1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

28 6,6K 50

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Xuyên suốt chiều dài lịch sử thì quốc hiệu một biểu tượng quốc gia Việt Nam, gắn bó chặt chẽ với lịch sử. Quốc hiệu là một trong các biểu tượng của quốc gia các nước, là tên gọi của mỗi nước, biểu tượng quốc gia để chỉ các yêu tố cấu thành mang chất lượng tượng trưng cho một quốc gia. Chính vì là một trong bốn biểu tượng quốc gia Việt Nam: “Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc hiệu, Quốc thiều” nên quốc hiệu cũng là yếu tố không thể thiếu, mang những đặc điểm của các quốc gia dân tộc, thể hiện chủ quyền và cấu thành nên quốc thể. Với việc đi nghiên cứu quốc hiệu Việt Nam thì ta cần làm sáng tỏ rằng: Quốc hiệu Việt Nam là một biểu tượng quốc gia, là yếu tố để khẳng định vị thế cũng như chủ quyền của một nước, tìm hiểu theo chiều dài của lịch sử dựng nước và cứu nước. Tìm được ý nghĩa của quốc hiệu theo từng thời kỳ, phát huy truyền thống của cha ông.

A. PHẦN MỞ ĐẦU Theo như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, chúng ta thế hệ trẻ thời nay cần phải hiểu biết lịch sử để có thể giúp ích cho xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay và sau này. 1. Lí do chọn vấn đề Xuyên suốt chiều dài lịch sử thì quốc hiệu- một biểu tượng quốc gia Việt Nam, gắn bó chặt chẽ với lịch sử. Quốc hiệu là một trong các biểu tượng của quốc gia các nước, là tên gọi của mỗi nước, biểu tượng quốc gia để chỉ các yêu tố cấu thành mang chất lượng tượng trưng cho một quốc gia. Chính vì là một trong bốn biểu tượng quốc gia Việt Nam: “Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc hiệu, Quốc thiều” nên quốc hiệu cũng là yếu tố không thể thiếu, mang những đặc điểm của các quốc gia dân tộc, thể hiện chủ quyền và cấu thành nên quốc thể. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với việc đi nghiên cứu quốc hiệu Việt Nam thì ta cần làm sáng tỏ rằng: Quốc hiệu Việt Nam là một biểu tượng quốc gia, là yếu tố để khẳng định vị thế cũng như chủ quyền của một nước, tìm hiểu theo chiều dài của lịch sử dựng nước và cứu nước. Tìm được ý nghĩa của quốc hiệu theo từng thời kỳ, phát huy truyền thống của cha ông. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và qua đó đánh giá nhận xét về ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam. Quốc hiệu Việt Nam thay đổi khá nhiều theo dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nó còn biểu lộ sự tiến hóa của quốc gia dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. 4. Lịch sử nghiên cứu Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, đất nước Việt Nam phải bao nhiêu đời dựng nước và giữ nước: công cuộc dựng nước của các vua Hùng, công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của các triều đại phong kiến Đinh-Lê-Trần-Nguyễn,… rồi đến sự nghiệp đánh tan giặc ngoại xâm, bọn đế quốc, thực dân của nhân dân và các anh hùng liệt sỹ. Tính theo thời gian lịch sử thì quốc hiệu Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ thời Văn Lang- Âu Lạc, mở đầu là nhà nước Văn Lang (690 TCN) cho đến công cuộc đánh đuổi đế quốc Mỹ giải phóng hoàn toàn miền nam Việt Nam, thống nhất đất nước năm 1976 và cho đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Quốc hiệu là một chủ đề rất rộng và có nhiều tài liệu khác nhau nói về chủ đề này nhưng chúng ta nên tìm hiểu, phân tích và chọn lọc nó theo các nguồn lịch sử trong sách, các tác phẩm nghiên cứu của các nhà sử học. Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp lô gic, phương pháp tổng hợp. Từ đó phân tích, chứng minh và chỉ ra ý nghĩa của quốc hiệu theo từng thời kỳ khác nhau. 6. Bố cục tiểu luận Để tìm hiểu về quốc hiệu chúng ta hãy đi theo bố cục từng phần như sau: Phần I. Định nghĩa quốc hiệu Phần II. Quốc hiệu Việt Nam theo thời kỳ lịch sử Phần III. Ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử • Mang ý nghĩa chủ quyền quốc gia và chủ quyền lãnh thổ của mình, đặc trưng cho nền văn hóa, gắn với thời kỳ từ năm 690TCN đến 208 TCN. • Thể hiện các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư dân chủ thể của quốc hiệu vào thời kỳ độc lập, sự ngang bằng với nước láng giềng Trung Hoa, sự áp đặt của các triều đại phong kiến, từ năm 502 TCN đến năm 1840. • Trong thời cận và hiện đại, quốc hiệu thường biểu lộ thể chế chính trị hay ước muốn chính trị của quốc gia, từ năm 1945 đến nay. Phần IV. Ý nghĩa quốc hiệu Việt Nam hiện nay • Về mặt chính trị • Về mặt bản chất • Về mặt pháp lý • Về ngoại giao • Về tính thẩm mỹ B. NỘI DUNG QUỐC HIỆU VIỆT NAM Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu (tên chính thức của quốc gia) khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những tên được dùng chính thức hoặc không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam. Nó còn biểu lộ sự tiến hóa của quốc gia và dân tộc Việt qua các thời kỳ lịch sử. I. ĐỊNH NGHĨA QUỐC HIỆU  Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia.  Quốc hiệu là một biểu tượng của một nước nên không thể thiếu được, thể hiện chủ quyền, mang những đặc điểm của quốc gia dân tộc đó.  Quốc hiệu có nhiều ý nghĩa: -Nó biểu lộ chủ quyền của quốc gia trên vùng lãnh thổ của mình. Nó có thể khác với tên địa lý được gắn cho vùng đất hay vùng dân cư đó. Ví dụ: Chiêm Thành là tên Việt Nam gọi người Chàm, tên Giao Chỉ thường dùng để chỉ giống dân Cổ Việt trong vùng Bắc Việt Nam ngày xưa, nó khác với quốc hiệu Văn Lang thường được gán cho thời kỳ tiền sử . Đó là phương diện địa lý của quốc hiệu. -Quốc hiệu cũng thường biểu lộ các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư dân chủ thể của quốc hiệu. Nó là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao và bang giao quốc tế. Ví dụ: cho đến trước năm 1804 Việt Nam luôn luôn có hai quốc hiệu : một quốc hiệu dùng trong nước như Đại Cồ Việt, Đại Việt nhưng mặt khác người Trung Hoa láng giềng phương Bắc lại gọi Việt Nam là An Nam. -Trong thời cận và hiện đại, quốc hiệu thường biểu lộ thể chế chính trị hay ước muốn chính trị của quốc gia. Ví dụ: Quốc hiệu có thể nhấn mạnh về chế độ chính trị như chế độ xã hội hay cộng sản như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hay chế độ cộng hòa như Việt Nam Cộng Hòa. Đối với Việt Nam, chúng ta có đầy đủ những quốc hiệu theo địa lý hay chính trị theo dòng lịch sử vẻ vang của dân Việt. II. QUỐC HIỆU VIỆT NAM THEO THỜI KỲ LỊCH SỬ Quốc hiệu Việt nam qua các thời kỳ có tên gọi khác nhau. Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.  Nhà nước Văn Lang (690-258 TCN): Vua Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang  Âu Lạc (257 – 208 TCN): An Dương Vương chiếm Văn Lang, lập nước Âu Lạc đóng đô ở Cổ Loa.  Vạn Xuân (544-602): Lý Bôn tự xưng Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên.  Đại Cồ Việt (968-1054): Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán mở đầu thời kỳ độc lập của nước ta nhưng phảỉ đợi đến năm 968 Đinh Tiên Hoàng dẹp được 12 sứ quân, thống nhất đất nước, mới đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Năm 972, Trung Hoa chính thức công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, nhưng vẫn phong cho Vua Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận Vương.  Đại Việt (Nhà lý, 1054-1804): Tuy vậy Trung Hoa tiếp tục gọi Đai Cồ Việt là An Nam và coi như là một phiên thuộc.Năm 1054, Lý thánh Tông đổi quốc hiệu là Đại Việt. Quốc hiệu Đại Việt được dùng trong nhiều thời kỳ đến tận năm 1804.  Đại Ngu (1400-1407): Nhà Hồ đặt quốc hiệu là Đại Ngu.  Việt Nam(1804-1884): Trung Hoa công nhận quốc hiệu Việt Nam.  Đại Nam (1820-1840): Năm 1831, Vua Minh Mạng đổi thành Đại Nam. Trong triều đại Minh Mạng tên nước lại được đổi là Ðại Nam nhưng cái tên Việt Nam vẫn tồn tại rộng rãi khắp nơi trong văn chương, kinh tế và xã hội.  Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945- 2/7/1976): ngày 2/9/145, bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã khai sinh ra Việt Nam dân chủ cộng hòa.  Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/7/1976 đến nay): sau khi giải phóng hoàn toàn miền nam, đất nước Việt Nam quy tụ lại và Thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, Việt Nam còn có những Quốc hiệu khác như: Nam Việt (208- 111 TCN), An Nam (679-938), Việt Nam (9/3/1945-24/8/1945), Quốc gia Việt Nam (8/3/1949- 26/10/1955)Việt Nam cộng hòa (26/10/1955-30/4/1975). Như vậy, Quốc hiệu của Việt Nam rất phong phú qua từng thời kỳ và cũng chính từ đó làm nên những bản sắc văn hóa cũng như những ý nghĩa riêng tượng trưng. III. Ý NGHĨA CỦA QUÔC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ Theo phần định nghĩa về quôc hiệu và căn cứ vào quốc hiệu qua các thời kỳ mà chúng ta có thể chia quốc hiệu mang ba ý nghĩa đặc trưng và chia làm ba thời kỳ 1. Mang ý nghĩa chủ quyền quốc gia và chủ quyền lãnh thổ của mình, đặc trưng cho nền văn hóa, gắn với thời kỳ từ năm 690TCN đến 208 TCN Lịch sử của nhiều quốc gia dân tộc như Trung Quốc, Nhật, Việt, thường bắt đầu bằng những huyền thọai. Chính trong những truyện truyền kỳ thần thọai, tuy có thể do người đời sau sáng tác ra, nhưng đã lưu truyền trong nhiều ngàn năm nên có thể ẩn chứa những dấu vết văn hóa lịch sử.Giống như vậy, quốc hiệu Việt Nam trong thời huyền sử cũng ẩn chứa những dấu vết của nền văn hóa Cổ Việt thời xa xưa và khẳng định chủ quền của mình. a. Quốc hiệu Văn Lang (690- 258 TCN) -Theo những thư tịch cổ sử thì vào đời các vua Hùng, chưa có văn tự rõ ràng. Văn Lang có nghĩa là quốc gia của những người có văn học, chứng tỏ không thua kém dân phương bắc. -Văn Lang (chữ Hán: 文郎) được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN. -Ðầu thời kỳ đồ đồng, những bô lạc người Việt sống ở miền Bắc và phía Bắc trung tâm Việt Nam. Tính ra có khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng cao nguyên mièn Bắc và miền châu thổ sông Hồng Hà, hơn 12 nhóm Âu Việt sống nơi miền Ðông Bắc. Ðể tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù Họ có khuynh hướng gom tụ lại thành một nhóm to lớn hơn. Trong số những bộ lạc Lạc Việt, Văn Lang là mạnh nhất . Những bộ lạc Lạc Việt được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người cầm đầu tự xưng là Hùng Vương (các vua Hùng). -Cách thứ nhất cho rằng: Vì tổ tiên ta có tục xăm mình nên khi lập quốc mới nhân đó mà đặt quốc hiệu là Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích này nằm ngay trong tính phổ biến của tục xăm mình từng tồn tại trước và cả sau thời Hùng Vương hàng ngàn năm. Vì tổ tiên ta có tục xăm mình nên khi lập quốc mới nhân đó mà đặt quốc hiệu là Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích này nằm ngay trong tính phổ biến của tục xăm mình từng tồn tại trước và cả sau thời Hùng Vương hàng ngàn năm. Sách của Trung Quốc gọi nước ta thời Hùng Vương là cũng không ngoài ý nghĩa này. -Cách thứ hai cho rằng: Vì tổ tiên ta có tục nhuộm răng và ăn trầu nên mới có tên nước là Văn lang. Những người chủ trương theo cách này giải thích: hai chữ "tân lang" (nghĩa là cây cau) nói trại ra thành Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích thứ hai này chính là tính phổ biến và sự trường tồn của tục nhuộm răng và ăn trầu. Tuy nhiên, "tân lang" là từ gốc Hán mà từ gốc Hán chỉ mới xuất hiện ở nước ta bắt đầu từ thời Bắc thuộc, tức là sau sự khai sinh của Văn Lang rất nhiều thế kỉ. -Cách thứ ba cho rằng: Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Chỗ dựa chủ yếu của những người chủ trương giải thích theo cách này là kết quả nghiên cứu của ngành Ngữ âm học lịch sử. Theo đó thì: Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Chỗ dựa chủ yếu của những người chủ trương giải thích theo cách này là kết quả nghiên cứu của ngành. Theo đó thì: Văn là người, nhóm người, tộc người, cộng đồng người, … Lang là sông, đồng nghĩa với giang, với xuyên (trong âm Hán - Việt), với khoảng (trong tiếng Lào) và với kông (trong tiếng Khmer). Ghép lại, Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Lập luận của những người chủ trương giải thích theo cách thứ ba được củng cố thêm bởi kết quả của hàng loạt những cuộc khai quật khảo cổ dọc theo lưu vực sông Hồng và sông Mã. Cảnh giã gạo thủ công thời quốc hiệu Văn Lang b. Quốc hiệu Âu Lạc (257 - 208 TCN) : - Ðời nhà Thục An Dương Vương Âu Việt đã đuổi được Trung hoa và lấy tên Âu Lạc (năm 208 trước CN). - Năm 257 TCN, nước Âu Lạc (chữ Hán: 郎郎) được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc). -Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ. -Tên nước Âu Lạc bao gồm hai thành tố Tây Âu và Âu Lạc, phản ánh ự liwwn kết giữa hai nhóm người Tây Âu và Lạc Việt, lãnh thổ Âu Lac cũng được xá nhập bởi hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Âu Lạc. Thành Cổ Loa nằm trên bờ bắc sông Hoàng Thành Cổ Loa ở Đông Anh( Hà Nội) hiện nay Với quốc hiệu Văn Lang đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam, đây là một đất nước chưa bị các ách đô hộ xâm chiếm, có tên trong lịch sử. Thời kỳ của các vị vua Hùng, thời kỳ đầu xây dựng đất nước với khí thế hào hùng của đất Việt sự sinh sôi nảy nở của 100 cái trứng nở thành 100 người con mang sức mạnh tinh thần cũng như thể lực để rồi khai hoang tạo ra các miền trù phú tươi tốt. Với quốc hiệu Âu Lạc cũng cho ta liên tưởng nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng nếu dịch theo tên quốc hiệu thì “ Lạc “ là tên một loài chim hoặc cũng có thể hiểu rằng là một loại lúa và “ Âu Lạc” là chỉ nền nông nghiệp cũng như Văn Lang, nền nông nghiệp là chính và là cơ sở hình thành đất nước. =>Như vậy ở hai Quốc hiệu của hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc thể hiện đặc trưng cho nền văn hóa lúa nước,là cái nôi của nền văn minh lúa nước, theo tiếng Hán là nông nghiệp. Đây được coi là nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam thời sơ khai dựng nước. 2. Thể hiện các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư dân chủ thể của quốc hiệu vào thời kỳ độc lập, sự ngang bằng với nước láng giềng Trung Hoa, sự áp đặt của các triều đại phong kiến, từ năm 502 TCN đến năm 1840. Sau thời kỳ dựng nước của các Vua Hùng với quốc hiệu “ Văn Lang” và “Âu Lạc” khi đã có tên trên lãnh thổ lần lượt các thế lực đô hộ phương Bắc bắt đầu xâu chiếm nước ta và dần có những Quốc hiệu mới được hình thành do các vị tướng đánh giặc và lập nên và cũng đồng thời gắn liền với chế độ chính trị khác nhau nhưng cũng khẳng định được chủ quyền của đất nước tuy vẫn còn sự phụ thuộc chế độ đô hộ, phong kiến, a. Quốc hiệu Vạn Xuân (544-602) -Vạn Xuân (chữ Hán: 萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt. -Bàn về quốc hiệu " Vạn Xuân", Đại Việt Sử kí đã cho rằng " với quốc hiệu mới, người đứng đầu nhà nước Vạn Xuân có ý mong xã tắc được bền vững muôn đời". Lí Bí là người Việt Nam đầu tiên xưng làm hoàng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối chọi Bắc, lấy Việt đối sách với Hoa đã khẳng định ý thức dân tộc, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển đất nước độc lập và tự chủ. Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm " làm bá chủ toàn thiên hạ" của hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng " nòi giống Việt phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình". b. Quốc hiệu Đại Cồ Việt (968-1053) -Nếu Vạn Xuân có thể là quốc hiệu đầu tiên của dân Việt thì Đạị Cồ Việt là quốc hiệu chính thức đầu tiên trong thời kỳ nước ta đã dành được độc lập. Sau khi dẹp xong 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua năm 968, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. - Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt: +"Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn.Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn, dù đọc theo ngôn ngữ nào - Ý nghĩa này còn được thể hiện ở hai câu đối (vẫn còn trong đền vua Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư): “Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo Hoa Lư đô thị Hán Trường An.” Nghĩa là: “Nước Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo; Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán.” Di tích Cố đô Hoa Lư c. Quốc hiệu Đại Việt (1054-1804) -Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt, nhà Lý liền cho đổi tên nước là Ðại Việt và quốc hiệu Ðại Việt được giữ nguyên đến hết thời Trần… [...]... xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn khẳng định Nhà nước Việt Nam có hình thức thể chế là cộng hòa xã hội chủ nghĩa, có chế độ chính trị dân chủ, thông nhất toàn vẹn lãnh thổ Trên đây là toàn bộ quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng như các Quốc hiệu của từng thời kỳ lịch sử của ông cha ta ngày xưa IV Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU VIỆT NAM HIỆN NAY Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia,... cho rằng Nam Việt là tên nước của Triệu Đà ngày trước, bao gồm cả vùng Lưỡng Quảng Trung Quốc Thanh triều cho đổi chữ Việt ra trước thành tên Việt Nam -Tháng giêng năm 1804, nhà Thanh sai sứ thần sang Thăng Long tuyên phong Gia Long làm Việt Nam Quốc Vương Vua Gia Long chính thức đặt quốc hiệu là Việt Nam -Ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam thể hiện ý chí độc lập, tự do của dân tộc Đất nước Việt Nam phát... (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của Lê Lợi toàn thắng Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là Ðại Việt (lãnh thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế) -Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (17881802) Chữ “Đại”được sử dụng trong các quốc hiệu -Ý nghĩa của quốc hiệu Đại Việt không có gì khác với Quốc hiệu Đại Cồ Việt Tên Đại Việt được viết trong “Dư... phát hành và ghi tên quốc hiệu trên đó Quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa trên tiền -Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949 Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này lại phải đối đầu với Việt Nam Cộng Hoà được thành lập tại miền Nam Việt Nam -Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phá tan xiềng xích nô lệ của PhápNhật, từ một... thức cả về pháp lý và trên thực tế Tên quốc hiệu “ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng về cả mặt chính trị, ngoại giao, pháp lý và bản chất của nhà nước Việt Nam hiện nay Bên canh đó tên Quốc hiệu còn có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ đối với các văn bản quy pham pháp luật hay văn bản hành chính của cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan tư pháp, cơ quan lập pháp, cơ quan có thẩm quyền... định quốc hiệu trở thành một trong các thành phần của văn bản Vì vậy, việc ghi quốc hiệu còn có ý nghĩa pháp lý quan trọng, là sự tôn trọng Hiến pháp và pháp luật -Quốc hiệu còn thể hiện chủ quyền của đất nước Việt Nam, theo thể chế chính trị độc lập, dân chủ, khẳng định với các nước trên thế giới nền chính trị và thể chế của Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội -Nước cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam là... -Đây là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976 Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày quốc khánh của Việt Nam ngày nay) Với quốc hiệu này đã khẳng định rằng nước Việt Nam là nước độc lập, tự do, tự chủ Quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa trên tem thư Sau năm 1945, sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì tiền Việt Nam cũng được phát... văn hóa, chế độ chính trị của một quốc gia Từ quốc hiệu cũng biểu tượng cho cuộc sống của nhân đân ở từng thời kỳ, nhân đân được ấm no hạnh phúc cũng thể hiện qua quốc hiệu - nền chính trị của một quốc gia như ộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện cho một nhà nước pháp quyền- nhà nước của dân, do đan và vì dân, dưới sự quản lý của nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng hay Việt Nam dân chủ cộng hòa là... vượng mà quốc hiệu Đại Ngu hướng tới chỉ tồn tại trong 7 năm ngắn ngủi Trước cuộc xâm lược của nhà Minh, nhà Hồ đã bị sụp đổ vào 4- 1407, đồng thời, chấm dứt sự tồn tại của quốc hiệu Đại Ngu e Quốc hiệu Việt Nam (1804-1884) -Ngay từ khi mới lên ngôi, vua Gia Long đã cử sứ thần sang Trung Hoa xin nhà Thanh phong vương và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt, với lý lẽ rằng Nam là “An Nam , Việt là Việt Thường”... thẩm mỹ Bắt buộc trong các văn bản cần phải cần phải có Quốc hiệu thiếu quốc hiệu, văn bản không chỉ thiếu tính trang trọng mà đối với những văn bản quản lý nhà nước còn trở thành bất hợp pháp Quốc hiệu trên văn bản hành chính nhà nước Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng nên đổi lại quốc hiệu Việt Nam thành Việt Nam dân chủ cộng hòa cho phù hợp với Việt Nam nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng giữa nguyên

Ngày đăng: 11/09/2014, 08:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w