Táicấu trúc hệ thống ngân hàng tại khu vực Đông Na mÁ 1 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Thái Lan

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG CỦA THẾ GIỚI: (HOA KỲ, HÀN QUỐC, TRUNG QUỐC,…) VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

2.2.1.1. Bối cảnh

Khởi điểm cho cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, nền kinh tế bong bóng của Thái Lan đã bị nổ tung. Bên cạnh tác động xấu của tình hình thế giới, những điểm yếu trong chính sách mà Chính phủ Thái lan đã áp dụng cũng là nguyên dân dẫn đến khủng hoảng, trong đó có những bất cập ở hệ thống ngân hàng.

Nhìn chung, chất lượng tín dụng rất thấp. Nợ xấu (quá hạn trên 6 tháng) chiếm 7,2% tổng dư nợ vào cuối năm 1995 và tăng lên 11,6% vào tháng 5/1997. Với sự yếu kém trong chuẩn mực kế toán, tỷ lệ này thực tế có thể còn cao hơn 15%.

Bên cạnh đó các ngân hàng Thái còn có tình trạng thiếu vốn. Theo số liệu cuối tháng 6/1997, tất cả các ngân hàng tại Thái Lan đều có hệ số an toàn vốn (CAR) thấp hơn 8,5%, lượng vốn thiếu hụt được đánh giá lên tới 400 tỷ Baht. Nhưng do các ngân hàng chưa trích dự phòng rủi ro đầy đủ cho danh mục tín dụng của mình do chưa có quy định nào về trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại tín dụng (tới tháng 3/1997, Thái Lan mới quy định chặt chẽ hơn về phân loại tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng),

nên chỉ số an toàn vốn do các ngân hàng báo cáo không phản ánh được thực tế mức độ an toàn vốn tại các ngân hàng. Lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn tiếp tục được lũy kế, thổi phồng thu nhập của ngành tài chính, khiến các ngân hàng và công ty tài chính vẫn tiếp tục trả được cổ tức, hoa hồng và thuế dựa trên những khoản lợi nhuận không tồn tại, dẫn đến việc mất vốn ngày càng trầm trọng hơn.

Ngoài ra, vẫn chưa có các giới hạn cần thiết về mức độ tập trung tín dụng dẫn đến tín dụng tập trung rất nhiều vào một số lĩnh vực như bất động sản, trong đó, cho vay hầu như dựa vào tài sản đảm bảo hơn là đánh giá năng lực tín dụng, dẫn đến việc khi bong bóng bất động sản vỡ, các ngân hàng phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng của giá trị tài sản đảm bảo. Khuôn khổ pháp lý về đảm bảo an toàn hoạt động ngành ngân hàng thì còn tương đối yếu và rời rạc. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giám sát ngân hàng và các công ty tài chính, nhưng giao lại trách nhiệm giám sát hàng ngày cho NHTW. Bộ trưởng thì có quyền cấp phép, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động và can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng và công ty tài chính thông qua một ủy ban quản lý.

Tất cả những bất cập trên đòi hỏi một sự tái cấu trúc toàn diện hệ thống ngân hàng được thực hiện kịp thời để phục hồi lại nên kinh tế Thái Lan.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG CỦA THẾ GIỚI: (HOA KỲ, HÀN QUỐC, TRUNG QUỐC,…) VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w