1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của dân số tới giáo dục

21 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 459,88 KB

Nội dung

Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự áp dụng thành tựu của nó vào thực tiễn đã làm xã hội càng phát triển. Từ đó nhiều vấn đề ngày càng nảy sinh trong cuộc sống gây ảnh hưởng đến con người như tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường,… Con người có quyền được sống và phát triển hoàn thiện bản thân trong một môi trường bền vững chính vì thế các yếu tố ảnh hưởng phải được ngăn chặn và hạn chế. Muốn môi trường phát triển bền vững thì đòi hỏi đất nước đó phải có cách nhìn nhận một cách đúng đắn và có những chính sách biện pháp phù hợp. Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường bền vững đó là vấn đề dân số. Sự phát triển dân số ngày càng nhanh chóng đã tạo động lực toàn diện tới các vấn đề kinh tế xã hội, trong đó có gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học… Dân số vừa là cơ hội lại vừa là thách thức cho sự phát triển như: cơ hội dân số vàng, thách thức của mật độ dân số và gia tăng dân số, thực hiện các chính sách xã hội,…Trên thế giới hiện nay, vấn đề dân số là vấn đề đang nóng bỏng và có tính thời sự có mối quan tâm của toàn bộ nhân loại. Năm 1950 dân số thế giới là 2,5 tỷ người, năm 1987 sự ra đời của chú bé Mategơgaxpa người Nam Tư cũ thì dân số là 5 tỷ người. Như vậy sau 25 năm dân số tăng gấp đôi và bình quan tăng 92,6 ngườinăm. Năm 2009 dân số thế giới là gấn 6,77 tỷ người; năm 2011 là 7 tỷ người; năm 2013 là 7.095.217.980 người. Dân số thế giới ngày càng tăng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững về các mặt của con người và xã hội.

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự áp dụng thành tựu của nó vào thực tiễn đã làm xã hội càng phát triển. Từ đó nhiều vấn đề ngày càng nảy sinh trong cuộc sống gây ảnh hưởng đến con người như tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường,… Con người có quyền được sống và phát triển hoàn thiện bản thân trong một môi trường bền vững chính vì thế các yếu tố ảnh hưởng phải được ngăn chặn và hạn chế. Muốn môi trường phát triển bền vững thì đòi hỏi đất nước đó phải có cách nhìn nhận một cách đúng đắn và có những chính sách biện pháp phù hợp. Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường bền vững đó là vấn đề dân số. Sự phát triển dân số ngày càng nhanh chóng đã tạo động lực toàn diện tới các vấn đề kinh tế - xã hội, trong đó có gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học… Dân số vừa là cơ hội lại vừa là thách thức cho sự phát triển như: cơ hội dân số vàng, thách thức của mật độ dân số và gia tăng dân số, thực hiện các chính sách xã hội,… Trên thế giới hiện nay, vấn đề dân số là vấn đề đang nóng bỏng và có tính thời sự có mối quan tâm của toàn bộ nhân loại. Năm 1950 dân số thế giới là 2,5 tỷ người, năm 1987 sự ra đời của chú bé Mategơgaxpa người Nam Tư cũ thì dân số là 5 tỷ người. Như vậy sau 25 năm dân số tăng gấp đôi và bình quan tăng 92,6 người/năm. Năm 2009 dân số thế giới là gấn 6,77 tỷ người; năm 2011 là 7 tỷ người; năm 2013 là 7.095.217.980 người. Dân số thế giới ngày càng tăng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững về các mặt của con người và xã hội. Không chỉ là vấn đề nóng bỏng của Thế giới mà Việt Nam dưới tình hình dân số hiện nay cũng đang đứng trước cơ hội và thách thức về nhiều mặt: kinh tế- xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế,… vì sự gay gắt của dân số, thì đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để giải quyết vấn đề này, góp phần giải quyết cho dân số toàn thế giới. Vì thế chúng em xin chọn đề tài: “Tác dộng của dân số tới y tế ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Chỉ ra được thực trạng của dân số thê giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đó chỉ ra các tác động của dân số tới y tế và đề xuất một số ý kiến giảm thiểu sự tác động đó. 3. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào các thống kê của các trung tâm dự báo dân số, nguồn thông tin đại chúng, nguồn tài liệu về dân số để có các số liệu chính xác về dân số và y tế hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dân số và y tế về mức sinh, tỉ lệ gia tăng tự nhiên, vấn đề về sự bất bình đẳng dân số,…. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sự tác động của dân số đến y tế. Tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng, tỉ lệ dân số qua các năm của thế giới và nhất là nước ta. 5. Đóng góp của đề tài Chỉ ra được tác động qua lại giữa hai nhóm đối tượng này, và mang lại kết quả như thế nào đối với xã hội con người. Tỉ lệ dân số tăng với y tế thì có hậu quả gì? Thông qua đó chúng ta phải làm như thế nào để ngăn chặn và giảm bớt sự tác động đó. 6. Cấu trúc của đề tài: Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo thì bố cục tiểu luận bao gồm 3 chương : Chương I: Khái quát chung về dân số và giáo dục 1.1. Dân số là gì? 1.1.1. Khái niêm 1.1.2. Đặc điểm của dân số Việt Nam hiện nay 1.2. Y tế là gì? 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Đặc điểm của y tế Chương II: Thực trạng dân số ở Việt Nam Chương III: Tác động của dân số với y tế 3.1. Sự tác động của dân số tới y tế 3.2. Sự tác động của y tế tới dân số 3.3. Giải pháp Chương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN SỐ VÀ Y TẾ 1.1. Dân số là gì? 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ Dân số: có nguồn gốc từ tiếng La tinh: demos (dân chúng, dân cư) và granpho (mô tả) được nhà khoa học Pháp là A.Guillard đưa ra năm 1855, sau đó dược hội nghị quốc tế về Vệ sinh học và Dân số học tại Genvơ năm 1982. Dân số theo nghĩa rộng, là tập hợp những người cư trú thường xuyên và sống trên một lãnh thổ nhất định (một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính - lãnh thổ ). Theo nghĩa hẹp và dùng trong nhân khẩu học (dân số học), là một tập hợp người hạn định trong phạm vi nào đó (về lãnh thổ, về xã hội ) và có một số tính chất gắn liền với sự tái sản xuất liên tục của nó. Dân số cư trú khác với dân số có mặt ở đặc điểm là có tính ổn định và tham gia thường xuyên vào đời sống kinh tế - xã hội của khu vực nơi cư trú. Tái sản xuất dân cư là một trong nhiều loại hình tái sản xuất diễn ra trong thiên nhiên và trong xã hội; có hai nét nổi bật: 1) Tái sản xuất ra những sinh vật xã hội là con người, do đó chịu sự tác động tổng hoà của các yếu tố tự nhiên và xã hội, song không tính đến những đặc điểm hoặc những tính chất nào đó (chẳng hạn, các đặc tính nhân chủng hoặc xã hội). 2) Tái sản xuất ra những con người, không bao gồm bất kì loại di chuyển xã hội đơn thuần nào cả (di cư theo lãnh thổ, di động xã hội ). Dân số cũng được hiểu là số người hiện diện vào một thời điểm nào đó của một địa phương, một quốc gia, một tộc người hay một tầng lớp xã hội. 1.1.2. Đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay Sau 15 năm (1993 – 2008 ) thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII, về chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, tình hình dân số nước ta đã có những “mỗi cặp vợ chồng có 2 con” đã đạt được. Năm 1999, Liên hợp quốc đã tặng Giải thưởng Dân số cho Việt Nam. Để có những khuyến nghị phù hợp góp phần xây dựng và thực hiện chính sách dân số giai đoạn từ 2008 đến 2015, việc làm rõ những đặc điểm nổi bật của dân số nước ta hiện nay là vấn đề rất cần thiết. - Quy mô dân số nước ta rất lớn và vẫn đang phát triển mạnh Theo Tổng cục Thống kê, năm 2006, Việt Nam có khoảng 84.155.800 người; năm 2008, con số đó không dưới 86 triệu, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Nhưng, nếu chỉ nói đến số dân hay quy mô dân số thì chưa thể hiểu hết tình hình. Cần phải xem xét mối tương quan giữa số dân và tài nguyên, nhờ đó mà nhân loại tồn tại và phát triển. Trước hết là đất đai – thứ tài nguyên mà nếu thiếu, chúng ta cũng không nhập khẩu được. Một cách đơn giản nhất, chung nhất, người ta dùng chỉ tiêu mật độ dân số để nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và đất đai. Các nhà khoa học của Liên hợp quốc đã tính toán rằng, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km2, chỉ nên có từ 35 đến 40 người. Mật độ dân số nước ta năm 2008 lên tới gần 260 người/km2. Như vậy, ở Việt Nam, mật độ dân số đã gấp khoảng 6 – 7 lần “mật độ chuẩn”. Trên thế giới, chỉ có 4 nước (ấn Độ, Nhật Bản, Băng-la-đét, Phi-líp-pin) có dân số nhiều hơn và mật độ dân số cao hơn nước ta. Có thể khẳng định rằng: Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số rất lớn.Mặc dù vậy, dân số nước ta vẫn tăng mạnh: trong 5 năm gần đây, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1,1 triệu người, nghĩa là bằng dân số một tỉnh loại trung bình (nước ta có 39 tỉnh có dân số từ 1,1 triệu trở xuống). Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, năm 2024, dân số nước ta sẽ vượt 100 triệu người, mật độ dân số sẽ lên tới 335 người/km2. Quy mô dân số rất lớn, mật độ dân số rất cao và vẫn đang tăng mạnh như trình bày ở trên, bên cạnh việc tạo ra thị trường lớn, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, có sức hấp dẫn đầu tư, cũng góp phần không nhỏ làm trầm trọng thêm những khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện tình trạng y tế, giáo dục, nhà ở, xóa bỏ tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông… - Dân số trẻ nhưng phải đối mặt với xã hội già hóa trong tương lai gần Dân số nước ta trẻ. Năm 2006, tỷ lệ trẻ em từ 14 tuổi trở xuống là 26,3%, ở Nhật Bản, tỷ lệ này chỉ có 15%. Như vậy, nếu có khoảng 86 triệu dân như Việt Nam thì Nhật Bản chỉ có 12,9 triệu trẻ em, còn nước ta có hơn 21,2 triệu. Ngay cả khi kinh tế Việt Nam và Nhật Bản như nhau thì bài toán nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em ở nước ta cũng nặng hơn Nhật Bản gần 2 lần. Những người sinh ra sau ngày miền Nam giải phóng ước khoảng 63% tổng dân số hiện nay, còn những người dưới 45 tuổi khoảng 78%. Dân số trẻ chứa đựng tiềm năng to lớn về trí sáng tạo, sự nhanh nhạy và dễ nắm bắt những cái mới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cũng đang cho thấy, tỷ lệ trẻ em giảm khá nhanh còn tỷ lệ người cao tuổi lại đang tăng lên. Nếu năm 1979, so với tổng số dân, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi ở nước ta là 41,7% và người cao tuổi chỉ có 7% thì đến năm 2006, các tỷ lệ tương ứng là 26,3% và 9,2%. Theo dự báo, đến năm 2024, cả nước có 12.811,4 nghìn người cao tuổi, chiếm tỷ lệ 13% trong tổng dân số, vượt tiêu chuẩn xã hội già hóa và sẽ là thách thức lớn đối với hệ thống bảo hiểm xã hội. - Ở trẻ em và trẻ sơ sinh có dấu hiệu nghiêm trọng về mất cân đối giới tính Để đánh giá mức độ cân bằng giữa số nam và số nữ, người ta dùng chỉ tiêu “tỷ số giới tính”, tức là “số nam tương ứng với 100 nữ”. Theo tổng điều tra dân số năm 1979, tỷ số giới tính ở nước ta là 94,7 (có sự mất cân đối giới tính một cách đáng kể, theo hướng nam ít hơn nữ) nhưng đến năm 1999, “tỷ số giới tính” đó tăng lên 96,7, nghĩa là nhìn tổng thể, số lượng nam nữ đó gần cân bằng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, tình trạng mất cân đối giới tính lại theo hướng ngược lại là các cháu trai được sinh ra nhiều hơn các cháu gái. Xin dẫn ra một số ví dụ: (1) Theo Điều tra mức sống dân cư năm (1997 – 1998) ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ số giới tính của trẻ em từ 1 đến 4 tuổi cao nhất nước: 116, nghĩa là, trong độ tuổi từ 1 đến 4, cứ có 100 cháu gái thì tương ứng có tới 116 cháu trai. (2) Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, xử lý trên mẫu 3%, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh ở nhiều tỉnh rất cao, như: An Giang: 128; Kiên Giang: 125; Kon Tum: 124; Hải Dương: 120; Bình Phước: 119; Quảng Ninh: 118; Thanh Hóa: 116; Ninh Bình: 113… (3) Theo cuộc điều tra biến động dân số – KHHGĐ năm 2006, do Tổng cục Thống kê tiến hành, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh lên tới 110.Đây là mức cao vào hàng thứ 4 trên thế giới (Ac-mê-ni-a: 117; Gru-di-a: 116, Trung Quốc:112; Việt Nam, An-ba-ni-a: 110). Từ những số liệu trên và kết quả của nhiều cuộc điều tra khác có thể nêu giả thiết đáng tin cậy rằng: đã có sự lựa chọn của cha mẹ, sự can thiệp của y tế để sinh được con trai. Hậu quả của tình trạng “lựa chọn” này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng trong thế hệ trẻ. Đây là sự mất cân bằng vật chất rất dễ dẫn đến hậu quả xã hội rất nặng nề, như tình trạng buôn bán phụ nữ, mại dâm,… - Dân số phân bố không đều, di dân ngày càng sôi động Trong 8 vùng kinh tế – sinh thái, 42,4% dân số tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, diện tích đất đai của hai vùng này chỉ chiếm 16,6%. Mật độ dân số ở các tỉnh rất khác nhau. Năm 2006, trung bình trên mỗi km2 đất ở Hưng Yên có 1.237 người sinh sống, trong khi đó ở Kon Tum chỉ có 40 người/km2. Mặt khác, vốn pháp định đầu tư nước ngoài, giai đoạn 1988 – 2006 vào đồng bằng sông Hồng gấp 40 lần vào Tây Nguyên, vào Đông Nam Bộ gấp 81 lần. Thực trạng này chứa đựng tiềm năng di cư lớn. Những đặc trưng của di dân hiện nay, đã khác so với trước đây: Về động lực: việc làm, thu nhập (không nhất thiết là đất canh tác), hôn nhân và đoàn tụ gia đình. Về hướng: nông thôn – đô thị, Bắc – Nam; Về hình thức: đa dạng, di dân kinh tế mới, di dân định canh, định cư, di dân ổn định biên giới và di dân tự phát. Về quy mô di chuyển: ngày càng lớn. Riêng giai đoạn 1961 – 1997, đã có 5,9 triệu dân di chuyển tới các vùng theo dự án. ở Thành phố Hồ Chí Minh, luồng di dân tự do đến không ngừng tăng lên. Thí dụ, trong giai đoạn 1986 – 1990, số dân nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh là 178.196 người; giai đoạn 1994 – 1999: đã tăng lên 415.387 người, và chỉ tính riêng từ ngày 1-4-2002 đến 1-4-2003, con số này đã là 106.197 người. Sau 26 năm từ 1999 đến 2005, dân số Tây Nguyên đã tăng hơn 3 lần, chủ yếu do dân nhập cư. Tây Nguyên trở thành nơi hội tụ dân di cư từ nhiều tỉnh, thành, nhiều dân tộc và nhiều tôn giáo. Hướng di dân cũng đã thay đổi đáng kể, từ nông thôn – nông thôn phía Bắc trước năm 1975 đến di dân Bắc – Nam rồi chuyển sang hướng di dân nông thôn – đô thị và trong nước ra nước ngoài những năm gần đây. Khoảng 10 năm trở lại đây, số phụ nữ lấy chồng nước ngoài khá lớn và có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết hôn với người nước ngoài là một nguyên nhân mới, đáng kể của di dân và đang gây ra những hậu quả phức tạp về các mặt dân số, pháp lý, tâm lý xã hộ. - Tỷ lệ dân đô thị hiện còn thấp nhưng sẽ tăng mạnh trong tương lai Tỷ lệ dân đô thị phản ảnh trình độ phát triển của quốc gia. Năm 2005, tỷ lệ dân đô thị của thế giới là 47%. Nếu tính theo các châu, thì châu Âu có tỷ lệ dân đô thị là 74%, châu á: 38%, châu Phi thấp nhất cũng đạt 36%. Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2006, tỷ lệ dân đô thị ở nước ta mới chỉ đạt 27,12%. Ngay vùng đồng bằng sông Hồng có hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng, nhưng tỷ lệ dân đô thị cũng chỉ có 23,8%. Nhiều tỉnh, tỷ lệ dân đô thị chỉ chưa đến 10%, như Thái Bình: 7,2%, Hà Nam: 9,6%,… Như vậy, về đại thể, Việt Nam vẫn là mảnh đất “tam nông”: nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Quá trình công nghiệp hóa và di dân sẽ kéo theo đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đô thị sẽ mở rộng và dân số tích tụ trong khu vực đô thị sẽ tăng lên. Bộ mặt lãnh thổ, không gian sẽ thay đổi mạnh mẽ. Rõ ràng, cần có kế hoạch mở rộng phát triển các đô thị lớn để chủ động đón dòng di cư đến nhưng cũng cần tránh sự hình thành các siêu đô thị với những thảm họa về môi trường và các vấn đề xã hội bằng cách xây dựng đô thị vừa và nhỏ, tạo điều kiện phân bố dân cư hợp lý. Tính đến các dự báo dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội, nhất là quy hoạch xây dựng các công trình như đường sá, cầu cảng, nghĩa trang… để tránh những tổn thất do quy hoạch sai lầm gây nên. - Mức sinh, mức chết đều giảm mạnh nhưng còn khác nhau giữa các vùng Để đo lường mức sinh, người ta dùng nhiều chỉ tiêu, thông thường nhất là “tỷ suất sinh thô”. Tỷ suất này biểu thị số trẻ được sinh ra trong 1 năm, tính trung bình trên 1.000 dân. Tỷ suất sinh thô của Việt Nam năm 1957 là 44 phần nghìn, sau 50 năm đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình, tỷ suất này giảm xuống còn 17,2 phần nghìn vào năm 2007. Tuy “tỷ suất sinh thô” giảm nhiều nhưng với số dân lớn nên số trẻ em sinh ra trong một năm hiện nay vẫn tới khoảng 1,5 triệu. Số con trung bình của mỗi phụ nữ Việt Nam cũng không ngừng giảm xuống. Từ chỗ mỗi phụ nữ đến hết tuổi sinh đẻ trung bình có 6 đến 7 con, mấy năm nay gần đây, chỉ sinh 2 con tức là đã đạt “mức sinh thay thế”. Việc mỗi phụ nữ chỉ sinh 2 con, chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến sức khỏe, học vấn, việc làm, thu nhập, địa vị xã hội của họ mà còn ảnh hưởng theo hướng tích cực tới việc nuôi, dạy con cái, hạnh phúc gia đình, sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, mức sinh ở các vùng còn khác nhau: Tây Bắc, Tây Nguyên có mức sinh cao khoảng gấp rưỡi vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Năm 2007, “tỷ suất chết thô” (số người chết tính trên 1.000 dân trong năm) của toàn quốc là 5,4 phần nghìn – vào loại thấp so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Tây Bắc, tỷ lệ này cao gấp 1,5 lần Đông Nam Bộ. Đặc biệt là tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh rất khác nhau giữa các vùng. Nếu tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 10 phần nghìn thì ở Tây Bắc cao gần gấp 3 lần, tới 29 phần nghìn. Tuổi thọ trung bình ở nước ta không ngừng được nâng cao, hiện đã đạt khoảng 71 tuổi. - Chất lượng dân số có cải thiện nhưng vẫn chưa cao Chỉ số phát triển con người (The Human Development Index – HDI) được tổng hợp từ các chỉ số về kinh tế, giáo dục và sức khỏe, có thể coi là một chỉ báo về chất lượng dân số (Chỉ số này cao nhất là 1, thấp nhất là 0). Chỉ số HDI của nước ta không ngừng tăng lên, từ 0,539 năm 1992 đã tăng lên 0,733 năm 2005. Tuy nhiên so với thế giới, chỉ số HDI của Việt Nam vẫn ở thứ hạng thấp, năm 2005 chỉ xếp thứ 105 trên 177 nước được so sánh. Bên cạnh chính sách điều chỉnh số lượng, hiện nay cần xây dựng chính sách nâng cao chất lượng dân số. Nên thay mục tiêu “mỗi gia đình có 2 con” (đã đạt được) sang mục tiêu “2 con chất lượng cao” hay “2 con khỏe mạnh, có giáo dục và được đào tạo”. Cần tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thấy được ý nghĩa của bước chuyển này và tư vấn cho họ có kỹ năng thực hiện việc nuôi, dạy con cái. Đây cần được coi là nhiệm vụ mới của các cộng tác viên dân số – KHHGĐ. Sớm nghiên cứu, phổ biến, triển khai thực hiện Điều 21 Pháp lệnh Dân số: “Biện pháp nâng cao chất lượng dân số” 1.2. Y tế là gì? 1.2.1. Khái niệm? Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới, sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, nó không chỉ bó hẹp trong nghĩa là không có bệnh tật hoặc không bị thương tật. Y tế là hệ thống các biện pháp tổ chức các biện pháp cụ thể, đặc biệt là các biện pháp để dự phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.Vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh và mức tử, có nghĩa là ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất dân số. Y học và y tế là hai mặt hoạt động bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Y học đi sâu vào vấn đề nghiên cứu lý thuyết, y tế đi sâu vào các biện pháp tổ chức, chỉ đạo, thực hiện cụ thể phòng chữa bệnh trong cuộc sống. Mối quan hệ giữa dân số và y tế có tính chất tương – hỗ. Một măt ngày nay y tế tác động tới toàn bộ quá trình tái sản suất dân số, mặt khác sự “bùng nổ dân số” cũng đang tạo sức ép mạnh mẽ đối với nghành y tế. 1.2.2. Đặc điểm của y tế Lao động ngành y là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trướcsức khoẻ của con người và tính mạng của người bệnh. Là lao động hết sức khẩn trương giành giật từng giây từng phút trước tử thần để cứu tính mạng người bệnh. Là lao động liên tục cả ngày đêm, diễn ra trong điều điện không phù hợp của quy luật sinh lý con người làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ nhân viên y tế, trực đêm, ngủ ngày và ngược lại. Nghề y lao động trong môi trường không thuận lợi, không phù hợp với tâmlý con người. Tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại, lây nhiễm, hoá chất, chất thải môi trường bệnh viện. Là lao động cực nhọc căng thẳng (đứng mổ hàng chục tiếng đồng hồ, tiếp xúc với tác nhân gây bệnh lây, lao, phong, HIV, AIDS.) Chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi không thoả mãn nhu cầu của họ trong khi điều kiện đáp ứng không có, người thầy thuốc không thể thực hiện được. Bác sỹ luôn tiếp xúc với những người có sức khỏe về thể chất và tinh thần không bình thường. Người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, họ luôn lo lắng bức xúc với tình trạng bệnh tật của mình. Vì vậy họ buồn phiền, cáu gắt dễ có phản ứng phức tạp, nếu như trình độ nhận thức hiểu biết chưa tốt, thiếu giáo dục, thiếu bản lĩnh thì họ sẽ có những hành vi không đúng mức với thầy thuốc - những người đang tìm cách cứu sống họ. Khi trong gia đình có người bị bệnh cả nhà lo lắng đưa người bệnh đến cơ sở y tế, họ yêu cầu người thầy thuốc và bệnh viện quá mức trong lúc đáp ứng của bệnh viện không có thể, họ coi trách nhiệm của bệnh viện là phải đáp ứng nhu cầu của họ mà không thấy trách nhiệm của mình là phải hợp tác với bệnh viện để tìm mọi cách tốt nhất điều trị người bệnh. Do đó dễ gây thắc mắc, căng thẳng giữa thầy thuốc và người bệnh. Nghề y là một nghề vất vả, có nguy cơ bệnh nghề nghiệp cao. Đồng thời nghề y là một nghề thầm lặng, đòi hỏi phải học suốt đời Chương II THỰC TRẠNG DÂN SỐ Ở VIỆT NAM Hiện nay nước ta đã dẫn bước từ một nước chậm phát triển sang một nước phát triển thì chiến lược về quy mô và cơ cấu về dân số có sự thay đổi rõ rệt so với các thời kì trước. Hơn nữa nước ta vẫn là một nước có nền nông nghiệp là chủ yếu nên cần nhiều sức lao động, do đó đây là cơ sở cho sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng. Từ thời Hùng Vương dân số nước ta mới có khoảng gần triệu người nhưng trải qua quá trình hình thành dựng nước và giữ nước số dân tăng dần theo từng năm. Đặc biệt trong thế kỉ XX dân số nước ta gia tăng rất nhanh. Năm 1945, dân số nước ta mới có 23 triệu người ; năm 1960 dân số là 30 triệu người. Trong vòng 15 năm dân số đã tăng thêm 7 triệu người. Năm 1979 dân số nước ta là 52,4 triệu người ; năm 1989 là 64,7 triệu người ; năm 1999 là 76,3 triệu người. Sự bùng nổ dân số bắt đầu xuất hiện, cứ khoảng từ 10 năm trở lên dân số nước ta lại tăng thêm 10 triệu người. Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu. Năm 2005 là 83,2 triệu, xếp thứ ba ở Đông Nam Á và thứ 13 thế giới.  Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1931 - 1960 (1,85%), 1965 - 1975 (3,0%), 1979 -1989 (2,13%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2003 (1,35%) Sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hoá và thể lực của giống nòi. Nếu xu thế này cứ tiếp tục diễn ra thì tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí gây ra những nguy cơ về nhiều mặt. Các quan điểm trên thế giới hầu hết đều cho rằng giữa dân số và kinh tế luôn có mối quan hệ tương tác theo cả hai chiều. Trong hoàn cảnh này thì dân số tăng sẽ có lợi về kinh tế những trong hoàn cảnh khác thì ngược lại vì phát triển kinh tế không chỉ đơn thuần dựa vào nguồn nhân lực. Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng. Bởi vậy, quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất tiêu dùng và tích luỹ của xã hội. Đúng vào lúc dân số thế giới đạt tới con số 3 tỷ người và dân số Việt Nam vừa vượt qua con số 30 triệu người thì Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 về việc sinh đẻcó hướng dấn với mục đích: “Vì sức khoẻ của bà mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận trong gia đình và để nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn chu đáo”.  Sau nhiều năm phán đấu kiên trì và gian khổ, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở nước ta đã có chuyển biến đáng kể và đạt kết quả đáng khích lệ. - Lấy năm 1960 làm mốc, lúc đó số con trung bình của họ và 6,39 con (tương đương với mức sinh tiềm năng) ; đến năm 1975 tức sau 14 năm thực hiện sinh đẻ có kế hoạch là 5,25 con; năm 1985 là 3,95 con; năm 1994 là 3,1 con ; năm 1999 là 2,3 con và năm 2002 là 2,28 con. - Tỷ lệ sinh con cũng ngày càng giảm. Năm 1960, tỷ lệ sinh ở miền Bắc là 43,9% ; đến năm 1975 giảm xuống còn 33,2%. Sau khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, tỷ lệ sinh giảm rất nhanh, năm 1994 giảm còn 2,53%; năm 2000 còn 1,90%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 cũng giảm dần nhưng chưa ổn định. Không dừng ở đó nước ta còn thực hiện các kế hoạch dân số khác nhau và dân số nước ta vẫn tiếp tục giảm căn bản: Theo Tổng cục Thống kê năm 2006, Việt Nam có khoảng 84.155.800; năm 2008 con số đó không dưới 86 triệu, là nước đông dân thứ 13 thế giới. Năm 2013 dân số nước ta đạt con số 90 triệu người. [...]... tránh thai Sức ép của gia tăng dân số đã làm biến đổi cơ cấu hoạt động và cơ cấu tổ chức của ngành y tế 3.2 Tác động của y tế tới dân số 3.2.1 Y tế tác dộng đến mức chết Chất lượng chăm sóc y tế ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sử dụng biện pháp tránh thai của dân số Khi dân số trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ trọng cao thì nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai tăng lên Ngành dân số có nhiệm vụ tuyên... của dân số Việt Nam giai đoạn 1998 - 2005 Với thực trạng dân số hiện nay, mặc dù có sự giảm nhưng vẫn là yếu tố cần quan tâm đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân vì nó ảnh hưởng tới tất cả các mặt kinh tế , xã hội, giáo dục, chính trị, văn hóa, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, … Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ VỚI Y TẾ 3.1 Tác động của dân số đối với hệ thống y tế 3.1.1 Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân. .. thương tật Cơ cấu dân số là cơ sở để xác định cơ cấu của hệ thống y tế Mỗi nhóm tuổi khác nhau có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau và thường mắc các loại bệnh đặc trung khác nhau Như vậy, quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng của nó tác động trực tiếp đến nhu cầu khám và chữa bệnh Quy mô dân số lớn, tốc độ dân số cao đòi hỏi quy mô của hệ thống y tế (số bệnh viện, số cơ sở y tế, số giường bệnh, số y bác sĩ…) cũng... các biện pháp y tế nhằm phòng, tránh và làm giảm nguy cơ dẫn tới các hiện tượng gia tăng dân KẾT LUẬN Qua đề tài Tác động của dân số với y tế ở Việt Nam” không những đưa cho ta những bức tranh sinh động về sự biến động dân số nước ta trong thời kỳ vừa qua thông qua những chỉ tiêu phản ánh: quy mô, tốc độ gia tăng dân số, sự ảnh hưởng của nó tới các lĩnh vực đặc biệt là y tế Đối với sinh viên như chúng... Tạp chí Cộng sản 2 Bài 16 : Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta, Địa lý 12, Nxb Giáo dục, 2012 3 Dân số Việt Nam : Những điểm nổi bật, PGS TS Nguyễn Đình Cử, Nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội 4 Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) Về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, ngày 14... lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến hệ thống y tế Nhiệm vụ của hệ thống y tế là khám chữa bệnh và chăm sóc sực khỏe cho nhân dân Vì vậy, quy mô dân số quyết định số lượng y bác sĩ và số lượng cơ sở y tế Nếu ta gọi H là số lần khám và chữa bệnh của mỗi người trong một năm (cầu về dịch vụ y tế của mỗi người dân) D là tổng số lượt người khám chữa bệnh trong năm đó (tổng cầu về dịch vụ y tế của một nước trong... của trẻ em sau khi sinh đã tác động gián tiếp làm giảm mức sinh Các chỉ báo đánh giá sự chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân, nâng cao chất lượng dân số như: chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em – được tiêm chủng vắc xin, số nhà hộ sinh trên tổng dân, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng – số cơ sở y tế, số giường bệnh, số nhân viên y tế trên 10.000 dân, …;... phố lớn có mật độ dân số cao Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ của hệ thống y tế Ở những nơi có mật độ dân số quá thấp, một cán bộ hay một cơ sở y tế chỉ phục vụ được ít dân Ngược lại, nếu mật độ dân số quá cao, không đủ cán bộ và các phương tiện y tế cần thiết thì xảy ra tình trạng ngược lại Nhiều bệnh nhân không được chăm sóc đầy đủ dẫn đến tử vong tăng lên Mật độ dân số quá thấp hoặc... kiến thức về dân số cũng như về sự tác động của nó tới xã hội và con người Từ đó, chúng ta tự nhận thấy mình có trách nhiệm như thế nào và đua ra những định hướng và giải pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất nước thực hiện mục tiêu đã đề ra: “ Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đưa đất nước phát triển kịp tiến độ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tác động tương hỗ của các yếu tố dân số và phát...Biểu đồ 1 : Dân số Việt nam giai đoạn 1950 – 2010 và dự báo đến năm 2100 Tuy nhiên, cùng với xu hướng biến động của dân số thế giới, dân số Việt Nam cũng đang chịu những tác động lớn trong thay đổi về mức sinh, mức chết, tình trạng già hoá và vấn đề di cư… - Mức sinh, mức chết giảm nhưng có sự khác nhau giữa các vùng: tỷ suất sinh thô của Việt Nam năm 1957 là 44%o Sau 50 năm . III: Tác động của dân số với y tế 3.1. Sự tác động của dân số tới y tế 3.2. Sự tác động của y tế tới dân số 3.3. Giải pháp Chương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN SỐ VÀ Y TẾ 1.1. Dân số là gì? 1.1.1 XX dân số nước ta gia tăng rất nhanh. Năm 1945, dân số nước ta mới có 23 triệu người ; năm 1960 dân số là 30 triệu người. Trong vòng 15 năm dân số đã tăng thêm 7 triệu người. Năm 1979 dân số. 2013 dân số nước ta đạt con số 90 triệu người. Biểu đồ 1 : Dân số Việt nam giai đoạn 1950 – 2010 và dự báo đến năm 2100 Tuy nhiên, cùng với xu hướng biến động của dân số thế giới, dân số Việt

Ngày đăng: 17/09/2014, 19:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w