MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu trúc (bao gồm Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật. Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật. “Quy phạm pháp luật và Cấu trúc quy phạm pháp luật” là một đề tài nghiên cứu hay, có thể áp dụng vào thực tế nên đã chọn đề tài nghiên cứu. 1.2.Mục đích nghiên cứu Hiểu thêm về quy phạm pháp luật. Tìm hiểu cấu trúc, nội dung để áp dụng vào thực tế. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài 1.2.Mục đích nghiên cứu NỘI DUNG CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1.1.Quy phạm pháp luật là gì? 1.2.Cấu trúc của một qui phạm pháp luật? CHƯƠNG 2:CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2.1.Trên Tạp chí khoa học pháp lý 2.2. Quy phạm pháp luật thông thường (phổ biến) 2.2.1. Giả định của quy phạm pháp luật 2.2.3. Biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật 2.3.Quy phạm xung đột CHƯƠNG 3:CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 3.1. Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật 3.2. Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật 3.2.1. Chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật 3.2.2. Những mục đích, yêu cầu và định hướng của văn bản quy phạm pháp luật 3.2.3. Trạng thái của các quan hệ xã hội khi pháp luật chưa điều chỉnh 3.2.4. Những kết quả đạt được do sự tác động của pháp luật mang lại 3.2.5. Mức chi phí để đạt được các kết quả trong thực tế KẾT LUẬN
Trang 1“Quy phạm pháp luật và Cấu trúc quy phạm pháp luật” là một đề tài
nghiên cứu hay, có thể áp dụng vào thực tế nên đã chọn đề tài nghiên cứu
1.2.Mục đích nghiên cứu
- Hiểu thêm về quy phạm pháp luật.
- Tìm hiểu cấu trúc, nội dung để áp dụng vào thực tế
Trang 2Cấu tạo của 1 QPPL nếu đầy đủ sẽ gồm 3 phần: Giả định, quy định và chế tài Tuy nhiên, thường thì chỉ có 2 trong 3 bộ phận trên trong 1 QPPL, trong đó phần quy định là bộ phận bắt buộc.
- Phần giả định: đây là bộ phận của QPPL quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng QPPL đó
- Phần quy định: là bộ phận trung tâm của QPPL, nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt
ra Đây là phần bắt buộc phải có trong QPPL
- Phần chế tài: là bộ phận của QPPL chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần quy định của QPPL Đây là phương tiện đảm bảo thực hiện phần quy định của QPPL
1.2.Cấu trúc của một qui phạm pháp luật?
Cấu trúc của quy phạm pháp luật là cấu trúc bên trong, là các bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật
Trong khoa học pháp lý có 2 quan điểm về cấu trúc của quy phạm pháp luật Quan điểm thứ nhất cho rằng: quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài
Quan điểm thứ hai cho rằng bất kỳ quy phạm pháp luật nào cũng chỉ gồm 2
bộ phận: những điều kiện tác động của quy phạm pháp luật và hậu quả pháp lý Hậu quả pháp lý có thể là phần quy định và cũng có thể là phần chế tài Phần
Trang 3lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm thứ nhất.
+ Giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào
ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó
+ Quy định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử
sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào? Ví dụ: “công dân có quyền tự
do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm 1992), bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì) Hoặc “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong bộ luật này”(Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong bộ luật này”
Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có
sự lựa chọn Ví dụ khoản 1, Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng) Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví dụ: Điều 12 Luật hôn nhân và Gia đình năm
2000 quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nahu ở nước ngoài”)
Trang 4+ Chế tài: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể
sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật
+ Ví dụ: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” (khoản 1, Điều 121 Bộ luật Hình sự năm
Chương 2:Cơ cấu của quy phạm pháp luật và quy phạm pháp luật hình sự
2.1.Trên Tạp chí khoa học pháp lý
Trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau
về cơ cấu của quy phạm pháp luật nói chung và quy phạm pháp luật hình sự nói riêng…
Trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau
về cơ cấu của quy phạm pháp luật (QPPL) nói chung và QPPL hình sự (QPPLHS) nói riêng Theo quan điểm truyền thống được đề cập đến trong Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật học, thì QPPL có thể có ba bộ phận cấu thành là: giả định, quy định và chế tài Ngoài ra, còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này như: QPPL có hai
bộ phận cấu thành là giả định và chỉ dẫn (1); QPPL có hai bộ phận cấu thành là quy tắc và bảo đảm (2); QPPL có ba bộ phận cấu thành là giả định, quy định và bảo đảm (3)… Vậy, QPPL nói chung và QPPLHS nói riêng có mấy bộ phận
Trang 5cấu thành? Bài viết đưa ra quan điểm của tác giả về cơ cấu của QPPL nói chung
và QPPL hình sự nói riêng
QPPL là quy tắc xử sự chung nên thông thường nó phải chứa đựng những nội dung: thứ nhất, dự kiến những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà chủ thể sẽ gặp phải; đồng thời chỉ ra chủ thể là tổ chức, cá nhân nào sẽ
ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó; thứ hai, quy định cách xử sự mà Nhà nước cho phép hoặc bắt buộc hoặc cấm tổ chức, cá nhân ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó thực hiện; thứ ba, hình thức khen thưởng mà tổ chức, cá nhân có thể được hưởng nếu thực hiện tốt các quy định của pháp luật hoặc những biện pháp xử phạt mà tổ chức, cá nhân có thể phải gánh chịu nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ những cách xử sự mà Nhà nước đưa ra
QPPL rất phong phú và đa dạng nên có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau Căn cứ vào mức độ phổ biến của QPPL nói chung và QPPLHS nói riêng trong các văn bản QPPL, có thể chia chúng thành hai loại là QPPL thông thường (phổ biến) và QPPL xung đột (đặc biệt) Cơ cấu của hai loại QPPL này
có những điểm khác biệt nhau
2.2 Quy phạm pháp luật thông thường (phổ biến)
Cơ cấu của QPPL thông thường (phổ biến) – chiếm đa số tuyệt đối trong hệ thống pháp luật Việt Nam – có ba bộ phận là giả định, quy định và biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật (các hình thức thưởng, phạt)
2.2.1 Giả định của quy phạm pháp luật
Giả định là bộ phận của QPPL dự kiến trước những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà chủ thể sẽ gặp phải hoặc dự kiến trước những điều kiện, hoàn cảnh, để áp dụng các biện pháp tác động của Nhà nước Bộ phận này còn chỉ rõ chủ thể là tổ chức, cá nhân nào cần phải xử sự trong điều kiện, hoàn cảnh đó hoặc tổ chức, cá nhân nào sẽ là đối tượng để áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc các biện pháp xử phạt của Nhà nước Vì vậy, phần giả định của QPPL nói chung và QPPLHS nói riêng thường trả lời cho các câu hỏi: ai? tổ chức, cá nhân nào? khi nào? trong điều kiện hoàn cảnh nào?…
Trang 62.2.3 Biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật
Biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật là bộ phận của QPPL nêu lên các biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể được nêu trong phần giả định của quy phạm khi họ có thành tích trong học tập, công tác, lao động, phục vụ, trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ hoặc trong việc thực hiện pháp luật (các hình thức khen thưởng); hoặc khi họ vi phạm pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ pháp lý được nêu trong phần quy định của QPPL (các biện pháp xử phạt)
Khen thưởng và xử phạt đều là các biện pháp nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác Bởi vì, Nhà nước quy định các hình thức khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích các chủ thể tự giác, nhiệt tình thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động của mình, phấn đấu đạt được thành tích cao trong hoạt động để có thể được khen thưởng Bên cạnh đó, Nhà nước còn quy định các biện pháp xử phạt nhằm trừng phạt các chủ thể vi phạm pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình để thông qua đó giáo dục, răn đe, phòng ngừa sự vi phạm pháp luật xảy ra trong thực tế, góp phần làm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh
Các biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể
có thể là cố định, tức là chỉ nêu lên một biện pháp tác động, ví dụ “thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo”; song cũng có thể là không cố định – nêu lên nhiều biện pháp tác động rồi cho phép chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể lựa chọn và áp dụng một trong các biện pháp ấy
2.3.Quy phạm xung đột
Trong hệ thống pháp luật, ngoài những quy phạm thông thường, phổ biến còn có loại quy phạm ít phổ biến, đó là quy phạm xung đột Đây là loại QPPL đặc biệt, không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể hoặc các biện pháp tác động của Nhà nước đối với các chủ thể mà chỉ nêu lên văn bản QPPL nào hoặc pháp luật của nước nào sẽ được lựa chọn để áp dụng
Trang 7Cơ cấu của loại quy phạm này không gồm các bộ phận như đã nêu mà thường chỉ gồm hai phần là phạm vi và hệ thuộc Trong đó, phạm vi là bộ phận nêu lên quan hệ xã hội nào sẽ được điều chỉnh bởi quy phạm đó; còn hệ thuộc là bộ phận nêu lên văn bản QPPL nào hoặc pháp luật của nước nào sẽ được lựa chọn
để áp dụng Ví dụ 10: khoản 1, Điều 773 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại” Quy định này là một QPPL mà phần phạm vi của nó gồm các từ “việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, tất cả các chữ còn lại là phần hệ thuộc của quy phạm
Khác với pháp luật trong các lĩnh vực khác như dân sự, lao động, hôn nhân
và gia đình…, do đặc thù của mình nên pháp luật trong lĩnh vực hình sự hầu như không có quy phạm xung đột, bởi vì Điều 2 của BLHS quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Vì thế, khi định tội và định hình phạt cho một người phạm tội cụ thể, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể căn cứ vào quy định của BLHS nước ta mà không thể dựa vào quy định trong văn bản QPPL khác hoặc pháp luật của nước khác
CHƯƠNG 3:CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản luật, có vai trò, tác dụng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội
Trang 83.1 Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), nhất là văn bản luật, có vai trò, tác dụng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, thường được ban hành và sử dụng trong một thời gian khá dài, nên khi ban hành cần tiến hành đánh giá tác động của nó thật khoa học và chính xác Việc đánh giá tác động của VBQPPL thường được tiến hành trong hai trường hợp: đánh giá khả năng tác động của dự thảo VBQPPL còn gọi là RIA (đánh giá có tính chất dự báo về khả năng tác động của dự thảo VBQPPL) và đánh giá hiệu quả của VBQPPL (đánh giá kết quả tác động thực tế của VBQPPL trong đời sống xã hội) Đánh giá khả năng tác động của dự thảo VBQPPL nhằm dự báo những tác động tích cực, tiêu cực của
dự thảo văn bản để có biện pháp khắc phục chúng trước hoặc sau khi ban hành Đồng thời, đánh giá khả năng tác động của dự thảo văn bản còn là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả của VBQPPL sau khoảng thời gian thi hành nhất định Việc đánh giá hiệu quả của VBQPPL trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội có tác dụng nắm bắt được những gì đang thực sự diễn ra trong thực tế để hoàn thiện VBQPPL nói riêng, hệ thống pháp luật nói chung trong tương lai.Việc đánh giá khả năng tác động của dự thảo VBQPPL và đánh giá hiệu quả của VBQPPL (gọi chung là đánh giá tác động của VBQPPL) cần phải được tiến hành theo những tiêu chí nhất định với cùng một đại lượng đo và trong cùng một phạm vi xác định Mỗi loại đánh giá có thể được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau với những tiêu chí khác nhau; song bên cạnh đó, chúng cũng có nhiều tiêu chí giống nhau trong việc đánh giá Tuy nhiên, mỗi loại đánh giá cần chú trọng đến một số tiêu chí chủ yếu nhất định, chẳng hạn, đối với RIA thì cần chú trọng các tiêu chí cơ bản như: chất lượng của dự thảo VBQPPL; mục đích, yêu cầu, phương hướng của văn bản (những kết quả dự kiến đạt được, kể
cả những tác động không tốt có thể có); chi phí dự kiến cho việc đạt được kết quả…, còn đối với việc đánh giá hiệu quả của VBQPPL lại phải chú ý nhiều đến các tiêu chí như: kết quả tác động của văn bản trên thực tế (kể cả tích cực và tiêu cực nếu có); chi phí thực tế cho việc đạt được kết quả…
Trang 9Việc đánh giá tác động của VBQPPL cần được thực hiện trong những phạm
vi nhất định:
Trước tiên là ở phạm vi lãnh thổ Việc phân chia thành các đơn vị lãnh thổ để đánh giá tác động của VBQPPL phụ thuộc vào đặc điểm về dân cư, địa lý, các điều kiện khác có ảnh hưởng đến ý thức pháp luật và việc thực hiện pháp luật ở các địa bàn đó Ngoài ra, việc xác định phạm vi lãnh thổ để đánh giá tác động của VBQPPL còn phải căn cứ vào giới hạn hiệu lực về không gian của văn bản pháp luật Không thể đánh giá tác động của VBQPPL ở những vùng lãnh thổ mà
nó không có hiệu lực Tác động của VBQPPL được đánh giá theo nhiều phạm vi không gian: trên phạm vi cả nước; trên địa bàn mỗi địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, xã ) hay cũng có thể là ở mỗi vùng, khu vực lãnh thổ (như ở các tỉnh đồng bằng, ở các tỉnh miền núi, các hải đảo )
Tiếp đó, việc đánh giá phải tiến hành trong khoảng thời gian nhất định Khoảng thời gian này được giới hạn bằng những thời điểm phát triển có tính chất bước ngoặt trong đời sống chính trị- xã hội hoặc trong hệ thống pháp luật của đất nước Khi đánh giá tác động của VBQPPL trong các giai đoạn nói trên cần chú ý tới những điều kiện lịch sử về kinh tế, chính trị- xã hội trong và ngoài nước cũng như mục đích, vai trò đặt ra cho VBQPPL trong giai đoạn lịch sử đó
VBQPPL gồm rất nhiều QPPL khác nhau nên việc đánh giá tác động của văn bản có thể được thực hiện đối với từng quy phạm, từng nhóm quy phạm hay toàn
bộ VBQPPL Ngoài ra, có thể đánh giá tác động của VBQPPL theo từng khía cạnh (nhân văn, nghiêm khắc ), từng phương diện (kinh tế, chính trị, xã hội ) hoặc đánh giá một cách tổng thể
3.2 Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật
3.2.1 Chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật
Chất lượng của VBQPPL là cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội Chất lượng
Trang 10của VBQPPL cần được xem xét cả về hình thức và nội dung của VBQPPL.
Về hình thức thể hiện, chất lượng của VBQPPL được thể hiện trước hết ở sự phù hợp giữa nội dung với hình thức của văn bản Tiếp đến là mức độ đầy đủ, chặt chẽ của quy trình ban hành văn bản như: thẩm quyền ban hành, quá trình soạn thảo, thông qua; kết cấu của văn bản; tính chặt chẽ, lôgíc, tính chính xác của các thuật ngữ pháp lý được sử dụng, sự trong sáng của lời văn, mức độ phù hợp với khả năng nhận thức, ý thức pháp luật hiện có của đa số quần chúng nhân dân
Về hình thức cấu trúc, VBQPPL phải được cấu trúc chặt chẽ, logic, khoa học,
có chương, phần, điều, khoản phù hợp tạo thành hệ thống thống nhất Trong văn bản, mỗi quy định, chương, phần… cũng có cấu trúc thích hợp Giữa các bộ phận, các quy định của văn bản luôn có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất nội tại với nhau Đây là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống nhất về mục đích và tính triệt để trong việc thực hiện pháp luật
VBQPPL được ban hành phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp (không trái với các quy định của Hiến pháp và luật), tính đồng bộ (không chồng chéo, mâu thuẫn, luôn bảo đảm sự thống nhất giữa các QPPL trong cùng một VBQPPL và tính thứ bậc, thống nhất giữa VBQPPL với các VBQPPL khác trong hệ thống pháp luật hiện hành), tính toàn diện (có đầy đủ các quy định cần thiết), tính phù hợp (phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, với các công cụ điều chỉnh khác, với pháp luật quốc tế, với cơ chế thực thi pháp luật hiện hành…) và trình độ kỹ thuật pháp lý cao
Nội dung của VBQPPL phải bảo đảm sự phù hợp với trình độ phát triển kinh
tế, chính trị, văn hoá-xã hội của đất nước Nó phải phản ánh đúng các quy luật kinh tế, những điều kiện kinh tế đặc thù của phương thức sản xuất tồn tại trong đất nước; phản ánh sâu sắc định hướng chính trị xã hội của đất nước, thể chế hoá chính xác, đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng cầm quyền và thể hiện ở mức
độ cao nhất, đầy đủ nhất ý chí của nhân dân; bảo đảm tính hợp lý trong việc phản ánh và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau như lợi ích của toàn xã
Trang 11hội, của giai cấp, của các nhóm xã hội và lợi ích của mỗi cá nhân trên phạm vi
cả nước, từng địa phương và mỗi cộng đồng; phù hợp với đạo đức, văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của đất nước; phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế (các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia); đưa ra được phương án tốt nhất với những phương pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp để thông qua đó có thể đạt được mục đích mong muốn trong những điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại của đất nước; đề ra được những mục đích phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, có tính khả thi Chất lượng của VBQPPL còn thể hiện ở kỹ thuật pháp lý được sử dụng trong việc thể hiện nó thông qua những biểu hiện như sự rõ ràng, chính xác, chặt chẽ của các thuật ngữ, khái niệm được sử dụng trong văn bản và tính minh bạch của VBQPPL
3.2.2 Những mục đích, yêu cầu và định hướng của văn bản quy phạm pháp luật
Để xác định mục đích, yêu cầu và định hướng của VBQPPL trước hết phải làm rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản Cụ thể:
- Phải nghiên cứu xác định toàn diện và đầy đủ những vấn đề pháp lý đặt ra trong đời sống xã hội, nhu cầu xã hội về điều chỉnh pháp luật đối với những quan
hệ xã hội nhất định;
- Phải làm rõ mức độ hiệu quả của các QPPL đã ban hành trước đó hoặc của các biện pháp khác đã được sử dụng Từ đó đánh giá đúng thực trạng các quy định pháp luật hiện hành, thấy rõ những ưu điểm cần được kế thừa phát triển, những khiếm khuyết cần khắc phục, những yêu cầu mới cần đáp ứng;
Mục đích, yêu cầu và định hướng đề ra khi ban hành VBQPPL có thể được định lượng, nhưng cũng có thể chỉ được định tính thể hiện ở nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau: đối với cả VBQPPL nói chung, nhóm QPPL và thậm chí đối với mỗi QPPL cụ thể Mục đích, yêu cầu được đặt ra cho mỗi QPPL thực chất chỉ là sự chi tiết hoá, cụ thể hoá mục đích chung của VBQPPL và của cả hệ thống pháp luật; do vậy, chúng không được mâu thuẫn, không được loại trừ lẫn