Thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các chiến trường

Một phần của tài liệu Lịch sỬ 9 BÌNH ĐỊNH (Trang 28)

a. Chi viện cho chiến trường Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.

Chiến thắng của quân và dân Bình Định đã góp phần giữ vững vùng tự do của khu V, phá tan âm mưu chia cắt chiến trường Trung Đông Dương mà địch cố thực hiện trong năm 1947 bằng chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh". Có thể nói, năm 1948 là năm có những triển vọng mới, nhưng cũng là năm chiến đấu gian khổ...

Trước tình hình đó, Hội nghị Dân Chính Đảng miền Nam Trung Bộ do đồng chí Phạm Văn Đồng chủ trì đã đề ra cho các tỉnh Liên khu V ba nhiệm vụ chính, trong đó có nhiệm vụ: Xây dựng, củng cố vùng tự do thành căn cứ địa kháng chiến vững chắc, thành hậu phương trực tiếp của chiến trường Liên khu V và của Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.

Để thực hiện nhiệm vụ chi viện cho chiến trường Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Tỉnh ủy Bình Định đã chủ trương phát động thanh niên tòng quân, xây dựng lực lượng vũ trang. Hàng ngàn thanh niên đã tình nguyện gia nhập các đơn vị của quân khu. Trong một thời gian ngắn, đã

có 12.893 thanh niên ghi tên tòng quân, tuyển được 932 người1. Tỉnh cũng đã huy động hàng

ngàn người tải gạo, vũ khí phục vụ chiến trường Bắc Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Trong 1949, Bình Định đã đưa 1.481 bộ đội địa phương và du kích tham dự ở mặt trận Quảng Nam-Đà Nẵng và An Khê để rèn luyện chiến đấu.

Nhân dân Bình Định đã hưởng ứng tích cực chủ trương: "Lập quỹ kháng chiến" và xung phong đi dân công phục vụ chiến trường nhằm chi viện cho các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Trong 2 chiến dịch, Bắc Tây Nguyên (6.1949) và chiến dịch Nam Khánh Hòa (11.1949), Bình Định huy động hàng ngàn lượt dân công phục vụ cho chiến trường từ 15 ngày đến 1 tháng, chuyển tải gạo, súng đạn ra mặt trận. Nhà nào cũng có quỹ nuôi quân, nuôi thương binh. Có gia đình nhận nuôi cả một trung đội luyện tập quân sự từ một tuần đến một tháng. Với tinh thần "điều dưỡng nhân dân" của tỉnh, Hội phụ nữ đã đón nhận cán bộ dân chính Đảng của các tỉnh cực Nam, Tây Nguyên lần lượt về địa phương nuôi dưỡng, tận tình chăm sóc để các anh mau chóng phục hồi, sớm trở về công tác.

Năm 1949, Bình Định gánh vác nghĩa vụ đỡ đầu cho một số tỉnh thuộc vùng bị tạm chiếm như tỉnh Ninh Thuận, Lâm Viên, Gia Lai, thành phố Nha Trang. Ở tỉnh và huyện, thành lập ban đỡ đầu vùng bị chiếm như tổ chức "Tuần lễ ủng hộ Gia Lai". Mặt trận và các đoàn thể hô hào nhân dân đóng góp tích cực. Kết quả, nhân dân Bình Định đã nhận giúp đỡ 6.000 đồng bào Khánh Hòa, Phú Yên tản cư, gửi lên giúp đồng bào Lâm Viên 100 bộ áo quần, Ninh Thuận 500 bộ và 200 mền đắp, giúp bộ đội Gia Lai 11.790 mét vải xita, nhận nuôi 77 cán bộ, 118 con em cán bộ các tỉnh hi sinh và thoát ly, tiếp tế cho bộ đội Quảng Nam 3.352 tấn gạo, điều động cán bộ chi viện cho Ninh Thuận và Gia Lai.

Cùng với phong trào ủng hộ về vật chất cho chiến trường Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Tỉnh ủy Bình Định còn cử cán bộ, Đảng viên tăng cường cho các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bình Định cũng còn là địa bàn tập kết, đứng chân, rèn luyện, củng cố... của các đơn vị

quân đội, các cơ quan tỉnh bạn và quân khu như Trung đoàn 803 bộ đội chủ lực khu, cơ quan khu 15 Tây Nguyên...

Đến năm 1950, nhiệm vụ chi viện cho các chiến trường vẫn tiếp tục phát triển. Bình Định đã tiếp tế 1.895 tấn gạo và 42.500 mét vải cho Hạ Lào, Cực Nam, Tây Nguyên và Quảng Nam, nhận thêm 82 cán bộ đến học, 176 cán bộ đến chữa bệnh, 306 học sinh con cán bộ, điều 184 cán bộ và một trung đội dân quân chi viện cho Cực Nam, Tây Nguyên. Đặc biệt xã Cát Trinh (Phù Cát) có 58 cán bộ xã đi Cực Nam, huy động 110.000 người phục vụ cho chiến trường.

Bình Định xứng đáng là hậu phương của chiến trường Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

b. Thực hiện nhiệm vụ quốc tế.

Ở Hạ Lào, tháng 12.1945, quân Pháp nhảy dù xuống Pắc-Xế, lần lượt kiểm soát cao nguyên Bô-lô-ven.

Nhằm đoàn kết chống kẻ thù chung, quân tình nguyện Việt Nam cùng với các lực lượng vũ trang và nhân dân Lào, Campuchia anh em sát cánh bên nhau để chiến đấu.

Để giành lại địa bàn chiến lược trọng yếu của Hạ Lào, đầu năm 1948, tại Liên khu V đã diễn ra cuộc hội đàm giữa ông Thao Xổm - phái viên Chính phủ Lào kháng chiến Ít-xa-la và đồng chí Phạm Văn Đồng đại diện Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Hai bên đã nhất trí chủ trương: phối hợp với nhau để xây dựng một khu căn cứ địa ở cao nguyên Bô-lô-ven. Vì vậy, tháng 3.1948, Bộ Tổng chỉ huy ra chỉ thị về phương châm và phương hướng hoạt động của các cấp chỉ huy và bộ đội tình nguyện Việt Nam trên mặt trận Hạ Lào. Đó là gây cơ sở chính trị, đưa cán bộ chính trị hoặc những ban xung phong bí mật đi sâu vào vùng địch tạm chiếm, sử dụng lực lượng tiểu đội, trung đội hoạt động vũ trang tuyên truyền, phát động chiến tranh du kích, thành lập khu căn cứ địa. Bình Định đã phái một đại đội và 20 cán bộ dân vận phối hợp với trung đội vũ trang tuyên truyền Lào hoạt động tại tỉnh A-tô-pơ và Sa-ra-van.

Bước sang năm 1949, thực dân Pháp phải tăng cường ở chiến trường Bắc Bộ, nên lực lượng địch ở Hạ Lào bị phân tán. Cùng lúc đó, tỉnh đội Bình Định đưa sang thêm đại đội 200, đại đội 40 và 30, cán bộ dân vận để giúp bạn. Ngày 20.5.1949, Liên khu ủy Nguyễn Côn và ban cán sự đã nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp giúp bạn xây dựng cơ sở chính trị và tổ chức vận động quần chúng.

Sự phối hợp giữ quân tình nguyện Bình Định với lực lượng vũ trang Lào anh em đã mở cuộc tấn công uy hiếp các hướng, buộc địch rút bỏ một loạt đồn bốt dọc sông Mê Công, lùi về bảo vệ thị xã A-tô-pơ và tuyến đường 16 nối A-tô-pơ vơi đường 23.

Chiến thắng trên đã khai thông hành lang từ vùng tự do Nam Trung Bộ đến căn cứ Tây Nam A-tô-pơ.

Phía đông bắc Campuchia, cuối năm 1949, những cán bộ và chiến sĩ quân tình nguyện Bình Định từ căn cứ bàn đạp A-tô-pơ bắt đầu gấp rút mở đường bắt liên lạc với lực lượng Ít-xa-rắc của Campuchia. Song song với đợt tiến quân lần thứ hai ở Hạ Lào, ta đã đưa một lực lượng do hai đồng chí cấp trung đoàn phụ trách, chuẩn bị chuyển sang Đông Bắc Campuchia qua hành lang Hạ Lào. Ở phía đông, một đoàn 40 cán bộ và chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam khác do đoàn phó Phan Phong dẫn đầu từ căn cứ bàn đạp Tây Nguyên theo đường 19 tiến vào đất bạn.

Sau một thời gian gây cơ sở ở khu vực Siam Pang đông bắc tỉnh Stung treng, hai đơn vị này hợp nhất lại và chia thành ba bộ phận tỏa ra hoạt động ở ba khu vực: Siam Pang, Vôn Xay, Lâm Phát và phái một tổ công tác liên lạc với Trung ương Campuchia. Cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng cách mạng bạn và ta, đến cuối năm 1950, mặt trận Khơ me Ít-xa-rắc đã xây dựng được 36 thôn ở Bô Keo, 15 xã ở Lâm Phát, dân ở Stung treng đã được quyền làm chủ.

Để nhanh chóng giành thắng lợi ở Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia, theo sự nhất trí giữa bạn và ta, tháng 12.1950, Tiểu đoàn 49 của Trung đoàn 803 được cử sang Hạ Lào và hai tiểu đoàn khác cũng được cử sang Đông Bắc Campuchia.

Trong thời gian cuộc chiến xảy ra, có một đơn vị quân đội Lào về Cát Tài (Phù Cát) để nghỉ dưỡng và tập luyện. Từ năm 1947-1954, nhân dân thôn An Xuyên (Mỹ Chánh, Phù Mỹ) và Năng An (Ân Tín, Hoài Ân) đã nuôi dưỡng gia đình của lãnh tụ Pathét Lào là Hoàng thân Xu-pha-nu- vông (cha, mẹ, vợ và 2 con).

Nhiệm vụ phối hợp giúp đỡ cho chiến trường Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia của Liên khu V trong đó có quân đội và nhân dân Bình Định đạt kết quả toàn diện cả về quân sự và chính trị, vun đắp tình anh em trên bán đảo Đông Dương. Với tinh thần "giúp bạn là tự giúp mình" quân và dân Bình Định đã góp phần xứng đáng phối hợp với hai chiến trường cùng nhau giành thắng lợi trên địa bàn chiến lược quan trọng này.

Một phần của tài liệu Lịch sỬ 9 BÌNH ĐỊNH (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w