Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
828,36 KB
Nội dung
1 1. ÐẶT VẤN ÐỀ Giun đũa chó có tên khoa học là Toxocara canis, đó là một loại ký sinh trùng có hình dáng, kích thước giống giun đũa ở người, sống trong ruột chó, trứng theo phân chó ra ngoài. Giun đũa mèo có tên khoa học là Toxocara cati. Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo là một bệnh do ấu trùng (AT) giun đũa chó/mèo gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, không phụ thuộc vào nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên tiến vẫn có khả năng nhiễm và thậm chí tỷ lệ nhiễm cao. Người bị nhiễm bệnh do tình cờ nuốt trứng có ấu trùng của Toxocara spp nhiễm trong đất, nước, thức ăn do chất phóng uế bừa bãi của những con chó bị nhiễm bệnh. Các ấu trùng đi vào trong ruột, di chuyển đến nội tạng, nơi đây chúng có thể sống nhiều năm ở dạng tự do hay hóa kén nhưng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành. Ngoài ra, người có thể nhiễm do ăn thịt thú vật không nấu chín. Các nghiên cứu cho thấy, những quần thể người có tỷ lệ huyết thanh dương tính Toxocara spp cao thường ở những nơi có nhiều chó bị nhiễm Toxocara spp. Môi trường bị ô nhiễm trứng nhiều, trẻ em có thói quen nghịch đất. Ở nước ta, chó/mèo được nuôi không kiểm soát, thả rong, phân chó gặp ở khắp nơi, số mẫu đất có nhiễm trứng giun đũa chó/mèo thay đổi từ 5-26% tùy theo từng vùng sinh địa cảnh nên mọi người đều có nguy cơ nuốt phải trứng của chúng. Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng có thể là do mầm bệnh được phát tán ra ngoài ngoại cảnh đồng thời người dân đã có ý thức đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm. Đặc biệt ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, bệnh do ấu trùng giun đũa chó/mèo đang trở 2 thành vấn đề lo lắng cho sức khỏe của người dân trong khu vực. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng nhiễm Toxocara spp tại một số xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm, 2011-2012” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và ở môi trường bằng kỹ thuật ELISA tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định (2011-2012). 2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người. 3 2. NỘI DUNG 2.1. KHÁI QUÁT ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - 800 người dân (khoảng 200 hộ gia đình) từ5 tuổi trở lên thuộc 2 xã Nhơn Hưng và Nhơn Phong, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. - Mẫu đất, phân chó được thu lượm tại các điểm nghiên cứu. 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: 2 xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. - Thời gian nghiên cứu: 2011-2012 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 2.1.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.1.3.2. Cách chọn mẫu - Chọn mẫu nghiên cứu theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. - Kỹ thuật lấy mẫu: + Khung mẫu: Danh sách hộ gia đình của 2 xã (200 hộ). + Đơn vị lấy mẫu: Hộ gia đình. + Đơn vị quan sát: Các cá thể trong gia đình được chọn. + Kỹ thuật lấy mẫu: Kỹ thuật ngẫu nhiên hệ thống. 2.1.3.3. Cỡ mẫu * Cỡ mẫu cho nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo: - Theo công thức tính cỡ mẫu cho một điều tra cắt ngang, số người cần khảo sát cho một điểm nghiên cứu theo công thức dịch tễ học mô tả: n = Z 2 (1- /2) x pq = 1,96 2 x 0,2 x ( 1- 0,2 ) = 384 d 2 0,04 2 Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn: Z = 1,96; α = 0,05 4 p = 0,2 (Theo kết quả điều tra của Viện sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn năm 2009 tại Bình Định). q = 1 - p = 0,8 p = 0,2 d = 0,04 Cỡ mẫu chúng tôi tính được là 384, chọn n ≈ 400 người cho mỗi điểm nghiên cứu. - Kỹ thuật xét nghiệm ELISA tìm kháng thể ấu trùng giun đũa chó/mèo: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ Kit Toxocara ELISA của Mỹ sản xuất, với độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 88%. Một số hình ảnh của bộ Kit do Mỹ sản xuất: (Nguồn: www.rapidtest.com) Hình 2.1. Hình ảnh bộ Kit Toxocara ELISA của Mỹ sản xuất 5 * Cỡ mẫu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành (KAP)của người dân về phòng chống bệnh giun đũa chó/mèo: Sau khi tiến hành lấy máu xét nghiệm, chúng tôi tiến hành phỏng vấn tất các đối tượng có xét nghiệm ELISA từ 15 tuổi trở lên và người bảo hộ của những đối tượng dưới 15 tuổi về kiến thức, thái độ và thực hành đối với bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo của người dân tại mỗi điểm nghiên cứu. Những trường hợp đối tượng dưới 15 tuổi và người bảo hộ trong cùng một gia đình thì chỉ phỏng vấn những người trên 15 tuổi. * Xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa chó trên chó tại cộng đồng qua xét nghiệm phân: Điều tra xét nghiệm phân chó để tìm trứng giun đũa chó; mỗi điểm xét nghiệm 50 mẫu phân chó. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật xét nghiệm phân chó tìm trứng theo phương pháp ly tâm lắng cặn với Formalin ether. * Xác định sự phát tán của trứng giun đũa chó ra ngoại cảnh: Mỗi điểm xét nghiệm 100 mẫu đất để tìm trứng hoặc trứng có ấu trùng giun đũa chó trong đất; mỗi mẫu đất khoảng 100 gam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định sự tồn tại của trứng giun đũa chó ở ngoại cảnh bằng xét nghiệm đất Romanenko. Mẫu đất được thu lượm từ các điểm nghiên cứu tại cộng đồng 2 xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. * Phương pháp phân tích: Xét nghiệm công thức máu (bằng máy huyết học 18 thông số Celltac α, Nihon Koden + soi lam): Số lượng bạch cầu bình thường: 4,0-9,0 x 10 3 /µl máu. 6 Xác định tỷ lệ bạch cầu ái toan (Eosinophil) bằng cách lấy máu giọt mỏng, nhuộm giêm sa, soi lam và tính theo công thức: % Eosinophil = Sau khi đếm tỷ lệ bạch cầu ái toan trên giọt máu mỏng được nhuộm Giêm sa, tiến hành quy đổi số lượng tuyệt đối dựa vào số lượng bạch cầu. Tỷ lệ bạch cầu ái toan bình thường: 1-4% Số lượng bạch cầu ái toan bình thường: 40-350/µl máu Các mức độ tăng bạch cầu ái toan (Theo Franklin và CS., 1998): + Tăng nhẹ: từ 350-1.500/µl máu hay 4-7%. + Tăng trung bình: > 1.500-5.000/µl máu hay > 7-10%. + Tăng cao: > 5.000/µl máu hay > 10%. 2.1.3.4. Phương pháp thu thập số liệu Kết quả xét nghiệm máu, phân, đất và phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu đều nhập vào mẫu thu thập số liệu. 2.1.3.5. Các chỉ số nghiên cứu - Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo trên người: Tỷ lệ nhiễm (%) - Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên chó tại cộng đồng: 7 Tỷ lệ nhiễm (%) - Kiến thức về đường lây bệnh giun đũa chó/mèo. - Kiến thức về tác hại của bệnh giun đũa chó/mèo. - Kiến thức về các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa chó/mèo. - Thái độ của người dân về sự nguy hại của bệnh giun đũa chó/mèo. - Thực hành chung về khả năng phòng chống bệnh giun đũa chó/mèo. 2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.2.1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và ở môi trường bằng kỹ thuật ELISA tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định (2011-2012) 2.2.1.1. Đặc điểm chung về địa điểm nghiên cứu và các đối tượng nghiên cứu * Về địa điểm nghiên cứu: - Vị trí địa lý: + Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc-Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông). Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108 0 4'00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông). Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) 8 thuộc thành phố Quy Nhơn (có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông). Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào. + An Nhơn là một huyện đồng bằng, phát triển theo hướng công nghiệp và đô thị hóa. Thị xã nằm dọc theo trục đường quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km về hướng Tây Bắc. Về địa giới hành chính: Phía Đông giáp huyện Tuy Phước, phía Tây giáp huyện Tây Sơn và huyện Vân Canh, phía Nam giáp huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh, phía Bắc giáp huyện Phù Cát. Trung tâm hành chính của huyện đặt tại thị trấn Bình Định trước đây, là trung tâm giao lưu kinh tế- văn hóa xã hội trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định. Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã An Nhơn 9 - Địa hình: Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng là cồn vát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây. Các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh là: + Vùng núi: Nằm về phía tây bắc và phía tây của tỉnh. Đại bộ phận sườn dốc hơn 20°. Có diện tích khoảng 249.866 ha, phân bố ở các huyện An Lão (63.367 ha), Vĩnh Thạnh (78.249 ha), Vân Canh (75.932 ha), Tây Sơn và Hoài Ân (31.000 ha). Địa hình khu vực này phân cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, là nơi phát nguồn của các sông trong tỉnh. Chiếm 70% diện tích toàn tỉnh thường có độ cao trung bình 500-1.000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Còn lại có 13 đỉnh cao 700-1000m. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá. + Vùng đồi: Tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích khoảng 159.276 ha (chiếm khoảng 10% diện tích), có độ cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10° đến 15°. Phân bố ở các huyện Hoài Nhơn (15.089 ha), An Lão (5.058 ha) và Vân Canh (7.924 ha). + Vùng đồng bằng: Tỉnh Bình Định không có dạng đồng bằng châu thổ mà phần lớn là các đồng bằng nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa 10 hình và khí hậu, các đồng bằng này thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Độ cao trung bình của dạng địa hình đồng bằng lòng chảo này khoảng 25–50 m và chiếm diện tích khoảng 1.000 km². Đồng bằng lớn nhất của tỉnh là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Kôn, còn lại là các đồng bằng nhỏ thường phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các chân núi và ven biển. + Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Trong tỉnh có các dãi cát lớn là: dãi cát từ Hà Ra đến Tân Phụng, dãi cát từ Tân Phụng đến vĩnh Lợi, dãi cát từ Đề Gi đến Tân Thắng, dãi cát từ Trung Lương đến Lý Hưng. Ven biển còn có nhiều đầm như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm Thị Nại; các vịnh như vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng Mới ; các cửa biển như Cửa Tam Quan, cửa An Dũ, cửa Hà Ra, cửa Đề Gi và cửa Quy Nhơn. Các cửa trên là cửa trao đổi nước giữa sông và biển. Hiện tại ngoại trừ cửa Quy Nhơn và cửa Tam Quan khá ổn định, còn các cửa An Dũ, Hà Ra, Đề Gi luôn có sự bồi lấp và biến động. - Sông ngòi, ao hồ: + Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía đông dãy Trường Sơn. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn. Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông có nhiều luồng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ và các công trình che chắn nên thoát [...]... Tình hình nhiễm trứng giun đũa Toxocara spp ở đất tại một số điểm của Quảng Ngãi và Đăk Lăk”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 17, Số 1/2013, tr 122-126 10 Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương (2012), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun Toxocara spp ở một số điểm tại Bình Định và Gia Lai”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 16, Số 3, tr 90-95 TIẾNG ANH... biết đến với cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay - Hành chính: Huyện An Nhơn có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 10 xã: Thị trấn Bình Định, xã Nhơn Hưng, xã Đập Đá, xã Nhơn Thành, xã Nhơn Hòa, xã Nhơn An, xã Nhơn Phong, xã Nhơn Hạnh, xã Nhơn Hậu, xã Nhơn Mỹ, xã Nhơn Khánh, xã Nhơn Phúc, xã Nhơn Lộc, xã Nhơn Tân, xã Nhơn Thọ 12 * Về đối tượng nghiên cứu: Bảng 2.1 Tuổi trung bình. .. TIẾNG VIỆT 1 Lê Trần Anh (2012), Một số đặc điểm dịch tễ học Toxocara trên bệnh nhân mày đay mãn tính nhiễm Toxocara tại Viện 103”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Số 4, tr 52-57 2 Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn (2011), Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara sp tại một số điểm của tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi”, Tạp chí Y học thực hành Bộ Y tế, Số 796, tr 183-185... lệ nhiễm cao hơn người lớn phải chăng do các yếu tố như đất, cát, phân chó… Người được xem là vật chủ tình cờ của Toxocara canis và liên quan đến chu kỳ của bệnh tiêu hóa phải trứng từ môi trường Các trứng bị nhiễm đào thải bởi chó đã được phân lập trong các sân vườn, công viên các nơi vui chơi công cộng Trứng Toxocara spp có thể tồn tại trong đất vài tháng đến vài năm, lệ thuộc vào môi trường Một. .. trứng/100 gam đất, tại các hộ không nuôi chó từ 0,9-2,1 trứng/100 gam đất 3.2 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ Ở NGƯỜI * Một số yếu tố nguy cơ do thói quen, tập quán sinh hoạt: Tỷ lệ người dân có ăn rau sống: 26,5%; uống nước lã: 16,8%, tiếp xúc đất, 32 nghịch đất: 14,9%; bồng bế chó/mèo: 11,8% Không có sự liên quan giữa ăn rau sống, uống nước lã với nhiễm ấu trùng giun... kết hợp tỷ lệ mắc của nhiễm Toxocara spp và mày đay mãn tính Tình trạng nhiễm Toxocara spp thường liên quan tới tình trạng kinh tế, xã hội, nơi sinh sống (nông thôn hay thành thị), những nghề hay tiếp xúc với đất như nông dân sẽ có tỷ lệ nhiễm cao hơn nhưng tỷ lệ hiện mắc mày đay không 21 khác biệt giữa trình độ học vấn, chủng tộc, nghề nghiệp hay thu nhập Tỷ lệ nhiễm Toxocara spp ở nông thôn cao hơn... + Toàn tỉnh Bình Định có nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích tưới tiêu trong mùa khô Trong đó có thể kể tên một số hồ lớn tại các huyện trong tỉnh như: hồ Hưng Long (An Lão); hồ Vạn Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê (Hoài Ân); hồ Mỹ Bình (Hoài Nhơn); hồ Hội Sơn và Mỹ Thuận (Phù Cát); hồ Diêm Tiêu, Hóc Nhạn và Phú Hà (Phù Mỹ); hồ Định Bình, Thuận Ninh (Tây Sơn); hồ Núi Một (Vân Canh - An Nhơn);... Demirci và cs (2010), trẻ em nam bị nhiễm bệnh cao hơn so với trẻ em nữ (41,97% so với 20,94%) [19] Theo Mohammad Taghi Rahimi và cs (2013), nam bị bệnh (60,0%), nữ bị bệnh (40,0%) [20] Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương và cộng sự về tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp tại một số điểm của tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi (2011), tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara spp tại. .. 2.2.2.2 Một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người Bảng 2.22 Một số yếu tố nguy cơ do thói quen, tập quán sinh hoạt Xã Số điều tra Ăn rau Uống Tiếp xúc đất, Bồng bế sống nước lã nghịch đất chó/mèo 29 Nhơn Phong 400 127 77 70 60 Nhơn Hưng 400 112 57 49 34 800 239 134 119 94 Tỷ lệ (%) 26,5 16,8 14,9 11,8 - - Cộng - - p > 0,05 Nhận xét: Kết quả phỏng vấn 800 người thuộc 200 hộ gia đình tại 2 xã. .. chó/mèo 31 3 KẾT LUẬN 3.1 TỶ LỆ NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ TRÊN NGƯỜI VÀ Ở MÔI TRƯỜNG BẰNG KỸ THUẬT ELISA TẠI 2 XÃ THUỘC HUYỆN AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (2011-2012) * Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người: - Tỷ lệ người bị bệnh trong cộng đồng: Tại 2 điểm nghiên cứu có 126/800 trường hợp bi bệnh, chiếm tỷ lệ 15,75% - Tuổi của nhóm đối tượng bị bệnh: Nhóm bệnh nhân từ 5 đến dưới 15 tuổi: 18,25%; nhóm . nghiên cứu: Thực trạng nhiễm Toxocara spp tại một số xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm, 2011-2012 với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm ấu. giun đũa chó trên người và ở môi trường bằng kỹ thuật ELISA tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định (2011-2012) . 2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm ấu trùng giun đũa. Chương và cộng sự về tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp tại một số điểm của tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi (2011), tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara spp tại 2 xã Điện An và