đâu Thu này muốn ăn kem mà thôi Đi mua kem cho Thu ăn đi Nhờ đưa vào những ý tưởng chống đối nầy, chúng ta có cơ hội phản ảnh cho trẻ em thấy được chính mình em và sau đó chúng ta lắng nghe cách thức em đề nghị giải quyết, trong trò chơi của em Đó cũng là một thể thức hành động, nhằm giúp trẻ em trở nên mềm dẽo và linh động hơn, biết học tập thích nghi với bao nhiêu vấn đề và nhất là với bạn bè khó... đưa vào và kéo ra Chúng ta bỏ vào trong hộc ba vật dụng khác nhau như cây bút chì, bàn chải đánh răng và cái muổng Trẻ em đưa tay vào tìm lấy ra đồ vật được cô giáo kêu tên Trẻ càng tiến bộ, chúng ta càng sử dụng những đồ vật có hình thể gần giống nhau và tăng lên dần dần số lượng của các vật được dùng Nếu trẻ em chưa có ngôn ngữ, chúng ta sử dụng hình vẽ hay là một vật tương tự : "Em đưa tay vào... Khi trẻ em chưa nói hay còn nói rất ít : Chúng ta dùng một vài câu, một vài từ rất ngắn và gọn, nhằm phản ảnh công việc em đang làm Một cách đặc biệt, chúng ta lưu tâm nối kết ba yếu tố lại với nhau như Ngôn Ngữ, Hành Động đang diễn tiến trong trò chơi và TÂM TÌNH XÚC ĐỘNG của trẻ em như vui sướng, hạnh phúc, bằng lòng, buồn nhớ mẹ, ghét và giận…Với phương thức phản ảnh, dần dần chúng ta tập cho trẻ em. .. tay đóng khung em lại, và nói : "Mèo này bắt được chú chuột rồi" Nếu em vùng vẫy và chạy thoát, chúng ta khen em: "Chú chuột nầy bé mà mạnh quá" Với hai cách làm trên đây, chúng ta đã tạo điều kiện cho trẻ em đóng và mở nhiều vòng trao đổi với chúng ta Chúng ta cũng có thể dùng tấm khăn lớn, đến gần, trùm lên đầu em và chờ em cất đi Sau đó, cho phép em trùm đầu chúng ta *** Cho phép trẻ em tháo ra, lật... nhiên, trung thực và thoải mái *** Thể thức tạo an toàn nội tâm trong quan hệ giáo dục : Để can trường nâng đỡ trẻ em, trong chiều hướng học tập diễn tả tình cảm, chúng ta cần ghi nhận một số nguyên tắc hành động sau đây : Chính khi trẻ em có hành động tấn công : Khi trẻ em có hành vi xúc phạm và ngôn ngữ làm tổn thương chúng ta, chính khi ấy chúng ta nên ý thức sáng suốt rằng : trẻ em đang bị tràn ngập,... một hai từ, mà các em nầy vừa phát âm Ví dụ trẻ em đang chơi xe ô-tô và tình cờ phát biểu: NHANH Chớp thời cơ, chúng ta thêm vào : "Vâng, xe em chạy nhanh Rất nhanh Xe của cô cũng chạy nhanh Nhanh như xe của em" Lặp lại từ NHANH bốn lần như vậy, chúng ta tìm cách củng cố một khả năng của em đang thành hình Những ý tưởng được trẻ em phát biểu còn rời rạc, không ăn khớp với nhau và không thích ứng với . Trẻ Em Chậm Phát Triển Phương Thức Giáo Dục và Dạy Dỗ Gs. Nguyễn Văn Thành MỤC LỤC Lời mở đường Trẻ chậm phát triển làm được gì ? Chương một Khám phá môi trường và thiết. trọng và tuân hành, cũng như những ước mơ cần thực hiện trong cuộc đời. Tất cả vốn liếng nầy không đồng đều, giống nhau cho mọi trẻ em. Cho nên phương pháp giáo dục và dạy dỗ một trẻ em là. Trong chiều hướng dạy dỗ và giáo dục như vậy, tôi sẽ lần lượt trình bày bốn nội dung học tập của một trẻ em chậm phát triển hay còn được gọi là khuyết tật tâm thần, từ lúc Em sinh ra đến ngày