1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án quy hoạch đường sắt metro quy hoạch ga ngầm điện biên phủ tuyến metro số 2 Bến ThànhTham Lương

61 2,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 11,83 MB

Nội dung

Tp.HCM dự kiến sẽ xây dựng 6 tuyến Metro. Tuyến số 1 và số 2 sẽ được khởi công xây dựng trước nhằm giả quyết nhu cầu giao thông khá lớn là Bến ThànhSuối Tiên và Bến ThànhTham Lương. Ga Điện Biên Phủ là một ga khá quan trọng trên tuyến Metro số 2, nằm tại giao lộ Cách Mạng tháng 8 và Điện Biên Phủ, vị trí xảy ra tình trạng kẹt xe liên tục của tp. Trong ĐA này sẽ có một số giải pháp được đưa ra trong viêc quy hoach và xây dưng ga Điện Biên Phủ.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm giúp Sinh Viên, học sinh ngành cầu đường, đặc biệt là SV ngành quy hoạch giao thông có một số kiến thức cơ bản về bộ môn “ Quy hoạch mạng lưới đường sắt Metro” , Trường Đại Học GTVT tp HCM tổ chức môn học Đồ Án Quy Hoạch Mạng Lưới Đường Sắt Metro Môn Đồ Án Quy hoạch mạng lưới đường sắt Metro giúp SV tìm hiểu các vấn đề về tuyến đường sắt đô thị, cu thể hơn là về đường sắt Metro như: cách thức bố trí truyến, ga Metro, tính toán năng lực thông hành, tính toán lưu lượng hành khách và nhu cầu đi lại của khách hàng,vấn đề vận tải hành khác công cộng … Thông qua đó SV đưa ra những giải pháp, những luận chứng để giải quyết những vấn

đề trên, bên cạnh đó đưa ra những đề xuất để quy hoạch, cải tạo lại bố trí các ga dừng, đỗ, trung chuyển sao cho hợp lý và hiệu quả nhất

Mạng lưới giao thông công cộng của tp HCM hiện tại còn chưa thật sự hoàn chỉnh, nó vẫn tồn tại một số hạn chế Đặc biệt với vận tải đường sắt công cộng là một loại hình giao thông mới vừa được đưa vào thi công xây dựng Đây là một lĩnh vực giao thông rất mới ở nước ta nói chung và Tp.HCM nói riêng Nhìn dưới góc độ giao thông, nếu chúng ta có một mạng lưới Metro được quy hoạch một cách có khoa học thì chắc chắn nạn ùn tắc, kẹt xe sẽ giảm, phát triển hệ thống giao thong công cộng một cách có hiệu quả, giúp cải thiện các vấn đề ô nhiễm môi trường rất đáng lo ngại hiện nay

Tp.HCM đự kiến sẽ xây dựng 6 tuyến Metro Tuyến số 1 và số 2 sẽ được khởi công xây dựng trước nhằm giả quyết nhu cầu giao thông khá lớn là Bến Thành-Suối Tiên và Bến Thành-Tham Lương Ga Điện Biên Phủ là một ga khá quan trọng trên tuyến Metro số 2, nằm tại giao lộ Cách Mạng tháng 8 và Điện Biên Phủ, vị trí xảy ra tình trạng kẹt xe liên tục của tp Trong ĐA này sẽ có một số giải pháp được đưa ra trong viêc quy hoach và xây dưng ga Điện Biên Phủ

Em xin cảm ơn thầy TRỊNH VĂN CHÍNH đã tận tình hướng dẫn, và giúp đỡ em trong quá trình

thực hiện Đồ Án này

Đồ Án này còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của thầy và các bạn

XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN!

Trang 2

CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG

Trong khu vực bố trí nhà ga, do nhà ga nằm trên đường Cách Mạng Tháng 8 khu vực giữa Quận

3 và Quận 10 Do đó, việc phát triển kinh tế xã hội của hai quận đóng vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới công tác điều tra dự báo lượng hành khách tham gia giao thông trên tuyến metro

Trang 3

Địa giới hành chính Quận 3

Hành chánh: Quận 3 có 14 phường, 63 khu phố, 874 tổ dân phố

b. Diện tích tự nhiên

Quận 3 có diện tích 4,92 km²

c. Quy mô dân số tự nhiên

Bảng 1.1: Quy mô dân số của quận

(Người) Số Khu phố

Số Tổ dân phố

Diện tích (m2)

Mật độ dân số ( Người/Km2)

Trang 4

Quy mô dân số dự kiến: đến năm 2050 là 250.000 người

d.Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và phân bố sử dụng đất (năm 2020)

Mục tiêu của quy hoạch chung quận 3 (năm 1998) là nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất hiện

có, chuyển đổi chức năng sử dụng đất đai được nhiều hơn vào chức năng dân dụng, tăng thêm diện tích cho giao thông, công trình phúc lợi công cộng và công viên cây xanh

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu.

- Dân số

- Mật độ+ Trên đất tự nhiên

%

255.637

5269341.659.7%

270.000

555830340

250.000

452-514956-1078348

Trang 5

- Đất dân dụng

Trong đó:

+ Đất ở+ Đất công trình công

cộng+ Đất cây xanh

16.44

10.851.580.213.8400147-

16-18

10-122,6-30.6-12.5-3800-1000150-200-

18,6-16, 48

10,45-9,272,12-2,091-0.765.03-4.3630002001

Nguồn: http://www.quan3.hochiminhcity.gov.vn

Dự kiến phân bố sử dụng đất toàn quận (năm 2020)

- Đất khu ở (hiện hữu cải tạo và xây dựng mới): 230 ha chiếm 47.33%

- Đất công trình công cộng (cấp quận, TP, TW): 92.3 ha chiếm 19%

- Đất công viên cây xanh công cộng, TDTT: 30 ha chiếm 6.17%

- Đất giao thông (đường sã, bãi đậu xe): 110,6 ha chiếm 22.76%

- Đất công nghiệp, kho tàng: 1.5 ha chiếm 0.31%

- Đất công trình kỹ thuật đầu mối: 9 ha chiếm 1.85%

- Đất sông rạch: 12.5 ha chiếm 58%

Tổng cộng: 485.9 ha

e. Định hướng phát triển không gian và phân khu chức năng

Hướng bố cục không gian

Quận 3 là địa bàn đã hình thành lâu đời và khá ổn định Hướng bố cục không gian tập trung cải tạo, chỉnh trang các khu vực dân cư hiện hữu là chủ yếu Các công trình công cộng lớn và các khu ở biệt thự tập trung ở trung tâm Quận 3

Khu vực phía Tây đường Lý Chính Thắng và phía Nam đường Cách Mạng Tháng 8 là các khu

ở cải tạo chỉnh trang thấp tầng, mật độ xây dựng cao

Các khu chức năng chính:

Khu dân cư:

Trang 6

Quận 3 được chia làm 5 khu ở (không thay đổi so với quyết định duyệt tháng 2/1995)

Dân số bố trí cụ thể cho từng khu gồm:

- Khu 1: 67.000 người - Khu 4 : 20.000 người

- Khu 2 : 22.000 người - Khu 5 : 85.000 người

- khu 3 : 26.000 người

Mật độ xây dựng bình quân trong các khu ở: từ 40% - 50%

Trung tâm quận – công trình công cộng:

Theo quy hoạch được bộ Xây Dựng phê duyệt khu trung tâm cũ của thành phố có một phần nằm tại Quận 3 với chức năng khu hành chánh, dịch vụ, giao dịch

- Trung tâm hành chính Quận 3, bố trí trên đường Trần Quốc Thảo (gốc ngã tư Trần Quốc Thảo – Ngô Thời Nhiệm) thuộc phường 6, quy mô 1 ha

- Trung tâm hành chính thành phố bố trí tại khu vực đường Trương Định, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thông, Lý Chính Thắng thuộc phường 7

- Địa bàn Quận 3 tập trung nhiều công trình y tế, giáo dục, văn hóa cấp thành phố

Công viên – cây xanh – thể dục thể thao:

- Xây dựng mới công viên văn hóa phía Bắc ga Hòa Hưng thuộc phường 10, quy mô khoảng 3 ha

- Xây dựng vườn hoa công viên cây xanh trải dọc bờ kênh Nhiêu Lộc sau cải tạo

- Xây dựng thêm các điểm cây xanh tại khu vực có nhiều cụm nhà ở xây dựng mới thuộc phường 9, 12, 13

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – kho tàng.

- Di dời các cơ sở công nghiệp hiện hữu tại phường 10,11

- Duy trì các xí nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp loại không gây ô nhiễm môi trường

- Kho tàng phần lớn xen trong khu dân cư được chuyển đổi sang chức năng công trình công cộng

f. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật.

Giao thông

Mở rộng và xây mới các tuyến chính chạy qua quận như:

- Trục Bắc Nam (lộ giới 35 – 60 m)

- Đường Tô Hiến Thành nối dài (lộ giới 25 m)

- Tuyến đường giao thông mới nằm trên cống hộp rạch Bùng Binh dài khoảng 600 m

Trang 7

- Tuyến đường Trần Quang Diệu mở ra Cách Mạng Tháng 8 ( lộ giới 16m – 20m).

- Cải tạo và mở rộng nút giao thông ngã 6 Dân Chủ Xây dựng hoàn chỉnh tuyến giao thông dọc

2 bên rạch Nhiêu Lộc

-Khôi phục lộ giới các trục đường chính theo quyết định số 6982/QĐ – UB – QLĐT, ngày 30/9/1995 bao gồm Cách Mạng Tháng 8, Lý Thái Tổ, Nguyễn Thượng Hiền, Lý Chính Thắng, Lê Văn Sỹ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu

 San nền – thoát nước mưa

Chia làm 2 lưu vực thoát nước mưa:

- Lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè: nước thải sau khi tách khỏi hệ thống thoát nước chung tập tập trung về tuyến cống chính theo tuyến đường Bắc Nhiêu Lộc ra kênh Nhiêu Lộc

- Lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé: nước thải tập trung về tuyến chính theo đường Lê Hồng Phong

ra kênh Tàu Hủ

Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường.

Chia làm 2 khu vực để giải quyết:

- Lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè: hệ thống thoát nước được quy hoạch thu vào tuyến cống chính chạy theo đường ven rạch phái Đông Nhiêu Lộc – Thị Nghè về trạm xử lý nước thải Rạch Miễu, quạn Phú Nhuận (với Ф 1.800; L=2500 m)

- Lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé: hệ thống cống thoát nước đực quy hoạch thu vào tuyến cống chính chạy theo đường Hàm Tử và đi dọc sông Ông Lớn (với Ф 1.200; L= 2.900 m) về trạm

xử lý nước thải ra sông Ông Lớn, huyện Bình Chánh

- Rác thải được thu gom, vận chuyển đến nhà máy xử lý rác đặt tại Hốc Môn, Bình Chánh

Cấp điện

Nguồn điện: Quận 3 dự kiến sẽ được cấp điện từ các trạm:

- Trạm 110/22 KvmTân Định, Tao Đàn và Hòa Hưng

- Xây mới 1 trạm 110/22 KV; 2x80 MVA ở Quận 3

Mạng điện: theo quyết định của ngành điện của ngành điện sẽ thống nhất cấp điện trung áp 22

KV và hạ áp 0.4 KV

Trang 8

Mạng điện dây trên không và cáp ngầm được chuyển đổi và xây dựng mới thành hệ cáp ngầm

22 KV vào sau năm 2010

Tổng quan chung

Số phường, xã (*) Diện tích

(km2 )

Dân số (người)

Mật độ số dân (người/km 2 )

Toàn thành - Whole city 322 2095,01 6.810.461 3.251

Nguồn: http://www.quan3.hochiminhcity.gov.vn 1.1.2. Chỉ tiêu kinh tế xã hội Quận 10

a. Diện tích tự nhiên

Quận 10 có tổng diện tích tự nhiên 571,81 ha (theo số liệu bản đồ địa chính) nằm chếch về phía Tây Nam của trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và chiếm 0,24% diện tích đất đai toàn Thành phố

b. Quy mô dân số

Số dân: 227.226 (Điều tra dân số 1/4/2009) Mật độ: 39.725 người/km²

Quận 10 được chia thành 5 khu với tổng số 15 Phường lớn nhỏ không đều nhau, chênh lệch giữa Phường lớn nhất (Phường 12) và Phường nhỏ nhất (Phường 3) là 119,14 ha tương ứng 12,8 lần

Trang 9

- Địa bàn Quận 10, có giáp ranh như sau:

• Phía Bắc giáp Quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải;

• Phía Nam giáp Quận 5, giới hạn bởi đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh;

• Phía Đông giáp Quận 3, giới hạn bởi đường Cách mạng tháng 8, Điện Biên Phủ và đường

Lý Thái Tổ;

• Phía Tây giáp Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt

Địa giới hành chính Quận 10

Trang 10

c. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu

Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch chung quận 10 (năm 19980 là nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có, chuyển đổi chức năng sử dụng đất đai được nhiều hơn vào chức năng dân dụng, tăng thêm diện tích cho giao thông, công trình phúc lợi công cộng, công viên cây xanh

Bảng 1.5 : Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu

- Dân số

- Mật độ

+ Trên đất tự

nhiên+ Trên đất ở

267.070

4681.0101.5953.215.3

9.90.80.73.8350147-

261.000

441-2.8538.618

10.121.3-15023.8-4800-1.000200-

270.000

450900338.620

113.52.34.530002001

Nguồn: http://www.quan3.hochiminhcity.gov.vn

 Dự kiến phân bố sử dụng đất toàn quận (năm 2020)

- Đất khu ở (hiện hữu cải tạo và xây dựng mới): 287.2 ha 50.37%

- Đất công trình công cộng (cấp quận, TP, TW): 89.7 ha 15.73%

Trang 11

- Đất công viên cây xanh công cộng, TDTT: 59 ha 10.35%

- Đất giao thông (đường sã, bãi đậu xe): 115.3 ha 20.22%

- Đất công nghiệp, kho tàng: 6 ha 1.05%

- Đất khu quân sự:13 ha 2.28%

d Định hướng phát triển không gian và phân khu chức năng

 Hướng bố cục không gian

Quận 10 là địa bàn đã hình thành lâu đời và khá ổn định Hướng bố cục không gian tập trung chủ yếu vào cải tạo, chỉnh trang các khu vực dân cư hiện hữu kết hợp xây dựng mới Chú trọng trục đường 3 tháng 2 là trục bộ mặt của thành phố để bố trí một số công trình, cụm công trình cao tầng với chức năng thương mại – dịch vụ công cộng

 Các khu chức năng chính

 Khu công nghiệp

Không thay đổi so với quyết định phê duyệt tháng 2 – 1995, cải tạo và bố trí mới xí nghiệp ở các điểm công nghiệp tập trung cũng như xen cài trong dân cư với loại công nghiệp nhẹ, sạch tại các phường 15 (2 ha), phường 2 (1 ha) và phường 14 (1.5 ha),… Duy trì tiểu thủ công nghiệp truyền thống gia đình loại không gây ô nhiễm mỗi trường

 Khu vực dân cư

Quận 10 được phân thành 5 khu ở không thay đổi so với quyết định phê duyệt năm 1995

- Khu 3: 89.000 người

Mật độ xây dựng cho các khu: 33% đến 42%

 Trung tâm Quận – công trình công cộng

Ngoài các khu công viên cây xanh đã xác định trong quyết định phê duyệt năm 1995 nay bổ sung như sau:

- Mở rộng nâng cấp sân vận động Thống Nhất lên 5 ha ( hiện tại 3.6 ha)

- Khu công viên hồ Kỳ Hòa mở rộng lên 15 ha

e Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật

Hướng quy hoạch phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật không có thay đổi lớn so với Quyết định phê duyệt năm 1995

- Về giao thông, lộ giới các tuyến đường hiện hữu và các tuyến đường chính dự phòng không

thay đổi, bổ sung tuyến đường sắt nội đô của thành phố chạy trên cao dọc theo đường 3 – 2 theo định hướng quy hoạch chung thành phố

- Về cấp thoát nước: không thay đổi so với quy hoạch trước đây (tháng 2/1995).

Trang 12

- Về thoát nước bẩn và vệ sinh đô thị: Xây dựng mới các tuyến cống thoát nước bẩn, trước mắt

thoát ra rạch, về lâu dài đưa về trạm xử lí tại Rạch Miễu, quận Phú Nhuận cho lưu vực phía Bắc đường 3 – 2, và đưa về trạm xử lí tại rạch Cây Khô, huyện Bình Chánh cho lưu vực phía Nam đường 3 – 2

Việc thu gom vận chuyển rác và vệ sinh môi trường thực hiện theo đề án chung của thành phố

- Về cấp điện: Ngoài nguồn điện hiện tại cung cấp cho quận 10 là trạm Hùng Vương và

Trường Đua, xây dựng thêm trạm 110/22 KV – 6x23 MVA Hòa Hưng

Mạng điện được chuyển đổi và xây dựng mới thành hệ cáp ngầm 22 KV vào sau năm 2010

f Quy hoạch xây dựng đợt đầu (năm 2005)

Quận 10 là địa bàn trung tâm của khu nội thành cũ, hướng đầu tư giai đoạn 5 – 7 năm trước mắt chủ yếu cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, mở thêm và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu nhất là về thoát nước, công trình phúc lợi công cộng Cải thiện và nâng cao đời sống người dân

Các chương trình ưu tiên xây dựng trong thời hạn đến năm 2005 gồm:

 Nhà ở

Giai đoạn 1998 – 2000:

- Xây dựng mới: Khu nhà ở VK92 – phường 12, khu C9 – phường 14, khu nhà ở sau công viên

Lê Thị Riêng – phường 15, khu nhà ở CB – CNV nhà máy Z756 – phường 12

- Cải tạo: một phần chung cư Nguyễn Kim – phường 7, khu nhà ở hẻm 629 đường Cách Mạng Tháng Tám – phường 15

Xây mới một bệnh xá tại khu vực Đài phát tuyến Phú Thọ

- Văn hóa thông tin

Xây dựng Nhà văn hóa thiếu nhi phía sau Nhà văn hóa Quận hiện hữu

- Thương mại dịch vụ

Trang 13

Xây dựng mới khu Trung tâm thương mại E 657 – phường 14 và khu Trung tâm thương mại của Quận tại Trung tâm Giao dịch vật tư kỹ thuật phường 12.

- Hành chánh:

Mở rộng khu Trung tâm hành chánh Quận tại phường 14

 Công viên Cây xanh – Thể dục thể thao

- Cải tạo và mở rộng khu công viên du lịch Kỳ Hòa, phường 12

- Xây dựng 2 hồ bơi tại phường 15 và trong khu công viên Kỳ Hòa, phường 12

- Xây dựng một số công viên nhỏ và dải cây xanh trong các khu nhà ở xây dựng mới: phường

Nối dài và xây dựng mới các đoạn đường đáp ứng yêu cầu cải tạo và chỉnh trang như đường Nguyễn Lâm, Hòa Hảo, Trần Bình Trọng, đường cặp nhà máy Z 756

 Cấp – thoát nước

- Tiến hành lắp đặt thêm một số đường ống cấp và đường cống thoát nước, ưu tiên cho các nơi

có yêu cầu cấp bách

- Có kế hoạch thường xuyên tu bổ và nạo vét hệ thống cống, hố ga hiện hữu

- Xây dựng giếng ngăn tràn tại các vị trí cống có cao độ đáy cống: 1,0 – 1,2m, đồng thời kết hợp với quận 5 xây dựng tuyến cống thu nước bẩn tạm thời trước mắt thoát ra kinh rạch, giai đoạn sau sẽ nối vào tuyến cống chính thoát nước bẩn của thành phố

 Cấp điện

- Xây dựng mới trạm biến áp Hòa Hưng 110/22 KV-2x63MVA tại công viên Lê Thị Riêng

- Xây dựng nhánh rẽ cáp ngầm 110KV nối dài từ đường dây hiện hữu 110KV Hỏa Xa – Chợ Lớn nối vào trạm

- Xây dựng các lộ ra cáp ngầm từ trạm Hòa Hưng nối đến các trục trung thế của mạng lưới hiện có

g Các dự án kêu gọi đầu tư

- Khu trung tâm văn hóa – dịch vụ - du lịch – giải trí khu vực hồ Kỳ Hòa, phường 12, diện tích

21 ha

- Khu nhà ở cao tầng thuộc phường 14 – diện tích 20 ha

- Khu nhà ở và văn phòng giao dịch thuộc phường 1 – diện tích 2 ha

1.2. Hiện trạng giao thông khu vực

1.2.1. Hiện trạng

Trang 14

- Về giao thông đường bộ, mật độ đường sá dày đặc, có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang qua như : đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa

đi sân bay Tân Sơn Nhất

- Về giao thông đường sắt, Ga Sài Gòn nằm trên địa bàn quận 3 là ga đầu mối giao thông của thành phố và các tỉnh phía Nam đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam - Bắc

- Trên thực tế các tuyến đường thiết kế với lưu lượng thông qua nhỏ nên trên các tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, đặc biệt khu vòng xuyến Công Trường Dân Chủ

- Trên toàn bộ mạng lưới đường tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường thường xuyên diễn

ra gây cản trở phương tiện giao thông, và người đi bộ

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn

1.2.2. Quy hoạch phát triển

 Quận 3

Mở rộng và xây mới các tuyến chính chạy qua quận như:

- Trục Bắc Nam (lộ giới 35 – 60 m)

- Đường Tô Hiến Thành nối dài (lộ giới 25 m)

- Tuyến đường giao thông mới nằm trên cống hộp rạch Bùng Binh dài khoảng 600 m

- Tuyến đường Trần Quang Diệu mở ra Cách Mạng Tháng 8 ( lộ giới 16m – 20m)

- Cải tạo và mở rộng nút giao thông ngã 6 Dân Chủ Xây dựng hoàn chỉnh tuyến giao thông dọc

2 bên rạch Nhiêu Lộc

Trang 15

-Khôi phục lộ giới các trục đường chính theo quyết định số 6982/QĐ – UB – QLĐT, ngày 30/9/1995 bao gồm Cách Mạng Tháng 8, Lý Thái Tổ, Nguyễn Thượng Hiền, Lý Chính Thắng, Lê Văn Sỹ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu

 Quận 10

Lộ giới các tuyến đường hiện hữu và các tuyến đường chính dự phòng không thay đổi, bổ sung tuyến đường sắt nội đô của thành phố chạy trên cao dọc theo đường 3 – 2 theo định hướng quy hoạch chung thành phố

1.3 Cơ sở pháp lý quy hoạch

1.3.1 Công nghệ, kỹ thuật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

• Tổng hợp chung về các tiêu chuẩn cho quy hoạch, cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý…

 Các tiêu chuẩn quy hoạch

- Quyết định số 34/2007/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 7 năm 2007

- Luật đường sắt, số 35/2005/QDd11, ngày 14 tháng 6 năm 2005

- QCVN 08 : 2009/bxd quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình ngầm đô thị

- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội

- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội

- Nghị định só 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

- Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “ quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020”

- Nghị định số 39/2010/ NĐ-CP ngày 7 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về xây dựng ngầm

đô thị

Trang 16

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị quyết 59/2007/NĐ-CP ngày 30/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp

xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chình đối với doanh nghiệp

- Quyết định số 48/2008/QĐ-Ttg ngày 3/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của nhóm 5 ngân hàng (Ngân hàng phát triển châu Á, cơ quan phát triển Pháp, Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản, ngân hàng táo thiết Đức, ngân hàng thế giới)

- Công văn số 586/UBND-ĐTMT ngày 13/02/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về xem xét điều chỉnh cục bộ kết nối tuyến và vị trí Quy hoạch xây dựng của các Depot của các dự án đường sắt đô thị thành phố

- Thông báo số 1053/TB-BQLĐSĐT ngày 10/09/2008 của Ban quản lý Đường sắt Đô thị về kết luận chỉ đạo của Trưởng ban quản lý Đường sắt Đô thị Nguyễn Đô Lương tại buổi làm việc với đơn vị tư vấn thực hiện lập dự án tuyến Đường sắt Đô thị số 2 (Bến Thành- Tham Lương)

- Thông báo số 1557/BQLĐSĐT-KHĐT ngày 25/11/2008 của Ban quản lý Đường sắt Đô thị

về việc thống nhất nội dung lập dự án các tuyến meetro và monorail thành phố

- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 23/01/2009 của Ủy ban Nhân dân thành phố về duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu “ tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư” dự án xây dựng tuyến Đường sắt Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh – tuyến số 2 (Bến Thành-Tham Lương)

- Công văn số 1879/TTg-KTN ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch cục bộ đối với hệ thống Đường sắt Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

- Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14/12/2009 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về điều chỉnh quy hoạch cục bộ tuyến và depot đối với hệ thống Đường sắt Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

- Quyết định 145/QĐ-UBND ngày 13/01/2010 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

về duyệt thiết kế làm rõ thiết kế cơ sở của dự án xây dựng tuyến Đường sắt Đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Suối Tiên

 Tài liệu tham khảo

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Tp Hồ Chí Minh đến năm 2020

- Hồ sơ thiết kế tuyến Metro số 1 của tư vấn NJPT

- Dự báo nhu cầu giao thông của MVA

1.3.2 Tính khả thi của dự án

Trang 17

 Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hồ Chí MinhQuy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 GTCC phải đáp ứng 50% nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố Để đạt được mục tiêu này, việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng GTVT, trong đó có tuyến đường sắt metro số 2 nhằm từng bước hoàn chỉnh hệ thống vận chuyển hành khách công cộng khối lượng lớn là rất cần thiết và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thành phố

 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của thành phố Hồ Chí Minh

Dự án tuyến đường sắt metro số 2 phù hợp với quy hoạch phát triển GTVT của thành phố Hồ Chí Minh vì về cơ bản, tổng hướng tuyến của tuyến metro số 2 được thực hiện dựa trên quy hoạch phát triển GTVT thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 22/1/07

1.3.3 Các yếu tố kỹ thuật cơ bản

 Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu của tuyến

- Khổ đường tiêu chuẩn: 1435 mm

- tiêu chuẩn hình học của tuyến:

• Bán kính đường cong nằm tối thiểu cho chính tuyến: 300m

• Bán kính đường cong nằm tối thiểu cho đường vào depot; 160m

• Bán kính đường cong nằm tối thiểu cho khu depot: 100m

- Siêu cao và vận tốc:

• Siêu cao lớn nhất: 150mm

• Siêu cao thiếu lớn nhất: 115 mm

• Vận tốc lớn nhất trên tuyến: 110km/h

- Cự ly giữa các tim đường:

• cự ly tối thiểu giữa 2 tim đường ngoài depot: 3,4m( Khoảng cách tối thiểu trong Strasya là 3,8m );

• Cự ly tối thiểu giữa 2 tim đường trong depot: 4.25m;

- Mặt cắt giọc tuyến:

• Độ giốc dọc lớn nhất cho chính tuyến: 35%0

• Độ giốc dọc lớn nhất cho đường vào depot: 45%0

• Nếu Δi<0.35%0có thể bỏ qua đường cong đứng;

• Bán kính đường cong đứng tối thiểu là 2000m

CHƯƠNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI

2.1 Xác định khu vực hấp dẫn tuyến đường sắt

 Vùng hấp dẫn hành khách

• Khu vực hấp dẫn thực chất là vùng thu hút hàng hóa và hành khách vận chuyển của một đoạn đường hoặc một công trình nào đó (Như nhà ga, bến cảng, bến xe…)

Trang 18

Dọc theo đường Cách Mạng Tháng Tám – Trường Chinh tập trung rất nhiều điểm thu hút đi đến của người dân Thành phố Hồ Chí Minh:

• Sân bay Tân Sơn Nhất

• Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình

• Các khu dân cư dọc hai bên đường

Bản đồ thể hiện các điểm thu hút đi đến của hành khách trên tuyến metro số 2.

Lượng hành khách có thể đến các điểm trên bằng tuyến metro số 2 bao gồm các khu vực dọc hai

bến tuyến đường Trường Chinh – Cách Mạng Tháng Tám

Trang 19

Khu vực hấp dẫn của tuyến metro Bến Thành – Tham Lương

b Vùng hấp dẫn của ga Điện Biên Phủ

Vị trí ga Điện Biên Phủ

Trang 20

 Khu vực hấp dẫn của ga Điện Biên Phủ:

• Khu vực hấp dẫn trực tiếp của ga Điện Biên Phủ: trong vùng bán kính 500m ( thời gian

đi bộ từ 5- 8 phút) và trong vùng bán kính 1000m ( thời gian đi bộ từ 10-12 phút)

Ngoài ra, còn lượng hành khách thông qua ga, từ các ga khác đến hoặc từ các tuyến xe bus đến

Trang 21

Khu vực hấp dẫn trực tiếp của ga Điện Biên Phủ.

Sự cần thiết hình thành tuyến đường sắt.

Tại TPHCM, theo tính toán, đến năm 2020 dân số sẽ tăng gấp đôi hiện nay, với khoảng 10 triệu người, mở thêm gấp đôi số lượng đường hiện hữu là điều không thể được Hành trình đi làm và đi học chiếm đến 70% tổng hành trình Trong bối cảnh đó, mạng lưới vận chuyển HKCC phải làm sao thu hút đối tượng này Vì đây là “luồng” đi lại hầu như cố định

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, chỉ riêng phương tiện xe buýt cũng không thể cùng lúc giải quyết hết nhu cầu này Theo Trung tâm Quản lý và Ðiều hành vận tải HKCC, đến năm 2005 ngành vận tải HKCC chỉ có thể đáp ứng được tối đa 15% nhu cầu Mặt khác, kết cấu hạ tầng đường sá của TPHCM cũng bất cập so với yêu cầu phát triển vận chuyển HKCC bằng xe buýt Vì hiện chỉ có 19% đường bộ có chiều rộng từ 12 m trở lên, phù hợp cho loại xe buýt lớn, có 44% đường chiều

Trang 22

rộng từ 7-12 m, phù hợp loại xe mini buýt hoặc micro buýt, còn lại 37% đường dưới 7 m, thích hợp cho xe hai bánh.

Nếu Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển các hệ thống giao thông công cộng có chất lượng và

có khối lượng chuyên chở lớn, sự phát triển của thành phố sẽ từ từ chững lại trong vòng một thập kỷ tới Hệ thống đường sắt đô thị là một vấn đề cần thiết đối với tương lai của Thành phố Hồ Chí Minh

Metro là phương tiện hiệu quả nhất, cả xét về tiêu hao năng lượng và diện tích sử dụng Một nghiên cứu do hãng RATP tại Pari thực hiện cho thấy 1 kép (trọng lượng tương đương 1kg dầu hoả) sẽ chở hành khách đi được 48km bằng metro, 38km bằng xe buýt và chỉ 19km bằng ôtô Hơn thế nữa, sự phát triển về lực kéo ở các đoàn tàu điện ngầm hiện nay cho phép tàu điện ngầm phục hồi năng lượng trong khi phanh - đây chính là sự khác biệt lớn nhất của tàu điện ngầm so với các loại phương tiện khác về tiết kiệm xăng dầu

Hệ thống đường sắt đô thị tại các thành phố lớn sẽ đóng vai trò chính trong vận tải hành khách công cộng với tốc độ cao, và năng lực vận chuyển lớn URMT (Urban Rapid Mass Transit).Để khai thác tối ưu hiệu quả sử dụng, các tuyến đường sắt đô thị phải gắn kết với các khu đô thị, các trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch, trung tâm công nghiệp, trường học Đồng thời, các tuyến đường sắt

đô thị cũng gắn kết với nhau, hình thành nên một mạng lưới liên thông, bao quát tất cả các khu vực

đô thị quan trọng của thành phố

Đường sắt đô thị với ưu điểm là chiếm ít diện tích, không ảnh hưởng tới môi trường với tính năng vượt trội là vận chuyển khối lượng lớn hành khách, vận hành an toàn và chạy theo đúng lịch trình, giá vé hợp lý, đáp ứng yêu cầu giao thông khu vực và lưu thông vào giờ cao điểm

Thỏa mãn nhu cầu đi lại của nhân dân bằng việc phát triển đô thị gắn với phát triển các tuyến đường sắt đô thị sẽ giảm bớt số lượng hành trình và quãng đường tham gia giao thông của người dân Các tuyến đường sắt đô thị là "cứu tinh" cho nạn tắc đường tại đô thị lớn

Theo nghiên cứu của Tedi South, tính về năng lực chuyên chở của hệ thống xe buýt trên thế giới cho thấy chỉ thích hợp với đô thị có quy mô dân số vừa phải Khi dân số vượt trên một triệu dân cần phải đầu tư làm các tuyến đường sắt trên cao và tàu điện ngầm (metro) Ðể thực hiện những vấn đề này, trước mắt tiếp tục cải tạo mở rộng và phát triển mạng lưới đường phố, ưu tiên hoàn chỉnh các đường vành đai, các đường xuyên tâm, hướng tâm trước năm 2010

Trang 23

Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh là một dự án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, cải thiện tình hình giao thông đô thị, nâng cấp chất lượng không khí, tiết kiệm năng lượng, nâng giá trị đất và các tác động kinh tế- xã hội khác do tiết kiệm thời gian vận chuyển.

Dựa trên quy hoạch, đặc điểm phân bố dân cư, thương mại, công nghiệp,… tuyến metro Bến Thành – Tham Lương sẽ góp phần đáng kể trong giải quyết nhu cầu đi lại cho người dân thành phố

Xây dựng tuyến đường metro là một công việc rất tốn kém đòi hỏi nhiều vốn đầu tư nên các yêu cầu

về tính hiệu quả, thuận tiện, hợp lý của nó trong hiện tại và tương lai được đặt rất cao để tránh sự tuỳ tiện chúng ta cần có các nguyên tắc Các nguyên tắc thiết kế tuyến đường, bố trí các ga trên tuyến và những vấn đề quan trọng phải giải quyết trong quá trình thiết kế xây dựng tuyến metro Dưới đây xin đề xuất một số nguyên tắc sau:

 Phải dựa trên quy hoạch tổng thể mạng lưới metro

Quy hoạch tổng thể (QHTT) mạng lưới metro phải được xây dựng phù hợp với QHTT phát triển mạng lưới giao thông đô thị (GTĐT) Do những hạn chế nhất định mà trong các QHTT phát triển giao thông vận tải (GTVT) đô thị trước đây đã không chú ý đúng mức tới phát triển đường sắt đô thi Các tuyến metro không được thiết kế riêng biệt mà phải theo một QHTT trong đó các tuyến phải được định rõ hưởng tuyến, chiều dài và lịch trình Đối với một đô thị đã có mạng lưới metro thì tuyến đường mới phải hài hoà trong tổng thể chung của mạng mà thông thường đã được dự tính trong quy hoạch chung ban đầu Đối với các đô thị của chúng ta các tuyến đường metro đầu tiên phải có liên hệ chặt chẽ và phát triển hài hoà trong mạng lưới GTĐT sẵn có (xem Hình 1)

Phải thuận tiện cho hành khách, đáp ứng được nhu cầu phục vụ của hành khách về mặt chất lượng

Trang 24

- An toàn và tiện nghi trong quá trình đi lại;

- Tốc độ vận chuyển cao;

- Thời gian đợi tầu ít;

- Dễ chuyển từ tuyến này sang tuyến khác;

- Dễ chuyển từ metro sang các phương tiện vận chuyển khác và ngược lại;

- Dễ tiếp cận với hệ thống metro Việc đi từ nhà đến metro và từ metro về nhà phải thuận tiện

 Phải phù hợp với sự bố trí các điểm dân cư, kinh tế, văn hoá, giao thông trên địa bàn đô thịQHTT phát triển đô thị và các kết quả điều tra nhu cầu hành khách sẽ là cơ sở để vạch tuyến và vị trí của các ga trên tuyến.Tuyến đường sẽ phải đi qua các điểm đông dân cư và các điểm kinh tế, văn hoá nơi có nhiều hành khách.Vị trí, quy mô của mỗi ga trên tuyến phải được xác định trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hành khách

 Phải có bước đi hợp lý, phù hợp với số lượng hành khách và tính chất của luồng khách trong từng thời kỳ

Quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá dẫn đến việc số dân sống trong các đô thị tăng lên nhanh chóng Khối lượng vận chuyển hành khách không ngừng tăng và tính chất của luồng khách cũng đặc biệt Mật độ hành khách trên tuyến biến động rất lớn trong ngày.Vào giờ cao điểm số hành khách tăng rất lớn so với các thời điểm khác Tuyến đường phải được phát triển theo các bước hợp

lý trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu vận chuyển trong các thời kỳ

 Phải chú ý đến sự phát triển của tuyến và các ga trong tương lai

Khối lượng vận chuyển hành khách tăng không ngừng sẽ dẫn đến việc mở rộng quy mô của tuyến

và các ga Tuyến đường sẽ được nối dài và quy mô của các ga sẽ lớn hơn Vấn đề này phải được xem xét ngay từ đầu nếu không sẽ dẫn đến các khó khăn rất lớn khi phải nâng cao năng lực thông qua và năng lực chuyên chở của tuyến

 Phải thuận tiện cho công tác khai thác và chú ý đến hiệu quả kinh tế

Ngay từ khi thiết kế tuyến phải tính đến việc khai thác tuyến đường vì việc thiết kế và xây dựng tuyến cũng chỉ là phục vụ cho công tác khai thác sau này.Các điểm giao nhau giữa các tuyến đường, điểm quay vòng đoàn tầu phải được tính toán hợp lý Mặt khác hiệu quả kinh tế trong xây dựng và khai thác cũng cần được chú ý vì đây là một trong các cơ sở để duy trì và phát triển tuyến đường

Trang 25

Phần quan trọng tiếp theo là bố trí các ga trên tuyến Trước khi sắp xếp các ga vào một tuyến đường metro cần hiểu rõ về ga metro và các công tác nhà ga Ta có thể định nghĩa như sau: Ga metro là một điểm phân giới trên tuyến có làm tác nghiệp hành khách Ga là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ bản của hệ thống metro vì:

- Là nơi thực hiện các tác nghiệp đầu và cuối của quá trình vận chuyển;

- Chiếm nhiều vốn đầu tư về xây dựng cơ bản và trang thiết bị kỹ thuật

Ngoài chi phí xây dựng ga rất lớn, trong ga còn nhiều thiết bị quan trọng cần nhiều vốn đầu tư như thang máy, thiết bị bán vé

- Sử dụng nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao;

- Là trọng điểm để thực hiện công tác marketing tiếp thị

Trong hệ thống metro, ga là điểm duy nhất có thể trực tiếp tiếp xúc với hành khách.Bởi vậy các ga luôn là trọng điểm làm công tác marketing cho các doanh nghiệp vận tải

Bố trí, thiết kế các ga trên tuyến là một công việc phức tạp không thể tiến hành tuỳ tiện, tác giả xin

đề xuất các nguyên tắc bố trí và thiết kế ga như sau:

 Phải thuận tiện cho việc đi lại của hành khách Đảm bảo cho người dân dễ tiếp cận với metro

Điểm đặt ga phải là nơi có nhiều khách đi lại, các điểm dân cư hoặc các tụ điểm kinh tế, văn hoá, du lịch Hành khách đến ga metro phải được phục vụ chu đáo Việc trung chuyển của hành khách từ tuyến đường này sang tuyến đường khác, từ phương tiện metro sang các phương tiện vận chuyển khác và ngược lại phải thuận lợi

 Phải có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai

Cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu vận chuyển cũng tăng không ngừng Các ga sẽ phải mở rộng quy mô để đón một lượng khách lớn hơn.Một số ga sẽ phải trở thành điểm giao tiếp với một hoặc nhiều tuyến đường khác Nếu không được xem xét từ ban đầu thì khi cần mở rộng sẽ rất khó khăn

 Cự ly giữa các ga phải hợp lý

Khoảng cách trung bình giữa các ga metro không nên quá dài hoặc quá ngắn.Quá dài sẽ bỏ qua các điểm cần phục vụ hành khách.Quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chạy tầu, và chi phí khai thác vì tầu phải tăng giảm tốc liên tục Đây là một sự lãng phí rất lớn cho nhà nước.Quan điểm cho rằng

Trang 26

khoảng cách giữa các ga metro dứt khoát phải bằng hoặc nhỏ hơn 1 km để khoảng cách đi bộ của người dân đến ga nhỏ hơn hoặc bằng 500m là hoàn toàn sai lầm.

Bởi vì trên mặt đất còn nhiều phương tiện vận tải khác, những khoảng trống mà metro không tiện vươn tới thì đã có các phương tiện vận tải khác bổ xung

Tuyến metro số 2 đi qua địa bàn các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú; trong đó đoạn đi ngầm dài hơn 9km, đoạn kết nối vào khu nhà ga (depot) dài 997m Toàn tuyến có 10 nhà ga ngầm bao gồm: Bến Thành, Tao Đàn, Dân Chủ, Hòa Hưng, Lê Thị Riêng, Phạm Văn Hai, Bảy Hiền, Nguyễn Hồng Đào, Bà Quẹo, Phạm Văn Bạch và 1 nhà ga trên cao là Tân Bình

Điểm đầu của tuyến là bến xe Tây Ninh (còn gọi là bến xe An Sương) chạy dọc đường Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Phạm Hồng Thái, Bến Thành, Hàm Nghi, qua sông Sài Gòn sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm, kết thúc tại điểm ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam (dự kiến xây dựng tại đây)

Khi hoàn thành, tuyến metro này sẽ giúp kết nối giao thông giữa khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu Tây Bắc TP, qua trung tâm và các khu dân cư mới ở quận 12, Tân Bình, Tân Phú Thời gian hành trình toàn tuyến khoảng 20 phút, nhanh hơn rất nhiều so với xe buýt

Trang 27

2.2 Các dự báo chủ yếu

2.2.1 Phương pháp dự báo

Số liệu đếm xe thể hiện qua các bảng sau:

Chú thích: 1_hướng Bến Thành => Tham Lương

2_hướng Tham Lương => Bến Thành

Trang 28

Chủ Nhật ngày 6/5/2012

đạp máy Xe con Xe Buýt nhỏ Buýt lớn nhẹ Tải trung Tải nặng Tải khác Xe

Thời gian Hướng

Trang 29

Thứ Hai ngày 7/5/2012

đạp

Xe máy

Xe con

Buýt nhỏ

Buýt lớn

Tải nhẹ

Tải trung

Tải nặng

Xe khác

Thời gian Hướng

Trang 30

Thứ Ba ngày 8/5/2012

đạp máy Xe con Xe Buýt nhỏ Buýt lớn nhẹ Tải trung Tải nặng Tải khác Xe

Thời gian Hướng

Ngày đăng: 19/09/2014, 09:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.5 : Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu - Đồ án quy hoạch đường sắt metro quy hoạch ga ngầm điện biên phủ tuyến metro số 2 Bến ThànhTham Lương
Bảng 1.5 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w