1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL TRỞ THÀNH TẬP ĐOÀN CNTT MẠNH VÀ ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ MỚI

15 775 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 288,78 KB

Nội dung

Nhằm triển khai Nghị quyết số 13NQTW về phát triển hạ tầng thông tin, thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Viettel xin báo cáo tham luận “Chiến lược phát triển của Viettel trở thành Tập đoàn CNTT mạnh và Đề xuất triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước theo hình thức hình thức đầu tư mới”. Tham luận gồm 3 nội dung chính sau: Mục tiêu, quan điểm và chiến lược của Viettel trong sản xuất thiết bị viễn thông CNTT, phát triển sản phẩm phần mềmdịch vụ CNTT. Kết quả bước đầu triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Đề xuất triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước theo một số hình thức đầu tư mới. I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂMVÀ CHIẾN LƯỢCCỦA VIETTELTRONG SẢN XUẤT THIẾT BỊ VIỄN THÔNG CNTT, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHẦN MỀM DỊCH VỤ CNTT 1. Mục tiêu, tầm nhìn Trở thành công ty số 1 Việt Nam về Viễn thông và CNTT vào 2015. Top 30 nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới; top 10 nhà đầu tư viễn thông toàn cầu (2015: thị trường 500 triệu dân, 2020: thị trường 1 tỷ dân). Nhà sản xuất thiết bị CNTTVT hàng đầu khu vực 2015 (Nhân sự 5000 người, doanh thu 1 tỷ USD). Làm bùng nổ thị trường CNTT Việt Nam bằng việc bình dân hóa dịch vụ, đưa CNTTVT vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. 2. Quan điểm,nhận thức Công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) không chỉ là một ngành công nghiệp: Với mức tăng trưởng trung bình đạt 2025%năm, gấp khoảng 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, đóng góp trực tiếp 6% GDP (năm 2011), bản thân ICT là một ngành công nghiệp lớn, độc lập.Tuy nhiên, không chỉ dừng lại như vậy, ICT còn là nền tảng và động lực thúc đẩy các ngành kinh tếxã hội khác (Công nghiệp, Nông nghiệp, Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Giải trí, …), góp phần xây dựng một nền kinh tế tri thức đầy đủ cho Việt Nam. CNTT hội tụ với Viễn thông, không thể tách rời: Xu thế dịch chuyển công nghệ, nhu cầu và hành vi tiêu dùng khách hàng đã hội tụ CNTT vàViễn thông thành

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL TRỞ THÀNH TẬP ĐOÀN CNTT MẠNH VÀ ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ MỚI (Tham luận tại Hội nghị chuyên đề về phát triển hạ tầng thông tin 12/2012) Nhằm triển khai Nghị quyết số 13/NQ-TW về phát triển hạ tầng thông tin, thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Viettel xin báo cáo tham luận “Chiến lược phát triển của Viettel trở thành Tập đoàn CNTT mạnh và Đề xuất triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước theo hình thức hình thức đầu tư mới”. Tham luận gồm 3 nội dung chính sau: - Mục tiêu, quan điểm và chiến lược của Viettel trong sản xuất thiết bị viễn thông- CNTT, phát triển sản phẩm phần mềm-dịch vụ CNTT. - Kết quả bước đầu triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng và Chính phủ. - Đề xuất triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước theo một số hình thức đầu tư mới. I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂMVÀ CHIẾN LƯỢCCỦA VIETTELTRONG SẢN XUẤT THIẾT BỊ VIỄN THÔNG -CNTT, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHẦN MỀM -DỊCH VỤ CNTT 1. Mục tiêu, tầm nhìn - Trở thành công ty số 1 Việt Nam về Viễn thông và CNTT vào 2015. - Top 30 nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới; top 10 nhà đầu tư viễn thông toàn cầu (2015: thị trường 500 triệu dân, 2020: thị trường 1 tỷ dân). - Nhà sản xuất thiết bị CNTT-VT hàng đầu khu vực 2015 (Nhân sự 5000 người, doanh thu 1 tỷ USD). - Làm bùng nổ thị trường CNTT Việt Nam bằng việc bình dân hóa dịch vụ, đưa CNTT-VT vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. 2. Quan điểm,nhận thức - Công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) không chỉ là một ngành công nghiệp: Với mức tăng trưởng trung bình đạt 20-25%/năm, gấp khoảng 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, đóng góp trực tiếp 6% GDP (năm 2011), bản thân ICT là một ngành công nghiệp lớn, độc lập.Tuy nhiên, không chỉ dừng lại như vậy, ICT còn là nền tảng và động lực thúc đẩy các ngành kinh tế-xã hội khác (Công nghiệp, Nông nghiệp, Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Giải trí, …), góp phần xây dựng một nền kinh tế tri thức đầy đủ cho Việt Nam. - CNTT hội tụ với Viễn thông, không thể tách rời: Xu thế dịch chuyển công nghệ, nhu cầu và hành vi tiêu dùng khách hàng đã hội tụ CNTT vàViễn thông thành một lĩnh vực không thể tách rời; Giải pháp ICT tổng thể giờ đây không chỉ dừng lại ở việc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như đường truyền, thiết bị, kết nối, đàm thoại, phần mềm hay nội dung mà phải là tổng thể sự kết hợp chúng thành một dịch vụ thống nhất, hoàn chỉnh cho khách hàng. - Phát triển CNTT & Viễn thông cần sự nhất quán, quyết liệt từ tư duy đến hành động: tất cả các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương (chính phủ, địa phương, Bộ/Ban/Ngành) phải thống nhất điều hành, thực thi các chính sách ICT của chính phủ;các tổ chức, doanh nghiệp và người dân phải quyết liệt ứng dụng trên cơ sở nhận thức vai trò và lợi ích của ICT. - Đầu tư vào CNTT & Viễn thông cần phải xã hội hóa, với những đầu tàu là các tập đoàn lớn, uy tín của đất nước.Một gia đình cần có người trụ cột; một tổ chức cần phải có bộ khung; một ngành trọng điểm của quốc gia cũng cần phải có trụ cột và bộ khung tương tự như vậy. Bộ khung đó chính là các tập đoàn kinh tế lớn, uy tín, có năng lực, trình độ cao. Viettel sẵn sàng tham gia thực hiện trọng trách này đối với chính phủ, đất nước. - Công nghiệp CNTT là thành phần quan trọng của hạ tầng CNTT quốc gia: Phát triển công nghiệp CNTT chính là việc xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng, công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT và nội dung số.Theo đó, bên cạnh phát triển phần mềm, dịch vụ CNTT và nội dung số, Viettel xác định nghiên cứu và sản xuất thiết bị, hệ thống là một ngành nghề phục vụ cho chính hoạt động kinh doanh viễn thông, là cột trụ sống còn của mình, đóng góp quan trọng cho kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. - Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định: Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và khát vọng vươn lên làm chủ công nghệ. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, năng động, sáng tạo, có khả năng thu hút và sử dụng người giỏi, tâm huyết. Phải tạo ra sự phát triển nhảy vọt về chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra sự khác biệt và mang lại lợi thế, năng lực cạnh tranh để đáp ứng tốc độ phát triển và tăng trưởng của Viettel. 3. Chiến lược phát triển - Duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường viễn thông, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào mọi ngõ ngách của đời sống, hình thành ngành nghiên cứu sản xuất sản phẩm, thiết bị viễn thông-CNTT. - Tạo ra thị trường đủ lớn là yếu tố quyết định thành công: Sản xuất thiết bị CNTT và viễn thông trước mắt phục vụ cho thị trường và khách hàng của Viettel (đến 2015 dự kiến Viettel có thị trường 500 triệu dân), góp phần phổ cập hóa các dịch vụ viễn thông.Với phát triển phần mềm và dịch vụ CNTT, Viettel tập trung vào việc phát triển các dự án tổng thể, dài hạn và mang tính nền tảng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cũng như mọi người dân. - Tập trung vào các dự án mà trong đó Viettel có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp: Viettel là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông do vậy thế mạnh của Viettel là đối tượng các khách hàng, hạ tầng đã được triển khai bao gồm: gần 50 triệu thuê bao, hệ thống đường truyền, các trung tâm dữ liệu, số lượng điểm kết nối, lực lượng nhân viên kỹ thuật và kinh doanh hiện diện khắp trên địa bàn cả nước, hệ thống Call centre hỗ trợ 24/7. Chiến lược phát triển của Viettel là phổ cấp hóa dịch vụ nhắm đến khách hàng bình dân, do vậy chính sách giá và đối tượng khách hàng mà Viettel nhắm đến, là các khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Từ quan điểm trên, Viettel sẽ tập trung đầu tư cho các dự án sau: Dịch vụ giá trị gia tăng/ Sản xuất thiết bị đầu cuối (máy tính, điện thoại) giá rẻ/ Các dự án CNTT có kêt nối trực tuyến và triển khai trên diện rộng. Kết hợp CNTT và viễn thông là sự khác biệt của Viettel, nó tạo ra không gian sáng tạo mới với phạm vi rộng lớn hơn trên mọi mặt của đời sống. - Tạo cho khách hàng một giá trị tổng thể hướng tới dịch vụ trọn gói: Để đảm bảo cho một ứng dụng cho khách hàng chạy được, cần rất nhiều yếu tố đảm bảo: Trang bị phần cứng, giải pháp phần mềm, thiết bị đầu cuối, đường truyền kết nối, nội dung số, nhân lực khai thác và duy trì hệ thống…. Nếu khách hàng sử dụng một vài dịch vụ đơn lẻ của Viettel, thì giá trị mà Viettel đem lại cho khách hàng sẽ hạn chế. Ngược lại, nếu khách hàng lựa chọn Viettel như nhà cung cấp dịch vụ trọn gói, khách hàng sẽ được hưởng lợi ích lớn hơn rất nhiều. Chẳng hạn trong dự án cung cấp thiết bị máy tính bảng. Nếu Viettel tách máy tính ra như một sản phẩm độc lập, thì Viettel khó có thể cạnh tranh với hàng chục loại máy tính bảng đang được bày bán trên thị trường. Nhưng ngược lại, nếu Viettel viết thêm phần mềm cho máy tính bảng biến nó thành công cụ của nhân viên bán hàng, thì chiếc máy tính bảng đó có một giá trị hoàn toàn khác đối với khách hàng. Và đó là cách để Viettel đem lại giá trị cho khách hàng đồng thời cũng tạo cho sản phẩm Viettel có được chỗ đứng trên thị trường. - Ưu tiên tập trung vào các khâu đem lại giá trị gia tăng cao: Để sản xuất ra một thiết bị, Viettel cần phải đầu tư vào rất nhiều khâu: Thiết kế, Sản xuất thử nghiệm, Sản xuất đại trà, Thương mại hóa sản phẩm. Trong chuỗi các công đoạn đó thì việc sản xuất đại trà tốn nhiều nhân công và đầu tư nhất, nhưng giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm là thấp nhất. Chính vì vậy Viettel sẽ tập trung chủ yếu vào các khâu thiết kế, sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm. Cách đi này hoàn toàn khác với cách các công ty khác ở Việt Nam đã từng áp dụng. - Tập trung đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Kết hợp một cách hài hòa giữa các dự án chuyển giao công nghệ và tự nghiên cứu phát triển trong đó lấy tự nghiên cứu phát triển làm trọng tâm. Làm chủ từng bước để tiến tới mục tiêu người Viettel làm chủ hoàn toàn từ các công đoạn nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm. - Các sản phẩm phần cứng, phần mềm, dịch vụ CNTT của Viettel phải được tiếp cận từ đơn giản đến phức tạp, từ ngoài vào trong, sản phẩm phải hoàn thiện kể cả mặt hình thức và chất lượng - Các sản phẩm phần cứng, phần mềm, dịch vụ CNTT của Viettel phải được nghiên cứu và thiết kế theo hướng cá thể hóa, dựa vào các thế mạnh của người Việt Nam (thông minh, sáng tạo, tự cường,…) để tạo ra các sản phẩm được may đo riêng cho các phân khúc thị trường khác nhau, phù hợp văn hóa người Việt. - Lấy các dự án Dân sự làm nền tảng phát triển cho các dự án phục vụ Quốc phòng.Với mảng sản xuất thiết bị Viễn thông - CNTT: làm chủ thiết kế, bắt đầu với các sản phẩm giúp phổ cập dịch vụ và đóng vai trò nòng cốt trong chiến lược đưa Việt nam trở thành quốc gia mạnh về VT-CNTT như: D-com 3G, điện thoại 3G, máy tính All-in-one; các sản phẩm thông minh hóa mạng lưới như thiết bị giám sát nhà trạm, bộ nguồn trạm BTS. - Xây dựng giải pháp tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ các khâu tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, sắp xếp, đánh giá cho đến tiền lương, chế độ đãi ngộ, thu hút và xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi. - Nguồn vốn sử dụng: Qũyphát triển Khoa học và Công nghệ của Viettel; (10% lợi nhuận trước thuế tương đương 2200 tỷ đồng năm 2012) II. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦUCỦA VIETTEL TRONG VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ 1. Nội dung củaNghị quyết 13/NQ-TW của Trung ương và Nghị quyết 16/NQ-CP của Chính phủ liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng CNTT Nghị quyết số 13/NQ-TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” đề ra các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ “Phát triển hạ tầng Công nghệ thông tin”với các định hướng chính sau đây: - Phát triển hệ thống mạng internet, hình thành siêu xa lộ thông tin trong cả nước và quốc tế. - Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ thông tin quản lý các nguồn lực phát triển đất nước. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công tác điều hành, quản lý nhà nước và các lĩnh vực dịch vụ công khác.Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm phát triển nhanh, bền vững. - Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng. Nghị quyết 13 cũng đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp “Thu hút mạnh các thành phần kinh tế Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư theo các hình thức PPP, BT, BOT ” Để triển khai Nghị quyết 13/NQ-TW, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP đề ra nhiệm vụ xây dựng kết cấu về hạ tầng CNTT như sau: - Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng thông tin đến năm 2020, đảm bảo tính khả thi. - Thực hiện các dự án đầu tư phát triển hệ thống bưu chính viễn thông. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông kết nối với quốc tế, hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế. - Xây dựng đề án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và toàn bộ nền kinh tế. - Xây dựng đề án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo, phát triển sách giáo khoa điện tử, đào tạo trực tuyến… - Xây dựng đề án đầu tư phát triển y tế thông minh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, góp phần tiết kiệm chi phí, hạn chế quá tải bệnh viện. - Xây dựng Chương trình đầu tư nâng cao năng lực phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt trình độ quốc tế; nâng cao năng lực làm chủ công nghệ, năng lực nghiên cứu phát triển, khả năng làm chủ công nghệ nguồn, sản xuất được các sản phẩm lõi, sản phẩm trọng điểm về công nghệ thông tin; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước; phát triển năng lực công nghệ thông tin của quốc gia để đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng. - Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy phát triển nhanh ngành công nghiệp phần mềm. Xây dựng khu công nghệ thông tin trọng điểm quốc gia. - Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp. Triển khai thực hiện Thẻ Công dân điện tử; Chính phủ điện tử trên phạm vi cả nước. (Tham khảo Danh sách các nhiệm vụ cụ thể của lĩnh vực CNTT theo nghị quyết 16/NQ-CP trong Phụ lục) 2. Một số kết quả đạt được Trong hơn 2 thập kỷ qua, chúng ta chứng kiến sự phát triển vũ bão của ngành viễn thông và công nghệ thông tin. Sự phổ cập dịch vụ di động, internet, nội dung số, kho ứng dụng, mạng xã hội…, đã làm thay đổi cơ bản phương pháp giao tiếp, cách làm việc của hàng tỷ người dân trên thế giới. Viễn thông và công nghệ thông tin đã trở thành một nhu cầu tất yếu - tối thiểu và đóng vai trò ngày càng một quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Viettel đã ra đời và phát triển trong một thế giới chuyển mình sang thời đại số, internet và kinh tế tri thức. Viettel có may mắn được hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao, luôn biến động và cạnh tranh khốc liệt. Và Viettel hiểu rằng phát triển Viễn thông và ứng dụng CNTT chính là hòn đá tảng quyết định vận mệnh và sự thành công của mình. Có thể chia chặng đường phát triển của Viettel cho đến nay thành 3 giai đoạn chính: Trước năm 1998 với ngành nghề chính là tư vấn thiết kê, xây dựng công trình, bưu chính; từ 1998 đến 2009 với việc xây dựng hạ tầng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, ứng dụng CNTT trong sản xuất điều hành và từ 2009 đến nay là tiếp tục phát triển viễn thông- CNTT bền vững, mở rộng đầu tư nước ngoài và nghiên cứu sản xuất thiết bị. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đặc biệt trong khoảng gần 15 năm trở lại đây, những chủ trương và quyết sách của Viettel trên lĩnh vực phát triển hạ tầng CNTT đều phù hợp và thống nhất cao với tinh thần của Nghị quyết số 13 và 16. Có thể điểm lại một số thành tựu chính như sau. 2.1. Công tác phát triển hạ tầng viễn thông-CNTT Hiện nay, Viettel sở hữu hạ tầng truyền dẫn và di động lớn nhất Việt Nam với 140.000 km cáp quang (ở Việt Nam-VN), 46.000 km cáp quang (ở nước ngoài-NN), 52.000 trạm 2G/3G (VN) và 11.000 trạm (NN) và hàng trăm tổng đài hỗ trợ 56 triệu thuê bao (VN) và 13 triệu thuê bao (NN). Viettel có 3 trung tâm dữ liệu tích hợp IDC đạt chuẩn quốc tế. Viettel đã xây dựng một Viện nghiên cứu phát triển với 350 Kỹ sư, một Công ty phần mềm với 400 kỹ sư, một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử-viễn thông M1 với 350 kỹ sư và một nhà máy sản xuất khuôn mẫu M3 với 300 kỹ sư đủ năng lực đáp ứng hoạt động nghiên cứu KHCN, phát triển và ứng dụng CNTT và sửa chữa, nâng cấp, sản xuất các chủng loại thiết bị điện tử viễn thông quân sự và dân sự. Với việc sở hữu mạng lưới hạ tầng lớn nhất Việt nam (3tỷ USD), đội ngũ nhân viên kỹ thuật, kinh doanh được phân bổ rộng khắp cả nước, với uy tín sẵn có của nhà cung cấp dịch vụ, Viettel hoàn toàn có ưu thế trong các dự án Viễn thông và CNTT có qui mô lớn. 2.2. Công tác phát triển và ứng dụng CNTT  Ứng dụng CNTT trong nội bộ tập đoàn Viettel Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ lĩnh vực sản xuất phần mềm – CNTT đã hoàn toàn do người Viettel làm chủ. Từ năm 2008 trở lại đây, hàng trăm dự án phần mềm/CNTT lớn và nhỏ đã được nghiên cứu phát triển và triển khai tại Tập đoàn VTQĐ, nổi bật một số các dự án trọng điểm như: - Dự án xây dựng triển khai hệ thống Bán hàng, Tính cước và Chăm sóc khách hàng (BCCS): Toàn bộ hoạt động SXKD của Viettel đã được CNTT hóa qua đó giúp điều hành và quản lý hơn 50 triệu thuê bao, 1.000 cửa hàng, 64 chi nhánh, 10.000 giao dịch viên, 25.000 cộng tác viên, quản lý doanh thu hàng tháng 5,000 tỷ đồng; Hệ thống cho phép quản lý đến chi tiết nhỏ nhất, có thể kiểm soát đến từng giao dịch của nhân viên giao dịch tại cửa hàng. - Dự án Quản lý khai thác mạng viễn thông: Hiện tại, toàn bộ mạng lưới của Viettel, bao gồm mạng truyền dẫn 2G, 3G, mạng cố định, với hơn 30,000 node mạng đã được quản lý bằng CNTT, quản lý và xử lý sự cố theo thời gian thực. Toàn bộ các hoạt động của mạng lưới; các tác động của nhân viên vào mạng lưới được giám sát, điều khiển từ xa; kiểm soát chi tiết việc hoạt động, tiêu hao xăng/dầu đến từng trạm phát sóng. - Dự án xây dựng phần mềm quản trị và điều hành doanh nghiệp: công cụ phục vụ công tác điều hành như quản trị doanh nghiệp, tài sản, tài chính, nhân sự, tiền lương đều được vận hành bằng các ứng dụng CNTT, toàn bộ tài sản của Tập đoàn trị giá hơn 30.000 tỷ đồng được quản lý chi tiết, chính xác trên hệ thống phần mềm; 25.000 cán bộ nhân viên Viettel được quản lý, đánh giá hiệu quả lao động và tính lương trên hệ thống phần mềm. - Bên cạnh đó, những sản phẩm phần mềm được nghiên cứu xây dựng tại Viettel được đồng hành cùng Viettel ra 4 thị trường nước ngoài (Lào, Cambodia, Haiti, Mozambique) với toàn bộ quy trình nghiệp vụ đã ứng dụng tại Việt Nam qua đó rút ngắn thời gian triển khai, làm chủ nghiệp vụ, và tiết kiệm chi phí đầu tư.  Ứng dụng CNTT triển khai cho các cơ quan nhà nước (CQNN) Với kinh nghiệm xây dựng, triển khai và ứng dụng CNTT trong nội bộ, Viettel đã đầu tư, xây dựng và triển khai các ƯD CNTT và VT cho các CQNN, mang lại nhiều sự thay đổi lớn cho các hoạt động chung của Chính phủ, xã hội. Một số kết quả tiêu biểu: - Đối với VPCP: dự án điển hình của việc huy động nguồn lực xã hội triển khai các mục tiêu 2012-2015 o Triển khai hạ tầng kết nối tốc độ cao từ VPCP đến 178 điểm bộ, ngành, các địa phương, Các TCT, Tập đoàn 90,91… o Xây dựng các ứng dụng tin học hóa toàn bộ các hoạt động xử lý nghiệp vụ tại VPCP cũng như các hoạt động chỉ đạo, điều hành của CP, TTg CP… o Đang hoàn thiện và phát triển dần các hệ thống hành chính điện tử tiến tới hoàn thiện các hệ thống Chính phủ điện tử. - Đối với các bộ ngành: Bộ Giáo dục, Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư pháp, KTNN Viettel đã tập trung đầu tư và xây dựng trước tiên là hạ tầng kết nối liên thông sau đó dần xây dựng các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành quy mô quốc gia để tạo tiền đề xây dựng các UD Chuyên ngành cho từng ngành, từng lĩnh vực - Đối với các Tỉnh: Tiêu biểu như Hà Giang, Bắc Ninh: đã triển khai toàn và hoàn thiện xây dựng toàn bộ các hệ thống Chính quyền điện tử tiến tiến, góp phần cải tiến và nâng cao hoạt động chỉ đạo và điều hành chung của Tỉnh 2.3. Công tác nghiên cứu thiết kế và sản xuất - Khát vọng đưa ra những sản phẩm “Made in Vietnam, Made by Viettel” là nỗi trăn trở của mỗi con người Viettel trong giai đoạn mới. Những chiến lược trong lĩnh vực sản xuất thiết bị đã dần được hình thành rõ nét và đem lại những bước tiến, những thành công ban đầu trong hoạt động này. Thành tựu đầu tiên phải kể đến là tổ chức và bộ máy trong lĩnh vực sản xuất thiết bị. Việc thành lập Viện nghiên cứu phát triển Viettel, đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển là một trong những yếu tố khẳng định về định hướng của Viettel trong lĩnh vực này. Đây là cái nôi của những thiết kế, sản phẩm của người Viettel. Bên cạnh đó, việc điều chuyển 02 nhà máy M1 và M3 về cho Viettel quản lý và thành lập TT Dây chuyền SXTB đã tạo nên một tổ chức hoàn chỉnh cho định hướng sản xuất thiết bị của Viettel. - Chủ trương chính sách thu hút nhân tài linh hoạt, Viettel đã có được một nguồn lực mạnh dành riêng cho hoạt động sản xuất thiết bị với gần 1500 người, trong đó có rất nhiều người là tiến sỹ, là thạc sỹ đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này ở cả trong và ngoài nước. - Sản phẩm Quân sự: nghiên cứu, sản xuất thành công 06 loại máy Thông tin VTĐ gồm: VRU611, VRP612, VRP811, VRS641, VRS642, VRP651và đã được BQP công nhận, nghiệm thu. Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy vô tuyến điện nhảy tần sóng cực ngắn tính năng tương đương PRC-2188, nghiên cứu số hóa đài Ra đa bắt thấp P-19. Hoàn thành cải tiến 02 mẫu Bia bắn của Liên xô cũ, nghiên cứu sản xuất thành công 01 mẫu Bia bắn mới. Hoàn thành cải tạo và trang bị thiết bị thông tin vệ tinh trên xe bọc thép lội nước GAZ-59037A-CT. - Sản phẩm Dân sự: hoàn thiện thiết kế và đưa vào sản xuất USB 3G, thiết bị giám sát nhà trạm thông minh, thiết bị cảnh báo sóng thần, thiết bị giám sát mực nước hồ chứa, đo lưu lượng mưa. Đồng thời hoàn thành chế tạo tủ nguồn BTS VT-DPS- 48-150 cho các nhà trạm viễn thông, tiếp tục nghiên cứu Máy tính All in One, điện thoại 3G…… 2.4. Công tác xây dựng đội ngũ kỹ sư CNTT và viễn thông - Tổng quân số ngành kỹ thuật từ năm 2006-2011 tăng gần 400%, từ 2728 đến 10.266 kỹ sư. Trong đó số lượng tham gia nghiên cứu khoảng 1500 người chiếm 15% tổng quân số ngành kỹ thuật. - Bên cạnh đó, định hướng thu hút và phát triển chuyên sâu cũng là một yếu tố tạo nên sự thành công của người Viettel. Xác định rõ vai trò đội ngũ nhân tài, đặc biệt là những người đứng đầu, chuyên gia đầu ngành, là lực lượng hạt nhân trong công cuộc cạnh tranh của Viettel. Cùng với đó, mô hình 2 chóp: chóp quản lý và chóp chuyên gia, giúp cho cơ hội của người giỏi thực sự phát huy được sở trường của mình trong công việc và thu hút được người tài vào cống hiến, phát triển cùng Viettel. - Về tổ chức, bộ máy kỹ thuật đã hình thành hệ thống tiêu chuẩn thang bậc kỹ sư: xác định các mục tiêu phấn đấu, để đội ngũ kỹ thuật liên tục hoàn thiện và phát triển về chuyên môn; tạo ra một sự gắn kết lâu dài giữa người lao động và tổ chức. Mỗi chuyên ngành đều có các chuyên gia và kiến trúc sư đầu ngành phụ trách về chuyên môn. Đến nay đã xây dựng hệ thống thang bậc kỹ sư cho khối ngành Viễn thông, Công nghệ thông tin, Nghiên cứu thiết kế với tổng số 17 nhóm chuyên ngành, 126 chức danh. III. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THEO MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ MỚI 1. Hiện trạng phương pháp đầu tư truyền thống - Là phương pháp thực hiện các dự án đầu tư theo nguồn ngân sách nhà nước (Trung ương hoặc địa phương). - Hiện tại hầu hết các dự án ứng dụng CNTT trong CQNN đều đang được thực hiện theo hình thức này.Quyết định 1605/QĐ-TTg ban hành ngày 27/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, theo đó có 56 dự án quốc gia được thực hiện theo hình thức đầu tư của nhà nước. - Tuy nhiên trong giai đoạn nền kinh tế xã hội khó khăn như hiện nay, ngân sách đầu tư công bị cắt giảm thì các dự án ứng dụng CNTT theo phương pháp đầu tư này đang rất khó khăn: Chỉ có 12/56 dự án được nhà nước đầu tư, 44/56 dự án ở mức chuẩn bị đầu tư. Và sau nghị quyết 11/NQ-CP về việc cắt giảm chi tiêu công thì các dự án này gần như không thể thực hiện tiếp theo cách đầu tư truyền thống. - Những dự án còn lại các đơn vị phải tự xây dựng kế hoạch ngân sách từ nguồn của đơn vị, ngành. Hiện tại, Việt Nam có đến 48/63 tỉnh thành là thuộc diện yếu về mặt ngân sách không thể thực hiện đầu tư một lần để thực hiện các dự án CNTT. Do đó trải qua 2 năm thực hiện nhưng kết quả của các dự án trong đề án 1605/QĐ-TTg là đang rất bế tắc. - Một số nhược điểm:  Trình tự các bước từ chuẩn bị đầu tư đến triển khai dự án qua nhiều bước (khoảng 50 bước), mất rất nhiều thời gian (tính bằng năm);  Trong hoàn cảnh chi tiêu công bị cắt giảm, các dự án đầu tư theo phương pháp này gần như bế tắc và không thể thực hiện được;  Các hệ thống CNTT sau khi phát triển và chuyển giao lại đòi hỏi các CQNN phải có đội ngũ chuyên trách về CNTT để duy trì và vận hành;  Không huy động được các nguồn lực của xã hội, của doanh nghiệp trong phát triển ứng dụng CNTT 2. Đề xuất triển khai ứng dụng CNTT theo các hình thức đầu tư mới 2.1. Hình thức cộng tác Công –Tư (PPP) a) Giới thiệu về hình thức cộng tác Công - Tư - Một trong các hình thức phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp là hình thức đối tác công – tư (PPP). Đây là một hình thức đầu tư được áp dụng mang lại nhiều thành công ở các nước phát triển như: Anh, Nhật, Singapore, - Hình thức đối tác công – tư được quy định tại Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận và sàng lọc sơ bộ các đề xuất dự án thí điểm PPP của các Bộ, địa phương trong đó có 28 dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng như các lĩnh vực sau: Điện (3 dự án); Nước (4 dự án); Giao thông (12 dự án); Cảng (6 dự án); Y tế (2 dự án);Dịch vụ công (1 dự án). - Có thể áp dụng đối với các dự án đầu tư ứng dụng CNTT&VT cho cơ quan nhà nước nằm trong lĩnh vực dịch vụ công, hướng đến việc thu phí của công dân và doanh nghiệp sử dụng. - Hiện tại trong các lĩnh vực thí điểm đầu tư theo phương thức hợp tác công – tư không có các dự án thuộc lĩnh vực CNTT. - Viettel sẽ đề xuấthợp tác với cơ quan nhà nước (đầu tư, tài chính, nhân lực…) để xây dựng các hệ thống ứng dụng CNTT liên quan đến dịch vụ công, sau đấy tổ chức vận hành thu phí dịch vụ và bàn giao lại cho nhà nước. b) Ưu điểm - Việc chuẩn bị đầu tư thực hiện nhanh do đó sớm đưa được các dịch vụ, hạ tầng phục vụ người dân và doanh nghiệp; - Huy động được nguồn lực tài chính, con người của doanh nghiệp; - Giảm thời gian triển khai, giảm chi phí thiết kế, giảm chi phí xây dựng và vận hành; - Tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp CNTT và VT có cơ hội tham gia phát triển hạ tầng xã hội một cách chủ động. - Với hình thức PPP thì các hệ thống được tối ưu hơn, hiệu suất của các dịch vụ được khai thác tối ưu hơn, tỷ suất lợi nhuận thu hồi cao hơn so với đầu tư công truyền thống; - Các rủi ro của dịch vụ được chia sẻ với Doanh nghiệp. c) Nhược điểm - Vốn đầu tư thường là lớn,đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính tốt để thực hiện dự án. - Thời gian thu hồi vốn đầu tư của doanh nghiệp thường kéo dài, phụ thuộc nhiều vào chính sách của CQNN. - Hiện tại Chính phủ chưa tạo hành lang pháp lý cho hình thức đầu tư PPP trong lĩnh vực ứng dụng CNTT&VT. 2.2. Hình thức đầu tư cho thuê dịch vụ CNTT&VT a) Giới thiệu về hình thức cho thuê dịch vụ CNTT&VT - Mô hình đầu tư và cho thuê dịch vụ CNTT là một mô hình cải tiến của hình thức hợp tác Công –Tư, theo đó doanh nghiệp sẽ đầu tư về hạ tầng, phần mềm như là một dịch vụ và thay vì chuyển giao cho các CQNN thì doanh nghiệp sẽ định giá dịch vụ và thu phí dịch vụ những CQNN sử dụng dựa vào chi phí đầu tư, vòng đời [...].. .đầu tư và khấu hao, lợi nhuận mong muốn theo đúng các quy định của nhà nước Các CQNN sử dụng dịch vụ và chi trả theo tháng hoặc theo năm - Có thể áp dụng đối với các dự án đầu tư ứng dụng CNTT& VT cho CQNN nhưng không nằm trong lĩnh vực dịch vụ công, không hướng đến việc thu phí của công dân và doanh nghiệp sử dụng - Với hình thức đầu tư này, Viettel sẽ đầu tư xây dựng các ứng dụng CNTT& VT cho... trên phạm vi Bộ Thông tin cả nước Truyền thông 9 Xây dựng đề án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin Các Bộ ngành và các vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ Bộ Kế hoạch và Đầu tư địa phương tầng kinh tế, xã hội và toàn bộ nền kinh tế 10 Xây dựng đề án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Giáo dục và Đào trong giáo dục đào tạo, phát triển sách giáo khoa điện... khai thác: Hỗ trợ VPCP làm chủ, vận hành quản trị hệ thống  Triển khai: Triển khai ứng dụng CNTT trong phạm vi nội bộ của cơ quan nhà nước cũng phải tuân thủ nguyên tắc theo thứ tự các bước sau: Xây dựng -> triển khai thí điểm trước-> đánh giá, xem xét và rút kinh nghiệm mở rộng -> triển khai nhân rộng  Đối với dự án chính phủ điện tử tại tỉnh Hà Giang Những việc đã làm được:  Đã và đang triển khai. .. thí điểm các hình thức đầu tư mới này cho lĩnh vực Viễn thôngCNTT - Đề xuất với Bộ TT&TT định hướng triển khaicác dự án CNTT trên môi trường điện toán đám mây và hướng tới mô hình thuê dịch vụ trọn gói của những nhà cung cấp dịch vụ - Với vai trò là doanh nghiệp VT -CNTT lớn, có kinh nghiệm, Viettel sẽ: + cung cấp dịch vụ CNTT theo tiêu chuẩn, quy định và hướng dẫn của Bộ TT&TT + cam kết đầu tư tài chính,... dựng và triển khai các ứng dụng CNTT- TT cho VP Chính phủ Những việc đã làm được:  Thời gian bắt đầu dự án: 10/2011  Đã xây dựng thành công mô hình kiến trúc tổng thể ứng dụng CNTT  Đã hoàn thành xây dựng và triển khai giải pháp 01 mạng hợp nhất, kết nối trung tâm dữ liệu với 178 điểm  Đã hoàn thành xây dựng và triển khai giải pháp hệ thống Email đồng nhất  Đã triển khai Hệ thống ứng dụng Quản... CQNN Trên cơ sở chi phí đầu tư, chi phí vận hành và thời gian khấu hao hệ thống để tính ra giá cho thuê dịch vụ đối với CQNN Các cơ quan nhà nước sử dụng dịch vụ sẽ trả phí theo tháng hoặc năm - Viettel đã áp dụng thành công của phương pháp này đối với dự ánứng dụng CNTT - VT của Văn phòng Chính phủ và dự án Chính phủ điện tử củatỉnh Hà Giang b) Ưu điểm - Tận dụng được nguồn tài chính, nhân lực của các... theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả, đồng bộ với chi phí đầu tư thấp nhất  Phương pháp triển khai: Triển khai các hạng mục ứng dụng CNTT tại tỉnh Hà Giang theo mô hình tập trung, liên thông và đồng nhất giữa các đơn vị sử dụng  Phương pháp tính phí: Tính phí dịch vụ Công nghệ thông tin theo tháng với từng hạng mục công việc, dựa trên tổng mức đầu tư của Viettel với thời gian 03 năm tư ng ứng. .. khai hạ tầng mạng WAN của tỉnh kết nối 15 điểm  Đã xây dựng và hoàn thành phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc VOffice  Đã xây dựng và hoàn thành Cổng thông tin điện tử VPortal  Hoàn thành triển khai, tập huấn hướng dẫn sử dụng và đưa hệ thống một cửa điện tử vào hoạt động chính thức tại Sở Nội Vụ và Sở Kế hoạch và Đầu tư Phương pháp thực hiện:  Quan điểm: Xây dựng mô hình chính phủ điện tử... và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa 2012 - 2013 phương liên quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên 2012 - 2020 quan Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương liên 2012 - 2020 quan Bộ Thông tin và Truyền thông 2012 - 2020 và các Bộ, ngành, địa phương Bộ Thông tin và Truyền thông 2012 - 2020 và các Bộ, ngành, địa phương 8 Triển khai thực hiện... dựng hạ tầng CNTT - Phù hợp với mục tiêu về phát triển Công nghiệp CNTT - Phù hợp với định hướng phát triển hạ tầng phải đảm bảo các điều kiện an ninh, quốc phòng 2.4 Kiến nghị - Đề xuất với Bộ TT&TT lấy ý kiến các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức để sớm ban hành các quy định, hướng dẫn về việc thực hiện dự án CNTT& VT theo phương pháp đối tác Công Tư và cho thuê dịch vụ CNTT Trước mắt, đề xuất với chính

Ngày đăng: 12/09/2014, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w