Hoàn thiện hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 53 - 55)

2. Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng của NASB Hà Nộ

2.2.1Hoàn thiện hệ thống thông tin

Nguồn thông tin về khách hàng vay vốn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại là rất quan trọng, đây là nguồn cơ sở để phục vụ công tác quản lý, ngăn ngừa rủi ro cho Ngân hàng. Hoạt động tín dụng của NHTM là cho khách hàng vay với một kỳ hạn hoàn trả theo thoả thuận. Để khoản vay đảm bảo được an toàn, NASB Hà Nội cần phải nắm đầy đủ các thông tin khách hàng để xem xét, quyết định

cho vay và giám sát sau khi vay như thông tin hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, tài sản bảo đảm, khả năng hoàn trả và các thông tin cần thiết khác của khách hàng vay.

- Các thông tin đầu tiên về khách hàng là các thông tin về hồ sơ pháp lý : tên khách hàng, địa chỉ, giấy đăng kí kinh doanh, giám đốc, mặt hàng kinh doanh và thị trường tiêu thụ, tiềm năng phát triển của ngành nghề…Sau đấy là các thông tin về tình hình tài chính bao gồm tình hình vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, qua đó mà ngân hàng có thể đánh giá được khả năng tài chính, hoạt động và phát triển của khách hàng.

- Ngân hàng cần cập nhật các thông tin về tình hình quan hệ tín dụng gồm các khoản vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, tổ chức khác, thời hạn trả của các khoản vay đó, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng đã cho vay . Xem xét thông tin về xếp loại tín dụng của khách hàng từ các cơ quan xếp loại bên ngoài và kết quả xếp loại nội bộ của ngân hàng thương mại.

- Khi khách hàng có dự án xin vay vốn đầu tư thì Ngân hàng cần có các thông tin liên quan đến dự án xin vay của khách hàng, xem xét khả năng trả nợ của khách hàng từ việc thực hiện dự án và cần tìm hiểu các thông tin khác liên quan để có thể xác định được tính khả thi của dự án.

- Tìm hiểu các thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng đi vay, cập nhật các thông tin kinh tế, thị trường, xu thế phát triển, tiềm năng của ngành.

Việc khai thác nguồn thông tin một cách có hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận dạng rủi ro tín dụng. Trong công tác khai thác thông tin tín dụng , các cán bộ của NASB Hà Nội cần thực hiện hiệu quả hơn nữa các khâu thu thập thông tin khách hàng, thu thập thông tin thị trường , nâng cao hiệu quả công tác xử lý thông tin. Để có thể có các thông tin một cách đầy đủ và có hiệu quả, NASB Hà Nội cần phải có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế, việc cung cấp thông tin này còn nhiều bất cập, vẫn rất hạn chế và thiếu minh bạch chính xác. Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác là rất cần thiết và hữu ích, các kênh cung cấp thông tin cần phải cập nhật thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả.

liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, sự vận hành của mô hình mới có thể thông suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trong các nhận định cấp tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đang được các ngân hàng bắt đầu thực hiện để xây dựng kho dữ liệu phân tích tín dụng nhưng chưa được đầy đủ và thiếu tính kết nối, hỗ trợ giữa các ngân hàng trong chia sẻ thông tin. Sự hợp tác một cách toàn diện giữa các ngân hàng trong xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp, về ngành là con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất.

Và sau khi đã thu thập các nguồn thông tin thì các cán bộ tín dụng phải phân tích đánh giá được khách hàng về khả năng tài chính, khả năng trả vốn vay. Từ đó nhận dạng được rủi ro tín dụng và đo lường khả năng tổn thất có thể xảy ra. Như vậy ta có thể thấy song hành với công tác thu thập thông tin là vấn đề nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng. Đó là những việc NASB Hà Nội cần phải tiếp tục chú trọng trong thời gian sắp tới

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 53 - 55)