1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày thử nghiệm cơ bản về khoản mục hàng tồn kho năm 2014

29 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 83,66 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG TỒN KHO. 2 1.1: Khái niệm hàng tồn kho. 2 1.2: Ghi nhận hàng tồn kho. 2 1.3: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho 3 1.4: Tính giá hàng tồn kho. 4 1.5: Trình bày và công bố trên báo cáo tài chính. 5 1.6: Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 5 CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HÀNG TỒN KHO. 7 2.1: Mục đích của kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho 7 2.2: Các thủ tục kiểm soát đối với hàng tồn kho 7 2.2.1: Kiểm soát nội bộ về vật chất 7 2.2.2: Kiểm soát nội bộ về ghi chép 7 CHƯƠNG 3: RỦI RO KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO 9 3.1: Các rủi ro thường gặp 9 3.2: Xác lập mức trọng yếu 10 3.3: Đánh giá rủi ro 10 3.4: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho 11 CHƯƠNG 4: THỬ NGHIỆM CƠ BẢN VỀ KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO. 15 4.1: Thử nghiệm kiểm soát 15 4.1.1: Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ 15 4.1.2: Đánh giá rủi ro kiểm soát 15 4.1.3: Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát 15 4.1.4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế thử nghiệm cơ bản 16 4.2: Thử nghiệm cơ bản 17 4.2.1: Thủ tục phân tích 17 4.2.2: Thử nghiệm chi tiết 19 KẾT LUẬN 21 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường với những quy luật của nó đang có những tác động đa chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực đến sự phát triển nền kinh tế của nước ta. Các doanh nghêp nước ngoài trực tiếp đầu tư vốn vào nước ta ngày càng nhiều, doanh nghiệp nhà nước bắt đầu chuyển sang cổ phần hoá, thị trường trong và ngoài nước trở nên cạnh tranh gay gắt hơn. Điều này tạo cho nước ta nhiều cơ hội phát triển bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều khó khăn và thử thách. Các nhà đầu tư đòi hỏi thông tin tài chính, họ sử dụng phải chính xác để ra quyết định đầu tư. Việc kiểm tra, xác nhận sự tin cậy các thông tin thường được thể hiện bằng việc xác định độ tin cậy của báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở đánh giá từng khoản mục nhỏ, kiểm toán viên có thể đưa ra sự đảm bảo ở một mức độ nhất định về sự chính xác của báo cáo tài chính, giúp ích cho những người cần tìm hiểu doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, và cũng là một khoản mục trọng yếu ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trong phân tích báo cáo tài chính. Đây là một khoản mục nhạy cảm với gian lận và sai sót, vì hàng tồn kho là công cụ để doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận theo mong muốn của mình. Với tầm quan trọng trên, em đã chọn đề tài: ”Trình bày thử nghiệm cơ bản về khoản mục hàng tồn kho”

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thị trường với những quy luật của nó đang có những tác động

đa chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực đến sự phát triển nền kinh tế của nước ta Cácdoanh nghêp nước ngoài trực tiếp đầu tư vốn vào nước ta ngày càng nhiều,doanh nghiệp nhà nước bắt đầu chuyển sang cổ phần hoá, thị trường trong vàngoài nước trở nên cạnh tranh gay gắt hơn Điều này tạo cho nước ta nhiều cơhội phát triển bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều khó khăn và thử thách Các nhà đầu

tư đòi hỏi thông tin tài chính, họ sử dụng phải chính xác để ra quyết định đầu tư.Việc kiểm tra, xác nhận sự tin cậy các thông tin thường được thể hiện bằng việcxác định độ tin cậy của báo cáo tài chính doanh nghiệp Trên cơ sở đánh giátừng khoản mục nhỏ, kiểm toán viên có thể đưa ra sự đảm bảo ở một mức độnhất định về sự chính xác của báo cáo tài chính, giúp ích cho những người cầntìm hiểu doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, hàng tồn kho thườngchiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, và cũng làmột khoản mục trọng yếu ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trong phân tích báo cáo tàichính Đây là một khoản mục nhạy cảm với gian lận và sai sót, vì hàng tồn kho

là công cụ để doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận theo mong muốn của mình.Với tầm quan trọng trên, em đã chọn đề tài: ”Trình bày thử nghiệm cơ bản vềkhoản mục hàng tồn kho”

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG TỒN KHO.

1.1: Khái niệm hàng tồn kho.

Theo VAS 02, hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản:

Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến, hàng hóa bất động sản

Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thànhchưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

Nguyên liệu, vật liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuấtkhẩu và thành phẩm, hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp Chi phí dịch vụ dở dang

1.2: Ghi nhận hàng tồn kho.

Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể

Trang 6

thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiệnđược Trong đó:

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chiphí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm vàtrạng thái hiện tại

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn khotrong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính cần thiết cho việchoàn thành và tiêu thụ chúng Cuối năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện đượccủa hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho chính là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồnkho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được

Khoản chênh lệch này có thể phát sinh do hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗithời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí để bán hàng tăng thêm Việc ghi giảm giá gốchàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyêntắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bánhay sử dụng chúng

1.3: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Hạch toán tổng hợp hàng tồn kho có thể theo phương pháp kê khai thườngxuyên hay kiểm kê định kỳ:

Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi và phản ánhthường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình xuất nhập tồn vật tư hàng hoá trên

sổ kế toán Giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳthời điểm nào trong kỳ kế toán Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàngtồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán Về nguyêntắc số hàng tồn kho thực tế phải luôn khớp với số hàng tồn kho trên sổ kế toán.Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời

Trang 7

Thường được áp dụng ở các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp…) và cácđơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng kỹthuật… Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp hạch toán căn cứ vàokết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hoátrên sổ tổng hợp và từ đó tính giá trị hàng hoá đã xuất trong kỳ theo công thức:

Trị giá hàng xuất = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + tổng trị giá hàng nhập trong kỳ trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Theo phương pháp này, mọi biến động (nhập kho, xuất kho) không theodõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho Giá trị hàng mua nhậpkho được theo dõi trên tài khoản kế toán riêng (tài khoản 611) Công tác kiểm kêđược tiến hành vào cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị hàng hoá, vật tư thực

tế xuất trong kỳ Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượngcông việc hạch toán Nhưng độ chính xác bị ảnh hưởng của chất lượng công tácquản lý tại kho, quầy, bến bãi… Thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủngloại hàng, vật tư với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và xuất bánthường xuyên

Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phươngpháp sau:

Phương pháp tính theo giá đích danh: Có thể được áp dụng đối với doanhnghiệp có ít chủng loại hàng hoặc mặt hàng ổn định và dễ nhận diện Theo

Trang 8

phương pháp này, kế toán sẽ sử dụng giá gốc thực sự của từng đơn vị hàng tồnkho để xác định giá trị của hàng tồn kho và hàng xuất kho

Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho đượctính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trịtừng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình cóthể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vàotình hình của doanh nghiệp

Phương pháp nhập trước, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn khocòn lại cuối kỳ là hàngtồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàngnhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tínhtheo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

Phương pháp nhập sau, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lạicuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương phápnày thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gầnsau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳhoặc gần đầu kỳ còn tồn kho

Mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho đều có những ưu điểm, nhượcđiểm nhất định Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộcvào yêu cầu quản lý, năng lực nghiệp vụ và trình độ, phương tiện xử lý thông tincủa doanh nghiệp

1.5: Trình bày và công bố trên báo cáo tài chính

Theo VAS 02, Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:

Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả

Trang 9

phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;

Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn khođược phân loại phù hợp với doanh nghiệp;

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập

dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho(Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồnkho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả

Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinhdoanh được phân loại chi phí theo chức năng

1.6: Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuấtkinh doanh của năm nay phần giá trị có khả năng bị giảm xuống thấp hơn so vớigiá gốc của hàng tồn kho Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là biện pháp

đề phòng những thiệt hại có thể xảy đến trong tương lai gần do hàng tồn kho bị

hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm,… đồng thời cũng để phản ảnh đúng giá trịthuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhằm đưa ra một hình ảnh trungthực về tài sản của doanh nghiệp kho lập bảng cân đối kế toán cuối năm

Theo VAS 02, cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện đượccủa hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện trên cơ sở từngmặt hàng

Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa

Trang 10

trên những bằng chứng đáng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việcước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liênquan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính Mà các sự kiệnnày được xác nhận các điều kiện có ở thời điểm ước tính

Trang 11

CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HÀNG TỒN KHO.2.1: Mục đích của kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho

Mục đích của kiểm soát nội bộ hàng tồn kho bao gồm:

Xác định mức độ tồn kho hợp lý để vừa đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất (đốivới nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ) hoặc đủ cung cấp cho thị trường (đối vớithành phẩm hàng hoá), vừa hạn chế tối đa sự lãng phí do dự trữ quá mức

Nâng cao tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho nhằm giảm thiểu khả năng hàngtồn kho bịhư hỏng, hay lỗi thời do hàng tồn kho quá lâu đồng thời tiết kiệmđược lượng vốn lưu động đầu vào hàng tồn kho

Đảm bảo chất lượng hàng tồn kho trong suốt quá trình tồn trữ Đảm bảorằng đơn vị luôn tiếp cận được với những nguồn hàng tốt nhất với giá cả hợp lýnhất

Đảm bảo hàng tồn kho được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích Mục tiêunày cũng bao gồm mục tiêu bảo vệ vật chất đối với hàng tồn kho, tức là đảm bảohàng tồn kho không bị thất thoát, sử dụng cho mục đích cá nhân hay mất cắp,đồng thời hạn chế tối đa các hao mòn hữu hình và vô hình đối với hàng tồn kho

Kiểm soát chặt chẽ quá trình tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan đếnhàng tồn kho, cũng như quá trình vận động của hàng tồn kho cả về số lượng lẫnmặt giá trị

2.2: Các thủ tục kiểm soát đối với hàng tồn kho

2.2.1: Kiểm soát nội bộ về vật chất

Mục đích xây dựng tốt hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa mất mát,

hư hỏng hoặc sử dụng lãng phí tài sản Việc sử dụng các khu vực, kho hàngriêng biệt, hạn chế ra vào kho nguyên liệu hàng hoá, sản phẩm dở dang, thành

Trang 12

phẩm… là một thủ tục kiểm soát chủ yếu để bảo vệ tài sản Ngoài ra, trongnhiều trường hợp thì sự phân chia trách nhiệm cụ thể trong quản lý hàng tồn khocho những cá nhân cũng hết sức cần thiết

2.2.2: Kiểm soát nội bộ về ghi chép

Các chứng từ được đánh số trước, được xét duyệt trước khi cho phép hànghoá vận động sẽ có tác dụng bảo vệ tài sản Mặc khác quá trình ghi chép sổ sáchhàng tồn kho cần phải tách biệt với những người bảo vệ, quản lý tài sản Sổ sáchtổng hợp và chi tiết hàng tồn kho phải theo dõi được cả về giá trị, số lượng, chấtlượng của tồn kho cuối kỳ, cũng như phải tách biệt trách nhiệm của các bộ phậnquản lý để có cơ sở điều tra khi phát sinh chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách

Hệ thống kế toán chi tiết hàng tồn kho Đơn vị phải duy trì một hệ thống sổchi tiết theo dõi tình hình nhập xuất và tồnkho của từng mặt hàng về cả số lượng

và giá trị Nhờ đó đơn vị sẽ kiểm soát được lượng hàng tồn trong kho, bảo đảmthống nhất giữa tổng hợp và chi tiết

Cuối kỳ, số liệu kiểm kê sẽ được đối chiếu với sổ sách để phát hiện cáctrường hợp nhầm lẫn, thất thoát hàng tồn kho

Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

Đối với doanh nghiệp sản xuất, để kiểm soát nội bộ hữu hiệu thì cần phải tổchức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

Về cơ bản có hai phương pháp kế toán chi phí: Xác định chi phí theo côngviệc và xác định theo quy trình sản xuất Điểm khác nhau cơ bản là khi nguyênliệu được xuất kho và chi phí lao động phát sinh thì chi phí sẽ được tập hợp theotừng quy trình sản xuất, hay từng công việc riêng biệt với các chi phí đơn vị củaquy trình được phân bổ cho sản phẩm vận động qua quy trình đó

Các chứng từ và sổ sách bao gồm:

Trang 13

Báo cáo sản xuất và báo cáo sản phẩm hỏng

Sổ sách kế toán chi phí: Gồm sổ cái, bảng điều chỉnh, bảng phân bổ và báocáo tập hợp chi phí nguyên vật liệu, lao động và sản xuất chung Theo công việchay theo quy trình sản xuất

Trang 14

CHƯƠNG 3: RỦI RO KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO

3.1: Các rủi ro thường gặp

Với những đặc điểm trên, trong công tác kiểm toán, đặc biệt đối với cácdoanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất kiểm toán hàng tồn kho vàgiá vốn hàng bán thường được đánh giá là quan trọng và chứa đựng nhiều rủi ro

Lý do là:

Hàng tồn kho thường có giá trị lớn và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tàisản ngắn hạn của đơn vị Do đó, các sai sót liên quan đến hàng tồn kho thường

có ảnh hưởng trọng yếu đến mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính

Đối với những đơn vị có quy mô lớn hoặc sản xuất, kinh doanh cùng lúcnhiều mặt hàng, khối lượng hàng tồn kho luân chuyển thường rất lớn, chủng loạihàng tồn kho phong phú và được tổ chức tồn trữ ở nhiều địa điểm khác nhau

Trong điều kiện phải xử lý một khối lượng dữ kiện vừa quá lớn vừa phứctạp có thể tạo ra các sức ép khiến cho nhân viên bị sai sót

Ngoài ra, để thực hiện chức năng quản lý, các đơn vị này thường phải thiếtlập một hệ thống chứng từ sổ sách để kiểm soát nội bộ phức tạp Điều này có thểlàm cho thử nghiệm kiểm tra tài liệu hay theo dõi sự lưu chuyển dữ liệu liênquan đến hàng tồn kho của kiểm toán viên gặp nhiều khó khăn

Các sai sót liên quan đến hàng tồn kho có thể ảnh hưởng đến cả bảng cânđối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Hàng tồn kho là một khoản mục rất nhạy cảm với gian lận ( biển thủ, trộmcắp…) và chịu nhiều rủi ro do mất mát, hư hỏng lỗi thời, … Ngoài ra do các đặcđiểm riêng một số hàng tồn kho như thuốc độc, thủy hải sản đang nuôi trồng…

là các đối tượng rất dễ sai sót khi tiến hành kiểm tra vật chất

Trang 15

Kế toán hàng tồn kho là một công việc chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan vàphụ thuộc rất lớn vào các xét đoán của ban giám đốc khi ước tính kế toán Ngoài

ra, do có nhiều hệ thống tính giá thành khác nhau, nhiều phương pháp kế toánhàng tồn kho khác nhau, và nhiều phương pháp tính giá trị hàng tồn kho khácnhau được chuẩn mực và chế độ kế toán cho phép lựa chọn

Mỗi hệ thống mỗi phương pháp lại phù hợp với một số hoàn cảnh cụ thể vàcho các kết quả có thể rất khác nhau, nên dễ xảy ra trường hợp đơn vị áp dụngcác hệ thống, phương pháp không nhất quán giữa các thời kỳ để điều chỉnh giátrị hàng tồn kho và kết quả kinh doanh theo ý muốn

3.2: Xác lập mức trọng yếu

Do lấy mẫu cũng như do các hạn chế tiềm tàng khác của cuộc kiểm toán,nên kiểm toán viên không thể phát hiện được mọi sai lệch trong báo cáo tàichính Tuy nhiên kiểm toán viên phải đảm bảo hợp lý rằng sai lệch nếu còn tồntại trên báo cáo tài chính đã kiểm toán sẽ không được gây ảnh hưởng trọng yếu

Để đạtđược điều này: Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viênphải xác lập mức trọng yếu chấp nhận được, nghĩa là số tiền sai lệch tối đa chophép, để căn cứ vào đó thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiệnnhững sai lệch có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính Ví dụ, khi xáclập mức trọng yếu thấp nghĩa là sai lệch được phép khá nhỏ, kiểm toán viên cần

mở rộng phạm vi kiểm tra như tăng cở mẫu các thử nghiệm cơ bản

Trong giai đoạn thực hiện và hoàn thành kiểm toán, kiểm toán viên cầnđánh giá xem các sai lệch chưa được điều chỉnh có gây ảnh hưởng trọng yếu haykhông để có các hành động thích hợp Khi đó, ngoài việc dựa trên mức trọngyếu đã nêu, kiểm toán viên còn phải xem xét cả bản chất của các sai lệch này

3.3: Đánh giá rủi ro

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá rủi ro

Ngày đăng: 19/09/2014, 00:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w