tài chính công ty đa quốc gia chuyển giá trong doanh nghiệp fdi

53 499 2
tài chính công ty đa quốc gia  chuyển giá trong doanh nghiệp fdi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI Nền kinh tế không bao giờ chịu nằm yên cũng như luôn biến đổi không ngừng, sẵn sàng đào thải đi những nhân tố không tích cực để thay vào những quan điểm tiến bộ cho một nền kinh tế lành mạnh và tiến bộ không ngừng. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, chính sự đào thải “ tự nhiên” này đã dẫn đến hàng loạt các vấn đề phát sinh, khi mà các doanh nghiệp cố gắng để đứng vững và bước đi lành mạnh thì đồng thời cũng rất nhiều doanh nghiệp “tận dụng” những thủ thuật riêng, thậm chí là lách luật để nhằm thu được mức lợi nhuận cao và có thể con số lên đến mức đáng kinh ngạc. Và “chuyển giá” chính là một trong các thủ thuật như vậy. Không những thế, thủ thuật này ngày càng trở nên tinh vi, đa hình thức, và được sử dụng một cách rộng rãi trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi bị cuốn vào vòng xoáy ấy, nhất là trong quá trình hội nhập và mở cửa như hiện nay. Do đó, hiện tượng này khá là phổ biến trong các doanh nghiệp FDI. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem thủ thuật này là gì, cũng như tại sao lại có “ sức hấp dẫn” lớn như vậy đối với các doanh nghiệp. 1. Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI 1.1. Khái niệm: Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó , FDI hay Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Cũng theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO ) đưa ra định nghĩa như sau về FDI: 1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" 1.2. Hiện tượng chuyển giá Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations Company) trên toàn cầu. Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả. Hay cụ thể hơn, chúng ta có thể hiểu chuyển giá là thủ thuật của công ty mẹ ở nước ngoài. Công ty mẹ này sẽ thành lập một công ty con ở nước khác. Sau đó, công ty con sẽ mua nguyên vật liệu với giá cao ngật ngưỡng. Điều này sẽ làm các nhà cung cấp nguyên vật liệu sẽ sẵn sàng bán cho các công ty con này. Các công ty con sau khi sản xuất ra sản phẩm lại bán với giá thấp ra thị trường để cạnh tranh, một phần sản phẩm thì bán về cho công ty mẹ với giá thấp này. Kết quả là công ty con sẽ bị lỗ dẫn đến không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. Còn công ty mẹ thì mua được hàng giá rẻ và bán với giá bằng giá thị trường nước ngoài. Trường hợp khác là nước công ty mẹ chịu thuế cao còn nước công ty con chịu thế chấp. Khi bán hàng ở nước của công ty con và chuyển lợi nhuận cho công ty mẹ, công ty mẹ sẽ không đóng thuế do đã nộp thuế ở nước của công ty con. Kết quả, thất thoát 2 thuế nước của công ty con. Giá nguyên vật liệu tăng cao, giá hàng hóa giảm gây ra cuộc chiến giá cả. Còn công ty mẹ thì tìm được một lợi nhuận lớn. 1.3. Động cơ khiến các FDI thực hiện chuyển giá Như vậy với việc thực hiện thủ thuật chuyển giá các công ty đã kiếm về cho mình một khoản tiền lớn khi số tiền nộp thuế thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên đồng nghĩa với hành động trên là hàng loạt các quốc gia đã bị thâm hụt khá lớn trong ngân sách và còn ảnh hưởng đến hàng hóa nội địa. Vậy động cơ nào đã thôi thúc các doanh nghiệp thực hiện thủ thuật này, trong khi điều này được coi là việc làm trái pháp luật ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù ở Việt nam chưa có bộ luật rõ ràng quy định về chống chuyển giá, nhưng hoàn toàn không được khuyến khích hay thừa nhận, thậm chí nếu phát hiện có hành vi gian lận sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí nghiêm. Động cơ thì có động cơ bên trong và bên ngoài. Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các động cơ bên trong các doanh nghiệp FDI để thấy được tại sao các doanh nghiệp này lại sử dụng thủ thuật chuyển giá như vậy. Mỗi công ty đều hy vọng vào sự phát triển của mình, đi kèm với đó là nguồn lợi nhuận lớn nhằm thu hút được các cổ đông và tạo niềm tin cho họ đầu tư dài hạn trong tương lai. Vì vậy, chuyển giá sẽ góp phần giúp họ có được một hình ảnh đẹp về tình hình tài chính trước các cổ đông và các bên hữu quan khác. Trong một số trường hợp khi FDI phạm phải các sai lầm trong kế hoạch kinh doanh, sai lầm trong việc nghiên cứu và đưa sản phẩm mới vào thị trường làm cho các chi phí quảng cáo, quảng bá sản phẩm quá cao, hậu quả là tình trạng thua lỗ của FDI tại chính quốc hay tại các công ty thành viên trên các quốc gia khác. Vì thế, để có một hình ảnh đẹp về tình hình tài chính trước các cổ đông và các bên hữu quan khác thì chuyển giá là một giải pháp để có thể thực hiện được ý đồ trên. Khi đó chuyển giá giúp các FDI chia sẻ việc thua lỗ với các thành 3 viên, nhờ vậy các khoản thuế phải nộp giảm xuống và tình hình kinh doanh trở nên sáng sủa hơn một cách giả tạo, vi phạm pháp luật của các quốc gia. Hơn nữa, thủ thuật này đồng thời giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Bởi vì, các doanh nghiệp FDI sẽ tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm trong giai đoạn mới thâm nhập thị trường, làm cho chính mình bị lỗ nặng và kéo dài. Bằng nguồn lực tài chính dồi dào của mình,các FDI thực hiện hành vi chuyển giá bất hợp pháp để kéo dài tình trạng thua lỗ nhằm chiếm lấy quyền kiểm soát và quyền quản lý công ty. Tồi tệ hơn là đẩy các đối tác ra khỏi hoạt động kinh doanh và chiếm toàn bộ quyền kiểm soát cũng như sở hữu công ty. Sau khi chiếm lĩnh được thị trường, các FDI thực hiện nâng giá sản phẩm để bù đắp cho phần lỗ lúc trước. Tình trạng này thường thấy ở các nước đang phát triển như Việt Nam, khi mà trình độ quản lý còn nhiều yếu kém. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI còn thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu rủi ro khi giaodịch các sản phẩm và dịch vụ có tính đặc thù cao, độc quyền và tính bảo mật cao như trong các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược … 1.4. Tác động của chuyển giá Trên đây là nguyên nhân bên ngoài thúc đẩy các doanh ghiệp FDI thực hiện thủ thuật chuyển giá, tuy nhiên ngoài những nhân tố nội tại bên trong bản thân doanh nghiệp, thì các nguyên nhân bên ngoài cũng không kém phần quan trọng. Có lẽ động cơ lớn nhất thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện thủ thuật này là giảm được một lượng lớn số thuế cần phải nộp cho ngân sách nhà nước. Khi thực hiện chuyển giá, dưới các hình thức của mình, các doanh nghiệp FDI có thể hạn chế một khoản tiền lớn phải đóng góp, cụ thể chúng ta có thể thấy : ở Việt Nam hình thức này xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là từ các năm 2007, 2008 khi mà nhiều doanh 4 nghiệp đầu tư nước ngoài ở TPHCM khai lỗ liên tục để trốn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong năm 2009, cơ quan thuế đã mời hơn 40 doanh nghiệp thuộc các ngành hàng và theo nhóm quốc tịch khác nhau, đưa tờ khai thuế cho từng doanh nghiệp giải thích tại sao lỗ liên tục, năm sau lại cao hơn năm trước và lỗ đến nỗi ăn vào vốn? Kết quả nhiều doanh nghiệp giải thích không thuyết phục, cá biệt có doanh nghiệp Đài Loan lỗ trong 10 năm liền, lỗ tới 9.600 tỉ đồng vẫn cố tình nói là làm ăn thua lỗ nặng mà doanh nghiệp vẫn phát triển sản xuất- kinh doanh. Bằng biện pháp vận động, phần lớn doanh nghiệp kê khai lại và công nhận là làm ăn có lãi, có doanh nghiệp chai lỳ cơ quan thuế chuyển qua cơ quan chức năng xử lý. Nhờ đó năm 2008 có 53,7% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khai lỗ đến năm 2009 giảm còn 52%, năm 2010 còn 46% và trong 8 tháng đầu năm 2011 số thuế thu được trong khu vực đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố đạt 85% so với kế hoạch cả năm, so với cùng kỳ tăng 70%, trong đó phải kể đến giải pháp vận động doanh nghiệp tự khai lại thuế. Song song đó cơ quan thuế còn tổ chức thanh tra, chủ yếu là kiểm tra những doanh nghiệp cố tình không khai lại đã phát hiện và cắt giảm lỗ hơn 1.000 tỉ đồng. Từ tổ chức vận động và kiểm tra ,Cục thuế TP cho rằng sở dĩ xảy ra tình hình trên là do có độ chênh lệch về sắc thuế ở các quốc gia mới xuất hiện tình trạng chuyển giá để trốn thuế. Cũng vì thủ thuật này mà ngân sách nhà nước đã chịu thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. “ Bộ KH-ĐT cho biết, qua kết quả thanh tra, kiểm tra về chuyển giá, cơ quan thuế đã làm giảm lỗ và truy thu thuế số tiến lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Theo Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), trong năm 2010, đã thanh kiểm tra thuế tại các sản xuất, lắp ráp ô tô và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè tại Lâm Đồng truy thu hơn 133 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 1.400 tỷ đồng. Thanh tra 575 doanh nghiệp FDI lỗ trong các năm từ 2005-2009, kết quả giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và truy thu thuế hơn 212 tỷ đồng. Trong đó, phát hiện 43 5 doanh nghiệp FDI có quan hệ giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá, qua đó xử phạt 37 doanh nghiệp, giảm lỗ 887 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 27 tỷ đồng. Trong năm 2011, theo kế hoạch của Tổng cục Thuế, có 1.267 doanh nghiệp có vốn FDI thuộc diện phải kiểm tra việc chuyển giá, trốn thuế. Tính đến tháng 9- 2011, toàn ngành đã thực hiện thanh tra 585 doanh nghiệp lỗ, trong đó có 76 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Ngành Thuế đã có kết luận thanh tra và quyết định xử lý 494 doanh nghiệp lỗ. Kết quả, đã giảm lỗ 3.754 tỷ đồng, truy thu thuế hơn 978 tỷ đồng, giảm khấu trừ 86,9 tỷ, xử phạt 272 tỷ.” Như vậy có thể thấy được những thất thoát rất lớn trong ngân sách nhà nước khi mà hoạt động chyển giá ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ. Nhất là với Việt Nam- một quốc gia đang trên đà phát triển, nhu cầu ngân sách là vô cùng lớn, thường xuyên phải chịu cảnh thâm hụt ngân sách, trong khi chi phí vay nợ lại cao hơn so với các nước trong khu vực. Do đó, giải quyết được vấn đề này sẽ tạo ra cơ hội lớn trong việc cải tạo vấn đề thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên đây vẫn là một công việc hết sức nan giải và không thể triệt tiêu hoàn toàn, nhất là trong điều kiện pháp luật Việt Nam còn nhiều lỗ hổng. Không những thế, trên con đường hội nhập, Việt Nam cần huy động được nguồn vốn lớn cho công cuộc phát triển bền vững, chính vì vậy, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách cho phép ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI, ưu đãi về tiếp cận đất đai, cho phép chuyển lỗ năm trước sang năm sau,… nên có không ít các trường hợp doanh nghiệp FDI sau khi tận dụng hết những ưu đãi thì cũng đã hoàn vốn đầu tưchính vì vậy, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách cho phép ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI, ưu đãi về tiếp cận đất đai, cho phép chuyển lỗ năm trước sang năm sau,… nên có không ít trường hợp doanh nghiệp FDI sau khi tận dụng hết những ưu đãi thì cũng đã hoàn vốn đầu tư, có lợi nhuận nên đã giải thể hoặc là chuyển 6 hướng kinh doanh hoặc tiếp tục thua lỗ để không phải nộp khoản thuế thu nhập doanh nghiệp từ những khoản đầu tư khổng lồ. Đây như là một điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp này tận dụng được cơ hội. Có lẽ phía Việt nam cần xem xét để ra những quyết định phù hợp hơn, vừa đảm bảo thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vừa hạn chế số lượng các thủ thuật mà các doanh nghiệp FDI áp dụng nhờ việc “tận dụng” các khe hở chính sách ưu đãi của mình. Ngoài ra, nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp trong hoạt động liên doanh liên kết, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn định giá thật cao các yếu tố đầu vào từ công ty mẹ đẻ nắm quyền quản lý, từ đó gia tăng chi phí, do vậy đã làm giảm số thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước. Lạm phát cũng là một nhân tố khiến cho các doanh nghiệp này tiến hành chuyển giá. Họ sẽ tiến hành chuyển giá ở các nước có tỷ lệ lạm phát cao để bảo toàn số vốn đầutư và lợi nhuận trong điều kiện đồng tiền nước đang đầu tư bị mất giá. Tình hình kinh tế - chính trị cũng là một nhân tố bên ngoài quan trọng tạo tiền đề cho các công ty này thực hiện chuyển giá nhằm chống lại các tác động bất lợi của các chính sách kinh tế ở nước đang đầu tư, mặt khác hoạt động chuyển giá làm giảm các khoản lãi dẫn đến giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao động. Đồng thời, chính yếu tố pháp lí, và bộ máy quản lí cũng như kinh nghiệm chuyên môn trong phát hiện và giải quyết vấn đề ở Việt Nam còn yếu kém và nhiều bất cập cũng tạo đà cho thủ thuật chuyển giá được thực hiện. Bởi lẽ chuyển giá của FDI giống như chuyện mà ai cũng biết, cũng thấy, cũng rõ như ban ngày, nhưng với quân số, kinh nghiệm của cán bộ rồi khung pháp lý Việt Nam hiện nay, xem ra đây thực sự là bài toán hóc búa, thậm chí đôi khi càn chịu cảnh lực bất tòng tâm. 7 Hơn nữa, khi nhận định một doanh nghiệp cụ thể, chúng ta có thể đoán là đúng có chuyển giá thật nhưng muốn kết tội, phải có bằng chứng cụ thể. Tìm được bằng chứng lại là việc không đơn giản vì khi có hành vi gian lận thì các doanh nghiệp này lại rất tinh vi, còn bên ta thì thiếu nhiều thứ. Vì vậy để thực hiện triệt để được vấn đề này đòi hỏi thời gian và công sức, cũng cần hoàn thiện nhiều mặt trong bộ máy quản lí và khung pháp lí. Bởi vì thậm chí ngay cả những cơ quan chuyên môn có nghiệp vụ như thuế cũng còn phải thừa nhận là vấn đề rất khó, không đơn giản. Trên đây chúng ta đã có những cái nhìn chung nhất về thủ thuật chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên đây cũng chỉ là nhìn nhận, còn việc đi vào thực tiễn có nhiều vấn đề cần suy ngẫm hơn nữa. 2. Hoạt động chống chuyển giá của một số nước trên thế giới – Rút kinh nghiệm cho Việt Nam Chuyển giá bắt đầu xuất hiện nhiều ở Việt Nam từ năm 2007, cho tới nay chưa quá dài, vì vậy chúng ta còn khá bỡ ngỡ trong vấn đề tìm hiều cũng như đề ra các biện pháp xử lí các trường hợp vi phạm. Vậy hãy cùng xem kinh nghiệm mà một số nước trên thế giới đã thực hiện với thủ thuật này, mà tiêu biểu là Mỹ và Trung Quốc, 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính chúng ta. Ở Mỹ, báo cáo của Cơ quan thuế nội địa Mỹ (IRS), từ năm 1998 tới 2005,khoảng 2/3 các công ty Mỹ và khoảng 68% các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Mỹ trốn thuế TNDN thông qua việc chuyển một lượng lớn thu nhập ra nước ngoài để tránh một khoản tiền thuế lên đến 8 tỷ USD mỗi năm.Thực tế cho thấy, thuế suất ở Mỹ khoảng 40% cao hơn nhiều quốc gia khác, vì vậy hiện tượng chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Mỹ là khá phổ biến. Nhằm chống lại hiện tượng trên, Mỹ đã có một số biện pháp chốngchuyển giá tương đối nghiêm ngặt.Đạo luật cơ bản và đầy đủ nhất về việc chống chuyển giá Mỹ ban hành đạo luật IRS Sec 8 482. Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện định giá chuyển giao giữa các Công ty đa quốc gia (MNC) với nhau nhưng đồng thời cổ vũ cho việc vận dụng phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận Mỹ quy định cụ thể các nguyên tắc chế tài dành cho hành vi chuyển giá. Đó là phạt chuyển giá trong giao dịch (Transaction penalty): là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường theo quy định IRS Sec 482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh. Do đó, với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá 20% dànhcho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) so với mức mà IRS Sec 482 xác định được. Với tổng mức sai phạm trọng yếu: mức phạt chuyển giá 40% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 400% (hay dưới 25%) sovới mức mà IRS xác định được. Đồng thời, có hình thức phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty)được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho trước với khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trườnghợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệu USD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp và phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau – 20 triệu USD hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp. Để đánh giá và phát hiện hành vi chuyển giá, Mỹ sử dụng 6 phương pháp định giá bao gồm: phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontroller Price – CUP); phương pháp giá bán lại (Resales Price Method); phương pháp chi phí cộng thêm vốn (Cost Plus Method); phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method); phương pháp chiết tách lợi nhuận có thể 9 so sánh được (Comparabable Profit Split Method); và phương pháp lợi nhuận có thể so sánh (The Comparable Profit Method). Trong đó, phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp giá bán lại(Resales price method) và phương pháp giá phí cộng thêm (cost plus method) vì những tài liệu cần thiết không quá phức tạp khi thu thập. Thực tế cho thấy, phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit split method) là phương pháp dễ áp dụng và ít tốn kém nhất ở Mỹ. Tuy nhiên do tính chính xác không cao nên đã bị chỉ trích khá nhiều bởi các công ty. Tại đây không có một chương trình chính thức trong việc ưu tiên xem xét người nộp thuế ở góc độ một ngành công nghiệp cụ thể mà tổ chức dưới góc độ 5 nhóm ngành chính.Trong đó, hầu hết việc kiểm toán chuyển giá xuất hiện ở 2 trong 5nhóm ngành này: thông tin liên lạc, công nghệ và truyền thông, và nhóm ngành bán lẻ, thực phẩm, dược và nhóm ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, Mỹ cũng liên tục nâng cao số lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên thuế vụ nhằm phục vụ cho việc điều tra chống chuyển giá được thực hiện chính xác và chặt chẽhơn. Năm 2009, cơ quan thuế tuyển chọn thêm 1.200 nhân viên và dự định thêm800 nhân viên trong năm 2010 để thực hiện rà soát, giám sát giá chuyển nhượng. Trên đây là cái nhìn tổng quan về thủ thuật chuyển giá với những diễn biến và biện pháp đo lường cũng như giải pháp của nền kinh tế lớn nhất thế giới, vậy phía Trung Quốc thì sao? Phải chăng cũng tương tự như vậy hay sẽ có những diễn biến mới. Trong năm 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lan rộng làm vốn FDI toàn thế giới giảm gần 40%, nền kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được vị trí thứ 2 về thu hút vốn FDI với tổng vốn là 90 tỷ USD. Đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng về nguồn lực cũng 10 [...]... các công ty nội địa Sau một thời gian liên doanh thì các FDI này sẽ dùng các thủ thuật khác nhau, trong đó có thủ thuật chuyển giá để đẩy công ty nội địa ra và chuyển công ty liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài Dưới đây chúng ta sẽ theo dõi hai ví dụ đã xảy ra tại công ty P&G Việt Nam và công ty liên doanh Coca Cola Chương Dương • Trường hợp P&G Việt Nam P&G Việt Nam là một công ty liên doanh. .. liên doanh thì các FDI còn thực hiện việc chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ và thu phí tiền bản quyền, đây là một loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn do khấu hao giá trị tài sản cố định vô hình Một ví dụ điển hình cho việc chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ đó là tại Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam là một công ty liên doanh hoạt động theo... đối tác nước ngoài Như vậy công ty P&G Việt Nam từ hình thức là công ty liên doanh đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài • Trường hợp công ty liên doanh Coca Cola Chương Dương Công ty liên doanh Coca Cola Chương Dương là một liên doanh giữa hai đối tác là Công ty Nước giải khát Chương Dương trực thuộc Bộ Công Nghiệp Việt Nam và Công ty Coca Cola Indochina PTE LTD Liên doanh này được cấp phép hoạt... lỗ cho công ty tại Việt Nam nhưng công ty mẹ tại chính quốc sẽ thu lợi do giá nguyên vật liệu đuợc bán với giá cao Đây cũng là một hình thức chuyển lợi nhuận về chính quốc trong khi công ty con tại Việt Nam phải chịu lỗ So sánh tỷ lệ nguyên vật liệu trên giá vốn hàng bán (NVL/GVHB) của công ty Coca Cola Chương Dương và hai công ty con của Coca 33 Cola mẹ hoạt động tại Úc và Canada Cả ba công ty này... các doanh nghiệp khiến một lượng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp bị thất thu Để minh chứng, một khách sạn liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và Vina Group đã xác định giá trị đưa vào góp vốn của Vina Group là 4,34 triệu USD Nhưng theo sự thẩm định giá của công ty giám định giá Quốc Tế thì giá trị tài sản góp vốn của Vina Group chỉ có giá trị là 2,99 triệu USD Như vậy trong nghiệp vụ định giá. .. hành doanh nghiệp Đối 25 tác nước ngoài sẽ điều hành công ty theo mục đích của họ để cho tình hình thua lỗ kéo dài và bên liên doanh Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động đành phải bán lại phần vốn góp và hàng loạt các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn nước ngoài  Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ Ngoài việc nâng giá trị tài sản vốn góp khi tiến hành liên doanh. .. doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước Mặt khác, các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, qua đó nâng cao được năng lực của các doanh nghiệp trong nước Ngoài ra, ĐTNN đã mở rộng quy mô thị trường trong nước, thúc đẩy sự... phải nạp 2.1 Các trường hợp chuyển giá ở Việt Nam Để làm rõ hơn những hình thức chuyển giá đã đề cập ở phần 1 nhóm sẽ tiếp cận các phương thức chuyển giá này thông qua thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua  Chuyển giá thông qua việc nâng giá trị vốn góp Việc định giá cao thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các FDI chuyển một lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và... này trong khi Việt Nam đang có nhu cầu lớn về vốn  Chất lượng của nguồn vốn chưa cao  Việc thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao còn hạn chế  Chuyển giao công nghệ còn chậm; còn có doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường  Việc sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản chưa thực sự hiệu quả; mối liên kết ngang và dọc giữa các doanh nghiệp ĐTNN và doanh nghiệp. .. thị để chuyển đến các thị trường nông thôn Một số ít các công ty phải chuyển đổi sang kinh doanh sản phẩm khác như công ty Tribico Tribico nhờ chuyển hướng kinh doanh sang sản phẩm sữa đậu nành và đây là một sản phẩm mà hai đại gia trong ngành nước giải khát chưa sản xuất nên mới có thể tiếp tục tồn tại Trong chiến lược xâm chiếm thị phần của mình thì công ty Coca Cola Chương Dương đã thực hiện chính . dẫn” lớn như vậy đối với các doanh nghiệp. 1. Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI 1.1. Khái niệm: Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó , FDI hay Đầu tư trực tiếp. ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo. công ty mẹ chịu thuế cao còn nước công ty con chịu thế chấp. Khi bán hàng ở nước của công ty con và chuyển lợi nhuận cho công ty mẹ, công ty mẹ sẽ không đóng thuế do đã nộp thuế ở nước của công

Ngày đăng: 13/09/2014, 14:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan