Hệ thống sấy nóng thường được phân loại theo phương pháp cung cấp nhiệt: + Hệ thống sấy đối lưu: Trong hệ thống sấy này, vật liệu sấy nhận nhiệt bằng đối lưu từ một dịch thể nóng mà thôn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của rất nhiều người
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy T.S Trần Đại Tiến đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt những kinh nghiệm quí báu, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn bộ môn công nghệ chế biến đã tạo điều kiện thụân lợi cho tôi thực tập và mượn thiết bị để thực hiện thí nghiệm tại phòng và tại phòng thí nghiệm máy và thiết bị lanh
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy công tác tại phòng thí nghiệm máy và thiết bị lạnh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thiết kế lắp đặt mô hình sấy ứng dụng năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân và những người bạn đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành tốt đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta là một nước có bờ biển dài va mặt nước rộng lớn Động vật và các nguồn lợi khác của biển vô cùng phong phú Nó đem lại cho chúng ta một tiềm năng về các mặt hang thủy sản và kinh tế là rất lớn
Mực ống là loài nhuyễn thể chân đầu có giá trị kinh tế và dinh dưỡng rất cao, nguồn lợi và sản lượng khai thác lớn Song nhìn chung các sản phẩm chế biến từ mực chủ yếu dưới dạng nguyên liệu hoặc làm khô nhưng có chất lượng thấp Do đó sản phẩm chưa có sức hút mạnh đối với người têu dùng đồng thời khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế còn khiêm tốn
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội và mức sống ngày càng cao của người tiêu dùng cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác thì các phương pháp cải tiến để sản xuất thực phẩm là một yếu tố không thể không nói đến Trong đó công nghệ sấy đóng vai trò quan trọng trong công nghệp và đời sống, đặc biệt là ngành thuỷ sản Đây được coi là ngành có nhiều tiềm năng và thế mạnh của đất nước ta Mà mục đích cần đạt được là những tiêu chí như: Tăng chất lượng,
hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế
Hiện nay nhu cầu về xuất khẩu và tiêu thụ mặt hàng khô có chất lượng cao ngày càng tăng Đòi hỏi phải có phương pháp chế biến hữu hiệu mang lại hiệu quả kinh tế, sản phẩm thuỷ sản nói chung và mực khô nói riêng có chất lượng cao nhất
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên tôi được Khoa Chế Biến, Trường Đại Học Nha Trang giao cho đồ án tốt nghiệp:
“Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt mô hình sấy ứng dụng năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu ”
Đề tài được thực hiện với các nội dung sau:
+ Tổng quan
+ Thiết kế lắp đặt mô hình thiết bị sấy
+ Thử nghiệm sấy mực ống lột da
+Kết quả nghiên cứu và thảo luận
+ Kết luận và đề xuất ý kiến
Trang 3Trong thời gian thực hiện đề tài tôi nhận được sự giúp đỡ hưỡng dẫn tận tình
của thầy T.S Trần Đại Tiến, cùng với sự nghiên cứu tìm tòi học hỏi đến nay tôi đã
hoàn thành cơ bản các nội dung của đề tài
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian còn hạn chế và bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học cùng với trang thiết bị phòng thí nghiệm còn thiếu nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn
Nha Trang, tháng 07 năm 2008
SVTH: Lê Thanh Tuấn
Trang 4ChươngI: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẤY
− Vận chuyển ẩm từ các lớp bên trong ra bên ngoài
− Vận chuyển ẩm từ lớp bề mặt của vật liệu sấy vào môi trường không khí
1.2 Mục đích của quá trình sấy
Hệ thống sấy nóng thường được phân loại theo phương pháp cung cấp nhiệt:
+ Hệ thống sấy đối lưu: Trong hệ thống sấy này, vật liệu sấy nhận nhiệt bằng đối lưu từ một dịch thể nóng mà thông thường là không khí nóng hoặc khói lò + Hệ thống sấy tiếp xúc: Trong hệ thống sấy tiếp xúc, vật liệu sấy nhận nhiệt
từ một bề mặt nóng Như vậy, trong các hệ thống sấy tiếp xúc người ta tạo độ chênh
Trang 5phân áp suất hơi nước nhờ tăng phân áp suất hơi nước trên bề mặt vật liệu sấy Trong số này chúng ta thường gặp hệ thống sấy lô và hệ thống sấy tang…
+ Hệ thống sấy bức xạ: Trong hệ thống sấy bức xạ, vật liệu sấy nhận nhiệt từ một nguồn bức xạ để ẩm dịch chuyển từ trong lòng vật liệu sấy ra bề mặt và từ bề mặt khuếch tán vào môi trường Như vậy, trong hệ thống sấy bức xạ người ta tạo ra
độ chênh phân áp suất hơi nước giữa vật liệu sấy và môi trường chỉ bằng cách đốt nóng vật
+ Các hệ thống sấy khác: Ngoài ba hệ thống sấy trên, trong các hệ thống sấy nóng còn có các hệ thống sấy dùng dòng điện cao tần hoặc dùng năng lượng điện từ trường để đốt nóng vật Trong các hệ thống sấy loại này, khi vật liệu sấy đặt trong một trường điện từ thì trong vật xuất hiện các dòng điện và chính dòng điện này đốt nóng vật Như vậy, cũng như các hệ thống sấy bức xạ và hệ thống sấy tiếp xúc, các
hệ thống loại này cũng chỉ tạo ra độ chênh phân áp suất giữa vật liệu sấy và môi trường bằng cách đốt nóng vật
1.3.3 Phương pháp sấy đối lưu
1.3.3.1 Khái niệm
Phương pháp sấy đối lưu là phương pháp sấy dùng không khí nóng hoặc khói
lò làm tác nhân sấy có nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ (t, ϕ, w…) phù hợp, chuyển động chảy trùm lên vật sấy làm cho ẩm trong vật sấy bay hơi rồi theo tác nhân sấy vào môi trường Trong phương pháp sấy đối lưu nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy
là nhiệt truyền từ tác nhân sấy đến vật liệu sấy bằng cách truyền nhiệt đối lưu
Trang 61.3.3.2 Phân loại hệ thống sấy đối lưu
Người ta thường phân loại hệ thống sấy đối lưu chủ yếu theo cấu tạo của các thiết bị sấy Có thể gặp các hệ thống sấy đối lưu sau đây:
- Hệ thống sấy buồng
Cấu tạo chủ yếu của hệ thống sấy buồng là buồng sấy Trong buồng sấy có bố trí các thiết bị đỡ vật liệu sấy mà ta gọi chung là thiết bị chuyển tải (TBCT) Nếu dung lượng của buồng sấy bé và thiết bị chuyển tải là các khay sấy thì người ta thường gọi hệ thống sấy buồng này là tủ sấy Nếu dung lượng của buồng sấy là lớn
và thiết bị chuyển tải là các xe goòng thì người ta gọi là hệ thống sấy buồng kiểu xe goòng Nói chung, thiết bị chuyển tải trong hệ thống sấy buồng rất đa dạng
Hình 1.1: Hệ thống sấy buồng
- Hệ thống sấy hầm
Khác với hệ thống sấy buồng, trong hệ thống sấy hầm thiết bị sấy là một hầm sấy dài, vật liệu sấy vào ở đầu này và ra ở đầu kia của hầm Thiết bị chuyển tải trong hệ thống sấy hầm thường là xe goòng hoặc là băng tải Đặc điểm chủ yếu của
hệ thống sấy hầm là bán liên tục hoặc liên tục và cũng như hệ thống sấy buồng nó
có thể sấy được nhiều dạng vật liệu sấy Tuy nhiên, do cấu tạo, năng suất của nó lớn hơn năng suất của hệ thống sấy buồng
Trang 7Kiểu xe goòng Kiểu xích
Hệ thống sấy tháp là hệ thống sấy liên tục
Trang 8Kiểu kênh dẫn và thải Kiểu cửa chớp Kiểu cửa chớp quay được
Hình 1.3: Hệ thống sấy tháp
- Hệ thống sấy thùng quay
Thiết bị sấy trong hệ thống sấy thùng quay như tên gọi là một thùng sấy hình trụ trịn đặt nghiêng một gĩc nào đĩ Trong thùng sấy người ta bố trí các cánh xáo trộn Khi thùng quay, vật liệu sấy vừa chuyển động từ đầu này đến đầu kia của thùng sấy vừa bị xáo trộn từ trên xuống dưới Tác nhân sấy cũng vào ở đầu này và
ra ở đầu kia của thùng sấy Như vậy, hệ thống sấy thùng quay cũng là hệ thống sấy chuyên dùng để sấy hạt hoặc cục nhỏ và cĩ thể làm việc liên tục
Kiểu cánh trộn
Hình 1.4: Hệ thống sấy thùng quay
Trang 9- Hệ thống sấy khí động
Có rất nhiều hệ thống sấy khí động Thiết bị sấy trong hệ thống sấy này có thể
là một ống tròn hoặc hình phễu, trong đó tác nhân sấy có tốc độ cao vừa làm nhiệm
vụ sấy vừa làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu sấy từ đầu này đến đầu kia của thiết bị sấy Tốc độ của tác nhân sấy có thể đạt (40 ÷ 50) m/s Vật liệu sấy trong các hệ thống sấy này phải là những hạt, mảnh nhỏ và độ ẩm cần lấy đi trong quá trình sấy thường là độ ẩm bề mặt
Kieåu oáng Kieåu xyclon
Hình 1.5: Hệ thống sấy khí động
- Hệ thống sấy tầng sôi
Trong hệ thống sấy tầng sôi, thiết bị sấy là một buồng sấy, trong đó người ta
bố trí ghi đỡ vật liệu sấy Tác nhân sấy có thông số thích hợp được đưa vào dưới ghi
và làm cho vật liệu sấy chuyển động bập bùng trên ghi như hình ảnh bọt nước sôi
Vì vậy, người ta gọi là hệ thống sấy tầng sôi Đây cũng là hệ thống sấy chuyên dùng
để sấy hạt Hạt khô nhẹ hơn sẽ ở phần trên của lớp sôi và được lấy ra khỏi thiết bị sấy một cách liên tục Trong hệ thống sấy tầng sôi, truyền nhiệt và truyền ẩm giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy rất tốt nên trong các hệ thống sấy hạt hiện có thì hệ thống sấy tầng sôi có năng suất lớn, thời gian sấy nhanh và vật liệu sấy được sấy rất đều
Trang 10Kiểu nhiều buồng Kiểu một buồng
Trang 11Hình 1.7: Hệ thống sấy phun
1.4 Cơ chế thoát ẩm ra khỏi vật liệu trong quá trình sấy
Cơ chế thoát ẩm ra khỏi nguyên liệu sấy gồm hai quá trình là khuyếch tán nộivà khuyếch tán ngoại:
1.4.1 Quá trình khuếch tán nội
Quá trình khuếch tán nội là quá trình chuyển dịch ẩm từ các lớp bên trong ra lớp bề mặt của vật ẩm Động lực của quá trình này là do sự chênh lệch nồng độ ẩm giữa các lớp bên trong và các lớp bề mặt Ngoài ra quá trình khuếch tán nội còn diễn ra do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp bên trong và các lớp bề mặt Qua nghiên cứu ta thấy rằng ẩm dịch chuyển từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp Vì vậy, tùy thuộc vào phương pháp sấy và thiết bị sấy mà dòng ẩm dịch chuyển dưới tác dụng của nồng độ ẩm và dòng ẩm dịch chuyển dưới tác dụng của nhiệt độ có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với nhau
Ta có thể biểu thị tốc độ khuếch tán nội bằng phương trình sau:
dx
dc F k dt
dW
=Trong đó: W – lượng nước khuếch tán, kg;
dt – thời gian khuếch tán, giờ;
Không khí ra
Nguyên liệu lỏng vào
Nguyên liệu lỏng vào
Không khí nóng vào
Không khí ra
Sản phẩm ra Kiểu đĩa quay Kiểu vòi phun
Sản phẩm ra Không khí
nóng vào
Trang 121.4.2 Quá trình khuếch tán ngoại
Sự định kỳ chuyển hơi nước trên bề mặt nguyên liêu vào không khí gọi là quá trình khuếch tán ngoại Lượng nước bay hơi trong khuếch tán ngoại thực hiện dưới điều kiện áp suất hơi nước bão hòa trên bề mặt nguyên liêu liệu (E) lớn hơn áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí (e)
Lượng nước bay hơi trong quá trình khuếch tán ngoại thực hiện được dưới điều kiện áp suất hơi nước bão hòa (E) lớn hơn áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí (e) Sự chênh lệch đó là ΔP=E−e Lượng hơi nước bay hơi tỷ lệ thuận với ΔP, với bề mặt bay hơi và thời gian làm khô:
dt F e E B
dW = ( − ) .Tốc độ bay hơi nước được biểu diễn như sau:
F e E B dt
dW
)
.( −
=Trong đó: W – lượng nước bay hơi, kg
F – diện tích bề mặt bay hơi, m2
dt – thời gian bay hơi, giờ
B – hệ số bay hơi
1.4.3 Mối quan hệ giữa quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại
Khuếch tán nội và khuếch tán ngoại có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quá trình khuếch tán nội là động lực của quá trình khuếch tán ngoại và ngược lại Tức là khi khuếch tán ngoại được tiến hành thì khuếch tán nội mới có thể được tiếp tục và như thế
độ ẩm của nguyên liệu mới được giảm dần Tuy nhiên trong quá trình sấy ta phải làm sao cho hai quá trình này ngang bằng với nhau, tránh trường hợp khuếch tán ngoại lớn
Trang 13hơn khuếch tán nội Vì khi đó sẽ làm cho sự bay hơi ở lớp bề mặt diễn ra mãnh liệt làm cho bề mặt của sản phẩm bị khô cứng, hạn chế sự thoát ẩm Khi xảy ra hiện tượng đó
ta khắc phục bằng cách sấy gián đoạn (quá trình ủ ẩm) mục đích là để thúc đẩy quá trình khuếch tán nội
1.4.4 Các giai đoạn trong quá trình sấy
Nếu chế độ sấy tương đối dịu, tức là nhiệt độ và tốc độ chuyển động của không khí không lớn, đồng thời vật có độ ẩm tương đối cao, thì quá trình sấy sẽ xẩy
ra theo ba giai đoạn: giai đoạn làm nóng vật, giai đoạn sấy tốc độ không đổi và giai đoạn sấy tôc độ giảm dần
1.4.4.1.Giai đoạn làm nóng vật
Giai đoạn này bắt đầu từ khi đưa vật vào buồng sấy tiếp xúc với không khí nóng cho tới khi nhiệt độ vật đạt đến bằng nhiệt độ nhiệt kế ướt Trong quá trình này toàn bộ vật sấy đuợc gia nhiệt Ẩm lỏng trong vật cũng được gia nhiệt cho đến khi đạt được nhiệt độ sôi ứng với phân áp suất hơi nước trong môi trường không khí trong buồng sấy Do được làm nóng nên độ ẩm của vật có giảm chút ít do bay hơi
ẩm còn nhiệt độ của vật tăng dần từ nhiệt độ ban đầu cho đến khi bằng nhiệt độ nhiệt kế ướt Tuy vậy sự tăng nhiệt độ trong quá trình xảy ra không đồng đều ở phần ngoài và phần trong vật Vùng trong vật đạt tới nhiệt độ nhiệt kế ướt chậm hơn
1.4.4.2.Giai đoạn sấy đẳng tốc
Kết thúc giai đoạn gia nhiệt, nhiệt độ của tác nhân sấy bằng nhiệt độ nhiệt kế ướt Tiếp tục cung cấp nhiệt, ẩm trong vật sẽ hóa hơi còn nhiệt độ của vật giữ không đổi nên nhiệt lượng cung cấp chỉ để làm hóa hơi nước Ẩm sẽ hóa hơi ở lớp vật liệu sát bề mặt vật, ẩm lỏng ở bên trong vật sẽ truyền ra ngoài bề mặt vật để hóa hơi
Do nhiệt độ không khí của tác nhân sấy không đổi, nhiệt độ vật cũng không đổi nên chênh lệch nhiệt độ giữa vật và môi trường cũng không đổi Do vậy tốc độ bay hơi
ẩm của vật cũng không đổi Điều này sẽ làm cho tốc độ giảm của độ chứa ẩm của vật theo thời gian (
u
const Trong giai đoạn sấy tốc độ không đổi biến thiên của nhiệt độ chứa ẩm theo thời gian là tuyến tính Ẩm được thoát ra trong giai đoạn này là ẩm tự do
Trang 14Khi độ ẩm của vật đạt tới trị số tới hạn uk= ucbmã thì giai đoạn sấy tốc độ không đổi chấm dứt Đồng thời cũng là chấm dứt giai đoạn thoát ẩm tự chuyển sang giai đoạn sấy tốc độ giảm
1.4.4.3.Giai đoạn sấy giảm tốc
Ở giai đoạn sấy này thì lượng nước còn lại trong nguyên liệu ít và chủ yếu là nước liên kết do đó năng lượng liên kết lớn Vì vậy, việc tách ẩm cũng khó khăn hơn và cần năng lượng lớn hơn nên đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy thường có dạng cong Tuy nhiên, hình dạng của đường cong là phụ thuộc vào dạng liên kết ẩm trong vật liệu và tùy thuộc vào dạng vật liệu sấy
Độ ẩm của vật liệu cuối quá trình sấy tùy thuộc vào độ ẩm của môi trường
không khí xung quanh
1.4.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ làm khô
1.4.5.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí
Việc tăng cao nhiệt độ không khí sẽ tăng nhanh tốc độ làm khô
Lượng nước trong nguyên liệu giảm xuống ở nhiệt độ sấy càng cao, như vậy ở nhiệt độ cao tốc độ làm khô sẽ nhanh hơn Nhiệt độ sấy phải ở giới hạn cho phép vì nhiệt độ làm khô cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ làm cho thịt cá bị sấy chín và gây nên sự tạo màng cứng ở lớp ngoài cản trở sự di chuyển của nước từ trong ra
Nếu nhiệt độ làm khô quá thấp, dưới giới hạn cho phép thì quá trình làm khô sẽ chậm lại dẫn tới sự thối rữa, hủy hoại thịt cá Đối với nguyên liệu gầy, người ta làm khô cao hơn nguyên liệu béo
Quá trình làm khô tiến triển, sự cân bằng của tốc độ khuếch tán nội và ngoại bị phá vỡ, tốc độ khuếch tán ngoại lớn nhưng tốc độ khuếch tán nội chậm dẫn đến hiện tượng tạo vỏ cứng ảnh hưởng tới quá trình làm khô
1.4.5.2 Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối không khí
Độ ẩm tương đối của không khí cũng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến quá trình làm khô Theo kinh nghiệm thì: độ ẩm tương đối của không khí lớn hơn 65% thì quá trình làm khô sẽ chậm lại rõ rệt, còn độ ẩm tương đối 80% thì quá trình làm khô dừng lại và bắt đầu xảy ra hiện tượng ngược lại, tức là nguyên liệu sẽ hút ẩm
Trang 15Độ ẩm của không khí tốt nhất để làm khô trong giới hạn 50 ÷ 70% Độ ẩm quá nhỏ cũng không tăng được tốc độ sấy vì tốc độ làm khô phụ thuộc nhiều vào sự khuếch tán nội của nước trong nguyên liệu
Làm khô trong nhiệt độ tự nhiên khó đạt được độ ẩm tương đối của không khí 50
÷60% Một trong những phương pháp để nâng cao độ khô của không khí có thể tiến hành làm lạnh để cho hơi nước ngưng tụ lại Hạ thấp nhiệt độ của không khí xuống tới điểm sương, nước sẽ ngưng tụ đồng thời hàm ầm tuyệt đối của không khí cũng được hạ thấp Như vậy để làm khô không khí người ta thường dùng phương pháp làm lạnh
1.4.5.3 Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động không khí
Tốc độ chuyển động của không khí có ảnh hưởng lớn đến quá trình làm khô, tốc
độ không khí quá lớn hoặc quá nhỏ đều không có lợi cho quá trình sấy
Nếu tốc độ quá lớn sẽ làm bay sản phẩm hay khó giữ được nhiệt lượng trên nguyên liệu để cân bằng quá trình sấy, còn tốc độ quá nhỏ làm cho quá trình sấy lâu, dẫn đến sự hư hỏng sản phẩm, mặt ngoài sản phẩm sẽ lên mốc gây thối rữa tạo thành lớp dịch nhầy có màu sắc và mùi vị khó chịu Vì vậy cần phải có một tốc độ gió thích hợp, nhất là giai đoạn đầu của quá trình làm khô
Tốc độ khô nhỏ nhất khi làm khô ở nhiệt độ thấp khoảng 0,4 m/s, đối với cá miếng thường áp dụng với tốc độ gió trong giới hạn từ 0,4 ÷ 0,6 m/s, đối với cá gầy có thể đến 1 ÷ 1,5 m/s, khi làm khô cá béo thì tốc độ làm khô nhỏ hơn cá gầy Ngoài ra hướng gió cũng ảnh hưởng đến quá trình sấy Hướng gió song song với nguyên liệu thì tốc độ làm khô nhanh nhất, hướng nghiêng với bề mặt nguyên liệu 450tốc độ làm khô chậm dần, hướng gió thẳng góc với nguyên liệu tốc độ làm khô chậm nhất
1.5 Tổng quan về năng lượng mặt trời
1.5.1 Tổng quan về nguồn năng lượng mặt trời
Năng lượng bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng vô tận và sạch Việt Nam là một quốc gia may mắn được thiên nhiên ưu đãi, nằm trong vùng được hưởng nhiều ánh sáng mặt trời Ở các tỉnh phía Nam số giờ nắng trung bình trong tháng 3 đạt đến 9,3giờ/ngày Ở phía bắc thấp hơn cũng còn đạt được khoảng 3 giờ/ngày
Trang 16Người ta đã biết sử dụng năng lượng mặt trời từ rất lâu Ngay từ 100 năm sau công nguyên “Heron d’Alaxandrie” đã chế tạo bơm nước bằng năng lượng mặt trời Ngày nay năng lượng mặt trời đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ở nhiều phạm
vi nhiệt độ khác nhau, từ nhiệt độ rất cao trong công nghệ luyện kim hoá chất, đến phạm vi nhiệt độ trung bình như nhà máy điện mặt trời và phạm vi nhiệt độ thông thường như trong mục đích cấp nhiệt…Tuy nhiên còn nhiều vấn đề phải giải quyết như: giá thành, hiệu suất… của thiết bị
1.5.2 Đôi nét về mặt trời và sự bức xạ năng lượng
Mặt trời là một khối hình cầu, có đường kính lớn gấp 100 lần đường kính trái đất( 1,39.106km) tuy là khối khí nhưng nó tự quay được quanh trục như một vật rắn Mỗi vòng quay ở xích đạo hết 27 ngày đêm còn ở các cực là 30 ngày đêm Bằng các phương pháp quang học, người ta đã đo được nhiệt độ trên bề mặt của mặt trời khoảng 60000K, nhiệt độ trung tâm luôn thay đổi và cao hơn nhiều nhiệt độ bề mặt Năng lượng của mặt trời tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm có bán kính bằng 0,23R (bán kính của mặt trời), chiếm 15% thể tích, 40% khối lượng, nhưng năng lượng chiếm 90%
Mặt trời cách xa trái đất khoảng 150000000km Có thể coi đây là một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ biến H2 thành He Năng lượng phát ra trong một giây khoảng 4.1026 w/s nhưng trái đất chỉ nhận được khoảng 0,05% tổng năng lượng đó
Năng lượng mặt trời phát ra dưới dạng sóng điện từ và lan truyền với vận tốc khoảng 3.108m/s qua chân không bao bọc quanh trái đất đến bề mặt trái đất, sau 8 phút đã đạt tới quỹ đạo của trái đất ở cách mặt trời 1,5.108km Cường độ ban đầu của nó lớn đến mức ngay ở một khoảng cách lớn như vậy giá trị của cường độ vẫn còn tới 1353w/m2 Tuy rằng trái đất chỉ nhận được một phần nhỏ, nhưng phần năng lượng đi tới các lớp trên của khí quyển cũng đã lớn gấp hàng chục nghìn lần nhu cầu năng lượng hiện nay của toàn bộ trái đất
Do những tương tác phức tạp khác nhau trong khí quyển nên chỉ một phần năng lượng đó tới được mặt đất Ở những lớp trên của khí quyển cách bề mặt trái đất khoảng 25km ta có sự hấp thụ và sự tán xạ của bức xạ tử ngoại
Trang 17Bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển còn gặp một trở ngại đáng kể nữa là các phân tử hơi nước, khí cacbonic và các hợp chất khác Các phân tử này hấp thụ bức
xạ, mức độ của sự hấp thụ phụ thuộc vào bước sóng, mạnh nhất ở khoảng giữa của vùng hồng ngoại Tất cả các dạng bức xạ điện từ đều lan truyền với cùng một tốc
- Chùm tia truyền thẳng từ mặt trời gọi là bức xạ B
- Các tia phản xạ từ các vật khác trong không gian gọi là tán xạ: D
Trang 183 Sự tán xạ nhiều lần
4 Sự tán xạ một lần
5 Sự chuyền thẳng của các tia sáng
6 Sự phản xạ của bức xạ trên các đám mây
7 Sự tán xạ của bức xạ trong các đám mây
8 Sự hấp thụ bởi các thành phần của khí quyển
Ngày nay, nhờ vệ tinh nhân tạo, người ta đã đo được cường độ bức xạ ngoài lớp khí quyển là 1353 W/m2 Giá trị này luôn không đổi người ta gọi là hằng số mặt trời
1.5.4 Cường độ bức xạ mặt trời
Mặt trời là nguồn bức xạ phát ra nhiều sóng có quang phổ liên tục, gần một nửa tổng năng lượng bức xạ mặt trời ở vùng quang phổ có bước sóng 400÷600µm Một phần năng lượng tới mặt đất dưới dạng tia tử ngoại có bước sóng 290÷400µm Một phần khá lớn nằm trong vùng tia hồng ngoại có bước sóng trên 760 µm
Cường độ bức xạ mặt trời là mật độ bức xạ chiếu tới mặt đất trên một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian được biểu thị bằng Cal/cm2 hay w/m2 Khi bức
xạ chiếu thẳng góc với vật đen thì bị hấp thụ hoàn toàn
Nếu mặt trời không ở thiên đỉnh thì năng lượng chiếu xuống sẽ nhỏ hơn Gọi S
là năng lượng chiếu trực giao, S’ khi chiếu xiên và α là góc hợp bởi tia chiếu với mặt phẳng ngang thì: S’ = S sinα
Khi đi qua lớp khí quyển, bức xạ mặt trời bị biến đổi nhiều Một phần bị hấp thụ và khuếch tán bởi khí quyển và mây vì vậy cường độ bức xạ giảm đi Nếu khí quyển tuyệt đối trong sạch và khô thì khi chiếu trực giao có tới 91% bức xạ mặt trời lọt xuống mặt đất
Trang 19Đường đi của các tia sáng mặt trời:
O: Điểm quan trắc
AB: Mặt đất
CD: Đường giới hạn ngoài của khí quyển
EF: Đường chân trời của nơi quan sát
S1: Đường đi của tia sáng khi mặt trời nằm trên đường chân trời
S2: Dạng đường đi của tia sáng vào buổi sáng
S3: Đường đi của tia sáng khi mặt trời nằm ở thiên đỉnh
S4 : Dạng đường đi của tia sáng vào buổi chiều
Trong khí quyển thì bức xạ mặt trời rất khác nhau tuỳ theo độ cao của mặt trời trên đường chân trời như hình trên
Ở điểm S, trên đường chân trời tia sáng sẽ đi qua khí quyển theo đường EO Mặt trời càng lên cao thì đường đi của tia sáng càng rút ngắn Nếu khi mặt trời ở thiên đỉnh, tia sáng đi qua 1 khối lượng khí quyển là 1 thì mặt trời ở góc 300 tia sáng
sẽ đi qua một khối lượng khí quyển gấp 2 và khi ở chân trời góc 00 thì gấp 35,4 lần
Trang 20Khi cự ly giữa mặt trời và trái đất là trung bình thì cường độ bức xạ mặt trời lúc chiếu vào lớp khí quyển của trái đất gọi là hằng số mặt trời Cường độ bức xạ của mặt trời lúc đó là 1,18 cal/cm2/phút Nhưng khi bức xạ mặt trời đi vào lớp khí quyển có nhiều bụi thì bị tán xạ nên cường độ bức xạ giảm nhiều
Cường độ bức xạ mặt trời phụ thuộc vào độ trong suốt của khí quyển và vị trí quan trắc Một vài trị số trung bình ở các vị trí chiếu khác của tia nguyên lý:
+ Khi góc chiếu là 50 thì cường độ bức xạ: 0,39cal/cm2/phút
+ Khi góc chiếu là 600 thì cường độ bức xạ: 1,31cal/cm2/phút
+ Khi góc chiếu là 900 thì cường độ bức xạ: 1,50cal/cm2/phút
Ngoài bức xạ trực tiếp, mặt đất còn nhận được lượng nhiệt dưới dạng tán xạ Cường độ bức xạ tán xạ tỷ lệ nghịch với độ trong suốt khí quyển Trị số đó dao động trong khoảng 0,1 ÷ 0,35 cal/cm2 /phút Lượng nhiệt đó có ý nghĩa lớn trong những ngày nhiều mây vì những hạt nước nhỏ có khả năng tán xạ rất lớn, làm tăng bức xạ tán
xạ có thể đạt tới 0,7 cal/cm2 /phút Lượng nhiệt bức xạ của mặt trời phần lớn dùng để đốt nóng vật được chiếu, còn một phần nhỏ phản xạ ra không khí
1.5.5 Đặc điểm khí hậu của Khánh Hoà
1 Hoàn cảnh địa lý
Khánh Hoà là một tỉnh ven biển, thuộc vùng nam trung bộ của Việt Nam Vĩ
độ các điểm cực nam và cực bắc của Khánh Hoà lần lượt là:11042’52’’ cực Nam và
13043’50’’ cực Bắc Kinh đông của các điểm cực tây và cực đông lần lượt là
108036’ cực tây và 109027’45’’cực đông Với diện tích 9886 km2, địa phận Khánh Hoà chạy dài theo kinh hướng Nam – Bắc: dài 200km, rộng nhất chưa đến 80km, thập chí có nơi chỉ 30km Như vậy, Khánh Hoà là một tỉnh ven biển nằm gọn trong khu vực nội chí tuyến bán cực bắc
Địa phận Khánh Hoà rất phức tạp Nửa phía tây là rìa phía đông của dãy trường sơn nam vì vậy địa thế của tỉnh thấp dần từ tây sang đông Các vùng núi tương đối thấp ở nửa phía bắc và tương đối cao ở nửa phía nam Trên địa phận Khánh Hoà nhiều nhánh núi đâm ra biển Nhánh lớn nhất là dãy vọng phu – đèo Cả,
có đỉnh cao tới 2050m chạy theo hướng tây tây nam – đông đông bắc chia đôi vùng
Trang 21đồng bằng ven biển của tỉnh Nửa phía bắc thuộc tỉnh Phú Yên, nằm lọt trong cánh cung đồ sộ với nhiều đỉnh trên dưới 1500m, bắt đầu từ đèo Cù Mông Nửa phía nam thuộc địa phận Khánh Hoà nằm lọt trong một cánh cung tương đối kín, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, bao gồm dãy Vọng Phu – đèo Cả, núi Tô Hạp và núi Chúa Mỗi khu vực đều có nhiều núi thấp dưới 1000m, đứt quãng, với nhiều đèo nhỏ, dốc, thấp, chạy ra sát biển
Phần đất đai ven biển của Khánh Hoà cũng có nhiều cánh đồng rộng hẹp khác nhau, và nhiều những dải đất bằng phẳng khá rộng ở độ cao trên dưới 100m Nói chung vùng đồng bằng trung du Khánh Hoà thấp dần từ tây sang đông Trung bình thì chênh lệch độ cao giữa vùng đồng bằng ven biển với trung du miền núi là từ 50m trở lên
Rừng chiếm 4/5 diện tích Nhiều nơi rừng bị phá hoại nên có khoảng ¼ đất rừng là đồi trọc Nhất là vùng núi phía tây bắc Tuy Hoà Nói chung ở độ cao 1000m trở xuống rừng mang tính chất nhiệt đới
Bờ biển Khánh Hoà trên 200km Hướng biển chủ yếu là bắc tây bắc - nam đông nam ở nửa phía bắc và bắc đông bắc – nam tây nam ở nửa phái nam Bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều bán đảo
Hoàn cảnh địa phận phức tạp nói trên là nguyên nhân chủ yếu của sự phân hoá khí hậu đa dạng ở Khánh Hoà thể hiện rõ rệt qua mọi yếu tố khí hậu, trước hết là gió nhiệt đới, mưa
Trang 222 Bảng đặc điểm khí hậu và các loại bức xạ ở Nha Trang
Trong đó:
* : Các tháng
** : Các đại lượng cần xác định
TB: Trung bình độ dài ban ngày (giờ)
A: Độ dài ban ngày vào ngày 15 các tháng (giờ)
B: Lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng ( kcal/cm2)
B: Lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng Nhờ có độ cao mặt trời lớn, thời gian chiếu sáng đồng đều quanh năm, Nha Trang thu được một lượng bức xạ mặt trời, bao gồm bức xạ trực tiếp và bức xạ khuếch tán rất lớn Lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng là tổng lượng bức xạ xét trong điều kiện không có mây, khí quyển trong suốt, lượng bức xạ đạt tới 230 ÷ 240kcal/cm2 Lượng bức xạ cao hơn các tỉnh phía bắc
và thấp hơn các tỉnh phía nam chút ít
Trang 23C: Lượng bức xạ thực tế Thực ra mặt đất không thể nhận được lượng bức xạ
lý tưởng vì luôn có sự ảnh hưởng của mây và hơi nước trong khí quyển …Vậy tổng lượng bức xạ thực tế chỉ bằng 60% lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng Thông thường khi ít mây thì mặt đất nhận được nhiều lượng bức xạ trực tiếp còn khi nhiều mây thì ngược lại
D: Lượng bức xạ hữu hiệu Trên thực tế do mặt đất phản xạ nên một phần lượng bức xạ thực tế bị phản xạ ra ngoài khí quyển và không trung Trong điều kiện mặt đất như ở Nha Trang thì lượng phản xạ đó vào khoảng 18% Do vậy lượng bức
xạ thu nhận được chỉ còn khoảng 82%, đó là toàn bộ phần thu nhập của cán cân bức
xạ
E: Cán cân bức xạ Phần chủ yếu của cán cân bức xạ là phát xạ Trong điều kiện lý tưởng giá trị này vào khoảng 4 ÷ 5 kcal/cm2/tháng Nhờ mây giữ lại một phần rồi trả lại mặt đất nên lượng bức xạ phát đi ( bức xạ hữu hiệu ) vào khoảng 3
÷ 4 Kcal/cm2/tháng
F: Số giờ nắng Đây là đại lượng liên quan mật thiết đến điều kiện bức xạ Hàng năm số giờ nắng của Nha Trang có thể lên đến 2300 ÷ 2700giờ
Nhận xét:
Qua phân tích trên ta thấy Nha Trang là một thành phố có lượng bức xạ lớn,
số giờ nắng nhiều vì vậy việc tận dụng năng lượng mặt trời để phục vụ nhu cầu của con người vào sản xuất là một giải pháp hoàn toàn hợp lý để giảm chi phí điện năng
1.6 Tổng quan về mực nguyên liệu,quy trình chế biến mực khô dân gian, tình hình xuất khẩu mực khô của Việt Nam
1.6.1 Nguồn lợi mực ở Việt Nam
Hiện nay người ta đã tìm được hơn một trăm loài mực khác nhau trong đó có
30 loài là đối tượng khai thác Ở Việt Nam mực ống và mực nang là có giá trị kinh
tế cao nhất, kích thước của các loài mực rất khác nhau, có loài chỉ bé từ 10-20 mm, nhưng có loài lên đến vài mét Theo tính toán phân tích của các chuyên gia nguồn lợi và quản lý, khả năng cho phép đánh băt ở vùng biển ven bờ khoảng 700.000 nghìn tấn /năm Sản lượng mực đánh bắt hàng năm ở nước ta bình quân đạt 3.5%
Trang 24tổng sản lượng toàn thế giới Song song với việc khai thác ven bờ nước ta đang đẩy mạnh chương trình đánh bắt xa bờ nhằm làm tăng sản lượng khai thác hàng năm
1.6.2 Một số loài mực ống thường gặp ở biển Việt Nam
1.6.2.1 Mực ống Trung Hoa
Tên khoa học: Lonigo chinensis Gray, 1849
Đặc điểm hình thái: Là loài mực ống cơ thể lớn, thân dài khoảng 400mm, thân hình hoả tiễn, chiều dài thân gấp 6 lần chiều rộng, đuôi nhọn, vây dài bằng 2/3 chiều dài thân Vỏ trong bằng sừng trong suốt, giữa có gờ dọc
350 Vùng phân bố : Loài mực ống này sống ở tầng mặt, phân bố rộng khắp ở
cả dọc bờ biển Việt Nam từ Bắc đến Nam
- Mùa vụ khai thác : quanh năm, chính vụ vào các tháng 1-3 và tháng 6-9
- Các dạng sản phẩm : nguyên con sạch, phi lê, khô, khô tẩm gia vị
1.6.2.2 Mực ống Nhật Bản
Tên khoa học : Loligo japonica Hoyle, 1885
- Đặc điểm hình thái : Thân hình đầu đạn, chiều dài thân gấp đôi khoảng 4 lần chiều rộng Bề mặt thân có các đặc điểm sắc tố gần tròn, to, nhỏ xen kẽ Chiều dài vây bằng 65% chiều dài thân
- Vùng phân bố : Loài mực ống này sống ở vùng biển nông và thềm lục địa Mùa hè thường vào vùng nước ven bờ <10 m nước để đẻ trứng Mực này chủ yếu phân bố ở vùng biển miền Trung và Nam bộ, đặc biệt khai thác nhiều ở vùng biển
Nha Trang và Bình Thuận
- Mùa vụ khai thác : quanh năm, chính vụ vào các tháng 1-3 và tháng 6-9
Các dạng sản phẩm : nguyên con sạch, phi lê, khô, khô tẩm gia vị
1.6.2 3 Mực ống Bê Ka
Tên khoa học : Loligo beka Sasaki, 1929
- Đặc điểm hình thái : Kích thước cơ thể trung bình, thân hình đầu đạn, chiều dài thân gấp khoảng 3 lần chiều rộng Trên thân có nhiều đốm sắc tố màu tím Chiều dài vây nhỏ hơn cả chiều dài thân Chiều ngang vây nhỏ hơn chiều dài vây Mai bằng chất sừng mỏng, trong suốt, giữa lưng có sống dọc trông giống như lông
gà
- Vùng phân bố : Loài mực này chủ yếu sống ở vùng lộng Đến mùa khô chúng thường vào bờ để đẻ trứng Trứng thường kết thành từng đám 30-50cm Mỗi đám trứng có khoảng 20-40 trứng Loài này được phân bố ở cả ba vùng biển Bắc,
Trung và Nam bộ Việt Nam
- Mùa vụ khai thác : quanh năm, chính vụ vào các tháng 1-3 và tháng 6-9
- Các dạng sản phẩm : nguyên con sạch, phi lê, khô, khô tẩm gia vị
Trang 251.6.2.4 Mực ống Thái Bình Dương
Tên khoa học : Todarodes pacificus Steenstrup, 1880
- Đặc điểm hình thái: Thân tròn, hình ống thuôn dài Vây ngắn, chiều dài vây chiếm khoảng 40% chiều dài thân Bông xúc giác rộng, thô, dài, các tay tua ngắn
- Vùng phân bố : loài mực này sống cả ở vùng lộng và vùng khơi, tới độ nước sâu 500m Thích nghi với phạm vi nhiệt độ 5-270C Loài này được phân bố
tập trung ở vùng biển miền Trung Việt Nam
- Mùa vụ khai thác : quanh năm, chính vụ vào các tháng 1-3 và tháng 6-9
- Các dạng sản phẩm : nguyên con sạch, phi lê, khô, khô tẩm gia vị
Nhận xét:
Trong các loài mực trên thì mực ống Trung Hoa là loài có trữ lượng lớn ở vùng biển Nha Trang, Khánh Hoà Và có thể chế biến rất nhiều loài mặt hàng khác nhau, trong đó sấy khô là một trong những mặt hàng rất thích hợp với loài mực này,
vì hình dáng kích thước của nó rất phù hợp cho quá trình sấy
1.6.3 Quy trình chế biến mực khô hiện có
Việt Nam chúng ta là một nước có bờ biển rất dài và mặt nước rộng lớn Nguồn lợi thuỷ sản phong phú và đa dạng với trữ lượng lớn Ngư dân sống quanh các bờ biển rất đông sản phẩm đánh bắt rất nhiều nên nhu cầu về chế biến và bảo quản là rất quan trọng Trong đó sản phẩm về mực là rất nhiều nó cho ta một giá trị về dinh dưỡng và kinh tế rất cao nó cũng đòi hỏi chúng ta phải có những phương pháp chế biến và bảo quản rất kỹ càng Nhưng cho tới nay chúng ta mới các phương pháp chế biến như sấy rất đơn giản là phơi nắng và một số cơ sở có hệ thống sấy lạnh nhưng vốn đầu tư chi phí cho thiết bị sấy lạnh ban đầu là tương đối cao
1.6.3.1.Quy trình chế biến mực khô lột da theo dân gian(Quy trình cổ xưa)
Từ xưa tới nay ngư dân ta thường đánh bắt song đưa đi sơ chế xử lý song mang
mực ra phơi nắng cho tới khi mực khô mang đi cất Phương phap này đơn giản dễ làm
Trang 26Sơ đồ quy trình:
Nhận xét:
Phương pháp này dựa vào nguồn năng lượng mặt trời để phơi cho đến khi đạt độ ẩm quy định Do tận dụng được nguồn năng lượng tự nhiên của mặt trời nên giá thành sản phẩm hạ Dụng cụ thiết bị đơn giản rẻ tiền, thao tác dễ dàng Tuy nhiên chất lượng mực không được tốt, màu sắc vàng đậm do bị oxy hoá mạnh dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và thời gian làm khô kéo dài, dễ bị
nhiễm bụi bẩn, không chủ động được mà phụ thuộc vào thời tiết, nếu khi gặp phải trời mưa mực dễ bị biến vàng, đen hoặc mốc khô
1.6.3.2 Phương pháp sấy lạnh
+ Hệ thống sấy lạnh ở nhiệt độ t > 00C
Đối với những phương pháp sấy lạnh mà nhiệt độ vật liệu sấy cũng như nhiệt
độ tác nhân sấy xấp xỉ nhiệt độ môi trường Tác nhân sấy thường là không khí trước hết khử ẩm bằng phương pháp làm lạnh hoặc bằng các phương pháp khử ẩm hấp phụ và sau đó lại được đốt nóng hoặc làm lạnh đến nhiệt độ mà công nghệ yêu cầu
Trang 27rồi cho đi qua vật liệu Khi đó, do phần áp suất hơi nước trong tác nhân sấy bé hơn
áp suất phần hơi nước trên bề mặt vật liệu sấy mà ẩm từ dạng lỏng bay hơi đi vào tác nhân sấy
Trong các loại phương pháp sấy này hoàn toàn giống như trong các phương pháp sấy nóng khác Điều khác ở đây là cách giảm phần áp suất hơi Pam trong tác nhân sấy Chẳng hạn trong các phương pháp sấy nóng đối lưu người ta giảm Pambằng cách đốt nóng để tăng áp suất bão hòa dẫn đến giảm độ ẩm tương đối ϕ Trong khi đó, với các phương pháp sấy lạnh có nhiệt độ tác nhân sấy bằng nhiệt độ môi trường chẳng hạn, người ta lại tìm cách giảm áp suất hơi nước của tác nhân sấy
Pam giảm Lượng nước chứa trong không khí được tách bằng cách qua dàn lạnh + Hệ thống sấy thăng hoa
Phương pháp sấy lạnh mà trong đó ẩm ở trong vật liệu sấy ở dạng rắn trực tiếp biến thành hơi đi vào tác nhân sấy thường gọi là sấy thăng hoa Phương pháp thăng hoa, người ta tạo ra môi trường trong đó nước trong vật liệu sấy ở dưới điểm băng, nghĩa là nhiệt độ của vật liệu T < 273K và áp suất tác nhân sấy bao quanh vật p <
610 Pa Khi đó, nếu vật liệu sấy nhận nhiệt lượng thì nước trong vật ở dạng rắn sẽ chuyển trực tiếp thành hơi nước và đi vào tác nhân sấy Như vậy, trong hệ thống sấy thăng hoa một mặt ta phải làm lạnh vật xuống dưới 00C và tạo chân không xung quanh vật liệu sấy
+ Hệ thống sấy chân không
Nếu nhiệt độ của vật liệu sấy vẫn nhỏ hơn 273 K nhưng áp suất tác nhân sấy bao quanh vật p > 610 Pa thì khi vật liệu sấy nhận được nhiệt lượng, các phần tử nước ở thể rắn không chuyển trực tiếp thành hơi để đi vào tác nhân sấy mà trước khi biến thành hơi đi vào môi trường nước ở thể rắn phải chuyển qua thể lỏng
Do tính phức tạp và không kinh tế phương pháp chân không và phương pháp thăng hoa cũng như phương pháp sấy lạnh nói chung chỉ chỉ dùng để sấy vật liệu quý hiếm không chịu dược nhiệt độ cao, sấy những mặt hàng chất lượng cao Vì vậy các phương pháp này không phổ biến
Trang 281.7 Tình hình xuất khẩu mực khô Việt Nam
Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thuỷ Sản Việt Nam – VASEP sản
lượng thuỷ sản xuất khẩu của nước ta luôn tăng lên trong những năm qua Thị
trường xuất khẩu thì được mở rộng, hiện nay sản lượng thuỷ sản của nước ta được
xuất khẩu sang các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ, EU, ASEAN, Trung Quốc
và Hồng Kông Năm 1997 xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch là 206397.7 tấn đạt giá
trị kim ngạch xuất khẩu là 0.8 tỷ USD trong đó xuất khẩu mực khô là 10579.46 tấn
đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu là 0.04 tỷ USD Năm 2000 xuất khẩu mực và bạch
tuộc chính ngạch là 36.621,47 tấn đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu là 0.109 tỷ USD
Năm 2004 xuất khẩu mực và bạch tuộc chính ngạch 60.534,97 tấn đạt giá trị kim
ngạch xuất khẩu xấp xỉ 0.163 tỷ USD và đến hết tháng 6 năm 2005 xuất khẩu mực
và bạch tuộc chính ngạch 24.473 tấn đạt kim ngạch xuất khẩu 0.072 tỷ USD Trong
các thị trường xuất khẩu trên Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam
Hiện nay, nước ta được xếp vị trí thứ 7 về xuất khẩu thuỷ sản thế giới, và là
một trong những “Cường quốc ” về thuỷ sản
Bảng 1.1: Xuất khẩu mực đông lạnh
Bảng 1.2: Xuất khẩu mực khô
Trang 29Chương II: THIẾT KẾ LẮP ĐẶT MÔ HÌNH THIẾT BỊ SẤY
2.1 Đối tượng, mục đích và nội dung nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm của một số loài mực có giá trị kinh tế cao và phân bố nhiều trên vùng biển Việt Nam Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là mực ống Trung Hoa để làm nguyên liệu sấy, Mực có kích cỡ 6÷8 con/kg chất lượng tươi tốt đúng theo tiêu chuẩn quy định
2.1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu
2.1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị sấy ứng dụng năng lượng mặt trời kết hợp với đối lưu cưỡng bức để sấy khô mực ống lôt da Nhằm mục đích nâng cao chất lượng của mực khô sau khi sấy, rút ngắn thời gian sấy, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm Đồng thời giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất Góp phần thúc đẩy sự phát triển của mặt hàng mực khô xuất khẩu nói riêng và các mặt hàng thuỷ sản chế biến khô nói chung Đóng góp vào sự phát triển chung của ngành chế biến thuỷ sản nước ta
Dùng mô hình được lắp đặt để nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp sấy trên đến chất lượng của một số sản phẩm khô khác
2.1.2.2 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu lắp đặt mô hình thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu Từ thiết bị được chế tạo thử nghiệm sấy mực ống khô lột da vầ kết quả thu được so sánh với phương pháp sấy truyền thống (phơi nắng) để thấy được ưu điểm của phương pháp sấy ứng dụng năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu
Nghiên cứu sự biến đổi của hàm ẩm, tốc độ sấy(tốc độ thoát ẩm) thời gian sấy của sản phẩm mực ống khô lột da trong quá trình sấy và chất lượng cảm quan của sản phẩm sau khi sấy ứng dụng năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu và phơi nắng
Để chọn được thông số thích hợp cho một chế độ sấy ứng dụng năng lượng mặt trời kết hợp với đối lưu, dựa trên cơ sở tìm hiểu các biến đổi của mực trong quá trình sấy Trong quá trình sấy khô mực thì các nhân tố có thể ảnh hưởng đến quá trình sấy như:
+ Nhiệt độ của không khí
+ Độ ẩm của không khí
+ Tốc độ chuyển động của không khí