1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án ngữ văn 6 cực kỳ chi tiết theo chương trình chuẩn in dùng luôn

272 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 272
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Giáo viên: - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 10/8/2014 Ngày dạy: 16/8/2014 TUẦN 1 TIẾT 1 Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên II.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về thể loại truyền thuyết - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu - Một thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm truyền thuyết dân gian 2.Kỹ năng - Biết đọc diễn cảm và hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên - Nhận ra một số chi tiết kỳ ảo tiêu biểu của truyền thuyết 3.Thái độ - Tự hào về nguồn gốc của dân tộc Việt - Ý thức phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc III. CHUAN BI - GV : Gi¸o ¸n - HS: So¹n bµi IVTIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài soạn ở nhà của HS: 3.Bài mới: GV giới thiệu: Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn Câu ca dao ấy như một lời nhắc nhớ mỗi con người luôn phải nhớ về cội nguồn của mình,chúng ta là dân tộc Việt sống trên mảnh đất cong cong hình chữ S từ bao đời nay luôn tự hào mình là con cháu Lạc Hồng. Vì sao như vậy, bài học hôm nay sẽ cho các em hiểu và tự hào hơn về nguồn gốc Con Rồng Cháu Tiên của mình HOẠT ĐỘNG Gv-Hs KIẾN THỨC Hoạt động 1: : Đọc văn bản và tìm hiểu khái niệm truyền thuyết - GV cho HS đọc toàn bộ VB, sau đó tóm tắt truyện từ 5 đến 7 câu Ngay sau nhan đề Con Rồng Cháu Tiên, chúng ta đã gặp một khái niệm mới, đó là truyền thuyết, vậy trước khi đi vào tìm hiểu ND chính của văn bản này chúng ta cần phải hiểu rõ k/n truyền thuyết là gì.Em hãy dựa vào chú thích và cho biết truyền thuyết là gì? I. Tìm hiểu chung - Đọc - Tóm tắt II. Khái niệm truyền thuyết -Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích văn bản: H?.Theo em truyện có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần ? Cho HS đọc phần 1 H?.Qua phần 1 bạn vừa đọc, em thấy hình ảnh của LLQ và AC được miêu tả ntn? GV gợi ý : miêu tả ntn về hình dáng, nguồn gốc và tài năng? H?.Vì sao tg lại tưởng tượng LLQ có nòi rồng, và AC có nòi Tiên ? ( GV giảng thêm cho HS hiểu : rồng là con vật trong tứ linh mà của nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng, nhắc đến tiên là nhắc đến vẻ đẹp hoàn mỹ không gì có thể so sánh được, tg muốn ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt) H?.Vậy qua những gì chúng ta vừa phân tích , em thấy hình tượng LLQ và AC hiện lên ntn? Sau khi hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng thì lại xảy ra một điều kỳ lạ nữa, đó là việc sinh nở của nàng AC và việc hai người phải chia con, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết này H?.Việc sinh nở của nàng Âu Cơ có gì kỳ lạ? H?.Sự sinh nở kỳ diệu của AC có ý nghĩ ntn? ( GV giải thích chi tiết mang tính chất hoang đường nhưng thú vị và giàu ý nghĩa, giảng cho HS hiểu từ “đồngbào” H?. Cho HS quan sát bức tranh SKG và hỏi : theo em bức tranh đó minh họa điều gì ? H?.Vì sao LLQ và AC phải chia con và chia ntn? H?. Chia con như thế để làm gì? - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể III. Tìm hiểu văn bản Bố cục: 3 phần P1: Từ đầu đến Long Trang : giới thiệu LLQ Và AC P2: Ít lâu sau….lên đường: chuyện AC sinh con kỳ lạ và chuyện chia con của LLQ Và AC P3: phần còn lại: giải thích nguồn gố Con Rồng Cháu Tiên 1.Giới thiệu LLQ , AC a. Lạc Long Quân - Nguồn gốc : Thần - Hình dáng:mình rồng - Tài năng: sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi b. Âu Cơ - Nguồn gốc : Tiên - Hình dáng : xinh đẹp tuyệt trần Đẹp kỳ lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quý 2.Sự sinh nở kỳ lạ của AC và chuyện chia con của LLQ và AC a. Âu Cơ sinh nở kỳ lạ - Sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con hồng hào, lớn nhanh như thổi không cần bú mớm, khôi ngô, khỏe mạnh như thần H?.Trong bài học hôm nay chúng ta gặp rất nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ( từ việc nguồn gốc xuất thân của LLQ, AC đến việc sinh nở kỳ diệu của nàng AC, đến việc đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi…)vậy theo em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? ( Gv giảng thêm)Đã bao đời nay người Việt luôn tin vào nguồn gốc Tiên, Rồng cao quý của dân tộc mình, từ miền xuôi hay miền ngược, dù trong nước hay ở nước ngoài chúng ta đều ghi nhớ rằng chúng ta cùng chung một dòng máu, cùng chung một bọc trứng ( đồng bào )vì vậy phải luôn yêu thương và đoàn kết. Đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh tinh thần của dân tộc Hoạt động 3: Tổng kết H?.Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì? H? Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật? Hoạt động 4: Luyện tập Gọi HS đọc câu hỏi 1 phần luyện tập SGK Người Mường có chuyện “Quả trứng to đẻ ra trăm người” Người Khơ-mú có truyện “Quả bầu mẹ” -Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giưa các dân tộc trên đất nước ta Em hãy kể diễn cảm lại truyện Con Rồng Cháu Tiên Sự tưởng tượng, sáng tạo diệu kỳ thể hiện sự găn bó, có chung một dòng máu của cộng đồng người Việt b. AC Và LLQ chia con -50 con lên núi -50 con xuống biển - chia nhau cai quản các phương thể hiện ước muốn mở mang và giữ vững đất đai bờ cõi - ý nguyện mọi người ở những vùng đất khác nhau trong lãnh thổ nước Việt đều cùng có chung nguồn gốc - sự đoàn kết của toàn dân tộc IV.Tổng kết 1.Nội dung -Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt - Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước 2. Nghệ thuật - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo V. Luyện tập 4.Củng cố, dặn dò - Tập kể diễn cảm truyện Con Rồng Cháu Tiên - Chuẩn bị bài “Bánh chưng bánh giầy” cho tiết học sau Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 10/8/2014 Ngày dạy: 16/8/2014 TUẦN 1 TIẾT 2 Văn bản: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “ Bánh chưng bánh giầy” II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: - Văn bản thuộc thể loại truyền thuyết - Một thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông 2.Kỹ năng - Đọc hiểu văn bản thuộc thể loại truyền thuyết - Nhận ra những sự việc chính trong truyện 3.Thái độ - Biết tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc III. CHUẨN BỊ GV: so¹n gi¸o ¸n HS: so¹n bµi IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài soạn ở nhà của HS: 3.Bài mới: Hằng năm khi Tết đến chúng ta thường hay làm rất nhiều loại bánh mứt để cúng ông bà tổ tiên và hai thứ bánh không thể thiếu được trong ngày Tết đó là bánh chưng và bánh giày. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vì sao hai loại bánh đó luôn có mặt để làm nên hương vị của những ngày Tết cổ truyền qua truyền thuyết Bánh chưng bánh giày HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích 5ph Gọi 3 HS đọc 3 đoạn của văn bản GV nhận xét cách đọc của HS Qua phần đọc của bạn và phần nhận xét cách đọc của GV, HS kể lại truyện GV cho HS tìm hiểu chú thích Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 25ph H?Qua việc đọc , em hãy cho biết văn bản gồm có mấy phần ?Nội dung của từng phần? P1: Từ đầu ….chứng giám: Hùng Vương chọn người nối ngôi P2: Tiếp theo…hình tròn: cuộc đua tài dâng lễ vật P3: còn lại: kết quả cuộc thi tài GV đọc P1 I.Tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Kể 2. Chú thích II. Tìm hiểu văn bản 1.Bố cục: 3 phần - P1: Từ đầu ….chứng giám: Hùng Vương chọn người nối ngôi - P2: Tiếp theo…hình tròn: cuộc H?Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân no ấm. Vua đã già muốn truyền ngôi - Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng - Điều vua đòi hỏi mang tính chất của một câu đố thử tài H?Ý định của vua ntn? H?Để làm vừa ý vua các ông Lang đã làm gì? Thi nhau làm các mâm cỗ thật cao sang Gọi HS đọc P2 H?Lang Liêu cũng là con nhưng lại khác các Lang khác ở điểm nào? - Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm công việc đồng áng H ?Vì sao Lang Liêu buồn? - Vì nghèo không thể biện lễ vật cao sang như các anh, tự nhận mình kém cỏi nên sợ không làm tròn chữ “hiếu” với cha H?Lang Liêu được thần giúp đỡ ntn ?( vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật) dành phần sáng tạo cho Lang Liêu Trong trời đất không gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương - Vì chàng là người thiệt thòi nhất,tuy thân là con vua nhưng phận lại gần gũi với dân H?Sau khi được thần giúp đỡ Lang Liêu đã làm gì ? Chọn gạo nếp trắng tinh, thơm lừng làm thành 2 loại bánh khác nhau: hình tròn và hình vuông - H?Qua việc làm bánh của Lang Liêu, em hiểu Lang Liêu là người ntn ? - Thông minh, tháo vát H ?Vì sao Lang Liêu lại được thần giúp đỡ Là người hiểu được ý của thần, lấy gạo là thứ làm ra được làm bánh dâng Tiên Vương còn những Lang khác dâng của ngon vật lạ nhưng nguyên liệu không làm ra được Gọi HS đọc P3 H ?Vua cha chọn lễ vật gì để cúng Tiên Vương ? - Bánh của Lang Liêu H ?Vì sao vua lại chọn bánh của Lang Liêu cúng Tiên Vương và truyền ngôi cho Lang Liêu ? Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế( đều được làm từ lúa gạo do chính con người làm ra, nuôi sốngs con người, quý trọng nghề nông) Bánh thể hiện ý tưởng sâu xa ( trời , đất và muôn loài) Hai thứ bánh đều hợp với ý vua, đem cái quý nhất do chính tay con người làm ra để cúng tổ tiên và dâng lên đua tài dâng lễ vật - P3: còn lại: kết quả cuộc thi tài 2. Hùng Vương chọn người nối ngôi - Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân no ấm. Vua đã già muốn truyền ngôi -Ý chí của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng - Hình thức ;dâng lễ lên Tiên Vương 3. Nhân vật Lang Liêu -Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm công việc đồng áng -Được thần giúp đỡ chỉ cho cách lấy gạo làm bánh - Lang Liêu làm 2 loại bánh: bánh chưng và bánh giày - Thông minh, tháo vát vua cha đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu thảo Hoạt động 3 : Tổng kết H ?Truyền thuyết Bánh chưng bánh giày có ý nghĩa gì ? -Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc -Biết ơn và tôn kính trời đất tổ tiên GV giảng thêm cho HS về kho tàng truyện cổ dân gian có những câu chuyện hướng tới mục đích giải thích nguồn gốc sự vật như « sự tích trầu cau », « sự tích dưa hấu » Hoạt động 4 : Luyện tập H ?Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào ?Vì sao ? H ?Ý nghĩa phong tục ngày tết nhân dân ta thường hay nấu bánh chưng bánh giày ? Kể lại câu chuyện 4.Kết quả cuộc thi tài - Hùng Vương chọn bánh của Lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương - Lang Liêu được truyền ngôi III.Tổng kết 1.Nội dung - Giải thích nguồn gốc Bánh chưng bánh giày - Đề cao lao động, đề cao nghề nông - Thể hiện sự tôn kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta 2. Nghệ thuật - Sử dụng nghệ thuật tiêu biểu của truyện dân gian IV. Luyện tập 4.Củng cố, dặn dò - Nhắc lại ý nghĩa của truyện Bánh chưng bánh giày - Học thuộc phần ghi nhớ - Soạn bài Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 14/8/2014 Ngày dạy: 18/8/2014 TUẦN 1 TIẾT 3 Tiếng Việt: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể : - Khái niệm về từ - Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng) - Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy) II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: - Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức - Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt 2.Kỹ năng - Nhận diện, phân biệt được: Từ và tiếng Từ đơn và từ phức Từ ghép và từ láy - Biết phân tích cấu tạo của từ 3.Thái độ - Có ý thức yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt III. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: a. Thế nào là truyện truyền thuyết?Vì sao nói truyện con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết? b.Em thích chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nào trong truyền thuyết bánh chưng bánh giầy? 3.Bài mới: Tiếng nghẹn ngào như lời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt Mối sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung Tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lòng biển mặn Như dòng sông thương nhớ chảy muôn đời (Tiếng Việt- Lưu Quang Vũ) Đoạn thơ các em vừa nghe thể hiện được sự trân trọng và thương yêu tiếng nói của dân tộc ta: đó là Tiếng Việt, vậy Tiếng Việt được cấu tạo như thế nào và làm sao để chúng ta có thể sử dụng vốn Tiếng Việt của mình thật thuần thục, thật đẹp, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều này HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm về từ GV theo bảng phụ đã viết VD H?VD trên bảng phụ được trích từ truyền thuyết con Rồng cháu Tiên.Em hãy đọc kỹ VD này và cho biết VD có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ? - 12 tiếng - 9 từ ( được phân cách bằng dấu gạch chéo) H?Ta đã tìm ra được 12 tiếng, vậy theo em tiếng là gì? H? Tiếng được dùng để làm gì? H?Vậy từ là gì? H?Từ dùng để làm gì? H?Khi nào một tiếng được coi là một từ ? Hoạt động 2: hướng dẫn HS tìm hiểu về cấu tạo từ GV dùng bảng phụ có chép bài tập 1 SGK Yêu cầu HS làm bài tập HS điền được Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm Từ ghép:chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy Từ láy: trồng trọt H?Trong VD mà ta vừa phân loại có cả từ đơn và từ phức. vậy em cho biết từ đơn và từ phức khác nhau ntn? H?.Hai từ trồng trọt và chăn nuôi có gì giống và khác nhau? Vậy ta có thêm một khái niệm: từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau gọi là từ ghép Hiện tượng một từ mà có cùng âm giống nhau thì gọi là hiện tượng láy âm, ta có thêm một khái niệm nữa: từ phức có quan hệ láy âm gọi là từ láy GV kết luận lại một lần nữa ( theo ghi nhớ SGK) I.Khái niệm về từ 1.Ví dụ Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt,/chăn nuôi/ và /cách/ ăn ở 12 tiếng - 9 từ ( được phân cách bằng dấu gạch chéo) - Tiếng là âm thanh phát ra, mỗi tiếng là một âm tiết - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ - Từ là tiếng hoặc là những tiếng kết hợp lại với nhau và có nghĩa - Từ là đơn vị để tạo nên câu - Khi một tiếng dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ * Ghi nhớ: SGK II.Các kiểu cấu tạo từ Ví dụ: Từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt,/ chăn nuôi và/ có/ tục/ ngày/ Tết/ làm/ bánh chưng/ bánh giầy -Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm -Từ ghép:chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy -Từ láy: trồng trọt - Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn - Từ gồm 2 hay nhiều tiếng gọi là từ phức -Từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau gọi là từ ghép - Từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy Hoạt động: Luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập 1a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc từ ghép b.Từ đồng nghĩa: gốc gác, cội nguồn c.cha mẹ, cậu mợ 2. ông bà, dì dượng Chị em, dì cháu 3.bánh nướng, bánh rán, bánh nhúng, bánh hấp - .bánh tẻ, bánh ngô, bánh khoai, bánh đậu xanh - bánh gối, bánh quấn thừng, bánh tai voi 4.miêu tả tiếng khóc 5.khanh khách, sằng sặc - khan nhàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo - khệnh khạng * Ghi nhớ : SGK III. Luyện tập 4. Củng cố, dặn dò - Học thuộc ghi nhớ - Làm BT ở VBT - Soạn bài chuẩn bị cho tiết học : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạ Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 16/8/2014 Ngày dạy: 20/8/2014 TUẦN 1 TIẾT 4 Tập làm văn: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bước đầu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản - Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong sự lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản - Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm,thuyết minh, hành chính công vụ 2.Kỹ năng - Nhận biết và lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt - Nhận ra tác dụng của một phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể 3.Thái độ - Ý thức trong giao tiếp và sử dụng văn bản III. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản và mục đích giao tiếp H?Cô muốn cho các em hiểu bài thì cô phải làm gì? ?Mẹ đang đi công tác xa nhà, nhớ mẹ em thường làm gì? H?Bạn thân của em đã chuyển trường đến một nơi khác rất xa, nhớ bạn, muốn hỏi thăm bạn em làm gì? -Những việc làm các em vừa nêu như cô phải giảng bài, em gọi đt cho mẹ hay là em viết thư cho bạn đều phải dùng ngôn từ để diễn đạt điều cần nói, cần viết. Nhờ ngôn từ mà cô có thể giảng cho các em hiểu bài, mẹ có thể cảm nhận được em nhớ mẹ ntn và bạn có thể biết được tình cảm của em.Ta gọi những hành động như giảng bài viết thư, gọi đt…là hoạt động giao tiếp H?Vậy qua những điều cô vừa phân tích, em hiểu thế nào là giao tiếp? H?Khi em đọc báo hay xem TV, có phải em đang giao tiếp hay không?. Vì sao? I.Tìm hiểu chung về văn bản và mục đích giao tiếp 1. Văn bản và mục đích giao tiếp a. Giao tiếp -Giao tiếp là một hành động truyền đạt,. tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ b. Văn bản VD: SGK Nội dung: khuyên chúng ta phải có lập trường kiên định Hình thức: [...]... năng: - Phân tích một vài chi tiết kỳ ảo trong truyện truyền thuyết - Đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại - Nắm bắt được tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian 3.Thái độ - Tự hào về lịch sử dân tộc III CHUẨN BỊ -GV: chuẩn bị giáo án, một số tư liệu về Thánh Gióng - HS: đọc trước văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2... sự - Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể 3.Thái độ - Yêu thích bộ môn ngữ văn II CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: -Thế nào là văn bản ? Có mấy kiểu văn bản thường găp, kể tên các loại văn bản đó? - Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ? 3.Bài mới:... - Học thuộc ghi nhớ - Liệt kê chuỗi sự việc trong các truyện LLQ, ÂC, Bánh chưng bánh giầy - Chuẩn bị bài Sơn Tinh Thủy Tinh Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:25/8/2014 Ngày dạy: 27/8/2014 TUẦN 3 TIẾT 9 Văn bản : SƠN TINH, THỦY TINH I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Hiểu truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các... thích lý do của sự 3.Vua Hùng ra điều kiện chọn rể việc sau, và cả chuỗi sự việc khẳng 4.Sơn Tinh đến trước , được vợ định chi n thắng của Sơn Tinh 5.Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh 6 Hai bên giao chi n hơn tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua rút về 7 Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua H ? Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc... truyện: sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ hoang đường 2.Kỹ năng: - Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết - Nắm bắt các sự kiện chính trong bài - Xác định ý nghĩa của truyện - Kể lại được truyện 3.Thái độ - Lên án những hành động phá hoại môi trường sống - Bảo vệ môi trường thiên nhiên II CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định:... lập văn bản 2.Kỹ năng: - Nhận biết được các từ mượn - Xác định đúng nguồn gốc của từ mượn - Hiểu đúng nghĩa của từ mượn - Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết - Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa của từ mượn 3.Thái độ - Có ý thức yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt III CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, tự điển Hán Việt - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài IV.TIẾN TRÌNH... Soạn và chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn tự sự Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:25/8/2014 Ngày dạy” 27/8/2014 TUẦN 2 TIẾT 8 Tập làm văn :TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự - Vận dụng kiến thức đã học để đọc, hiểu và tạo lập văn bản 1.Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự 2.Kỹ năng: - Nhận biết được văn bản... hiểu văn bản truyền thuyết - Kể lại được truyện - Phân tích để thấy được ý nghĩa và một số chi tiết tưởng tượng trong truyện 3.Thái độ: - Ý thức tìm hiểu nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự II CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Nêu ý nghĩa của truyện STTT - Kết thúc truyện STTT phản ánh... dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự - Biết xây dựng dàn bài trước khi viết bài 3 Thái độ - Có ý thức về việc phải xây dựng dàn bài trước khi viết bài văn II CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Chủ đề trong văn tự sự là gì? - Dàn bài chung của văn bản tự sự có mấy phần, nhiệm... tầm quan trọng của văn tự sự, biết cách làm bài văn tự sự 3 Thái độ - Tích cực làm bài, tự giác, không sao chép II CHUẨN BỊ - Giáo viên : ra đề + đáp án - Học sinh: học bài, chuẩn bị giấy bút III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Tiến trình -GV chép đề lên bảng -HS chép đề vào giấy kiểm tra - Gv nêu yêu cầu HS làm bài GV giám sát GV thu bài Nhận xét giờ làm bài I Đề bài: Trong vai Thủy Tinh , hãy kể lại . ông bà, dì dượng Chị em, dì cháu 3.bánh nướng, bánh rán, bánh nhúng, bánh hấp - .bánh tẻ, bánh ngô, bánh khoai, bánh đậu xanh - bánh gối, bánh quấn thừng, bánh tai voi 4.miêu tả tiếng khóc 5.khanh. Bánh chưng bánh giầy - Chuẩn bị bài Sơn Tinh Thủy Tinh Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:25/8/2014 Ngày dạy: 27/8/2014 TUẦN 3 TIẾT 9 Văn bản : SƠN TINH, THỦY TINH I.MỨC. ở một đoạn văn cụ thể 3.Thái độ - Ý thức trong giao tiếp và sử dụng văn bản III. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài IV.TIẾN TRÌNH DẠY

Ngày đăng: 11/09/2014, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w