Xe buýt luôn được coi là giải pháp trung gian góp phần giải quyết tốt nhất nhu cầu đi lại của mọi người một khi nó đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng về mặt chất lượng dịch vụ, giá c
Trang 1Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tên đồ án: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu xe Buýt ở Nha Trang”
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Hương
Lớp: 46KT MSSV: 46136292
Nhận xét:
Giáo viên hướng dẫn
Chu Lê Dung
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
1.1 CẦU 11
1.1.1 Khái niệm 11
1.1.2 Biểu cầu, hàm số cầu, đường cầu 12
1.1.3 Quy luật cầu 13
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 14
1.2 CẦU GIAO THÔNG CÔNG CỘNG 17
1.2.1 Khái niệm về giao thông công cộng 17
1.2.2 Khái niệm cầu giao thông công cộng 18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 19
2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 19
2.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ 20
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 22
2.3.1 Mô hình kinh tế lượng 22
2.3.2 Nguồn số liệu sử dụng 24
2.3.3 Mẫu nghiên cứu và các phần mềm được sử dụng 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 28
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2 Tên gọi và lịch sử 29
3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội của Nha Trang – Khánh Hoà 32
3.1.4 Cơ sở hạ tầng 35
3.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ XE BUÝT Ở NHA TRANG 37
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 37
3.2.2 Bộ máy tổ chức và tình hình hoạt động 38
3.3 KHÁI QUÁT VỀ MẪU NGHIÊN CỨU 41
3.3.1 Thu nhập của hành khách: 41
3.3.2 Chi phí đi lại bằng xe buýt: 42
3.3.3 Chi phí đi lại bằng phương tiện thay thế: 43
Trang 43.3.4 Chi phí tích kiệm được khi đi lại bằng xe buýt 44
3.3.5 Nghề nghiệp và độ tuổi của hành khách: 45
3.3.6 Trình độ học vấn 47
3.3.7 Giới tính của hành khách: 48
3.3.8 Tình trạng hôn nhân 48
3.4 KIỂM ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN HỒI QUY GIỮA MỘT SỐ BIẾN ĐỘC LẬP 49
3.4.1 Mối tương quan giữa tuổi và thu nhập 49
3.4.2 Mối tương quan giữa giới tính và thu nhập: 50
3.4.3 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và thu nhập: 51
3.4.4 Mối tương quan giữa giá vé và thu nhập: 52
3.4.5 Mối tương quan giữa nghề nghiệp và giới tính: 53
3.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đi xe buýt tại Nha Trang 54
3.5.1 Mô hình xét với số lần hành khách đi xe buýt (N) 54
3.5.2 Mô hình xét với Ln(số lần đi xe buýt của hành khách) 57
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý GÓP PHẦN CẢI THIỆN DỊCH VỤ XE BUÝT TẠI NHA TRANG. 62
4 1 MỘT SỐ GỢI Ý 62
4 2 KIẾN NGHỊ 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Giá vé tháng xe Buýt
Bảng 3.2: Thu nhập hàng tháng
Bảng 3.3: Thống kê chi phí đi xe buýt trong 6 tháng
Bảng 3.4: Thống kê chi phí đi lại bằng xe máy trong 6 tháng
Bảng 3.5: Thống kê chi phí tiết kiệm được trung bình trong 6 tháng Bảng 3.6: Chi tiết chi phí tiết kiệm trung bình trong 6 tháng đi xe buýt Bảng 3.7: Kết hợp nghề nghiệp và độ tuổi
Bảng 3.8: Trình độ học vấn
Bảng 3.9: Giới tính hành khách
Bảng 3.10: Tình trạng hôn nhân
Bảng 3.11: Mối quan hệ giữa tuổi và thu nhập
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tuổi và thu nhập.Bảng 3.13: Mối quan hệ giữa thu nhập và giới tính
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định Chi- bình phương
Bảng 3.15: Mối quan hệ giữa thu nhập và nghề nghiệp
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định Chi- bình phương
Bảng 3.17: Kết hợp mối quan hệ giữa thu nhập và giá vé
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định Chi- bình phương
Bảng 3.19: Kết hợp mối quan hệ giữa giới tính và nghề nghiệp
Bảng 3.20: Kết quả kiểm định Chi- bình phương
Bảng 3.26: Kết quả kiểm định ANOVA(b)
Bảng 3.27: Kết quả hồi quy Ln(N)
Bảng 3.28: Hồi quy trình độ học vấn theo Ln(N)
Bảng 3.29: Hồi quy nghề nghiệp theo Ln(N)
Bảng 3.30: Kết quả phân tích tổng hợp
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Đường cầu thị trường
Hình 1.2: Đường cầu không đổi
Hình 1.3: Đường cầu dịch chuyển
Sơ đồ 2.1:Qui trình nghiên cứu
Sơ đồ 2.2:Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu xe buýt
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Tp.Nha Trang – Khánh Hòa
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu Tổ chức Công ty Dịch vụ Vận tải Khánh Hòa Biểu đồ 1: Thu nhập hàng tháng
Biểu đồ 2: Chi phi đi xe buýt trung bình trong 6 tháng
Biểu đồ 3: Chi phí đi lại bằng xe máy trong 6 tháng
Biểu đồ 4: Nghề nghiệp của hành khách.
Biểu đồ 5: Biểu đồ độ tuổi của hành khách
Biều đồ 6: Trình độ học vấn
Biểu đồ 7: Giới tính của hành khách
Biểu đồ 8: Tình trạng hôn nhân
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Trong quá trình phát triển đô thị, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn
là quá trình gia tăng nhanh dân số và nhu cầu đi lại Dẫn đến sự gia tăng không ngừng phương tiện cá nhân về cả số lượng và chủng loại Điều này tạo thuận lợi cho các Doanh nghiệp trong ngành sản xuất phương tiện giao thông như ôtô, xe máy, xe đạp…Tuy nhiên, nếu gắn liền với đó là sự thiếu quy hoạch hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý, thì rất có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng mang tính toàn cầu như tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông, sự khó khăn trong đi lại và ô nhiễm môi trường
Thực tế đã chứng minh, tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, sở giao thông địa phương đã không nắm bắt, dự đoán được nhu cầu đi lại của người dân để có những quy hoạch tổng thể, đồng bộ, phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội Kết quả là trong vòng chưa đầy 10 năm trở lại đây, tình hình ách tắc giao thông trong nhiều giờ đồng hồ xảy ra thường xuyên vào các giờ cao điểm, gây khó khăn trong đi lại Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường hay ô nhiễm khói bụi từ xăng xe gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người cũng như sự cân bằng sinh thái
Tại Nha Trang hiện nay, về tổng quan tình hình trật tự an toàn giao thông
là khá tốt, ít khi xảy ra ùn tắc giao thông trên diện rộng vào các giờ cao điểm trong ngày Tuy nhiên, trong tương lai không xa Nha Trang với điều kiện vị trí địa lý, kinh tế thuận lợi chắc chắn sẽ trở thành một khu đô thị lớn của cả nước nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng Khi đó, cùng với sự gia tăng dân số là sự gia tăng nhu cầu đi lại của người dân Để đáp ứng được nhu cầu này, cần thiết phải sớm xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, trên diện rộng phù hợp với nội lực phát triển của địa phương Góp phần đưa Tp.Nha Trang phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn
Xe buýt luôn được coi là giải pháp trung gian góp phần giải quyết tốt nhất nhu cầu đi lại của mọi người một khi nó đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng về mặt chất lượng dịch vụ, giá cả hay mặt tiện nghi, tốc độ, và sự thuận
Trang 8tiện Ở các thành phố lớn và hiện đại trên thế giới mạng lưới xe buýt cũng như hệ thống tàu điện, metro cực kỳ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong đi lại cũng như giao thương giữa các vùng Bên cạnh đó nó góp phần giải quyết tốt nhất các vấn nạn giao thông như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường Vì vậy, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống xe buýt mà ta cần phát triển mạnh hơn nữa loại hình giao thông công cộng (GTCC) này Ngoài ra, phát triển hệ thống GTCC thông qua hệ thống xe buýt còn là tiền đề để phát triển
hệ thống GTCC hiện đại (tàu điện,metro…), đó là những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại và bền vững
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu xe buýt tại Nha Trang, Khánh Hòa”, để nghiên cứu là cần thiết và hữu ích
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cầu
xe buýt tại Nha Trang Trong đó bao gồm các mục tiêu cụ thể như sau:
• Xác định các yếu tố tác động đến cầu xe buýt tại Thành phố Nha Trang
• Xác định mức độ quan trọng tương đối của các yếu tố
• Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố
• Cuối cùng đưa ra các giải pháp đề xuất để cải thiện chất lượng phục vụ được tốt hơn
3 Đóng góp của đề tài
Thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu xe buýt, các nhà quản lý có thể biết được sự tác động mạnh yếu của từng yếu tố Từ đó giúp cho cho nhà quản lý đưa ra những quyết định hiệu quả
+ Biết được lượng cầu xe buýt tăng mạnh nhờ yếu tố nào giúp Công ty tập trung khai thác sâu hơn yếu tố này Ngược lại, yếu tố nào có tác động tiêu cực đến lượng cầu sẽ có những giải pháp khắc phục
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cũng đồng thời phát hiện và dự báo thị trường tiềm năng của dịch vụ xe buýt, góp phần giải quyết tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân
Trang 9Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn có thể đem đến cái nhìn tổng quát hơn
về thực trạng hoạt động cuả mạng lưới xe buýt trên địa bàn thành phố, chỉ ra những mặt còn hạn chế, các điểm còn thiếu sót trong việc cung cấp dịch vụ Đây
là một trong những đóng góp quan trọng vì nó giúp công ty nâng cao chất lượng phục vụ của sản phẩm
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ hành khách đi xe buýt và nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Thành phố Nha Trang
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương này sẽ nêu lên những việc phải làm để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, gồm các nội dung về mô hình nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi như thế nào? Sử dụng các kỹ thuật phân tích nào? để đạt được mục tiêu gì? Sau đó là phần báo cáo sơ bộ từ bảng phỏng vấn thử Cuối cùng đưa ra mô hình nghiên cứu
đề xuất cụ thể cùng với các kỳ vọng về mô hình
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Phần đầu của chương sẽ trình bầy tổng quan về địa điểm nghiên cứu từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử cho đến các đặc điểm kinh tế xã hội để từ đó
có những nhận xét ban đầu về những thuận lợi và khó khăn có thể ảnh hưởng tới
hệ thống xe buýt của vùng
Phần thứ hai sẽ trình bày sơ qua về quá trình hình thành, phát triển và tình hình hoạt động của đội xe buýt Nha Trang trên địa bàn thành phố
Trang 10Phần cuối cùng cũng là phần quan trọng nhất của Chương, trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài
Chương 4: Một số gợi ý góp phần cải thiện dịch vụ xe buýt
Chương này đưa ra một vài gợi ý góp phần cải thiện dịch vụ xe buýt từ những kết quả nghiên cứu thu được Bên cạnh đó, từ quá trình đi điều tra, nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống giao thông công cộng
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU 1.1 CẦU
1.1.1 Khái niệm
Cầu về một sản phẩm là lượng sản phẩm mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định
* Cần phân biệt cầu và nhu cầu:
- Nhu cầu là sự ham muốn vô hạn của con người trong tiêu dùng hàng hóa dịch vụ
- Cầu ngoài việc có nhu cầu về hàng hóa đó còn phải có khả năng thanh toán Hay nói cách khác là khả năng chi trả cho nhu cầu về hàng hóa đó trong
sự khan hiếm về số tiền chi tiêu của người tiêu dùng
Ví dụ: Tôi thích thích sử dụng máy tính xách tay hơn máy tính để bàn nhưng không có đủ tiền mua vậy tôi có nhu cầu nhưng không có cầu
Tôi có khả năng mua máy tính để bàn nhưng không muốn mua cũng là không có cầu
Do đó khi nói điến cầu là nói đến hai yếu tố: khả năng và ý muốn sẵn sàng mua Đặc biệt khi nghiên cứu thị trường phải nhắm đến những người vừa muốn lại vừa có khả năng mua
* Cần phân biệt cầu và lượng cầu:
- Cầu: Chỉ hành vi của người tiêu dùng ở tất cả các mức giá, mỗi mức giá
cụ thể có một lượng cầu cụ thể
- Lượng cầu: Là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể trong một thời kỳ nhất định
Do đó sự thay đổi trong giá sẽ gây nên sự thay đổi trong lượng cầu, nghĩa
là chỉ có sự di chuyển dọc đường cầu đối với một hàng hóa Trong hình 1 khi giá giảm từ P1 xuống P2 tạo ra một sự di chuyển dọc từ điểm A đến điểm B, làm tăng lượng cầu từ Q1 lên Q2 đơn vị
Trái lại, cầu không phải là một con số cụ thể, nó chỉ là một khái niệm dùng để mô tả hành vi của người tiêu dùng
Trang 12Như vậy để có cầu một sản phẩm cần phải có:
• Nhu cầu, thị hiếu, sở thích
• Khả năng thanh toán
QDx = f(P) : Hàm cầu theo giá
Giữa P và QDx có quan hệ nghịch biến Có 3 cách thể hiên mối quan hệ này là: hàm cầu, biểu cầu và đường cầu
* Biểu cầu: Biểu hiện mối liên hệ giữa lượng cầu và giá cả hàng hoá trong điều kiện các yếu tố khác tác động đến cầu không thay đổi
Ví dụ: Biểu cầu về đường ăn tại một địa phương
Trang 13* Đường cầu: Là đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa lượng cầu với các mức giá
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
Đường cầu có dạng dốc xuống: dQ/dP < 0
Chú ý: Nếu giá sản phẩm thay đổi thì đường cầu sản phẩm không đổi
Nếu các yếu tố ngoài giá thay đổi thì đường cầu sản phẩm thay đổi có nghĩa là đường cầu dịch chuyển
1.1.3 Quy luật cầu
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, người tiêu thụ thông thường sẽ
mua số lượng hàng hóa nhiều hơn khi mức giá giảm xuống và họ chỉ mua ít đơn
vị hoặc không mua nếu mức giá tăng lên Lượng cầu của hầu hết các hàng hóa và
dịch vụ có mối liên hệ ngược chiều với giá cả, mối liên hệ này chính là quy luật
cầu Quy luật cầu có thể tóm tắt như sau:
P QDx P QDx
* Giải thích quy luật cầu:
- Tác dụng của thu nhập: Ngân sách của người tiêu dùng là có hạn nên
không thể thỏa mãn hết nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của họ Khi giá
Q
P
D
Q 3 Lượng cầu
Giá
Q 1 Q 2
P 1
P 2
P3
(D)
Hình2: Đường cầu không đổi
Lượng cầu
Giá
Q P
Hình 3: Đường cầu dịch chuyển
Q’
Trang 14hàng hóa rẻ hơn người tiêu dùng có khả năng thanh toán (thu nhập tương đối của
họ tăng lên), do vậy có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn
- Tác dụng thay thế: Các hàng hóa khác nhau có cùng chức năng có khả năng thay thế cho nhau Nếu giá sản phẩm này tăng thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác
Ví dụ: Khi chi phí đi lại bằng xe máy tăng lên, người tiêu dùng có thể sẽ chuyển sang đi xe buýt
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
a Giá của chính mặt hàng đó (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi):
giá tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại
PX tăng (giảm) QDx giảm (tăng)
b Giá của các hàng hóa liên quan (các yếu tố khác không đổi)
Lượng cầu của một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá của chính
nó, mà còn từ giá của các mặt hàng liên quan Giả định các yếu tố khác không thay đổi Các hàng hóa có liên quan này được chia thành: hàng hóa thay thế, hàng hóa bổ sung và hàng độc lập
- Hàng hóa thay thế được hiểu là khi chi phí sử dụng mặt hàng này tăng lên thì nó sẽ kích thích sự tiêu dùng của mặt hàng khác cùng loại
Nếu Y là hàng hoá thay thế cho X:
PY tăng (giảm) QDx tăng (giảm)
Ví dụ: Sử dụng xe buýt và xe máy trong lưu thông Trong điều kiện giá dầu tăng làm cho chi phí sử dụng xe máy tăng lên, dẫn đến xe máy trong lưu thông giảm xuống và chuyển dần qua phương tiện xe buýt làm cho lượng cầu đi
xe buýt tăng lên
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả các mặt hàng khác thay đổi tùy thuộc vào độ co dãn chéo theo giá cả của hai hàng hóa này
- Đối với hàng hóa bổ sung (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) nếu chi phí mặt hàng này tăng lên sẽ làm cho lượng tiêu thụ của mặt hàng kia giảm
Trang 15Nếu Y là hàng hóa bổ sung cho X:
PY tăng (giảm) QDx giảm (tăng)
Ví dụ: Xăng và xe, khi giá xăng tăng lên, lượng tiêu thụ xe giảm đi
- Hàng độc lập (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi), là loại hàng hóa mà sự tăng giá hay giảm giá của nó không ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của mặt hàng khác
Nếu Y là hàng độc lập với X:
PY tăng (giảm) QDx không đổi
Ví dụ: Cà phê và thịt, xăng và đường ăn, …
c Thu nhập (I) (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi):
Thu nhập của người tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với lượng cầu, bởi lẽ
thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua hàng của người tiêu dùng
Thông thường khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều hơn các loại hàng hóa hay dịch vụ và ngược lại Tuy nhiên trên thực
tế, cũng có những trường hợp đặc biệt là cầu về nó sẽ giảm khi thu nhập tăng lên (với trường hợp hàng hóa cao cấp) và ngược lại (đối với trường hợp là hàng hóa thứ cấp hoặc cấp thấp)
Cụ thể:
- Hàng bình thường:
I tăng (giảm) QDx tăng (giảm)
- Hàng thiết yếu:
I tăng (giảm) mà QDx tăng (giảm) rất ít
Ví dụ: Gạo, thực phẩm, quần áo…
- Hàng cao cấp:
I tăng (giảm) mà QDx tăng (giảm) nhiều
Ví dụ: Xe máy, hàng thời trang, rượu ngoại…
- Hàng thứ cấp:
I tăng (giảm) thì QDx giảm (tăng)
d Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với các hàng
hóa hay dịch vụ Nó là nhân tố khác hẳn với các nhân tố khác của cầu, nó không
Trang 16thể quan sát trực tiếp được và nó cũng không có quan hệ chặt chẽ với các nhân tố khác Dĩ nhiên, nếu thị hiếu về hàng hóa hay một loại dịch vụ tăng lên thì cầu của
nó cũng sẽ tăng lên và ngược lại
Ví dụ: Người tiêu dùng thích đi xem phim ở rạp hơn là mua đĩa CD về nhà xem, khi đó cầu về vé xem phim sẽ dịch chuyển sang phải (mặt khác đường cầu
CD dịch chuyển sang trái)
Sở thích của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, môi trường văn hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng, v.v của người tiêu dùng Khi những yếu tố này thay đổi, nhu cầu đối với một số loại hàng hóa cũng đổi theo Thí dụ, khi phim Hàn Quốc được trình chiếu phổ biến ở nước ta, thị hiếu về nhuộm tóc và quần áo thời trang Hàn Quốc trong thanh niên gia tăng Điều này dẫn đến nhu cầu đối với thời trang Hàn Quốc cũng gia tăng
e Chất lượng hàng hóa và dịch vụ:
Chất lượng hàng hóa dịch vụ có yếu tố quyết định đến lượng cầu của hàng hóa, dịch vụ đó Hàng hóa dịch vụ được tiêu dùng nhiều hơn khi chất lượng hàng hóa đó tốt hơn và ngược lại
f Kỳ vọng của người tiêu dùng:
Cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ còn có thể phụ thuộc vào sự kỳ vọng của người tiêu dùng về giá của hàng hóa, dịch vụ đó trong tương lai
Ví dụ: Người dân đổ xô mua đất đai trong thời kỳ nào đó là do họ dự đoán giá đất đai sẽ gia tăng trong thời gian tới khi nhu cầu về đất để sinh sống và đô thị
hóa gia tăng Thông thường, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn khi họ dự đoán giá trong tương lai của hàng hóa, dịch vụ đó tăng và ngược lại
Hoặc giả người tiêu dùng dự đoán có sự thay đổi thu nhập hay chính sách nào đó của chính phủ cũng sẽ gây ra những thay đổi trong cầu đối với một số mặt hàng cụ thể
Do đó sự dự đoán của người tiêu dùng về các sự kiện tương lai sẽ tác động đến cầu
g Dân số, quy mô thị trường:
Số người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào đó có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó
Trang 17Có những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân như nước giải
khát, bột giặt, lúa gạo, v.v Vì vậy, số lượng người mua trên thị trường những mặt
hàng này rất lớn nên cầu đối với những mặt hàng này rất lớn Ngược lại, có những mặt hàng chỉ phục vụ cho một số ít khách hàng như rượu ngoại, nữ trang
cao cấp, kính cận thị, v.v Do số lượng người tiêu dùng đối với những mặt hàng
này tương đối ít nên cầu đối với những mặt hàng này cũng thấp
Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng
Ví dụ: Các nhà buôn sẽ hài lòng khi nhiều chung cư được xây dựng, mang đến cho họ nhiều khách hàng, khi đó đường cầu dịch chuyển sang phải Ngược lại, một nhà máy lớn ở địa phương đóng cửa, ít công nhân và gia đình họ còn ở lại trong vùng sẽ gây phiền muộn cho các nhà buôn vì cầu các hàng hóa giảm, các đường cầu dịch chuyển sang trái
h Các yếu tố khác:
Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác Đó có thể là các yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay những yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được
Ví dụ: Cầu đối với dịch vụ đi lại bằng máy bay đột ngột suy giảm sau khi xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại New York (Mỹ) hay cầu về thịt bò giảm mạnh khi xảy ra dịch bệnh “bò điên” ở Anh và các nước châu Âu khác
Nói chung, đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịch chuyển khi các yếu tố khác với giá ảnh hưởng đến cầu đối với loại hàng hóa, dịch
vụ đó thay đổi Số cầu của người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi các yếu tố này thay đổi
1.2 CẦU GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
1.2.1 Khái niệm về giao thông công cộng
Vận tải hàng khách công cộng gọi tắt là giao thông công cộng Giao thông công cộng là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao thông không sử dụng các phương tiện thuộc sở hữu cá nhân
Trang 18Điển hình cho hệ thống giao thông công cộng ở Việt Nam hiện nay là xe buýt Xe buýt là phương tiện vận tải đơn giản, cơ động, thay đổi tuyến dễ dàng với chi phí ban đầu ít và có thể tổ chức vận tải với tốc độ cao
Giao thông công cộng là trường hợp đặc biệt của hàng hóa công cộng, nó được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy vì người sử dụng phải chi trả một khoản tiền nhất định cho việc sử dụng của mình Do đó, cầu giao thông công cộng cũng chính là cầu hàng hóa công cộng
1.2.2 Khái niệm cầu giao thông công cộng
Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa công cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X), nếu giá của hàng hóa công cộng là t
và của hàng hóa cá nhân là p thì đường ngân sách của cá nhân sẽ có dạng:
I = pX + tG
Ở mỗi mức t khác nhau, cá nhân sẽ có cầu về hàng hóa công cộng khác nhau và để tối đa hóa lợi ích, mỗi cá nhân sẽ có tỷ suất thay thế biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân bằng tỷ số giá giữa chúng (t/p) Đường cầu của mỗi cá nhân về hàng hóa công cộng cũng chính là tỷ suất thay thế biên nên đường cầu tổng hợp của tất cả các cá nhân là tổng tỷ suất thay thế biên
Cũng giống như cầu về hàng hóa thị trường nói chung, cầu về hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá (hàng hóa công cộng không hoàn hảo) phụ thuộc vào giá của hàng hóa, dịch vụ đó và giá cả của hàng hóa thay thế Cùng với
đó, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: các yếu tố thuộc về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, nghề nghiệp…), yếu tố an toàn, yếu tố thuận tiện, yếu tố thị yếu, yếu tố chất lượng phục vụ
Trang 19CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu của đề ra thì qui trình nghiên cứu của đề tài được tổ chức hai giai đoạn bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính bao gồm 2 nội dung cơ bản là nghiên cứu cơ sở lý thuyết của cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên đồng thời tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây nhằm hình thành khung lý thuyết và xác định mô hình nghiên cứu của đề tài
Bước tiếp theo là tổ chức phỏng vấn thử tại các địa điểm chờ xe buýt khác nhau tại Nha Trang như điểm chờ xe buýt Đại học Nha Trang, điểm chờ xe buýt
mã vòng, điểm chờ xe buýt cầu đá…để bước đầu khám phá những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đi xe buýt của hành khách Cùng với những kết quả nghiên cứu trước của các tác giả khác thì việc phỏng vấn thử còn là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng tiếp theo Toàn bộ qui trình nghiên cứu này được tóm tắt trong sơ đồ 2.1 như sau:
Trang 20Sơ đồ 2.1 Qui trình nghiên cứu 2.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế để tìm hiểu các yếu tố tác động tới hoạt động đi lại của hành khách bằng xe buýt Các câu hỏi được lựa chọn đưa vào bảng câu hỏi sơ bộ là được tổng hợp từ ba nguồn: Từ các nghiên cứu trước, từ ý kiến tư vấn của giáo viên hướng dẫn và từ kết quả của việc phân tích phỏng vấn nhóm
Các thông tin cơ bản trong bảng câu hỏi bao gồm: mục đích của chuyến đi(đi học, đi làm hay đi chơi ), thường đi tuyến số mấy, có phải đổi tuyến trong quá trình đi không, loại vé sử dụng (vé ngày hay vé tháng), mức độ thường xuyên
đi, chi phí nếu đi bằng xe máy, những thông tin cá nhân của du khách như: tuổi,
tố ảnh hưởng đến cầu)
Định hướng
mô hình lý thuyết
Bản câu hỏi mẫu
Phân tích hồi quy
Bản câu hỏi chính thức
Đưa ra gợi ý chính sách về phát triển
mạng lưới xe buýt
Trang 21thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, giới tính và một số thông tin cá nhân khác
Mục tiêu của việc nghiên cứu sơ bộ là bước đầu nhận dạng những nhân tố nào ảnh hưởng đến cầu xe buýt ở các tuyến xe khác nhau, các độ tuổi khác nhau, v.v…khi hành khách sử dụng xe buýt để đi lại, cụ thể:
- Nhận dạng xem có phải yếu tố về sự thuận tiện, an toàn khi đi xe buýt là những nhân tố để hành khách đi lại bằng phương tiện này
- Nhận dạng về các yếu tố như thu nhập, chi phí của hàng hóa thay thế (chi phí đi lại bằng xe máy) của hành khách ảnh hưởng như thế nào đến cầu xe buýt
- Ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế - xã hội đối với cầu xe buýt tại Nha Trang
Trong phỏng vấn sơ bộ, nghiên cứu đã chọn 30 hành khách đi các tuyến
xe khác nhau để thực hiện phỏng vấn Kết quả của phỏng vấn sơ bộ cho thấy:
- Về lý do hành khách chọn đi xe buýt: Lý do chủ yếu để những hành
khách này lựa chọn xe buýt là vì đi xe buýt tiết kiệm và an toàn Hơn thế nữa, họ cho rằng đi xe buýt đỡ bui bặm, nắng gắt Cũng có những trường hợp chọn đi xe buýt là vì không có phương tiện cá nhân nhưng số này không lớn
- Về mức độ thường xuyên đi: Những hành khách nằm trong độ tuổi từ 18
đến 24 tuổi chủ yếu đi xe vé tháng và đi hàng ngày từ 1 đến 2 lần Hành khách trong độ tuổi này chủ yếu là học sinh, sinh viên Ở những lứa tuổi khác, hành khách chủ yếu sử dụng vé ngày với mức độ đi thường xuyên khác nhau
- Những đặc điểm về kinh tế xã hội của du khách: Hành khách đi xe buýt chủ
yếu là học sinh, sinh viên, ngoài ra gặp một số nghề như: nhân viên văn phòng, nội trợ, hưu trí và các nghề khác Độ tuổi của hành khách trải dài từ 10 tuổi đến
76 tuổi; trình độ học vấn của họ cũng rất đa dạng từ học cấp 1 cho đến đại học
Đa phần họ là những người chưa có gia đình
- Về thu nhập của hành khách: Thu nhập của hành khách cũng rất khác
nhau, phổ biến từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng Do phần lớn hành khách là học sinh sinh viên nên thu nhập của đối tượng này phụ thuộc vào số tiền tiêu vặt gia
Trang 22đình cho hàng tháng, vì vậy mà mức thu nhập thấp hơn 500 nghàn đồng cũng khá phổ biến
Có thể nói rằng, việc nghiên cứu sơ bộ đã bước đầu nhận dạng các đặc điểm kinh tế xã hội của hành khách đi xe buýt ở Nha Trang Những yếu tố này sẽ
là cơ sở quan trọng trong việc thiết kế bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp theo
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1 Mô hình kinh tế lượng
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng hồi quy đa biến để tìm ra những nhân tố kinh tế xã hội có tác động thực sự đến cầu xe buýt tại TP Nha Trang hay không
Bên cạnh đó, mô hình này sẽ phục vụ cho việc gợi ý các chính sách về phát triển hệ thống xe buýt tại địa phương Mô hình hồi quy với các biến cụ thể như sau:
• Mô hình hồi quy đa biến xác định những nhân tố tác động đến chi
tiêu đầu người
Sơ đồ 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu xe buýt
Giá vé Tuổi Giới tính
buýt
Trang 23Để thiết lập mô hình nhằm tìm ra những mức độ của các yếu tố ảnh hưởng tới cầu xe buýt tại Nha Trang, mô hình hồi quy đa biến được xác định có các dạng như sau:
εβ
ββ
ββ
βββ
εβ
ββ
ββ
βββ
N
N - Là số lần đi lại bằng xe buýt
PRI – Là biến chi phí đi xe buýt hay chính là giá vé xe buýt Kỳ vọng của
biến số này mang dấu âm (-) Theo lý thuyết kinh tế giá vé sẽ nghịch biến với số lần đi xe của hành khách
Y : Biến số thu nhập của hành khách Kỳ vọng nghiên cứu mang dấu (-)
Theo kinh nghiệm và kết quả điều tra sơ bộ thì biến số thu nhập của hành khách nghịch biến với số lần đi xe buýt
PTT – Biến chi phí khi đi bằng phương tiện thay thế Kỳ vọng của biến
này mang dấu dương (+) Theo lý thuyết kinh tế ta có thể cho rằng biến số chi phí
đi lại bằng phương tiện thay thế có tỷ lệ thuận với số lần đi lại bằng xe buýt
GEN – Là biến giới tính (biến giả ), nhận giá trị 0 nếu hành khách là nữ,
nhận giá trị 1 nếu hành khách là nam Dấu mong đợi của biến tuổi không dự đoán được, vì ta không dự đoán đối tượng nào đi xe buýt nhiều hơn giữa hai nhóm này
AGE - Biến số tuổi được tính từ năm sinh của hành khách Kỳ vọng mang
dấu (+) Người càng lớn tuổi càng đi xe buýt thường xuyên hơn do họ mong đợi
sự an toàn khi đi xe buýt Vì vậy nghiên cứu giả định rằng tuổi của hành khách đồng biến với số lần đi xe buýt
EDU - Là biến thể hiện trình độ học vấn của hành khách Kỳ vọng mang
dấu dương (+) Người có trình độ học vấn càng cao càng có ý thức đi xe buýt để góp phần tiết kiệm, giảm ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường Do đó, nghiên cứu giả định rằng trình độ học vấn của du khách cũng có mối quan hệ đồng biến với số lần đi xe buýt
MAR – Biến tình trạng hôn nhân (là biến Dummy), nhận giá trị 0 nếu du
khách chưa có gia đình và giá trị 1 nếu du khách đã có gia đình Kỳ vọng mang dấu dương (-) Theo điều tra, cho rằng biến số tình trạng hôn nhân có quan hệ
Trang 24nghịch biến với số lần đi xe buýt của du khách, bởi đa phần những người đã có gia đình họ thường có phương tiện đi lại cá nhân để đi làm hoặc đi chơi với cả gia đình
JOB – Biến nghề nghiệp của hành khách đi xe buýt Kỳ vọng mang dấu
dương (+) Nếu hành khách là học sinh sinh viên thì có xu hướng đi xe buýt nhiều hơn do chi phí đi lại bằng xe buýt phù hợp với quỹ tiền của học sinh, sinh viên
ε là sai số ngẫu nhiên của hàm hồi qui tổng thể và đôi khi còn được gọi là
nhiễu trắng (White Noise) khi các giả định truyền thống của hàm hồi qui tổng thể được thoả mãn
Ln(N) – logarit cơ số e của số lần đi xe buýt
2.3.2 Nguồn số liệu sử dụng
Số liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình điều tra phỏng vấn hành khách đi
xe buýt tại Nha Trang Thông tin chủ yếu thu thập về chi phí đi lại bằng phương tiện thay thế và những thông tin kinh tế - xã hội của hành khách
Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Công ty Dịch vụ Vận tải Khánh Hòa, tài liệu của Cục thống kê Khánh Hoà, và một số bài báo trên các trang web tin cậy
2.3.3 Mẫu nghiên cứu và các phần mềm được sử dụng
2.3.3.1 Mẫu nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:
Chọn mẫu là quá trình chọn lựa một bộ phận tương đối nhỏ từ một tổng thể, với tư cách là đại diện cho tổng thể nghiên cứu Chọn mẫu nghiên cứu là phương pháp ưu việt hơn phương pháp điều tra tổng thể Tuy nhiên, không phải mọi mẫu nghiên cứu đều thực sự hoàn hảo cho tổng thể nghiên cứu, nếu mẫu được chọn không theo đúng yêu cầu
Việc chọn mẫu được tiến hành điều tra các đối tượng mang tính đại diện cho tổng thể Sau khi có thông tin thu được từ mẫu nghiên cứu sẽ suy rộng cho các đặc tính của tổng thể nghiên cứu Cụ thể, mẫu nghiên cứu trong đề tài mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện
Trang 25- Kích thước mẫu cần thu thập: Trong phân tích thống kê kích thước mẫu cần thu thập phải đủ lớn để đạt được mục tiêu của đề tài và cần phải đạt được độ tin cậy nhất định Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài nên
cỡ mẫu được xác định khoảng 180 mẫu
2.3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi (Questionnaire) là một công cụ dùng để thu thập các thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu Từ việc nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thí điểm để xây dựng và điều chỉnh bảng câu hỏi phù hợp với thời gian thực hiện và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Bảng câu hỏi sẽ tập trung vào việc thu thập các thông tin quan trọng mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đặt
Trình độ học vấn? Tình trạng hôn nhân? Thu nhập của bạn?
Phần này bỏ đi câu hỏi về tên của người được phỏng vấn để họ cảm thấy thoải mái, tự nhiên hơn trong các câu trả lời của chính họ Giúp cho lượng thông tin ta thu thập được đầy đủ và chính xác
Người được hỏi sẽ tự trả lời về tuổi của mình, sau đó các tuổi này sẽ được nhóm lại theo các khoảng cho phù hợp với nghiên cứu
Trình độ học vấn, thu nhập được chia ra theo thứ bậc, mức độ khác nhau Trình độ gồm có: Trung học cơ sở; Trung học phổ thông; Trung cấp; Cao Đẳng; Đại học; Trên đại học Tương tự, thu nhập được chia theo các khoảng: từ 500- 1 triệu đồng; từ 1-2 triệu đồng; từ 2-3 triệu đồng; từ 3-4 triệu đồng; lớn hơn 4 triệu Với các mức chia như thế này, người được phỏng vấn chỉ việc tích vào một trong những ô đã nêu ra, tạo sự thuận tiện và nhanh chóng khi trả lời
Nghề nghiệp được liệt kê như sau: học sinh, sinh viên; quân nhân; giáo viên; nhân viên văn phòng, công nhân; hưu trí; nội trợ; buôn bán hay khách vãng lai và nghề nghiệp khác Việc xác định trước các nhóm nghề này giúp cho người trả lời không bị lúng túng khi được hỏi về nghề nghiệp của mình
Trang 26Câu hỏi đúng/sai được dùng hỏi về tình trạng hôn nhân và giới tính Người được hỏi sẽ tích vào ô thông tin phù hợp với họ
Phần 2: Thu thập thông tin chung
Ba câu hỏi đầu tiên của phần này nhằm xác định đối tượng được phỏng vấn sử dụng xe buýt thường xuyên như thế nào? Đã sử dụng trong bao lâu và loại
vé sử dụng là vé tháng hay vé ngày?
Các câu hỏi này giúp cho nhà nghiên cứu tính toán được chi phí trung bình trong một năm sử dụng xe buýt bằng cách nhân số lần trung bình đi xe buýt trong một năm với giá vé tháng/vé ngày
Câu hỏi thứ 4 và 5 là hai câu hỏi nhằm tìm hiểu lý do chủ yếu nào mà
hành khách chọn xe buýt làm phương tiện đi lại Đó có phải là do chi phí đi xe buýt thấp hay do điều kiện không có phương tiện cá nhân của hành khách…Từ câu hỏi này, ta có thể biết được các yếu tố nào có ảnh hưởng lớn quyết định đi xe buýt của hành khách
Câu 6 hỏi về tuyến thường đi của hành khách, từ câu trả lời này ta kết hợp với các thông tin ở các câu trên nhằm đánh giá tuyến nào đáp ứng được mong đợi của người sử dụng tốt hơn?
Câu 7 hỏi về mục đích khách đi xe Câu hỏi này gồm 5 lựa chọn: Đi đến nơi làm việc, đi đến trường học, đi thăm người thân, đi du lịch hay mục đích khác Hỏi về các mục đích này nhằm đánh giá khách đi xe chủ yếu vì mục địch
gì, từ đó có những phân bố tuyến, trạm dừng hợp lý nhằm đáp ứng được các mục đích trên
Câu 8,9 hỏi về thời gian trung bình hành khách phải mất để đến được nơi cần bằng phương tiện xe buýt và xe máy Câu hỏi này cung cấp thông tin cho việc tính toán chi phí đi lại bằng xe máy của khách hàng nếu không đi xe buýt
Câu 10 cũng là câu hỏi cuối cùng, nó cho biết khách phải đi bao nhiêu tuyến xe để đến được nơi cần Đây cũng là nguyên nhân tác động đến sự thuận tiện khi đi xe buýt của hành khách Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn khách đi xe buýt cảm thấy không hài lòng khi phải đổi tuyến nhiều lần và nó ảnh hưởng tới quyết định sử dụng xe buýt của hành khách thì ta nên xây dựng mới một chuyến xe chạy thẳng qua những điểm cầu này
Trang 27Hai công cụ chính để tóm tắt và trình bày các kết quả nghiên cứu là việc xây dựng các bảng biểu thống kê và nghiên cứu khẳng định
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 để nhập dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô
Sau giai đoạn làm sạch dữ liệu căn bản, chuyển số liệu sang phần mềm SPSS 11.5 để lọc dữ liệu giai đoạn hai và tạo các bảng số liệu thống kê đồng thời thực hiện các kiểm định Chi-Square, phân tích Anova Kế tiếp, để chạy các mô hình kinh tế lượng, phần mềm SPSS 11.5 tiếp tục được sử dụng
Trang 28CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
A Vị trí địa lý
Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km2, dân số 400.000 người (2006) Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông
Hình 4: Bản đồ hành chính Tp.Nha Trang – Khánh Hòa
(Nguồn: http://www.baokhanhhoa.com.vn/BanDo/start.htm )
Nha Trang gồm 27 đơn vị hành chính, trong đó có 19 phường nội thành là: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long (thành lập tháng 11 năm 1998), Vĩnh Hòa (thành lập tháng 4 năm 2002), và 8 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng Từ năm 1998 đến nay, do tốc độ phát triển đô thị gia tăng, nhiều khu quy hoạch mới đã được hình thành như: khu dân cư Hòn Rớ, khu dân cư Bắc Việt, Thánh Gia, Đường Đệ, khu Nam Hòn Khô…
Trang 29B Thời tiết, khí hậu
Khí hậu: Vịnh Nha Trang có khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ
tháng Giêng đến tháng Tám và mùa mưa kéo dài từ tháng Chín đến tháng Mười Hai Lượng mưa hang năm dao động từ 1.139 đến 2.400mm Tổng số giờ nắng ở Vịnh Nha Trang là trên 2.000 giờ/năm, các tháng có giờ nắng từ 120 – 150 giờ/tháng kéo dài từ tháng Mười một đến tháng Hai năm sau Nói chung, mọi người có thể tận hưởng không khí biển ở Vịnh Nha Trang quanh năm vì khí hậu
ấm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 260c, mức thay đổi nhiệt độ trong ngày chỉ ở khoảng 4,7 -4,80c, nhiệt độ ngày nóng nhất là 390c và ngày thấp nhất là 14,40c và ảnh hưởng gió mùa ở Vịnh Nha Trang là không đáng kể, gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa Đông còn gió Tây Nam thổi về mùa hè
Sông ngòi: Có hai con sông chảy từ phía Đông Bắc dãy Trường Sơn
xuống Vịnh Nha Trang là sông Cái ở Phía Bắc và sông cử Bé ở Phía Nam Do dãy Trường Sơn nằm rất gần thậm chí có chỗ nhô ra biển nên đồng bằng ven biển
ở đây rất nhỏ hẹp và vì thế tốc độ nước chảy của các con sông này biến động rất nhiều theo mùa, từ mùa mưa sang mùa khô, lưu tốc trung bình của nước đổ ra biển khoảng 70,58m3/s
Độ mặn: Độ mặn trong nước của Vịnh Nha Trang cao nhất đạt 35 –
35,82%o và thấp nhất là 30,11- 31,52%o độ mặn của nước ven bờ biển thường dao động trong khoảng 31,9 – 33,9%o độ mặn của nước cửa sông dao động trong khoảng 29%o đến 33,8%o
Về địa danh "Nha Trang", trong Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, tập bản đồ Việt Nam do nho sinh họ Đỗ Bá soạn vào khoảng nửa sau thế kỷ 17
đã thấy có tên "Nha Trang Môn" (cửa Nha Trang) Trong một bản đồ khác có
Trang 30niên đại cuối thế kỷ 17 mang tên Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy ghi tên "Nha Trang Hải môn" (cửa biển Nha Trang) Trong thư tịch cổ Việt Nam, đây có lẽ là những tài liệu sớm nhất đề cập đến địa danh này
Có một thuyết nữa: ngày xưa nơi đây toàn nhà tranh vách đất, duy nhất có ngôi nhà của bác sĩ Alexandre Yersin người Pháp xây bằng gạch, lợp ngói, quét vôi trắng toát Một lần có chiếc tàu lớn của ngoại quốc đi ngang qua cửa biển Cù Huân (cửa Lớn Nha Trang) thấy đất liền, viên chỉ huy hỏi xứ gì? Viên thông ngôn thấy nhà Bác sỹ Yersin trắng liền đáp 'Nhà Trắng" Viên chỉ huy ghi vào bản đồ Vì tiếng nước ngoài không có dấu nên phát âm là "Nha Trang"
Trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn đã có nhiều tên gọi Nha Trang như "đầm Nha Trang, dinh Nha Trang, nguồn Nha Trang, đèo Nha Trang"
B Lịch sử
Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang
vu và nhiều thú dữ của thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn (centre urbain) Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải
Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam)
Đến Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã (commune) Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ
Trang 31Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương
Ngày 22 tháng 10 năm 1970, Sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Sài Gòn lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2 Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái
Tiếp đó, Nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải Đến Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang
Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang trong bối cảnh vô chính phủ do chính quyền Sài Gòn rút chạy từ đêm ngày 31 tháng 3 Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành
3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương
Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang Ngày 30 tháng 3 năm 1977, theo Quyết định số 391-CP/QĐ của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay) Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ
Trang 32trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào TP Nha Trang
Quyết định số 54-BT ngày 27 tháng 3 năm 1978 thành lập xã Phước Đồng thuộc TP Nha Trang
Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa
Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 106/1999 công nhận TP Nha Trang là đô thị loại 2
3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội của Nha Trang – Khánh Hoà
C Tình hình kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm 2008
Trong 7 tháng đầu năm 2008, thành phố Nha Trang đã tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT lần 2 năm học 2007 – 2008 Chuẩn bị cho năm học mới đã xây dựng mới được 144 phòng học, cải tạo 25 phòng học Việc tuyển dụng giáo viên được triển khai theo phân cấp giáo dục Tiếp tục tuyển dụng giáo viên THCN, dạy nghề, nhân viên thiết bị thư viện và viên chức văn phòng
So tháng trước, tháng 7/2008 ngành y tế đã khám chữa bệnh cho 278 ngàn lượt người giảm 24%, điều trị nội trú 13 ngàn lượt người tăng 2%, phẫu thuật 1.400 lượt người tăng 0,4%; có 1.545 người mắc bệnh tiêu chảy tăng 2%, 215 người mắc sốt rét, 140 người mắc sốt xuất huyết, 125 người ngộ độc thực phẩm giảm từ 5% đến 53%; có 5 ca mắc bệnh tay chân miệng, nâng số ca mắc đến nay lên 71 ca; tiêm UV2+ cho 1.820 phụ nữ có thai tăng 2%, tiêm đủ liều phòng 6 bệnh cho 1.420 trẻ em dưới 1 tuổi tăng 4%, tiêm viêm gan B cho 2.900 trẻ em dưới 1 tuổi tăng 2%; các bệnh viêm phổi do vi rút cúm A (H5N1), thương hàn (AO1), viêm màng não do não mô cầu và viêm não vi rút không có ca mắc mới
Sở y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác giám sát phát hiện
Trang 33sớm các trường hợp nhiễm bệnh tay chân miệng, đặt biệt là các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo để có biện pháp điều trị kịp thời Đến nay toàn tỉnh có 2.169 người nhiễm HIV, trong đó có 1.036 người chuyển sang AIDS, 800 người chết do AIDS Đã thông qua đề án thành lập Bệnh viện y học cổ truyền quy mô 100 giường bệnh và hoàn chỉnh đề án thành lập bệnh viện phụ sản 200 giường Triển khai xây dựng bệnh viện huyện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; tiếp tục giao trang thiết bị y tế cho các trạm y tế thuộc dự án Atlantic tài trợ; giao trang thiết bị cho các đơn vị trong ngành; triển khai các hoạt động y tế phục vụ cho cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2008; tổng kết các hoạt động hợp tác với tàu bệnh viện Mercy đến khám chữa bệnh tại Tp Nha Trang và huyện Diên Khánh Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè, đặc biệt chú ý đến dịch bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp và tay chân miệng
Sở văn hóa thể thao và du lịch đã tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị: kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa (16/7/1930-16/7/2008), kỷ niệm 61 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7 Là đơn vị thường trực Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2008, Sở đã triển khai nhiều hoạt động chào mừng cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam như: chương trình lễ hội diễu hành đường phố của 80 hoa hậu đến từ 80 quốc gia trên thế giới, tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc “Tình khúc Nha Trang điểm hẹn”, trưng bày triển lãm ảnh nghệ thuật đường phố “Việt Nam toàn cảnh”, chương trình Thi đấu cờ người, chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng thành công cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ… , thực hiện được 2.000 băng rôn, khẩu hiệu, 1.900 m2 panô, hơn 1.700 cờ các loại Cty điện ảnh tổ chức 154 buổi chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân miền núi, hải đảo với hơn 31 ngàn lượt người xem Các đoàn nghệ thuật phục vụ 20 buổi biểu diễn; Trung tâm quản lý di tích và danh thắng đón được 40 ngàn lượt khách tham quan Tháp Bà, Hòn Chồng Phối hợp với đội kiểm tra liên ngành văn hóa tổ chức kiểm tra 14 cơ sở hoạt động dịch vị văn hóa, xử lý 4 cơ sở với số tiền nộp phạt là 9,6 triệu đồng
Cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2008 với các chương trình diễu hành “Nha Trang- Khánh Hòa chào đón 80 người đẹp tham dự cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2008”, chương trình ca nhạc thời trang biển được tổ chức tại khu du lịch Vinpearl
Trang 34Land, đêm sơ khảo, đêm chung kết và lễ đăng quang cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ
2008 diễn ra sáng ngày 14/7 được Đài truyền hình NBC truyền trực tiếp từ Cung trình diễn Diamond Bay Nha Trang đến 170 nước và vùng lãnh thổ, là sự kiện văn hóa du lịch nổi bật nhất trong tháng 7/2008 của Khánh Hòa, đã thu hút được nhiều du khách và nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam- Tp Nha Trang tham quan và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư Để phục vụ cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2008, ngày 30/6/2008 Cty TNHH Hoàn Cầu tổ chức khánh thành Khu du lịch và giải trí Nha Trang với diện tích 175 ha gồm khu vui chơi giải trí, khu resort, khu khách sạn cao cấp 342 phòng tiêu chuẩn 4 sao, khu sân gold, trung tâm thương mại và sân khấu đa năng, khách du lịch và doanh thu du lịch tháng 7 tăng lên đã góp phần đưa lượt khách tham quan du lịch 7 tháng đầu năm lên 3,66 lượt người tăng 27,7% so cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch được 804,9 tỷ đồng tăng 39,2%;
số khách lưu trú là 961 ngàn lượt khách với 1.946 ngàn ngày khách tăng từ 25,3% đến 28,5%, trong đó lượt khách và ngày khách quốc tế tăng từ 13% đến 14,6%
Phong trào thể dục thể thao diễn ra sôi nổi chào mừng các ngày lễ trong tháng 7/2008 và chào đón cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2008 Sở văn hóa thể thao và
du lịch đã tổ chức 2 giải tỉnh: giải võ cổ truyền và giải Vovinam; tham gia 6 giải toàn quốc: boxing vô địch trẻ nam khu vực miền trung tây nguyên, cờ vua trẻ, sport Aerobic toàn quốc, bóng chuyền bãi biển, billiards toàn quốc, thể thao người khuyết tật; tham gia thi đấu 11 giải thể thao thành tích cao đạt được 18 huy chương (6 vàng, 1 bạc, 11 đồng), nâng tổng số huy chương đạt được từ đầu năm đến nay lên 117 huy chương (39 vàng, 23 bạc, 55 đồng)
Trên tuyến vận tải đường bộ, đường biển có thêm 2 DN vận tải là Cty CP Bông Trắng và Cty TNHH du lịch và vận tải Phương Trang đi vào hoạt động, các chỉ tiêu doanh thu vận tải bốc xếp, luân chuyển hành khách, luân chuyển hàng hóa khối lượng hàng hóa bốc xếp qua cảng biển đều tăng từ 6,4% đến 41,2% so cùng kỳ năm trước; vận chuyển hành khách đường sắt được 413,6 ngàn lượt người, luân chuyển 195,7 triệu lượt người km, doanh thu 67,7 tỷ đồng tăng từ 1% đến 9,7% so cùng kỳ năm trước; vận tải đường hàng không đã đón được 322,7 ngàn lượt người lên xuống sân bay tăng 3,7% so cùng kỳ năm trước với 3.322 lần
hạ cất cánh tăng 0,2%, doanh thu 37,1 tỷ đồng tăng 28,9%
Trang 35Các DN vận tải đã đầu tư mới đưa vào hoạt động 68 xe khách/1.179 ghế
và 14 xe tải/91 tấn với tổng vốn đầu tư 41,6 tỷ đồng Các đơn vị giao thông đã làm mới được 4,1 km đường giao thông, 1 cầu và nâng cấp sửa chữa 83,4 km đường với tổng kinh phí 17,3 tỷ đồng Ngành giao thông thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan sắp xếp các bến xe, các trạm dừng rước khách trên các tuyến, xử lý nghiêm các vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông Công tác tuần tra kiểm soát trật tự an toàn giao thông được tăng cường, tiến hành lập biên bản, tạm giữ phương tiện giao thông đối với các trường hợp vi phạm, xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển mô tô
xe máy tham gia giao thông
C Đường sắt:
Đường sắt Thống nhất chạy suốt chiều dài của tỉnh, ga Nha Trang là ga chính nằm trong thành phố, thuận tiện cho việc đi lại của hành khách và luân chuyển hàng hoá Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và gần đây có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang
D Đường bộ:
Các tuyến đường đối ngoại: Đường Quốc lộ IA chạy suốt chiều dài của
tỉnh, Quốc lộ 26 nối với Đăk lăk Tuyến đường mới nối Nha Trang với Đà Lạt sẽ
Trang 36rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km Đây là điều kiện rất thuận lợi tạo điều kiện phát triển hai thành phố quan trọng của Việt nam
Đường nội thành: Đường Nguyễn Tất Thành nối sân bay Cam Ranh với
Tp NhaTrang, đường Phạm Văn Đồng nối đường Trần Phú ra QL 1A, đường Khánh Bình – Ninh Xuân nối từ Quốc lộ 26 về Khánh Vĩnh …đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh Đường lên khu du lịch Hòn Bà, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của tỉnh
Nha Trang có 6 tuyến xe bus nội thành và 1 xe bus sân bay, lộ trình trải từ Thành (diên khánh), Hòn Rớ, Chợ Lương Sơn phục vụ việc đi lại của người dân thành phố
Tuyến 1: Thành (huyện Diên Khánh) - Lê Hồng Phong - Vĩnh Trường Tuyến 2: Thành - Trần Phú - Bình Tân
Tuyến 3: Chợ Đầm – Sông Lô
Tuyến 4: Dương Hiến Quyền - Nguyễn Thiện Thuật - Cầu Đá
Tuyến 5: Cầu Trần Phú - Tô Hiến Thành - Hòn Rớ 1
Tuyến 6: Bến xe phía Nam - chợ Lương Sơn
Có thể nói rằng giao thông của Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung đã và đang được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện quan trong trọng trong hoạt động du lịch của Nha Trang – Khánh Hòa
E Bưu chính viễn thông:
Khánh Hòa sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, mạng điện thoại phủ kín 100% các xã Điện thoại di động được sử dụng rãi ở thành phố Nha Trang và các huyện thị trong toàn tỉnh