giáo án ngữ văn 11 hk2 cực kỳ chi tiết theo chương trình chuẩn in dùng luôn

85 4.1K 13
giáo án ngữ văn 11 hk2 cực kỳ chi tiết theo chương trình chuẩn in dùng luôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Ngày 13 tháng 01 năm 2014 Tiết 73 Phan Bội Châu A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Thấy được vẻ đẹp trong tư thế, ý nghĩ; lòng nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu, nhà cách mạng lớn. - Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết sôi trào của tác giả. B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình, thảo luận, đối thoại, C - THIẾT BỊ DẠY HỌC: SGK, SGV, bảng đen, thiết kế bài học D - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1/ Kiểm tra sĩ số: 2/Bài cũ: 3/Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn SGK trang 3. - GV: Em hãy trình bày ngắn gọn những nét chính về tác giả PBC? - GV: Hãy kể những tác phẩm tiêu biểu của PBC? - GV: Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ - GV: Bài thơ thể hiện thái độ gì của người ra đi trong buổi chia tay? - Thử cho HS chia bố cục - GV hướng dẫn cách đọc và gọi HS đọc - GV nêu phương pháp tiếp cận bài thơ, đặt câu hỏi, cho nhóm thảo luận, chỉ định HS trình bày và chốt ý. C1: PBC đã đưa ra quan niệm mới về chí làm trai và tầm vóc I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: - Phan Bội Châu tên là Phan Văn San (1867 - 1940), hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn, anh Nghệ An, đậu giải nguyên năm 1990. - Trước năm 1905, ông hoạt động cách mạng trong nước, 1905- 1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Ông lập hội Duy Tân, phong trào Dông Du, Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1952 bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất. - PBC vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là nhà văn lớn. Thơ văn của ông là lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước, là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén. - Tác phẩm tiêu biểu: Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử 2/ Bài thơ: a) Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. b) Chủ đề: Bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, thực hiện lý tưởng cao cả vì dân vì nước của PBC. c) Bố cục: (như phần đọc hiểu) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1/ Hai câu đề: Là tuyên ngôn về chí làm trai: “Làm trai phải ở trên đời → điều kỳ lạ, việc lạ → sự nghiệp phi thường Há để càn khôn tự chuyển dời.” - Câu thơ đầu bộc lộ chí làm trai vốn là một lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến: o đã là trang nam nhi thì phải tạo dựng sự nghiệp phi thường Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 của con người trong vũ trũ như thế nào ở hai câu thơ đầu? Chú ý nhận xét về nhịp thơ và giọng thơ. - GV liên hệ với quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công trứ, Cao Bá Quát. C2: Ở hai câu thực, nhân vật trữ tình (tác giả) đã thể hiện ý thức trách nhiệm của cá nhân bằng những biện pháp tu từ nào? Giá trị của những biện pháp tu từ đó? Lưu ý thêm phần nguyên tác so với phần dịch thơ xem có gì khác biệt? C3: PBC đã đưa ra quan niệm sống của kẻ sĩ trước thời cuộc như thế nào? Chú ý về nhịp thơ, giọng thơ. Nhận xét câu 6 trong phần dịch so với nguyên tác. để lưu danh thiên cổ. o chí làm trai phải gắn với sự nghiệp cứu nước giải phóng quê hương → tư tưởng tiến bộ của PBC. - Câu thứ hai: Tầm vóc của con người trong vũ trụ : o Sống không tầm thường, không thụ động → sống tích cực. o Phải tự mình xoay chuyển đất trời, xoay chuyển tình thế, quyết định thời cuộc, thực hiện khát vọng lớn lao. ⇒ Giọng thơ rắn rỏi + nhịp 2/4 rồi 4/2 → ý tưởng táo bạo bạo, một quyết tâm cao và niềm tự hào của đông nam nhi 2/ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân giữa cuộc đời: “Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai?” - Dịch nghĩa: Trong cuộc đời trăm năm phải có ta. Chẳng lẽ nghìn năm sau trong lịch sử dân tộc không có ai để lại tên tuổi hay sao? - Nguyên tắc: “hữu ngã” → “có ta”, bản dịch: “tớ” → sự trẻ trung, hóm hỉnh → thái độ hăm hở của nhân vật trữ tình ra đi tìm đường cứu nước. - Câu hỏi tu từ → niềm tự hào lớn lao + lời giục giã những người có ý chí lớn lao phải biết nắm lấy thời cơ hành động để tự khẳng định mình. - Nghệ thuật bình đối : “bách niên” >< “thiên tải” → sự tương phản giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của lịch sử → khẳng định vai trò của cá nhân đối với lịch sử: kẻ làm trai phải sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà đất nước giao phó. ⇒ Giọng thơ đĩnh đặc, rắn rỏi thể hiện một cái “tôi “ tích cực, một cái “tôi” trách nhiệm cao cả với khát vọng và quyết tâm cao trong buổi lên đường cứu nước. 3/ Hai câu luận: Quan niệm sống đúng, sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc: “Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!” - Thủ pháp nhân hóa: “non sông đã chết” → giang sơn nữ một sinh mệnh có hồn. Đất nước mất chủ quyền thì con người cũng không yên ổn. Nỗi nhục lớn xuất phát từ chỗ con người trở thành nô lệ → PBC thức tỉnh, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân. - Theo PBC, buổi nước mất nhà tan, sách vở thánh hiền cũng chẳng có ích gì, có nấu sử sôi kinh thì cũng trở nên vô nghĩa. Ông đặt sự nghiệp giải phóng lên hàng đầu, kêu gọi xếp bút nghiên, cầm lấy gươm súng dành lại nước nhà và kêu gọi từ bỏ lối học cũ → Tư tưởng mới mẻ này xuất phát từ tinh thần dân tộc, nhiệt huyết cứu nước của PBC. ⇒ Nhịp thơ 4/3 + phép đối chuẩn → thái độ quyết liệt của PBC trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ 4/ Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 C4: Hai câu cuối thể hiện khát vọng hành động và tư thế của người ra đi như thế nào? Chú ý không gian được nói đến, hình tượng thơ có gì đặc biệt, biện pháp tu từ và so sánh phần dịch thơ với nguyên tác ở câu 8 - Gợi ý cho HS tổng kết về hai giá trị của bài thơ. GV có thể tích hợp Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” - Không gian : biển Đông rộng lớn có thể sánh với chí lớn của nhà cách mạng. Câu thơ là sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng của mình. - Lối nói nhân hóa: “sóng bạc tiễn ra khơi” → trách nhiệm đè nặng trên vai nhưng tâm hồn thanh thản, thả sức cho ước mà bay cao, bay xa. - Hình tượng thơ: vừa kì vĩ ; vừa lãng mạn, thơ mộng: những cánh gió dài và ngàn con sóng bạc cùng cùng lúc như bay lên (nhất tề phi) chắp cánh cho những khát vọng cao đẹp của PBC. ⇒ Hai câu thơ thể hiện quyết tâm cao trong buổi lên đường thực hiện ý chí lớn laolàm nên nghiệp lớn. III. TỔNG KẾT: 1/ Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn PBC. - Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết. - Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ . . . 2/ Nội dung: - Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: làm trai phải “xoay chuyển vũ trụ” và có trách nhiệm với non sông đất nước. Qua đây ta thấy được lòng yêu nước mãnh liệt và chí làm trai hăm hở nhiệt tình của PBC. - “Lưu biệt khi xuất dương” là một tác phẩm có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ . 4/ Củng cố-Dặn dò: - Bài cũ: Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của nhà chí sị CM PBC trong bài thơ - Bài mới: Đọc và soạn bài “Hầu trời” của Tản Đà theo câu hỏi trong SGK trang 12. Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 74 NGHĨA CỦA CÂU Ngày 14 tháng 01 năm 2014 A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: -Nắm được nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu -Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh. B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Bảng, SGK C - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC - Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Hoạt động 2: GV giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - So sánh cặp câu a 1 - a 2 ;b 1 -b 2 (SGK) - Nhận xét về các thành phần nghĩa của câu? - Thế nào là nghĩa sự việc trong câu? - Phân tích các ví dụ trong SGK, chỉ ra một số loại sự việc phổ biến? I. HAI THÀNH PHẦN CỦA CÂU : 1/ So sánh hai câu trong từng cặp căn câu sau đây: a 1 . Hình rinh như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ (Nam Cao, Chí Phèo). a 2 . Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. b 1 . Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng b 2 . Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng - Cả hai câu a 1 và a 2 đều nói đến sự việc : Chí Phèo từng có một thời (ao ước có một gia đình nho nhỏ). Nhưng câu a 1 kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc qua từ “hình như”, còn câu a 2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra. - Cả hai câu b 1 và b 1 đều đề cập đến sự việc giả định (nếu tôi nói người ta cũng bằng lòng). Nhưng câu b 1 thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc qua từ “chắc”, còn câu b 2 chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc. 2/ Mỗi câu thường có hai thành phần: nghĩa sư việc và nghĩa tình thái. - Thông thường, trong mỗi câu hai thành phần nghĩa trên hoà quyện vào nhau. Nhưng có trường hợp, câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là khi câu được cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. Ví du : Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà? + Câu l: Nghĩa sự việc biểu hiện qua các từ ngữ (y văn vẻ đều có tài cả) Nghĩa tình thái: Thái độ ngạc nhiên qua từ (thế ra) và thái độ kính cẩn qua từ (dạ bẩm) + Câu 2: Chỉ có nghĩa tình thái: Bày tỏ thái độ thán phục qua từ cảm thán (chà chà!) II. NGHĨA SỰ VIỆC: - Nghĩa sự việc còn được gọi là nghĩa miêu tả (hay nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề) - Nghĩa sự việc trong câu là thành phần ứng với sự việc mà câu đề cập đến. - Một số loại sự việc phổ biến : + Câu biểu hiện hành động: o Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chờ những người đi đưa. Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 (Vũ Trọng Phụng, Số Đỏ) + Câu biểu hiện trạng thái tính chất, đặc điểm: o Trời thu xanh ngắt mấy từng cao. (Nguyễn Khuyến, Vịnh mùa thu) + Câu biểu hiện quá trình: o Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. ( Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu) + Câu biểu hiện tư thế: o Lom khom dưới núi tiều vài chú. (Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo Ngang) + Câu biểu hiện sự tồn tại: o Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Nguyễn Bình Khiêm, Thói đời) → Động từ tồn tại: (Còn, hết) → Sự vật tồn tại: (Bạc, tiền, đệ tử, cơm, rượu, ông tôi) + Câu biểu hiện quan hệ: o Đội Tảo là một tay vai vế trong làng. (Nam Cao, Chí Phèo) → Quan hệ đồng nhất: (là) Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. Ghi nhớ: Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò, chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. LUYÊN TẬP: Bài tập l: SGK/Tr.9 Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ: Câu 1: Diễn tả hai sự việc chỉ trạng thái ( Ao thu lạnh lẽo / nước trong veo) Câu 2: Một sự việc - đặc điểm ( Thuyền - bè) Câu 3: Một sự việc - quá trình (Sóng - gợn) Câu 4: Một sự việc - quá trình (Lá - đưa vèo) Câu 5: Hai sự việc: Trạng thái : (tầng mây - lơ lửng) Đặc điểm : (Trời - xanh ngắt) Câu 6: Hai sự việc Đặc điểm : (Ngõ trúc - quanh co) Trạng thái : (khách - vắng teo) Câu 7: Hai sự việc - tư thế (Tựa gối/ buông cần) Câu 8: Một sự việc - hành động (cá - đớp) Bài tập 2: SGK/Tr.9 Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu a, b, c. Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 - Cho HS thảo luận các ví dụ SGK/tr 18, 19 rồi rút ra các kiểu nghĩa tình thái Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái a) Có một ông rể quý như Xuân cũng danh giá nhưng cũng sợ. a) Công nhận sự danh giá là có (thực) nhưng chỉ ở phương đó (kể) còn ở phương diện khác thì không (đáng lắm) b) Hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề b) Thái độ phỏng đoán chưa chắc chắn (có lẽ) và có ý nuối tiếc (mất rồi) c) Họ cũng phân vân như mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư không. c) Thái độ phỏng đoán (dễ) ý nhấn mạnh (đến chính ngang mình) III. NGHĨA TÌNH THÁI: 1/ Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. - Khẳng định tính chân thật của sự việc (Ví dụ: 1, 2 SGK/Tr.18) - Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc độ tin cậy thấp (Ví dụ: 3, 4 SGK/Tr.18) - Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc. (Ví dụ: 5, 6 SGK/Tr.18) - Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra. (Ví dụ: 7, 8 SGK/Tr.18) - Khẳng định tính tất yếu sự cần thiết hay khả năng của sự việc (Ví dụ: 9, 10 SGK/Tr.19) 2/ Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. - Tình cảm thân mật, gần gũi: (Ví dụ: 1 , 2 SGK/Tr.19) - Thái độ bực tức, hách dịch: (Ví dụ: 3, 4 SGK/Tr.19) - Thái độ kính cẩn: (Ví dụ: 5, 6 SGK Tri9) Ghi nhớ Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu. LUYỆN TẬP: Bài 1: SGK/Tr.20 Nghĩa sự việc Nghĩa hình thái a) Ngoài này nắng đỏ cành cam / trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa → đặc điểm, tính chất (nắng) ở hai miền Nam/Bắc khác nhau. a) Chắc (phỏng đoán với độ tin cậy cao) b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia là mợ Du và thằng Dũng → nghĩa biểu thị quan hệ b) Rõ ràng là (khẳng định sự việc ở mức độ cao) c) Một cái gông xứng đáng với sáu người tử tù. → Nghĩa biểu thị quan hệ c) Thật là (khẳng định một cách mỉa mai d) Xưa nay hắn sống bằng nghề d) Chỉ (nhấn mạnh sự việc) đã Trường THPT Bắc Bình Đặng Xn Lộc Giáo án Ngữ văn 11 cướp giật và dọa nạt. Hắn mạnh vì liều → nghĩa biểu thị hành động đành (hàm ý miễn cưỡng cơng nhận sự việc) Bài 2: SGK/Tr.20 - Các từ ngữ thể hiện tình thái trong các câu sau: a) Nói của đáng tội (thừa nhận việc khen này là khơng nên đối với đứa bé) b) Có thể (nêu khả năng) c) Những (đánh giá ở mức độ cao) - Hoạt động 3: GV cho HS đọc kết quả cần đạt - Hoạt động 4: GV xác định trọng tâm bài học - Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý rồi rút ra nhận xét, kết luận như ở phần Ghi nhớ. Tiết 75 BÀI VIẾT SỐ 5 (NLXH ) Ngày 15 tháng 01 năm 2014 A.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Vận dụng các thao tác lập luận phân tích, so sánh để viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. B.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :-GV ra đề, HS làm bài trong 90 phút, GV thu bài. C.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: -SGK+Gíao án+ SGV D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.n đònh lớp : 2.Kiểm tra bài cũ : 3.Bài mới : Ra đề bài viết số 5 tại lớp Anh(chÞ) h·y tr×nh bµy suy nghÜ cđa m×nh vỊ “bƯnh thµnh tÝch” – mét “c¨n bƯnh” g©y t¸c h¹i kh«ng nhá ®èi víi sù ph¸t triĨn cđa x· héi hiƯn nay. a/ Yªu cÇu kiÕn thøc. - Thµnh tÝch lµ g× ? + KÕt qu¶, thµnh tÝch xt s¾c ®¹t ®ỵc ®èi víi mét c«ng vÞªc cơ thĨ sau mét thêi gian nhÊt ®Þnh. - BƯnh thµnh tÝch lµ g×? + ViƯc b¸o c¸o kh«ng ®óng sù thËt vỊ kÕt qu¶ lµm viƯc, lµm ®ỵc Ýt hc kh«ng lµm ®ỵc nhng b¸o c¸o bÞa ®Ỉt lµ nhiỊu “ lµm th× l¸o b¸o c¸o th× hay” - C¨n bƯnh nµy kh«ng chØ lõa dèi cÊp trªn mµ cßn lõa dèi x· héi, lõa dèi chÝnh b¶n th©n m×nh, g©y ra mét thãi xÊu lµ chđ quan, tù m·n mét c¸ch v« lèi  C¸ch kh¾c phơc lµ t«n träng sù thËt, nghiªm kh¾c víi b¶n th©n m×nh, cã l¬ng t©m vµ tr¸ch nhiƯm khi lµm viƯc. b/ Thang ®iĨm. - §iĨm 10: §¶m b¶o ®µy ®đ c¸c ý trªn. bµi viÕt râ rµng bè cơc, diƠn ®¹t lu lo¸t, hµnh v¨n trong s¸ng, cã vèn sèng phong phó. Kh«ng sai lçi c©u, chÝnh t¶. - §iĨm 8: DiƠn ®¹t tèt, ®¶m b¶o t¬ng ®èi ®Çy ®đ c¸c ý trªn, c¸c ý cha thùc sù l«gÝc, cßn m¾c mét vµi lçi nhá. - §iĨm 6: §¶m b¶o ®ỵc mét nưa ý trªn. DiƠn ®¹t t¬ng ®èi lu lo¸t, cßn m¾c mét sè lçi. - §iĨm 4 : bµi viÕt cã ý nhng diƠn ®¹t lén xén. Cha râ bè cơc, sai lçi chÝnh t¶ nhiỊu. - §iĨm 2 : Cha biÕt c¸ch tr×nh bµy mét bµi v¨n, c¸c ý lén xén, thiÕu l«gÝc, sai nhiỊu lçi chÝnh t¶. - §iĨm 0 : Kh«ng tr×nh bµy ®ỵc ý nµo, bµi viÕt linh 4.Củng cố : Nhận xét, rút kinh nghiệm. 5. Dặn dò : Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 HẦU TRỜI Ngày 15 tháng 01 năm 2014 Tiết 76 Tản Đà A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “Hầu trời”; thấy được quan niệm mới về nghề văn và nét cách tân nghệ thuật trong bài thơ. B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:SGK, SGV, thiết kế bài giảng C - PHƯƠNG PHÁP:Đối thoại, thảo luận, nêu vấn đề D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 3.Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HS đọc phần KQCĐ HS đọc phần tiểu dẫn, tóm tắt ý chính về cuộc đời sáng tác của Tản Đà? HS đọc từ câu 25→98 nêu xuất xứ, chủ đề, bố cục của đoạn thơ? HS đọc từ câu 25→52, thái độ của Tản Đà khi đọc thơ? Nhận xét về cái “tôi” của Tản Đà? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: a) Cuộc đời: - Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939). Bút danh được ghép từ tên sông Đà & tên núi Tản Viên. - Quê ở Hà Tây. - Xuất thân : dòng dõi khoa bảng - Ông chủ trương cải cách XH theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương tiện. - Tản Đà là 1 trong những người VN đầu tiên sinh sống bằng nghề viết văn và xuất bản, ông nếm đủ vinh nhục, lận đận trong đời. Nhưng vẫn giữ được cốt cách nhà nho và phẩm chất trong sạch. b) Sáng tác: - Tản Đà là người đi tiên phong ở nhiều thể loại văn hóa. Ông “dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa”(Hoài Thanh). Ông đã đặt dấu gạch nối giữa VH truyền thống & VH hiện đại. - TPTB: + Thơ: Khối tình con I, II, III Còn chơi + Văn xuôi: Giấc mộng lớn Giấc mộng con I, II + Tuồng : Tây Thi, Thiên thai + TP dịch : “Kinh thi”, thơ Đường, Liêu trai chí dị → Tản Đà là cây bút tiêu biểu của văn học VN giai đoạn giao thời, có thành tựu trên nhiều thể loại nhưng thực sự xuất chúng với thơ. 2/ Bài thơ “Hầu trời”: a) Xuất xứ: in trong tập “Còn chơi” (xuất bản 1921) b) Tóm tắt câu chuyện “Hầu trời”: - Lí do và thời điểm được gọi lên “hầu Trời” - Cuộc đọc thơ đầy “đắc ý” cho Trời & chư tiên nghe giữa chốn “thiên môn đế khuyết” - Trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thực hành “thiên lương” ở hạ giới. - Cuộc chia tay đầy xúc động với Trời và chư tiên. c) Chủ đề: ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “hầu trời” d) Chia đoạn : SGK yêu cầu chỉ học từ câu 25 → 98 (SGK/tr.8) - Câu 25 → câu 52: Tản Đà đọc thơ cho Trời nghe - Câu 53 → câu 98: Tản Đà trò chuyện cùng với Trời & thể hiện quan niệm mới về nghề văn. II. ĐỌC HIỂU VẰN BẢN: 1/ Câu 25 → 52 : Tản Đà đọc thơ a) Thái độ của thi nhân khi đọc thơ: “Đọc hết văn vần sang văn xuôi. Hết văn thuyết lí lại văn chơi” “Đọc đã thích”, “ran cung mây” Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 Tìm các câu thơ tả thái độ của người nghe thơ như thế nào? Qua miêu tả thái độ của người nghe, Tản Đà ngụ ý gì? HS đọc từ câu 65→68, thảo luận: Tản Đà ý thức rất rõ điều gì? Nhận xét về việc xưng tên của Tản Đà? HS đọc câu 75→78, Tản Đà khát khao điều gì? Khát vọng của Tản Đả cho thấy ông là người như thế nào? → cao hứng, đắc ý, tự hào b) Thái độ của người nghe thơ: - Chư tiên: “Tâm như nở dạ, cơ lè lưỡi Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày Song Thành Tiểu Ngọc lắng tai đứng Đọc xong mỗi bài mỗi vỗ tay” Liệt kê, điệp từ → người nghe rất chăm chú, tất cả đều tán thưởng, hâm mộ, xúc động → tài năng thu hút của Tản Đà. → Nhà thơ ý thức rất rõ về tài năng thơ ca, về giá trị đích thực của mình - Trời khen: “văn thật tuyệt”, “văn trần được thế chắc có ít ”, “đẹp như sao băng”, mạnh như mây chuyển”, “êm như gió thoảng, tinh như sương. Dầm như mưa sa, lạnh như tuyết”. Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, câu cảm Kể lại việc Trời khen mình cũng chính là một hình thức tự khen. Các nhà nho trước Tản Đà đều khoe tài nhưng chữ “tài” mà họ nói tới gắn với khả năng “kinh bang tế thế”. Trước Tản Đà, chưa ai nói trắng ra cái hay, cái “tuyệt” của văn thơ mình như vậy, hơn nữa, lại nói trước mặt Trời. → Ý thức cá nhân ở nhà thơ đã phát triển rất cao. ⇒ Tản Đà tìm đến tận trời để bộc lộ tài năng thơ ca của mình, thể hiện “cái tôi” rất “ngông”, táo bạo.Giọng kể rất đa dạng, hóm hỉnh, nhà thơ có ý thức gây ấn tượng cho người đọc. 2/ Câu 53 → câu 98 : Tản Đà trò chuyện với trời: a) Tản Đà tự xưng tên tuổi: “Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn Quê ở Á châu về Địa cầu Sông Đà, núi Tản, nước Nam Việt” Nhịp thơ linh hoạt từ 4/3 chuyển sang 2/2/3, giọng thơ dí dỏm: Tản Đà “tâu trình” rõ ràng về họ tên, “xuất xứ” của mình trong hẳn một khổ thơ . - Nguyễn Du xưng tự chữ (Tố Như), Nguyễn Công Trứ xưng biệt hiệu (Hi Văn), còn Tản Đà xưng đầy đủ họ tên, quê quán → thể hiện ý thức cá nhân , ý thức dân tộc rất cao ở Tản Đà. b) Khát vọng của thi nhân: Khát vọng thực hiện việc “thiên lương” cho nhân gian Thiên lương: lương tri (tri giác trời cho); lương tâm (tâm tính trời cho); lương năng (tài năng trời cho) → Tản Đà ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ với đời, khát khao được gánh vác việc đời, đó cũng là một cách tự khẳng định mình. c) Hoàn cảnh thực tại của thi nhân: - “thực nghèo khó, thước đất cũng không có, văn chương hạ giới rẻ như bèo ” Thân phận nhà văn cũng rất rẻ rúng trong xã hội thực dân nửa phong kiến → Ý thức về bản thân, khát vọng “thiên lương” >< hoàn cảnh thực tại - “Sức trong non yếu ngoài chen rấp Một cây che chống bốn năm chiều” → tương phản, ẩn dụ : nhà thơ phải chống chọi với nhiều vấn đề phức tạp trong nghề nghiệp và trong cuộc sống. - “Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết” : [...]... cuộc sống - Bài thơ được miêu tả với nhiều hình tượng đặc sắc, chi tiết tiêu biểu, gợi cảm, ngơn ngữ tinh tế, hàm súc 4.Củng cố:- Hãy nêu cảm nhận chung về bút pháp thơ của Hàn Mặc ? 5.Dặn dò:- Hướng dẫn bài mới: Chi u tối (Mộ) - Hồ Chí Minh Trường THPT Bắc Bình Tiết8 5 Đặng Xn Lộc CHI U TỐI Giáo án Ngữ văn 11 Ngày 2 tháng 02 năm 2014 Hồ Chí Minh A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Cảm nhận tình u, sự gắn... trong câu thơ? - Liên hệ với hồn cảnh sáng tác của bài thơ, em có nhận Đặng Xn Lộc Giáo án Ngữ văn 11 + Cách cảm nhận thời gian: Chim bay về tổ báo hiệu thời gian của buổi chi u tối Ca dao: “Chim bay về núi tối rồi" Trong Truyện Kiều: “Chim hơm thoi thóp về rừng” Huy Cận: “Chim nghiêng cánh như bóng chi u sa” - Hình ảnh thơ mang dáng dấp Đương thi: + Có cảnh chim bay về rừng tìm chốn ngủ (động từ “qui”:... trò nhà văn, nhà thơ trong nền văn học dân tộc - Các bước chuẩn bị để viết tiểu sử: - HS đọc văn bản Lương Thế Vinh - Tìm hiểu đối tượng viết (ai?) - Sưu tầm các nguồn tài liệu để thu thập các thơng tin cần thiết - Xác định nội dung cơ bản cần tóm tắt Trường THPT Bắc Bình Đặng Xn Lộc Giáo án Ngữ văn 11 - Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh: - Lương Thế Vinh sinh năm... sở vũ trường đã bị lơi ra ánh sáng Đấy là nơi tụ tập, nhậu nhẹt, thuốc lắc đưa thanh niên và học sinh đến cuối sứ mê li, cùng trời khống đãng mà bỏ qn mục tiêu phấn đấu của đời mình Khơng có mục đích nào khác là tập trung cho học tập, cho những sinh hoạt lành mạnh Thay thế vào vũ trường là Trường THPT Bắc Bình Đặng Xn Lộc Giáo án Ngữ văn 11 sinh hoạt văn hóa văn nghệ Hãy xa lánh với thuốc lá và rượu... cần đạt I LOẠI HÌNH NGƠN NGỮ: Thế giới có trên 5.000 ngơn ngữ, qua đối chi u, so sánh, các nhà ngơn ngữ thấy rằng: có sự giống nhau cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giữa ngơn ngữ này với một số ngơn ngũ khác Dựa trên những sự giống nhau đó các nhà ngơn ngữ học xếp các ngơn ngữ (trên 5.000) vào một số loại hình Quen thuộc nhất là : + Ngơn ngữ đơn lập (Việt, Thái, Hán ) + Ngơn ngữ hòa kết (Nga, Pháp,... tích cực với một tinh thần nhân văn mới Trường THPT Bắc Bình Đặng Xn Lộc Giáo án Ngữ văn 11 4.Củng cố :-Hầu trời chưa phải là bài thơ hay nhất của TĐ nhưng đã minh chứng rõ nhất cho người của 2 thế kỉ, là cây cầu nối giữa thơ TĐ và HĐ 5.Dặn dò : +Hoàn chỉnh các bài luyện tập ở lớp +Học thuộc một số đoạn thơ của bài thơ +Soạn TV “Nghóa của câu” tt Tiết 78 NGHĨA CỦA CÂU tt Xem tiết 74 Ngày 25 tháng 01... Đặng Xn Lộc Giáo án Ngữ văn 11 + Xét ví dụ (a): - Tơi (vế 1) là chủ ngữ Tơi (vế 2) là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho - Về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hồn tồn khơng có sự khác biệt nào giữa tơi (vế 1) và tơi (vế 2) ⇒ Chúng ta cũng có nhận xét tương tự khi so sánh anh ấy (vế 1) và (vế 2) + Xét ví dụ (b): - I (tơi): chủ ngữ; me (tơi): phụ ngữ - He (anh ấy): chủ ngữ; him (anh... liếng còn một bụng văn đó” → khẩu ngữ → nhà thơ phải chun tâm với nghề, khơng ngừng học hỏi, mở mang vốn sống - "Văn chương hạ giới rẻ như bèo Kiếm được đồng lãi thực rất khó Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều” → NT so sánh, điệp ngữ → viết văn là một nghề kiếm sống, có người bán, người mua, có thị trường tiêu thụ, khơng dễ chi u độc giả - Văn đã giàu thay, lại lắm lối” (câu 53): khẩu ngữ gần gũi đời... Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 Trường THPT Bắc Bình Đặng Xn Lộc Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 88-89: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT Tháng 02 năm 2014 A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Hiểu được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Vận dụng được những tri thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt đểhọc tập tiếng Việt và ngoại ngữ thuận lợi hơn B... Xn Lộc Giáo án Ngữ văn 11 d) Nội dung chủ đề: - Bài thơ thể hiện trạng thái hưng phấn, sung sướng khi tiếp thu ánh sáng mặt trời chân lí, là lời tự nguyện của 1 thanh niên u nước giác ngộ lí tưởng CM gắn bó với quần chúng, đấu tranh cho những người lao khổ - Bài thơ dùng hình thức thơ mới, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng của thiên nhiên để thể hiện niềm vui sướng, bừng ngộ khi tiếp cận ánh sáng chân . ®ỵc ý nµo, bµi viÕt linh 4.Củng cố : Nhận xét, rút kinh nghiệm. 5. Dặn dò : Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 HẦU TRỜI Ngày 15 tháng 01 năm 2014 Tiết 76 Tản Đà A - MỤC. Xuân Diệu rất tích cực với một tinh thần nhân văn mới Trường THPT Bắc Bình Đặng Xn Lộc Giáo án Ngữ văn 11 4.Củng cố :-Hầu trời chưa phải là bài thơ hay nhất của TĐ nhưng đã minh chứng rõ nhất. Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 Câu 2: SGK Anh (chị) đã bác bỏ cả hai. Vậy nên rút ra kết luận gì và đề xuất một vài kinh nghiệm học ngữ văn tốt nhất. Lấy ví dụ minh họa. dân áo vải.

Ngày đăng: 11/09/2014, 15:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan