Cho vay trung,dài hạn 80,32 149,75 86,44 237,60 58,

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 32 - 34)

Tỷ trọng(%) 19,45 22,71 27,40

Doanh số cho vay 43,37 89,85 107,16 178,20 98,32

Dư nợ VNĐ 67,76 122,12 80,23 190,01 55,59

Tỷ lệ(%) 84,36 81,55 79,97

Dư nợ ngoại tệ 12,56 27,63 119,94 47,59 72,25

Tỷ lệ(%) 15,64 18,45 20,03

412,97 659,42 59,68 867,16 31,50

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NASB Hà Nội năm 2007-2009)

Những năm gần đây thì cơ cấu cho vay của NASB Hà Nội đã có những thay đổi rõ rệt. Trước đây thì khách hàng vay vốn chủ yếu và hoạt động cho vay của ngân hàng tập trung vào cho vay cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, nhưng hiện nay, khách hàng vay vốn của Chi nhánh đã đa dạng hơn rất nhiều, có cả cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty CP và Doanh nghiệp Nhà nước.. . Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng mở rộng nhiều phương thức cho vay mới : cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thấu chi, với các thể loại như vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Ngoài ra thì đồng thời với phương thức cho vay trực tiếp, NASB Hà Nội còn cùng hợp vốn với các TCTD khác theo phương thức cho vay đồng tại trọ và ủy thác đầu tư… Hiện nay, ở NASB Hà Nội quá trình hướng dẫn thủ tục vay và thẩm định hồ sơ vay vốn cũng đã có bước cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện. Nhìn chung, vốn đầu tư tín dụng của Ngân hàng luôn phát huy được hiệu quả cao, không chỉ giúp cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hoá, khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của chi nhánh trong thời gian vừa qua.

2. Thực trạng RRTD và quản lý RRTD tại NASB Hà Nội 2.1 Thực trạng về RRTD tại NASB Hà Nội

Những năm gần đây, kinh tế Thủ đô luôn tăng trưởng cao, đồng hành với đó là nhu cầu vốn của người dân và các tổ chức tăng cao, nguồn vốn tín dụng trở thành mặt hàng có nhu cầu rất lớn.. Chủ trương mở rộng tín dụng với phương châm “an toàn, hiệu quả”, công tác tín dụng của NASB Hà Nội trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Qua bảng 1.3 ta thấy, cho vay ngắn hạn của NASB Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với cơ cấu nguồn huy động của Chi nhánh, năm 2007 là 80,55%, năm 2008 là 77,29%, năm 2009 là 72,60%; về quy mô cho vay cũng tăng mạnh qua các năm.

Song hành cùng với sự tăng trưởng đó là những rủi ro trong hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng thường xảy ra trong NASB Hà Nội chính ra rủi ro tín dụng mất vốn, đó là sự gia tăng của các khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi, gây thất thoát nguồn lực,giảm lợi nhuận. Những năm vừa qua mặc dù đã quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nhưng do chú trọng vào sự tăng trưởng , đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng thì rủi ro trong tín dụng vẫn là vấn đề vô cùng quan trọng được chú tâm của NASB Hà Nội.

Để đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng ta có thể xem xét đến tính hiệu quả tín dụng tại NASB Hà Nội qua chỉ tiêu định lượng trong bảng số liệu sau:

Năm Chỉ tiêu 2007 2008 08/07 (+/-%) 2009 09/08 (+/-%) Tổng dư nợ (Tỷ đồng) 412,97 649,42 57,25 877,16 33,50 Doanh số cho vay 731,83 1.223,20 67,14 1.636,84 33,82 Nợ quá hạn (Tỷ đồng) 11,03 13.12 19.01% 14,31 9,03 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ(%) 2,67 1.99 -25.47 1,65 -17.08 Nợ có khả năng mất vốn (Tỷ đồng) 2,57 2.44 -5.06 1,03 -57,79 Nợ có khả năng mất vốn/ Tổng dư nợ(%) 0.62 0.37 -40.32 0.11 -70.27 Tỷ lệ quỹ dự phòng RR(%) 0.36 0.3 -16.67 0.25 -16.67

Dư nợ vay / Tổng tài sản

(%) 35,1 32,2 -8.26 30.7 -4.6

ROA(%) 0.55 0.63 14.54 0.68 7.93

(Nguồn báo cáo NASB Hà Nội năm 2007 – 2009)

Qua bảng số liệu tổng hợp về hiệu quả tín dụng tại NASB Hà Nội năm 2007-2009 trên ta nhận thấy rằng:

Về tổng dư nợ: Tổng dư nợ NASB Hà Nội tăng trưởng mạnh qua các năm. Từ 412.97 tỷ đồng năm 2007 đến năm 2008 đã phát triển lên 649,42 tỷ đồng (tức là tăng 57,25% so với năm 2007) và lên tới 877,16 năm 2009 (tăng 35.03% so với năm 2008). Như vậy, xem xét một cách tổng quát ta có thể thấy quy mô tín dụng của NASB Hà Nội tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ phần nào sự tăng trưởng đầu tư cho tín dụng và công tác tín dụng được chú trọng phát triển hơn qua các năm. Về nợ quá hạn; nợ có khả năng mất vốn:

BIỂU ĐỒ 2.1

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 32 - 34)