NHÀ NƯỚC BÌNH ĐỊNH THỜI KỲ CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM
LƯỢC (1945-1954).
1. Sự thay đổi các đơn vị hành chính và hình thành Ủy banhành chính các cấp hành chính các cấp
Trước năm 1945, tỉnh Bình Định có 3 phủ, 4 huyện, 27 tổng, 679 thôn làng(1). Năm 1943, Bình
Định có diện tích 6.100km2 với dân số 780.330 người. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Quy Nhơn(2).
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã lật nhào ách thống trị của đế quốc, phong kiến, đem lại độc lập, tự do cho Nhân dân. Chính quyền của đế quốc phong kiến bị thủ tiêu, chính quyền cách mạng được thiết lập từ tỉnh đến huyện, từ các thôn xã đến buôn làng. Ủy ban Nhân dân cách
mạng lâm thời các cấp được hình thành. Những người tham gia vào chính quyền là những chiến sĩ cách mạng trung kiên, là những người hăng hái trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, là đại biểu của các dân tộc ít người, của tri thức,nhân sĩ , viên chức cũ yêu nước tiến bộ... Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh do đồng chí Trần Quang Khanh làm Chủ tịch. Sự hình thành hệ thống chính quyền cách mạng khắp toàn tỉnh là thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng Bình Định. Và thật sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Song, bộ máy quản lý chính quyền đó đang còn là lâm thời. Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải củng cố nhà nước về mặt pháp lý và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ngày 17-10-1945, Chính phủ ra Sắc lệnh số 51 về tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và tiếp theo là Sắc lệnh 63, ngày 22-11-1945 quy định tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính các cấp trong cả nước.
Tỉnh Bình Định tiến hành bầu cử Quốc Hội ngày 23/12/1945(3), bầu cử Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh vào tháng 3/1946 và Hội đồng nhân dân cấp xã tháng 6/1946.
Để thiết lập nền hành chính phù hợp với chế độ mới và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền dân chủ nhân dân, theo Sắc lệnh 63 của Chính phủ, đầu năm 1946 Bình Định tiến hành bãi bỏ cấp phủ, cấp châu, tổng, hình thành hệ thống chính quyền 3 cấp: Tỉnh, huyện (thị xã), xã. Đồng thời để kiện toàn chính quyền cấp cơ sở, tỉnh chủ trương hợp xã lần thứ nhất, từ 679 làng thành 212 xã . Riêng miền núi có 165 làng thì nhập 138 làng thành 35 xã, còn 27 làng ở vùng cao hẻo lánh vẫn giữ nguyên. Đầu năm 1948 tiến hành hợp xã lần thứ hai, từ 212 xã nhập thành 84 xã thành lập 3 huyện miền núi là Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão (Huyện Vân Canh có 13 xã với 4056 dân. Huyện An Lão có 11 xã với 4059 dân. Huyện Vĩnh Thạnh có 11 xã với 4616
dân). Như vậy, đến năm 1948, tỉnh Bình Định có 10 huyện(4) Mười huyện đó là: - Hoài Nhơn- An
Nhơn- Phù Cát- Hoài Ân- Phù Mỹ- Tuy Phước- Bình Khê-
Lúc đầu Trung ương quyết định ngày bầu cử Quốc Hội chung cả nước là ngày 23/12/1946. Nhưng một số nơi chuẩn bị chưa kịp nên phải hoãn đến ngày 06/1/1945. Bình Định và một số tỉnh chuẩn bị xong, nên được phép tổ chức bầu cử đúng ngày 23/12/1945.
(4) Mười huyện đó là:
- Hoài
Nhơn - Tuy Phước - An Nhơn - Bình Khê - Phù Cát - Vân Canh - Hoài Ân - Vĩnh Thạnh - Phù Mỹ - An Lão
Vân Canh- Vĩnh Thạnh- An Lão (7 huyện đồng bằng ven biển và 3 huyện miền núi), 01 thị xã và 119 xã. Đến năm 1952, theo quyết định số 1477 MN/TOC ngày 01-9-1952 của Ủy ban kháng chiến hành chính miền NamTrung bộ, thị xã Quy Nhơn chuyển thành xã đặc biệt trực thuộc tỉnh Bình Định.
Cùng với sự thay đổi các đơn vị hành chính, bộ máy quản lý Nhà nước mới cũng được thiết lập. Sắc lệnh 63/SL ngày 22-11-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định rõ về tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy
ban hành chính các cấp và sắc lệnh số 77/SL ngày 21-12-1945 quy định về tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố. Hai sắc lệnh này nói rõ về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp chính quyền ở địa phương.
Theo sắc lệnh này, Hội đồng nhân dân được coi là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương do nhân dân bầu ra, quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời Hội đồng nhân dân bầu và bãi miễn các chức danh của Ủy ban hành chính. Hội đồng nhân dân chỉ được tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố, thị xã và cấp xã.
Về cơ cấu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh có từ 20 đến 30 ủy viên và 5 ủy viên dự khuyết. Hội đồng Nhân dân cấp xã có từ 15 đến 20 ủy viên chính thức, từ 5 đến 7 ủy viên dự khuyết.
Nhiệm kỳ của tất cả Hội đồng nhân dân các cấp là 2 năm.
Bên cạnh Hội đồng nhân dân là Ủy ban hành chính các cấp. Ủy ban hành chính là cơ quan hành pháp ở địa phương. Nó có nhiệm vụ quản lý hành chính ở địa phương, thi hành các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các cấp trên, thực hiện việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự, củng cố chế độ mới...
Sắc lệnh 63 quy định về cơ cấu nhiệm vụ của Ủy ban hành chính các cấp như sau:
- Đối với cấp tỉnh, thành phố, Ủy ban hành chính gồm một Chủ tịch, một Phó chủ tịch, một thư ký, và hai ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Ủy ban hành chính cấp tỉnh có trách nhiệm lãnh đạo mọi công việc của Ủy ban hành chính thuộc quyền, chấp hành mọi mệnh lệnh, chính sách nghị quyết của cấp trên, hoạch định các công tác ở địa phương nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chăm lo đời sống cho dân ...
Phó chủ tịch là người giúp việc cho Chủ tịch lãnh đạo mọi công tác của Ủy ban hành chính và thay mặt Chủ tịch giải quyết mọi việc khi Chủ tịch đi vắng.
Ủy viên thư ký là người lãnh đạo Văn phòng Ủy ban hành chính. Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch và Phó Chủ tịch, Ủy viên thư ký giải quyết mọi công việc hàng ngày của Ủy ban hành chính ... Để giúp việc cho Ủy ban hành chính cấp tỉnh, hệ thống các Ty, Sở được tổ chức quản lý theo ngành dọc cũng được thiết lập như: Ty Công an, Ty Tài chính, Ty Giáo dục, Ty Y tế, Ty Canh nông, Ty Giao thông Công chính, Ty Lao động và cứu tế xã hội ...
- Đối với cấp huyện, Ủy ban hành chính gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, một thư ký và hai ủy viên dự khuyết. Nhiệm vụ của các chức danh cấp huyện cũng tương tự như cấp tỉnh. Ủy ban hành chính cấp huyện là cấp trung gian giữa tỉnh và xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban hành chính tỉnh và trực tiếp chỉ đạo sự hoạt động của Ủy ban hành chính các xã và thị trấn, chăm lo việc phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thực hiện các công trình thủy lợi, phát triển giao thông vận tải, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong huyện.
- Đối với cấp xã, thị trấn, Ủy ban hành chính do Hội đồng nhân dân xã bầu ra, gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, một thư ký, một ủy viên và hai ủy viên dự khuyết.
Ủy ban hành chính xã là chính quyền cấp cơ sở, trực tiếp với dân. Ủy ban hành chính xã có nhiệm vụ thực hiện các nghị quyết, chính sách của cấp trên, quản lý hành chính ở địa phương mình, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế địa phương, giữ gìn an ninh trật tự, chăm lo đời sống của dân ...
Ở Bình Định sau các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân xã, hệ thống Ủy ban hành chính các cấp được hình thành. Ủy ban hành chính tỉnh Bình Định năm 1946 do đồng chí Trần Quang Khanh làm chủ tịch. Các Ủy ban hành chính huyện và xã đều do các đồng chí cách mạng trung kiên đảm nhiệm. Sau Cách mạng tháng Tám, sự hình thành hệ thống Ủy ban hành chính các cấp ở địa phương và đi vào hoạt động theo định chế đã chứng tỏ chính quyền cách mạng ngày càng củng cố. Chính quyền cách mạng đã phát huy được sức mạnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Sơ đồ hệ thống bộ máy nhà nước địa phương Bình Định năm 1946 như sau:
2. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, sự chuyển đổi Ủy ban hành chính Ủy ban kháng chiến hành chính (1948-1954). chiến hành chính (1948-1954).
Bất chấp thiện chí hòa bình của nhân dân ta thể hiện trong Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/09/1946, thực dân Pháp luôn tìm cách gây hấn, mở rộng chiến tranh hòng quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Những tháng cuối năm 1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang như cho quân chiếm đóng Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng, Hải Phòng ... và ngang ngược hơn là ngày 18/ 12/1946, chúng gửi tối hậu thư đòi tước vũ khí của tự vệ Thủ đô.
Không thể nào nhân nhượng được nữa, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ Tịch thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi kháng chiến và phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.
Để phù hợp với tình hình mới, Đảng và Chính phủ đã kịp thời chuyển hướng tổ chức và xây dựng chính quyền từ Trung ương đến cơ sở. Ngày 20/12/1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 01/SL về tổ chức bộ máy Nhà nước trong thời kỳ đặt biệt. Theo Sắc lệnh này, bên cạnh Ủy ban hành chính, thành lập Ủy ban kháng chiến các cấp. Đồng thời Sắc lệnh cũng quy định rõ thành phần, chức năng, nhiệm vụ của các Ủy ban này.
Chấp hành Sắc lệnh số 1 (ngày 20/12/1946) của Hồ Chủ tịch, đầu 1947, tỉnh Bình Định đã tiến hành thành lập Ủy ban kháng chiến và Ủy ban ủng hộ kháng chiến các cấp từ tỉnh cho đến huyện, xã.
Ủy ban kháng chiến là cơ quan chính quyền Nhà nước chuyên lo về công việc kháng chiến và tổ chức cuộc kháng chiến ở địa phương. Ủy ban ủng hộ kháng chiến là tổ chức chính trị - xã hội với thành phần rộng rãi nằm trong Mặt trận liên Việt, làm nhiệm vụ động viên các tầng lớp xã
Chiến tranh lan rộng, Ủy ban ủng hộ kháng chiến chuyển thành Ủy ban kháng chiến. Như vậy, năm 1947 ở Bình Định hình thành hai hệ thống Ủy ban: Ủy ban hành chính và Ủy ban kháng
chiến các cấp(6).
Trong tình hình khẩn trương của cuộc chiến tranh, sự hình thành Ủy ban kháng chiến các cấp bên cạnh hệ thống Ủy ban hành chính đã nói rõ tầm quan trọng của việc chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Song trong cùng một lúc tồn tại hai hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước là không tránh khỏi sự trùng lặp chồng chéo lên nhau trong công tác, đôi khi thiếu sự thống nhất giữa hai Ủy ban, nhất là đối với việc chỉ đạo các ngành, các cấp bên dưới. Nhận thấy sự bất cập trong hệ thống chính quyền có hai Ủy ban song song như trên, ngày 01/10/1947, chính phủ ra Sắc lệnh số 91/SL về hợp nhất Ủy ban hành chính và Ủy ban kháng chiến từ cấp tỉnh trở xuống thành Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính. Đến Sắc lệnh số 149/SL, ngày 29/03/1948 quy định bỏ chữ kiêm và Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính thành Ủy ban kháng chiến hành
chính(7).
Đầu năm 1948, Bình Định tiến hành hợp nhất hai hệ thống Ủy ban thành Ủy ban kháng chiến hành chính từ cấp tỉnh cho đến cấp xã. Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh lúc này do ông Đinh Thành Chương, một nhân sĩ được cử làm Chủ tịch.
Về cơ cấu của Ủy ban kháng chiến hành chính:
- Đối với cấp tỉnh: có 7 ủy viên, trong đó gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, một ủy viên thư ký, một ủy viên quân sự và 3 ủy viên nhân dân.
- Đối với cấp huyện: cũng tương tự như cấp tỉnh có 7 ủy viên.
- Đối với cấp xã: Ủy ban kháng chiến hành chính có 7 ủy viên, gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch, một ủy viên thư ký, một ủy viên quân sự và 3 ủy viên nhân dân.
Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp từ tỉnh đến xã là thực hiện việc quản lý Nhà nước về mặt hành chính, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời lãnh đạo và chỉ đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ ... chống thực dân Pháp xâm lược. Có thể nói, lãnh đạo và chỉ đạo cuộc kháng chiến ở từng địa phương là nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp từ tỉnh đến xã.
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Bình Định là tỉnh tự do hoàn toàn, là hậu phương chiến lược trực tiếp của chiến trường khu V, Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Vì vậy ở Bình Định đã tổ chức 3 lần bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và xã, chính quyền kháng chiến ở Bình Định ngày càng được xây dựng và củng cố, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy sức mạnh của hậu phương phục vụ cho kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các cấp chính quyền ở Bình Định đã thực hiện tốt các chủ trương kháng chiến của Chính phủ, ra sức phát triển kinh tế, văn hóa vùng tự do, xây dựng hậu phương vững mạnh, động viên kịp thời sức người, sức của cho tuyền tuyến ...