BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

37 490 3
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hơn 16 năm hoạt động, đến nay TECHCOMBANK đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 107.910 tỷ đồng (tính đến hết tháng 6/2010). TECHCOMBANK có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần. Với mạng lưới hơn 400 chi nhánh ( tính đến ngày 31/12/2010), phòng giao dịch trên hơn 40 tỉnh và thành phố trong cả nước, dự kiến đến cuối năm 2011, TECHCOMBANK sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên trên 500 điểm trên toàn quốc. TECHCOMBANK còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 5000 người, TECHCOMBANK luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. TECHCOMBANK hiện phục vụ trên 1 triệu khách hàng cá nhân, gần 42.000 khách hàng doanh nghiệp.  Các cột mốc phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 1994-1995 • Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. • Thành lập Chi nhánh TECHCOMBANK Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của TECHCOMBANK tại các đô thị lớn. 2001 • Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng. • Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống TECHCOMBANK nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 2002 SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 1 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn • Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. • Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng. 2003 • Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. • Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004. 2004 • Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng. • Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng. • Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus. 2005 • Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu • Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch tại Đà Nẵng, Lào Cai, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. • Ngày 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng. • Ngày 29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus. • Ngày 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5. • Cuối 2005, HSBC mua 10% cổ phần của TECHCOMBANK. 2006 • Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia. • Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của TECHCOMBANK, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s. SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 2 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn • Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ. • Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng. 2007 • Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD. • Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007. • Ngày 01/10/2007 HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của TECHCOMBANK. • Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06. • Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường • Triển khai chương trình “Khách hàng bí mật” đánh giá chất lượng dịch vụ của các giao dịch viên và điểm giao dịch của TECHCOMBANK. • Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng. 2008 • Tháng 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn • Tháng 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng TECHCOMBANK Visa Credit • Tháng 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM tại một vài điểm thử. • Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800 588 822 • Tháng 08/08/2008: Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản TECHCOMBANK AMC SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 3 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn • Tháng 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao tặng • Tháng 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng • Ngày 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng. 2009 • Tháng 07/2009: Tăng vốn điều lệ lên 4.337 tỷ đồng • Tháng 09/2009: Tăng vốn điều lệ lên 5.400 tỷ đồng • Tháng 09/2009: Ký kết hợp đồng tài trợ vốn vay bắc cầu dự án 16 máy bay A321 với Vietnam Airlines. • Nhận giải thưởng “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009” do Việt Nam Report trao tặng • Nhận giải thưởng “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế” do ngân hàng Wachovina trao tặng. • Bắt đầu khởi động chiến lược chuyển đổi với sự hỗ trợ của nhà tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. 2010 • Tháng 04/2010: Đạt giải thưởng “Ngôi sao quốc tế dẫn đầu về quản lý chất lượng” (International Star for Leadership in Quality Award) do BID – Tổ chức Sáng kiến Doanh nghiệp quốc tế trao tặng. • Tháng 05/2010: Nhận Danh vị “Thương hiệu quốc gia 2010” • Tháng 05/2010: Nhận giải Ngân hàng Tài trợ Thương mại năng động nhất khu vực Đông Á do IFC, thành viên của Ngân hàng Thế giới trao tặng • Tháng 06/2010: Nhận giải thưởng Ngân hàng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2009 do Citi Bank trao tặng • Tháng 6/2010: Tăng vốn điều lệ lên 6.932 tỷ đồng • Tháng 7/2010: Nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010” do tạp chí Euromoney trao tặng. SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 4 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn • Tháng 8/2010: Nhận Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2010” do Hội doanh nhân trẻ trao tặng và Giải thưởng Thương hiệu Việt được ưu thích nhất năm 2010 do Báo Sài gòn Giải phóng trao tặng 1.2 Tình hình hoạt động của Techcombank Trong vòng 3 năm, TECHCOMBANK đã mở rộng hoạt động của mình từ 29 tỉnh thành với 169 chi nhánh và phòng giao dịch lên hơn 40 tỉnh thành với hơn 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc ( tính đến ngày 31/12/2010) nhằm mục đích tiếp cận và hướng tới thị trường địa phương (mang tiện ích, sản phẩm, dịch vụ tới tận khách hàng). Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 62%. Với sự phát triển nhanh chóng về mạng lưới hoạt động của mình, đặc biệt là trong năm 2010, TECHCOMBANK đã trở thành ngân hàng TMCP dẫn đầu về tốc độ phát triển mạng lưới với việc mở mới 212 chi nhánh (tăng 113%) – một bước đột phá vì con số này bằng số tổng các chi nhánh mới của 3 năm trước đó ( 2007 – 2008 – 2009 ) cộng lại. Ngoài ra, 505 điểm ATM mới là con số ấn tượng về số máy ATM mới phát triển trong 2010 (tăng 191% ) đưa con số toàn hệ thống lên 1020 điểm ATM lan rộng trên 40 tỉnh thành. Hiện nay, TECHCOMBANK đang nằm trong Top những ngân hàng có mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc. Bảng 1.1 : Tình hình hoạt động kinh doanh của TECHCOMBANK trong giai đoạn 2008 - 2009 Năm 2009 Năm 2008 Tốc độ tăng SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 5 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (triệu VNĐ) ( triệu VNĐ) trưởng (%) Thu nhập lãi thuần 2.451.119 1.744.302 40.52 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 612.210 482.877 26.78 Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng 48.089 21.793 120.66 Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 147.038 2.587 5583.73 Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 372.165 780.197 (52.29) Lãi thuần từ hoạt động khác 156.203 5.450 2766.11 Thu nhập từ góp vốn và mua cổ phần 36.531 78.864 (53.68) Chi phí hoạt động (1.195.673) (904.015) 31.93 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2.627.682 2.212.055 18.79 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (481.485) (611.707) (21.29) Tổng lợi nhuận trước thuế 2.146.197 1.600.348 34.11 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (527.417) (427.119) Lợi nhuận sau thuế 1.618.780 1.173.229 37.98 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ/cổ phiếu) 2.998 2.274 31.84 Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của TECHCOMBANK năm 2008 – 2009 Từ kết quả hoạt động trên cho thấy, TECHCOMBANK đã có sự tăng trưởng cao trong năm 2009, đã đưa lợi nhuận sau thuế tăng trưởng đến 37.98% mặc dù tình hình kinh tế trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nền kinh tế đứng đầu thế giới – Mỹ. Trong đó : - Thu nhập lãi thuần ( từ hoạt động kinh doanh chính) tăng từ 1.760.743 triệu đồng lên 2.499.820 triệu đồng, tương đương với tốc độ 40.52%. - Thu nhập từ những hoạt động khác cũng có sự tăng trưởng đáng kể, chẳng hạn như : + Thu nhập từ hoạt động dịch vụ từ 482.877 triệu đồng lên 641.059 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 26.78% tương đương với 158.182 triệu đồng. + Đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng và hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đã cho thấy sự gia tăng lợi nhuận vượt bậc, như hoạt động kinh SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 6 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn doanh ngoại hối, vàng tăng 120.66% và hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh là 5583.73% - 1 con số ấn tượng. + Mặt khác, trong hoạt động khác cũng mang lại lợi nhuận thuần đáng kể, tăng từ 5.450 triệu đồng lên 156.203 triệu đồng với tốc độ tăng 2766.11%. Tuy nhiên, trong hoạt động ngân hàng, không phải lúc nào mọi hoạt động đều có được sự tăng trưởng như mong muốn, chẳng hạn như trong lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 408.032 triệu đồng, tương đương với 52.29% ; thu nhập từ góp vốn và mua cổ phần giảm 42.333 triệu đồng, tương đương với 53.68%. Chính vì vậy mà lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước khi trích lập Dự phòng rủi ro tín dụng cũng không tăng nhiều, chỉ có 415.627 triệu đồng tương ứng với 18.79%. Mặc dù sự gia tăng lợi nhuận không nhiều, nhưng do chi phí Dự phòng rủi ro tín dụng đã giảm được 130.222 triệu đồng ( tương đương với 21.29%) nên Lợi nhuận trước thuế của TECHCOMBANK tăng 545.849 triệu đồng, tốc độ tăng là 34.11% gần gấp đôi tốc độ tăng của lợi nhuận trước chi phí Dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này chứng tỏ, trong năm 2009, TECHCOMBANK đã có sự cải thiện trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Và cũng dẫn đến Lợi nhuận sau thuế đạt được 1.618.780 triệu đồng, tăng 445.551 triệu đồng tương ứng với 38%. Điều này đã đưa TECHCOMBANK đứng vào vị trí những ngân hàng hàng đầu Việt Nam với lợi nhuận sau thuế đứng thứ nhì trong khối các Ngân hàng TMCP. Chính sự hiệu quả này, TECHCOMBANK đã mang lại cổ tức cao cho các nhà đầu tư, cổ tức tăng 31.84%. Tóm lại, trong năm 2009, TECHCOMBANK đã có được tốc độ tăng trưởng cao trên mặt bằng chung trong hệ thống các NH TMCP ( đứng thứ nhì), vì vậy tiềm lực phát triển của TECHCOMBANK trong tương lai sẽ rất mạnh. 1.3 Định hướng và chiến lược phát triển của Techcombank trong tương lai Định hướng phát triển năm 2011 là “ Phát triển theo chiều sâu, ổn định bộ máy ngân hàng, tạo được sự bứt phá mạnh mẽ trong khi vẫn cần củng cố nền tảng để đảm bảo sự phát triển bền vững”. Với các tiêu chí cụ thể như sau : - Phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng khách hàng mà còn về cả phong cách làm việc chuyên nghiệp, nâng cao năng suất lao động để có thế phục vụ được khối lượng lớn khách hàng và xây dựng văn hóa dịch vụ TECHCOMBANK. SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 7 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn - Khai thác mạnh mẽ các kênh bán hàng : đẩy mạnh hoạt động bán hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới ngân hàng. - Tăng hiệu quả toàn bộ hệ thống hỗ trợ và kiểm soát nhằm tạo sự bứt phá và chiếm ưu thế cạnh tranh trong chất lượng và thời gian phục vụ. - Phát triển và tiêu chuẩn hóa các chương trình sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đáp ứng tối đa như cầu của khách hàng. - Phát triển về nhân sự để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngân hàng về cả số lượng và chất lượng. SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 8 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TECHCOMBANK- TRUNG TÂM KINH DOANH MIỀN NAM 2.1 Tổng quan Trung tâm kinh doanh Miền Nam 2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và cơ cấu tổ chức TTBMN 2.1.1.1. Sự hình thành Trung tâm Kinh doanh trực thuộc khối S&D ( Sales and Development) là một trung tâm lớn trong hệ thống tổ chức của TECHCOMBANK, có địa bàn hoạt động rộng ở Bắc - Nam. Trung tâm có 2 trụ sở chính: phía Bắc đặt 57 Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội; và phía Nam tại 06 Nguyến Thị Minh Khai, Phường ĐaKao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Về quy mô, hiện nay, Trung tâm Kinh doanh có hơn 500 cán bộ công nhân viên, gồm 6 trung tâm nhỏ : Trung tâm Kinh doanh miền Bắc, Trung tâm Bán trả lương miền Bắc, Trung tâm Kinh doanh miền Nam, Trung tâm Bán trả lương miền Nam, Trung tâm Telesales (có 2 bộ phận Telesales miền Bắc và Telesales miền Nam), và Trung tâm Hỗ trợ kinh doanh (gồm 2 bộ phận Hỗ trợ kinh doanh miền Bắc và Hỗ trợ kinh doanh miền Nam). 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức TTB SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 9 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Sơ đồ 2.1 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH Nguồn : Tài liệu nội bộ của TECHCOMBANK 2.1.2 Chức năng của Trung Tâm Kinh doanh Chức năng của Trung tâm kinh doanh: - Là kênh trực tiếp khai thác và bán các sản phẩm cho vay nhà, ô tô, tiêu dùng thế chấp bất động sản, và các sản phẩm cho vay khác, hoặc huy động theo định hướng của ngân hàng. - Tham mưu, đề xuất các chính sách, cải tiến với các Khối, các bộ phận liên quan về chính sách, sản phẩm quy trình đối với các sản phẩm cho vay. SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 10 Giám đốc khối S&D Telesales miền Nam Hỗ trợ KD miền Nam Giám đốc Trung tâm kinh doanh Hỗ trợ KD miền Bắc TT kinh doanh miền Bắc TT bán trả lương miền Nam TT kinh doanh miền Nam TT bán trả lương miền Bắc TT Telesales Telesales miền Bắc TT Hỗ trợ kinh doanh [...]... gây nên các tồn tại như trên ở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Trung tâm Kinh doanh miền Nam, em xin đề ra một số biện pháp và nêu một số kiến nghị với hy vọng có thể nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng cá nhân tại Trung tâm Kinh doanh miền Nam nói riêng và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam nói chung SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 27 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn CHƯƠNG III:MỘT... vay hộ kinh doanh Tổng dư nợ cho vay ( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTBMN năm 2008 – 2009 – 2010 ) Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu các sản phẩm tín dụng cá nhân tại Trung tâm Kinh doanh miền Nam năm 2008 – 2009 - 2010 theo dư nợ cho vay ( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTBMN năm 2008 – 2009 – 2010 ) SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 19 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Qua các năm,... mới, tạo báo cáo về hoạt động ngân hàng… sẽ rất nhanh chóng và có hệ thống Với hệ thống T24, TECHCOMBANK có thể quản lý số liệu của các chi nhánh trong cùng một sever tổng Tiết kiệm được rất nhiều chi phí về máy móc, nhân sự SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 22 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Ngoài ra, hệ thống này sẽ giúp cho NH quản trị rủi ro ngân hàng trên 4 lĩnh vực: Quản trị rủi ro về thị... trung tâm mang lại lợi nhuận cao cho TCB trong năm 2010 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại TTB MN 2.2.1 Khái quát chung về các sản phẩm cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Trung tâm Kinh doanh miền Nam Mặc dù được thành lập muộn hơn so với các khối khác trong hệ thống của TECHCOMBANK nhưng Trung tâm Kinh doanh miền Nam đã thực hiện tốt chức năng của mình Hoạt động tín dụng cá nhân... ra không chỉ đối với SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 30 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Techcombank mà nhìn chung đa số các ngân hàng Thương mại Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của marketing trong hoạt động của ngân hàng Vì vậy, để đưa marketing thực sự thâm nhập vào ngân hàng và phát huy tác dụng của nó Techcombank cần phải thực các giải pháp sau: - Các cán bộ ngân hàng cần... của đội ngũ chuyên viên bán tại các phòng trong Trung tâm, Và các nhiệm vụ cụ thể như sau : - Hỗ trợ các báo cáo về bán hàng chung cho toàn Trung tâm, kiếm soát năng suất, hiệu quả bán hàng - Hỗ trợ Collection về thông tin khách hàng, sales để thực hiện công tác nhắc nợ/thu nợ - Hỗ trợ các báo cáo về nợ xấu, quản lý, theo dõi nợ - Đầu mối quản lý, giao nhận, xin dấu các văn bản của Trung tâm kinh doanh... TMCP Kỹ Thương Việt Nam –TTBMN 3.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng Nâng cao chất lượng tín dụng là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Thương mại Việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng nhằm tăng thu nhập, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro là mục tiêu mà mọi Ngân hàng đều hướng tới Để đứng vững trong SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 28 Báo cáo thực. .. thông báo tín dụng chấp thuận ; nếu không thì gửi thông báo tín dụng từ chối Bước 6 : Gửi thông báo tín dụng về CN/PGD - CVXLHS lập thông báo tín dụng theo kết quả phê duyệt đảm bảo tuân thủ các điều kiện phê duyệt theo mẫu biểu do TECHCOMBANK quy định theo từng thời kì và tập hợp các giấy tờ khác thành Hồ sơ phê duyệt chuyển cho CN/PGD để trực tiếp chuyển cho khách hàng - CVXLHS tiến hành lưu Báo cáo. .. một phương thức thu hút khách hàng hữu hiệu - Các chính sách của Nhà nước về tín dụng cá nhân còn chưa rõ ràng, các quy định về tài sản thế chấp, về thẩm định tài sản, chuyển quyền sở hữu còn phức tạp … khiến cho khi áp dụng vào việc xử lý các hồ sơ vẫn còn nhiều vướng mắc Tất cả SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 26 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn những điều đó đều làm giảm doanh số của Ngân... làm được trong năm 2010, Trung tâm Kinh doanh miền Nam đã chứng minh rằng Trung tâm thật sự là một đơn vị hoạt động có hiệu quả cao Có thể SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 12 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn nói, năm 2010 là một năm đánh dấu sự bứt phá lớn của Trung tâm Kinh doanh miền Nam Kết quả kinh doanh này đã đưa Trung tâm Kinh doanh miền Nam đứng vào danh sách những chi nhánh, trung tâm

Ngày đăng: 13/09/2014, 21:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.2.2 Xây dựng chiến lược marketing ngân hàng

  • 3.2.3 Mở rộng mạng lưới của Ngân hàng

  • 3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan