Bầu trời và vầng trăng cho trẻ em

Một phần của tài liệu TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC VÀ DẠY DỖ (Trang 34 - 36)

Để tóm lược tất cả chương trình giáo dục và dạy dỗ, mà tôi đã đề nghị, chúng ta cần ghi nhận những điểm thiết yếu sau đây :

* Có mặt với trẻ em, lắng nghe các em, sẵn sàng nâng đỡ, mỗi khi các em cần, tạo mọi điều kiện thuận lợi, để các em dần dần làm quen với môi trường sinh thái chung quanh.

* Không ngừng tận dụng mọi cơ hội, để thiết lập quan hệ tiếp xúc và trao đổi với trẻ em, nhằm tạo cho các em một đời sống vui thích và sung sướng, có đầy đủ an toàn nội tâm.

* Trong những sinh hoạt hằng ngày, trẻ em được khuyến khích trở nên chủ động, đưa ra những sáng kiến, thay vì ngồi chờ một cách bị động, mọi cái từ phía người lớn ban xuống...

* Với bất kỳ nội dung gì và trong tất cả mọi hoàn cảnh, trẻ em cần tiếp thu và hội nhập từ từ ba bài học sau đây : một là tiếp xúc và trao đổi, hai là diễn tả xúc động và tình cảm, ba là khám phá và tuân hành những qui luật tất yếu thuộc đời sống làm người.

Lẽ đương nhiên, không một ai trong chúng ta là con người hoàn hảo, không bao giờ sai lầm. Để có thể dạy trẻ em, chúng ta cần phải học suốt đời. Học với người có chuyên môn. Học với chính con em của chúng ta. Học từ những sai lầm hằng ngày.

Có lẽ, đây là vị thầy dạy hay nhất, nếu chúng ta biết mở mắt nhìn, biết lắng tai mà nghe.

Tuy nhiên, chúng ta cần mỗi ngày khắc phục hay là hóa giải bốn sai lầm rât hiểm độc, luôn luôn nằm vùng đâu dó trong tác phong của chúng ta và khả dĩ làm băng hoại mọi loại mần non đang vươn lên nơi trẻ em:

* Thứ nhất là độc tài và bao che bằng cách điều khiển, lèo lái, kiểm soát tất cả. Trẻ em sẽ trở nên bị động, đồ vật... không có sáng kiến và nghị lực, hay là phản động, đập phá, bạo hành.

* Thứ hai là sống xa cách, lạnh lùng, lãnh đạm. Trẻ em sẽ cảm thấy mình vô phúc, bất hạnh, thiếu nơi nương tựa.

* Thứ ba la không tham dự vào những trò chơi của trẻ em. Trẻ em sẽ thiếu người nâng đỡ, hướng dẫn. Chơi với trẻ em là cách hướng dẫn tuyệt diệu hơn mọi cách khác. Nhờ vào cách làm nầy của người lớn, trẻ em sẽ từ từ hội nhập những qui luật hay là những cấu trúc có mặt trong môi trường thực tế và văn hóa.

* Thứ bốn là không học cách hóa giải xúc động và tình cảm. Cho nên, khi chúng ta bị tràn ngập và bùng nỗ, chính con em trở nên những nạn nhân đầu tiên của chúng ta, nhất là khi chúng ta có những hành vi bạo động...

Để kết thúc, tôi xin phép Thi sĩ Thanh Nguyên cho phép tôi sở hữu hóa nghĩa là nhận làm của mình những vần thơ sau đây :

« Mẹ là người đã cho con cái tên riêng « Trước cả khi con bật lên tiếng MẸ. « Mẹ :

« Cái tiếng gọi từ khi bập bẹ « Đến lúc trưởng thành

« Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu. « Mẹ : « Có nghĩa là bắt đầu « Cho Sự Sống, Tình Yêu, Hạnh phúc. « Mẹ : « Có nghĩa là DUY NHẤT « Một BẦU TRỜI « Một MẶT ĐẤT « Một VẦNG TRĂNG" . « Mẹ: « Có nghĩa là Anh sáng

« Một Ngọn đèn thắp bằng máu con tim « Cái Đóm lửa thiêng liêng

« Cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối. « Mẹ:

« Có nghĩa là mãi mãi

« Là-cho-đi-không-đòi-lại-bao-giờ. »

Thay mặt trẻ em chậm phát triển, tôi kính dâng bài thơ nầy cho những ai đang làm cha mẹ của những em ấy, cho những người làm giáo viên của các em và tất cả mọi người khác đang tiếp tay cho các bậc cha mẹ, từ ngày các em bước vào trường …

Một phần của tài liệu TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC VÀ DẠY DỖ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)