2. Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng của NASB Hà Nộ
2.2.3 Chú trọng công tác phân loại nợ và dự phòng rủi ro tín dụng
Khi khoản vay đã được giải ngân thì công tác theo dõi khoản vay là vô cùng quan trọng . Nó giúp cho ngân hàng có thể nắm rõ mức rủi ro và có các biện pháp giải quyết nhanh chóng hiệu quả. Để đánh giá chính xác mức độ rủi ro của một khoản vay , NASB Hà Nội cần phải xem xét cả yếu tố định tính và định lượng . Các yếu tố này phải bao gồm đánh giá chính bản thân khách hàng vay chứ không chỉ đơn thuần đánh giá từng khoản vay cụ thể vì những khó khăn về tài chính , về khả năng thanh
toán của khách hàng vay sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ các khoản vay của khách hàng đó.
Thông qua việc phân tích các thông tin tài chính cùng với kết quả kinh doanh của khách hàng mà các cán bộ tín dụng có thể nắm được tình hình tài chính của công ty. Kết hợp với tình hình thị trường ,đặc điểm ngành nghề kinh doanh và xu hướng phát triển mà Ngân hàng có thể đưa ra các chính sách tín dụng hợp lý.
Từ việc phân tích và xếp hạng các loại nợ mà NASB Hà Nội thiết lập quỹ dự phòng rủi ro theo đúng quy định NHNN và cao hơn là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Có thực hiện được đầy đủ ,nghiêm túc việc thiết lập quỹ dự phòng thì mới có thể đảm bảo được sự an toàn vốn cho hoạt động của Ngân hàng.
2.2.4 Nâng cao công tác xử lý nợ
Giai đoạn thu hồi và xử lý nợ cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc rà soát lại hồ sơ, nhân viên ngân hàng cũng phải thường xuyên theo dõi việc trả nợ của khách hàng. Tiến độ trả nợ một phần đánh giá nên tiềm lực của khách hàng, cũng như thái độ cộng tác, nguy cơ rủi ro trong tương lai.
Nếu việc trả nợ đang tốt, bỗng dưng chậm lại một vài kỳ, nhưng vẫn thanh toán đủ, nhân viên ngân hàng cần phải tìm hiểu nguyên nhân, cùng khách hàng để tìm biện pháp khắc phục, thậm chí có thể giúp ích được cho khách hàng bằng cách trao đổi với đối tác khách hàng khi cần thiết, tư vấn cho khách hàng những phương án mới giúp nhanh thu hồi được vốn...
Còn nếu việc trả nợ của khách hàng thường xuyên chậm và để quá hạn nhiều kỳ, ngoài việc theo dõi,cán bộ tín dụng cần tìm hiểu nguyên nhân, đôn đốc khách hàng trả nợ, và cần phải tiến hành rà soát hồ sơ, thẩm định lại khả năng trả nợ và chuyển qua xử lý nợ.
Cần có một bộ phận xử lý nợ riêng biệt để có thể xử lý vấn đề nợ một cách nhanh chóng theo đúng trình tự và thủ tục. Việc chuyên môn hóa đó sẽ giúp ngân hàng đạt được hiệu quả như ý muốn .
Sau khi rà soát thẩm định lại khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khoản vay vẫn còn có khả năng thu hồi, bộ phận xử lý nợ hoạch định kế hoạch và biện pháp thu hồi; nếu các khoản vay có nguy cơ mất khả năng thu hồi nợ, bộ phận xử lý nợ sẽ chuẩn bị phương án xử lý nội bộ, sau đó chuyển hồ sơ sang các cơ quan hữu quan có thẩm quyền thụ lý.
Trong công tác quản trị rủi ro tín dụng , ngoài việc đưa ra những phương pháp để phòng ngừa rủi ro , NASB cần phải kiểm soát được rủi ro ở mức có thể chấp nhận