1.2 Phân loại Công cụ ngoại hối phái sinh bao gồm các nhóm chính là:công cụ kỳ hạn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối, công cụhoán đổi ngoại hối và công cụ quyền chọn ngoại hối.. C
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TP HỒ CHÍ MINH
- -MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ
Đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG CỤ NGOẠI HỐI
PHÁI SINH Ở VIỆT NAM
GVHD : Cô Vũ Thị Đan Trà
Lớp : K49EMã lớp : 142Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 01năm 2013
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
1 Tổng quan về công cụ ngoại hối phái sinh 5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Phân loại 5
1.2.1 Công cụ kì hạn ngoại hối (Currency forward) 6
1.2.2 Công cụ tương lai ngoại hối (Curency future) 6
1.2.3 Công cụ hoán đổi ngoại hối (Currency swap) 6
1.2.4 Công cụ quyền chọn ngoại hối (Currency option) 7
2 Ứng dụng công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam 7
2.1 Thực trạng ứng dụng công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam 7
2.1.1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh các giao dịch ngoại hối phái sinh 7
2.1.2 Tình hình chung trong việc ứng dụng các công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam 9
Trang 32.1.3 Tình hình cung cấp các công cụ ngoại hối phái sinh
của các NHTM Việt Nam 10
2.1.4 Tình hình sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh của các DN XNK Việt Nam 11
2.2 Định hướng phát triển của các công cụ ngoại hối phái sinh tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020 14
3 Điều kiện để phát triển các công cụ ngoại hối phái sinh tại Viêt Nam trong tương lai 15
3.1 Điều kiện khách quan 15
3.2 Điều kiện về hoạt động của các NHTM 16
3.3 Điều kiện về phương tiện, thiết bị 16
KẾT LUẬN 18
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 41.Ngân hàng nhà nước : NHNN
2.Ngân hàng thương mại: NHTM
3.Doanh nghiệp xuất nhập khẩu : DN XNK
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập, các hoạtđộng xuất nhập khẩu ngày càng được đẩy mạnh và nhu cầu sửdụng đồng ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩungày càng trở nên cấp thiết Sự biến động về tỷ giá là nguyênnhân gây ra thua lỗ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước
sự biến động khó lường của tình hình tài chính quốc tế Chính vìvậy mà nghiệp vụ ngoại hối phái sinh ra đời để khắc phục nhữngrủi ro và thua lỗ có thể xảy ra cho các chủ thể tham gia vào thịtrường ngoại hối Trên thế giới, nghiệp vụ ngoại hối phái sinh đãđược sử dụng rất rộng rãi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho cácdoanh nghiệp và tầm quan trọng của các công cụ này ngày càngđược khẳng định Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ViệtNam, mặc dù ngân hàng nhà nước đã cho phép hệ thống ngânhàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để phòngngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá từ năm 2005, nhưng đến nay, nhiềudoanh nghiệp vẫn chưa nhận thức rõ lợi ích của công cụ này Đểhiểu rõ hơn về các công cụ ngoại hối phái sinh và ứng dụng củachúng tại Việt Nam , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này
Trang 6thông qua đề tài “ Ứng dụng các công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam”.
Trang 7
1 Tổng quan về công cụ ngoại hối phái sinh
1.1 Khái niệm
- Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sởnhững công cụ đã có (trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa ) nhằmnhiều mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ralợi nhuận Sự biến động khó lường của trị giá cổ phiếu, lãi suất,hàng hóa… trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi
ro cho các nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh Để hạn chếthấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tàichính phái sinh đã được hình thành
- Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch muabán, trao đổi các ngoại tệ, là nơi tập trung cung cầu ngoại hối đểhình thành nên tỷ giá hối đoái
Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu công cụ ngoại hối phái sinhchính là những công cụ được phát hành trên cơ sở một lượngtiền tệ hay hàng hóa nào đó đã có nhằm mục tiêu phân tán rủi ro
do sự biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối Những nhà kinhdoanh trong thị trường ngoại hối phái sinh được chia ra làm 3loại:
Trang 8+ Nhà phòng ngừa (Hedger): là người tham gia thị trườngphái sinh với mục đích giảm nguy cơ phải đối mặt với rủi robiến động tỷ giá.
+ Nhà đầu cơ (Speclator) là người mua hoặc bán hợp đồngvới hi vọng kiếm lời khi tỷ giá biến động trong tương lai
+ Nhà kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Abitrageur): kiếm lợibằng cách cùng lúc mua hoặc bán một loại công cụ trên thịtrường khác nhau
Như vậy, lợi ích nổi bật của các công cụ phái sinh là phòng ngừahiệu quả các rủi ro về tỷ giá, ngoài ra những công cụ hiện đạinày còn giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận, cân đối luồng tiền vàgiảm bớt các chi phí trên cơ sở nhận định đúng diễn biến thịtrường
1.2 Phân loại
Công cụ ngoại hối phái sinh bao gồm các nhóm chính là:công cụ kỳ hạn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối, công cụhoán đổi ngoại hối và công cụ quyền chọn ngoại hối
1.2.1 Công cụ kì hạn ngoại hối (Currency forward)
Trang 9Công cụ kì hạn ngoại hối là công cụ trong đó hai bên mua
bán cam kết với nhau thực hiện mua hay bán một lượng ngoạihối nhất định với một tỷ giá được xác định tại thời điểm ký kếthợp đồng giao dịch, nhưng thực hiện thanh toán tại một thờiđiểm xác định trong tương lai Các giao dịch đối với công cụnày sẽ được thực hiện trên thị trường kì hạn (không phải thịtrường tập trung), thông qua mạng lưới viễn thông giữa cácNHTM lớn
1.2.2 Công cụ tương lai ngoại hối (Curency future)
Công cụ tương lai ngoại hối là thỏa thuận giữa người muavà người bán về việc trao dổi một loại ngoại tệ nhất định vàomột ngày cố định trong tương lai tại một mức tỷ giá được xácđịnh trước Các công cụ này được giao dịch tại các thị trường có
tổ chức Điểm khác biệt so với công cụ kì hạn là các công cụtương lai được chuẩn hóa từ loại ngoại tệ, khối lượng giao dịch,ngày giao dịch, ngày thanh toán Về nguyên tắc sử dụng thì công
cụ tương lại tương tự như công cụ kỳ hạn Tuy nhiên, giao dịchcông cụ tương lai là giao dịch được chuẩn hóa và được giao dịchtrên thị trường có tổ chức đó là các Sở giao dịch(FuturesExchange), vì vậy đây là đặc điểm làm cho công cụtương lai có tính thanh khoản rất cao, còn công cụ kỳ hạn được
Trang 10thực hiện trên thị trường OTC, thông thường các ngân hàng sẽcấp hạn mức tín dụng cho nhau trước khi tiến hành các giaodịch
1.2.3 Công cụ hoán đổi ngoại hối (Currency swap)
Công cụ hoán đổi ngoại hối là thỏa thuận bằng hợp đồngtrong đó có sự kết hợp của hai giao dịch:giao dịch mua bánngoại tệ dưới hình thức giao ngay (Spot), tỷ giá giao ngay xácđịnh tại thời điểm giao dịch, ngày giá trị là hai ngày làm việctiếp theo kể từ ngày giao dịch và giao dịch kì hạn đảo ngược,cũng với cặp tiền tệ trên nhưng đảo lại giữa đồng tiền mua vàđồng tiền bán, ngày giá trị là một ngày xác định trong tương lai,
tỷ giá thực hiện được ấn định tại thời điểm ký kết hợp đồng.Công cụ hoán đổi ngoại hối thường được áp dụng với nhữngngười đi vay hoặc đầu tư bằng ngoại tệ để tránh rủi ro tỷ giáhoặc với các ngân hàng cónhiều ngoại tệ với các kỳ hạn khácnhau Động cơ của hợp đồng hoán đổi ngoại hối là để tránh chiphí cao phát sinh với giao dịch của ngân hàng
1.2.4 Công cụ quyền chọn ngoại hối (Currency option)
Công cụ quyền chọn ngoại hối là một giao dịch giữa bênmua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyềnnhưng không có nghĩa vụ để mua (Call option) hay bán (Put
Trang 11option) một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá ấn địnhtrong một khoảng thời gian thỏa thuận trước Nếu bên muaquyền chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa
vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đãthỏa thuận trước
2 Ứng dụng công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam.
2.1 Thực trạng ứng dụng công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam
2.1.1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh các giao dịch ngoại hối phái sinh
- Trước năm 1998, trên thị trường các giao dịch chủ yếu làgiao dịch giao ngay Ngày 10 tháng 1 năm 1998, NHNN banhành quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyếtđịnh số 17/1998/QĐ-NHNN7 và công cụ ngoại hối kỳ hạn vàhoán đổi được đưa vào sử dụng NHNN chỉ cho phép các tổchức tín dụng được cung cấp các công cụ hối đoái giao ngay,
kỳ hạn và hoán đổi cho khách hàng Đồng thời, tỷ giá kỳ hạnđược xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với mộtbiên độ dao động tùy theo kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn, khác
Trang 12so với cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế Điềunày làm nản lòng các chủ thể tham gia loại nghiệp vụ này trênthị trường ngoại hối khi mà cách xác định tỷ giá kỳ hạn theoquy định của NHNN không còn phù hợp với những diễn biếntrên thị trường Hơn nữa, thời hạn tối đa theo quy định lúc đócủa NHNN đối với loại hợp đồng này chỉ là 6 tháng, khó cóthể đáp ứng được nhu cầu về thời hạn trong hoạt động phòngngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường ngoạihối Bởi trong tương lai, số lượng chủ thể tham gia trênVinaForex là rất lớn và mỗi chủ thể có một nhu cầu phòngngừa rủi ro tỷ giá với thời hạn riêng của mình, có thể là vàitháng mà thậm chí là hơn một năm Vì thế, việc mở rộng thờihạn dài hơn 6 tháng là tất yếu và NHNN không thể lại tiếp tụcquy định tỷ lệ phần trăm gia tăng cho mỗi một thời hạn Đồngthời, nghiệp vụ kỳ hạn có thể được mở rộng cho nhiều loạingoại tệ mạnh khác không chỉ riêng USD Do đó, NHNNkhông thể quy định tỷ lệ phần trăm gia tăng cho mỗi thời hạnvà cho mỗi một loại ngoại tệ được.
- Ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số648/2004, quy định kì hạn của hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi từ
Trang 133 ngày đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên tắc xác định tỷ giá
kì hạn Tỷ giá kì hạn được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngaycủa ngày kí hợp đồng kì hạn, hoán đổi; chênh lệch giữa 2 mứclãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VND (tính theo năm)
do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của Mĩ (Fed FundsTarget rate) của USD do Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố;và kì hạn của hợp đồng Do đó, quyết định này đã đưa cáchthức tính tỷ giá kì hạn của các NHTM Việt Nam tiến gần vớithông lệ quốc tế và là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự pháttriển của thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và giaodịch ngoại hối kì hạn nói riêng
- Ngày 10/11/2004, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN củaThống đốc NHNN được ban hành, theo đó, giao dịch quyềnlựa chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liênquan đến Đồng Việt Nam) Đối tượng được tham gia giao dịchhối đoái bao gồm tổ chức tín dụng được phép, tổ chức kinh tế,
tổ chức khác và cá nhân và NHNN Việt Nam Các tổ chức tíndụng không được mua quyền lựa chọn của tổ chức kinh tế, tổchức khác và cá nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọncho các đối tượng này
Trang 142.1.2 Tình hình chung trong việc ứng dụng các công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam
- Nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các Công cụ ngoạihối phái sinh ở Việt Nam còn hạn chế, chúng chưa được thịtrường đón nhận như là công cụ không thể thiếu trong phòngngừa rủi ro, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trởlớn đối với quá trình phổ biến các công cụ ngoại hối phái sinh
ở Việt Nam
- Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chínhphái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999 Tuy nhiên, Hợp đồng
kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngânhàng ở Việt Nam chưa phát triển, một phần do những hạn chếvốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và nhữnghạn chế của NHNN Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếmkhoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liênngân hàng
- Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định
số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết
Trang 15định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốcNHNN Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuậnchiều giữa NHNN và NHTM Nó chỉ được sử dụng trongtrường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm ViệtNam đồng
- Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãisuất trên thị trường Việt Nam (từ 1/2003), đã có một số ngânhàng như ABN Amro, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suấttrong phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006 Khiđược NHNN cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiềnĐồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệuUSD trên thi trường Việt Nam Chính hành động của HSBCđã tạo ra nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi saunày
- Ở một mức cao hơn, các công cụ lai tạp có nguồn gốc từhoán đổi như hoán đổi lãi suất cộng dồn, hoán đổi lãi suất kèmtheo điều kiện quyền chọn, hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiệntrong tương lai …cũng đã xuất hiện và triển khai trên thịtrường ngoại hối trong thời gian gần đây
Trang 16- Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là nhữngcông cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhậnnhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãisuất , tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục.
2.1.3 Tình hình cung c p các công c ngo i h i phái sinh ấp các công cụ ngoại hối phái sinh ụ ngoại hối phái sinh ại hối phái sinh ối phái sinh
c a các NHTM Vi t Nam ủa các NHTM Việt Nam ệt Nam
- Các công cụ ngoại hối phái sinh đã được triển khai tại ViệtNam trong một khoảng thời gian khá dài nhưng việc cung cấpdịch vụ cùa các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế
+ Đối với công cụ kỳ hạn và hoán đổi, khác với công cụquyền chọn, tất cả các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệđều được thực hiện công cụ này Tùy từng thời kỳ, tỷ giá kỳhạn và hoán đổi được xác định theo các quy định của Thốngđốc NHNN Một số NHTM đang cung cấp công cụ kỳ hạn:ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM
Cổ phần Kỹ thương (Techcombank), NHTM Cổ phần xuấtnhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển(BIDV)…Công cụ hoán đổi được cung cấp tại các ngân hàng
Trang 17như HSBC chi nhánh Việt Nam, Eximbank, Vietcombank,Techcombank, BIDV…
+ Đối với công cụ ngoại hối quyền chọn: Các NHTM đãđược phép kinh doanh ngoại hối và có vốn tự có tối thiểu là
200 tỷ VND, kinh doanh ngoại hối có lãi trong ít nhất 5 nămgần nhất và doanh số mua bán ngoại hối của năm trước đó tốithiểu là 1 tỷ USD mới được thực hiện công cụ ngoại hối quyềnchọn Công cụ ngoại hối quyền chọn được cung cấp ở cácngân hàng : Vietcombank, NHTM Cổ phần quốc tế (VIB),NHTM Cổ phần Á Châu, NHTM Cổ phần xuất nhập khẩu(Eximbank), chi nhánh ngân hàng Citibank, ngân hàng BIDV,Techcombank…
So với trước đây, các ngân hàng thương mại đã mở rộng và cảitiến việc cung cấp các công cụ ngoại hối phái sinh
- Đánh giá việc cung cấp các công cụ ngoại hối phái sinh củacác NHTM:
Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi
ro tỷ giá đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh sốhàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD, các nghiệp vụ phái sinh
Trang 18ở Việt Nam vẫn còn kém phát triển thể hiện ở doanh số giaodịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khainghiệp vụ quyền chọn nhưng không có giao dịch
Nguyên nhân của thực trạng này là :
+ Công cụ này còn khá mới mẻ ở Việt Nam , tỷ trọng lợinhuận từ nghiệp vụ này so với tổng lợi nhuận của ngân hàngcòn khá nhỏ, đồng thời ngân hàng cũng phải chịu không ít rủi
2.1.4 Tình hình sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh của các DN XNK Việt Nam
- Tác động của rủi ro tỷ giá đến các DN XNK Việt Nam :