KHOA GIAO DUC TIEU HOC
LE THI THU HUYEN
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
REN Ki NANG DOC DIEN CAM CHO HOC SINH LỚP 4A2 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NHỊ,
THI XA PHUC YEN, TINH VINH PHUC Chuyén nganh: Tiéng Viét
Trang 2“ Vị lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người ”
Giáo viên Việt Nam luôn ghi nhớ lời Bác dậy Để làm được điều đó đòi
hỏi giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức cho bản thân, tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo Là một giáo viên trong tương lai bản thân tôi luôn mong muốn thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường giao phó, cô gắn phấn đấu để được lòng tin yêu của học sinh và đồng nghiệp Đó là một quá trình rèn luyện nghiêm túc, đặc biệt trong thời gian còn ngồi trên nghề nhà trường, thời gian dành cho việc học tập và nghiên cứu Khi bắt tay vào nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp này tôi cũng gặp phải một số khó khăn, nhưng đáp lại tôi cũng học hỏi được rất nhiều kiến thức cơ bản Đó sẽ là những cơ sở để tơi hồn thiện mơ trong quá trình thực nghiệm giảng dậy sau này
Hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp về đề tài “ Rèn kĩ năng đọc diễn cam cho hoc sinh lớp 4A2 trường Tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”, tôi đã nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các thầy CÔ giáo và các học sinh Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, cô giáo và học sinh Tiểu học Trưng nhị — Phúc Yên — Vĩnh Phúc Đặc biệt tôi vô cùng cảm ơn nhà giáo - PGS Đỗ Huy Quang, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi để hồn thành khóa luận này
Tôi xin chân thanh cảm ơn Ì
Sinh Viên
Trang 3Tôi xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi Trong khi nghiên cứu, tôi kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu với sự trân trọng và biết ơn
Trang 4MG DAU oi eeececcceccsesscesessesesesescseseseececessessevevevasevevevavsvessvavsvsvassveseseeseeneseneeeeen 1 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - 5 E2 kkk xxx 1 x11 1 1x, 1 2 LỊCH SỬ NGHIÊN CUU VAN DE wu csccesesesesesseseesesesessessssrerneveneeeen 2 3 MUC DICH NGHIEN CUU cceccecscssecscseescscesssecsssessesevsseeseneesevenes 5 4 ĐÔI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5-22 2 s+z£zzz+z£: 5 5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - + - -E + +*E+ESE+kEkEEEEEeEeErkrkrkrkrees 5 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ¿- + + 2 <x+x£zEeEeErErkrsrerees 5 7 CÂU TRÚC KHOA LUAN eeeseccsccccescsessescscscsesscsescscssesessescsvesesseseseacens 5 NOI DUNG ioieececccccccccsccscecscscscsescscscsesessssssssesesescevscsssescevesevececevevanseecseananes 7 CHUONG 1: CO SO Li LUAN VA THUC TIEN CUA HOAT DONG DOC DIEN CAM TRONG GIO TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 7 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN . - - - ke SEE1E1Ek SE HH gi 7
1.1.1 VỊ trí, nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học -:-sc+s<<sxex+essz 7
1.1.1.1 Vị trí đạy đọc ở Tiểu học - - - xe cekeEskzkrxrkrerersree 7
1.1.1.2 Nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu hỌC - -cccccc se se sec cxz 8 1.1.2 Quan niém về đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật 10
1.1.2.1 Đọc điễn cảm - - cà x2 1S 1S HY SH HH ưyớg 10 1.1.2.2 Đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật - 11 1.1.2.3 Ban chat ctia viéc doc dién Cam .cccccecscsesseseceeseeseseesesseees 12 1.1.3 Các cơ sở lí luận của đọc dién CaM oo ceecceecessesseessesseseeteeeseeees 14
Trang 51.2 CƠ SỞ THỰC TIẾN . + 2252522 S22 SEEretrerterrerrrrrrrrres 30
1.2.1 Chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 và phân môn Tập
CHUONG 2: BIEN PHAP REN LUYEN KY NANG DOC DIEN CAM CAC VAN BAN NGHE THUAT CHO HOC SINH LOP 4A2 TRUONG TIEU
HỌC TRƯNG NHỊ, THI XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 38
2.1 Luyện đọc thành tiếng - SE TxnvTTEH rryrrrerrrreg 38 “PP vốn ae 38 2.1.1.1 Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện tập theo mẫu 39 2.1.1.2 Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm - -«: 39 2.1.1.3 Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian - 5555: 41 2.1.1.4 Phương pháp luyện theo mẫu kết hợp với phân tích câu âm 41 2.1.2 Luyện cách ngắt, nghỉ hơi đúng -c-scsssxnxcvcererererred 43
2.1.2.1 Hướng đẫn học sinh nghỉ hơi ở những chỗ có dấu kết thúc câu
hoặc dấu ngăn cách câu với nhau -¿- «+ + s+k+k+xEeEeEvEeerkekrereree 43 2.1.2.2 Hướng dẫn học sinh nghỉ hơi ở một số đấu câu có cách dùng 2:01 45 2.1.2.3 Hướng dẫn học sinh nghỉ hơi ở giữa những cụm từ, câu dài để lời nói được mạch lạc, rõ ràng -ccccSĂSssesesee 47
2.1.3 Xác định giọng điệu tác phẩm - + sec +xrkcererrerecee 52
Trang 62.3.1.1 Doc 16 tiéng, 16 loi va ding chinh 4m eee 67 2.3.1.2 Ngắt giọng biểu cảm - stress rkrerereree 67 2.3.1.3 Ngữ điệu phù hợp . ST ng ngư 69 2.3.2 Đọc tác phẩm tự sự (.TTuyỆn ngắn)) ác cccccetsrererererererred 70
2.3.3 Đọc diễn cảm tác phẩm KịCH - - cọ nh xe 75 2.4 Tạo ra kích thích để học sinh đọc diễn cảm . 5 cccce sec: 78 2.5 Sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy đọc diễn cảm cho học sinh 79 2.6 Đọc dién cam trong các hoạt động khác -<<<<+ 80 2.7 Tổ chức luyện đọc diễn cảm để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học SITH - cc QC HT ni Ki ĐK ĐK v Ev rp 81 2.8 Một số bài tập luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học 83
2.8.1 Bài tập luyện đọc thành tiếng - - St xevekcrreerrred 83 2.8.2 Bài tập luyện đọc diễn cảm c + scxS cv ryccxei 84 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM - 5-2 2 <++csxz£z£ecse 89 KET LUUẬN ¿- << SE EEEEEEEEEE51E1511 1111111111111 11111111112 100
Trang 71 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
Có thể nói bậc Tiểu học là bậc học quan trọng, đặt nên móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh, nền móng đó cần phải được xây dựng thật vững chắc.Vì vậy, mỗi giáo viên Tiểu học cần trang bị cho mình vốn kiến thức, phương pháp cơ bản cho việc dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục hiện nay là: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn điện về mọi mặt Người giáo viên cần biết kết hợp hài hoà giữa vốn kiến thức của bản thân và sách giáo khoa để truyền thụ cho học sinh giúp các em tiếp nhận được kiến thức và có những hiểu biết nhất định về cuộc sống từ đó đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở bậc tiểu học Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc dé học Muỗn đọc dé hoc cho tốt, các em phải biết đọc như thế nào cho đúng, cho hay và tạo được hứng thú cho người nghe Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mĩ cảm, giúp cho học sinh biết yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của xã hội và cái đẹp của văn chương Nhờ đọc mà các em có thể bày tỏ ý kiến của mình, từ đó giúp các em có điều kiện tự học và hiểu biết các
môn học khác Đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học Bởi vậy, dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
Trang 8Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu thực tế, đặc biệt trong quá trình trực tiếp thực tập giảng dạy tại lớp 4A2 trường Tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi nhận thấy khả năng đọc diễn cảm của các em học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đạt được thành công như mong muốn Thành công không phải tự nhiên mà có Nó là kết quá của sự cỗ gắng nỗ lực trước hết từ chính các em học sinh, sau đấy là phương pháp kỹ năng đào tạo hợp lý từ phía giáo viên
Vì những lý do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn vẫn đề nghiên cứu “Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4A2 trường Tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
2 LICH SU NGHIEN CUU VAN DE
Trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX có rất nhiều giáo trình nói về đọc diễn cảm Các tác giả của các công trình nghiên cứu chia làm hai phái Một phái theo khuynh hướng ngữ văn, cho rằng nhiệm vụ chính của đọc diễn cảm là nâng cao trình độ ngôn ngữ văn hóa của học sinh và làm cho các giờ học tiếng mẹ đẻ trở nên sinh động Còn phái thứ hai đi theo khuynh hướng nghệ thuật tâm lý Họ cho rằng đọc diễn cảm là nghệ thuật đọc và cho rang
nhiém vu hang dau 1a gido duc tham mi
Tác phẩm thẻ hiện khuynh hướng nghệ thuật — tam ly dién hinh nhat là
tác phẩm của E.V Iagovixki “Đọc dién cảm là một phương tiện giáo duc thâm mĩ” (Lêningrat 1963, xuất bản lần thứ hai) G.P.Phia Xốp Đó là một tác phẩm nghiên cứu âm thanh và ngữ điệu của ngôn ngữ trong các giờ học tiếng Nga (Maxcova, 1959)
Trang 9của ngữ điệu, vẫn đề đọc diễn cảm và các hình thức kể chuyện khác nhau Theo tác giả Lê Phương Nga trong cuốn “ Phương pháp đạy học Tiếng Việt ở tiểu học” (2006) NXB ĐHSP đã cho rằng: Đọc diễn cảm ở đây được hiểu là đọc hay, là một yêu cầu đặt ra khi học những văn bản văn chương hoặc các yếu tô của ngôn ngữ văn chương
Đọc diễn cảm phản ánh cách hiểu bài văn, bài thơ và việc hiểu là cơ sở
để đọc diễn cảm Vì vậy, đọc diễn cảm trước hết phải xác định nội dung, nghĩa lý của bài đọc, sắc thái tình cảm, cảm xúc, giọng điệu nói chung của bài
Trong cuỗn “Phương pháp đọc diễn cảm (2007) - Hà Nguyễn Kim
Giang — NXB DHSP khang dinh: “Doc diễn cảm, hoạt động đọc nói chung là
hoạt động lao động sáng tạo Đọc điễn cảm là một quá trình bao gồm quá trình tiếp nhận văn bản viết và quá trình thông báo, truyền đạt những văn bản viết thành văn bản đọc Đó là quá trình tái tạo, chuyển đổi nội dung ý nghĩa nghệ thuật của văn bản thành âm thanh, nhịp điệu, tốc độ, sự ngừng nghỉ và sắc thái thâm mĩ, cảm xúc thâm mĩ và thái độ thẳm mĩ của người đọc.”
Trên tạp chí “Văn học tuổi trể” số 9/(2006)NxbŒD - Bộ GD và ĐT có
viết: “Muốn đọc diễn cảm một văn ban phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ
điệu, phù hợp với tình huỗng miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả.”
Việc nghiên cứu phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh ở bậc Tiểu học không còn là vẫn đề mới mẻ, nó đã được đề cập một cách khách quan hay cụ thể trên các bài báo, tạp chí, trong các công trình khoa học và các cuốn sách như: “Rèn ki năng đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học”—
Trang 10Tiểu học”- Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn ;Trên Tạp chí: “Dạy và học ngày nay” (số 7 — 2008); “ Dạy học Tập đọc ở lớp 4 và việc hướng dẫn học sinh đọc đúng chỗ ngắt giọng”; hay “Báo văn học và tuổi trẻ”( số 9 (123) —
2006) ; Các cuốn “Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt”- Nguyễn Minh Thuyết;
Các chuyên đề “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm” của các giáo viên Tiểu học
Mỗi ý kiến, quan niệm, công trình nghiên cứu đều đề cập sâu sắc một khía
cạnh nhất định, tuy nhiên không có phương pháp nào là khuôn mẫu và tuyệt đối cho mọi đối tượng học sinh
Từ trước tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra răng, nội dung quyết định phương pháp dạy học Trên cơ sở nội dung bài học, giáo viên lựa chọn phương pháp Điều đó hoàn toàn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đối tượng học sinh mới là cơ sở quan trọng và quyết định tới phương pháp dạy học Đối tượng học sinh như thế nào sẽ phải có phương pháp dạy học cho thích ứng Đặc biệt, trong công cuộc đôi mới phương pháp dạy học hiện nay, dạy học sát đỗi tượng trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi giáo viên trong các nhà trường phải thực hiện
Trang 113 MUC DICH NGHIEN CUU
Đề tài nhằm tìm ra các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phân môn tập đọc nói chung và chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 ở mức độ ban đầu ( đọc diễn cảm một đọan văn, khổ thơ ) Học sinh được thực hành luyện tập từng bước đề có thể đáp ứng nhu câu cao hơn ở lớp 5 và các lớp trên
4 ĐÓI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy đọc trong giờ tập đọc và biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh tiêu học
- Phạm vi nghiên cứu: Kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4A2
trường tiểu học Trưng Nhị, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh phúc 5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của đọc diễn cảm
5.2 Tìm hiểu thực trạng dạy đọc diễn cảm cho học sinh ở lớp 4A2 trường tiêu học Trưng Nhị, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh phúc
5.3 Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc điễn cảm cho học sinh lớp 4A2 trường tiểu học Trưng Nhị, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh phúc
5.4 Tổ chức dạy thử nghiệm một số giờ tập đọc
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp phân tích, quan sát, điều tra, khảo sát; + Phương pháp thống kế phân loại;
Trang 12Chương l1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đọc diễn cảm trong giờ tập đọc ở trường tiểu học
Chương 2: Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 4A2 trường tiêu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 13CHUONG 1: CO SO LI LUAN VA THUC TIEN CUA HOAT DONG DOC DIEN CAM TRONG GIO TAP ĐỌC Ở
TRUONG TIEU HOC
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Vị trí, nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học 1.1.1.1 Vị trí dạy đọc ở Tiểu học
* Đọc là gi ?
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyên trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)
(M.R.Lovép Cẩm nang dạy học Tiếng Nga)
* Ý nghĩa của việc đọc
Đọc là một hoạt động của con người Đọc không chỉ là hoạt động nhận thức nội dung ý tưởng từ văn bản mà còn là hoạt động trực quan sinh động giàu cảm xúc, có tính trực giác và khái quát trong nếm trải của con người Vì thế xuất hiện kinh nghiệm đọc và biến đổi cách thức, chất lượng đọc Đọc còn là hành động mang tính chất tâm lí, một hoạt động tính thần của độc giả, bộc lộ rõ năng lực văn hóa của tửng người
Trang 14tiếp thu lên nhiều lần, từ đây con người có thể đánh giá cuộc sống, nhận thức các mỗi quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh nhận thức mà còn rung động tỉnh cảm, nay nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện Đặc biệt trong thời đại bùng nỗ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời
Vì những lẽ trên dạy đọc có ý nghĩa to lớn ở tiểu học Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học Trước hết trẻ phải học
đọc, sau đó trẻ sẽ phải học để đọc Đọc giup trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ dé dùng trong giao tiếp và học tập Nó là công cụ để học các môn khác Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập Tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và học tập cả đời Nó là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc Việc dạy học sẽ giúp học sinh tiểu học hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư đuy có hình ảnh Như vậy đọc có ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
Trang 15nghĩa của “đọc” kéo theo tính đa nghĩa của “biết đọc” Biết đọc được hiểu theo nhiều mức độ Một em bé mới đi học biết đánh vần “cờ o co” ngập ngừng đọc từng tiếng một, thế cũng gọi là biết đọc Đọc, thâu tóm tư tưởng của một cuốn sách trong vài ba trang cũng gọi là biết đọc Trong một ngày năm được tỉnh thần của hàng chục cuốn sách cũng gọi là biết đọc Những năng lực này không phải tự nhiên mà có Nhà trường phải từng bước hình thành cho học sinh năng lực này và trường tiêu học nhận nhiệm vụ đặt viên gach dau tiên
- Thứ nhất, tập đọc là một phân môn thực hành Nhiệm vụ quan trọng nhất của việc tập đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc” : đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm Bốn kĩ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thâm Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau Sự hoàn thiện về một trong những kĩ năng này có tác động tích cực tới các kĩ năng khác Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu văn bản Ngược lại nếu không hiểu được điều mình đang học thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được Nhiều khi khó nói được rạch ròi kĩ năng nào làm cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ đọc đúng mà hiểu đúng Vì vậy trong dạy học, không thể xem nhẹ yếu tố nảo
Trang 16cách khác, thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy được khả năng đọc là có ích cho các em trong cả cuộc đời, thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ
đầy đủ và phát triển
- Vì đọc không thé tach rời những nội dung được đọc nên bên cạnh những nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, tập đọc còn có nhiệm vụ:
+ Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh
+ Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh
+ Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiễu thâm mĩ cho học
sinh
1.1.2 Quan niệm về đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật
1.1.2.1 Đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm là một kĩ năng được đặt trong phân môn Tập đọc được
đề cập đến từ bậc Tiểu học — THPT (lớp 4-12) Ở tiêu học thì đọc diễn cảm được đặt ra đối với học sinh lớp 4,5 khi học sinh đã có thể hiểu được nội
dung của đoạn văn mà mình học, hiểu được hàm ý trong câu, giá trị nghệ thuật của văn bản văn học và có sự liên hệ với thực tế đời song Vi doc dién cảm năm trong hoạt động đọc nói chung nên nó cũng là lao động và sáng tạo
Đọc diễn cảm là một quá trình, bao gồm quá trình tiếp nhận văn bản và quá trình thông báo, truyền đạt những văn bản viết thành văn bản đọc Đó là
quá trình tái tạo chuyển đối nội dung ý nghĩa nghệ thuật của văn ban thành
Trang 17Theo tac gia Lé Phuong Nga — Dang Kim Nga df néu ra trong cuốn Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học cho răng: “Đọc điễn cảm ở đây được hiểu là đọc hay, là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc các yếu tổ ngôn ngữ văn chương”
Còn theo tác giả Hà Nguyễn Kim Giang nêu ra trong cuốn Pjương pháp đọc diễn cảm, cho rằng: “Đọc diễn cảm là làm nỗi bật đặc điểm, cảm xúc thâm mĩ và đời sống tinh thần của tác phẩm, tạo ra mối quan hệ xúc động riêng của người đọc với tác phẩm”
Từ những đặc điểm trên, đọc diễn cảm đã đảm bảo tính chân thực và màu sắc của cá nhân trong cảm thụ, thể hiện được cái tinh thần và cái hồn của bài văn Đọc diễn cảm đã tận dụng các hình thức biểu hiện của người đọc, thống nhất được nội tâm và ngoại hình, từ đó chinh phục được người nghe
Vì vậy có thê hiểu ngăn gọn về đọc diễn cảm như sau:
Đọc diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc có kèm theo cứ chỉ, điệu bó, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc đến với người nghe
1.1.2.2 Đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật
Đọc là một hoạt động của con người Đọc và đọc diễn cảm không phải chỉ là hành động nhận thức nội dung ý tưởng tử văn bản mà còn là hoạt động trực quan sinh động giàu cảm xúc, có tính trực giác và khái quát nễm trải của con người Vì thế xuất hiện kinh nghiệm đọc diễn cảm và sự biến đổi cách
thức và chất lượng đọc Đọc diễn cảm là hành động mang tính chất tâm lí, một hoạt động tính thần của tác giả, bộc lộ rõ cảm nhận của từng người
Trang 18tượng thâm mĩ, sau nữa là cấu trúc ý nghĩa
Trong cấu trúc ngôn ngữ, người đọc để tìm hiểu nắm bắt các loại thông tin, thông tin thực hiện đời sống và thông tin thẩm mĩ Thông tin đời sống gợi ra sự đa dạng trong kinh nghiệm sống của từng độc giả Thông tin thẩm mĩ trong cấu trúc ngôn ngữ bao gồm những từ đắt, những lời hay, những đoạn hấp dẫn vừa trong sáng vừa mới mẻ
Có thể nói từ cấu trúc ngôn ngữ đến cấu trúc hình tượng thầm mĩ là
quá trình chuyển biển “hóa sinh” từ nội dung hiện thực đến hình thức nghệ
thuật, từ cuộc sống thực đến sự sáng tạo ra một đời sống ao dé người đọc thé nghiệm những giá trị nhần sinh
Vì thế ngay từ cấu trúc cụ thể trong ngôn ngữ tư tưởng và định hướng tư tưởng sáng tạo đã có mặt, góp phần quyết định giá trị đích thực của tác phẩm nghệ thuật
Sự lĩnh hội tác phẩm văn chương thông qua hoạt động đọc bao giờ cũng xen lẫn vào đó thiên hướng chủ quan, không thể loại trừ “cái tôi” của người đọc ra ngoài quá trình tiếp nhận Cẫu trúc ý nghĩa của tác phẩm văn chương là cầu trúc mở, “là” kết cấu vay gọi, sự tham gia sáng tạo của mọi người Vì vậy văn chương là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, là một quá trình phát hiện và khám phá nội dung ý nghĩa xã hội, con người, thời đại
1.1.2.3 Bản chất của việc đọc diễn cảm
Việc đọc nói chung và đọc diễn cảm là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh của tiếng nói, là làm cho người nghe hiểu được ý của người viết các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra định nghĩa sau đây về đọc
diễn cảm “Đọc tức là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức
âm thanh của ngôn ngữ để làm cho người nghe hiểu được điều mà tác giả nói qua chữ viết”
Trang 19âm một cách khái quát Khi đọc người đọc phải lệ thuộc vào văn bản, nhưng sự lệ thuộc này cũng không hạn chế được sự sảng tạo của người đọc Một câu thơ, câu văn dù giữ nguyên số chữ, dấu chấm câu cũng có năm, bảy cách đọc Về vấn đề này nhà văn A.P Tsêkhôp trong truyện ngăn Những cảm xúc mãnh liệt đã từng nói: “Tôi dám chắc rằng một từ nào cũng có đến một nghin nghĩa và sắc thái xem xét từ góc độ nó được đọc lên như thế nào” Đoc là sự phân
tích nắm bắt, đoán nhận kí hiệu
Đọc diễn cảm cũng là một nghệ thuật có đặc điểm riêng, nó không lặp lại người khác, không chỉ truyền đạt trung thành, máy móc bài văn mà còn phi đậm dẫu ấn cá nhân Đọc như thé sé gay chan dong tam hon trên cơ sở những mĩ cảm ngôn ngữ văn học và khả năng biểu diễn Lỗi đọc này sẽ có sức hấp dẫn, lôi cuỗn người nghe và làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của tác phẩm văn chương Rõ ràng đọc diễn cảm mang đầy đủ tính nghệ thuật của nó
Đọc diễn cảm là hình thức đặc biệt của đọc văn chương Đặc biệt nó vượt qua việc đọc những tín hiệu ngôn ngữ, tử kí hiệu chữ sang kí hiệu âm thanh tạo ra năng lực đọc văn
Đọc diễn cảm là hình thức riêng của việc đọc văn có sự tham gia bổ
sung hỗ trợ của năng lực diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, tâm thế, dáng vẻ,
giọng điệu, ngữ điệu, âm sắc, màu sắc của cảm xúc ngôn ngữ Cho nên đọc diễn cảm là một nghệ thuật Nghệ thuật đọc diễn cảm đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện lâu dài và liên tục
Vấn đề mỗi quan hệ qua lại giữa đọc diễn cảm đọc biểu diễn nghệ
Trang 20Thế nhưng trong nghệ thuật đọc không chỉ có hai khuynh hướng trên Xuren Kotrarian viết: “Cuộc sống của con người thể hiện ở nhiễu tính cách muôn vẻ khác nhau Cũng như tính cách đó thể hiện dưới nhiêu hình thức đa dạng trong nghệ thuật của người diễn viên “Tưởng tượng” và “rung động”, “đọc suông ” và “kế lại”, “nhập vai” và “biểu điễn”, trong cuộc sống tất cả những cải đó gắn chặt với nhau, ít khi gặp những cái riêng biệt dưới hình thức nguyên dạng “không biến hóa”, và nêu như có trường hợp đơn điệu nào đó thì nó sẽ dẫn đến sự buôn tẻ và chán ngất
Nếu như trong nghệ thuật đọc không khẳng định một “trường phái” nào, thì việc đọc diễn cảm lại càng không phải khăng định nó Chỉ có sự khác nhau là đặc điểm riêng biệt của nhà trường phố thông đòi hỏi các phương pháp đọc cần phải được xem xét từ góc độ thích hợp đối với từng trường hợp cụ thể, có nghĩa là tính đến thể loại, khuynh hướng văn học, thế gidi quan va tư tưởng của tác giả, mà còn tử góc độ sư phạm của những tác phẩm đó và sự dễ hiểu của chúng đối với từng lứa tuôi học sinh
Từ những điều trình bày trên ta có thể khái quát lại về bản chất của đọc diễn cảm như sau:
+ Đọc dién cảm là lao dong sang tao + La biéu dién nghệ thuật đọc
+ Truyén dat moi cdi hay cho người nghe + Phát huy màu sắc của tác phẩm
+ Đó là một phương pháp sư phạm và là một khoa học
1.1.3 Các cơ sở lí luận của đọc diễn cảm
1.1.3.1 Cơ sở sinh lí học và tâm lí học của đọc diễn cảm Muốn giải quyết vẫn đề đọc diễn cảm, nhất thiết phải chú ý đến vấn đề tam li hoc va sinh li hoc
Trang 21lao động căng thắng, là sự huy động các giác quan như: thính giác, thị giác, các cơ quan hô hấp, bộ máy phát âm, cả cơ chế bên trong của con người: ý thức, tiềm thức, trí nhớ, kinh nghiệm, Thực tế trong các giờ dạy đọc hiện nay cho thay chỉ có thê đạy đọc một cách diễn cảm cho một số học sinh có năng khiếu mà thôi Nhà trường hiện nay là nhà trường chung cho tất cả con em chúng ta và chưa có một văn bản nào đưa ra vẫn đề chia học sinh làm hai loại: loại có năng khiếu và loại không có năng khiếu Nhưng thực tế trong giờ thực hành lại có sự phân chia đó Thường thường trong một lớp chỉ có một số em biết đọc diễn cảm, bên cạnh đó còn đa số không biết đọc diễn cảm và thầy cô cũng chỉ chú trọng tới một vài em có năng khiếu đó
Vì vậy một van dé cấp bách được đặt ra là có thể đọc diễn cảm cho tất cả các em học sinh được không, và có cần thiết phải làm điều đó không? Khoa học hiện đại đã phân tích các hiện tượng như khả năng, năng khiếu, thiên tài, trực giác và khí chất, khẳng định rằng, chúng ta phải dạy cho học sinh đọc diễn cảm để các em có thê phát triển những khả năng đọc diễn cảm thích hợp
Không nên phủ nhận một sự thật là có những trẻ em có năng khiếu và những học sinh không có năng khiếu Tâm lí học hiện đại thừa nhận có sự khác nhau về năng lực của học sinh, nhưng không cho điều đó là hiện tượng bam sinh va la rao can không thể vượt qua Bởi tâm lí học hoạt động học tập cũng đã chỉ ra rằng những điều kiện bẩm sinh về tài năng chỉ có thể thuộc về sinh lí học giải phẫu, tức đó chỉ là những tư chất làm cơ sở cho sự phát triển tài năng, năng khiếu Mặt khác tài năng phần lớn là do quá trình rèn luyện thích hợp mà thành và cũng chính quá trình hoạt động của con người đã hình thành nên tài năng Một phần năng lực do bam sinh, mét phan khac do rén luyện mà thành ( điều này cũng phù hợp với quan điểm của Mác)
Trang 22gồm cả việc dạy đọccác văn bản nghệ thuật (các tác phẩm văn, thơ) người ta thường nói đến vai trò của trực giác Trong tâm lí học hiện đại, trực giác được hiểu là một hình thức đặc biệt của quá trình tư duy, khác với hình thức tư duy logic có vỏ bọc là ngôn ngữ (dù chỉ là ngôn ngữ bên trong) đề thê hiện nó Quá trình tư duy được găn liền với các môn mà nhà tâm lý học Páplốp gọi là: “Dấu vết rõ ràng của nhận thức” Sự tư duy bình thường sẽ được diễn ra trong khuôn khổ của vùng nhận thức đó Bên ngoài vùng nhận thức đó cũng có những quá trình được diễn ra không có sự kiểm tra của nhận thức vì kết quả của tư đuy này có tính chất bất ngờ (ngẫu nhiên, ngẫu hứng), không được tính toán trước Trong thực tế khả năng bất ngờ của giây phút sáng tạo là kết quả của sự chuẩn bị trước thậm chí là kết quả của một quá trình tư duy lâu dài và căng thắng Như vậy, nếu như yếu tố trực giác của sáng tạo không chịu sự tác động của nhận thức thì quá trình chuẩn bị trực giác của tư duy phải hoàn toàn do tác động của con người và giáo dục Có thể nói, “Trực giác là tư duy không có dấu vết rõ ràng của nhận thức”
Trực giác là một khái niệm còn chứa đầy bí ấn với khoa học nhất là
lĩnh vực sảng tạo nghệ thuật, lĩnh vực tâm lĩ học giao tiếp, lĩnh vực tiếp nhận văn học, lĩnh vực cắt nghĩa luận giải tác phẩm văn học Tuy nhiên các nhà nghiên cứu thường có quan niệm thống nhất với nhau về trực giác
Trang 23nhớ kết quả cuối cùng còn toàn bộ con đường mà nó đã đi để đến kết quả đó, đã chuẩn bị cho kết quả đó lúc này nó chưa ý thức được”
Như vậy trực giác có vai trò quan trọng trong đọc diễn cảm, nó cũng là một yếu tô có tình quyết định trong việc đọc diễn cảm trong một thời gian ngăn Hơn nữa chúng ta có thể khắng định, những đặc điểm thuộc về tâm lí cá nhân như năng khiếu, thiên tài khơng phải hồn tồn do bẩm sinh mà là kết quả của một quá trình học tập, hoạt động rèn luyện Vì thế, có thể day va can thiét phải dạy cho trẻ ở mọi lứa tuôi biết đọc diễn cảm vì nó giup cac em hồn thiện về ngơn ngữ cũng như nhân cách
1.1.3.2 Cơ sở ngôn ngữ học của đọc diễn cảm
1.1.3.2.1 Cơ sở về âm thanh
* Chính âm
Mục đích của dạy đọc cần hướng tới là đọc diễn cảm và đó cũng chính là nội dung của luyện đọc thành tiếng Đọc đúng được thì mới có đọc diễn cảm, vì vậy đọc đúng trước hết là đọc đúng chính âm Đề dạy đọc đúng
chúng ta cần có hiểu biết về chính âm
Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở tiểu học, nó liên quan đến vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt Việc hiểu biết về chính âm sẽ giúp ta xác định nội dung đọc đúng, đọc diễn cảm một cách có nguyên tắc
Đề luyện phát âm đúng cho học sinh, trước hết phải giải quyết vẫn đề phương ngữ Mục tiêu của chúng ta đặt ra là luyện cho học sinh vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt thông nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh Muốn như vậy chúng ta phải luyện cho học sinh đọc đúng, hay trong phạm vi giao tiếp rộng hơn phương ngữ hẹp của mình
Trang 24khác nhau về chuẩn mực ngữ âm Tiếng Việt, trong đó có ý kiến lẫy phương
ngữ Bắc Bộ (tiêu biểu là thủ đô Hà Nội) là cơ sở để xác định chuẩn mực ngữ
âm Đây là quan điểm được nhiều người tán thành Đó là cách phát âm lấy phương ngữ Bắc Bộ (tiêu biểu là thủ đô Hà Nội) bố sung thêm ba phụ âm quặt lưỡi /⁄4⁄z và hai vần ơu, ưu Đây là cách phát âm có sự khác biệt âm vị học tối đa của chữ viết để khắc phục những âm đã mất đi hoặc đã biến dạng của tiếng địa phương(từ đây chúng ta sẽ gọi cách phát âm này là cách phát âm đúng chuẩn chữ viết Nhiều giáo viên tiểu học còn gọi cách phát âm này là phát âm đúng chính tả)
Phát âm đúng chuẩn chữ viết sẽ mạng lại nhiều lợi ích: trước hết nó giúp học sinh viết đúng chính tả, sau đó còn giúp học sinh phát âm dễ đàng hơn khi học ngoại ngữ Song chúng ta không nên đây tất cả gánh nặng của chính tả sang ngữ âm Vì phát âm sai, nên viết sai chính tả nhưng điều đó không có nghĩa là để viết đúng chỉ có cách luyện âm, mà phải khắc phục điều này bằng cách dạy ý thức chính tả cho học sinh ngay từ đầu cấp học
Thực ra không thể lúc nào cũng bắt học sinh phát âm theo đúng chuẩn phát âm Điều này không cần thiết Nếu làm như vậy sẽ gây khó khăn đỗi với việc trau dồi cách phát âm chuẩn mực trong nhà trường Vì vậy để luyện đọc đúng cho học sinh chúng ta phải đặt vẫn đề chấp nhận hai chuẩn chính âm Hiện nay chỉ coi là lệch chuẩn phát âm lẫn giữa 7⁄ hay không tròn vành rõ chữ kiểu “bức thơ; bức thư”, “thày cô giáo; thầy cô giáo” của một số địa phương miễn Bắc Những cách phát âm này làm cản trở hoặc giảm hiệu quả giao tiếp
Trang 25diễn cảm giáo viên không nhất thiết yêu cầu học sinh phải đọc đúng ba âm quặt lưỡi và hai vần ơu, ưu
Như vậy, luyện chính âm giúp cho học sinh có một giọng đọc trau truốt hơn, chuẩn hơn, hay hơn và có thể chấp nhận nhiều chuẩn chính âm hơn Học sinh thuộc phương ngữ Bắc Bộ sẽ không buộc phân biệt các cặp phụ âm đầu ch/tr, d/r/gi, s/x
* Trong 4m
Là độ vang và độ mạnh khi phát ra âm tiết (tiếng) Dựa vào sự phát âm một tiếng mạnh hay yếu, kéo dài hay không kéo dài, đường nét thanh điệu rõ hay không rõ, người ta chia các chuỗi lời nói, thành tiếng có trọng âm (là tiếng có trọng âm mạnh) và không có trọng âm (tiếng có trọng âm yếu) Trong âm mạnh rơi vào các từ truyền đạt thông tin mới hoặc có tầm quan trọng trong câu Trọng âm yếu đổi với các từ không có hoặc có ít thông tin mới Đây là căn cứ để chúng ta đọc rõ, nhắn giọng hay kéo dài những từ quan trọng trong bài
Trọng âm không có tác dụng phân biệt các tiếng về ngữ nghĩa mà chỉ có tác dụng cắt ngữ đoạn và góp phần xác định ý nghĩa ngữ pháp Loại từ hay hư từ mang trọng âm yếu Thực từ mới có trọng âm Trong câu, mỗi ngữ đoạn (mà đường ranh giới là chỗ ngất, nghỉ) được kết thúc bằng một trọng âm, trừ khi ngữ đoạn kết thúc bằng một ngữ khí từ Đây là căn cứ quan trọng để xác định chỗ ngắt nghỉ trong câu văn, câu thơ, cũng là căn cứ để xác định
nhưng chỗ cần luyện ngất giọng trong bài
1.1.3.2.2 Ngữ điệu
Trang 26tính ngôn ngữ nhưng lại rất quan trọng về mặt tâm lí để biểu hiện ý nghĩ Trước hết đó là “ngữ điệu” Thế nào là ngữ điệu?
Theo Từ điển tiếng Việt: “ Ngữ điệu là sự diễn biến của cao độ, cuong độ, tốc độ âm thanh của một ngữ đoạn lời nói, biểu thị một số ý nghĩa hình thái bỗ sung ”
Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đôi giọng nói, giọng đọc là sự lên cao hay hạ thấp giọng đọc, giọng nói Theo nghĩa rộng, ngữ điệu là sự thống nhất của một tổ hợp các phương tiện siêu đoạn có quan hệ tương tác lẫn nhau sử dụng ở bình diện như: cao độ (độ cao thấp của âm thanh), tốc độ (độ nhanh, chậm, ngắt, nghỉ), trường độ (độ dài ngắn của âm thanh) và âm sắc Những yếu tô này không tổn tại cô lập mà thống nhất thành một tô hợp phản ánh đúng thải độ, tình cảm, cảm xúc của tác giả khi mô tả ngữ điệu Ngữ điệu chính là sự hòa đồng về âm hưởng của bài đọc
Theo định nghĩa của nhà tâm lí học thì ngữ điệu của lời nói là hệ thông âm thanh của câu nói chung Ngữ điệu bao gồm tất cả các dẫu hiệu âm thanh phức tạp: sự thay đối của giọng nói cơ bản, độ vang xa, âm sắc,trường độ, độ suy ngẫm, độ nghỉ hơi, ngắt câu, ngắt giọng Ngữ điệu biểu thị mối quan hệ tình cảm, ý chí của con người trong quá trình giao tiếp với nhau nhưng không phải tất cả những tính chất quan trọng của ngữ điệu đều được xem là cơ sở của sự diễn cảm Ngữ điệu không những diễn tả mỗi quan hệ tình cảm, ý chí của con người mà còn được xác định bởi những mỗi quan hệ đó Chính mối quan hệ giao tiếp này đã góp phần xác định ngữ điệu của người đọc, có thể sôi nổi hơn, đam mê hơn, có thể gần gũi thông thiết, bị lụy,
âu sầu hơn Người bắt chước ngữ điệu, trở nên nực cười bởi vì ngữ điệu xuất hiện tự nhiên nhờ mối quan tâm đầy đủ và hiểu biết của người đọc với đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học
Trang 27viết: “Nếu ai đặt câu hỏi rằng làm thế nào để tìm tòi được ngữ điệu và có thể học ngữ điệu đúng và hay được không thì câu trả lời sẽ là không có Không thể học ngữ điệu được cũng như không thể học khóc, học cười, học sung sướng, học đau khổ ” Ngữ điệu của lời nói tự bản thân nó sẽ đến với chúng ta trong hoàn cảnh nhất định Chúng ta không nên nghĩ đến nó, không nên quan tâm đến nó Nhưng sẽ có phương pháp tìm kiếm ngữ điệu khi nhiệm vụ đọc một đoạn văn nào đó đặt ra cho chúng ta chứ không phải chúng ta đặt ra cho nó
1.1.3.2.3 Hoạt động ngôn ngữ của đọc diễn cảm
Khoa học hiện đại coi ngôn ngữ là một trong những hình thức hoạt động của con người, “hoạt động ngôn ngữ”, còn những lời nói riêng biệt được gọi là “những hành động nói năng” Trong khoa học nghiên cứu những loại phát sinh, ngôn ngữ xuất hiện và phát triển như một phương tiện để thông báo, một phương tiện dùng để tác động đến những người xung quanh Khi một đứa trẻ nói từ “bố” thì từ đó không chỉ để gọi một người nào đó, mà còn muốn người đó làm một việc gì cụ thê Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, từ “bố” có nghĩa là: “bỗ ơi, dạy con xếp hình” hay “bố ơi, đưa con đi công viên”,
Từ nói đến đọc, viết, đó là hình thức hoạt động ngôn ngữ, hoạt động ngôn ngữ đó là một trong những hình thức hoạt động xã hội của con người và là hình thức quan trọng trong giao tiếp xã hội
Trang 28phai lam sao cho khi doc bai van, hoc sinh can phai truyén đạt lại nội dung đã được tiếp thụ một cách cụ thể (như tưởng tượng, hình ảnh, sự đánh giá và ý định của tác giả trong tác phẩm), làm cho người nghe có thể hiểu được những điều đã nói trong văn bản băng những hình ảnh cụ thể, nghĩa là làm cho người đọc giao tiếp với người nghe một cách chân thực và có mục đích rõ ràng Đây là một thủ thuật rất quan trọng, có tính chất tích cực, một mặt nó nâng cao được tính linh hoạt và diễn cảm của ngôn ngữ, mặt khác làm cho
người nghe thêm chú ý và dễ ghi nhớ
1.1.3.2.4 Tính hình tượng của ngôn ngữ
Tưởng tượng là sự sáng tạo ra một hình ảnh, một khái niệm, một tư tưởng mới, sau đó chúng được thể hiện vào sự vật hoặc trong hoạt động thực tiễn Trong lĩnh vực đọc diễn cảm thì đó là sự sáng tạo hình tượng hay khái niệm được thể hiện bằng lời nói Không có tưởng tượng thì không có sự sáng tạo nghệ thuật nào Cơ sở sinh lí học của tưởng tượng là sự hình thành những
tổ hợp mới trên cơ sở những liên kết tạm thời được hình thành trong những kinh nghiệm cũ Vì vậy kinh nghiệm càng phong phú thì càng có nhiều khả năng để tưởng tượng Sự quan sát tất cả các hiện tượng có trong cuộc sống là nền tảng của tưởng tượng Tưởng tượng khác với quá trình ghi nhớ bình thường ở chỗ hình ảnh thu nhận được nhờ những liên kết mới là hình anh chưa có trong kinh nghiệm của quá khứ Hình ảnh mới nảy sinh trong khi đọc diễn cảm dựa vào những cái đã có trong kinh nghiệm của chúng ta Thiếu đi những yếu tố cần thiết trong trí nhớ của con người nói hay người tiếp thu thì sẽ gây khó khăn cho việc nảy sinh hình tượng Đó cũng là khó khăn của học sinh trong khi tiếp thụ văn học cô điển trước cách mạng (những tác phẩm không gần với cuộc sông của các em)
Trang 29tượng của chúng ta một cách tùy tiện Hơn nữa những hình tượng đó có tính chính xác và rõ ràng ở các mức độ khác nhau Người đọc hay người kể cần phải cố gắng gợi ra một cách có ý thức trong tưởng tượng của người nghe những hình tượng cụ thể và rõ ràng hoặc người ta thường gọi là năng lực nhìn thay Nhưng điều đó chỉ thấy được khi chính bản thân người nói hay người
đọc nhìn thay một cách cụ thể và rõ ràng tất cả những gì mà mình kể ra Trong trí tưởng tượng của người đọc hay người kể cần phải đưa ra một cuỗn phim về các hình ảnh tưởng tượng mà người đọc sẽ mở ra trước mắt người nghe
Với ý nghĩa trên chúng ta cần phải ghi nhớ lời khuyên của K X XtanhiXlapXki “Không phải nói vào tai, mà phải nói vào mắt” Quá trình tưởng tượng sẽ mở rộng kinh nghiệm cả nhân của người nói và người nghe Tưởng tượng có một ý nghĩa rất lớn trong việc tô chức và thực hiện hoạt động, và chính bản thân sẽ được hình thành trong các hình thức khác nhau, trong đó có cả hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm văn học nghệ thuật
Trong quá trình đọc diễn cảm cần phải chú ý đến liên tưởng, tưởng tượng và thể hiện tưởng tượng bằng lời nói Kinh nghiệm phong phú thì tưởng tượng càng nhiều Tưởng tượng tốt thì hình tượng mới nảy sinh trong đọc diễn cảm
1.1.3.2.5 Tính biếu cảm của đọc diễn cảm
Trang 30bó áp đặt, và sự ra lệnh trực tiếp nào (không ai ra lệnh được cho tình cảm: lệnh cho khóc, cho cười, cho sầu, cho hận ) mà tự mỗi người thể hiện với những mức độ khác nhau
Phản ứng tình cảm của con người là một hành động phản xạ phức tạp trong đó bao gôm nhiều yếu tố vận động và sinh đưỡng kết hợp hữu cơ với nhau Cảm xúc nảy sinh khi có nhu cầu và những hoạt động để thỏa mãn nhu câu
Vai trò quyết định trong sự khởi đầu của các phản ứng tình cảm là ở vỏ bán cầu đại não, ở đó xuất hiện sự liên kết các tín hiệu bắt nguồn từ các bộ phận bên trong cơ thể với những tín hiệu vận động Như vậy, tình cảm cũng như những quá trình tâm lí khác đo trung tâm của não bộ điều khiển Đó là những phản xạ về thần kinh, sự xuất hiện những cảm xúc trong mỗi quan hệ tự nhiên giữa chủ thể với hoạt động thâm mĩ Cảm xúc riêng tư của mỗi người như cầu nối giữa người đọc và tác phẩm, làm xuất hiện sự thay đổi điệu bộ, cử chỉ, hơi thở, sắc mặt, nhiệt độ cơ thể, và những vận động khác
của nội tâm Sự thay đổi này không phải lấy ý chí để dập tắt Nó mang tính tự nhiên Nói như Ximônôp: “Trong đọc điễn cảm thì hệ thông cảm xúc cả nhân có được nhờ tương giao với tác phẩm văn học”
Một nhà tâm lí học đã nói “không có con đường đi trực tiếp tới tình cảm”, xuất phát từ luận điểm đó nhà lí luận về nghệ thuật biểu diễn, đồng thời nhà nghệ sĩ Xtanhilapxki đã nói: “Không thể ra lệnh cho tình cảm mà phải đi đến tình cảm bằng nhiêu con đường khác nhau khi trạng thải tâm lí
Trang 31tưởng tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm
1.1.3.3 Cơ sở giao tiếp của đọc diễn cảm
Theo Từ điển tiếng Việt: “diễn cảm? có tác dụng biểu đạt tình cảm một cách rõ nét, từ diễn cảm ở đây có chứa một ý nghĩa là diễn xuất, là thé hiện ra bên ngoài những cảm xúc.[theo 15; tr 310]
Trong giao tiếp hàng ngày đòi hỏi phần lớn phải sử dụng ngôn ngữ nói và những yếu tổ phi ngôn ngữ như: ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ, điệu
bộ, lắc đầu, thở dài hay tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình Những sự xúc cảm đó chỉ sinh ra trong tình huống giao tiếp và trong mục đích giao tiếp Nó bắt nguồn từ ý đỗ chủ quan của ngôn ngữ giao tiếp (có ngôn ngữ phát tin và người tiếp nhận) Đó là cảm xúc tự nhiên và cục bộ thực dụng theo mục đích giao tiếp
Đọc diễn cảm cũng là hình thức giao tiếp, nó nhằm tới đối tượng nghe mình đọc Nguôn cảm xúc trong khi đọc văn là nguồn xúc cảm thâm mĩ phát sinh từ hai chủ thể: chủ thể nhà văn gửi trong tác phẩm với thế giới tâm hồn xúc động và thế giới thẩm mĩ cảm nghệ thuật của tác phẩm Ngôn ngữ đọc khác với ngôn ngữ nói ở chỗ có sự chi phối của văn bản (nghĩa văn bản - đến nghệ thuật văn bản - đến ý tưởng, nội dung tư tưởng của tác giả tiềm ân dấu trong văn bản hoặc tác phẩm)
Lời nói hằng ngày tự nhiên cũng có những thuộc tính như diễn cảm, tạo hình, đôi khi ca tinh hình tượng Giao tiếp hằng ngày chỉ là đơn nghĩa như vậy, chỉ là phẩm chất thâm mĩ đo liên tưởng so sánh hằng ngày mà có
Trang 32vai trò phụ thuộc thứ yếu Còn trong ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm van hoc thì chức năng thâm mĩ xuất hiện ở bình diện thứ nhất, nó đây chức năng giao tiếp xuống bình diện thứ hai”
Sự phản ánh thế giới trong tác phẩm văn học đi đôi với sự hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật cho nên tử đó nảy sinh ra khả năng “/hông tin kép” vừa hướng vào khách thể thâm mĩ của tác phẩm văn học, vừa hướng vào tác giả (chủ thể sáng tạo), hướng về những đặc điểm trong cách quan sát, cảm thụ chiếm lĩnh và diễn ta thế giới đời séng trong tac phẩm của tác giả Quan niệm nghệ thuật của chủ thể nhà văn vẻ thế giới hiện thực làm nên nội dung quan niệm trong tác phẩm văn học hay còn gọi là “hạ văn học” (là đọc điển cảm phải chú ý đến nội dung tư tưởng của nhà văn gửi găm trong tác phẩm)
Đọc diễn cảm cho các đối tượng nghe về một số đối tượng thâm mĩ (tác phẩm) phải tạo đựng được mỗi quan hệ khăng khít với tác phẩm và với người nghe Do đó, đọc diễn cảm có hai công đoạn: cảm thụ + hiểu biết tác phẩm, và truyền thụ + hiểu biết người nghe luôn luôn gắn bó với nhau
Vi vay dé doc dién cam tét can phải thực hiện việc đọc trong cac gid học văn và giờ dạy tiếng Việt Việc đọc diễn cảm trong các giờ văn học giúp cho việc cảm thụ, tiếp nhận văn học tốt hơn, giup hiểu sâu sắc nghệ thuật viết
văn tạo ra sức hấp dẫn và hiệu quả dạy văn Việc đọc diễn cảm trong quá
trình dạy Tiếng Việt làm cho các em thẫy rõ sự phong phú và khả năng vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào các lĩnh vực Qua đó các em thấy rõ mối quan hệ đồng bộ, hệ thống, cụ thể của tiếng mẹ đẻ, ø1ữa người nói, người viết và người nghe
1.1.3.4 Vai trò của đọc diễn cảm với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Tiểu học
Trang 33Trong day hoc ở tiéu hoc, viéc day doc dién cam nhằm phát triển vốn ngôn ngữ cho học sinh, gắn liền với tổ chức cho học sinh làm quen với tác phẩm (văn bản nghệ thuật) Vì đọc điễn cảm là một yếu tố quan trọng để nâng cao trình độ ngôn ngữ nói, nâng cao kiến thức về từ vựng ngữ nghĩa, về ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ học
Việc hình thành ở các em sự chú ý rèn luyện ngôn ngữ nói là giáo dục cho các em cảm thấy cái đúng, cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Đọc diễn cảm trở thành động lực phát triển tình cảm ngôn ngữ và thiết yếu cho trẻ đặc biệt là học sinh lớp 4,5 khi nhận thức của các em đã nâng lên so với các lớp 2,3.| theo 16; tr 20]
Đọc diễn cảm bao giờ cũng gắn với việc đọc thuộc lòng va ké chuyén có tác dụng làm phong phú và trau dồi ngôn ngữ nói cho các em giúp các em có thể hiểu được những tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm
1.1.3.4.2 Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục đạo đức thắm mĩ
Khi phân tích vai trò của đọc diễn cảm người ta thường đưa nó vào phần đầu tiên của giáo dục thâm mĩ Trong thực tế, giáo dục thâm mĩ bao giờ cũng gắn liền với giáo dục dao đức Trong khi giáo duc năng lực cảm thụ thâm mĩ các tác phẩm văn học và phát triển năng khiếu thẩm mĩ, việc đọc diễn cảm sẽ làm tăng thêm và làm sâu sắc thêm sự xúc cảm Người đọc phải có sự rung động, đồng cảm với nhà văn, nhà thơ dé diễn tả hết các cảm xúc trong tác phẩm
Trang 34đọc diễn cảm va phat triển những tình cảm đạo đức, thâm mĩ của học sinh 1.1.3.4.3 Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục lao động
Trong hệ thống giáo dục của chủ nghĩa cộng sản, giáo dục lao động giữ một vai trò chủ đạo Theo quan điểm của chúng ta con người được đánh giá cao nhất trước tiên đó là người lao động, một người hoạt động và một người sáng tạo Lênin coi lao động có một ý nghĩa rất to lớn và đưa lao đông vào hệ thống giáo dục cộng sản chủ nghĩa
Nhà sư phạm thiên tài A.X Makarenko cho rằng giáo dục lao động là phương pháp chủ đạo trong hệ thống giáo dục của mình Ông nói: “Dạy lao động có sáng tạo là một nhiệm vụ đặc biệt của giáo dục Lao động sáng tạo chỉ có thể có được khi con người có lòng yêu thích công việc, khi con người nhận thay một cách có ý thức niềm vui trong lao động, hiểu được sự cần thiết và lợi ích của lao động khi lao động trở thành một hoạt động cở bản thể hiện nhân cách và tài năng con người Thái độ đối với lao động như vậy chỉ có thể có được khí con người hình thành được một cách vững chắc thói quen nỗ lực lao động, khi con người yêu thích bất cứ một hình thức lao động nào, nếu như nó có một ý nghĩa nhất định”.[theo 16; tr 28]
Quan điểm đó hoàn toàn có thể áp dụng vào trong dạy đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học bởi vì, đọc diễn cảm là một đạng hoạt động lao động sáng tạo nó đòi hỏi người thể hiện (người đọc) phải vận động những cơ quan hô hấp, bộ máy phát âm, thị giác, thính giác và huy động các chức năng tâm lý như : tư duy, tưởng tượng, liên tưởng để có thể hình dung, nghe thấy, nhìn thấy, sáng tạo và phát triển những hình tượng nghệ thuật chứa đựng trong tác phẩm và thê hiện nó trước người nghe, giúp người nghe nhìn thấy, cảm thấy, hiểu và thưởng thức trọn vẹn những nội dung của tác phẩm
Trang 35có thể đem lại cho các em niềm vui sướng trong sáng tạo Để làm được điều này thì nhiệm vụ của người giáo viên là giúp học sinh có thói quen nỗ lực lao động, phát huy những khả năng mà mình có thể thể hiện tốt nhất Giáo viên cũng là người đưa ra cho các em định hướng về quá trình đọc, về ngữ điệu, tốc độ, lời nhân vật cử chỉ, điệu bộ, nếu chưa làm được điều này thì chưa thể dạy đọc diễn cảm có kết quả cho học sinh
1.1.3.5 Đọc diễn cảm là một nghệ thuật đọc văn trong nhà
trường Tiểu học
Đọc diễn cảm cũng là một nghệ thuật có tính đặc thù, nó cũng có tính độc lập như trong âm nhạc và hội họa Mỗi loại hình nghệ thuật đó đều được sử dụng trong khi học ngôn ngữ và văn học Chúng chỉ khác nhau ở chỗ sức hấp dẫn của đọc diễn cảm là cần thiết hơn, có kết quả hơn sức hấp dẫn của
bất kì loại hình nghệ thuật nào khác
Việc sử dụng hình thức đọc diễn cảm trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ hay văn học có thể coi là một thủ thuật hoặc là một phương pháp tùy theo từng trường hợp cụ thể Nếu như trong khi giảng một câu có các thành phần cùng loại và chứng minh ngữ điệu kẻ, thầy đọc câu văn đó, thì đó chỉ là một thủ thuật Còn khi thầy giáo tiễn hành phân tích một tác phẩm với mục
đích dạy học sinh đọc tác phẩm đó một cách điễn cảm thì lúc này đọc diễn cảm trở thành phương pháp
Trang 36được điễn cảm các em sẽ có hứng thú và say mê với các tác phẩm văn học, các văn bản nghệ thuật, các em có được cách cảm nhận về các tác phẩm văn thơ sâu sắc hơn, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn các em, làm cho giờ học có kết quả tích cực
Việc đọc diễn cảm trong quá trình đạy tiếng mẹ đẻ làm cho các em thấy rõ sự đa dạng của ngôn ngữ âm thanh, giúp các em hiểu được mối quan hệ giữa ngữ điệu và kết cấu cú pháp, nâng cao trình độ ngôn ngữ nói của các em, đồng thời cũng chỉ ra cho các em thấy được nét tài hoa tỉnh tế của tác giả ở trong tác phẩm Vì thế, việc dạy đọc diễn cảm phải được tiến hành thường xuyên, liên tục từ bậc tiểu học đến trung học phố thông giúp các em phat triển toàn diện hơn
1.2 CO SO THUC TIEN
1.2.1 Chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 va phan môn Tập đọc
Chương trình Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 hiện nay có hai tập, được học trong 35 tuần với tông số 280 tiết (8 tiết/tuần) và bao gồm 5 phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kê chuyện, Tập làm văn
Tap mot 26m 5 chu diém hoc trong 18 tuan:
Tuan Chủ điểm
1,2, 3 Thương người như thê thương thân (Nhân ái) 4,5,6 Măng mọc thăng (Trung thực, tự trọng) 7,8,9 Trên đôi cánh ước mơ (Ước mơ)
10 Ôn tập giữa học kì I
11, 12,13 Co chi thi nén (Nghi luc)
14, 15, 16, 17 Tiếng sáo diều (Vui chơi)
Trang 37Tuan Chi diém
19, 20, 21 Người ta là hoa đất (Năng lực, tài trí) 22, 23, 24 Vẻ đẹp muôn màu (Oc tham mi)
25, 26, 27 Những người quả cảm (Dũng cảm)
28 Ôn tập giữa kì II
29, 30, 31 Khám phá thế giới (Du lịch, thám hiểm) 32, 33, 34 Tình yêu cuộc sống (Lạc quan, yêu đời)
35 Ôn tập cuối học kì II
Ở lớp 4 học sinh được học hai tiết Tập đọc trong một tuần Có thể khái quát yêu cầu của phân môn Tập đọc lớp 4 như sau:
+ Học sinh biết đọc các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chính, báo chí
+ Học sinh biết đọc thâm
+ Học sinh biết đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn
+ Học sinh tìm hiểu được ý nghĩa của bài văn, bài thơ và một số chỉ
tiết có giả trị nghệ thuật trong bài văn Qua đó, học sinh biết nhận xét về nhân vật, hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ trong bài văn, bài thơ
+ Học sinh biết đọc thuộc một số bài thơ, đoạn văn
+ Học sinh biết dùng tử điển học sinh hoặc các sách công cụ đ tra cứu, ghi chép thông tin
Trang 38Có thé nói, các ngữ liệu dạy học Tập đọc ở lớp 4 đã tạo điều kiện vô củng thuận lợi cho việc dạy học của giáo viên Nhiệm vụ chính của giáo viên là sử dụng những phương pháp phù hợp để rèn luyện cho học sinh những kĩ năng ngôn ngữ cần thiết theo định hướng đổi mới - định hướng giao tiếp
1.2.2 Thực trạng dạy và học tập đọc ở lớp 4A2 trường Tiểu học Trưng Nhị
* Uu điểm và hạn chế
Qua thời gian hai tháng thực tập tuy không trực tiếp giảng dạy nhiều tiết tập đọc nhưng tôi được quan sát, dự giờ các tiết dạy của giáo viên hướng dẫn cùng với dự giờ các giáo sinh thực tập tại lớp 4A2 trường Tiểu học Trưng nhị, tôi thấy rõ thực trạng dạy và học tập đọc của giáo viên và học sinh có thể khái quát thành một số ưu điểm và hạn chế như sau:
Trước tiên chúng ta đều biết rằng giáo viên là một trong ba nhân tố cần được xem xét của quá trình dạy học Đây là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình dạy học đó
Nhìn chung, giáo viên trường Tiểu học Trưng Nhị có chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm vững vàng, có tính thần day hoc, chi bao tan tình học sinh Giáo viên khá tôn trọng phương pháp dạy học mới: “Thây thiết kế, trò thi công” lẫy học sinh làm trung tâm Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã năm chắc quy trình lên lớp, thực hiện đây đủ các bước, nắm được mục tiêu cụ thể của từng bài học để có hướng điều chình phù hợp trong quá trình giảng dạy
Hơn nữa, ban Giám hiệu nhà trường rất sát sao trong việc quản lí, kiểm tra chuyên môn của giáo viên; Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tương đối đầy đủ
Trang 39Phần nhiều học sinh ít có hứng thú khi học phân môn Tập đọc và cho rằng đây là một môn học khó Vì vậy, học sinh ít có lòng yêu thích môn học này Mặt khác, ở lứa tuổi này học sinh vẫn còn chịu ảnh hưởng của chú ý không chủ định nên học sinh vẫn còn ham chơi chưa tập trung vào bài học, làm cho quá trình truyền đạt kiến thức của giáo viên thường xuyên bị gián đoạn
Trong các giờ học các em thường thụ động tiếp thu bài giảng của giáo viên Do đó mà các kiến thức các em nắm không chắc và không sâu, điều này đã thể hiện ở việc đọc sai, hiểu sai nghĩa (hoặc không đầy đủ nghĩa) của từ, dùng từ không đúng nghĩa, chưa hiểu rõ nội dung bài doc
Đi vào cụ thể, có thể khái quát một số lỗi khi đọc của học sinh như sau: Một số em phát âm không chuẩn (ngọng), nhằm lẫn các phụ âm ví dụ: l⁄n , điều này ảnh hưởng đến cả chính tả khi các em viết, trong khi đó các em chưa chủ động sửa lỗi sai của mình
- Học sinh đọc còn thêm chữ, bỏ chữ trong bài đọc, tốc độ đọc còn chậm
- Các em chưa biết ngắt nghỉ ở các câu thơ; giọng đọc còn kéo dài hoặc ngắt ngứ do các em chưa mạnh đạn, tự tin, còn e ngại sợ các bạn cho rằng mình đọc “điệu”
- Khi đọc những bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu dài có câu trúc ngữ pháp phức tạp hay cũng có thể mắc lỗi ngay ở những câu ngắt nhưng các em chưa năm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ này Lúc này các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện mà không tính đến nghĩa, tạo ra những lỗi ngắt giọng
- Chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm
Trang 40đúng giọng đọc của toàn bài, chưa biết đọc đúng các câu đối thoại, lời nói của các nhân vật cũng như chưa biết thay đổi giọng đọc ở từng đoạn phù hợp với nội dung, tâm trạng của nhân vật
- Việc nhẫn giọng ở những từ ngữ quan trọng, gợi tả, gợi cảm của bài đọc còn nhiều hạn chế Chưa biết cách đọc hiểu nội dung bài đọc hoặc một số em hiểu nội dung, biết chỗ nhẫn, ngắt giọng nhưng khi đọc chưa thể hiện được điều đó mà đọc theo cảm tính của mình
- Các em chưa biết cách để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc
Nhìn chung vốn từ của các em còn nghèo nàn do ít được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều em không được mở rộng vốn từ từ nhỏ do không trải qua giai đoạn học Mâm non Khả năng đọc của các em chưa tốt nên các em ít đọc sách, vì thế không chỉ kiến thức về Tiếng Việt của các em yếu mà cả các kiến thức về văn học, văn hóa nói chung cũng đều yếu
Việc phát âm sai, đọc sai của học sinh ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đọc diễn cảm, làm ý nghĩa nội dung của bài đọc ít nhiều bị thay đôi
Vai trò quyết định chất lượng dạy học chính là ở giáo viên Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho chất lượng dạy tập đọc chưa tốt cũng chính là những hạn chế, trăn trở mà giáo viên đang gặp phải: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, để các em học sinh đọc nhanh hơn, hay hon, dién cảm hơn, làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, để các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế
nào đề các em hiểu được “ văn”, và để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em?