I. Con số thực tế của việt nam và các nước trên thế giới Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục LHQ (UNESCO), trên thế giới hiện có 100 triệu người mù chữ, trong đó 45,5% là cư dân châu Á-Thái Bình Dương.Các nước có tỷ lệ mù chữ cao nhất châu lục này là Ấn Độ (34,6%), Trung Quốc (11,3%), Bangladesh (6,8%), Pakistan (6,2%) và Indonesia (2,4%). Bản báo cáo có tên Giám sát tình hình giáo dục toàn cầu năm 2006 cũng cho biết các quốc gia và lãnh thổ gồm Trung Quốc, Brunei, Ma Cao, Maldives, Singapore và Thái Lan sẽ nhanh chóng giảm bớt số người mù chữ do những nỗ lực về giáo dục của mình. Theo UNESCO, ngoài tác động từ thiên tai thì mức học phí cao, chất lượng giáo dục kém và ngân sách giáo dục ít ỏi đã đẩy tỷ lệ mù chữ tăng cao. Các nước châu Á, đặc biệt là các nước có dân số đông có tỉ lệ mù chữ rất cao. -Ở Ireland, hầu hết các dân cư trên đảo đều có trình độ đại học. Ở các nước Bắc Âu việc khuyến khích học tập trong mọi tầng lớp nhân dân là điều tự nhiên. -Ở Nhật, có tới 1/3 số phụ nữ có trình độ đại học - Ở các nước Đông Nam Á (năm 2003)hạngQuốc Gia% dân số biết đọc/viếtDân số(bổ sung sau)72Thái Lan92.674singapo92.582Việt Nam90.387Myanma89.789malaysia88.795Indonesia87.9127Cambodia73.6135Lao68.7147Đông Timor68.6Mặc dù tỉ lệ mù chứ chỉ là một phần trong khi đánh giá về giáo dục của một quốc gian nhưng những con số trên cũng phần nào thể hiện mối quan hệ giữa dân số và giáo dục cũng như là những vấn đề xã hội khác II.Bạn nghĩ gì về gì về giáo dục? Thế nào là giáo dục? Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục? Dân số có liên quan đến nhiều hoạt động, nhiều khía cạnh khác nhau của đời sông kinh tế-xã hội, ảnh hưởng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc vào nhu cầu, trình độ và khả năng phat triển của mỗi nước trong mỗi thời kỳ. Với các vấn đề xã hội, dân số cũng có những tác động không nhỏ, đặc biệt là với giáo dục vốn được coi là quốc sách của mỗi quốc gia trên thế giới, vậy thì vấn đề đặt ra là giữa dân số và giáo dục có mối quan hệ tác động qua lại lại như thế nào
Trang 1DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC
I.Con số thực tế của việt nam và các nước trên thế giới
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục LHQ (UNESCO), trên thế giới hiện có 100 triệu người mù chữ, trong đó 45,5% là cư dân châu Á-Thái Bình Dương.
Các nước có tỷ lệ mù chữ cao nhất châu lục này là Ấn Độ (34,6%), Trung Quốc (11,3%), Bangladesh (6,8%), Pakistan (6,2%) và Indonesia (2,4%) Bản báo cáo có tên Giám sát tình hình giáo dục toàn cầu năm 2006 cũng cho biết các quốc gia và lãnh thổ gồm Trung Quốc, Brunei, Ma Cao, Maldives, Singapore và Thái Lan sẽ nhanh chóng giảm bớt số người mù chữ do những nỗ lực về giáo dục của mình Theo UNESCO, ngoài tác động từ thiên tai thì mức học phí cao, chất lượng giáo dục kém và ngân sách giáo dục ít ỏi đã đẩy tỷ lệ mù chữ tăng cao
Các nước châu Á, đặc biệt là các nước có dân số đông có tỉ lệ mù chữ rất cao
-Ở Ireland, hầu hết các dân cư trên đảo đều có trình độ đại học Ở các nước Bắc Âu việc khuyến khích học tập trong mọi tầng lớp nhân dân là điều tự nhiên
-Ở Nhật, có tới 1/3 số phụ nữ có trình độ đại học
- Ở các nước Đông Nam Á (năm 2003)
hạng Quốc Gia % dân số biết đọc/viết Dân số(bổ sung sau)
Mặc dù tỉ lệ mù chứ chỉ là một phần trong khi đánh giá về giáo dục của một quốc gian nhưng những con số trên cũng phần nào thể hiện mối quan hệ giữa dân số và giáo dục cũng như là những vấn đề xã hội khác
II.Bạn nghĩ gì về gì về giáo dục? Thế nào là giáo dục? Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục?
Dân số có liên quan đến nhiều hoạt động, nhiều khía cạnh khác nhau của đời sông kinh tế-xã hội, ảnh hưởng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc vào nhu cầu, trình độ và khả năng phat triển của mỗi nước trong mỗi thời kỳ Với các vấn đề xã hội,
Trang 2dân số cũng có những tác động không nhỏ, đặc biệt là với giáo dục vốn được coi là quốc sách của mỗi quốc gia trên thế giới, vậy thì vấn đề đặt ra là giữa dân số và giáo dục có mối quan hệ tác động qua lại lại như thế nào
III Khái niệm
1 Giáo dục
Cho đến nay, chưa có một định nghía thống nhất thế nào là giáo dục
Nhưng ngắn gọn ta có thể hiểu là: giáo dục là tất cả các dạng hoạt động nhằm cung cấp tri thức và kinh nghiệm của loài người cho thế hệ sau
2 Đào tạo
Đào tạo được hiểu là một dạng đặc thù của giáo dục,trong đó nó hướng về giáo dục chuyên môn và nghề nghiệp
3 các hình thức tổ chức
Giáo dục được tiến hành ở nhiều nơi: nhà trường, gia đình, trong xã hội, do các tổ chức sản xuất, kinh doanh, các tổ chức chính trị, tôn giáo, đoàn thể xã hội, các cụm dân cư Nhưng nơi tổ chức giáo dục có hệ thống nhất vẫn là nhà trường
Người ta phân chia giáo dục thành các loại: giáo dục chinh quy, giáo dục không chính quy và giáo dục phi chíh quy
a.Giáo dục chính quy
-Là nội dung học tập theo một khung chương trình đã được nhà nước quy định
sẵn.
Nó được tiến hành bởi 1 đội ngũ giảng viên được trả lương và sử dụng thường xuyên trong khuôn khổ 1 chương trình cố định Kiểu giáo dục này đặc trưng bởi tính đồng nhất, tính cứng rắn và những cấu trúc ngang-dọc- và có tiêu chí nhập học được
áp dụng chung Kiểu giáo dục này định hướng vào sự phổ cập, sự nối tiếp, sự chuẩn hoá và thể chế hoá giáo dục là những biện pháp bảo đảm ở 1 mức đọn nhất định tính liên tục
b.Giáo dục không chính quy
Ví dụ: sau khi học xong 1 bằng đại học chuyên ngành nào đó, người học
muốn học thêm về quản lý kinh tế, tin học hayngoại ngữ trong một vài tháng, tại một trung tâm đào tạo nào đó, việc học tập đó có thể tiến hành trong nhà trường hay ngay tại các cơ quan, xí nghiệp… Việc giáo dục theo hình thức này gọi là giáo dục không chính quy
Năm 1973, coombs và cộng sự đã đề nghị một định nghĩa về giáo dục không chính quy được chấp nhận rộng rãi là;
Trang 3“Bất kỳ một hoạt động giáo dục nào được tổ chức bên ngoài hệ thống chính quy đã được xác lập… nhằm phục vụ khách hàng và những mụ tiêu được xác định.”
Nói ngắn gọn ta có thể hiểu giáo dục không chính quy là việc học tập theo yêu cầu của người học
c.Giáo dục phi chính quy
Ví dụ: các hoạt động truyền bá giá trị văn hoá, đạo đức, những thái độ
chung, những mô hình hành vi của cộng đồng, xuất phát từ các bậc cha mẹ, nhà thờ, các hội, các tổ chức văn hoá…
Ta có thể hiểu là kiểu học ngẫu nhiên, xảy ra liên tục hàng ngày, không được cấu trúc và tổ chức, bao gồm những dạng hoạt động giáo dục phi cấu trúc
Trong GDPCQ, giáo dục là một quá trình thẩm thấu giữa người học và môi trường, thể hiện vào sự tích luỹ tri thức và kỹ năng cá nhân trong suốt thời gian sống, lấy
từ môi trường không cấu trúc
d.giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường
-Giáo dục nhà trường được nhất trí là đồng nghĩa với giáo dục chính quy
- Giáo dục ngoài nhà trường được hiểu là giáo dục không chính quy và giáo dục phi chính quy
IV.Vai trò của giáo dục trong phát triển
Giáo dục có quan hệ mật thiết với các quá trình dân số Hôị nghị dân số và phát triển tổ chức tại cairo Ai Cập 1994 nhấn mạnh giáo dục là nhân tố cơ bản trong sự phát triển bền vững, là một thành phần của phúc lợi và là phương tiên dể cá nhân nhận được kiến thức
- Giáo dục góp phần làm giảm tỉ lệ sinh, giảm tỉ lệ tử vong, tăng quyền năng và vị thế của của phụ nữ, nâng cao chất lượng dân số Cả cung và cầu giáo dục sẽ quyết định trình độ học vấn của dân số nói riêng và chất lượng dân số nói chung
- Không thể phủ nhận 1 điều rằng, hầu hết những quốc gia có nền kinh tế phát triển đều là những quốc gia có trình độ dân trí khá cao Những ví dụ điển hình như Nhật Bản, Mĩ, Phần Lan, các nước Bắc Âu… Bởi vì có một điều mà các nhà kinh tế học cũng phải thừa nhận rằng: rốt cuộc không phải nguồn vốn hay nguồn nguyên liệu, mà chính là nguồn nhân lực sẽ quyết định tính chất và bước đi cúa công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của nước đó
- Con người sẽ không thể thoat khỏi đói nghèo, dịch bệnh… là nhu cầu
tự nhiên trong một xã hội phát triển (giáo trình/ trang 291)
Trang 4Giáo dục để nâng cao dân trí là quốc sách Mục tiêu giáo dục trong thế kỷ này
là tạo nên một xã hội học tập, hoc tập suốt đời để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước
V Các chỉ tiêu đánh giá giáo dục
- Các đặc trưng:
+ Tính đaị chúng
+ Tính nhân văn, dân tộc và nhân loại
+ Tính hiện đại
+ Sự bình đẳng về cơ hội học tập và giá trị học vấn giữa các nhóm xã hội
- Các chỉ tiêu:
a Về số lượng
+ Tỉ lệ học sinh đến trường,
+ Tỷ lệ người lớn mù chữ hay biết chữ
+ Số học sinh, sinh viên tính trên 10.000 dân
+ Số năm đi học trung bình
b Về chất lượng: Là một lĩnh vực phức tạp, mà sản phẩm của giáo dục là nhân cách học sinh Các tiêu chí đang được dùng phổ biến trên thế giới để đánh giá
chất lượng giáo dục là: Kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau khi kết thúc một cấp học, bậc học nào so với chuẩn được đề ra trong mục tiêu giáo dục.
- Những điều kiên để đảm bảo chất lượng
+ Số học sinh, sinh viên trên 1 giáo viên
+Trình độ giáo viên
+Tình hình trang thiết bị, phương tiên cho dạy và học
+Chi phí bình quân cho 1 học sinh, sinh viên
Trong đó 2 chỉ tiêu mà các nước đang phát triển rất quan tâm là tỷ lệ học sinh đén trường, đặc biệt là phổ thông và tỉ lệ người lớn mù chữ Các chỉ tiêu này phản ánh trình độ và xu hướng phát triển của nền giáo dục và chính sách giáo dục của mỗi một quốc gia Nâng cao tỷ lệ trẻ em đến trường đặc biệt là học sinh tiểu học theo tuổi, và giảm tỷ lệ người mù chữ là mục tiêu chung của các quốc gia Do vậy, để đánh giá về
sự phát triển chung, Liên hiệp quốc sử dung thước đo về chỉ số giáo dục
Thông tin thêm: chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam:………(tìm
thông tin sau)
Chỉ số về giáo dục của Việt Nam:………
VI Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục
Ảnh hưởng của dân số tới giáo dục
1.Quy mô dân số ảnh hưởng tới quy mô giáo dục
- Quy mô của ngành giáo dục: được hiểu là số lượng trường học, lớp học, cán bộ, công nhân viên chức làm việc trong nghành giáo dục, phương tiện dạy và học, đầu tư cho giáo dục
Công thức tổng nhu cầu đi học trong 1 năm (hay tổng số người đi học trong tổng
dân số): = P.e trong đó: e% là nhu cầu đihọc trong năm của 1 quốc gia
Trang 5P là quy mô dân só của nước đó
Rõ ràng là, tổng nhu cầu học tập phụ thuộc vào quy mô dân số(P) của nước đó và nhu cầu học tập của mỗi cá nhân Do đó, Khi quy mô dân số tăng lên thì quy mô nghành giáo dục phải tăng theo và ngược lại
Nhu cầu đi học tăng, phải tăng số giáo viên, số trường học, lớp học, sách vở và các phương tiện phục vụ cho học tập và giảng dạy.Đối với các nước đang và kém phát triển do dân số trẻ, số trẻ em trong độ tuổi đi hoc lớn, còn người lớn lại có nhu cầu nâng cao thêm trình độ cua mình để đáp ứng nhu cầu của công việc thường ngày trong cuộc sống để phat triển kinh tế gia đình và xã hội, do vậy nhu cầu học lại càng lớn Mặt khác ở các nước đang và kém phat triển thì lục lượng lao động trong nông thôn chiếm tỉ trọng cao, mà thu nhập hàng năm cua họ rất thấp so với khu vực thành thị Do vậy họ cũng muốn con cái họ thoát ra khỏi cảnh nghèo đói hiện tạilà chỉ còn cách cho con đi học đến nơi đến chốn, Đây cũng là nguyên nhân tăng nhu cầu về giáo dục
Ví dụ (Bảng ở trong giáo trình)
Qua bảng số liệu trên, dân số việt Nam từ năm 1995 đến năm 2000 tăng từ 72,5
tr lên 78 tr, số lớp mẫu giáo cũng tăng theo từ 66,9 nghìn lên 87,1 nghìn Số giáo viên mẫu giáo tăng thêm 28,3 nghìn
2.Cơ cấu dân số ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu của hệ thống giáo dục
Mô hình cơ cấu hệ thống giáo dục bao gồm nhiềi thành tố như:
+ Cơ cấu trình độ: Gồm các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo dẫn đến
bằng cấp hoặc không bằng cấp
+ Cơ cấu loại hình: Gồm trong nhà trường, ngoài nhà trường
+ Cơ cấu ngành nghề
+ Cơ cấu lãnh thổ: Gồm thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, vùng khó khăn, hãi đảo xa xôi…
+ Cơ cấu xã hội (giới tíng, già trẻ, giàu nghèo….)
+ Cơ cấu quản lý (trung ương, địa phương, tự quản, liên doanh…)
Một nước có cơ cấu dân số trẻ, số trẻ em trong độ tuổi đi học lớn, để đáp ứng nhu cầu đó, số lượng trường học, lơpứ học, giáo viên, đầu tư cho các cấp học ban đầu như mẫu giáo, tiểu học sẽ tăng lên, có nghĩa là quy mô nghành giáo dục phải tăng theo
và cơ cấu giáo dục phải thay đổi giống như một hình chóp nhọn, đáy rộng Số lượng
cơ sở vật chất dành cho cấp I> cấp II> cấp III… Như vậy, cơ cấu dân số ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu trình độ hay cơ cấu khung của hệ thống giáo dục Giáo dục tiểu học chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống giáo dục Đặc biệt ở những nước có mức sinh cao , số lượng trẻ em đi nhà trẻ, mẫu giáo sau đó là tiểu học ngày càng lớn
Cơ cấu dân số còn nảh hưởng đến quy mô hệ thống giáo dục ( trường, lớp, giáo viên, đầu tư,….)
3.Phân bố dân cư ảnh hưởng tới giáo dục
Tình trạng phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, miền sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu khung và cơ cấu lãnh thổ của ngành giáo dục Những nơi
có mật độ dân số quá lớn, nhu cầu học của người dân tăng cao Thông thường, những
Trang 6nơi có mật độ dân số cao thường là nơi có điều kiện phát triển kinh tế và xã hội hơn những vùng khác Những vùng này yêu cầu conngười có trình độ chuyên môn và tay nghề cao để đáp ứng kịp sự phát triển của kinh tế xã hội, và khoa học kĩ thuật Nhiều khi, do chất lượng giáo dục ở các vùng này cao hơn các vùng có dân cư thưa thớt, hoac vung sâu vùng xa, cho nên nhu cầu để có một vốn tri thức nhất định, để tìm được một chỗ làm ổn định họ phải di chuyển về thành thị để học tập Điều này lại làm tăng quy
mô giáo dục, ảnh hường tới cơ cấu cấp học, ngành học
CÒn các vung thưa thớt dân cư, do điều kiện về mức sống, hạn hẹp về trình độ nhận thức, và sự cản trở của điều kiện địa lý nên họ không có điều kiện cho con em tới trường, tinh trạng bỏ học giữa chừng cao
4.Chất lượng dân số ảnh hưởng đến chất lưọng giáo dục
Quy mô gia đình nhỏ tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục cho con cái Các nhân tố ban đầu trong cuộc đời đứa trẻ: sức khoẻ và thói quen ăn uống của người mẹ trong suốt thời kì mang thai, sức khoẻ và tình trạng dih dưỡng của bản thân đứa trẻ trong suốt thời kì đầu của cuộc sốg, thu nhập và điều kiện sống của gia đình….sẽ quyết địh liệu đứa trẻ hoạt động tốt hay không trong nhà trườ và trong cuộc sống sau này
Hầu hết các công trình nghiên cứu thành tích học tập đều nêu ra 4 nhân tố quan trọng trong việc xác định nhân tố mọt đứa trẻ là:
Môi trường gia đình bao gồm mức thu nhập, học vấn của cha mẹ, điều kiện nhà
ở, số con trong gia đình….
Tác đọng qua lại của nhóm cùng độ tuổi, nghĩa là loại trẻ em mà một đứa bé giao tiếp
Nhân cách, tức là trí thông minh và các khả năng mà đứa bé được thừa hưởng Dinh dưõng và sức khoẻ ban đầu.
Nếu một đứa trẻ vào trường mà thiếu cả 4 nhân tố trên, như thường xảy ra với trẻ em nghèo, thì quá trình đào tạo ít tác động tới nó và nó sẽ bỏ học giữa chừng
Tỉ lệ trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy din dưỡng còn khá cao, có tới trên 1/3
só trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân và thấp còi Điều này nảh hưởng trực tiếp tới chất
lượng nguồn lao động trong tưong lai
Ở Việt Nam, gia tảng dân số cao, kết hợp với đói nghèo, khó khăn về kinh tế
gia đình là nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng bỏ học giữa xhừng Việt Nam trong giai đoạn 1990-1996: cả nứoc có 38,4% học sinh phổ thông bỏ học vì điều kiện kinh tế khó khăn, trong đó khu vực thành thị là32.5% và nông thôn là 41.4%