1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHUNG LÝ THUYẾT VỀ FDI XANH VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

23 3,2K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 105,47 KB

Nội dung

Từ thực tế quá trình phát triển nền kinh tế trong những năm qua đã chứng minh sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. FDI không phải là khái niệm mới, FDI được xem xét với nhiều khía cạnh tích cực

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

BẢNG TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TỔNG QUAN

ST

Năm xuất bản

Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

1

Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự, Thu

hút FDI sạch cho phát triển bền vững

kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát

triển thành phố Hồ Chí Minh

2010

Định tính, nghiên cứu trường hợp (một số công

Lê Minh Tú, báo cáo nghiên cứu “Thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài hàm lượng

carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát

triển bền vững ở Việt Nam”, Đại học Kinh

tế - ĐHGQHN

2012

Định tính, nghiên cứu trường hợp(Hà Nội)

- Khái quát ký thuyết về FDI hàm lượng carbon thấp và phát triển bền vững

- Đưa ra tiêu chí xác định Low-carbon FDI, dấu hiệu nhận diện LCF

- Đưa ra giải pháp thu hút LCF vào Việt Nam

3

Nguyễn Thị Nhung Anh và cộng sự, Báo

cáo nghiên cứu khoa học sinh viên: “Thu

hút FDI xanh gắn với mục tiêu phát triển

bền vững nền kinh tế Việt Nam”, ĐH

Kinh tế, ĐHQG Hà Nội

2013

Định tính, nghiên cứu trường hợp (một số công

ty như Vedan)

- Phân tích tác động của FDI xanh tới phát triển bền vững

- Đưa ra một số giải pháp thu hút FDI

“xanh” gắn liền với phát triển bền vững tại Việt Nam

4.

Ư

Stephen S Golub, Céline Kauffmann and

Philip Yeres, Defining and Measuring

Green FDI: An exploratory review of

existing work and evidence, OECD

2011

Tổng hợp phân tích nhiều công trình nghiên cứu liên quan

- Định nghĩa FDI “xanh” và luận giải một

số phương pháp đo lường quy mô dòng vốn này

- Nhận định một số yếu tố chính sách gây cản trở việc tiếp nhận FDI “xanh”

Trang 3

Felipe Calderón et al, Green Investment

Report: The ways and means to unlock

private finance for green growth, World

Economic Forum

2013

Định tính, nghiên cứu trường hợp

- Báo cáo đầu tiên về Đầu tư xanh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

- Trình bày về dòng tài chính và năng lượng sạch định hướng cho các nhà đầu

tư quyết định đầu tư

6 United Nations, Promoting low-carbon investment, Investment Advisory Series,

Series A, number 7

2013

Định tính, nghiên cứu trường hợp (nước Zambia)

phân loại

- Việc thu hút LCF trở thành xu thế và là yêu cầu cấp thiết đối với các nước đang hướng tới phát triển bền vững

7 Laura Alfaro, Foreign Direct Investment and Growth: Does the Sector Matter?,

Harvard Business School

2003

Định lượng, hồi quy, số liệu tổng hợp

- Khảo sát tác động FDI tới năng suất lao động ở nhiều ngành khác nhau tại 47 quốc gia trong 1981 – 1999

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Từ thực tế quá trình phát triển nền kinh tế trong những năm qua đã chứng minh sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội FDI không phải là khái niệm mới, FDI được xem xét với nhiều khía cạnh tích cực, nó không chỉ bổ sung nguồn vốn mà còn mang đến cho những nước nhận đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, qua

đó góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước, thúc đẩy tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trái lại, FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng và chất lượng cuộc sống Gần đây đã xuất hiện hàng loạt vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội, trong đó nổi bật là chất lượng FDI thấp thiếu tính bền vững, ô nhiễm môi trường trầm trọng gây ra không ít những ảnh hưởng xấu tới nước nhận đầu tư về cả mặt kinh tế và xã hội Những nước này đang phải đối mặt với những thách thức phức tạp, đòi hỏi sự chuyển dịch sang một mô hình tăng trưởng bền vững, bảo vệ môi trường, với việc thu hút nhiều hơn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong đó ngày càng quan tâm đến dòng vốn FDI “xanh” Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững phải song hành cùng nhau và đầu tư xanh là điều kiện tiên quyết để thực hiện cả hai mục tiêu

Vậy khái niệm FDI “xanh” là gì? Các tiêu chí gì để xác định tính “xanh” của một dự án FDI?

FDI xanh là một chủ đề mới trên thế giới cả trong thực tiễn và trong nghiên cứu khóa học Việc xác định FDI nào là xanh, thân thiện với môi trường

là việc không dễ dàng Nhóm nghiên cứu thực hiện tổng thuật lại các công trình nghiên cứu, các bài viết, báo cáo trong và ngoài nước để xem xét, phân tích và đánh giá cách tiếp cận về FDI “xanh” từ các góc độ khác nhau, những hạn chế còn tồn tại Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra một định nghĩa FDI xanh đến một mức cụ thể nhất có thể: FDI xanh gồm 2 khía cạnh: 1) FDI đầu tư vào sản xuất

Trang 5

hàng hóa và dịch vụ môi trường, 2) FDI đầu tư vào lĩnh vực khắc phục những tổn hại môi trường, sử dụng năng lượng sạch hoặc tiêu hao ít năng lượng hơn Phân loại FDI xanh theo 2 hướng nghiên cứu nhỏ hơn là FDI sạch và FDI hàm lượng carbon thấp Do sự hạn chế về tài liệu ở cả nước ngoài và ở trong nước,

và những khó khăn trong việc xác định FDI xanh trong thực tiễn, nhóm cũng chưa thể đưa ra được một phương pháp khả thi đo lường được quy mô dòng vốn FDI xanh Ngoài ra, nhóm nghiên cứu có đề cập đến sự tác động của FDI xanh đến phát triển bền vững Cuối cùng, nhóm đưa ra một gọi ý về cách hiểu một đơn giản nhất về FDI xanh, FDI nào phục vụ cho phát triển bền vững thì có thể gọi là FDI xanh

Trang 6

Phần 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Các công trình nghiên cứu khi tổng quan được sắp xếp theo ngôn ngữ: tiếng Việt xếp trước, tiếng Anh xếp sau; theo thời gian: xuất bản trước xếp trước, xuất bản sau xếp sau; và theo hướng nghiên cứu định tính xếp trước, định lượng xếp sau.

1.1 Các công trình nghiên cứu của Việt Nam

1.1.1 Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự, Thu hút FDI sạch cho phát triển bền vững

kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, 2010

Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về thu hút FDI sạch cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam Nhóm tác giả nêu lên khái niệm và quan điểm về FDI sạch, tác động tiêu cực và tích cực của FDI, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm thu hút FDI sạch cho nền kinh tế Việt Nam

Cũng theo nhóm nghiên cứu, một dự án FDI bền vững được đánh giá trên những khía cạnh sau: nguồn vốn đầu tư phải là đầu tư kinh doanh, không nhằm mục đích trục lợi nào khác, đem lại lợi ích cho cả 2 bên, có chính sách phát triển lâu dài và thân thiện với môi trường sinh thái Các dự án FDI không chỉ có phương án đầu tư mà phải kèm theo phương án bảo vệ môi trường Các nhân tố

có tính chất quyết định chủ yếu đến tính bền vững của FDI được kể đến như cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích đầu tư để thu hút và giữ chân nhà đầu tư; có chính sách bảo vệ môi trường sinh thái; môi trường cạnh tranh, những cơ hội và sức ép từ thị trường thế giới và thị trường nội địa; tầm nhìn mang tính dài hạn của nhà đầu tư; và những sáng kiến và cam kết hợp tác quốc tế

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp khi chỉ ra một số trường hợp về FDI "chưa sạch" tại Việt Nam, trong đó điển hình như công ty Vedan phá hoại môi trường Việt Nam suốt 14 năm Việc xả thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của Vedan cũng được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp,

mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường Hiện tại, số lượng doanh nghiệp tại

Trang 7

Việt Nam thực hiện các biện phát sản xuất sạch và tuân thủ luật bảo vệ môi trường còn rất ít Một phần do chính sách không rõ ràng, có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư sản xuất sạch hơn, trong khi các doanh nghiệp khác tự do

xả các chất ô nhiễm ra môi trường và chỉ bị phạt hành chính với số tiền quá nhỏ

Một số biện pháp thu hút FDI sạch cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam đã được nhóm đề cập đến, cụ thể như sau:

− Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý FDI sạch, trong đó hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường

− Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư FDI sạch

− Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước và sự tham gia của xã hội

− Thúc đẩy, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội

cách ban hành hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng khí thải được thải ra môi trường đối với các doanh nghiệp

− Thu phí hoặc thuế các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường

− Giải pháp trong quy trình đầu tư FDI: Trong lựa chọn đối tác đầu tư Cần

ưu tiên chọn những đối tác doanh nghiệp FDI từ những nước phát triển có các chuẩn môi trường cao, nơi có qui định chặt chẽ về công tác môi trường

− Giải pháp về xúc tiến đầu tư: Cần tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, đồng thời tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với các nhà đầu tư đang hoạt động tạiViệt Nam về môi trường đầu tư của VN

Báo cáo đã cho thấy chúng ta cần thiết phải có cái nhìn khách quan hơn ở nhiều góc độ khác nhau đối với hiệu quả của dòng vốn FDI mang lai cho nền kinh tế đất nước để từ đó có cách ứng xử phù hợp hơn, có được FDI “sạch hơn” nhằm đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng bền vững nền kinh tế VN

Trang 8

1.1.2 Lê Minh Tú, báo cáo nghiên cứu “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hàm

lượng carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam”,

2012

Điểm đóng góp nổi bật của nghiên cứu chính là đã đưa ra được lý thuyết tổng quát về Low-Carbon FDI (LCF) và mối quan hệ giữa LCF với phát triển bền vững; nhận biết LCF đối với phát triển bền vững tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2012, điển hình là Hà Nội; và đưa ra những đề nghị ban đầu về tăng cường thu hút LCF cho phát triển bền vững ở Việt Nam trong những năm tiếp theo

Về khung khổ lý thuyết, bài nghiên cứu tập trung khái quát hai lý thuyết

về FDI hàm lượng carbon thấp và phát triển bền vững Khái niệm LCF về cơ bản gần giống với định nghĩa về FDI, điểm khác biệt duy nhất mà nghiên cứu đã chỉ ra chính là LCF thông qua hoạt động sản xuất, hoặc tiêu dùng, hoặc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của LCF nhằm giảm phát thải lượng khí nhà kính (GHG, Green house Gase) LCF có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính thông qua hai phương pháp là quy trình sản xuất và quá trình tiêu thụ những sản phẩm và dịch

vụ low-carbon

Bên cạnh đó, những tiêu chí để nhận diện LCF cũng được đưa ra gồm tiêu chí xác định LCF, dấu hiệu để nhận diện LCF vào các nước đang phát triển cùng một số tiêu chuẩn quốc tế khác Dựa trên hệ thống cơ sở lý thuyết này, nghiên cứu đã tập trung xem xét thực tiễn thu hút LCF vào Việt Nam, trường hợp Hà Nội Thông qua phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp hai nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu đã đưa ra nhận định về nhóm ngành công nghiệp chế tạo từ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội phần lớn thuộc nhóm không chiến lược và rất dễ gây ô nhiễm môi trường và tăng phát thải GHGs Nghiên cứu cũng đã phát hiện một lượng nhỏ các dự án LCF mà Hà Nội thu hút được, cho thấy dấu hiệu tích cực về chất lượng dòng FDI cũng như LCF

Tuy nhiên, những phân tích trong bài nghiên cứu đều dựa trên góc độ chủ quan của người nghiên cứu, vấn đề nhận diện và thực hiện các dự án LCF trên

Trang 9

thực tế vẫn chưa được đánh giá cụ thể Nhưng cũng không thể vì những hạn chế

đó mà phủ nhận một số giải pháp cho Việt Nam nhằm thu hút LCF (dựa trên chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam và định hướng chính sách thu hút LCF) mà bài nghiên cứu đã đóng góp, bao gồm nhóm biện pháp liên quan đến

cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về thuế, nhóm giải pháp thực hiện tạo nhân tố kéo thu hút LCF, nhóm biện pháp quản lý dòng FDI

1.1.3 Nguyễn Thị Nhung Anh và cộng sự, Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên:

“Thu hút FDI xanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam”, ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, 2013

Báo cáo nghiên cứu khoa học này có thể coi là công trình mới nhất nghiên cứu về FDI “xanh” đối với phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam Báo cáo

đã đưa ra được khái niệm về FDI xanh, chỉ ra được vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế bền vững Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu một số trường hợp cụ thể, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút FDI “xanh” gắn liền với phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Với việc đưa ra khái niệm về FDI “xanh”, kinh tế xanh và phát triển bền vững, cũng như phân tích được nội dung và mối quan hệ giữa FDI “xanh” với phát triển bền vững, báo cáo đã nêu ra được một khung khổ lý thuyết khá cơ bản cho FDI xanh và phát triển bền vững

Để phân biệt giữa FDI “xanh” và FDI thông thường thì khái niệm FDI

“xanh” đã chỉ ra cụ thể hơn

Báo cáo cũng đã nêu bật được vai trò và trách nhiệm của FDI trong bảo vệ môi trường cũng như sự cần thiết phải thu hút FDI “xanh” đối với sự phát triển bền vững kinh tế của Việt Nam Dựa trên nguyên tắc của tăng trưởng bền vững, báo cáo đã nhận định vai trò đặc biệt và mấu chốt của FDI “xanh” trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững

Thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống, dựa trên một số trường hợp cụ thể như trường hợp công ty Vedan, công ty TungKuang hay công ty

Trang 10

TNHH Italisa Việt Nam là những trường hợp điển hình cho việc các công ty FDI

vì mục đích lợi nhuận, phớt lờ những quy định mà gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường cũng như đời sống dân cư Qua đó, báo cáo đã chỉ ra thực trạng còn tồn tại tại một số doanh nghiệp FDI như thiếu ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, bất chấp qiuy định xả thải bừa bãi trong quá trình sản xuất Đồng thời cũng chỉ ra nhưng thiếu xót, bất cập cùng sự quản lý lỏng lẻo của hệ thống quản lý môi trường tại Việt Nam

Từ nhận định những tác động tiêu cực của FDI tới các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường, báo cáo đã đưa ra nhóm các giải pháp nhằm thu hút FDI “xanh” gắn với phát triển bền vững nền kinh tế của Việt Nam Đó là những nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, sự đồng bộ trong cơ cấu quản lý, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, hoàn thiện quy trình đầu tư cùng với sự thúc đẩy quản lý giảm sát, xử lý các hậu quả môi trường của các doanh nghiệp FDI

Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng báo cáo khoa học đã đưa ra được cái nhìn tổng quát về tình hình thu hút vốn đầu tư FDI “xanh” tại Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp nhất định, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam

1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

1.2.1 Stephen S Golub, Céline Kauffmann and Philip Yeres, Defining and

Measuring Green FDI: An exploratory review of existing work and evidence,

OECD, 2011

Báo cáo nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng lên một định nghĩa cụ thể về FDI “xanh” và cách đo lường dòng vốn này, kiểm tra tính xác thực của định nghĩa cũng như xác định các khó khăn về mặt chính sách có thể gây hạn chế đối với dòng vốn FDI xanh

Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích nhiều công trình nghiên cứu về FDI, một số khái niệm được coi là có liên hệ đến FDI xanh, và một

số trường hợp thực tiễn về sự đóng góp của FDI tới môi trường Có thể khẳng định đây là báo cáo nghiên cứu đầu tiên của một tổ chức uy tín quốc tế nhằm xây dựng một khung lý thuyết chuẩn về FDI xanh, do đó không tránh khỏi sự hạn chế

Trang 11

về nguồn tài liệu và trên thực tế, khái niệm “xanh” chưa được định nghĩa một cách cụ thể, đồng thời việc xác định một quá trình hay hoạt động kinh tế nào đó

có “xanh” hay không cũng không phải là dễ dàng Vì vậy, công trình này mới dừng lại ở việc đưa ra một khái niệm mang tính chất gợi mở về FDI xanh và luận giải về một số giả định có thể đo lường được quy mô dòng vốn FDI xanh

Theo nhóm tác giả, FDI xanh có thể được xem xét trên 2 khía cạnh: 1) FDI đầu tư vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trường (sản xuất trang thiết bị

xử lý nước, khí đốt sinh học bio-gas, năng lượng mới, năng lượng tái tạo,…), 2) FDI đầu tư vào lĩnh vực khắc phục tổn hại môi trường, sử dụng công nghệ sạch hoặc tiêu hao ít năng lượng (quản lý và xử lý rác thải, nước,…,) Báo cáo gợi ý phương pháp đo lường dòng vốn FDI xanh cũng dựa trên 2 khía cạnh trên, tuy nhiên do lý do khách quan như ở trên, kết quả vẫn chưa được khả quan và tính chính xác không cao Ngoài ra, báo cáo đã xác định được một số yếu tố chính sách từ phía nhận đầu tư gây cản trở đến FDI xanh như sự giới hạn quyền sở hữu nước ngoài, việc kiểm soát dựa trên đánh giá về lợi ích đem lại cho nước chủ nhà, điều kiện của nước nhận đầu tư, và điều kiện về người quản lý dự án

1.2.2 Felipe Calderón et al, Green Investment Report: The ways and means to

unlock private finance for green growth, World Economic Forum, 2013

Đây là bài báo cáo đầu tiên về Đầu tư xanh của Diễn đàn kinh tế Thế giới Báo cáo cung cấp tư liệu tham chiếu chung cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư khi họ tìm hiểu và đương đầu với khoảng cách toàn cầu trong đầu tư xanh Báo cáo đã tổng hợp, phân tích về từng khía cạnh trong đầu tư xanh và nghiên cứu những trường hợp điển hình nhất hiện nay với nguồn dữ liệu thu thập từ các tổ chức hàng đầu như Bloomberg New Energy Finance, Sáng kiến chính sách về khí hậu, Cơ quan năng lượng quốc tế, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới và Viện Tài nguyên thế giới Qua đó, báo cáo đưa ra thông điệp quan trọng cho các bên liên quan Phân tích mới này đưa ra những số liệu thống

kê về dòng tài chính trong lĩnh vực năng lượng sạch, và những phát hiện này có

Ngày đăng: 18/09/2014, 11:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Minh Tú, báo cáo nghiên cứu “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hàm lượng carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam”, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hàm lượng carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam”
2. Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự, Thu hút FDI sạch cho phát triển bền vững kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút FDI sạch cho phát triển bền vững kinh tế Việt Nam
3. Nguyễn Thị Nhung Anh và cộng sự, Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên “Thu hút FDI xanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam”, ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, 2013.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thu hút FDI xanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam
4. Enrique Lendo, Defining Environmental Goods and Services: A Case Study of Mexico, ICTSD Project on Environmental Goods and Services, International Centre for Trade and Sustainable Development (ICTSD), 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Defining Environmental Goods and Services: A Case Study of Mexico
5. Felipe Calderón et al, Green Investment Report: The ways and means to unlock private finance for green growth, World Economic Forum, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Green Investment Report: The ways and means to unlock private finance for green growth
6. Georg Inderst, Christopher Kaminker and Fiona Stewart, Defining and Measuring Green Investments: Implications for Institutional Investors’Asset Allocations, OECD, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Defining and Measuring Green Investments: Implications for Institutional Investors’ "Asset Allocations
7. Kevin P .Gallagher et al, Foreign Investment and Sustainable Development: Lessons from the Americas, Working Group on Development and the Environment in the Americas, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Foreign Investment and Sustainable Development: Lessons from the Americas
8. Laura Alfaro, Foreign Direct Investment and Growth: Does the Sector Matter?, Harvard Business School, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Foreign Direct Investment and Growth: Does the Sector Matter
9. Stephen S. Golub, Céline Kauffmann and Philip Yeres, Defining and Measuring Green FDI: An exploratory review of existing work and evidence, OECD, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Defining and Measuring Green FDI: An exploratory review of existing work and evidence

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TỔNG QUAN - KHUNG LÝ THUYẾT VỀ FDI XANH  VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
BẢNG TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TỔNG QUAN (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w