1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Những quan điểm của đảng về công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta được đại hội đảng toàn quốc lần VIII (61996) thông qua

33 2,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 176 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀĐại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta luôn coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNHHĐH) là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, Đảng ta đã xác định thực chất của CNH xã hội chủ nghĩa là “Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng“. Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm tăng trưởng nhanh ổn định, nước ta phải xác định rõ cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế. Mặt khác, nước ta là nước đang phát triển vì vậy quá trình ấy gắn liền với quá trình công nghiệp hoá để từ đó hiện đại hoá đất nước. Việc xây dựng đúng đắn những quan điểm CNHHĐH ở Việt Nam hiện nay có vị trí rất quan trọng đối với quá trình CNHHĐH. Bởi xây dựng đầy đủ các quan điểm CNHHĐH sẽ là cơ sở đúng đắn cho việc định hướng, định lượng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung và các bước đi của CNHHĐH phù hợp với bối cảnh xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã đưa sự nghiệp đổi mới lên tầm cao mới, đẩy mạnh CNHHĐH. Mặt khác, CNHHĐH đất nước phải chứa đựng được mục tiêu, chiến lược, nội dung, hình thức, phương hướng cách mạng của đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Để đạt mục tiêu nhất quán và xuyên suốt đó là dân giầu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì Đảng ta phải trung thành với chủ nghĩa MácLê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa 15 năm đổi mới đất nước.Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là nội dung trọng tâm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, qua đề tài Những quan điểm của Đảng về Công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở nước ta được đại hội Đảng toàn quốc lần VIII (61996) thông qua. Để làm rõ quan điểm cơ bản đó.

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta luôn coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá(CNH-HĐH) là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, Đảng ta đã xác địnhthực chất của CNH xã hội chủ nghĩa là “Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹthuật, thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hộichủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng“ Thực tiễn lịch sử đãchỉ rõ để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồnlực và lợi thế, bảo đảm tăng trưởng nhanh ổn định, nước ta phải xác định rõ cơcấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế Mặtkhác, nước ta là nước đang phát triển vì vậy quá trình ấy gắn liền với quá trìnhcông nghiệp hoá để từ đó hiện đại hoá đất nước

Việc xây dựng đúng đắn những quan điểm CNH-HĐH ở Việt Nam hiệnnay có vị trí rất quan trọng đối với quá trình CNH-HĐH Bởi xây dựng đầy đủcác quan điểm CNH-HĐH sẽ là cơ sở đúng đắn cho việc định hướng, định lượngchỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung và các bước đi của CNH-HĐH phùhợp với bối cảnh xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã đưa sự nghiệp đổi mới lên tầm caomới, đẩy mạnh CNH-HĐH Mặt khác, CNH-HĐH đất nước phải chứa đựngđược mục tiêu, chiến lược, nội dung, hình thức, phương hướng cách mạng củađảng ta trong thời kỳ đổi mới Để đạt mục tiêu nhất quán và xuyên suốt đó làdân giầu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì Đảng ta phảitrung thành với chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa 15 nămđổi mới đất nước

Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mụctiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủnghĩa xã hội, đó là nội dung trọng tâm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII,

qua đề tài"Những quan điểm của Đảng về Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta được đại hội Đảng toàn quốc lần VIII (6/1996) thông qua" Để làm

rõ quan điểm cơ bản đó

Trang 2

NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM CNH - HĐH

Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt đốngsản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổbiến sức lao động dựa trên sự phát triển của Công nghiệp cơ khí "gắn liền vớicuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất"

Hiện đại hoá là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựa khoa học vàcông nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản

lý kinh tế xã hội

Tính tất yếu khách quan của CNH - HĐH:

- Do yêu cầu phải tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho việc xây dựngnền kinh tế thị trường định hướng XHCN

- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kỹ thuật, kinh tế giữanước ta với các nước trong khu vực

- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao đảm bảo cho sự tồntại và phát triển của CNXH

II CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CNH - HĐH Ở NƯỚC TA ĐƯỢC ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC VIII THÔNG QUA

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Xây dựng nước ta thành một nước Công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh" Mục tiêu đó là

cụ thể hoá học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội vào hoàn cảnh cụthể của xã hội Việt Nam Nó là cơ sở lý luận của sự nghiệp CNH - HĐH ở nướcta

Hình thái kinh tế xã hội có tính lịch sử, có sự ra đời phát triển và diệt vong,chế độ lạc hậu sẽ mất đi, chế độ xã hội mới cao hơn sẽ thay thế Đó là khiphương thức cũ đã trở nên lỗi thời hoặc khủng hoảng do mâu thuẩn của quan hệsản xuất với lực lượng sản xuất

Trang 3

Giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối quan hệ biện chứng vớinhau thể hiện ở chỗ:

Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi và phát triển Sựbiến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lượngsản xuất mà trước hết là công cụ

Quan hệ sản xuất vốn là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất (phùhợp) nhưng do mâu thuẫn của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất thì quan

hệ sản xuất lại trở thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất(không phù hợp)

Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và biến đổi củaquan hệ sản xuất Khi không thích ứng với tính chất và trình độ của lực lượngsản xuất, quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm thậm chí phá hoại sự phát triển của lựclượng sản xuất, mâu thuẫn của chúng tất yếu sẽ nảy sinh

Khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ phát triển của lực lượngsản xuất nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy định hướng và tạo điều kiện cho lựclượng sản xuất phát triển

Quan hệ sản xuất phải tạo được điều kiện sản xuất và kết hợp với tối ưugiữa tư liệu sản xuất và sức lao động, đảm bảo trách nhiệm từ sản xuất mở rộng.Vậy quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độcủa người sản xuất là quy luật chung của sự phát triển xã hội

III NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐƯỢC ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN VIII THÔNG QUA.

1- ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI VII VÀ

10 NĂM ĐỔI MỚI

Đại hội VIII phải đánh giá đúng đắn kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyếtĐại hội VII và 10 năm thực hiện đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI củaĐảng, rút ra những bài học lớn, làm cơ sở xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụcho chặng đường sắp tới

Trang 4

Mười năm trước, khi Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, nước ta trongtình trạng trầm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế - xã hội; sản xuất đình đốn,lạm phát tăng vọt, đất nước bị bao vây về kinh tế, đời sống nhân dân hết sứckhó khăn, lòng tin giảm sút Sau gần 5 năm phấn đấu gian khổ, kiên cường thựchiện đường lối đổi mới, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi bước đầu rấtquan trọng cả về kinh tế, xã hội chính trị, đối nội và đối ngoại Mức độ gay gắtcủa cuộc khủng hoảng đã giảm được một phần Đường lối đổi mới do Đại hội

VI đề ra được Đại hội VII bổ sung và phát triển, thể hiện ở cương lĩnh, Chiếnlược và Báo cáo chính trị mà Đại hội VII đã thông qua

Song lúc bấy giờ, thành tựu đổi mới còn hạn chế Tăng trưởng kinh tế cònchậm, lạm pháp còn cao, nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh, có mặt nghiêmtrọng Mỹ vẫn tiếp tục bao vây cấm vận Một số thế lực thù địch đẩy mạnh hoạtđộng hòng gây mất ổn định chính trị, phá rối an ninh quốc gia, làm phương hạiđến độc lập, chủ quyền của đất nước Nước ta lại đứng trước mắt những thửthách rất gay gắt

Trong tình thế đó, Đảng và nhân dân ta đã thể hiện trí tuệ và bản lĩnh cáchmạng của mình, phát huy truyền thống đoàn kết, đấu tranh kiên cường, lao độngsáng tạo, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tụctiến lên

Nhìn tổng quát, công cuộc đổi mới 10 năm qua đã thu được những thànhtựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản

Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục.Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bìnhquân hằng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 8,2% Lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7%năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1991, 12,7% năm 1995 Đầu tư toàn xã hộibằng nguồn vốn trong và ngoài nước so với GDP năm 1990 là 15,8%, năm 1995

là 27,4% Lương thực không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được mỗi nămkhoảng 2 triệu tấn gạo Nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở công

Trang 5

nghiệp trọng yếu được xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mớicho bước phát triển tiếp theo.

Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với tính chất, trình độ vàyêu cầu phát triển của sức sản xuất, giải phóng và phát huy tiềm năng to lớntrong nước, tạo thuận lợi khai thác nguồn lực bên ngoài Nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng một cách đồng bộ hơn

và có hiệu quả hơn

Số việc làm tạo thêm hàng năm gần đây đã xấp xỉ số người mới bổ sungvào lực lượng lao động Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cảithiện Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân khá hơn trước.Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo được toàn dân hưởngứng Dân chủ được phát huy Lòng tin của nhân dân đối với chế độ và tiền đồđất nước, với Đảng và Nhà nước được khẳng định

Ổn định chính trị - xã hội được giữ vững Quốc phòng an ninh được củng

cố Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bị bao vây, cô lập; mởrộng hợp tác và tham gia tích cực đời sống cộng đồng quốc tế

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,tăng cường đại đoàn kết toàn dân có nhiều chuyển biến tích cực

Trong khi đánh giá đúng thành tựu, chúng ta cần thấy rõ những tồn tại vàyếu kém: nước ta còn nghèo và kém phát triển; chúng ta lại chưa thực hiện tốtcần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư, pháttriển Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết Việclãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng Vừa buônglỏng Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn nhiều thiếu sót Hệ thống chính trịcòn nhiều nhược điểm

Tuy vậy, đến nay, thế và lực của đất nước ta đã có sự biến đổi rõ rệt vềchất Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hỏang kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéodài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề

Trang 6

cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.

Từ những bài học thành công và chưa thành công, chúng ta đã điều chỉnh

và bổ sung nhận thức, làm cho quan niệm về chủ nghĩa xã hội ngày càng cụ thể;đường lối, chủ trương, chính sách ngày càng đồng bộ, có căn cứ khoa học vàthực tiễn Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định

rõ hơn

Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện Đại hội VII thông qua cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổnđịnh và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 Các nghị quyết của Ban chấphành Trung ương và của Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã

cụ thể hóa cương lĩnh, chiến lược trên hầu hết các lĩnh vực, từ kinh tế đến vănhóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng Nhànước Các văn kiện trình Đại hội VIII kế thừa và phát triển hơn nữa nhữngđường lối, chủ trương đúng đắn đó

Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới nhữngnăm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa Chúng taphải nắm vững và kiên trì đường lối đó, thường xuyên nghiên cứu, tổng kết thựctiễn để có những điều chỉnh, bổ sung và phát triển cần thiết, đưa sự nghiệp đổimới tiến lên giành những thắng lợi to lớn hơn nữa

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, chúng ta đã phạm một số khuyết điểm,lệch lạc lớn và kéo dài, dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác,

ở mức độ này hay mức độ khác Nếu không được khắc phục có hiệu quả thìnhững khuyết điểm, lệch lạc đó sẽ làm suy yếu Đảng, làm mọt ruỗng bộ máyNhà nước, biến chất chế độ, đưa đất nước đi chệch con đường xã hội chủ nghĩa.Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp,diễn ra thường xuyên Điều quan trọng là sớm phát hiện sai lầm, khuyết điểm,

đề ra biện pháp sửa chữa đúng đắn, kịp thời

Tổng kết chặng đường đổi mới 10 năm qua, Đảng ta rút ra một số bài họcchủ yếu:

Trang 7

- Trong quá trình đổi mới, phải giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp sự kiên định vềnguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt, sáng tạo trong sách lược,nhạy cảm nắm bắt cái mới.

- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổimới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị Phát huy dânchủ, khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đồngthời chống mọi khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích, mọi âm mưu lợidụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm gây rối chính trị, chống phá chế

độ, can thiệp vào nội bộ nước ta

- Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thịtrường phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái

- Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêunước, ý chí tự lực, tự cường, động viên sức mạnh của cả dân tộc nỗ lực phấn đấu

vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

- Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ củanhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.Động viên mọi nguồn lực bên trong là chính, đồng thời khai thác tốt những điềukiện thuận lợi mới trong quan hệ đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi vàtranh thủ những nhân tố tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đấtnước Việc mở rộng quan hệ đối ngoại phải trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ,giữ gìn, phát huy bản sắc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụthen chốt Đảng ta phải luôn tự đổi mới và chỉnh đốn Củng cố và xây dựngĐảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ; tăng cường bản chất giai cấpcông nhân và tính tiền phong của Đảng; đổi mới phương thức, lề lối làm việc,

Trang 8

nâng cao trình độ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị vàtoàn xã hội.

Nắm vững và vận dụng sáng tạo những bài học trên đây là bảo đảm chothành công của sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ mới

2- THỜI KỲ PHÁT TRIỂN MỚI - ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Đảng ta nhận định rằng sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nướcphát triển trong tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựngnhững yếu tố khó lường

Nêu lên 5 đặc điểm của tình hình thế giới và 5 xu thế chủ yếu trong quan hệquốc tế hiện nay, Đảng ta khẳng định: sau những biến cố chính trị ở Liên Xô vàĐông Âu, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó khônglàm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từchủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫntồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện cónhiều nét mới Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp diễn ra dưới nhiều hìnhthức

Cách mạng khoa học và công nghiệp tiếp tục phát triển nhanh với trình độngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tếhóa nền kinh tế và đời sống xã hội Các nước đầu có những cơ hội để phát triển.Tuy nhiên, do ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường thuộc về các nước phát triển,khiến các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước những thách thức

to lớn

Châu Á - Thái Bình Dương đang là khu vực phát triển năng động với nhịp

độ tăng trưởng cao Đồng thời khu vực này cũng đang tiềm ẩn một số nhân tố cóthể gây mất ổn định

Trong quan hệ quốc tế, hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càngtrở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới Các nướcdành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết địnhđối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia; tham gia ngày càng

Trang 9

nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế,thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác Hợp tác ngày càng tăng nhưngcạnh tranh cũng rất gay gắt.

Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, đấu tranh chống lại sự áp đặt

và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ nền văn hóa dân tộc Các lực lượng xã hộichủ nghĩa, cách mạng và tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độclập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Các nước có chế độ chính trị xã hội khácnhau vừa hợp tác vừa đấu tranh cùng tồn tại hòa bình

Trước mắt chúng ta có cả thời cơ lớn và những thách thức lớn

Thời cơ lớn được tạo ra trước hết do những thành tựu của công cuộc đổimới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng do sự tác động của nhiều xuthế tích cực trên thế giới

Thách thức lớn nảy sinh từ bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốcgiữa nhiệm kỳ nêu lên Các nguy cơ đó có mối liên hệ tác động lẫn nhau và đềunguy hiểm, không thể xem nhẹ nguy cơ nào

Thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau Chúng ta phải chủđộng nắm thời cơ, vươn lên phát triển nhanh và vững chắc, tạo ra thế và lựcmới, đồng thời luôn luôn tỉnh táo, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ,

kể cả những nguy cơ mới nảy sinh, bảo đảm phát triển đúng hướng

Xuất phát từ kết quả 10 năm đổi mới, từ những tiền đề đã được tạo ra, Đảng

ta nhận định rằng nước ta đã chuyển sang thời ký phát triển mới, thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đây là một nhận định cực kỳ quan trọng,

có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc đề ra phương hướng, nhiệm vụ sắp tới

Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành mộtnước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàunước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp

Trang 10

Lực lượng sản xuất đến lúc đó sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớnlao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hóa

cơ bản được thực hiện trong cả nước, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sảnxuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hiên nay Tổng sản phẩm trong nước(GDP) tăng từ 8 đến 10 lần so với năm 1990

Về quan hệ sản xuất, chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và chế độ phân phốigắn kết với nhau, giải phóng sức sản xuất, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩytăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội

Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác

xã trở thành nền tảng Kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồntại phổ biến Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỉ trọng đángkể

Về đời sống vật chất và văn hóa, nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ởtương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mứchưởng thụ văn hóa khá Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh; phát huynhững giá trị cao đẹp và truyền thống vẻ vang của dân tộc

Làm được những việc nói trên sẽ là một bước tiến lớn trên con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở nước ta

Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ pháttriển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhiệm vụ của nhândân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩymạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêuđược đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000:tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết nhữngvấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống nhândân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiến đề vững chắc cho bước pháttriển cao hơn vào đầu thế kỷ sau

Trang 11

3- PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG QUAN

HỆ SẢN XUẤT MỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Đảng ta luôn xácđịnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện côngnghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ.Trong những năm tiến hành công nghiệp hóa trước đây, mặc dù có những sailầm, thiếu sót, song chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể Một số côngtrình lớn đã được xây dựng và phát huy tác dụng Chúng ta phải kế thừa thànhtựu của thời kỳ trước, rút kinh nghiệm từ những sai lầm, thiếu sót để bổ sung,phát triển nhận thức, đề ra những bước đi, giải pháp thích hợp, nhằm triển khai

có hiệu quả hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳmới

Ngày nay, công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa, với việc ứngdụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại.Khoa học và công nghệ trở thành nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người ViệtNam là nhân tố quyết đinh thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa

Trong hoàn cảnh mới chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đaphương hóa và da dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuấtkhẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệuquả, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế để tiến hành công nghiệphóa, hiện đại hóa Nhưng kinh nghiệm cho thấy, nếu không tao lập được một vịthế độc lập, tự chủ, không có đủ nội lực cần thiết, thì không thể tham gia hợp tácquốc tế một cách thật sự bình đẳng và có lợi, không thể khai thác và sử dụng cóhiệu quả nguồn lực bên ngoài Vì vậy, phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý,bảo đảm khả năng giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế, quốc phòng an ninh, chủđộng tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế Luôn luôn nêu caophương châm dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa

Trang 12

nguồn lực bên ngoài, động viên mọi người, mọi nhà, mọi cấp, mọi ngành cầnkiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư phát triển.Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu cầu việc làm rấtbức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế, xã hội chưathật ổn định vững chắc Chúng ta cần tránh sai lầm chủ quan nóng vội, quá thiên

về công nghiệp nặng, ham quy mô lớn Phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hóanông nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển nông - lâm ngư nghiệp, các ngànhcông nghiệp chế biến nông – lâm - thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng vàhàng xuất khẩu, các ngành du lịch, dịch vụ; khôi phục, phát triển, từng bướchiện đại hóa các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống đi đôi với mở mangnhững ngành nghề mới

Cân nhắc, lựa chọn những dự án cũng như thời điểm khởi công các côngtrình công nghiệp nặng trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách và có điều kiện

về vốn, công nghệ, thị trường, có khả năng phát huy tác dụng nhanh và có hiệuquả cao Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạtầng kinh tế ở những khâu ách tắc nhất đang cản trở sự phát triển

Xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể dài hạn các ngành, các lĩnh vực,các địa bàn để có bước đi thích hợp, kết hợp giữa nhu cầu trước mắt và mục tiêulâu dài, giữa điểm và diện, giữa kinh tế và quốc phòng, an ninh, giữa côngnghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Phát triển các loại hình doanh nghiệp quy mônhỏ và vừa là chính, với công nghệ thích hợp, vốn đầu tư ít, tạo ra nhiều việclàm, thời gian thu hồi vốn nhanh Chú trọng đầu tư chiều sấu, đổi mới trang thiết

bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có Đồng thời xây dựng hoặc tích cực chuẩn bị để xây dựng một số công trình lớn thật sự cần thiết

Chính sách phát triển công nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với chính sách vàgiải pháp phát triển các ngành và các lĩnh vực khác, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau,tạo nên sự phát triển đồng bộ trong đời sống kinh tế, xã hội Đặc biệt quan tâmxây dựng quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ nhau cùng phát triểngiữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn, công nhân, nông dân

và trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 13

Nếu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết chochế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là đểxây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp.

Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã góp phần to lớn giải phóng và pháttriển sức sản xuất, đưa đến những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng qua 10năm đổi mới Văn kiện Đại hội VIII khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán, lâudài chính sách này, khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoàinước khai thác các tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển, yên tâm làm ăn lâu dài,hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh; đối xử bình đẳng với mọi thành phầnkinh tế trước pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinhdoanh

Nền kinh tế nhiều thành phần mà Đảng ta chủ trương là nền kinh tế pháttriển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó, văn kiện nhấn mạnh sự cần thiếtphải chăm lo đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, làm chokinh tế nhà nước thực sự làm ăn có hiệu quả, phát huy tốt vai trò chủ đạo, cùngvới kinh tế hợp tác xã phấn đấu dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốcdân

Tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành,những lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tàichính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại, dịch vụ quantrọng, một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có quan hệ đến quốcphòng an ninh

Đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, phát huy cao độ quyền tựchủ của doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao Thực hiện tốtchủ trương cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước để huy động thêmvốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tàisản thuộc sở hữu nhà nước ngày càng tăng lên

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và có chính sách ưu đãi, giúp đỡ kinh tế hợptác mà nòng cốt là các hợp tác xã phát triển tốt Kết hợp một cách tự nguyện sức

Trang 14

mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơnnhững vấn đề của sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động.

Phát triển rộng rãi các hình thức kinh tế tư bản nhà nước Áp dụng nhiềuphương thức hợp tác, liên doanh giữa Nhà nước với các nhà tư bản trong nước

và các công ty tư bản nước ngoài Tạo thế và lực cho doanh nghiệp Việt Namphát triển, tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh Cải thiện môi trường đầu tư vànâng cao năng lực quản lý để thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp của nướcngoài

Giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, về khoahọc và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm, hướng dẫn họ từng bước đivào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện, hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệpnhà nước hay hợp tác xã

Khuyến khích tư bản tư nhân dầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài,bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi đi đối với tăngcường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho quốc kế dân sinh.Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần không thể tách rời việc xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chếthị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triểnkinh tế- xã hội Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố kháchquan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hộichủ nghĩa

Mặt khác, cơ chế thị trường có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bảnchất của chủ nghĩa xã hội Vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng caonăng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đôivới ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực Phải xóa bỏ cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường, đồng thờixây dựng và hoàn thiện các công cụ pháp luật, kế hoạch, các thiết chế tài chính,tiền tệ và những phương tiện vật chất và tổ chức cần thiết cho sự quản lý củaNhà nước, tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động hữu hiệu

Trang 15

Xử lý tốt mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường Thị trường vừa là căn

cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch Kế hoạch phải quán triệt đường lối, chủtrương của Đảng để đưa ra một hệ thống các mục tiêu vĩ mô, xác định tốc độtăng trưởng, cơ cấu và các cân đối lớn, lựa chọn phương án, chính sách và giảipháp dể định hướng phát triển cho toàn bộ nền kinh tế

Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lànhmạnh, hợp pháp, văn minh Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ khôngphải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực thôn tính lẫn nhau

Thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ

sở hữu tài sản công của Nhà nước Tôn trọng và phát huy đầy đủ quyến tự chủkinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Các cơ quan chính quyềnkhông can thiệp vào những việc thuộc chức năng quản trị kinh doanh của doanhnghiệp

4 CHĂM LO PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI, THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Cương lĩnh của Đảng ta chỉ rõ: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúccon người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dântrong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội"

Hàng loạt vấn đề xã hội đang được đặt ra, hoặc do hậu quả nặng nề củanhiều năm chiến tranh, của nền kinh tế kém phát triển, hoặc mới nảy sinh trongquá trình chuyển sang cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế Không thểcùng một lúc giải quyết mọi vấn đề trong lúc năng suất lao động xã hội còn thấp,nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp, lại phải tích lũy cho công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Vì vậy, Báo cáo chính trị chỉ đề cập một số vấn đề bức bách nhất

về con người và về xã hội

Báo cáo chính trị trình bày các phương hướng chủ yếu phát triển trí tuệ củangười Việt Nam thể hiện trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục vàđào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Các ngànhkhoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ phải được quantâm đầu tư phát triển, chú trọng nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa

Trang 16

Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các thành tựu khoa học và công nghệ củanhân loại để góp phần đắc lực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chínhsách, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng và phát huy nguồn lựccon người.

Giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu Bằng nhiềuhình thức đa dạng bảo đảm cho mọi người được học, nhất là người nghèo và con

em các gia đình thuộc diện chính sách Động viên phong trào toàn dân thi đuaxóa mù chữ, hoàn thành phổ cập tiểu học trong cả nước và phổ cập trung học cơ

sở ở những nơi có điều kiện Cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục nhữngtiêu cực, yếu kém trong ngành giáo dục để hoàn thành tốt việc đào tạo, bồidưỡng nguồn lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cùngvới đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại, phải tăng cườnggiáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươnlên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lựcthúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục

và đào tạo, các hoạt động văn hóa - văn nghệ có vị trí quan trọng trong việc hìnhthành nhân cách, làm phong phú đời sống tinh thần con người Việt Nam Bảnsắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đậm không chỉtrong công tác văn hóa - văn nghệ, mà cả trong hoạt động xây dựng, sáng tạo vậtchất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo … saocho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiệnđại vừa mang sắc thái Việt Nam Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưuquốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp thụ những tinh hoa củanhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắcdân tộc, quyết không được tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản saochép của người khác

Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời làvốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội Chăm lo cho con người

về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các

Ngày đăng: 15/09/2014, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w