BÌNH ĐỊNH TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-1954 1 Đánh bại cuộc hành quân Atlante của Pháp

Một phần của tài liệu Lịch sỬ 9 BÌNH ĐỊNH (Trang 30)

1. Đánh bại cuộc hành quân Atlante của Pháp

Sau thất bại ở chiến dịch biên giới, thực dân Pháp càng lún sâu vào thế suy sụp, phòng ngư, bị động. Để đối phó tình hình, tướng Đờ-lát-đơ-tat-xi-nhi được cử sang Đông Dương, làm tổng chỉ huy quân đội Pháp. Đờ-lat âm mưu thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", đẩy mạnh và thực hiện “bình định gấp rút và phản công quyết liệt".

Ở Bình Định, từ 1951, thực dân Pháp ngày càng tăng cường đánh phá các thị trấn đông dân, cầu xe lửa, nhà ga như ở Chương Hoà, Bồng Sơn, Phù Ly, Nhà Đá, Phù Cát. Tại các vùng nông thôn rộng lớn như An Thái, Phú Mỹ, Phú Lạc, địch dùng bom na pan tàn phá nhà cửa, ruộng vườn. Ngoài ra chúng còn tung gián điệp vào Tam Bình, lập ổ vũ trang phản động (GOUM) ở Vĩnh Thạnh, cho 300 quân càn quét ở Bình Quang.

Với những hành động trên, địch gây thiệt hại cho nhân dân trong tỉnh: 314 người chết và 15 người bị thương, 1.292 ngôi nhà bị phá huỷ, 450 ghe thuyền bị đốt, 300 con tru, bị, heo bị giết, 5

toa xe lửa và 100 thanh đường ray bị hỏng, 1 cầu xe hơi bị hỏng2.

Tháng 4.1952, địch cho tàu chiến và ca nô đổ bộ lên Quy Nhơn, phá ghe thuyền, nhưng bị dân quân du kích và bộ đội địa phương chặn đánh, buộc chúng phải rút lui. Tháng 7.1952, địch đổ bộ xuống Bình Giang nhằm thăm dò lực lượng ta và cướp bóc tài sản của nhân dân. Nhưng với tinh thần cảnh giác cao, du kích và bộ đội chủ lực, trung đoàn 120 chặn đánh quyết liệt, tiêu diệt nhiều tên địch, phá tan âm mưu đánh phá vùng tự do của ta.

Bước vào năm 1953, cục diện trên chiến trường Đông Dương càng có lợi cho ta. Thực dân Pháp càng sa lầy vào cuộc chiến tranh, ngày càng bị động, lúng túng.

Để cứu vãn tình thế, một mặt thực dân Pháp cầu cứu viện trợ tối đa của Mỹ, mặt khác cố tập trung lực lượng xoay chuyển tình thế. Tháng 5.1953, chính phủ Pháp cử tướng Nava sang Đông Dương thay Xalăng làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp, thực hiện kế hoạch Nava.

Theo kế hoạch này, ở Nam Trung Bộ, chúng tiến hành cuộc hành quân At-lăng (Atlante) chiếm vùng tự do. Để thực hiện âm mưu đó, thực dân Pháp tập trung một lực lượng cơ động lớn, tổ chức thành những binh đoàn cơ động mạnh gồm 40 tiểu đoàn, trong đó có binh đoàn cơ động số 10 từ Pháp sang và binh đoàn cơ động số 100 từ chiến trường Triều Tiên đến. Đồng thời, điều quân Pháp ở Bình Trị Thiên và Nam Bộ đến để thực hiện chiến lược đánh chiếm vùng tự do. Kế hoạch At-lăng chia làm ba bước:

Bước1: Tập trung 22 tiểu đoàn để đánh chiếm Khánh Hoà, Phú Yên, Đắc Lắc.

Bước2: Đánh chiếm Quy Nhơn và tỉnh Bình Định bằng các cánh quân từ Phú Yên ra, từ An Khê xuống và từ biển đổ bộ lên.

Bước3: Tập trung quân đánh chiếm Quảng Ngãi, hoàn thành mục tiêu đánh chiếm vùng tự do Nam Trung Bộ.

Trước khi cuộc hành quân được tiến hành, cuối tháng 2.1954, địch sử dụng 3 toán quân gián điệp biệt kích hỗn hợp gồm 93 tên nhảy dù xuống Đá Trắng (Vĩnh An), Đồng Sim (Tây Phú), Bồ Bồ (Bình Tân) để thăm dò. Các toán biệt kích này đều bị du kích địa phương bám đánh, tiêu diệt và bắt gọn.

Nắm vững được ý đồ của địch, Bộ Chính trị quyết định đưa quân chủ lực tiến công lên Tây Nguyên, giao nhiệm vụ bảo vệ vùng tự do cho lực lượng địa phương. Chấp hành chủ trương của Trung ương và Liên khu V, đầu tháng 1.1954, Tỉnh uỷ Bình Định chỉ thị cho các huyện phải huy động mọi nỗ lực cao nhất của dân, và quân địa phương, ra sức bố phòng, chiến đấu giữ vững vùng tự do, đồng thời chi viện đắc lực cho chiến dịch Bắc Tây Nguyên.

Lực lượng dân quân du kích xã thôn và bộ đội địa phương huyện được trang bị thêm vũ khí, bổ sung thêm quân số, vạch ra phương án tác chiến. Ngày 7.2.1954, chiến dịch Bắc Tây Nguyên

giành thắng lợi lớn, giải phóng Kon Tum với 14.000 km2 và 200.000 dân. Thừa thắng, cuối tháng

2.1954, ta đưa trung đoàn 803 (thiếu một tiểu đoàn) vào khu tam giác Pleiku - Biển Hồ, Cheo Reo làm cho địch hoang mang bị động, chuyển sang thế chống đỡ sự tấn công của ta. Nhằm cứu vãn sự thất bại ở Tây Nguyên, ngày 12.3.1954, thực dân Pháp cho 8 tiểu đoàn nòng cốt của binh đoàn số 10 đánh chiếm thị xã Quy Nhơn, làm bàn đạp cho các cuộc hành quân đánh chiếm một số nơi ở huyện Tuy Phước như: Lòng Sông, Trường Úc, Vân Hà, Phú Mỹ, Cầu Sông Ngang, Phú Tài... Trước đó ngày 11.3.1954, binh đoàn 41, 42 của địch từ Phú Yên chia làm hai cánh quân theo đường số 1 và số 6 tiến đánh ra Bình Định. Cả hai cánh đều bị du kích và bộ đội địa phương chặn đánh quyết liệt ngay từ khi chúng đặt chân lên địa phận Bình Định: giết và làm bị thương 530 tên, trong đó 300 tên bị sa hầm chông. Bị đánh liên tục, từ ngã ba Phú Tài, Pháp phải mất 12 ngày mới đến Diêu Trì. Số thương vong của địch rất lớn, gần 800 tên. 4 tiểu đoàn cơ động đổ bộ lên Bãi Xép (nam Quy Nhơn), bốn tiểu đoàn khác lên Phước Hải (bắc Quy Nhơn) cũng bị các chiến sĩ đại đội 215, 216 và du kích chặn đánh ở Gềnh Ráng (Khu 6) diệt hàng trăm tên.

Ngày 20.3.1954, hai cánh quân Pháp ở Quy Nhơn và Cù Mông gặp nhau ở đoạn giữa Quy Nhơn và Diêu Trì. Ở khu vực Đông-Nam tỉnh, địch điều 4 trung đoàn, 230 xe quân sự, có 5 xe tăng, 4 tiểu đoàn công binh, 48 tàu chiến, 13 máy bay đánh chiếm Quy Nhơn, Lòng Sông, Cầu Đôi, Phú Mỹ, Phú Tài... Nhưng với thế chiến tranh nhân dân đã bày sẵn, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Ban chỉ huy tỉnh đội Bình Định, chỉ trong 3 ngày, bộ đội địa phương và du kích đã loại khỏi vòng chiến đấu 530 tên địch, trong đó có gần 300 tên chết vì sập hầm chông và mìn.

Đặc biệt, đêm 3.4.1954, một bộ phận đặc công do đội trưởng Lục Đức Đèn chỉ huy và bí mật tập kích nhà hát Trung Hoa, diệt 200 sĩ quan và binh lính dịch đang trú quân ở đây. Du kích ở các xã Phước Hậu, Phước Long bao vây bắn tỉa địch ở Cầu Đôi, Chợ Dinh, ngã ba Diêu Trì giết hàng chục tên, luồn sâu vào thị xã Quy Nhơn diệt địch ở khu phố 1, khu phố 2. Ở phía Tây, quân Pháp dùng binh đoàn 11, 21, 100 và dù chiếm cầu Thượng An (đèo An Khê), đánh bom dọc theo đường 19, phối hợp với cánh quân ở Quy Nhơn để khai thông đường 19, nhưng không thành.

Bị động và không còn khả năng tiếp tục thực hiện kế hoạch At-lăng, ngày 4. 4.1954, quân Pháp rút toàn bộ lực lượng ở Tuy Phước về cố thủ ở Quy Nhơn. Chúng rút đến đâu vòng vây du kích càng siết chặt đến đó.

Tại Quy Nhơn, thực dân Pháp tự tổ chức móc nối với bọn phản động nội địa để đánh phá ta.Chúng đưa tên Việt gian Tạ Chương Phùng làm tỉnh trưởng bù nhìn, bắt 300 thanh niên ở Vân Hà, Quảng Vân, Phú Tài, huyện Tuy Phước đi lính, thực hiện âm mưu xáo trộn dân để dễ kiểm soát. Đồng thời, chúng cho máy bay đánh phá từ bắc Tuy Phước - An Nhơn, Hoài Nhơn, An Lão để chặn đường tiến công của ta.

Với tinh thần chiến đấu ngoan cường, các lực lượng vũ trang Liên khu và tỉnh đã đánh trả quyết liệt cuộc hành quân, càn quét của địch.

Chỉ hơn 3 tháng chiến đấu (từ 13.3 đến 18.6.1954), quân và dân Bình Định đã loại bỏ khỏi vòng chiến đấu 2.673 tên địch, trong đó có 1.400 tên bị giết, hơn 1.000 tên khác bị thương, 30 tên ra hàng, 51 tên bị bắt làm tù binh, thu 45 súng các loại, trong đó có 25 súng máy, đánh hỏng 6 xe quân sự (có 2 xe tăng bị mìn của du kích).

Chiến dịch At-lăng nhằm thôn tính toàn bộ vùng tự do Liên khu V đã hoàn toàn bị thất bại. Việc đánh bại bước 2 của cuộc hành quân At-lăng nói lên tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Bình Định, nhất là nhân dân Tuy Phước, Quy Nhơn. Khi địch đánh rộng ra Tuy Phước, các tổ sản xuất đã tranh thủ gặt hơn 2.700 mẫu ruộng lúa chín ở nam Tuy Phước, di chuyển 1.800 tấn lúa ra vùng an toàn.

Về chiến đấu, tuy lực lượng của Liên khu chỉ một đại đội của tiểu đoàn 30 nhưng lực lượng vũ trang của tỉnh gồm tiểu đoàn 80, 3 đại đội địa phương và dân quân du kích, thực hiện với việc phối hợp chặt chẽ giữa ba thứ quân, giữa ba lực lượng của cuộc chiến tranh nhân dân, nên đã phát huy tác dụng và hiệu quả tiêu diệt sinh lực địch. Các lực lượng đã đánh địch bằng những hình thức phục kích, tập kích, sử dụng triệt để toàn bộ các loại vũ khí thô sơ, mìn chông, đánh phía trước, phía sau và cả trong lòng địch, đánh đặc công... làm cho quân địch tuy đông gấp 10 lần, chiếm ưu thế tuyệt đối về hoả lực phi pháo và cơ động, nhưng vẫn bị thất bại.

Kế hoạch Nava hoàn toàn bị phá sản, âm mưu phá hoại vùng tự do bị thất bại, chúng càng sa vào thế bị động, nhà cầm quyền Pháp hết hy vọng tìm ra thắng lợi quân sự ở Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng.

2. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến về mọi mặt, góp phần cùng với các chiến trường kết thúc chiến tranh kết thúc chiến tranh

Trên chiến trường Nam Trung Bộ, sau sự thất bại của chiến dịch At-lăng, thực dân Pháp dồn sức đẩy mạnh cuộc chiến tranh ngày càng khốc liệt hòng giành thế chủ động. Nhân dân Bình Định càng nhận thức rõ hậu phương đối với tiền tuyến ngày càng có ý nghĩa to lớn và do đó càng ra sức thi đua "Tất cả cho tiền chiến, tất cả cho chiến thắng".

Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Tỉnh ủy Bình Định động viên quân và dân ra sức đẩy mạnh hoạt động mọi mặt để góp phần vào thắng lợi. Tỉnh ủy đã thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng theo hướng tăng thành phần trực tiếp chiến đấu và giảm thành phần gián tiếp để phù hợp với yêu cầu tác chiến.

Năm 1953, lực lượng vũ trang đã tiến hành đợt chỉnh huấn chính trị vào tháng 4.1953 với tài liệu: "Quân đội nhân dân Việt Nam kháng chiến trường kỳ gian khổ, tự lực cánh sinh nhưng nhất định thắng lợi" nhằm nâng cao lập trường chính trị, lập trường của giai cấp công nhân, tinh thần chiến đấu, niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Sau đợt học tập về chính trị, lực lượng vũ trang lại bước vào học tập quân sự nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, nâng cao sức chiến đấu lên một bước. Với những biện pháp củng cố trên, nhất là qua chỉnh huấn chính trị, quân sự, chất lượng bộ đội tăng lên rõ rệt, đã quán triệt phương châm "du kích chiến là chính, học tập đánh vận động chiến trong mọi điều kiện thuận lợi, tiêu diệt sinh lực địch đi đôi với bồi dưỡng lực lượng ta".

Cuối năm 1953, tỉnh đội Bình Định chọn chiến sĩ trong các đơn vị, thành lập một phân đội đặc công, xây dựng thêm hai đại đội bổ sung cho khối chủ lực Liên khu, đào tạo cán bộ trung đội, tiểu đội để bổ sung cho các đơn vị của tỉnh. Nhờ vậy, lực lượng vũ trang tập trung được trưởng thành toàn diện, sức chiến đấu được nâng cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về tác chiến trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác huy động dân công tiếp vận cho các chiến trường được xúc tiến một cách mạnh mẽ và thường xuyên. Lực lượng dân công được phiên chế thành tổ chức như lực lượng vũ trang từ xã lên huyện. Năm 1953, tỉnh đã huy động 104.000 dân công. Trong 6 tháng đầu năm 1954, Bình Định đã huy động 289.966 lượt dân công trong 7 đợt phục vụ chiến trường, đồng thời huy động 7 xe hơi, 150 ghe, 140 xe ngựa, 400 xe cộ, 100 xe đạp thồ, 139 ngựa thồ để chuyển

4.884 tấn muối, 7.314 tấn lúa gạo, 90 tấn chiến lợi phẩm cho chiến trường. Toàn tỉnh đã huy động 130.000 người phục vụ tiền tuyến, 290.000 người phục vụ chiến đấu bảo vệ hậu phương. Riêng lực lượng phụ nữ phục vụ chiến đấu trên 10.000 người. Không chỉ có nữ thanh niên, trung niên mà cả các mẹ, các em gái đều tình nguyện tham gia các đoàn dân công vận tải.Ở huyện Hoài Nhơn có trên 220.000 lượt người đi dân công tiếp vận trong 17 đợt, trong đó phụ nữ chiếm 30%.

Việc đóng góp thóc, gạo và thực phẩm của Bình Định cho cuộc kháng chiến chiếm 60 % tổng số huy động lương thực toàn Liên khu. Hàng chục ngàn thanh niên khỏe mạnh của Bình Định đã bổ sung cho bộ đội chủ lực.

Các xưởng quân giới đã cùng với hỏa xa, công chánh làm hàng chục cầu tạm, sửa chữa xe goòng để đảm bảo cho mạch máu giao thông vận chuyển vũ khí thuốc nổ ra chiến trường thông suốt. Riêng chiến dịch An Khê - Tây Nguyên có 32.000 lượt dân công phục vụ.

Cùng với việc động viên sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, Tỉnh ủy đã tiến hành thực hiện chủ trương bồi dưỡng sức dân, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất của Đảng. Như lời của Hồ Chủ tịch:

"Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật sự thực hiện thì phải

thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng cho nông dân". Tháng 4.1953, Liên khu ủy V quyết định phát động quần chúng nông dân đấu tranh đòi giảm tô triệt để. Chỉ trong hai vụ lúa tháng 3 và tháng 8.1953, địa chủ trả lại cho nông dân 4.500 tấn thóc và 6 triệu đồng. Cuộc đấu tranh thi hành chính sách giảm tô, giảm tức, chống bóc lột diễn ra quyết liệt, điển hình là cuộc đấu tranh với tên địa chủ Bùi Ngang ở Ân Tín (Hoài Ân). Từ Ân Tín (Hoài Ân), cuộc đấu tranh với địa chủ đã nhanh chóng lan ra các huyện Phù Cát, Tuy Phước và nhiều huyện khác (Hoài Ân có 396 cuộc, Tuy Phước có 378 cuộc, Phù Cát có 210 cuộc).

Kết quả của chính sách giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất, địa chủ phải trả lại cho nông dân hàng ngàn tấn thóc, các khoản nợ lâu đời của nông dân đều bị xóa bỏ. Tính đến tháng 3.1954, toàn tỉnh Bình Định đã có 9.912 địa chủ giảm 96,9 tấn màu và 2.884 tấn lúa tô cho 16.712 tá điền. Trên 660 mẫu ruộng đất công bị địa chủ, cường hào chiếm hữu trái phép đều bị tịch thu chia cho nông dân. 119 mẫu ruộng đất của người bị án, 45,6 mẫu ruộng vắng chủ, 434 mẫu ruộng của Pháp nhưng vợ là người Việt Nam đứng tên đều bị tịch thu chia cho nông dân. Đợt cải cách ruộng đất năm 1953 đã đưa lại quyền lợi cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng. Nông dân phấn khởi, hăng hái tham gia kháng chiến.

Tỉnh ủy cũng chỉ đạo công tác thuế nông nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo nguồn thu chính cho ngân sách. Tuy nhiên, năm 1953, với mức thu 35.800 tấn/năm (vẫn chưa đủ định mức do Liên khu quy định là 45.000 tấn), nhưng mức thuế cao và cách thu có phần áp đặt, nên dẫn đến tình hình nhân dân sợ thuế, không muốn giảm tô, trả bớt ruộng đất được cấp cho nông hội, còn địa chủ không muốn thu tô, mà giao hẳn ruộng cho nông dân làm ăn chịu thuế.

Thuế công thương nghiệp đạt khá. Từ thu 41,6 triệu đồng năm 1951 tăng lên 653 triệu đồng vào cuối tháng 11.1953. Mức thuế công thương nghiệp được định hợp lý, nên đã làm cho các tầng lớp công thương nghèo yên tâm buôn bán, sản xuất và tích cực tham gia thực hiện công tác thuế, góp phần vào thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.

Bước vào Đông Xuân 1953-1954, bên cạnh các hoạt động trên, các mặt khác cũng

Một phần của tài liệu Lịch sỬ 9 BÌNH ĐỊNH (Trang 30)