pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện để ngân hàng thu hồi được vốn vay.
Trong trường hợp khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ , khó khắc phục , nợ quá hạn và chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng cần kiểm soát vô cùng chặt chẽ khoản vay và đồng thời với đó là các biện pháp quản lý khoản vay như : Cần kiểm soát thật chặt chẽ khoản vay của khách hàng , các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán của khách hàng và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư người mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng ; đồng thời với đó là tư vấn cho khách hàng bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả, không cần sử dụng để trả nợ tiền vay; rà soát lại các tài sản đảm bảo, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn ; đối với các khách hàng là cá nhân thì kết hợp cùng cơ quan công tác vận động gia đình thu xếp để trả nợ; Thực hiện các thủ tục khởi kiện khách hàng ra tòa hoặc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro.
3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực Quản lý RRTD của NASB Hà Nội Hà Nội
3.1 Kiến nghi đến Chính Phủ
Nâng cao tính minh bạch của hệ thống thông tin của tất cả các tổ chức thông qua ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế.Nguồn thông tin là nguồn lực vô cùng quan trọng dành cho các Ngân Hàng.
Cần xây dựng ra các tổ chức thu thập thông tin có chất lượng, là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các tổ chức tín dụng, về các doanh nghiệp, các nhà đầu tư . Tạo được nguồn thông tin mạnh và có giá trị giúp hệ thống ngân hàng có thể cập nhật và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Ngân hàng phát triển khi các ngành nghề khác cùng phát triển. Chính phủ cần cải thiện môi trường góp phần thu hút đầu tư , bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nên kinh tế và khu vực ngân hàng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước.
hàng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo phân loại nợ và bị đọng: đợi đến lúc quá hạn, trở thành nợ xấu mới trích, mà không hề tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng.
3.2 Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà Nước
Những năm vừa qua thì hoạt động thanh tra, kiểm soát của NHNN chưa đạt được kết quả như mong đợi. Chưa đóng vai trò đảm bảo sự an toàn của hệ thống Ngân hàng. Đội ngũ cán bộ thanh tra còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra . Ngoài ra thì công tác thanh tra Ngân hàng cũng là một công việc vô cùng nhạy cảm. Bị ảnh hưởng rất lớn từ nhân cách đạo đức của cán bộ thanh tra. Đó là vấn đề cần được khắc phục ngay, cần mở các khóa đào tạo nâng cao trinh độ nghiệp vụ cũng như giáo dục tư tưởng cho các cán bộ thanh tra Ngân hàng. Hoàn thiện bộ máy thanh tra Ngân hàng .
Tuân thủ các nguyên tắc của ủy ban Basel và đưa ra các biện pháp nhằm mục đích hoàn thiện bộ máy giám sát, thanh tra. Hoàn thiện khung pháp lý, là cơ sở cho các NHTM có thể hoạt động hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước nên rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu và phân tán rủi ro.
Có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản phát triển ổn định và vững chắc nhằm làm giảm rủi ro do các thị trường đó gây ra như tính thanh khoản, pháp lý,…
Kiến nghị lên Chính phủ, trực tiếp xây dựng các cơ quan hoạt động cung cấp thông tin tín dụng, là địa chỉ tin cậy cho các Ngân hàng khi cần dữ liệu để phân tích và đánh giá khách hàng cũng như các khoản vay. Xây dựng các chế tài cứng rắn với các tổ chức cố tình đưa ra các thông tin thiếu chính xác và sai quy định .
Vấn đề rủi ro tín dụng đã và sẽ mãi là vấn đề vô cùng quan trọng trong quản trị Ngân hàng. Là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm chú trọng giải quyết.Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, một số kiến nghị mà nhà quản trị ngân hàng NASB Hà Nội có thể áp dụng như sau:
- Cần thống nhất nhận thức và nhất quán trong việc thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn.
- Thiết lập quỹ dự phòng phù hợp hơn cho những khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn - Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay có khả năng rủi ro cao.
- Phân chia giới hạn rủi ro: không tập trung vốn cho một số khách hàng mà tiếp tục đa dạng hóa danh mục, cho nhiều người vay, nhiều ngân hàng cùng tài trợ cho một khách hàng, hoặc ngân hàng phân tán rủi ro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng của từng ngành. Đa dạng hoá danh mục đầu tư,đa dạng hoá khách hàng.
- Phân tích tình hình khách hàng theo mô hình chất lượng trước khi quyết định tín dụng.
- Dự đoán yếu tố môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái …
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng. - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong NASB Hà Nội và tham gia trung tâm thông tin tín dụng.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á mà em đã tìm hiểu và vận dụng những kiến thức được học để phân tích.Qua đó hy vọng đã giúp chúng ta hiểu thêm về rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại nói chungcũng như về công tác quản lý rủi ro tín dụng trong NASB Hà Nội nói riêng.Tín dụng luôn là một hoạt động cơ bản nhất và là nguồn thu chủ yếu của kinh doanh Ngân hàng. Việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý.Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được .Chính vì thế công tác quản lý rủi ro tín dụng luôn là công tác vô cùng quan trọng trong quản lý Ngân hàng.Được tất cả
các nhà quản lý quan tâm và không ngừng cố gắng hoàn thiện trong điều kiện thị trường luôn luôn thay đổi. Thông qua chuyên đề thực tập , mong đưa đến cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về công tác quản lý rủi ro trong Ngân hàng. Mặc dù đã có những cố gắng và tìm hiểu về công tác quản lý rủi ro trong Ngân hàng nhưng với thời gian có hạn chắc chắn bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót và còn cần sự bổ sung rất nhiều . Hy vọng thầy cô sẽ đọc và góp ý để em có thể hoàn thiện hơn bài chuyên đề của mình .
Qua đây một lần em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô PGS.TS Lê Thị Anh Vân và các anh chị cán bộ công nhân viên ở NASB Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn!