Đánh giá về thực trạng Quản lý RRTD tại NASB Hà Nội 1 Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 46 - 49)

3.1 Những mặt đạt được

Những năm vừa qua, với sự nỗ lực và không ngừng học hỏi, NASB đã có những thành công đáng kể trong công tác quản lý RRTD, đảm bảo rủi ro ở mức độ chấp nhận được và đảm bảo cho Ngân hàng có thể hoạt động hiệu quả. Bộ máy quản lý RRTD cũng dần hoàn thiện với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và có các chính sách tín dụng hợp lý hơn.

Trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động , đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 ,tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của NASB vẫn nằm

trong xu hướng tăng, dư nợ tín dụng vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt hơn năm 2009 đạt hơn 31% so với năm 2008 . Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm đến hơn 70% lợi nhuận của Ngân hàng. Với sự cố gắng của công tác quản lý rủi ro đã giúp cho lợi nhuận của Ngân hàng đảm bảo và liên tục tăng trưởng.Đó là một kết quả vô cùng đáng khích lệ của tất cả các cán bộ nhân viên NASB Hà Nội.

Hiểu được tầm quan trọng của việc phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. NASB Hà Nội đã sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả và nhất là đa dạng hóa các danh mục đầu tư và đa dạng hóa khách hàng. Các gói sản phẩm và dịch vụ tín dụng của NASB Hà Nội cung cấp vừa giúp giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng vừa kích thích tạo được thêm nhiều nhóm khách hàng mới. Ngoài ra NASB cũng đã tập trung được vào các phân khúc khách hàng khác nhau. Đa dạng hóa được danh mục khách hàng của mình. Đó là một động lực lớn để NASB Hà Nội ngày càng nỗ lực tìm hiểu thị trường để đưa ra các gói sản phẩm mới hấp dẫn ra thị trường nhiều hơn.

NASB tổ chức được các ban kiểm soát, hội đồng và các ban tín dụng giúp cho hoạt động quản lý rủi ro đi vào quy củ và nâng cao chất lượng quản lý rủi ro. Từ đó tiến hành quá trình cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hướng này để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.

Nhờ những sự cố gắng trong công tác quản lý rủi ro của mình mà NASB Hà Nội đã kiểm soát và xử lý khá tốt các rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng , giúp Ngân hàng có có những bước tăng trưởng nhanh và ổn định.

3.2 Những mặt hạn chế

Tuy đã có những thành tựu đáng kể trong việc quản lý RRTD nhưng công tác quản lý RRTD ở NASB Hà Nội vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Công tác nhận biết và đánh giá rủi ro vẫn dựa nhiều vào tài sản đảm bảo, là một tài sản có tính rủi ro khá cao trong điều kiện thị trường biến động. Dễ dẫn tới những khoản nợ khó đòi, làm giảm doanh thu của Ngân hàng.

Công tác thu thập thông tin trong nhận dạng rủi ro còn chưa hiệu quả,chất lượng thông tin còn nhiều hạn chế, thông tin không nhanh nhạy kịp thời chính xác, nội dung thông tin nghèo nàn thiên về tính liệt kê , báo cáo, chưa có tính phân tích, dự báo ,

cảnh báo, ngăn ngừa và mạng lưới cung cấp thông tin còn thiếu và yếu.

Tuy đã cơ cấu lại các phòng ban bộ phận quản lý rủi ro tín dụng nhưng do chuyển đổi sang mô hình quản lý rủi ro mới nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và guồng máy chưa đi vào hoàn hảo. Việc đưa ra quyết định tín dụng theo nguyên tắc tập thể vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi quyết định của các cá nhân.

Quỹ dự phòng rủi ro vẫn chưa được quan tâm đúng mức, điều đó dẫn tới khi có rủi ro xáy ra việc giải quyết vấn đề mất rất nhiều thời gian và công sức. Dẫn tới việc muốn “tiết kiệm” mà thực ra là “lãng phí”.

Thiếu và yếu đội ngũ cán bộ theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng có chuyên môn cao, các vấn đề về tín dụng chủ yếu vẫn do chính các nhân viên ở phòng tín dụng trực tiếp giải quyết. Chưa thấy rõ vai trò của phòng quản lý rủi ro.Bộ phận cho vay vẫn thường là nơi đánh giá các khoản vay và thực hiện cùng chức năng quản lý rủi ro .Do hạn chế về nhân lực và thời gian nên nhiều khi các cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá khoản vay một cách máy móc dựa trên các thông tin và các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Điều này khiến các cán bộ chỉ kiểm tra được các dấu hiệu tài chính và thiếu đi việc kiểm tra những dấu hiệu phi tài chính khác.

3.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới những vấn đề trên chính là do trọng tâm quan tâm của NASB vẫn là lợi nhuận. Lợi nhuận từ tín dụng vẫn là khoản thu nhập chính đối với NASB , đó cũng chính là cơ sở để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển. Mặt khác do gặp phải sự cạnh tranh từ các ngân hàng quốc doanh cũng như các NHTMCP khác, công tác quản trị rủi ro ban đầu, công tác đánh giá rủi ro vẫn chưa được chú ý đúng mức.Để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận thì Ngân hàng phải đánh đổi một tỉ lệ rủi ro ở mức khá cao so với các NHTM khác.

Chính sách cho vay của Ngân hàng hiện nay vẫn chưa đạt tầm chiến lược, chưa triệt để theo nguyên tắc thị trường (lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận được), bị cuốn theo các hội chứng kinh tế, phong trào khẩu hiệu phát triển kinh tế hay chủ nghĩa thành tích.

Đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro tín dụng còn thiếu và yếu .Nhiều người chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chưa có sự đánh giá đúng đắn và kịp thời các loại rủi ro. Ngoài ra thì NASB Hà Nội còn chưa quan tâm nhiều vào bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức cho cán bộ tín dụng .Ngoài năng lực chuyên môn thì phẩm chất đạo đức

cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong lĩnh vực tín dụng. Đứng trước những cám dỗ thì việc có nền tảng đạo đức vững chắc là yêu cầu không thể thiếu được của một cán bộ tín dụng.

Do sự phát triển chung của công tác quản trị rủi ro tín dụng của nước ta vẫn còn ở thời kì rất sơ khai, mới tiếp cận với các kỹ thuật cũng như mô hình quản trị rủi ro mới, còn gặp nhiều bỡ ngỡ chưa đi vào hệ thống.

Hệ thống công nghệ tin học hỗ trợ hoạt động quản lý , thu hồi nợ chưa đáp ứng các yêu cầu của quản lý rủi ro tín dụng . Việc tính và thu lãi nợ của các khoản vay thương mại còn phức tạp, chẳng hạn như hạn mức tín dụng kết hợp , đôi lúc vẫn còn nhiều sai sót, chưa chính xác hoàn toàn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 46 - 49)