1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG CỦA THẾ GIỚI: (HOA KỲ, HÀN QUỐC, TRUNG QUỐC,…) VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

44 441 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 622,47 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1. Tổng quan về tái cấu trúc ngân hàng nói chung và tại Việt Nam 3 1.1. Khái niệm tái cấu trúc NH: 3 1.2. Nguyên nhân tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 3 1.3. Mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 3 1.3.1. Các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn: 3 1.3.2. Các mục tiêu dài hạn: 3 1.4. Các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng 3 1.4.1. Cơ cấu lại vốn tự có của các ngân hàng 3 1.4.2. Mua lại, hợp nhất và sát nhập: 3 1.4.3. Giải quyết các vấn đề nợ xấu: 3 1.4.4. Cải thiện lòng tin vào hệ thống ngân hàng: 3 1.4.5. Cải thiện hành lang pháp lý và xây dựng tiêu chuẩn NH hiện đại: 3 1.4.6. Thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện tái cấu trúc 3 1.4.7. Tái cấp vốn 3 1.5. Những khó khăn và rủi ro khi thực hiện tái cấu trúc 3 2. Những bài học về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở các nước trên thế giới 3 2.1. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở các nước Đông Á 3 2.1.1. Tái cấu trúc hệ thộng ngân hàng tại Nhật 3 2.1.2. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Trung Quốc 3 2.1.3. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Hàn Quốc: 3 2.2. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại khu vực Đông Nam Á 3 2.2.1. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Thái Lan 3 2.2.2. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Malaysia 3 2.3. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Châu Âu 3 2.3.1. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Mỹ 3 3. Những kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 3 1. Tổng quan về tái cấu trúc ngân hàng nói chung và tại Việt Nam 1.1. Khái niệm tái cấu trúc NH: Khuvựcngânhànglàmộtthànhphầnquantrọngcủanềnkinhtế,vìvậy việctáicấu trúchệthốngngân hàng phảiđượcnhìnnhậntrênphươngdiệntổngthể.Nộidungvà trọngtâmtrongtáicấutrúckhuvựcngânhàngkhôngchỉcầnđượcxemxéttừgócđộ vi mô(từngngânhàng),màcòncả từgócđộvĩ mô(nhànước,chínhphủ,nềnkinhtế), theochiềusâu(theodõitrêntừngbướcđi)vàtrêndiệnrộng(toànbộhệthốngngân hàng). Trướchết,táicấutrúc,theonghĩahẹp,đượchiểulàquá trình tổ chức lạimột tổchức nhằmtạora“trạngthái”tốthơnchotổchứcđóđểthựchiệnnhữngmụctiêuđềra. Mộtchươngtrìnhtáicấutrúccóthểdiễnramộtcáchtoàndiệntrênhầuhếtcáclĩnh vựcnhưcơcấutổchức,nguồnnhânlực, cơchếquảnlý,điềuhành; cáchoạtđộng và cácquátrình;cácnguồn lựckháccủatổchứctáicấutrúc.Táicấutrúccũngcóthể đượctriểnkhaimột phầntạimột haynhiềumảngtrongtổchứcnhưtàichính,nhânsự, sảnxuất…nhằmđạtmụctiêulànângcao“thểtrạng”củabộphậnđó. Suyrộngchomộthệthốngcónhiềutổchức,táicấutrúclàsắpxếp,tổchứclạicơcấu thànhphầncáctổchứctronghệthống,hoặcthayđổicách quảnlý,cáchhoạt độngcủa cáctổchứcbộphậnnhằmcảithiệnhiệuquảhoạtđộng,thựchiệnnhữngmụctiêu thốngnhấtcủahệthống. TheoMargeryWaxmanetal.1998,WB,táicấutrúchệthốngngânhànglàcácgói giảivềthểchế,tàichính vàpháplýnhằm cứuvãnnhữngngânhàngphá sảnvàkhôi phụchệthốngngânhàngtrởlạihoạtđộngbìnhthường. TheoClaudiaDziobekvàCeylaPazarbasioglu 1998,IMF,táicấutrúchệthốngngân hàngnhằm mụcđích cảithiện hiệuquả củangânhàng, cónghĩa làphụchồikhảnăng thanhtoánvàlợinhuận, nângcaonănglựccủahệthốngngânhàngđểthựchiệnchức năngtrunggiantàichínhgiữangườigửitiếtkiệmvàngườiđivay,đồngthờikhôi phụclòngtincủacôngchúng. Dùdiễnđạttheocáchnàothìcóthểthấyviệctáicấutrúchệthốngngânhàngliên quanđếnviệcthayđổi, sửachữacácsailầmtrongcấutrúchệ thốngngânhàng,đưahệ thốngvàocơchếhoạtđộnghợplývàcóhiệuquả;làm tăngkhảnăngtiếpcậncủa ngườidânvàdoanhnghiệp,đặcbiệtlàdoanhnghiệpvừavànhỏđốivớicácdịchvụ củangânhàng,tạotiềnđềvữngchắcchosựpháttriểnlànhmạnhcủahệthốngnói

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - - BÀI TẬP TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI SỐ 6: KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG CỦA THẾ GIỚI: (HOA KỲ, HÀN QUỐC, TRUNG QUỐC,…) VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Nhóm thực hiện: Nhóm 31 Giảng viên: Nguyễn Thị Hai Hằng TP.HỒ CHÍ MINH, năm 2013 DANH SÁCH NHÓM Họ và tên: MSSV Huỳnh Quang Huy K094040554 Nguyễn Khắc Thạch K094040596 Đỗ Huỳnh Khải Tú K094040627 MỤC LỤC Đề tài 6 Trang 4 1 Tổng quan về tái cấu trúc ngân hàng nói chung và tại Việt Nam 1.1 Khái niệm tái cấu trúc NH: Khu vực ngân hàng là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, vì vậy việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải được nhìn nhận trên phương diện tổng thể Nội dung và trọng tâm trong tái cấu trúc khu vực ngân hàng không chỉ cần được xem xét từ góc độ vi mô (từng ngân hàng), mà còn cả từ góc độ vĩ mô (nhà nước, chính phủ, nền kinh tế), theo chiều sâu (theo dõi trên từng bước đi) và trên diện rộng (toàn bộ hệ thống ngân hàng) Trước hết, tái cấu trúc, theo nghĩa hẹp, được hiểu là quá trình tổ chức lại một tổ chức nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho tổ chức đó để thực hiện những mục tiêu đề ra Một chương trình tái cấu trúc có thể diễn ra một cách toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và các quá trình; các nguồn lực khác của tổ chức tái cấu trúc Tái cấu trúc cũng có thể được triển khai một phần tại một hay nhiều mảng trong tổ chức như tài chính, nhân sự, sản xuất… nhằm đạt mục tiêu là nâng cao “thể trạng” của bộ phận đó Suy rộng cho một hệ thống có nhiều tổ chức, tái cấu trúc là sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu thành phần các tổ chức trong hệ thống, hoặc thay đổi cách quản lý, cách hoạt động của các tổ chức bộ phận nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, thực hiện những mục tiêu thống nhất của hệ thống Theo Margery Waxman et al 1998, WB, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là các gói giải về thể chế, tài chính và pháp lý nhằm cứu vãn những ngân hàng phá sản và khôi phục hệ thống ngân hàng trở lại hoạt động bình thường Theo Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu 1998, IMF, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mục đích cải thiện hiệu quả của ngân hàng, có nghĩa là phục hồi khả năng thanh toán và lợi nhuận, nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng để thực hiện chức năng trung gian tài chính giữa người gửi tiết kiệm và người đi vay, đồng thời khôi phục lòng tin của công chúng Dù diễn đạt theo cách nào thì có thể thấy việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng liên quan đến việc thay đổi, sửa chữa các sai lầm trong cấu trúc hệ thống ngân hàng, đưa Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 5 hệ thống vào cơ chế hoạt động hợp lý và có hiệu quả; làm tăng khả năng tiếp cận của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với các dịch vụ của ngân hàng, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển lành mạnh của hệ thống nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung Như vậy, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều biện pháp pháp lý, thể chế và tài chính được triển khai theo từng bước, từ những biện pháp khẩn cấp lấy lại lòng tin, đảm bảo thanh khoản đến việc tạo dựng những cơ chế xử lý những ngân hàng đổ vỡ và giải quyết tài sản tồn đọng Đối tượng của việc tái cơ cấu có thể là cả hệ thống ngân hàng hoặc cá thể các ngân hàng ở tất cả các loại hình như ngân hàng nhà nước (NHNN), ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng có vốn đầu tư trong nước, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài… Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nếu có kế hoạch khả thi và được thực hiện tốt có thể giúp hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, tăng lòng tin của người dân và nhà đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trên thế giới, mang lại động lực cho quá trình tái cấu trúc của cả nền kinh tế (thực chất là cải cách và đổi mới), góp phần vào quá trình tăng trưởng bền vững cho quốc gia Tuy vậy, sự thay đổi có tầm ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng lại nằm ở phía Chính phủ nói chung và Ngân hàng trung ương (NHTW) nói riêng, mà đôi khi việc thực hiện sao cho đúng đắn mang lại kết quả như mong muốn lại không hề đơn giản Để thuận tiện hơn trong việc trình bày và theo dõi, trong phần sau của đề tài, thuật ngữ “tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” được viết gọn thành “tái cấu trúc” 1.2 Nguyên nhân tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Một nền kinh tế chỉ có thể khỏe mạnh khi được sự hỗ trợ của một hệ thống ngân hàng khỏe mạnh Trước diễn biến của khủng hoảng tài chính toàn cầu và các khó khăn nội tại của nền kinh tế thì việc tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng một cách toàn diện là việc làm cần thiết Nếu hệ thống ngân hàng rơi vào khủng hoảng sẽ kéo theo nguy cơ khủng hoảng kinh tế xã hội hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủng hoảng có nguy cơ lan rộng ra toàn hệ thống Nền kinh tế của một quốc gia khó có thể phát triển ổn Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 6 định và lành mạnh khi hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều bất ổn và hoạt động kém hiệu quả Nhu cầu tái cấu trúc trở nên cần thiết khi hiện trạng của các ngân hàng gặp phải nhiều vấn đề trong cơ cấu, hoạt động khiến ngân hàng hoạt động không hiệu quả; thậm chí trì trệ, vốn yếu, thiếu hụt thanh khoản và chất lượng tài sản suy giảm đứng trước nguy cơ tan rã, phá sản,… những vấn đề trên xuất phát từ những yếu kém nội tại của hệ thống ngân hàng Nhiều nguyên nhân là do cơ cấu sai, không hợp lý, kém hiệu quả, cụ thể: không xác định được chiến lược và kế hoạch, đội ngũ lãnh đạo làm việc không hiệu quả, cơ cấu tài chính chưa phù hợp, chưa chuẩn mực và thiếu các hệ thống, công cụ kiểm soát rủi ro cần thiết, quản trị nguồn nhân sự yếu kém, sự phối hợp hoạt động không hiệu quả do cơ cấu chưa hợp lý, hoặc tính yếu kém của hệ thống ngân hàng… Ví dụ như sự phát triển nhanh chóng, dễ dãi trong việc thành lập ngân hàng cũng như việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, các ngân hàng không có đủ lực lượng quản lý được đào tạo bài bản về quản trị ngân hàng, điều này dễ dẫn đến các vụ lừa đảo, thất thoát tài sản; đặc biệt, tình trạng thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính bao gồm giấu hoặc chuyển lỗ, không hạch toán đúng chi phí dự phòng tín dụng, đúng các khoản chi phí và thu nhập… gây sức ép lên nền kinh tế, buộc chính phủ phải tìm cách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thông qua tái cơ cấu các ngân hàng và các định chế tài chính Nếu không sàng lọc và tái cấu trúc sớm, các vụ đổ vỡ hàng loạt trong hệ thống TCTD có thể xảy ra và sẽ khó kiểm soát Bên cạnh đó còn các yếu tố từ các chính sách điều tiết kinh tế mang tính chất vĩ mô kém hiệu quả, khả năng dự báo yếu dẫn đến việc điều tiết không kịp thời; các quy định về chính sách sai lệch, không chặt chẽ cũng sẽ làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động không hiệu quả Ví dụ như khi nền kinh tế tăng trưởng cao, nếu chính phủ khuyến khích các ngân hàng gia tăng tín dụng để mà không có chính sách kiềm chế hợp lý thì điều này sẽ dẫn đến các ngân hàng dễ dãi trong việc cho vay dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu và nợ không hiệu quả (NPL), gây ra mất thanh khoản cho ngân hàng, từ đó có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống Ngoài ra việc tái cơ cấu cũng bắt nguồn từ vấn đề mang tính bắt buộc để phù hợp Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 7 với xu hướng phát triển; ví dụ như xu hướng thay đổi cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng trong xu hướng hội nhập đó là chuyển dần cơ cấu ngân hàng quốc doanh sang ngân hàng dân doanh 1.3 Mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 1.3.1 Các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn: Thứ nhất, duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản, chi trả và hoạt động của các trung gian tài chính không bị đình trệ Đây là mục tiêu cơ bản nhất của việc tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính ổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và của cả nền kinh tế Thứ hai, giải quyết các vấn đề một cách kịp thời nhằm ngăn ngừa sự lây lan hoặc các vấn đề mang tính hệ thống Thứ ba, khôi phục lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng Khi hệ thống ngân hàng được cơ cấu lại, tính thanh khoản của cả hệ thống ổn định, mức độ tín nhiệm của ngân hàng được nâng cao sẽ tạo lòng tin của các thành phần kinh tế đối với hệ thống ngân hàng Thứ tư, tối thiểu hóa chi phí tái cấu trúc đối với NHTW, bảo hiểm tiền gửi hay chính phủ Song song với những mục tiêu củng cố sức mạnh cho hệ thống ngân hàng thì việc tái cơ cấu cũng nhằm mục đích giảm thiểu tới mức nhỏ nhất các chi phí liên quan đến NHTW, bảo hiểm tiền gửi hay chính phủ, để mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình tái cấu trúc 1.3.2 Các mục tiêu dài hạn: Thứ nhất, tạo ra một khuôn khổ quản lý nhà nước mới, phát triển phương cách quản trị theo hướng phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế, ngày càng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nền kinh tế Theo đó, cần phải bảo đảm các nguyên tắc khi cho vay của ngân hàng và khuyến khích các nguồn vốn mới của khu vực tư nhân, đồng thời phân bố thiệt hại cho cổ đông Thứ hai, xây dựng tính cạnh tranh và khả năng chống chịu của hệ thống ngân Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 8 hàng; bảo đảm hệ thống ngân hàng đủ tiềm lực để có thể đạt các chuẩn mực của quốc tế; tăng cường sức mạnh nội tại của ngân hàng, chống lại các mầm mống bất ổn và khủng hoảng Thứ 3, tăng cường cơ sở hạ tầng tổng thể của hệ thống tài chính; góp phần thúc đẩy hệ thống tài chính phát triển, tạo cơ sở cho sự ổn định lâu dài của toàn bộ nền kinh tế Đồng thời góp phần nâng cấp việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính 1.4 Các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng 1.4.1 Cơ cấu lại vốn tự có của các ngân hàng Nguồn vốn tự có (hay còn gọi là vốn chủ sở hữu) của các ngân hàng sau khi trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ và giảm giá tài sản là điều khiến Chính phủ quan tâm vì đây là căn cứ để đưa ra các biện pháp cụ thể như yêu cầu các ngân hàng tăng vốn, cho vay thêm hoặc yêu cầu các ngân hàng có mức an toàn vốn thực tế dưới mức tối thiểu theo luật định phải sáp nhập hoặc giải thể Ở các quốc gia như Mỹ, Châu Âu và một số nước phát triển ở khu vực Châu Á, chính phủ ưu tiên thực hiện biện pháp quốc hữu hóa các ngân hàng bằng cách đầu tư vào cổ phần của các ngân hàng này sau đó bán lại cho tư nhân sau khi ngân hàng đó dần đi vào ổn định Với vai trò là cổ đông chính sở hữu phần lớn vốn cổ phần, Chính phủ sẽ yêu cầu các ngân hàng bị quốc hữu hóa thực hiện các chương trình tái cấu trúc tài sản và nguồn vốn Một ví dụ điển hình là việc Chính phủ Anh đã mua cổ phiếu của Royal Bank of Scotland và ngân hàng Lloyds năm 2008, khiến cho tỷ lệ sở hữu cổ phần của Chính phủ tương ứng trong hai ngân hàng này là 67% và 43% Tại Châu Á, các quốc gia như Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan cũng đã thực hiện biện pháp này, trong đó tiêu biểu là sự kiện Thái Lan đã mua cổ phần của 7 ngân hàng thương mại và 12 công ty tài chính vào năm 1998 Khi đó, Chính phủ Thái Lan đã buộc các ngân hàng thương mại phải hạch toán các khoản dự phòng nợ xấu vào khoản mục chi phí, từ đó làm giảm vốn chủ sở hữu Điều này là có lợi cho Chính phủ vì khi đó chỉ cần một lượng vốn nhỏ bổ sung vào vốn điều lệ cũng có thể sở hữu phần lớn cổ phần trong các ngân hàng này, từ đó dễ dàng can thiệp để điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 9 Bên cạnh giải pháp quốc hữu hóa các ngân hàng thương mại, Chính phủ các nước cũng áp dụng biện pháp kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tài trợ tăng vốn cho các ngân hàng gặp khó khăn bằng cách đưa ra các điều kiện có lợi Hình thức này gọi là vốn đối ứng hay thực chất là đồng tài trợ Theo đó, khi nhà đầu tư bỏ vốn tài trợ cho một ngân hàng gặp khó khăn thì Chính phủ cũng cam kết góp vốn vào ngân hàng đó theo một tỷ lệ nhất định dưới vai trò nhà đầu tư thứ hai đồng tài trợ Điều này không những tạo niềm tin cho nhà đầu tư về khả năng vực dậy của ngân hàng mà còn làm giảm lượng vốn Chính phủ cần bỏ ra để cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng đó Để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ một số nước cũng tiến hành nâng hạn mức sở hữu nước ngoài lên một mức cao và trong một khoảng thời gian tương đối dài Tiếp đó, nhằm tránh tình trạng rủi ro gia tăng khi bị các cổ đông nước ngoài chi phối, sau khoảng thời gian đã cam kết ban đầu, các nhà đầu tư nước ngoài phải bán lại cổ phần của mình cho các nhà đầu tư trong nước để giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài xuống một mức hợp lý theo luật định Mở rộng hạng mức sở hữu nước ngoài là một trong những giải pháp được một số nước như Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil áp dụng thành công Năm 1998, Chính phủ Brazil đã nâng hạn mức sở hữu nước ngoài từ 7% (được áp dụng từ năm 1994) lên tới 14% để tăng nguồn tài trợ vốn tự có cho các ngân hàng thương mại trong nước Một ví dụ khác, Thái Lan cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần chi phối đối với các ngân hàng thương mại trong nước với khoảng thời gian là 10 năm, sau đó phải bán lại cổ phần cho các cổ đông trong nước để giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài xuống hạn mức mà pháp luật quy định 1.4.2 Mua lại, hợp nhất và sát nhập: Trước khi tiến hành các hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại, ngân hàng trung ương các nước thường tiến hành sàng lọc ra các ngân hàng yếu kém bằng cách đưa ra một khung các tiêu chuẩn phân loại hoạt động Theo đó, những ngân hàng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn bị buộc chấm dứt hoạt động để ngân hàng có tình hình tài chính tốt hơn mua lại Với những ngân hàng đang gặp khó khăn nhưng có khả năng phục hồi sẽ được yêu cầu sáp nhập, hợp nhất với nhau Nhờ đó, số lượng ngân Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 10 hàng sau tái cấu trúc giảm xuống nhưng quy mô vốn, chất lượng tài sản, năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lợi được cải thiện rõ rệt Trong lịch sử ngành ngân hàng, đã có những vụ sáp nhập nổi tiếng diễn ra Đầu tiên là vụ sáp nhập giữa hai ngân hàng hàng đầu Châu Âu là ngân hàng ABN AMRO của Hà Lan và Barclays PLC của Anh vào năm 2007, hình thành nên tập đoàn ngân hàng hàng đầu thế giới tính theo số vốn hóa thị trường Tiếp sau đó là vụ sáp nhập của hai ngân hàng Mỹ Bank of America và Merrill Lynch năm 2008, giúp Bank of America trở thành ngân hàng nội địa số một tại Mỹ nếu xét theo tiêu chí tiền gửi và lượng vốn hóa thị trường Bên cạnh đó, không thể không kể đến vụ sáp nhập của UFJ Holding với Mitsubishi Tokyo Financial Group vào năm 2006 để hình thành Mitsubishi UFJ Financial Group hùng mạnh nhất thế giới, vượt qua Citigroup về giá trị tài sản Trong bối cảnh khủng hoảng, việc tiến hành mua lại, hợp nhất và sáp nhập không đơn giản chỉ là các hoạt động mang tính chất tự nguyện của các ngân hàng tham gia mà còn là các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng phổ biến đã được tiến hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, xuất phát từ ý chí chủ quan của chính phủ nhằm giải cứu các ngân hàng yếu kém để cứu hệ thống ngân hàng khỏi đổ vỡ Ví dụ như tháng 7 năm 1998, chính phủ Hàn Quốc đã buộc 5 ngân có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu dưới 8% phải hợp nhất và sáp nhập lại với nhau để đảm bảo đạt được mức an toàn vốn tối thiểu 1.4.3 Giải quyết các vấn đề nợ xấu: Khi nợ xấu tăng liên tục một cách có hệ thống, Chính phủ các nước đều nỗ lực hết sức để giảm tỷ lệ này xuống mức an toàn một cách nhanh nhất Mỗi quốc gia có một cách xử lý khác nhau, trong đó thường gặp nhất là nâng mức yêu cầu về dự phòng rủi ro, siết chặt các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng, đi kèm với việc kiểm tra, giám sát sát sao việc thực hiện Đặc biệt, tại một số nước, Chính phủ cho phép các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao tách biệt hoạt động thành 2 nhóm: nhóm hoạt động tốt (ngân hàng tốt – “good bank”) và nhóm các khoản nợ dưới chuẩn (ngân hàng xấu – “bad bank”) Mục đích của việc làm này là “ngân hàng xấu” sẽ tập trung vào giải quyết các khoản nợ xấu để ban lãnh đạo ngân hàng có điều kiện tập trung phát triển những hoạt động cho vay mới có hiệu quả của “ngân hàng tốt” Một mô hình giải quyết nợ xấu khác cũng đã được áp dụng thành công tại nhiều Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 30 chính có vốn dưới chuẩn phải cơ cấu lại nguồn vốn, nhằm khôi phục sự ổn định của hệ thống ngân hàng Điển hình là 4 NHTM trong nước: Bangkok Metropolitan Bank (BMB), Bangkok Bank of Commerce (BBC), Siam City Bank (SCIB) và First Bangkok City Bank (FBCB) đã không đáp ứng được các quy định trong trích lập dự phỏng rủi ro Vì vậy, vào tháng 5/1998, NHTW đã can thiệp vào 4 ngân hàng này bằng cách giảm vốn sở hữu đến mức tối thiểu nhằm xóa bỏ nợ xấu NHTW thực hiện chuyển các khoản vay từ Quỹ Phát triển các định chế tài chính (FIDF) – trực thuộc NHTW, thành nguồn vốn và bơm thêm vốn bổ sung Nhưng nguồn vốn hiện có là rất hạn chế, chính vì vậy, Thái Lan đã phải tìm đến nguồn vốn quốc tế, với việc tự do hóa hoàn toàn trong 10 năm đối với các khoản đầu tư nước ngoài cho khu vực tài chính ngân hàng Chính phủ Thái Lan mở rộng cơ hội đầu tư nước ngoài bằng những liên doanh liên kết hoặc mua bán các định chế trong nước, với việc nới lỏng quy chế, tăng mức sở hữu tối thiểu cổ phần ngân hàng trong nước của doanh nghiệp nước ngoài từ 25 lên 50% • Kiểm soát nợ xấu Tháng 3/1998, NHTW ban hành các quy định phân loại nợ và dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế cho hệ thống ngân hàng tài chính, trong đó yêu cầu các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cho tất cả các khoản vay quá hạn trên 6 tháng và nghiêm cấm phân bổ lãi suất của các khoản vay này Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi khách hàng, NHTW không thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, ủy quyền cho FIDF cung cấp bảo hiểm toàn phần cho khách hàng gửi và vay tiền ở những ngân hàng hay tổ chức tài chính bị đóng cửa Đối với các nhà đầu tư mua lại các ngân hàng sở hữu nhà nước, FDIF bảo đảm bồi thường lỗ từ những món nợ xấu thông qua chính sách duy trì lợi nhuận và chia sẻ lãi lỗ Các ngân hàng phải tập trung phân tán rủi ro bằng việc quy định hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có, các khoản nợ ngoài bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn Hơn nữa, các ngân hàng không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phiếu, giấy chứng nhận nợ của một công ty, tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định là 7%, trong đó 2% tiền gửi tại NHTW, tối đa không quá 2,5% tiền mặt, còn lại dưới dạng chứng khoán Bên cạnh đó, ngân hàng phải thực hiện Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 31 lập 100% dự phòng đối với những tài sản có rủi ro, còn các ngân hàng bị đóng cửa phải tăng vốn điều lệ lên 15% tổng vốn thì mới có thể tiếp tục hoạt động Sau 1 năm thực hiện nhiều biện pháp tác động vào khu vực tài chính để cứu nền kinh tế khỏi suy thoái, Thái Lan vẫn chìm trong khủng hoảng Vì vậy, tháng 8/1998,NHTW đã đưa ra giải pháp “tái cấu trúc ngân hàng có hệ thống dựa theo cơ chế thị trường” Chương trình trọng tâm vào 3 vấn đề: một là giải quyết khủng hoảng, hai là ổn định cơ sở tiền gửi của các ngân hàng, và cuối cùng là khôi phục dòng tín dụng cho các khu vực sản xuất của nền kinh tế Kế hoạch này gồm 4 phần: • Tiêu chuẩn hóa tỷ lệ an toàn vốn (CAR) CAR phải duy trì ở mức 8,5% đối với các ngân hàng (cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế Basel) và 8% cho các công ty tài chính Nhưng yêu cầu vốn cấp 1 cho các ngân hàng phải giảm từ 6% đến 4,25%, vốn cấp 2 tăng từ 2,5% đến 4,25% theo tiêu chuẩn của Basel và trích lập dự phòng rủi ro là 1% • Thực hiện các công cụ hỗ trợ về vốn Mục tiêu của các chính sách hỗ trợ vốn là khuyến khích các NHTM và công ty tài chính cơ cấu lại nguồn vốn để khôi phục và duy trì thanh khoản Đối với chính sách về vốn cấp 1, Chính phủ Thái Lan sẽ mua cổ phần, trái phiếu để tăng tỷ lệ vốn cấp 1 theo quy định Về vốn cấp 2, Chính phủ thực hiện bơm vốn thông qua trao đổi trái phiếu chính phủ không giao dịch cho các khoản vay ngân hàng ở mức tối đa 2% so với tài sản rủi ro • Thành lập các công ty quản lý tài sản tư hữu Chính phủ đưa ra một cơ chế loại bỏ các tài sản xấu từ bảng cân đối của các ngân hàng tư nhân, thông qua các công ty quản lý tài sản tư được sở hữu hoàn toàn bởi các định chế tài chính mẹ Các tổ chức này như một kênh giúp các ngân hàng tách tài sản tốt khỏi tài sản xấu, cải thiện cân đối tài sản, chất lượng tài sản và trọng tâm vào các ngành kinh tế có tiềm năng • Giải quyết các tổ chức tài chính yếu kém NHTW tiếp tục can thiệp thêm vào 2 ngân hàng (Union Bank of Bangkok–UBB Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 32 và Laem Thong Bank–LTB) và 12 công ty tài chính, nâng tổng số tổ chức tài chính cần can thiệp lên con số 18 BMB và SCIB được bán cho các nhà đầu tư chiến lược; FBCB được mua lại bởi Krung Thai Bank (KTB), LTB sáp nhập với Radanasin (RSB); còn BBC bị giải thể, tài sản và nợ chuyển hoàn toàn sang KTB và các khoản nợ xấu do FIDF chịu trách nhiệm Krung Thai Thanakit (KTT) đã mua lại UBB và 12 công ty tài chính bị can thiệp sau khi các tổ chức này đáp ứng trích lập rủi ro và tái cơ cấu vốn lên lần lượt là 8,5 và 8% Ngoài ra, Chính phủ cũng tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cho RSB và chuẩn bị cổ phần hóa KTB và Bank Thai (BTH) Giải pháp từng bước của NHTW, các cơ quan tài chính liên quan và sự thực thi nghiêm túc, quyết liệt các chính sách của NHTM đã tạo nên hiệu quả rõ rệt trong quá trình cải tổ hệ thống ngân hàng và giúp Thái Lan thực sự phục hồi sau khủng hoảng Mặc dù số lượng các ngân hàng giảm đáng kể sau quá trình tái cơ cấu, nhưng quy mô và hoạt động kinh doanh được cải thiện rõ ràng theo hướng chuyên nghiệp và quốc tế hóa hơn Các ngân hàng nhỏ lẻ, hoạt động kém hiệu quả và quản lý rủi ro yếu không còn tồn tại, thay vào đó là những ngân hàng vững vàng về tiềm lực tài chính, tổ chức và có tính cạnh tranh cao Những tiêu chuẩn, chuẩn mực nội địa của hệ thống ngân hàng – tài chính Thái Lan đều tiến gần hơn tới những chuẩn mực và thông lệ quốc tế Sự minh bạch hóa thông tin hệ thống tài chính – ngân hàng được cải thiện, khả năng giám sát và cảnh báo sớm của các cơ quan chức năng cũng mang lại nhiều hiệu quả, làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển khu vực tài chính – ngân hàng trong dài hạn 2.2.2 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Malaysia 2.2.2.1 Bối cảnh Tự do hóa tài chính được Malaysia thực hiện khá sớm Từ tháng 10/1978, NHTW Malaysia đã không còn áp dụng kiểm soát hành chính đối với lãi suất Đến tháng 2/1991 thì nước này được xem như đã tự do hóa tài chính hoàn toàn Quá trình tự do hóa tài chính đã đẩy nhanh sự phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường vốn, đồng thời, khuyến khích hệ thống tài chính trong nước cạnh tranh hơn nữa Tính đến cuối năm 1997, hệ thống tài chính Malaysia nói chung và hệ thống ngân hàng Malaysia nói riêng đã phát triển tương đối hiện đại, cấu trúc tốt và cạnh tranh Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Malaysia cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 33 tài chính châu Á 1997 Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, chính sách cho vay chỉ định của Chính phủ cũng như sự thiếu cạnh tranh và thiếu các quy định giám sát thận trọng và chặt chẽ đã khiến tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhanh chóng Tín dụng mở rộng quá mức (tín dụng ngân hàng tăng từ 88,2% năm 1987 lên 152% năm 1997), tập trung chủ yếu vào cho vay bất động sản, chứng khoán, các công ty tài chính cho vay tiêu dùng với lãi suất cố định, đã đặt hệ thống tài chính Malaysia vào vị thế rủi ro 2.2.2.2 Quá trình thực hiện: NHTW Malaysia đã đặt ra các chính sách đối phó với khủng hoảng với mục tiêu cuối cùng là tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng, từ đó thiết lập một trật tự mang tính thị trường hơn là mệnh lệnh hành chính Malaysia thực hiện các chính sách đối phó với khủng hoảng bao gồm cải thiện phân bổ tín dụng, tăng cường các quy định thận trọng, tái xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Đồng thời, thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển khu vực tài chính Malaysia được ban hành vào tháng 3/2001 trong giai đoạn 10 năm 2001 - 2010 Bên cạnh đó, Maylaysia thực hiện các chính sách như: thu hẹp loại hình hoạt động ngân hàng đầu tư nhằm loại bỏ sự chồng chéo trong hoạt động và củng cố lợi thế cạnh tranh bằng cách sáp nhập các tổ chức có hoạt động đầu tư, chứng khoán vào thành loại hình ngân hàng đầu tư; công bố các chỉ số chuẩn mực để thúc đẩy các định chế tài chính nội địa tập trung phát triển lành mạnh và giải quyết các yếu kém; thúc đẩy sự tham gia của các đối tác chiến lược có năng lực vào đội ngũ cổ đông nhằm chuyển giao các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn, tiếp cận với công nghệ và sáng kiến thúc đẩy sự đổi mới sản phẩm dịch vụ, thúc đẩy sự ra đời và đưa vào ứng dụng các chuẩn mực và thông lệ quản trị rủi ro, cải thiện hiệu quả hoạt động của HĐQT và ban điều hành, tăng cường kỷ luật thị trường, mở rộng cơ hội kinh doanh mới Kế hoạch tổng thể phát triển khu vực tài chính giai đoạn 2001-2010 được chia thành 3 giai đoạn, với mục tiêu tạo lập được một hệ thống tài chính đa dạng, hiệu quả, vững mạnh, ổn định, hoạt động năng động trên thị trường tài chính khu vực và thế giới với năng lực cạnh tranh cao, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế đất nước Kế hoạch này bao hàm 6 lĩnh vực thuộc hệ thống tài chính là: (1) các phương thức và mô hình cung ứng tài chính cho nền kinh tế; (2) hoạt động ngân hàng; (3) hoạt động bảo Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 34 hiểm; (4) hoạt động ngân hàng và bảo hiểm Hồi giáo; (5) hoạt động của các định chế tài chính phát triển; (6) thanh tra giám sát Labuan (một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý giám sát tài chính ở đặc khu kinh tế) Kế hoạch tổng thể tập trung vào các yếu tố: hiệu quả, hiệu lực, ổn định, quản lý an toàn và xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực tài chính Malaysia Sau quá trình thực hiện kế hoạch phát triển tổng thể, từ cuối năm 2001 đến đầu năm 2010, hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng Malaysia đã tăng từ 13% lên 15% trên tài sản chịu rủi ro, lợi nhuận tính bằng thu nhập trên vốn tự có ROE tăng từ 13,3% lên 16,5%, thu nhập trên tổng tài sản tăng từ 1% lên 1,5%, chất lượng tài sản được cải thiện với tỷ lệ nợ xấu giảm từ 11,5% xuống còn 1,9%, năng suất lao động (tính bằng lợi nhuận bình quân/nhân viên) tăng từ 63.500 RM lên 172.500 RM Hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục chiếm giữ vị trí trung gian tài chính chủ đạo cho nền kinh tế, với trên 50% tổng tài sản của hệ thống tài chính Quá trình sáp nhập giữa các ngân hàng bắt đầu từ năm 2000 Tại thời điểm đó, hệ thống ngân hàng bao gồm 31 ngân hàng thương mại, trong đó, 14 ngân hàng hoàn toàn thuộc sở hữu nước ngoài, 19 công ty tài chính, 12 ngân hàng đầu tư và 7 trung tâm chiết khấu Đến năm 2009, hệ thống ngân hàng nội địa chỉ còn 9 tập đoàn ngân hàng thương mại lớn, với năng lực tài chính hùng mạnh và phạm vi hoạt động toàn cầu; không còn công ty tài chính, do được sáp nhập vào các tập đoàn ngân hàng; 11 ngân hàng Hồi giáo và 15 ngân hàng đầu tư; không còn trung tâm chiết khấu, do được sáp nhập vào các ngân hàng đầu tư; 25 công ty bảo hiểm, cùng với 5 ngân hàng nước ngoài được cấp phép, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa và có tầm hoạt động rộng trên thị trường khu vực và thế giới Những nỗ lực tái cấu trúc, hợp nhất và hợp lý hóa được thực hiện từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 đã giúp hệ thống ngân hàng nói riêng và khu vực tài chính nói chung của Malaysia có một nền tảng vững mạnh hơn Quá trình tái cấu trúc đã tập trung vào giải quyết 4 vấn đề chủ yếu, đó là: xử lý nợ xấu; tăng cường các quy định thận trọng và ra đời các chuẩn mực và thông lệ quản trị rủi ro; cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua nâng cao chất lượng của HĐQT và ban điều hành; củng cố lợi thế cạnh tranh thông qua sáp nhập các tổ chức tài chính, thúc đẩy các tổ chức tài Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 35 chính nội địa tập trung phát triển lành mạnh và giải quyết các yếu kém, đồng thời, thúc đẩy sự tham gia của các đối tác chiến lược Bên cạnh đó, việc thực hiện Kế hoạch phát triển tổng thể cũng tạo nên những hiệu quả cải cách hệ thống ngân hàng trong dài hạn Những cải cách này cùng với xu thế phát triển kinh tế - tài chính của khu vực và toàn cầu đã làm thay đổi môi trường kinh doanh, tạo ra một môi trường linh hoạt hơn, cạnh tranh hơn, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho các ngân hàng trong nước 2.3 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Châu Âu 2.3.1 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Mỹ 2.3.1.1 Bối cảnh Cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế 2008 đã đặt Mỹ vào tình huống phải xem xét lại tất cả các chính sách phát triển của mình trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là cải tổ hệ thống tài chính Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này là việc Mỹ áp dụng chính sách lãi suất thấp trong một thời gian khá dài, cùng với đó là việc giảm bớt các qui định trong các chuẩn mực tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng, được gia tăng thêm nữa bởi việc chứng khoán hóa các tài sản thế chấp, đã đặt hệ thống tài chính Mỹ vào một trạng thái rủi ro trầm trọng gây ra bởi cho vay dưới chuẩn lan tràn Bởi vậy, hệ thống ngân hàng chính là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đồng thời cũng là điểm bắt đầu để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng này Bảng Tổng quan các biện pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Mỹ sau khủng hoảng 2008 Biện pháp Cơ quan thực hiện Các Tổ chức tài - Mua lại, sáp nhập chính tín dụng - Nâng cao tỷ lệ dự phòng rủi ro - Cơ cấu lại và gia tăng chất lượng quản trị rủi ro Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 36 FED - Duy trì thanh khoản: − Hạ lãi suất5 − Bơm thêm vốn vào thị trường thông qua các nghiệp vụ thị trường mở − Xóa bỏ mô hình ngân - Hỗ trợ và giải cứu các hàng đầu tư riêng biệt ngân hàng − Tăng cường thanh tra giám sát ngân hàng − Cho vay hỗ trợ thanh khoản, bảo lãnh cho các tổ chức có nguy cơ phá sản7 - Cải tổ hoạt động ngân hàng: Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 37 2.3.1.2 Quá trình thực hiện: Các biện pháp nhằm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Mỹ đã được tiến hành trên nhiều nội dung bao gồm quá trình tự tái cấu trúc của các tổ chức tài chính và quá trình hỗ trợ từ chính phủ Cục dự trữ liên bang (Fed), Bộ Tài chính và Cơ quản bảo hiểm tiền gửi (FDIC) là ba cơ quan tham gia nhiều nhất vào quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trong đó, Fed có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì thanh khoản trên hệ thống nhằm đảm bảo dòng vốn vẫn được lưu thông một cách trôi chảy; Bộ Tài chính tham gia chủ yếu vào quá trình xử lý các tài sản tài chính có vấn đề giúp các ngân hàng cơ cấu lại bảng cân đối tài sản thông qua chương trình cứu trợ tài sản có vấn đề; và FDIC chủ yếu là xử lý các ngân hàng phá sản và có nguy cơ phá sản Bên cạnh đó, có thể thấy rõ nét sự phối hợp chặt chẽ của 3 cơ quan này trong các mục tiêu chung như là xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Chương trình cứu trợ tài sản có vấn đề (Troubled Assets Relief Program – TARP) (thực hiện theo Đạo luật Ổn định Kinh tế khẩn cấp – Emergancy Economic Stabilization of Act 2008) là một trong những điểm nhấn quan trọng trong tổng thể các giải pháp vượt qua khủng hoảng và tái cấu trúc thống ngân hàng Mỹ sau khủng hoảng 2008 Đây thực chất là chương trình mua lại các tài sản tài chính có mức độ 10 rủi ro cao từ các định chế tài chính Theo đó, chính phủ Mỹ cho phép Bộ Tài chính sử dụng ngân sách liên bang mua hoặc bảo lãnh tối đa tới 700 tỷ USD các tài sản có vấn đề trong hệ thống các định chế tài chính của Mỹ với mục tiêu là khôi phục tính thanh khoản và ổn định của hệ thống tài chính Kế hoạch này được xây dựng dựa trên giả định cho rằng những tài sản này bị bán tháo quá mức trong khi chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong tổng số tài sản thế chấp là không có khả năng trả nợ Việc mua tài sản theo Chương trình TARP được cho là sẽ khôi phục lại thị trường, nhờ đó giá những tài sản này sẽ tăng dần và sẽ có lợi cho cả ngân hàng và Bộ Tài chính (ngược lại sự giảm giá mạnh có thể sẽ dẫn đến một tỷ lệ vỡ nợ cao hơn nhiều) Bên cạnh đó, nếu TARP giúp ổn định lại tỷ lệ đủ vốn của các ngân hàng, thì về mặt lý thuyết nó sẽ cho phép các ngân hàng tăng cường cho vay thay vì phải giữ tiền mặt cho những khoản dự phòng rủi ro không lường trước đối với những tài sản có vấn đề Hoạt động cho vay tăng lên cũng đồng nghĩa với “nới lỏng tín dụng”, theo đó Chính phủ hy vọng khôi phục thị trường tài chính và cải thiện niềm tin của nhà đầu tư Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 38 Đạo luật này quy định Bộ trưởng Tài chính Mỹ phải mua các tài sản này ở mức giá thấp nhất mà được xác định là phù hợp với mục đích của Đạo luật và đảm bảo giá mua là hợp lý và phản ánh giá trị cơ bản của tài sản Bộ Tài chính Mỹ cũng có quyền bán hoặc tham gia vào các giao dịch chứng khoán, cho vay, mua bán lại, hoặc các giao dịch tài chính khác đối với mọi tài sản có vấn đề được mua theo Đạo luật này Số tiền thu về từ các hoạt động trên sẽ được đưa vào quỹ của Bộ Tài chính để giảm nợ công Đạo luật Ổn định kinh tế khẩn cấp cũng cho phép Ủy ban Chứng khoán (SEC) có quyền đình chỉ hạch toán theo giá thị trường đối với bất kỳ loại hay nhóm giao dịch nào nếu Ủy ban chứng khoán xác định rằng nó là cần thiết vì lợi ích công cộng và bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là khi áp dụng cho một số chứng khoán không có hoạt động thị trường Tính đến ngày 3/9/2010, Bộ Tài chính Mỹ đã triển khai chương trình TARP thông qua đầu tư quỹ vốn 474,8 tỷ USD của TARP vào 13 chương trình hỗ trợ khác nhau Tuy nhiên trên thực tế, tính đến ngày 31/3/2011, Bộ trưởng Tài chính Mỹ mới thực dùng 410,5 tỷ USD vào 12 chương trình và còn 58,9 tỷ USD khả dụng trong quỹ Có 143 thành viên tham gia chương trình TARP đã tất toán hết cả nợ vay cả gốc lẫn lãi, mua lại hết cổ phiếu của mình và 22 thành viên tham gia chương trình TARP đã trả được một phần nợ gốc, cổ phiếu của mình với tổng trị giá thu về cho Bộ Tài chính là 263,7 tỷ USD Như vậy, quỹ vốn TARP còn 211,3 tỷ USD dư nợ (chưa được hoàn trả) và 58,9 tỷ USD trong quỹ chưa sử dụng Ngoài ra, Chính phủ cũng đã thu về được 37 tỷ USD tiền lãi, lợi tức và thu nhập khác, bao gồm cả 8,9 tỷ USD giao dịch hợp đồng bảo lãnh và cổ phiếu đang thực hiện Tính đến thời điểm này Chính phủ Mỹ đã thu hồi 70% tổng số tiền cứu trợ trong tổng số tiền 410 tỷ USD đã được giải ngân theo Chương trình TARP trị giá 700 tỷ USD Bên cạnh chương trình mua lại các tài sản tài chính có vấn đề, Mỹ cũng đã sử dụng một cách khéo léo tổ chức bảo hiểm tiền gửi của mình (Tổng công ty BHTG Mỹ - FDIC) để giải quyết các ngân hàng đổ vỡ, bảo vệ người gửi tiền, ngăn chặn sự lây 11 lan của khủng hoảng Đây là giai đoạn mà vai trò và quyền lực của FDIC đã được tăng lên ở mức chưa từng có Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, FDIC được chỉ định là tổ chức tiếp nhận và chịu trách nhiệm xử lý tài sản nhằm thu Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 39 hồi một cách nhanh nhất với giá trị tối đa các tài sản còn lại của tổ chức đó Thẩm quyền của FDIC về xử lý đổ vỡ ngân hàng được nâng lên rõ rệt sau khi Đạo luật Dodd-Frank được ban hành FDIC được trao quyền lực rộng rãi không chỉ trong đảm bảo tiền gửi ngân hàng; bảo vệ người gửi tiền; kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính; trực tiếp xử lý đổ vỡ ngân hàng và sắp xếp các đợt mua bán sáp nhập… mà còn có cả chức năng quản lý và giải cứu khủng hoảng Ngày 06/03/2009, Bộ Tài chính đã quyết định cho phép FDIC vay tối đa tới 500 tỷ USD để giải quyết vấn đề về vốn do quỹ vốn của FDIC đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua Điều này cũng giúp cho FDIC dễ dàng hơn trong việc xử lý các ngân hàng quan trọng trong hệ thống mà không cần đến sự cho phép của Quốc hội Kết quả là, từ khi khủng hoảng xuất hiện đến 30/06/2011, 373 ngân hàng quy mô lớn nhỏ đổ vỡ đã được FDIC xử lý thành công, đặc biệt sau khi được phép áp dụng quy tắc “ ngoại lệ về rủi ro hệ thống” - kể từ ngày 10/2008 (nghiệp vụ cho phép FDIC không 12 nhất thiết phải thực hiện chi phí tối thiểu - ví dụ như đảm bảo cho tất cả các chủ nợ được bảo vệ trước rủi ro mang tính hệ thống thay vì chỉ đảm bảo cho tiền gửi được bảo hiểm) Như vậy, trong giai đoạn khủng hoảng, FDIC đã chứng minh được vai trò thực tiễn trong xử lý ngân hàng đổ vỡ một cách nhanh, êm thấm mà không gây ra các hiện tượng hoảng loạn Việc chính phủ Mỹ gia tăng thêm thẩm quyền cho FDIC sau giai đoạn khủng hoảng đã khẳng định vai trò chủ động của FDIC trong hệ thống an toàn tài chính và là thành phần không thể thiếu trong việc thực hiện các biện pháp của Chính phủ Mỹ để quản lý và ngăn ngừa khủng hoảng trong hệ thống tài chính Biểu đồ 1: Số lượng ngân hàng đổ vỡ và chi phí xử lý đổ vỡ của FDIC Nguồn: Role of Deposit Insurance Schemes in the Financial Safety Net, Fred Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 40 Carns, 2011 3 Những kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Rút kinh nghiệm từ những nước đi trước trong công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, có thể khái quát thành 6 bài học cụ thể cho Việt Nam như sau: Một là, tái cơ cấu là một trong những sự lựa chọn tốt để giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng hoặc khi hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động Một sự thay đổi lớn kịp thời, đúng lúc và phù hợp sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế khi bộ máy cơ cấu cũ đang lâm vào tình trạng bất cập, không còn phù hợp với điều kiện kinh tế hiện thời Hai là, cần sớm phát hiện và cho đóng cửa các TCTD, ngân hàng “có vấn đề” về tài chính, nhất là khối ngân hàng cổ phần; xúc tiến cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém; kiểm soát chặt chẽ hơn và ngăn chặn tình trạng cho vay, thanh toán đối ngoại tràn lan, giảm bớt các bảo lãnh dễ dãi của NHTW dành cho các ngân hàng, các TCTD yếu kém để ngăn chặn những tổn thất tài chính to lớn có thể xảy ra Bên cạnh đó, xử lí quyết liệt và rõ ràng với các ngân hàng khi xác định ngân hàng có vấn đề, tránh để ngân hàng lâm vào các sai lầm như cho vay không kiểm soát, cho vay không đánh giá được năng lực khách hàng, cho vay trong giai đoạn khủng hoảng bị nhầm đối tượng… có thể gây hậu quả dây chuyền Ba là, tổng kết, nghiên cứu, áp dụng các loại hình ngân hàng, công ty tài chính mới, bao gồm tổ chức dạng quỹ hoặc công ty đảm trách việc xử lý tài sản thế chấp, mua bán nợ để thu hồi vốn cho ngân hàng Đặc biệt, với hệ thống NHTMCP hiện nay, hoạt động còn chưa có kinh nghiệm, hiệu quả thấp, cần chấn chỉnh bằng cách mua lại, sáp nhập, liên kết để hình thành những ngân hàng mạnh hơn Việc chấn chỉnh này cũng cần có bước đi thích hợp, được xem xét cặn kẽ qua kiểm toán, sự thống nhất giữa các thành viên trong tổ chức mới Bốn là, tăng cường sức mạnh hoạt động cho các NHTM, trước tiên, cần tăng vốn điều lệ, vốn tự có và năng lực quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và sức đề kháng của ngân hàng trước những biến động của thị trường Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 41 Nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo số lượng ngân hàng ít nhưng an tòan và hiệu quả hơn Việc phân loại rõ ràng các ngân hàng hiện có và có những yêu cầu, quy định nhất định đối với các nhóm ngân hàng đảm bảo cho sự hoạt động của ngân hàng cũng như sự điều phối, giám sát, thanh tra của NHTW Năm là, bên cạnh việc hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM, NHTW cũng phải tính đến điều kiện thoái vốn và những biện pháp khi trong nước không có đủ nguồn lực như tìm đến nguồn vốn quốc tế Có thể đưa ngân hàng niêm yết cả ở trong nước và nước ngoài, một mặt giúp các ngân hàng tăng vốn, mặt khác buộc các ngân hàng tự đẩy mạnh táicấu trúc để tuân thủ các chuẩn mực quốc tế theo yêu cầu của thị trường Sáu là, có lộ trình tái cơ cấu rõ ràng, hợp lý; thiết lập hành lang pháp lý cần thiết giúp quá trình tái cơ cấu diễn ra suôn sẻ; nhanh chóng cụ thể hóa chính sách, cơ chế, thể lệ, quy chế để phát triển hệ thống các NHTM đủ tiêu chuẩn kinh doanh đa năng, thích ứng với cơ chế thị trường mới; phân định rạch ròi giữa nhiệm vụ chính sách và kinh doanh, có sự thể hiện rõ vai trò trung gian tài chính và không ngừng nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ tài chính, tín dụng cho nền kinh tế; quy trình hoạt động, quy định thích ứng, các chế tài áp dụng, rõ ràng, có cơ sở là một trong những phần quan trọng trong việc thực hiện công khai và minh bạch cũng như hợp lí của các ngân hàng nói riêng và TCTD nói chung Trên cơ sở chung này, việc điều phối, giám sát, hỗ trợ của NHTW và Chính phủ cũng rõ ràng và xác định hơn Ngoài ra, khi khủng hoảng xảy ra, cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp ngăn chặn hiện tượng rút tiền từ hệ thống ngân hàng với sự bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền Đặc thù của hệ thống tài chính và ngân hàng Việt Nam là rất dễ bị tổn thương Dù đã có những chuyển biến đáng kể qua nhiều năm đổi mới song về cơ bản, trình độ quản lý và kinh doanh nói chung của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập Bên cạnh các biện pháp trên, thì còn một số biện pháp khác để giúp cũng cố lại hệ thống ngân hàng và đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng thị trường: Đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Để hạn chế rủi ro khủng hoảng ngân hàng lan rộng trong toàn hệ thống, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 42 Ngân hàng Trung ương các nước đều tích cực hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, áp dụng cơ chế hỗ trợ thanh khoản đặc biệt và dùng các giao dịch phi tiền mặt như bảo lãnh các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng để cứu các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản Rà soát khuôn khổ pháp lý Việc tiến hành các hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần được đặt trong một khuôn khổ pháp lý vững chắc Do đó, các nước trên thế giới khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đều tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật, xây dựng các phương án can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương trong các tình huống khác nhau, để đảm bảo rằng chúng không vi phạm các luật lệ đã ban hành trước đây Việc này rất quan trọng, bởi lẽ nó cho thấy hành vi can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương là khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế chứ không phải vì một động cơ nào khác Căn cứ vào các văn bản pháp lý đó, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương sẽ cần phải xây dựng một quy trình, với những tiêu chí rõ ràng ngay từ đầu về mức độ can thiệp của Nhà nước cho từng trường hợp cụ thể Rà soát chất lượng tài sản và phân loại ngân hàng Để thực hiện quá trình tái cấu trúc ngân hàng, hầu hết các nước đều phải tiến hành xác định một cách rõ ràng và chính xác tình hình tài sản, mức độ và phân loại nợ xấu cũng như mức độ mất vốn của ngân hàng thương mại Bên cạnh đó, việc phân loại các ngân hàng “xấu” và ngân hàng “tốt” cũng được Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước tiến hành đánh giá một cách kỹ lưỡng đối với từng ngân hàng để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với các ngân hàng không lành mạnh và củng cố các ngân hàng lành mạnh Ngoài ra, các nước đều tiến hành thành lập các công ty quản lý nợ và tài sản xấu (gọi tắt là AMC) để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, cũng như để giải quyết các vấn đề nợ xấu và thanh lý các tài sản Sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng yếu kém Sau khi đánh giá được mức vốn thực có của các ngân hàng thương mại sau khi đã bù đắp các khoản thiệt hại về nợ xấu và dự phòng, hầu hết Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước thực hiện tái cấu trúc đều quyết liệt cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng yếu kém hoặc yêu cầu tăng vốn để tăng cường năng lực cạnh Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 43 tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động Trong một vài trường hợp phải áp dụng biện pháp hành chính để buộc các ngân hàng thương mại phải tăng vốn hoặc phải sáp nhập lại với nhau để đảm bảo mức vốn tối thiểu an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, thậm chí rút giấy phép hoặc đóng cửa cũng như buộc phải tuyên bố phá sản Mua lại ngân hàng, quốc hữu hóa một phần, góp vốn Việc Chính phủ mua lại hoặc đầu tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng yếu kém là một trong những giải pháp tạm thời cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại không có khả năng sáp nhập hoặc hợp nhất Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều phải thực hiện nghĩa vụ này Tuy nhiên, việc mua lại hoặc đầu tư của Chính phủ chỉ mang tính tạm thời, phần lớn Chính phủ sẽ bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư khác sau khi tiến hành các biện pháp nhằm khôi phục hoạt động của các ngân hàng này Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Đề tài 6 Trang 44 Tài liệu tham khảo: - Web: http://www.sbv.gov.vn www.cafef.vn www.tailieu.vn http://www.hvnh.edu.vn http://www.baomoi.com www.vnbaorg.info - Sách: Giáo trình môn Tiền Tệ Ngân Hàng của Ts Hoàng Công Gia Khánh Lớp: K09404A GV: Nguyễn Thị Hai Hằng ... ngân hàng tạo nghi ngờ lành mạnh ngân hàng khác hệ thống Những học tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nước giới 2.1 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nước Đông Á 2.1.1 Tái cấu trúc hệ thộng ngân hàng. .. tài Trang Tổng quan tái cấu trúc ngân hàng nói chung Việt Nam 1.1 Khái niệm tái cấu trúc NH: Khu vực ngân hàng thành phần quan trọng kinh tế, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải nhìn nhận... dựng chế xử lý ngân hàng đổ vỡ giải tài sản tồn đọng Đối tượng việc tái cấu hệ thống ngân hàng cá thể ngân hàng tất loại ngân hàng nhà nước (NHNN), ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng có vốn

Ngày đăng: 18/09/2014, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w