ĐẶT VẤN ĐỀTừ đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta luôn coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNHHĐH) là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, Đảng ta đã xác định thực chất của CNH xã hội chủ nghĩa là “Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng“. Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm tăng trưởng nhanh ổn định, nước ta phải xác định rõ cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế. Mặt khác, nước ta là nước đang phát triển vì vậy quá trình ấy gắn liền với quá trình công nghiệp hoá để từ đó hiện đại hoá đất nước. Việc xây dựng đúng đắn những quan điểm CNHHĐH ở Việt Nam hiện nay có vị trí rất quan trọng đối với quá trình CNHHĐH. Bởi xây dựng đầy đủ các quan điểm CNHHĐH sẽ là cơ sở đúng đắn cho việc định hướng, định lượng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung và các bước đi của CNHHĐH phù hợp với bối cảnh xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã đưa sự nghiệp đổi mới lên tầm cao mới, đẩy mạnh CNHHĐH. Mặt khác, CNHHĐH đất nước phải chứa đựng được mục tiêu, chiến lược, nội dung, hình thức, phương hướng cách mạng của đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Để đạt mục tiêu nhất quán và xuyên suốt đó là dân giầu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì Đảng ta phải trung thành với chủ nghĩa MácLê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa 15 năm đổi mới đất nước.CNHHĐH là một mục tiêu chiến lược bởi lẽ ngày nay nó đang được thừa nhận là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cũng chính xuất phát từ vai trò của nó trong quá trình đưa kinh tế phát triển qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà em chọn đề tài Những quan điểm của Đảng về Công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở nước ta được đại hội Đảng toàn quốc lần VIII (61996) thông qua.
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta luôn coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, Đảng ta đã xác định thực chất của CNH xã hội chủ nghĩa là “Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng“ Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm tăng trưởng nhanh ổn định, nước ta phải xác định rõ cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế Mặt khác, nước ta là nước đang phát triển vì vậy quá trình ấy gắn liền với quá trình công nghiệp hoá để từ đó hiện đại hoá đất nước
Việc xây dựng đúng đắn những quan điểm CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay có vị trí rất quan trọng đối với quá trình CNH-HĐH Bởi xây dựng đầy đủ các quan điểm CNH-HĐH sẽ là cơ sở đúng đắn cho việc định hướng, định lượng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung và các bước
đi của CNH-HĐH phù hợp với bối cảnh xã hội chủ nghĩa ở nước ta Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã đưa sự nghiệp đổi mới lên tầm cao mới, đẩy mạnh CNH-HĐH Mặt khác, CNH-HĐH đất nước phải chứa đựng được mục tiêu, chiến lược, nội dung, hình thức, phương hướng cách mạng của đảng ta trong thời kỳ đổi mới Để đạt mục tiêu nhất quán và xuyên suốt đó là dân giầu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì Đảng ta phải trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa 15 năm đổi mới đất nước
CNH-HĐH là một mục tiêu chiến lược bởi lẽ ngày nay nó đang được thừa nhận là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó Cũng chính xuất phát từ vai trò của nó trong quá trình đưa kinh tế phát triển qua thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội mà em chọn đề tài "Những quan điểm của Đảng về Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta được đại hội Đảng toàn quốc lần VIII (6/1996) thông qua".
Trang 2GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I KHÁI NIỆM CNH - HĐH
Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt đống sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của Công nghiệp cơ khí
"gắn liền với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất"
Hiện đại hoá là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựa khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội
Tính tất yếu khách quan của CNH - HĐH:
- Do yêu cầu phải tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kỹ thuật, kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực
- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH
II NỘI DUNG, THỰC CHẤT CỦA CNH - HĐH Ở NƯỚC TA
1 Nội dung của CNH - HĐH ở nước ta
a Đầu tư xây dựng đội ngũ tri thức
Những quan điểm của C.Mác về ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất nói trên đã chỉ cho chúng ta thấy rằng muốn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn ở nước ta, chúng ta phải:
Một là, tăng tỷ trọng lao động trí óc trong cơ cấu lao động xã hội bằng cách tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo, cho nghiên cứu khoa học và công nghệ Nếu chỉ hô hào giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu mà không có giải pháp cụ thể để tăng đầu tư cho giáo dục, đào tạo, cho R&D, không cái cách giáo dục, đào tạo thì "quốc sách" sẽ không trở thành hiện thực được Không tăng được số lượng công nhân tri thức (knowledge workers) thì sẽ rơi vào tình huống thừa lao động giản đơn,
Trang 3thiếu lao động lành nghề, số người dôi dư do công nghiệp hoá, hiện đại hoá tăng lên thành một sức ép xã hội gay gắt, trong khi có quá nhiều việc làm không tìm được người thích hợp Ngay một nước phát triển rất coi trọng giáo dục, đào tạo như oxtrâylia mà cũng có khoảng 30.000 chỗ làm việc chưa tìm được công nhân thích hợp và có nhiều cảnh báo rằng tình hình sẽ còn xấu đi
Hai là, đổi mới giáo dục và đào tạo Vì sản xuất công nghệ trở thành loại hình quan trọng hàng đầu, phát minh trở thành một nghề đặc biệt, nên giáo dục, đào tạo phải khuyến khích tư duy sáng tạo của người học chứ không phải là nhồi nhét kiến thức, không nên đẩy người học vào tình trạng
"chết đuối trong thông tin nhưng lại chết đói vì tri thức"
Do tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ mà giáo đục phải cập nhật liên tục trong suốt cuộc đời người lao động Ngày nay, tri thức cứ 7 năm lại tăng gấp 2 lần, và trong lĩnh vực kỹ thuật thì một nứa những điều
mà sinh viên học được trong năm đầu tiên ở Đại học sẽ trở nên lạc hậu khi
họ tốt nghiệp Để Công ty có khả năng cạnh tranh và người lao động có thể tiếp tục làm việc thì mỗi người đều phái học tập thường xuyên Các hãng phải thúc đẩy việc phát triển lực lượng lao động của mình với chi phí tối thiểu bằng một chiến lược gọi là "vừa đúng lúc" Điều đó có nghĩa là phải đạt được các kỹ năng hoặc tri thức đúng lúc, đúng địa điểm, thay vì học trước lúc cần thiết và ở địa điểm khác Học ngay trong quá trình sản xuất Ranh giới giữa dạy nghề và đào tạo hàn lâm đang có xu hướng xích lại thông qua cuộc cải cách giáo dục: tăng cường lý thuyết cho các lớp học nghề, tạo điều kiện cho những người đã tốt nghiệp các lớp học nghề theo học đại học, và tăng thời gian thực tập cho các học sinh, tăng giáo dục thông qua việc làm Hoặc kết hợp giáo dục với sản xuất bằng cách đặt doanh nghiệp ở các trường học, như ở Hoa Kỳ, Anh, Đan Mạch, Singapore
Ba là, xã hội hoá các công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, xã hội hoá giáo dục và đào tạo Không những Nhà nước phải tăng chi cho R &
Trang 4D, cho giáo dục đào tạo mà từng doanh nghiệp cũng phải chi cho lĩnh vực này Thí dụ, ở Phần Lan, các Công ty không chờ đợi sự trợ cấp của Chính phủ Trong khi 300 Công ty lớn nhất thế giới chi trung bình 4,% doanh thu cho R & D, các Công ty Phần Lan đã đầu tư cho R & D gấp đôi mức trung bình của OECD, đạt 10,4% Riêng Công ty NOKIA chi cho R & D nhiều hơn toàn bộ chỉ tiêu này của Niu Dilân
Chỉ có tăng đầu tư cho giáo dục, đào tạo, cho nghiên cứu khoa học, công nghệ, chỉ có xã hội hoá việc nghiên cứu và giáo dục đào tạo thì mới
có thể thực hiện được chủ trương của Đảng: "Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động khác, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực Đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các ngành mũi nhọn, đồng thời lựa chọn các công nghệ thích hợp, không gây ô nhiễm và khai thác được lợi thế
về lao động Chú trọng nhập khẩu công nghệ mới, hiện đại, thích nghi công nghệ nhập khẩu, cải tiến từng bộ phận, tiến tới tạo ra những công nghệ đặc thù Việt Nam
Tóm lại, nhân tố quan trọng hàng đầu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn là đào tạo được một đội ngũ công nhân tri thức hùng hậu Trong điều kiện nước ta rất nghèo, ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, phải kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, phải giảm bớt đầu tư vào một
số lĩnh vực kém thiết yếu (như xây dựng các trụ sở làm việc quá nguy nga, cán bộ đi xe ôtô quá hào nhoáng ) để tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo, phải thi hành kỷ luật nghiêm những kẻ không chấp hành những quy định tiết kiệm mà Nhà nước đã ban hành
b Đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển nhanh
Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng
bộ gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là nhân tố bảo đảm thành công của CNH-HĐH đất nước
Trang 5Vấn đề đặt ra là phải giải quyết đồng bộ và có hiệu quả cao, khắc phục yếu kém, khó khăn, nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách, đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển nhanh Trong thời gian tới, chúng ta phải tập trung xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phù hợp với đặc điểm của từng vùng; coi trọng công tác quy hoạch sử dụng đất đai, bảo vệ lâu dài diện tích đất lúa, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn hiện đại gắn với phát triển các
đô thị; giải quyết việc làm cho nông dân, thực hiện đồng bộ chiến lược xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là những vùng khó khăn
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề lớn, nhiều khó khăn, phức tạp Chỉ khi vấn đề này được giải quyết một cách thỏa đáng thì sự nghiệp ổn định và phát triển của đất nước ta mới thực sự lâu dài, bền vững
c Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh trong tình hình mới.
Từ khi C.Mác qua đời, thế giới có nhiều biến đổi Giai cấp công nhân thế giới trải qua những bước thăng trầm Nhiệm vụ của giai cấp công nhân
là vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết C.Mác Điều cơ bản là phải biết gắn lý luận với thực tiễn
Giai cấp công nhân Việt Nam hiện có khoảng gần 5 triệu người, chiếm khoảng 6% dân số Điểm thuận lợi lớn nhất hiện nay của giai cấp công nhân Việt Nam là có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam lãnh đạo Đảng cầm quyền là điều kiện thuận lợi nhất cho giai cấp công nhân Việt Nam phát triển
Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng phát triển, trưởng thành Cùng với việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, mỗi năm hàng trăm doanh nghiệp ra đời, số lượng công nhân tăng nhanh Trong sản xuất - kinh doanh của các
Trang 6doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác nhau diễn ra sự phân tầng của nhiều loại trình độ công nghệ Tương ứng với các loại trình độ công nghệ là trình độ kiến thức, tay nghề, mức thu nhập, tâm lý, tình cảm khác nhau của công nhân dẫn đến phân hóa ngay trong cùng một doanh nghiệp Tuy nhiên, cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan đến đời sống, việc làm của công nhân lại chưa theo kịp với tình hình Công nhân trong doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh do tiến trình cổ phần hóa, công nhân trong doanh nghiệp dân doanh nhìn chung trẻ, xuất thân từ nông dân, trình độ tay nghề thấp, chưa được đào tạo cơ bản Tiền lương thấp, thậm chí trong doanh nghiệp không có thang, bảng lương theo quy định của pháp luật Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung chưa xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân Cả nước hiện có 131 khu công nghiệp, khu chế xuất với 900.000 công nhân, nhưng chỉ có 2% số công nhân được thuê nhà ở do doanh nghiệp xây dựng Công nhân ít được tuyên truyền, thông tin về chính trị, pháp luật, văn hóa, đời sống tinh thần nghèo nàn Tình hình đình công diễn biến phức tạp Cả nước đã xảy ra trên 1.370
vụ đình công Riêng năm 2006 xảy ra 390 vụ và từ đầu năm 2007 đến nay
là 63 vụ
Để khắc phục những hạn chế trên cần phải có nghị quyết của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Có chính sách nhà ở, tiền lương, thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, thiết chế văn hóa, phát triển tổ chức công đoàn trong tất cả các doanh nghiệp để trực tiếp bảo vệ lợi ích cho công nhân Định kỳ, lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tiếp xúc với công nhân giải quyết những vấn đề bức xúc của công nhân
Các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về giai cấp công nhân Việt Nam, tư vấn, tham mưu cho Đảng và Nhà nước để có
Trang 7những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển cả về số lượng, chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới
Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền, góp phần quan trọng xây dựng Đảng vững mạnh
2 Thực chất của CNH - HĐH ở nước ta.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ này kể từ năm 1986 đến nay gắn liền và
là kết quả đổi mới tư duy của Đảng, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế Nhìn lại chặng đường 20 năm đổi mới vừa qua, có thể khái quát những bước chuyên lớn, mang tính đột phá trong phát triển tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng ta về công nghiệp hóa như sau:
1 Đã chuyển từ quan niệm CNH trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang quan niệm CNH trên những nguyên tắc của thị trường và kinh tế thị trường.
Nội dung cốt lõi của sự đổi mới tư duy này xét thực chất là thay đổi
cơ chế phân bổ, điều tiết các nguồn lực cho CNH, thừa nhận vai trò phân
bổ, điều tiết của thị trường và cho phép thị trường tham gia phân bổ các nguồn lực, kết hợp tốt vai trò của thị trường và của Nhà nước trong việc phân bổ, điều tiết các nguồn lực cho CNH, thông qua đó tạo điều kiện giải phóng tối đa sức sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước để đẩy mạnh CNH
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta xác định tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết để đẩy mạnh CNH và từ Đại hội Đảng lần thứ VIII (năm 2001), đất nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh phát triển CNH, HĐH Theo đó, chúng ta đã từng bước gắn liền CNH, HĐH với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nội dung cơ bản là phát triển đồng bộ các loại thị trường (thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị
Trang 8trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ); kết hợp hài hòa giữa thể chế thị trường và thể chế nhà nước, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo và Nhà nước có vai trò định hướng, tạo môi trường, hỗ trợ phát triển, kiểm soát và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
2 Gắn liền CNH với HĐH, đẩy mạnh CNH, HĐH để đến năm 2020,
về cơ bản Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2001), Đảng ta đã nhấn mạnh phải thực hiện “CNH đất nước theo hướng hiện đại” và coi đây là một nhiệm vụ trung tâm, phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việc chuyển từ quan niệm “công nghiệp hóa” sang quan niệm “công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại” (Đại hội VII) và “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đại hội Đảng lần thứ VIII và Đại hội Đảng lần thứ IX), là một sự phát triển quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng ta về CNH, HĐH đất nước Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã khẳng định, “CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước chung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa
Cũng bắt đầu từ đây, một quan niệm mới về CNH ngày càng được định hình rõ nét, CNH không chỉ đơn giản là phát triển công nghiệp, xây dựng nhà máy Đó là quá trình cải biến căn bản, toàn diện để tạo nền tảng của một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh
tế tiên tiến, quan hệ sản xuất phù hợp sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và chính sách phát triển vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam Đó cũng là quá trình tăng cường nguồn lực con người, năng lực
Trang 9nội sinh về khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, thân thiện và bảo vệ môi trường theo quan đếm phát triển bền vững
3 Thực hiện chiến lược CNH, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu ở những sản phẩm trong sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm
Trong 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã từ bỏ mô hình công nghiệp hóa khép kín, thay thế nhập khẩu, từng bước xây dựng nền kinh tế
mở, hội nhập thế giới và khu vực, thực hiện chiến lược CNH trên cơ sở phát huy lợi thế, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm sản xuất trong nước có hiệu quả Đây là bước đột phá rất quan trọng trong đổi mới tư duy của Đảng về CNH Nó đã mở ra một không gian phát triển mới, không giới hạn cho việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
4 Định hình ngày càng rõ hơn quan điểm rút ngắn thời gian thực hiện CNH, HĐH; đẩy mạnh CNH, HĐH, gắn với phát triển kinh tế trí thức và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Tiếp tục phát triển tư duy lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH, đến Đại hội Đảng lần thứ IX, lần đầu tiên trong văn kiện của mình, Đảng ta chính thức khẳng định quan điểm rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa “Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX)
Trong thực tế, quá trình CNH ở từng quốc gia, tuy vẫn phải tuân theo những lôgích tổng quát, nhưng lại rất khác nhau trong việc lựa chọn mô hình, nội dung chiến lược, bước đi và giải pháp CNH cụ thể Các nước đi sau đều có khả năng rút ngắn quá trình thực hiện CNH so với các nước đi trước Việc rút ngắn này được thực hiện bằng cách:
Trang 10- Đẩy nhanh tốc độ thực hiện các bước chuyển tuần tự từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại
- Rút ngắn các bước đi, thực hiện những bước nhảy vọt về cơ cấu
Sự kết hợp hai xu hướng này đòi hỏi quá trình CNH ở Việt Nam phải đồng thời thực hiện hai nội dung của một quá trình phát triển rút ngắn theo hướng hiện đại là vừa xây dựng nền kinh tế công nghiệp hiện đại, vừa từng bước phát triển kinh tế tri thức trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế Đây là tư duy phát triển hiện đại
mà Đảng ta đã nắm bắt và trở thành một trong những tư tưởng chủ đạo của việc đẩy mạnh, đẩy nhanh CNH, HĐH ở nước ta, nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng một nước nghèo, kém phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu phát triển so với các nước trong khu vực
Trên cơ sở kết hợp tốt cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra, với những tiềm năng và lợi thế của đất nước, nhất là tiềm năng và lợi thế của con người Việt Nam và do con người Việt Nam tạo ra, chúng ta có đủ điều kiện thực tế để rút ngắn quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả Để hiện thực hóa khả năng rút ngắn, có nhiều việc phải làm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và coi phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ thật sự là nền tảng
và động lực của CNH, HĐH đất nước
III CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CNH - HĐH Ở NƯỚC TA
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Xây
dựng nước ta thành một nước Công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất
và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh" Mục tiêu đó là cụ thể hoá học thuyết Mác - Lênin về hình