Không có tham vọng giải đáp mọi thắc mắc chung quanh vấn đề khuyết tậthay là chậm phát triển, tập sách này chỉ nhắm một điều rất cụ thể là : Từ giâyphút tôi biết được một trẻ em mắc hội
Trang 1Trẻ Em Chậm Phát Triển Phương Thức Giáo Dục và Dạy Dỗ
© Tác giả : Nguyễn Văn Thành
Trình bày : Phan Đức Thông - Phạm Hồng Lam
Ấn loát : Monastère Notre Dame de Fatima
Orsonnens - Fribourg - Suisse
ISBN : 2-9700230-5-9
Lausanne - Thụy Sĩ, Hè 2004
Lời Mở Đầu Trẻ chậm phát triển làm được gì?
Khi một trẻ em mang nhãn hiệu "Khuyết Tật Tâm Thần" hay là "Chậm Pháttriển" xuất hiện trong môi trường gia đình cũng như tại lớp học, người lớn nhưcha mẹ, thầy và cô tự khắc đặt ra rất nhiều câu hỏi chồng chéo lên nhau:
Trang 2- Khuyết tật hay là chậm phát triển có nghĩa là gì?
- Tại sao EM nầy mà không phải các em khác?
- Cái gì đã gây ra tình trạng ấy?
- Em sẽ ra làm sao sau này ? Tương lai của Em sẽ như thế nào?
- Em làm được gì? Em có khả năng học hay không?
Không có tham vọng giải đáp mọi thắc mắc chung quanh vấn đề khuyết tậthay là chậm phát triển, tập sách này chỉ nhắm một điều rất cụ thể là : Từ giâyphút tôi biết được một trẻ em mắc hội chứng chậm phát triển, với tư cách làcha mẹ hay là người giáo viên của Em, tôi làm được những gì cho đời của Em?Tôi có thể dạy Em những gì?
Câu trả lời của cuốn sách nầy thật đơn giản, bao gồm những trọng điểm sauđây:
Thứ nhất, dù khuyết tật tâm thần bắt nguồn từ đâu ; dù chậm phát triển ởcấp độ nào… trẻ em ấy là CON NGƯỜI giống như tôi, cần được tôi tôn trọng vàyêu thương Em đã sinh ra làm người Em có quyền làm người, được cư xử, đãingộ như một con người toàn phần "đang thành và sẽ thành"
Thứ hai, với trách nhiệm làm cha mẹ và giáo viên, tôi đại diện cộng đồngnhân loại để giáo dục và dạy dỗ Em thành người, với tất cả vốn liếng hay làhành trang Em mang theo trên mình, khi xuất hiện làm người
Thứ ba, giống như tất cả mọi trẻ em khác, hành trang của Em bao gồm bốnnội dung khác nhau, nhưng bổ túc cho nhau:
- Khả năng tiếp nhận và thu hóa, bằng các giác quan, những tin tức do môitrường mang đến Nhờ khả năng đóng và mở nầy, Em sẽ làm quen dần dần vớimôi trường sinh sống chung quanh và tạo quan hệ gắn bó với những ngườithân yêu, bắt đầu từ người mẹ của Em
- Khả năng tiếp xúc và trao đổi với những người thuộc gia đình và xã hội
- Khả năng khẳng định bản sắc độc đáo của mình, bằng cách trình bày vàdiễn tả nhu cầu, nguyện vọng, sở thích…để kẻ khác tôn trọng, lắng nghe vàđáp ứng
- Khả năng tác động trên môi trường, bằng cách vận dụng tư duy, để khámphá những qui luật thực tế cần tôn trọng và tuân hành, cũng như những ước
mơ cần thực hiện trong cuộc đời
Tất cả vốn liếng nầy không đồng đều, giống nhau cho mọi trẻ em Cho nênphương pháp giáo dục và dạy dỗ một trẻ em là BƯỚC THEO Em, khởi đầu từnhững điều Em đang LÀM được, một cách tự nhiên, dễ dàng và thích thú
Một cách đặc biệt, thay vì áp đặt từ ngoài một chương trình dạy dỗ, dongười lớn đề xuất và dự phóng một cách hoàn toàn tùy tiện và lý thuyết, cha
mẹ và giáo viên cần lắng nghe, đồng cảm với trẻ em Với nhiều phương thứcnhư « tác hành , diễn xuất » đời sống xúc động và tình cảm, hay là diễn tảbằng ngôn ngữ, Em trình bày cho người hai bên cạnh, nhu cầu, sở thích vànguyện vọng của mình Khi khám phá những điều cơ bản nầy và tìm cách đáp
Trang 3ứng, một cách trung thực, thích ứng với hoàn cảnh và thực tế của cuộc sống,chúng ta sẽ làm cho trẻ em VUI THÍCH và SUNG SƯỚNG, TOẠI NGUYỆN và TỰTIN.
Và khi có những động cơ ấy thúc đẩy từ bên trong, trẻ em sẽ có khả năngvượt qua mọi trở ngại, để học tập, phát huy ÝTHỨC về mình, về người và vềmôi trường sinh sống chung quanh Em Nhờ đó, mai ngày vào tuổi lớn khôn, ítnhất Em sẽ có một đời sống làm người tương đối TỰ LẬP, với sự hỗ trợ liên tụccủa toàn thể cộng đồng xã hội và Đất nước Cơ hồ một ngày nào đó trong quákhứ, họ hàng, bà con xa gần đã góp phần nuôi ăn nuôi mặc cho Thánh Gióng,còn được gọi là Phù Đổng Thiên Vương
Trong chiều hướng dạy dỗ và giáo dục như vậy, tôi sẽ lần lượt trình bày bốnnội dung học tập của một trẻ em chậm phát triển hay còn được gọi là khuyếttật tâm thần, từ lúc Em sinh ra đến ngày khôn lớn :
Chương Một: Khám phá môi trường và thiết lập quan hệ gắn bó
Chương Hai: Tiếp xúc và trao đổi qua lại hai chiều
Chương Ba: Diễn tả xúc động và tình cảm cũng như trình bày, nối kếtnhững ý tưởng lại với nhau
Chương Bốn: Phát huy khả năng suy luận để làm chủ tình hình và khắcphục những vấn đề do cuộc sống đặt ra
Tôi hy vọng tập sách nho nhỏ nầy sẽ là người bạn đồng hành trung tín vàđáng tin tưởng cho những ai đang mang trọng trách làm cha mẹ và giáo viêncủa một trẻ em chậm phát triển… thuộc bất cứ diện nào…nhất là trong nhữngngày bão táp mây mù che khuất mọi lối đi…Xin họ nhớ cho rằng : trong gần 20năm, tác giả cũng đã đi qua những chặng đường lầy lội, mà hiện tại họ đang điqua Và trong những tình huống éo le như vậy, nếu chúng ta biết nhìn và canđảm nhìn… thì thế nào cũng có một đóa hoa tuyệt đẹp xuất hiện đâu đó, trênnhững chặng đường chúng ta đang và sẽ đi qua
Chương một Khám phá môi trường
và thiết lập quan hệ gắn bó1- Chia sẻ niềm vui chung :
Với những trẻ em chậm phát triển, việc quan trọng đầu tiên cần tổ chức vàthực hiện là tìm cách chia sẻ niềm vui thích và sung sướng thực sự với các em,nhất là trong những điều các em đang làm một cách tự nhiên Khi làm nhữngđiều như vậy, chúng ta đang thiết lập quan hệ gắn bó với các em Lúc ban đầu,thời gian chia sẻ chỉ kéo dài một vài giây đồng hồ Nhưng ngày qua ngày, thờilượng của niềm vui chung hưởng giữa Mẹ và con cũng như giữa trẻ em vàngười lớn sẽ kéo dài và dần dần tăng thêm mãi mãi
Trang 42- Mở rộng năm giác quan, để khám phá môi trường.
Một cách cụ thể, khi trẻ em thức dậy, chúng ta tùy vào tình trạng của các
em lúc ấy, để tìm cách mở rộng những giác quan của các em : như tới gần, diđộng qua lại, cho các em đưa mắt nhìn và theo dõi Nói chuyện trầm bổng chocác em lắng nghe và làm quen với giọng nói của chúng ta Đưa tay vuốt ve êm
ái và thoa bóp nhẹ nhàng, cho các em học tập xúc cảm Đó là những bài họctiếp xúc và trao đổi đầu tiên trong cuộc đời của các em
Sau đó một vài ba ngày, người mẹ sẽ dần dần khám phá những sở thích củađứa con Dựa vào những điều em thích, bà đánh thức em dậy, giúp em trở nênlinh hoạt, mở rộng các giác quan, để khám phá những gì đang có mặt trongmôi trường chung quanh Cũng dựa vào điều em thích, bà mẹ dạy cho em biếttìm lại tình trạng thoải mái, thư giản và bình lặng… nếu em đang khóc la rộnràng, múa động và căng thẳng Khả năng tự điều hợp của đứa con bắt nguồn
từ cách làm tự nhiên và đơn giản nầy của bà mẹ
Ý thích thay đổi tùy cá tính của mỗi đứa con Em này thích nghe âm thanh,tiếng động Em khác thích cử động, đu đưa qua lại Em thứ ba trở về tình trạngbình lặng, thư thái… nhờ ánh sáng ở mức độ điều hòa hay là bóng nắng rungrinh phản chiếu trên vách tường…
3- Lấy trẻ em làm khởi điểm, làm trung tâm qui chiếu :
Chính trẻ em là người gợi ý cho chúng ta phải bắt đầu từ đâu, cần làmnhững điều nào cho các em Cho nên, thay vì áp đặt, lèo lái từ ngoài hay làchạy theo ý thích một cách tùy tiện, tùy hứng… chúng ta hãy biết học tập lắngnghe, quan sát, cảm nhận nhu cầu của trẻ em, phát hiện những ý thích hiệntại của các em ĐI THEO các em SỐNG giây phút hiện tại với các em, một cáchtròn đầy và sung mãn Thở nhịp thở với các em Chơi trò chơi của các em.Đừng vọng động tìm cách dạy dỗ, kích thích, uốn nắn… Đừng đuổi bắt nhữngtiêu chuẩn tiến bộ lý thuyết, do sách vở quảng cáo, tuyên truyền và nhồi sọchúng ta
Chỗ nào trẻ em đang cười vui, thích thú, linh hoạt, sống động… chỗ ấy đang
có mầm mống tiến bộ
Chỗ nào trẻ em đang sinh hoạt, hoạt động, theo mức độ hiện thời của các
em, ở đó chúng ta thiết lập quan hệ, bằng cách đến với các em Trân trọng các
em như là những chủ thể đang cho và nhận
Đôi khi chỉ cần CÓ MẶT với các em, ngồi bên cạnh, chúng ta đã làm rấtnhiều điều cho các em
Đôi khi chỉ ngồi nhìn con với tâm hồn tràn đầy sung sướng, người mẹ đãmang tới cho các em một quà tặng quí giá
Trang 5Đôi khi chỉ bồng con đi quanh một vòng ra ngoài, cho các em nhìn trời, nhìnđất, nhìn mây, nhìn hoa lá người lớn đã tổ chức một bài học mang lại nhiềuthành quả lâu dài.
Đôi khi chỉ bi bô, khi trẻ em bập bẹ, đó là tạo quan hệ tiếp xúc và trao đổi.Đôi khi chỉ cầm tay, cầm chân, thoa bóp nhẹ nhàng… chúng ta đã khởi đầumột tiến trình học cầm, học chỉ trỏ với ngón tay, học bước đi của trẻ em
4- "Nhưng con tôi không làm được gì cả"
Có trẻ em thấy mẹ là ngoảnh mặt đi nơi khác, nhìn xuống…bà mẹ có biếtrằng : khi đến cuối góc phòng, em dừng lại nhìn vách tường, nhưng hai lỗ tai
em đang mở to, nghe ngóng, chờ đợi… bước chân của mẹ tìm đến với mình ?
Và bước chân ấy đã không đi theo, vì buồn, vì không hy vọng một cái gì sẽ đếncho mình từ phía đứa con
Với một trẻ bại não, bà mẹ có cảm tưởng nói chuyện với cỏ cây, gổ đá…nhưng bà có ngờ đâu, sau khi ghi nhận lời nói của bà, con bà đang huy độngtoàn bộ giác quan, để tìm cách trả lời Và câu trả lời đang từ từ thành hìnhtrong liếc nhìn kín đáo, trong một cử động rụt rè, sơ phác…Nhưng bà không ghinhận được, vì bà đã đi nơi khác Đã làm việc khác Đã nghĩ đến chuyện khác
Với một trẻ tự bế (ô-ti-xơm), theo cách nói của tác giả G Bateson, "khôngtiếp xúc, trao đổi" cũng là một hình thức tiếp xúc và trao đổi « theo kiểu của
em » Có lẽ em chưa hiểu được mẹ nói gì, nhưng em cảm nghiệm được « mẹbuồn, mẹ khổ, mẹ thất vọng », vì sự có mặt của em trong cuộc đời của mẹ Emđặt tai xuống đất, để nghe đất rùng mình than thở Em nhìn qua cửa sổ, đểnghe tiếng gió ồn ào tranh cãi và khua động Em sửng sờ nhìn ngắm vài ba hạtbụi ở giữa một khe hở của bàn ghế Cho nên em đọc được tâm tư kín đáo đang
ẩn núp đằng sau cánh cửa của tâm hồn
Loại trẻ em nầy thấy những điều chúng ta không thấy Nghe những điềuchúng ta không nghe Cảm những điều chúng ta không cảm… cơ hồ một người
Mỹ, người Pháp đang ở với chúng ta, đang thăm viếng chúng ta Không cầnhiểu ngôn ngữ của họ, chúng ta vẫn có thể tiếp xúc và trao đổi Khi mọiphương tiện đang bị bế tắc ở một khâu nào đó, chúng ta chưa tìm ra, chúng tavẫn nói chuyện được với nhau, bằng tấm lòng… cơ hồ hai cô cậu mới yêu nhau,
họ có khả năng ngồi với nhau hằng giờ, không cần nói với nhau một lời, màvẫn hạnh phúc, sung mãn với nhau
Cũng vậy, với những trẻ em nào đang mang đến cho cha mẹ, thầy cô nhiềuthách đố khổng lồ, khó hóa giải, chúng ta hãy trở lui, tìm lại bước đầu tiên là
« HẠNH PHÚC VỚI NHAU » Bắt đầu từ khởi điểm nầy, chúng ta sẽ có khảnăng khám phá , sáng tạo một loại ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo, để tiếp xúc
và trao đổi BIẾT TRỞ LUI như vậy, để tìm bàn đạp và điểm tựa vững chắc, rồi
từ đó, đi lên lại từng bước, THEO BƯỚC CHÂN của trẻ em, đó là khoa sư phạm
Trang 6tuyệt vời và hữu hiệu nhất cho mọi loại trẻ em.
5 Ba loại vấn đề khó khắc phục:
5.1-Lặp đi lặp lại :
Có nhiều trẻ em « bị thúc bách » lặp đi lặp lại suốt ngày một cử chỉ, mộtcâu nói, một điệu bộ như quay cuồng nhiều vòng, nhún tới nhún lui từ trước
ra sau, lấy một cọng cây rung qua rung lại trước mắt…
Ý nghĩa thứ nhất : Đó là một hình thức tạo an toàn cho chính mình, mộtcách làm chủ tình thế rất bị hạn chế và thu hẹp Nhưng thà làm chủ một việcnho nhỏ, còn hơn là bị tràn ngập, mất mát trong một khung cảnh xa lạ, lớnlao, thoát khỏi khả năng kiểm soát và hiểu biết của mình Thà rằng « bơi lội
bì bạch trong ao nhà đã quen », hơn là bị mất hút giữa một bãi bể mênhmông, trên đó mình không còn là gì cả, không nhận ra mình đang ở đâu
Ý nghĩa thứ hai : Về mặt học tập, sở dĩ trẻ em lặp đi lặp lại, vì các emkhông biết làm gì khác hơn Không có một động lực nào thúc đẩy, ngoài nhucầu và ý thích được an toàn Đây là điểm duy nhất, luôn luôn tồn tại cho mìnhbám víu, nương tựa, giữa một cuộc sống luôn luôn thay đổi
Ý nghĩa thứ ba : Lặp lại là một cách « tự kích thích », một cách nối dài niềmvui độc nhất vô nhị của em, mặc dù đó là điều hoàn toàn vô nghĩa đối với kẻkhác
Xu thế thông thường của cha mẹ và thầy cô, khi đối đầu với một trẻ em
« cố thủ » như vậy, là cấm đoán, cản trở em tiếp tục Tuy nhiên, chúng ta cầnnhận thức một cách sáng suốt rằng : đây là niềm vui độc nhất của em ấy.Càng cấm cản, chúng ta càng củng cố và gia trọng hành vi ấy mà thôi Thêmvào đó, khi đánh mất niềm vui nho nhỏ nầy, em sẽ đánh mất tất cả chínhmình Đánh mất chính sự sống đang có mặt trong em
Thay vì cấm cản, chúng ta sử dụng cách làm ấy như một nhịp cầu trao đổi.Với em, chúng ta bắt chước, cùng làm Nếu em chấp nhận, em đã bắt đầu chia
sẻ và cho phép chúng ta tạo quan hệ với em Như trong một vũ khúc, chúng tavừa làm phối nhân ĐI THEO Vừa làm một thành viên CHỦ ĐỘNG hướng dẫn,bước tới Trường hợp em từ chối, đó cũng là một cách em đang trả lời : emđóng lại cái vòng tròn mà chúng ta đã mở ra Ví dụ một trẻ em đang cố thủ vớimột câu nói lặp đi lặp tới suốt ngày Chúng ta cũng lặp lại câu nói ấy, với mộttốc độ khác, hay là ngân vang câu nói ấy bằng một cung điệu trầm bổng nhưtrong tuồng cải lương…
Trong mỗi tác phong của trẻ em, chúng ta cần phân biệt hai thành tố luônluôn có mặt: Thành tố thứ nhất là phần vụ hay là chức năng của tác phong Ởbên dưới của mỗi phần vụ, chúng ta sẽ khám phá nhu cầu hay là sở thích củatrẻ em Khi các em chưa có ý thức rõ rệt về mình, đó là một sức ép hay là mộtsức đẩy bật cưởng bức trẻ em phải làm, phải nói…Thành tố thứ hai là hành vi
Trang 7cụ thể và khách quan bên ngoài Nếu chúng ta tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu
cơ bản của trẻ em, chúng ta sẽ dần dần thay đổi toàn bộ tác phong bên ngoàicủa các em
Năm vừa rồi, em Kh đã đến gặp các bạn và tôi tại lớp học này Em thườnghay nhìn lên cửa sổ, với một ánh mắt có vẽ sững sờ, bị thôi miên Và trongtình trạng như vậy, em không còn nghe ai, không còn muốn thấy một vật gìkhác Nếu đây là phòng học và tôi là một giáo viên của em, tôi sẽ suy nghĩ chếtạo ra một tấm màn đen vào chỗ ấy Khi em Kh nhìn lên một cách sững sờ, tôibấm nút kéo màn lại và mở ra Tôi biến bức màn thành một trò chơi hấp dẫncho em Kh Và từ sở thích ấy, tôi sẽ dạy cho em Kh biết bấm nút mở ra vàđóng lại, theo ý muốn của em và bất cứ khi nào em muốn Chừng nào em làmđược điều ấy, em đã trở nên chủ thể, ý thức mình có khả năng tác động trên
sự vật, để thay đổi sự vật
5.2.-Tự kích thích
Vấn đề thứ hai là kích thích chính mình một cách máy móc và tự động,thậm chí làm hại mình, gây thương tích trên mình hay là đập đầu vào tường.Thông thường, đó là những hành vi nhằm bù trừ tình trạng CHẬM PHẢN ỨNG,
vì thiếu liều lượng và cường độ kích thích cần thiết Ngưỡng sơ khởi của loạitrẻ em nầy rất cao Cho nên các em tạo cho mình những loại kích thích mạnh,vượt ngưỡng sơ khởi Cơ hồ càng uống rượu, chúng ta càng thích uống và càngnghiện những loại rượu mạnh
Để lập quan hệ với loại trẻ em nầy, chúng ta tìm cách điều hợp nguồn kíchthích cho trẻ em và đồng thời dạy em phương cách tự điều hợp, như trong ví
dụ về em Kh trên đây Mục tiêu chúng ta nhắm thâu đạt với loại trẻ em nầy làtận dụng tối đa quan hệ vui thích và gắn bó tình cảm, để dần dần hướng các
em đến một hành vi có ý nghĩa, thuộc khả năng điều hợp và kiểm soát củacác em Người lớn đảm nhiệm vai trò trung gian, tạo nhịp cầu, để cho phép trẻ
em bước qua một vùng kích thích mới mẽ và thích hợp hơn, so với cách làm
« bị thôi miên và khống chế » trước đây Ý hướng xem ra rất đơn giản, về mặt
lý thuyết Nhưng trong thực tế, để thành tựu, chúng ta cần đầu tư rất nhiềusinh lực và thời giờ trong công việc chuyển hóa nầy Họa may, trẻ em mới mở
ra, đón nhận những kích thích từ môi trường bên ngoài Lúc bấy giờ, em mới
có khả năng học hành, tiếp thu, ghi nhận…
5.3.-Bùng nổ và tràn ngập trong lãnh vực xúc động
Khi trẻ em đã có những quan hệ gắn bó với người lớn và khi các em đã biết
mở đóng, điều hợp năm giác quan của mình, để tiếp thu, ghi nhận và học hành, chúng ta lại phải đối đầu với những vấn đề « tràn ngập và bùng nổ », trongđịa hạt xúc động và tình cảm, nhất là từ tuổi sáu tháng trở lên
Trong khuôn khổ của lớp học đặc biệt, dành cho trẻ em khuyết tật tâm
Trang 8thần, các thầy cô có thể quan sát những hiện tượng sau đây:
Hóa giải tình cảm và xúc động là một tiến trình học tập lâu dài Càng khởi
sự sớm, chúng ta càng giúp trẻ em thâu lượm những thành quả khả quan, lúccác em lên 9-10 tuổi Trong cuốn sách bàn về « Giáo dục con cái » , tôi đãtrình bày khá nhiều chi tiết liên hệ đến những bước đi lên, những cạm bẫy cần
đề phòng Ở đây, tôi chỉ nhấn mạnh một ít điểm then chốt như sau:
- Nói đến tình cảm và xúc động, chúng ta không phân biệt xấu tốt, để rồi sửdụng những biện pháp cấm cản, la rầy, trừng phạt…
- Chỉ trong trường hợp trẻ em có hành vi bạo động với chính mình và ngườikhác, chúng ta cần lập tức cô lập trẻ ấy và khẳng quyết một cách rõ ràng quitắc hành động : "Chơi với bạn Thương bạn Cấm nhặt không được bao giờđánh bạn"
- Có mặt với trẻ em, cho phép em bộc lộ ra ngoài, theo từng cấp độ pháttriển:
- bằng tác động, tác hành
- bằng trò chơi hay là diễn xuất,
- bằng ngôn ngữ, gọi tên hay là đặt tên,
- bằng hóa giải, chuyển biến…
- Sau khi trẻ em trở lại tình trạng bình tỉnh, nhất là với những em có ngônngữ, giúp các em khám phá nhu cầu và nguyện vọng của mình Với trẻ emcòn thiếu ngôn ngữ, dùng cử chỉ, trò chơi giả bộ đi kèm theo lời nói
- Nếu trẻ em đã gây thiệt thòi cho kẻ khác, yêu cầu các em tái lập quan hệ
và tìm cách hàn gắn, sửa sai, tùy theo cấp độ phát triển và hiểu biết
6.- Những loại trẻ em khác nhau
6.1.-Trẻ em nhạy cảm, nhưng khó tập trung tư tưởng
Chập chờn, nhảy vọt từ vật nầy qua vật khác,
Không lưu tâm, chú ý đến một cái gì,
Chạy vòng quanh, lui tới, để tránh mọi tình trạng căng thẳng, tràn ngập
Về mặt nhu cầu, trẻ em loại nầy cần an toàn tình cảm,
Các em thích lời nói nhỏ nhẹ,
Thích những xúc giác mạnh,
Thoải mái khi được vận động, nhào lộn, chạy nhảy
Trang 96.2.-Trẻ em nhạy cảm và tránh tiếp xúc.
Thích chơi một mình,
Thích lặp lui lặp tới một điều, cho đến khi quen thuộc,
Không dám nhìn thẳng mặt, sợ tiếp xúc
Với loại trẻ em nầy, cần dùng trò chơi « chận đường », để tạo quan hệ,
Dùng lời nói nhẹ nhàng, dịu hiền,
Tổ chức những loại sinh hoạt thư giản
6.3.- Trẻ em chậm phản ứng, quá bình lặng và xa vắng.
Có thể đứng hằng giờ nhìn qua cửa sổ,
Trương lực cơ dưới trung bình,
Thường thường trẻ em thuộc diện nầy chậm phản ứng trong một địa hạt,nhưng lại nhạy cảm trong địa hạt khác,
Cho nên chúng ta cần nhạy bén, khám phá ý thích của các em,
Yêu cầu, khuyến khích các em tìm ra nhiều sáng kiến, trong chiều hướng ýthích của mình
6.4.- Trẻ em chậm phản ứng, nhưng lăng xăng, hiếu động, rời rạc.
Chạy lăng xăng khắp nơi,
Đưa tay đụng đến mọi đồ vật,
Thích bỏ vào miệng đồ quen dùng,
Chương hai
Thiết lập quan hệ tiếp xúc
và trao đổi qua lại hai chiềuDiễn Tả Nhu cầu và Ý định
Trang 10Trong giai đoạn Một, mục tiêu của hoạt động giáo dục là tìm cách tạo quan
hệ gắn bó và thân mật với trẻ em Nhờ đó, người lớn như cha mẹ hay giáo viêntrở thành một phối nhân tích cực và quan trọng có ý nghĩa đối với các em.Cũng nhờ quan hệ nầy, trẻ em cảm thấy sự có mặt của người lớn là một thiếtyếu cho cuộc đời, khả dĩ mang đến cho các em niềm hạnh phúc, sung sướng vàhân hoan Ngoài ra, trong quan hệ gắn bó nầy, hai thành viên không những cómặt với nhau, mà còn có ảnh hưởng trên nhau Chẳng hạn, con nhìn Mẹ đáplại bằng nụ cười Và khi mẹ nhìn, con đưa tay vuốt tóc của mẹ Mỗi quan hệ
"phát đi và nhận lại" như vậy được gọi là một chu kỳ, một vòng tròn hay làmột đơn vị trao đổi có mở và có đóng, có khởi đầu và có kết thúc
1.- Quan hệ hai chiều
Qua giai đoạn Hai mang tên là TRAO ĐỔI HAI CHIỀU, đơn vị trao đổi đượcnhân ra từ một thành hai, và từ hai gia tăng lên mãi về mặt lượng cũng như
về mặt phẩm Hình thức hay là phương tiện, nhằm thể hiện và diễn tả quan hệtrao đổi, lúc khởi đầu, là nét mặt, liếc nhìn… Mỗi khi trẻ em làm một cử chỉ,một điệu bộ, chúng ta lưu tâm, ghi nhận và trả lời với tất cả nét mặt linh động,hoạt bát Chúng ta còn có thể thêm vào những âm thanh trầm bổng, nhằmthúc giục, khuyến khích và kêu mời trẻ em mở rộng những cánh cửa giác quanđược bao nhiêu hay bấy nhiêu
Trên nguyên tắc, người dẫn khởi là trẻ em Chúng ta tìm cách trả lời và nớirộng tầm hoạt động của các em, thay vì áp đặt và điều khiển từ trên và từngoài Và như trước đây tôi đã nhấn mạnh, chính lúc trẻ em bít kín mình, từchối hay là ngoảnh mặt nhìn qua nơi khác, các em cũng đang diễn tả, theophương thức đặc thù và riêng biệt của em, một tâm tình, một nhu cầu hay làmột ý thích Chính người lớn hãy học tập khám phá cách nhạy bén, một vàidấu hiệu của sự sống đang có mặt và vươn lên, dù đó chỉ là một hơi thở ra,một nhịp tim, một thoáng cử động Theo lối nhìn của Bác sĩ D Winnicott, baolâu trẻ em ở trong tình trạng thức tỉnh, các em đang chủ động, đang làm chủthể Nghĩa là đang SỐNG
Thấy được điều cơ bản nầy, chúng ta sẽ hiểu được rằng: TẠO QUAN HỆ, trảlời cho một trẻ em từ 0 đến 6 tháng, bao gồm những điều rất đơn giản nhưngrất thiết yếu:
- Thứ nhất là có mặt một cách tích cực, đặt trọng tâm vào trẻ em, sẵn sàngghi nhận những gì đang xảy ra nơi các em
- Thứ hai là nói chuyện với trẻ em : Mẹ đang thấy, đang nghe, đang cảmnhận những gì bắt nguồn và phát xuất từ nơi con
- Thứ ba là LÀM Nếu chúng ta khám phá một nhu cầu, làm có nghĩa là đápứng nhu cầu ấy, theo điều kiện hiện tại do thực tế cung cấp Nếu chúng ta ghinhận những cử điệu, những âm thanh, làm là phản ảnh, diễn tả lại theo cách
Trang 11của chúng ta, những gì trẻ em đang thực hiện Nhờ mẹ BIẾT LÀM như vậy, đứacon mới có cơ may LÀM NGƯỜI Theo nhận định của hai bác sĩ chuyên trách vềnhi đồng là B Cramer và T.B Brazelton, cách phản ảnh cơ bản nhất là "ĐỒNGĐIỆU và HÒA ỨNG" , cơ hồ những ca sĩ và nhạc sĩ đang trình diễn một bản hòatấu Mỗi người, tùy vào giọng hát và tiếng đàn của mình, đều đóng góp phầntích cực Nhưng không một ai hoàn toàn tự do chủ động Và không một ngườinào ở thế bị động một trăm phần trăm Giữa trẻ em và người lớn, loại quan hệđồng điệu nầy là điều rất cơ bản trong vấn đề dạy dỗ và học tập.
2.- Nhiều cách mở rộng quan hệ hai chiều
Để bắt đầu, chúng ta hãy khảo sát một ví dụ :
- Đứa con đang đưa tay lên gãi đầu
- Thấy con làm như vậy, người mẹ đề nghị : con đang ngứa chỗ nào, tới đây
mẹ gãi đầu cho
- Đứa con quay mặt nhìn chỗ khác
- Người mẹ đến trước mặt con, quì xuống ngang tầm mắt và nói : Mẹ thíchngắm nhìn con Con của mẹ đẹp và có duyên lắm
- Đứa con mỉm cười
- Mẹ thoa đầu, vuốt ve cho con
- Đứa con lại gần sát mẹ hơn
Với những cách làm tương tự như vậy, chỉ trong chưa đầy một phút đồng
hồ, hai mẹ con đã thay phiên nhau đóng và mở rất nhiều vòng trao đổi qua lạihai chiều Ngoài cử chỉ đầu tiên do đứa con thực hiện một cách tình cờ, nhữngcách trả lời tiếp theo, cùng một lúc có hai phần vụ : đóng lại một chu kỳ traođổi và đồng thời mở ra một chu kỳ khác
Khi kiến dựng những trao đổi như vậy, chúng ta cần tôn trọng một vàinguyên tắc điều hướng sau đây:
- Tận dụng tối đa những sở thích hiện hành của trẻ em, trong lãnh vựcgiác quan : các em muốn nhìn gì, lắng nghe hay là phát ra những âm thanhnào, đang đưa tay đụng vào đâu…
- Thay vì áp đặt ý định hay là sáng kiến của mình, chúng ta tìm đến vớitrẻ em, đi theo sáng kiến của các em
- Cho phép trẻ em dẩn khởi, chủ động hướng dẫn chúng ta càng nhiềucàng tốt
- Với trẻ em có xu thế hay xa lánh, chạy thoát, tránh tiếp xúc, chúng ta
sử dụng kỹ thuật chận đường, khuyến khích các em bộc lộ, diễn tả ý định, ýmuốn, nhu cầu của mình
Khi làm những điều ấy, chúng ta đang tìm cách tạo quan hệ trao đổi qua lạivới trẻ em Và khi cho phép các em làm chủ thể như thế, chúng ta đang tạođiều kiện thuận lợi, cho các em học hành, phát huy bản sắc của mình, tiếp thu
Trang 12những tin tức mới lạ, do môi trường sinh thái cung ứng, nhất là trên ba bìnhdiện Thấy, Nghe và Xúc cảm.
em, cho phép em làm điều em đã và đang làm
Tiếp theo sau, cô giáo có thể bắt đầu chơi với em, bằng cách lấy tấm chăntrùm lên em, và hỏi :
- Cô đi tìm em A, cô không biết em A trốn ở đâu
- Nếu A lấy tay cất tấm chăn, em đã bắt đầu trả lời
- Trường hợp em vẫn nằm yên, cô giáo có thể đưa tay kéo tấm chăn vànói : Cu cù, em A ở đây…
- Nếu A chạy đi nơi khác, cô giáo lại tiếp tục trò chơi đi tìm Khi em đi nơikhác như vậy, đó cũng là một cách em đang trả lời
Trong lúc trao đổi như thế, chúng ta lưu tâm đến từng điệu bộ, từng phảnứng, từng nụ cười đang diễn tả niềm vui một cách kín đáo Vừa ghi nhậnnhững điều ấy, chúng ta phản ảnh lập tức cho em biết những gì em đã và đangthực hiện Với thực tập và kinh nghiệm, người giáo viên có thể biến trường hợpnầy thành trò chơi trốn tìm hay là mèo chuột đuổi bắt nhau
***
Đến với trẻ em, nhất là khi em có những hành vi máy móc, tự động, lặp đilặp lại
Trẻ B có xu thế lắc lư thân mình từ sau ra trước Thay vì cấm đoán, chúng
ta có thể tìm cách tham dự, chia sẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như :
- Vỗ tay theo nhịp điệu lắc lư,
- Cầm tay B và cùng lắc lư Sau một hồi cùng làm, chúng ta chuyểnhướng một cách kín đáo, từ mặt qua trái
- Hay là bảo B : Em có phép lắc lư Nhưng vừa lắc lư, em vừa lau nhà, vớicây chổi có cán dài nầy, cùng với cô
Mục tiêu của bao nhiêu cách làm ấy là:
- Có mặt,
- Gây ý thức, bằng cách phản ảnh,
- Cho phép làm, cùng làm… Nhưng từ từ chuyển cái làm máy móc thành
Trang 13một công việc có ý hướng tạo niềm vui cho chính mình vàchia sẻ với ngườikhác.
***
Kết hợp nhiều giác quan lại với nhau.
- Kết hợp màu sắc với các loại sinh hoạt Ví dụ màu xanh : múa động, lahét, reo hò Màu đỏ: dừng lại, đứng im, chờ đợi Màu vàng : nhìn chung quanh,coi chừng
- Kết hợp nhiều tin tức khác nhau về một con vật như chó, mèo và bò… cóđiệu bộ, tiếng kêu và hình vẽ thế nào ?
- Hình dung, gọi tên một đồ vật ở ngoài tầm mắt, chỉ tiếp xúc bằng tay màthôi Chúng ta có thể làm một cái hộc lớn có nắp đậy kín, khoét một lỗ trònrộng vừa đủ cho bàn tay đưa vào và kéo ra Chúng ta bỏ vào trong hộc ba vậtdụng khác nhau như cây bút chì, bàn chải đánh răng và cái muổng Trẻ emđưa tay vào tìm lấy ra đồ vật được cô giáo kêu tên Trẻ càng tiến bộ, chúng tacàng sử dụng những đồ vật có hình thể gần giống nhau và tăng lên dần dần sốlượng của các vật được dùng Nếu trẻ em chưa có ngôn ngữ, chúng ta sử dụng hình vẽ hay là một vật tương tự : "Em đưa tay vào trong hộc tìm vật nầy cho
cô, và lấy ra"
3.-Với những trẻ em có nhiều khó khăn trong lãnh vực tiếp xúc.
Mục tiêu cần thường xuyên nhắm tới là tạo mọi điều kiện thuận lợi, đểnhững trẻ em khó tiếp xúc có thể đáp ứng hay là bộc lộ ý định của mình
***
Trang 14Sáng tạo trò chơi CHẬN ĐƯỜNG
- Cố ý không hiểu, để các em tìm mọi cách trình bày, nhất là khi chúng ta
đã biết các em muốn gì
- Dùng trò chơi chận đường, tạo cản trở giữa các em và điều các em ướcmuốn
- Tạo ra những hoàn cảnh đòi hỏi em phải tiếp xúc, diễn tả
Ví dụ trẻ em đang chơi đánh đu Chúng ta giả vờ làm cánh chim bay đếnbên cạnh: « Làm ơn cho phép chim sơn ca nầy cùng đánh đu với bạn » Nếu
em từ chối, xô đẩy, chúng ta cự nự Nếu em bằng lòng, chúng ta cùng chơi mộtlúc, rồi bảo em : « Ô, nhanh quá Dừng lại thôi Cô sợ lắm » Chính khi trẻ em
từ chối một cách cố tình, các em đã diễn tả ý định của mình
Trường hợp trẻ em muốn tránh xa chúng ta, chạy từ nơi nầy qua nơi khác,chúng ta giăng hai tay chạy đuổi bắt, miệng làm tiếng mèo kêu " meo meo" Khi em dừng lại, chúng ta đưa hai tay đóng khung em lại, và nói : "Mèo nàybắt được chú chuột rồi" Nếu em vùng vẫy và chạy thoát, chúng ta khen em:
"Chú chuột nầy bé mà mạnh quá"
Với hai cách làm trên đây, chúng ta đã tạo điều kiện cho trẻ em đóng và mởnhiều vòng trao đổi với chúng ta Chúng ta cũng có thể dùng tấm khăn lớn,đến gần, trùm lên đầu em và chờ em cất đi Sau đó, cho phép em trùm đầuchúng ta
***
Cho phép trẻ em tháo ra, lật đổ, gây tiếng động…
Có nhiều trẻ em có những khó khăn trong lãnh vực vận động, di chuyển…chúng ta mang lại gần những trò chơi kết ráp và cho phép các em tháo tung rathành từng mãnh những gì chúng ta đã kết ráp Cũng vậy, chúng ta dùng chất
« mút » nhẹ làm ra nhiều tảng gạch lớn, có bọc vải lại Sau khi cùng trẻ emxây lên một bức tường cao, chúng ta cho phép trẻ em lật đổ Để kết thúcnhững trò chơi loại nầy, chúng ta yêu cầu trẻ em đi thu lượm và xếp đặt lạimột chỗ với nhau, hay là xây cất lên một bức tường khác Nói cách chung,chúng ta tập cho trẻ em để lại một quang cảnh có thứ tự, trước khi ra đi làmviệc khác
Trong tinh thần và ý hướng nầy, tất cả những điều trẻ em có khả năng làm
và thích làm, đều được chúng ta khai thác, tận dụng, nhằm giúp các em trởnên chủ động Tuy nhiên, khi cho phép làm như vậy, chúng ta cần lưu tâm đếnmục tiêu của giáo dục và dạy dỗ là XÃ HỘI HÓA hành vi của trẻ em, bằng cách
từ từ đưa vào một số điều kiện học tập như : Làm với ai, làm ở đâu, làm thếnào, làm theo phiên của mình, bắt chước làm như người lớn, theo mẫu vừa mớiđược trình bày cho các em
***
Trang 15Khuyến khích diễn tả bộc lộ mọi loại tình cảm và xúc động :
Trong chương trình học hành hằng ngày, ấn định và tổ chức giờ sinh hoạtdành cho đời sống xúc động và tình cảm
Cho phép trẻ em diễn tả dễ dàng những xúc động sau đây :
- Thích được gần gũi, bồng bế,
- Có quyền từ chối, tức giận, bày tỏ ý thích,
- Cười, vẫy tay, nhảy nhót để bộc lộ niềm vui,
- Diễn tả bằng ngôn ngữ lòng ghen tức, khi người lớn âu yếm, săn sóc mộtcon búp-bê, hay một em khác
- Không cho chúng ta lại gần hay là bỏ chạy, nhằm khẳng quyết ý thích tựlập
Một cách đặc biệt, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ em bộc lộ những tâmtình đang còn bị dồn nén, cấm đoán hay là còn thiếu vắng trong các sinh hoạthằng ngày của các em :
- Làm trò hề, chọc cười kẻ khác,
- Tổ chức trò chơi trốn tìm, hay là giấu trò chơi và bảo trẻ em đi tìm Với trẻ
em còn nhỏ, có cấp độ phát triển còn yếu, chúng ta đi giấu vật dụng trước mắttheo dõi của các em Đồng thời, chúng ta đưa mắt quan sát trẻ em nào biếtnhìn theo, lưu ý, ghi nhận…
- Khi trẻ em tức giận, bất bình, thay vì an ủi, dàn hòa, giải quyết nhữngtranh chấp, xung đột chúng ta hãy lợi dụng cơ hội, để giúp các em trình bày
ý kiến, diễn tả ý muốn, ngoại hiện ước vọng của mình
- Khi trẻ em buồn khóc, chúng ta lại gần, có mặt, lắng nghe Tuy nhiên,không tìm cách an ủi, thoa dịu một cách bồn chồn, vội vã Chúng ta chỉ chia sẻnỗi buồn, phản ảnh, cho phép bộc lộ Khuyến khích trẻ em tự giải quyết, theomức độ hiện tại của các em
4- Cử chỉ, điệu bộ dọn đường cho ngôn ngữ xuất hiện :
Để diễn tả tâm tình, ước muốn, ý định, nhu cầu… trẻ em bắt đầu sử dụng cửchỉ, điệu bộ, nét mặt, liếc nhìn, tiếng khóc, trước khi có khả năng trình bàybằng ngôn ngữ
Nói cách chung, để phát huy khả năng dùng phương tiện gián tiếp, hìnhtượng và trừu tượng, trẻ em phải đi qua giai đoạn bộc lộ một cách cụ thể, trựctiếp những ý hướng và sở thích của mình
Nhiều trẻ tự bế đã có thể dùng ngôn ngữ Nhưng ngôn ngữ của các emkhông phải là phương tiện trao đổi, diễn tả, tiếp xúc Một trẻ em, có trình độphát triển bình thường, đã biết đưa ngón tay chỉ điều mình mong muốn, saumột tuổi và trước hai tuổi Trẻ ô-ti-xơm chưa có hay chưa biết dùng phươngtiện nầy, để trao đổi với mẹ và các người lớn khác, lúc lên 3-4 tuổi Cho nên,khi nói, các em chỉ lặp lại, không diễn tả, trình bày ý định và sở thích Một số
Trang 16các em biết phát âm, nhưng chỉ phát âm cách may rủi, có khi đúng, có khi sai.Điều được phát âm không thích ứng với hoàn cảnh hiện tại.
Để trẻ em có thể sử dụng ngôn ngữ một cách thích ứng, tại lớp đặc biệt,người giáo viên cần tận dụng mọi hoàn cảnh cụ thể, nhằm khuyến khích, giúp
đỡ các em diễn tả, trình bày ý nguyện của mình Trước khi ăn, uống, chơi,người giáo viên trình bày hai hoặc ba chọn lựa khác nhau và kiên nhẩn chờ đợicho đến khi trẻ em làm bất cứ một dấu hiệu gì bày tỏ ý kiến của mình Trướckhi trẻ em chạy ra ngoài, chúng ta chận đường hỏi em : Em muốn ra ngoài đểlàm gì ?
Bao lâu người giáo viên chưa ý thức về tầm quan trọng của những điều cầnhọc và cần dạy nầy, họ còn chưa hiểu trẻ chậm phát triển cần học gì, và chúng
ta cần dạy gì, dạy thế nào, dạy vì mục đích gì…Một khi đã biết dùng tay, chân,điệu bộ, liếc nhìn, nét mặt… để diễn tả, trao đổi, trẻ em có thể sử dụng ngônngữ, với mục đích trình bày, thông đạt những gì đang có mặt trong nội tâm,như nhu cầu, ước muốn Với cách HỌC NÓI có tiến trình và thứ tự nầy, lời nóimới trở thành DỤNG CỤ TRAO ĐỔI hữu hiệu
5-Lưu tâm đến vấn đề riêng biệt của mỗi trẻ em :
5.1.- Trẻ em loạn thính :
Nhiều trẻ em có khả năng thu nhận âm thanh, nhưng không hiểu ý nghĩacủa âm thanh Rối loạn nầy nằm ở khâu thuyên giải, nghĩa hiểu được ý nghĩacủa lời nói Rối loạn nầy trực thuộc đời sống nội tâm Cũng như trong vấn đềĐỒNG CẢM, nhiều trẻ em thấy mặt mẹ, nhưng không đọc được ý nghĩa vuibuồn, tức giận, sợ hải… trên nét mặt hay liếc nhìn của mẹ Ghi nhận âm thanhhay ghi nhận hình ảnh, đó là vai trò của các giác quan, khi tiếp xúc với các sựvật cụ thể và khách quan bên ngoài Thuyên giải, trái lại, đó là một trongnhững phần vụ của nội tâm, khi trẻ em hiểu được giọng nói của mẹ khác vớinhững âm thanh khác Cũng nhờ khả năng thuyên giải, các em biết phân biệtnhiều ý nghĩa trong cùng một giọng nói của mẹ : giọng la rầy, giọng lo sợ,giọng an ủi dỗ dành
Để giúp đỡ loại trẻ em loạn thính, chúng ta cần kết hợp âm thanh và hìnhảnh lại với nhau Khi nói, chúng ta cần dùng thêm nhiều cử chỉ, dấu hiệu, điệubộ
Và khi tiếp xúc trao đổi với các em, chúng ta cần ghi nhận những điểm thiếtyếu sau đây :
- Tìm hiểu ý định và ý muốn của các em, nhờ vào những dấu hiệu rất kínđáo và tế vi như nụ cười, nét mặt, cử chỉ
- Khuyến khích các em khám phá, mạo hiểm, dám làm
- Vừa nói vừa dùng điệu bộ rõ ràng
- Điệu bộ, cử chỉ là chính Lời nói chỉ đi kèm theo Khi trẻ em đã có nhiều
Trang 17tiến bộ trong ý hướng tiếp xúc và trao đổi, bấy giờ chúng ta mới thử nghiệmvấn đề sử dụng lời nói, không có điệu bộ đi kèm theo.
- Ở trường cũng như ở nhà, cha mẹ và giáo viên cần thống nhất một số dấuhiệu về những nhu cầu cơ bản, trong cuộc sống hằng ngày
- Tận dụng những hình ảnh, để làm nhịp cầu trao đổi Sáng tạo một tậphình làm con thoi liên lạc giữa gia đình và trường học Dựa vào đó, trẻ em cóthể kể lại cho giáo viên những gì các em đã làm ở nhà, hay là kể lại cho cha
mẹ về chương trình sinh hoạt ở lớp học
- Khi tiếp xúc, cần dùng nhiều cử chỉ âu yếm, thân mật, để bù trừ nhữngthiếu sót trong địa hạt âm thanh, về mặt bộc lộ tâm tình
- Nói cách chung, cần tạo ra nhiều vòng tròn tiếp xúc Cách làm nầy sẽmang lại nhiều thuận lợi, cho phép ngôn ngữ từ từ xuất hiện, một cách tựnhiên, theo những giai đoạn phát triển của trẻ em
***
5.2.- Trẻ em loạn thị :
Loại trẻ em nầy không có hình ảnh rõ rệt về sự vật và khung gian xa gần.Nhiều hình ảnh không ăn khớp với nhau Cho nên, các em thường có cảm giác
xa lạ, không nhận ra được mình đang ở đâu Trong khi bị lạc đường, nếu chúng
ta nghe được tiếng người quen thuộc gọi, chúng ta sẽ an tâm Cũng vậy, trẻ
em nầy cần nghe chúng ta hướng dẫn từ xa Nhờ cách làm nầy, chúng ta sẽgiúp trẻ em có những sơ đồ tâm lý, những loại bản đồ đơn giản, rõ ràng ở bêntrong nội tâm Và khi bị rối loạn về hình ảnh, các em sẽ biết lắng nghe « lờichỉ dẫn », ở bên trong nội tâm Đó cũng là những tấm bản đồ bằng âm thanh
Một trở ngại lớn lao thứ hai, rất khó khắc phục, cho loại trẻ em nầy, là vấn
đề trao đổi, diễn tả những ý định và ước muốn của mình Chẳng hạn, muốnđược mẹ bồng, những trẻ em nầy cần mất nhiều thì giờ, để thực hiện cử động
« giăng tay về phía » mẹ Khi các em đạt được kết quả mong muốn, bà mẹ đã
đi nơi khác, hay là ngoảnh nhìn nơi khác, không còn có mặt, để ghi nhận ýhướng và đáp ứng nguyện vọng của đứa con
Thêm vào đó, vì cử điệu thiếu tính thích ứng, mềm dẽo và chính xác, người
Trang 18đối diện có thể hiểu lầm, thuyên giải lệch lạc ý định của trẻ em Chẳng hạn,khi đưa tay muốn diễn tả một cử chỉ âu yếm « vuốt mặt ba », trẻ em lại vụng
về, va chạm mạnh vào mắt hay là lỗ mũi… Cho nên, người cha lại ngộ nhận :Đứa con không thích mình Nó ghét mình…Dần dần, người cha không còn cómặt và tiếp xúc với con
Để giúp đỡ những trẻ em nầy có cơ hội và điều kiện diễn tả mình, cha mẹhay người giáo viên cần vận dụng tối đa khả năng đồng hóa, đồng cảm với các
em Đặt mình vào vị trí của các em và sáng tạo những cách làm chính yếu sauđây:
- Liệt kê một số cử điệu dễ dàng, đơn sơ mà trẻ em đã thực thi mỗi ngày.Cùng với trẻ em, chúng ta khoác vào đó một ý nghĩa ổn định và rồi chia sẻ,thông báo cho mọi người có quan hệ với trẻ em, để họ cùng sử dụng nhưchúng ta.Ví dụ : "Mỗi lần con cười như con đang làm, mẹ hiểu là con thích, conbằng lòng Khi con nhìn xuống như vậy, mẹ hiểu là con không muốn" Và từng
ba tháng, cha mẹ và giáo viên gặp nhau, cập nhật hóa những điểm qui ướcnền tảng ấy Thêm vào những cách làm mới Hủy bỏ những gì không còn giátrị
- Sau khi đã có những ước định cơ bản như vậy, tạo nhiều cơ hội trongngày, để trẻ em chọn lựa, sử dụng cách làm của mình Ví du : "Khi con BẰNGLÒNG, con làm thế nào cho mẹ biết? Và khi con không muốn, con diễn tả làmsao?" Chúng ta có thể từ từ sử dụng những hình vẽ, để trẻ em đưa tay cầm lấyhay là chỉ cho chúng ta hay biết điều mà các em ước muốn, chọn lựa Nếuchưa chỉ được, các em cần đặt bàn tay lên tấm hình
- Khi trẻ em sử dụng những qui ước, để trao đổi, diễn tả, chúng ta cần trảlời tức khắc, để cho các em hiểu rằng "việc các em làm có kết quả thực sự" Nóicách khác, các em sẽ phát huy ý thức mình là nguyên nhân có thể tạo ra kếtquả Lòng tự tin sẽ xuất hiện Và càng tự tin, trẻ em sẽ dám trao đổi, diễn tả,trình bày ý định của mình
- Một cách đặc biệt, trong lãnh vực xúc động và tình cảm, quan sát và liệt
kê những cử điệu diễn tả những xúc động chính yếu như buồn, sợ, lo, tức, vuisướng, bằng lòng…Và khi trẻ em làm những cử điệu ấy, chúng ta dùng ngônngữ, để phản ảnh lập tức tâm trạng củ
Chương baDiễn tả xúc động và tình cảm-Khẳng quyết bản sắc của mình
"tôi là ai ?"
1- Trò Chơi GIẢ BỘ
Khi trẻ em lấy vỏ sò, vỏ hến làm chén đĩa, và dùng mọi thứ lá xanh đỏ tímvàng… trong vườn nhà, để làm nhiều món ăn cao lương mỹ vị, các em đangdiễn lại những ngày kỵ giỗ trong gia đình hay là những buổi lễ hội trong làng